ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Điều lạ lẫm trong các cuộc biểu tình đang làm náo loạn nước Mỹ (VNN 12/6/2020)-Chức vụ bí ẩn của em gái Kim Jong Un (VNN 12/6/2020)-Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào? (BVN 12/6/2020)-Brazil, Ấn Độ, Mexico lại chạm đỉnh, TQ tăng mạnh ca nhiễm Covid-19 mới (VNN 11/6/2020)-Mỹ có ngăn nổi Trung Quốc kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu? (VNN 11/6/2020)-George Floyd và hung thủ Derek Chauvin có mâu thuẫn từ trước (VNN 11/6/2020)-Việt Nam mong Mỹ sớm ổn định tình hình (VnEx 11-6-20)-Indonesia tìm lời giải cho đường sắt cao tốc chậm và đội vốn do TQ xây (VNN 11/6/2020)-Bài học từ Thiên An Môn của Tập Cận Bình: Đảng trên hết (BVN 11/6/2020)-Bài học “láng giềng” (BVN 11/6/2020)-Trần Trung Đạo-
- Trong nước: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch hội đồng bầu cử Quốc gia (GD 11/6/2020)-Ông Vương Đình Huệ và dấu ấn trên cương vị Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế (GD 11/6/2020)-Nguyên Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Hương từ trần (DT 11-6-20)- Người thầy tình báo Mười Hương đấu trí khi bị bắt giam (Zing 11-6-20)-Kiên định ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ vì không muốn phải nhận sai lầm (RFA 10-6-20)-‘Không thể có Đảng mạnh mà nhà nước yếu’ (VNN 10-6-20)-ngược lại thì có?-Lùi sửa Luật đất đai, chờ Quốc hội khoá sau xem xét (NĐT 10-6-20)-Sắp có 500 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn (NLĐ 10-6-20)-Từ chuyến vượt biển năm xưa đến lúc trở về Đất Mẹ khi đại dịch (DV 10-6-20)-Cơ cấu tổ chức, nhân sự không thể thay đổi dưới thể chế độc đảng! (RFA 9-6-20)-
- Kinh tế: Việt Nam cần mơ giấc mơ ‘kỳ tích sông Hồng’ (VNN 12/6/2020)-Giá dầu tụt giảm mạnh, Việt Nam quyết mức giá mới hôm nay (VNN 12/6/2020)-“Đại bàng” tài chính có rời Hồng Kông cũng khó để mắt tới Việt Nam (KTSG 12/6/2020)-Hội An, quay lại những ngày tháng cũ (KTSG 12/6/2020)-3% khách sạn ở châu Á-Thái Bình Dương đóng cửa dài hạn vì Covid-19 (KTSG 11/6/2020)-Thị trường ô tô quay lại mốc hơn 20.000 xe/tháng (KTSG 11/6/2020)-Phát huy cơ hội phục hồi kinh tế hậu Covid-19 (KTSG 11/6/2020)-Chứng khoán lao dốc trên cả ba sàn HoSE, HNX, UpCom (KTSG 11/6/2020)-SCIC sẽ đầu tư vào Vietnam Airlines (KTSG 11/6/2020)-TPHCM khuyến mãi du lịch lớn chưa từng có (KTSG 11/6/2020)-Tăng trưởng của ngân hàng sẽ phụ thuộc vào số hóa (KTSG 11/6/2020)-Fed giữ nguyên lãi suất, dự báo GDP Mỹ giảm 6,5% (KTSG 11/6/2020)-Xe đạp cho thành phố di sản (KTSG 11/6/2020)-Nhiều startup du lịch nhìn thấy 'ánh sáng cuối đường hầm' (KTSG 11/6/2020)-Tiềm năng từ mô hình bệnh viện - trường học (KTSG 11/6/2020)-Tiền trong nước 'chảy' mạnh và xa hơn ở thị trường nước ngoài (KTSG 11/6/2020)-Đề nghị giảm 30% thuế với doanh nghiệp có doanh thu không quá 50 tỉ đồng (KTSG 11/6/2020)-Xử nghiêm việc lợi dụng đưa lao động ra nước ngoài để trục lợi (LĐ 11-6-20)-10.000 đồng 10 phút gửi xe là đã 'lấy giá tình cảm' (TT 11-6-20)-
- Giáo dục: Giáo viên hợp đồng Hà Nội chỉ được xét tuyển không được đặc cách (GD 12/6/2020)-Trường Tiểu học Trung Hòa bán sách cho phụ huynh "bia một, lạc mười"(GD 12/6/2020)-Một năm có trường đại học phải chịu thanh tra đến 15 lần (GD 12/6/2020)-Trẻ nghiện game, nguy cơ thật nhưng đang bị bỏ qua (GD 12/6/2020)-Chuyện học bạ “đẹp” lớp cuối cấp (GD 12/6/2020)-Sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí (GD 12/6/2020)-Nguyên tắc ứng xử để xây dựng giờ dạy Ngữ văn thân thiện, tích cực (GD 12/6/2020)-Luật Giáo dục năm 2019 sắp có hiệu lực và 3 sự việc còn nhiều băn khoăn (GD 11/6/2020)-
- Phản biện: Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi - Số 93)- (BVN 12/6/2020)-Tương Lai-Đã không biết sao lại bắt dân chúng chờ cả trăm năm? (BVN 12/6/2020)-Mỹ Thuận-Kiên định ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ vì không muốn phải nhận sai lầm (BVN 12/6/2020)-Diễm Thi/ RFA-“Cắt nước, cắt điện” – Sự trở lại “luật rừng” hay là minh chứng cho sự bất lực của luật pháp? (BVN 12/6/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Sự thật trần trụi (BVN 12/6/2020)-Nguyễn Thuỳ Dương- Trì hoãn vô thời hạn Luật biểu tình nhưng lại hối hả mua sắm công cụ, vũ khí từ Trung cổ đến hiện đại để đàn áp người dân thực hiện quyền biểu tình (BVN 11/6/2020)-Phạm Đình Trọng-Mối hiểm họa từ tro xỉ nhiệt điện than (BVN 11/6/2020)-Minh Nhật-Quảng Trị: Đừng mơ hết nghèo! (TD 11/6/2020)-Trân Châu Hữu Danh-Văn minh Tà Lưa (GD 10/6/2020)-Xuân Dương-Bài học đầu tiên (BVN 10/6/2020)-Quốc Ấn Mai-Bà ơi, sao mồm bà to thế? Sao răng bà nhọn thế! (BVN 10/6/2020)-Nguyệt Quỳnh-Hàn Quốc nản về người Việt bỏ trốn, Thủ tướng Phúc vẫn nói ‘cột điện ở Mỹ’ muốn đi Việt Nam (BVN 10/6/2020)-VOA-GS Trần Văn Thọ: 'Việt Nam cần cảnh giác trước đầu tư của Trung Quốc' (BVN 9/6/2020)-Sợ hãi, ám ảnh, những người liên quan đến vụ thảm sát cụ Lê Đình Kình mở lễ cúng bái?* (BVN 9/6/2020)-Trịnh Bá Phương-Quá lãng phí (TD 9/6/2020)-Phạm Minh Vũ-Tiếng nói không được lắng nghe (VnEx 8-6-20)-Nguyễn Thanh Việt-Nhà lầu xe hơi vẫn cận nghèo: Cán bộ tư túi đâu phải do lương thấp (TVN 8-6-20)-Thái An Bảo Ngọc-Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tăng học phí, cao nhất 70 triệu đồng (GD 8/6/2020)-Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá (VNN 8/6/2020)-Xây tượng đài: Nguyện vọng của ai? (BVN 8/6/2020)-Ngô Anh Tuấn-Năm đề xuất về đường sắt trên cao với ông Vương Đình Huệ (TD 6/6/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Có… hai Trung Quốc nhưng chỉ… một Việt Nam! (TD 5/6/2020)-Trân Văn-‘Học giá’ trường Y, người nghèo đành buông (TVN 5/6/2020)-Nguyễn Hoàng Chương-
- Thư giãn: Ngôi nhà khổng lồ xây từ 60.000 chai nhựa phế thải (VNN 12/6/2020)- Người thầy tình báo Mười Hương đấu trí khi bị bắt giam (Zing 11-6-20)-Kiến nghị đọc báo điện tử phải trả phí (TN 11-6-20)-
PHẢI CÓ GIẢI PHÁP CHỐNG ĂN CẮP, ĐẠO VĂN, LOẠI BỎ TIẾN SĨ 'RỞM'
ĐỖ THƠM ghi /GDVN 11-6-2020
GDVN- Đạo đức, liêm chính của người làm khoa học phải được đề cao hơn nữa. Phải có biện pháp chống ăn cắp, đạo văn bằng các phần mềm phân biệt sao chép.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Cương - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chúng ta đào tạo tiến sĩ mới chỉ quan tâm yếu tố kiến thức, nghiệp vụ khoa học, còn yếu tố đạo đức để làm khoa học hiện nay lại chưa được quan tâm.
![]() |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Cương. Ảnh: VTV
|
Một trong vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm là việc phát hiện sao chép, đạo văn trong các luận án tiến sĩ.
“Đã có nhiều cơ sở giáo dục đại học nghĩ đến và làm nhưng chưa quyết liệt, không rõ ràng.
Muốn đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ nói riêng hay xây dựng lực lượng khoa học công nghệ, giáo dục nói chung thì phải đề cao đào tạo, đánh giá về đạo đức người làm khoa học.
Trong đó, sự trung thực, liêm chính, bản lĩnh người làm khoa học phải có.
Người làm khoa học phải có năng lực phản biện, nêu ý kiến cá nhân không vào hùa hay cái gì cũng khen nhiều chê ít.
Cùng với đó, trong quá trình đào tạo, nếu người đó có biểu hiện vi phạm đạo đức của người làm khoa hoc như sao chép, có hành vi gian dối trong thi cử đầu vào thì cương quyết không cho đào tạo tiến sĩ.
Các lỗi đạo đức như vậy cần phải quyết tâm đánh mạnh”, Tiến sĩ Cương nêu quan điểm.
Ông phân tích, hiện nay, công nghệ, nghiệp vụ hoàn toàn có thể giúp chúng ta khắc phục được các vấn đề này và không mất quá nhiều thời gian.
Tuy nhiên, để thay đổi lề lối, văn hóa của người làm khoa học, đào tạo chất lượng cao thì mất nhiều thời gian hơn rất nhiều.
Những sự thay đổi đó là thay đổi lối sống, ứng xử, quan điểm, thái độ, đề cao trách nhiệm cá nhân, sự liêm chính trong khoa học.
Muốn thay đổi những điều này cần chế tài, sự giám sát, đánh giá quyết liệt hơn nữa nếu không muốn trắng đen lẫn lộn.
Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Minh Cương chia sẻ thêm, để loại bỏ tiến sĩ rởm thì ngành giáo dục cần nêu gương nhưng cũng cần sự chung tay của các cơ quan liên quan.
Thực tế xã hội hiện nay, hiện tượng thuê, nhận làm luận án tiến sĩ đang diễn ra một cách công khai.
Điều này cần sự vào cuộc của công an, tòa án… Một mình ngành giáo dục làm không nổi. Các hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm.
Những vụ sản xuất bằng giả thời gian qua có xử lý nhưng chưa đủ sức răn đe, chưa tạo được dư luận lên án mạnh mẽ các hành vi này.
Hiện nay, cứ nói đến giáo sư, tiến sĩ Việt Nam thì không ít người quan niệm đó là tiến sĩ giấy.
Nhưng thực tế, chúng ta có rất nhiều người làm việc, nghiên cứu khoa học nghiêm túc, chất lượng không kém gì ở các nước tiên tiến cả.
"Chúng ta có rất nhiều nhà khoa học chất lượng nhưng đều bị đánh lận con đen giữa tốt và xấu, giả thật lẫn lộn.
Có thể, các cơ quan thực thi pháp luật coi việc bắt ma túy, buôn lậu mới là nghiêm trọng nhưng việc làm bằng giả, công khai nhận làm thuê luận án…còn nguy hiểm hơn.
Có người có danh nhưng không có đạo đức, không đủ năng lực.
Nó dẫn đến lòng tin của xã hội, của quốc tế là chưa tôn trọng giáo sư, tiến sĩ của Việt Nam", Tiến sĩ Cương chia sẻ quan điểm.
Vì thế theo ông, trong đổi mới về quy chế đào tạo tiến sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đặt ra các yêu cầu về đạo đức, thượng tôn pháp luật của người làm khoa học.
Quan trọng nhất là phải kết hợp với toàn xã hội để tạo môi trường học thuật trong sạch, liêm chính, có chất lượng, hiệu quả.
Ông lo ngại, bằng giả, danh giả làm mất lòng tin của xã hội. Đặc biệt, nó làm người trẻ mất lòng tin, khiến các em không còn khát khao làm khoa học, khám phá để trưởng thành.
"Giới trẻ nhìn nhà khoa học có đạo đức, đời sống nghèo nàn thì làm sao còn muốn phấn đấu, theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học.
Văn hóa giáo dục cuối cùng là phải tạo ra con người chân thiện mỹ. Đáng tiếc là người làm khoa học, giáo dục hiện nay tính nêu gương, khả năng truyền cảm hứng thực tế chưa mạnh mẽ.
Vì thế, giới trẻ xem lựa chọn tốt nhất bây giờ, một là thành doanh nhân, hai là chọn nghề có quyền. Làm khoa học nghèo, không có địa vị xã hội nên các bạn trẻ không thích.
Mà một đất nước muốn phát triển phải có lãnh đạo ưu tú, doanh nhân, nhà khoa học giỏi', Tiến sĩ Cương chia sẻ.
Đỗ Thơm (lược ghi)
TIN LIÊN QUAN:
- Tự chủ đại học giúp củng cố chất lượng đào tạo bậc tiến sĩ như thế nào?
- Đào tạo tiến sĩ xong đi làm quản lý hành chính thì quá lãng phí
- Chương trình đào tạo tiến sĩ 3 năm, ông Trần Quang Nam học 2,5 tháng vẫn có bằng
- Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đang có nhiều điểm không giống ai
GIÁO SƯ NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG ĐẠO VĂN TRONG ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
THUỲ LINH ghi / GDVN 11-6-2020
GDVN- Quy chế đào tạo tiến sĩ cần phân biệt và định nghĩa rõ khái niệm đạo văn, xem xét mức độ đạo văn khác nhau để có hình thức xử lý phù hợp, với từng trường hợp.
LTS: Để tiếp tục thúc đẩy chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Nghị định hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
Trước vấn đề này, phóng viên Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phóng viên: Xin ông cho biết, những bất cập của quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành là gì?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2017 có nhiều điểm đổi mới rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ như:
Nâng cao tiêu chuẩn đầu vào, nâng cao tiêu chuẩn cán bộ hướng dẫn, nâng cao tiêu chuẩn các phản biện trong hội đồng đánh giá luận án, nâng cao chuẩn đầu ra, rút ngắn thời gian đào tạo, đơn giản hóa các thủ tục bảo vệ luận án.
Có thể thấy rõ ràng những ảnh hưởng tích cực của Quy chế đào tạo tiến sĩ trong thời gian qua.
Nhiều nghiên cứu sinh có năng lực ngoại ngữ tốt;
Quy chế thúc đẩy nghiên cứu sinh, giảng viên công bố quốc tế; nhiều cơ sở giáo dục triển khai các chính sách thu hút nghiên cứu sinh, hỗ trợ, khuyến khích, động viên nghiên cứu sinh, giảng viên công bố quốc tế;
Nhiều hội thảo quốc tế được tổ chức tại các cơ sở giáo dục đại học tạo thuận lợi cho người học, giảng viên đăng bài;
![]() |
Giáo sư Nguyễn Đình Đức (Ảnh thầy Đức cung cấp)
|
Quy chế cũng thúc đẩy giảng viên, nghiên cứu sinh hợp tác và tham gia các nhóm nghiên cứu.
Những chính sách này đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học và xếp hạng của các đại học Việt Nam trong các bảng xếp hạng của khu vực và quốc tế trong những năm gần đây.
Bên cạnh những tích cực kể trên, cũng còn một số bất cập, hạn chế cần tháo gỡ trong thời gian tới.
Trước hết, cần xác định nghiên cứu sinh là lực lượng khoa học công nghệ nòng cốt của cơ sở giáo dục đào tạo đại học.
Đào tạo chính quy toàn thời gian + học bổng toàn phần cho nghiên cứu sinh + làm luận án tiến sĩ gắn với các nhóm nghiên cứu là 3 yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng đào tạo tiến sĩ và cần phải đặc biệt coi trọng và đổi mới trong thời gian tới.
Do yêu cầu cao về đầu vào và đặc biệt Quy chế hiện hành yêu cầu ngoại ngữ phải là chứng chỉ quốc tế, nên số lượng ứng viên đăng ký dự tuyển đào tạo tiến sĩ giảm mạnh, không chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội mà ở tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước, đặc biệt là các nghiên cứu sinh khối khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Vì vậy, Quy chế chưa khuyến khích được sinh viên giỏi là chuyển tiếp nghiên cứu sinh.
Mặt khác yêu cầu hoặc phải có văn bằng 2 ngoại ngữ cũng tạo ra những kẽ hở. Do không thể có được chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, một số người học tìm đến với văn bằng 2 ngoại ngữ như vụ việc đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh ở Trường Đại học Đông Đô.
Ba là, yêu cầu chuẩn đầu ra còn thấp. Việc yêu cầu chuẩn đầu ra của nghiên cứu sinh tối thiểu chỉ cần có bài đăng trên Hội thảo quốc tế - bên cạnh những mặt tích cực, lại xuất hiện hiện tượng tiêu cực, “lách luật”:
Thời gian qua rất nhiều hội thảo quốc tế được tổ chức ở Việt Nam, và không phải không có những hội thảo/bài báo đăng kỷ yếu hội thảo quốc tế nhưng chất lượng chưa cao.
Việc quy định tối thiểu phải có kết quả nghiên cứu đăng trên trên các tạp chí quốc tế (có thể chưa nhất thiết là bài báo ISI/Scopus), chứ không dừng lại ở bài trên Kỷ yếu hội thảo quốc tế, có lẽ cần phải là quy định bắt buộc với tất cả nghiên cứu sinh trong quy chế sửa đổi lần này.
Còn một bất cập nữa không thể không nhắc đến, đó là Quy chế chưa khuyến khích được giảng viên, nghiên cứu sinh tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, có nhiều công bố khoa học xuất sắc.
Hiện nay chỉ có Quy chế của 2 Đại học Quốc gia và Viện toán học đã có quy định cụ thể nếu nghiên cứu sinh là tác giả chính của các công bố quốc tế xuất sắc thì có thể được đặc cách bỏ qua quy trình phản biện kín.
Đây là chính sách tốt, đã tạo động lực rất lớn thúc đẩy công bố quốc tế , đã được thực tế kiểm nghiệm và do vậy cần được nghiên cứu để bổ sung trong Quy chế sửa đổi lần này.
Theo ông, cơ chế tự chủ đại học có vai trò như thế nào trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Tự chủ đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải trình với cơ quan quản lý cấp trên, với xã hội về những quyết định của mình.
Cho nên tự chủ đại học đề cao trách nhiệm xã hội, các điều kiện đảm bảo chất lượng, chuẩn đầu ra và sự công khai minh bạch trong các hoạt động của cơ sở đào tạo, vì vậy sẽ là áp lực lên chất lượng đào tạo, trong đó có đào tạo tiến sĩ.
Mặt khác, tự chủ là yếu tố then chốt để có những đột phá trong đào tạo nói chung và đào tạo tiến sĩ nói riêng.
Quan trọng nhất là tự chủ tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học có thể tự chủ thu-chi, chủ động đưa ra các quyết sách nhanh chóng và kịp thời để thu hút và đa dạng hóa, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả; đầu tư đúng, trúng, nhanh chóng, trọng điểm nhằm mang lại chất lượng cao nhất.
Theo quy định tại Luật Giáo dục đại học, 2 Đại học Quốc gia được tự chủ cao trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Đại học Quốc gia Hà Nội được ban hành Quy chế đào tạo riêng (về nguyên tắc không trái, yêu cầu cao hơn so với Quy chế của Bộ).
Do đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có cơ hội để triển khai thực hiện một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, như:
Đặc cách bỏ qua phản biện độc lập đối với nghiên cứu sinh là tác giả chính của 3 công bố ISI với IF từ 3.0 trở lên;
Cho phép những cán bộ, giảng viên có nhiều công bố xuất sắc được hướng dẫn số nghiên cứu sinh nhiều hơn quy định; bắt buộc nghiên cứu sinh phải tham gia sinh hoạt chuyên môn, hỗ trợ công tác giảng dạy và đào tạo tại trường; …
Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội còn dành 1 tỷ mỗi năm để cấp học bổng cho nghiên cứu sinh (chưa kể nguồn đối ứng của các đơn vị thành viên) vừa để thu hút người học dự tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội vừa để động viên, hỗ trợ những nghiên cứu sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học;
Triển khai các chương trình đào tạo dự bị nghiên cứu sinh nhằm chuẩn bị cho các ứng viên về năng lực chuyên môn và ngoại ngữ,...
Những quy định này của Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua cho thấy những chính sách như vậy rất hiệu quả và thiết thực.
Vì vậy, lần sửa đổi này, chúng tôi đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa những nội dung này vào Quy chế để nhân rộng và có thể áp dụng đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.
Muốn xây dựng hành lang pháp lý để chống đạo văn trong đào tạo tiến sĩ thì quy chế cần phải như thế nào, thưa ông?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Ở nước ngoài, yêu cầu với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng như các cán bộ giảng viên trước khi gửi bài hoặc trước khi nộp luận văn, luận án phải kiểm tra tránh trùng lặp là bắt buộc.
Tuy nhiên, quy định đi đối với các giải pháp hỗ trợ: các trường ở nước ngoài lại luôn cung cấp việc sử dụng phần mềm chống đạo văn miễn phí cho người học và cho giảng viên của họ.
Nước ta chưa làm được đầy đủ và triệt để điều này. Rất nhiều trường đại học không có phần mềm hoặc bản quyền sử dụng phần mềm chống đạo văn.
Khi không có công cụ thì người học dễ mắc phải việc trùng lặp do sao chép, trích dẫn nhiều khi không cố ý.
Vì vậy, bên cạnh việc quy định rõ ràng hơn việc chống sao chép và đạo văn trong quy chế lần này, quy chế cũng cần quy định rõ trách nhiệm của cơ sở đào tạo: phải có trách nhiệm cung cấp cho người học công cụ chống đạo văn.
Bên cạnh đó cũng cần phân biệt và định nghĩa rõ khái niệm đạo văn, xem xét mức độ đạo văn khác nhau để có hình thức xử lý phù hợp, với từng trường hợp cụ thể.
Cũng cần cảnh giác với việc lợi dụng khái niệm này với dụng ý xấu để gây mất đoàn kết, giảm uy tín của người học và cơ sở đào tạo.
Sao chép ý tưởng, kết quả của người khác là những hành động đạo văn hết sức nghiêm trọng và nguy hiểm.
Còn những lỗi thường rất hay gặp do thói quen sử dụng lặp lại các tổng quan, các câu từ diễn đạt,…thì hoàn toàn có thể khắc phục được khi người học có công cụ chống đạo văn.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức.
Thùy Linh (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét