ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Thế giới 7 triệu người nhiễm, TQ ra Sách Trắng tiết lộ bí quyết trị Covid-19 (VNN 8/6/2020)-Cuộc khủng hoảng mang tên chủng tộc và vết thương chưa lành của nước Mỹ (VNN 8/6/2020)-Phân biệt chủng tộc dưới góc nhìn của một giáo sư người Việt ở Mỹ (VNN 8/6/2020)-Toàn văn tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Micheal R. Pompeo về Trung Quốc (BVN 8/6/2020)-Bắc Kinh khuynh đảo Liên Hiệp Quốc để phục vụ quyền lợi Trung Quốc (BVN 7/6/2020)-Đoàn Hưng Quốc-ĐCSTQ hoảng loạn và mù quáng tung ra “cảng tự do Hải Nam” (BVN 7/6/2020)-Người tị nạn Đông Nam Á ‘nợ người da đen’ (BBC 6-6-20)-Sử gia Mỹ bổ sung góc nhìn của ‘người miền Nam’ về cuộc chiến Việt Nam (VOA 6-6-20)-Phân biệt chủng tộc (VnEx 6-6-20)-Thủ tướng Canada quỳ gối ủng hộ biểu tình chống phân biệt chủng tộc (VNN 6/6/2020)-Liên Hiệp Quốc báo động tình trạng trấn áp mạng xã hội trong dịch Covid-19 (BVN 6/6/2020)-“Chiến trường pháp lý” Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hiệp Quốc (BVN 6/6/2020)-Từ Thiên An Môn đến Vũ Hán: Hơn 30 năm học lùi, học lủi và học lụi (BVN 6/6/2020)-Xung quanh lời kêu gọi 'loại TQ' khỏi Hội đồng Bảo an LHQ (BVN 6/6/2020)-
- Trong nước: Ông Phan Đình Trạc: Phải đặc biệt coi trọng chất lượng nhân sự khóa mới (VNN 7-6-20)-Sự thật "Giáo phái Tân Thiên Địa" và nhiều tổ chức tôn giáo hoạt động bất hợp pháp ở Việt Nam (DV 6-6-20)-Cán bộ cao cấp nghỉ hưu trên địa bàn TPHCM góp ý văn kiện Đại hội Đảng (SGGP 6-6-20)-Vì sao chúng ta hết lòng cứu chữa cho phi công người Anh? (DT 6-6-20)-Kết luận 5 điểm của Ủy ban kiểm tra trung ương, kỳ họp thứ 45 (GD 6/6/2020)-Thủ tướng yêu cầu 4 Bộ hoàn thiện tài liệu, báo cáo trình Quốc hội (GD 6/6/2020)-Hai tháng hai vụ án, Thái Bình mất 5 cán bộ (VNN 6/6/2020)-
- Kinh tế: Độc nhất Việt Nam: Chợ dài 20km, 4.000 tỷ trao tay qua mẩu giấy nhỏ (VNN 8/6/2020)-Chợ vải Lục Ngạn-Thừa tiền - dấu hiệu của tăng trưởng yếu (KTSG 7/6/2020)-Kích cầu du lịch ở địa phương đã khó, TPHCM còn khó hơn (KTSG 7/6/2020)-Số phận doanh nghiệp nhỏ Mỹ nằm trong tay các chủ mặt bằng (KTSG 7/6/2020)-Đi mua khách sạn thời đại dịch (KTSG 7/6/2020)-Thu hồi đất chậm tiến độ để đón làn sóng vốn ngoại mới (KTSG 7/6/2020)-Việt Nam đi trước, liệu có về sau trong 'cuộc chiến' phục hồi du lịch (KTSG 7/6/2020)-Thu hút FDI: ‘VN cần cảnh giác trước TQ’ (BBC 7-6-20)- P/v GS Trần Văn Thọ-Lỗ hổng trong quản lý tài nguyên đất đai, tài sản quốc gia ‘chảy’ về túi ai? (NĐT 6-6-20)-Lo ngại gia tăng dân số, quá tải hạ tầng các thành phố lớn (LĐ 6-6-20)-Chuyên gia The Economist Intelligence Unit: Mỹ đe dọa rút khỏi WTO, tình hình Trung Quốc phức tạp, đối thủ số 1 và nguy cơ hàng đầu của Việt Nam là gì? (CafeF 6-6-20)-
- Giáo dục: Có đối sánh kết quả thi tuyển sinh lớp 10 với điểm học bạ lớp 9 không? (GD 8/6/2020)-Giáo viên hành xử như xã hội đen, thị trường IELTS giờ loạn lắm (GD 8/6/2020)-Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh 5 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp (GD 8/6/2020)-Kiên định tước đoạt quyền được dạy và chế độ của nhà giáo là thái độ gì? (GD 8/6/2020)-Trách nhiệm của Chủ tịch tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (GD 8/6/2020)-Nhìn sâu vào "gốc phượng" để tránh tổn thương nhau (GD 8/6/2020)-Người làm giáo dục Hà Giang xin được nói thẳng tiếng lòng mình (GD 8/6/2020)-Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tăng học phí, cao nhất 70 triệu đồng (GD 8/6/2020)-Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá (VNN 8/6/2020)-
- Phản biện: Xây tượng đài: Nguyện vọng của ai? (BVN 8/6/2020)-Ngô Anh Tuấn-Nhìn sâu vào "gốc phượng" để tránh tổn thương nhau (GD 8/6/2020)-Chặt cây và hai tiếng 'trách nhiệm' trong học đường (VNN 7/6/2020)-Nỗi buồn hoa phượng và sứ mệnh của giáo dục (VNN 6/5/2020)-Cái lý của người chặt phượng (GD 6/6/2020)-Thư của cây Phượng gửi ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (TD 6/5/2020)-Năm đề xuất về đường sắt trên cao với ông Vương Đình Huệ (TD 6/6/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Chính quyền bị ám ảnh vụ Đồng Tâm? (TD 6/6/2020)-Trịnh Bá Phương-Có… hai Trung Quốc nhưng chỉ… một Việt Nam! (TD 5/6/2020)-Trân Văn-‘Học giá’ trường Y, người nghèo đành buông (TVN 5/6/2020)-Nguyễn Hoàng Chương-Sự đồi bại và độc ác của một Viện phó – VKSND Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội! (BVN 5/6/2020)-Trần Đình Triển-Đôi điều với GS Đặng Hùng Võ (TD 5/6/2020)-(BVN 7/6/2020)-Nguyễn Đình Cống-Phân chia lại các vùng kinh tế trên cả nước (NLĐ 5-6-20)-Văn Duẩn-Xin thưa với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Bảy vùng kinh tế không... (TD 5/6/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Sợi dây kinh nghiệm dài quá, rút mãi… rút mãi..! (DT 4-6-20)-Bích Diệp-Chọn những người đứng đầu (VnEx 4-6-20)-Đặng Hùng Võ-
- Thư giãn: Đọc giùm bạn (89): Bằng cách nào trở thành thỏi nam châm hút tiền (GD 8/6/2020)-Tình yêu nam nữ ở người già có khác người trẻ? (BBC 6-6-20)-
CHỌN NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
ĐẶNG HÙNG VÕ/ VnEx 4-6-2020
Đặng Hùng VõChuyên gia Quản lý tài nguyên
Suốt thập kỷ 80, tôi làm nghiên cứu khoa học tại Ba Lan, nơi có nhà kinh tế học Oskar Lange hàng đầu thế giới.
Trước đó, Lange đã chứng minh bằng Lý thuyết Điều khiển học rằng thể chế xã hội chủ nghĩa nhất nguyên ưu việt hơn hẳn thể chế tư bản chủ nghĩa đa nguyên. May thay, tôi đã được mạn đàm với nhóm học trò của ông. Họ cho tôi nhiều tài liệu minh chứng kết luận của ông.
Họ trình bày rất thú vị và giản dị. Hệ thống tư bản chủ nghĩa đa nguyên hoạt động theo nguyên tắc tự điều chỉnh, mà tự điều chỉnh thì luôn phải dựa vào một trạng thái tự cân bằng nhất định; khi xảy ra một bất thường nội tại hoặc một tác động từ bên ngoài thì hệ thống sẽ mất cân bằng, có thể rơi vào khủng hoảng.
Ngược lại, hệ thống xã hội chủ nghĩa nhất nguyên là một hệ thống có điều khiển, do nhà nước điều khiển, khi điều khiển chính xác thì có thể vượt qua mọi biến cố xảy ra.
Tôi hoàn toàn đồng ý và hỏi thêm rằng, sẽ thế nào nếu trong các quyết định của nhà nước, có quyết định đúng và có thể có những quyết định sai do trình độ kém hoặc vụ lợi - vì lợi ích cá nhân, gia đình, bạn bè hay một nhóm nào đấy. Họ giải thích rằng không phải người điều khiển (chính quyền) muốn tự quyết gì cũng được. Gắn với quá trình ra quyết định là cả một hệ thống thông tin thu nhận từ quá trình vận hành, và quyết định đưa ra phải thỏa mãn các điều kiện nhất định. Cách thức vận hành này mang tên là: Thể chế điều khiển hệ thống.
Thời gian không nhiều, tôi hỏi đáp thêm chút ít rồi cũng tới giờ mãn cuộc. Tôi ra về. Bỗng một người trong nhóm chạy theo tôi để nói thêm rằng: "Lúc trước tôi không kịp nói hết với anh. Nhà nước điều khiển là khái niệm chung. Người điều khiển cụ thể là các cán bộ nhà nước chịu trách nhiệm từng khâu công việc. Thành hay bại là ở việc lựa chọn cán bộ đúng hay sai". Và rằng theo lý thuyết của Lange thì chẳng mấy mà các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sẽ suy sụp vì phương thức lựa chọn những người điều khiển không phù hợp, thể chế điều khiển cũng không phù hợp.
Tôi suy nghĩ nhiều hơn, thấy tư duy sáng rõ: lựa chọn cán bộ là chìa khóa quan trọng nhất. Tôi cảm ơn và chào tạm biệt. Tôi về nước vào tháng cuối cùng của năm 1988. Và một năm sau, tôi nghe tin Đông Âu sụp đổ.
Trước thềm Đại hội Đảng XIII, công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư khóa mới cũng như phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ tới đang được tiến hành. Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã bày tỏ trăn trở về công tác cán bộ. Ông hơn một lần nhấn mạnh tại hội nghị và bài phát biểu rằng trong đội ngũ hiện nay, cán bộ có biểu hiện xấu còn nhiều, "không để lọt vào Trung ương cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất". Đọc phát biểu đó, tôi nhớ lại nguyên vẹn các kết quả chứng minh bằng khoa học của Oskar Lange rằng chủ nghĩa xã hội thành hay bại là do lựa chọn lãnh đạo. Thực tế đã minh chứng rất rõ luận cứ này tại các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở châu Âu.
Ký ức về lý thuyết của Oskar Lange vẫn cứ đeo đuổi tư duy của tôi khi nhìn vào thực tế về cán bộ và điều hành đang diễn ra từ cấp cơ sở tới trung ương. Vào một cơ quan, nhìn thấy những người anh em, chú cháu, họ mạc, đồng hương, đồng liêu... của người đứng đầu và vợ người đứng đầu thì thấy công tác cán bộ ở đây ra sao.
Vào những lúc mở lòng khi trà dư tửu hậu, ta có thể nghe thấy những chuyện cụ thể về giá để chạy một chức vụ hiện nay, cách đưa tiền và những "tín hiệu" là đủ hay chưa. Nhiều nơi còn đặt ra nhiều nấc thang phụ cho một chức vụ. Bước một là chạy lên được phó phụ trách, bước hai lên quyền trưởng, rồi bước ba mới lên được trưởng. Có nơi còn gọi thầm thủ trưởng là "thợ đóng ghế bậc cao". Nghe thật đau lòng!
Nhìn vào thực tế Việt Nam, tôi hay quan tâm tới đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường, nơi mà mình đã góp công xây dựng giai đoạn ban đầu theo hướng minh bạch và sạch tham nhũng. Song mọi việc cũng đã khác nhiều. Suốt từ 2014 tới 2017, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã xây dựng một biệt phủ rất lớn, không thực hiện đúng quy định về kê khai, minh bạch tài sản và thu nhập cá nhân. Vị này sau đó chỉ bị giáng chức, nộp phạt 500 triệu Đồng và cho tồn tại mọi loại tài sản không thể giải trình được đầy đủ nguồn gốc.
Tôi cũng mới đọc Thông báo số 372/TB-TTBNV của Thanh tra Bộ Nội vụ về kết luận thanh tra việc tuyển dụng, quản lý và bổ nhiệm công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Rồi tôi thấy buồn vì có tới 58 trường hợp thiếu bằng lý luận chính trị, 4 trường hợp thiếu chứng chỉ ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, 36 trường hợp chưa có chứng chỉ bồi dưỡng năng lực lãnh đạo nhưng vẫn được bổ nhiệm. Pháp luật đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ, nhưng họ vẫn được bổ nhiệm dù không đạt. Tôi hỏi lại về các trường hợp trên, người ta cho biết, họ vẫn được cho tồn tại, chưa xử lý gì.
Đường lối chung về công tác cán bộ đã có. Để thực hiện, chỉ cần cụ thể hóa thành các tiêu chí định lượng để tạo nên bộ lọc cán bộ. Hiện chúng ta đang nói nhiều về quốc gia số và phát triển sáng tạo, nhưng lại chỉ hay bàn về giải pháp công nghệ. Để có quốc gia số, việc đầu tiên phải làm là chuyển đổi tư duy từ định tính sang định lượng - định lượng là nền tảng của tư duy số. Tiêu chí đánh giá cán bộ cũng phải được định lượng cụ thể.
Công khai tài sản của cán bộ và những người thân kèm theo giải trình nguồn gốc là việc có thể làm trước nhất. Tài sản gồm tiền, vàng, ngoại tệ, nhà, đất, xe cộ đều là những thứ định lượng được. Phần tài sản không giải trình được nguồn gốc chắc chắn là bất hợp pháp và phải xử lý, công khai toàn bộ với dân.
Tiếp theo, với số lượng công việc đã làm, thành công hay thất bại, số lượng không hoàn thành đúng hạn đề ra. Cái gì đếm được là định lượng được, cái gì không đếm được có thể đánh giá thông qua khảo sát ý kiến của một số người liên quan. Hiện nhiều nơi mới chỉ lấy ý kiến của những người trong cơ quan, và đa số "quần chúng" vẫn hùa theo người đứng đầu.
Cuối cùng, Trung ương có thể khảo sát tín nhiệm những vị trí lãnh đạo cần thiết theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, của một số tổ chức xã hội, một số chuyên gia và người dân. Đánh giá cán bộ và chất lượng công việc của cán bộ không thể thiếu những ý kiến khách quan từ dân, ít nhất là những người có thông tin. Trong đó, tuyển lựa, đánh giá cán bộ bằng định lượng vừa là tư duy số, vừa bảo đảm tính khách quan, vừa giúp xây dựng các chỉ số không cách gì "chạy" được.
Đánh giá con người theo định lượng là cách khoa học và hiệu quả nhất để có cán bộ đủ năng lực điều khiển nhà nước tại mọi vị trí. Việt Nam sẽ trở nên thịnh vượng nếu không thất bại trong khâu chọn cán bộ.
Đặng Hùng Võ
ĐÔI ĐIỀU VỚI GIÁO SƯ ĐẶNG HÙNG VÕ
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ TD/ BVN 7-6-2020
GS Đặng Hùng Võ là một trí thức đáng kính phục. Ông có trí tuệ, giỏi nghiên cứu. Nhiều ý kiến của ông về xã hội và chính trị được đông đảo quan tâm và đánh giá cao. Tuy vậy, bài viết “CHỌN NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU” của ông làm tôi phải suy nghĩ và thấy cần trao đổi vài điều (bài đăng trên VnExpress và Viet-Studies ngày 4/6/2020).
GS Võ rất đúng khi kết luận: ”Đánh giá con người theo định lượng là cách khoa học và hiệu quả nhất để có cán bộ đủ năng lực điều khiển nhà nước tại mọi vị trí. Việt Nam sẽ trở nên thịnh vượng nếu không thất bại trong khâu chọn cán bộ”.
Ngoài ra ở phần thân bài ông viết: “Thành hay bại là ở việc lựa chọn cán bộ đúng hay sai. …. lựa chọn cán bộ là chìa khóa quan trọng nhất”. Rồi ông dẫn ra “Đường lối chung về công tác cán bộ đã có. Để thực hiện, chỉ cần cụ thể hóa thành các tiêu chí định lượng để tạo nên bộ lọc cán bộ”, và ông cho rằng:“Trung ương có thể khảo sát tín nhiệm những vị trí lãnh đạo cần thiết theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, của một số tổ chức xã hội, một số chuyên gia và người dân”.
Tôi tán thành với ông trong đoạn về sự quan trọng của cán bộ (điều này nhiều người thấy rõ, không cần gì có trí tuệ cao) và phản bác ông trong đoạn về cách làm.
Ông viết: VN sẽ trở nên thịnh vượng nếu không thất bại trong khâu chọn cán bộ”. Ông dùng một từ “nếu” trong khí rõ ràng là không thể có điều kiện giả định đó. Còn tôi sẽ viết rằng: Trong tương lai gần VN sẽ thất bại trong khâu chọn cán bộ theo đúng đường lối của ĐCS.
GS Võ dẫn ra rằng “Đường lối chung về công tác cán bộ đã có”. Tôi cho rằng đường lối ấy tuy có nêu ra vài tiêu chuẩn, vài cách làm nghe vui lỗ tai, nhưng lại chứa đựng một số điều phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến bộ. Cứ theo đường lối ấy thì chỉ chọn lựa được chủ yếu là những kẻ cơ hội có nhiều mưu ma chước quỷ mà kém trí tuệ. Những người có thực tài đã bị loại ngay từ vòng đầu. Tôi không hiểu, người thông minh như Đặng tiên sinh có thấy được tính chất tam phản trong đường lối cán bộ của ĐCSVN không, hay là ông có thấy rõ nhưng tạm lờ đi?
GS Võ quá tin tưởng vào Trung ương và Quốc hội mà cho rằng: “Trung ương có thể khảo sát tín nhiệm những vị trí lãnh đạo cần thiết theo ý kiến của đại biểu Quốc hội”. Theo tôi cả hai tổ chức này đều không đáng tin cậy. Trong số các UVBCH TƯ, các ĐBQH có thể có vài chục người có trí tuệ, trung thực, nhưng họ thiếu chỗ dựa để phát huy trí tuệ và lòng dũng cảm. Một vài tiếng nói của họ tuy có giá trị, nhưng rồi bị lạc lõng, bị vô hiệu hóa nhanh chóng.
Vậy “Để có cán bộ đủ năng lực điều khiển nhà nước tại mọi vị trí” thì lãnh đạo chóp bu của ĐCSVN cần làm gì. Trước hết cần nhận thức rằng vai trò lãnh đạo cách mạng lật đổ đã xong, bây giờ cần xây dựng một đảng chính trị cầm quyền. Phải thay đổi đường lối cán bộ, loại bỏ những điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học. Trong bầu chọn cán bộ, đặc biệt là những người đứng đầu cần nêu cao việc tranh cử công khai. Không có tranh cử công khai thì rất khó chọn được người có thực tài, Những tiêu chuẩn nêu ra dù có hay ho đến đâu cũng chỉ là phù phiếm. Không có cách gì lượng hóa được những tiêu chẩn định tính. Hình như tại mọi nước dân chủ và phát triển trên khắp thế giới không có nước nào đề ra tiếu chuẩn về tài và đức khi bầu Nguyên thủ quốc gia. Tài đức của mỗi ứng viên sẽ được cử tri đánh giá thông qua tranh cử.
GS Đặng Hùng Võ băn khoăn: “Trước thềm Đại hội Đảng XIII, công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới cũng như phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ tới đang được tiến hành. Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã bày tỏ trăn trở về công tác cán bộ”.
Đúng là ông Tổng chủ rất trăn trở về công tác cán bộ, nhưng ông đã phạm một sai lầm rất lớn mà những người thân cận không có ai chỉ ra cho ông thấy. Hình như bị bao vây bởi tầng tầng lớp lớp những kẻ nịnh hót, những kẻ thiếu trung thực nên ông không hề biết những điều phản biện về phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học trong công tác cán bộ do ông nghĩ ra. Ông quá cố chấp, quá bảo thủ, không hề muốn nghe ý kiến phản biện. Những người thân cận chỉ tâng bốc ông, nói những điều ông thích nghe. Mà ông đang làm trưởng ban lo về công tác nhân sự. Thế thì ĐH 13 của ĐCSVN không cách gì tìm được người thật sự tinh hoa để lãnh đạo đất nước.
Mong ước của GS Võ và nhiều người về việc ĐCSVN chọn được người thực sự có tài năng sẽ sớm tan thành mây khói.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét