ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ-Trung 'ngừng bắn' trước hội nghị G20 (VNN 27/6/2019)- Trump chỉ trích Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng’ thương mại (VOA 26-6-19)-Quan chức Việt sống xa hoa bằng tiền của ai? (RFA 26-6-19)-Việt Nam cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Luật Biển trong tình hình mới (GD 26/6/2019)- Luật Biển quốc tế và Luật Biển Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển (GD 25/6/2019)-Đại hội lần thứ 31 và lễ kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Mỹ (TTVN 25-6-19)-Đối đầu Mỹ - Trung, đâu là bản chất? (TVN 25/6/2019)-Các chính quyền ĐNÁ, gồm VN, hợp tác bắt các nhà hoạt động lưu vong? (BVN 24/6/2019)-Reuters-Hòa bình, ổn định không tự đến (GD 24/6/2019)-Thương chiến Mỹ-Trung: Cây gậy thuế khóa có hiệu quả không? (KTSG 24/6/2019)-Ông Trump bị cáo buộc tấn công tình dục (VNN 22/6/2019)- Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc (viet-studies 22-6-19)- Nguyễn Quang Dy-Tập Cận Bình muốn thống trị toàn cầu nhưng đã tính toán nhầm (BVN 22/6/2019)
- Trong nước: Bản Di chúc của Bác tiếp tục soi đường cho cách mạng Việt Nam (GD 27/6/2019)-kỷ niệm 50 năm-Tình hình tội phạm công nghệ cao diễn biến phức tạp (GD 27/6/2019)-NXP trả lời QH-Đà Nẵng tập trung giải quyết dứt điểm khiếu nại đông người, kéo dài (GD 26/6/2019)-Nhân sự khóa mới: Thực hiện lộ trình bí thư không phải người địa phương (TP 26-6-19)-Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án Trương Duy Nhất (VNN 26-6-19)-Những lãnh đạo nào của TP.HCM phải chịu trách nhiệm về sai phạm tại Thủ Thiêm? (TN 26-6-19)- Chính phủ đang nỗ lực giảm 30% thời gian họp ngay trong năm 2019 (GD 25/6/2019)-NXP khai trương e-cabinet-Công nghệ ốc vít, hàng Trung Quốc thành hàng Việt chất lượng cao lừa dân (VNN 25-6-19)-Công an đề nghị làm rõ thông tin Chủ tịch Alibaba nói ‘học ngu ra làm công an xã’, ‘học côn đồ làm chủ tịch xã’ (PN 25-6-19)-Ông Lê Trương Hải Hiếu vắng mặt, dân truy vấn nguyên chủ tịch quận 12 - Nguyễn Toàn Thắng (PN 25-6-19) -Thủ tướng phê chuẩn nhân sự mới tỉnh Long An (GD 25/6/2019)-Tuyên án nhóm phản động “Quốc nội quật khởi” (CA TPHCM 24-6-19)-Công dân Mỹ Michael Nguyễn lĩnh án 12 năm tù vì âm mưu ‘lật đổ chính quyền’ (VOA 24-6-19)- Quy hoạch Trung ương khóa 13: Bước chuẩn bị nhân sự quan trọng (VNN 24/6/2019)-Số lượng và cơ cấu Ban thường vụ, Phó bí thư cấp tỉnh nhiệm kỳ mới (VNN 24/6/2019)-
- Kinh tế: Tăng cường kiểm tra, xử lý các vụ buôn lậu thuốc lá (GD 27/6/2019)-Tiền đồng tăng giá trở lại - kịch bản được đoán trước (KTSG 27/6/2019)-Phi công Vietjet bay hơn 100 giờ trong 28 ngày liên tục, vượt quá quy định (KTSG 27/6/2019)-Những dự án BOT và nghịch lý ‘lời ăn, lỗ dân chịu’ (TVN 27/6/2019)-BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ và câu hỏi về “thước đo chân lý” (TVN 26/6/2019)-Khởi động cuộc thi khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (KTSG 26/6/2019)-Mời dự tọa đàm: CPTPP - Cơ hội kinh doanh với Canada (KTSG 26/6/2019)-Nguyễn Kim cho đổi tivi Asanzo qua nhãn hiệu khác (KTSG 26/6/2019)-Du lịch tàu biển Đà Nẵng: Khách châu Âu và Mỹ tăng hơn 120% (KTSG 26/6/2019)-Sau 100 năm đưa khách qua sông, phà Vàm Cống dừng hoạt động từ ngày 30-6 (KTSG 26/6/2019)-Khám phá Sài gòn bằng tour đi bộ miễn phí vào cuối tuần (KTSG 26/6/2019)-Nhiều mánh khóe dụ khách trên các trang thương mại điện tử (KTSG 26/6/2019)-Ấn Độ trải thảm đỏ mời gọi các công ty di dời khỏi Trung Quốc (KTSG 26/6/2019)-Sợ rằng nhiều loài sẽ chỉ còn trong ký ức (KTSG 26/6/2019)-Đồng Tháp sẽ chi 1.000 tỉ xóa “điểm nghẽn” kết nối Kiên Giang - TPHCM (KTSG 26/6/2019)-Quỹ đầu tư Việt Nam-Oman (VOI) cam kết đầu tư dài hạn cho điện mặt trời ở Long An (KTSG 26/6/2019)-Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (GD 26/6/2019)-Dự án FDI thường tập trung vào các lĩnh vực ưu đãi đầu tư, nhân công thấp (GD 26/6/2019)-yk NXP-Điều chỉnh đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển (GD 26/6/2019)-Thành lập Trung tâm hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học, môi trường (GD 26/6/2019)-8 nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 (GD 26/6/2019)- CT 16/CT-TTg-Chuyên gia tư vấn tham gia lập quy hoạch phải có bằng đại học trở lên (GD 26/6/2019)-Chúng ta ở đâu trong cuộc thương chiến? (TVN 26/6/2019)-Vũ Minh-Từ Asanzo đến nền kinh tế 'lệ thuộc hàng TQ' (BBC 26-6-19)-'Made in Vietnam' - tài sản quốc gia, đừng lợi dụng! (TT 26-6-19)-Cục Hàng không giải thích về văn bản 'nhân nhượng' cho VietJet (Zing 26-6-19)
- Giáo dục: Đón xem đáp án các môn thi quốc gia 2019 của Bộ Giáo dục (GD 27/6/2019)-Sẽ tiến tới bỏ chế độ "biên chế suốt đời" (GD 27/6/2019)-Có bao nhiêu thầy cô đã đọc chương trình môn học mới? (GD 27/6/2019)-"Mình cũng chỉ là thằng hèn" (GD 27/6/2019)-Một vài suy nghĩ về triết lý và sách giáo khoa của Cánh Buồm (GD 27/6/2019)- do nhà giáo Phạm Toàn đứng đầu-Phải chăng, vụ việc tiêu cực trong kỳ thi năm 2018 đang …chìm dần? (GD 27/6/2019)-Bộ Giáo dục nhận hồ sơ đăng ký thẩm định sách giáo khoa lớp 1 từ 1/7 đến 15/7 (GD 27/6/2019)-Ông Huỳnh Minh Tâm ăn gan hùm hay sao mà dám làm thế? (GD 27/6/2019)-Những nguy hiểm tiềm ẩn trong “du học” thời công nghệ “hacking trí tuệ” (GD 27/6/2019)-Chuyện kể của sĩ tử, trước ngày... đi thi (KTSG 27/6/2019)-Bữa cơm trưa thiện nguyện của Đoàn Thanh niên trường Bùi Dục Tài (KTSG 27/6/2019)-Điểm thi ba năm liền, có môn thi, phòng thi chỉ duy nhất một thí sinh (GD 27/6/2019)-Tháng 10, Hiệp hội tổ chức hội thảo xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở (GD 27/6/2019)-Các thầy cô chấm bài thi trắc nghiệm cần đọc kỹ quy định này để tránh gian lận (GD 27/6/2019)-Thi Văn học vẹt dễ điểm cao do barem và cách chấm (GD 27/6/2019)-
- Phản biện: Một vài suy nghĩ về triết lý và sách giáo khoa của Cánh Buồm (GD 27/6/2019)-Nguyễn Lan Hương-Phạm Toàn - Con người viết hoa (BVN 27/6/2019)-Lê Phú Khải-Phạm Toàn: Cánh buồm vừa rời bến (BVN 27/6/2019)-Mặc Lâm-Đường lối của quốc tế xã hội chủ nghĩa đang ảnh hưởng tới những vấn đề toàn cầu[1] (BVN 27/6/2019)-Vũ Cao Đàm-Vụ Thủ Thiêm, lại hứa cuội tàn nhẫn (BVN 27/6/2019)-Phạm Chí Dũng-Thoả thuận EVFTA: một ngày tồi tệ cho quyền lợi của người lao động (BVN 27/6/2019)-Lora Verheecke-Tản mạn về chuyện viết báo và làm báo (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 72)(BVN 26/6/2019)-Tương Lai-Khi cán bộ phạm tội và chính trị hết thời (BVN 26/6/2019)-Nguyễn Hiền-Tuổi trẻ là tương lai? (BVN 26/6/2019)-Phạm Phú Khải-Khi thủ tướng đi làm nghề quảng cáo (BVN 26/6/2019)-Minh Châu-Vì sao sinh viên Việt Nam không thể biểu tình như sinh viên Hong Kong? (BVN 25/6/2019)-Văn Bảo-Đặc khu kinh tế (BVN 25/6/2019)-Đặng Sinh-Nhà tù không là nơi hủy diệt nhân tính (BVN 25/6/2019)-Tuấn Khanh-Người nghèo lại phải thắt họng khi khám chữa bệnh (BVN 25/6/2019)-Thảo Vy-Cái ôm cuối cùng (BVN 24/6/2019)-Phạm Đoan Trang-NĂM KHUYẾT TẬT KHÔNG THỂ KHẮC PHỤC CỦA QUY HOẠCH CÁN BỘ (BVN 24/6/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Về chủ nghĩa dân túy và đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay (TCCS 23-6-19)- Lê Minh Quân- Muốn đất nước hùng mạnh phải kiểm soát quyền lực, diệt nhóm lợi ích (GD 23/6/2019)-TS Nguyễn Minh Phong-Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc(BVN 22/6/2019)-Nguyễn Quang Dy-“Cuộc cách mạng không có lãnh đạo” chỉ là cái nhìn bên ngoài (BVN 22/6/2019)-Mẹ Nấm/DLB-
- Thư giãn: Ai bán gói xôi năm ngàn ở Sài Gòn? (KTSG 26/6/2019)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn: Làm gì với 4000 tuần lễ? (70) (GD 24/6/2019)-Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn có phải là người của CIA? (Zing 23-6-19)-Đi tìm cánh đồng voi của vua Bảo Đại (DNSG 23-6-19)
QUY HOẠCH TRUNG ƯƠNG KHÓA 13: BƯỚC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ QUAN TRỌNG
VOV/ VNN 24-6-2019
Cuối tuần qua, cuộc họp của Bộ Chính trị dưới sự điều hành của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đây là một phần việc quan trọng nhằm chuẩn bị nhân sự cấp chiến lược cho nhiệm kỳ mới. Cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Hơn 200 nhân sự được giới thiệu vào quy hoạch Trung ương khoá 13
Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 được chính thức thảo luận tại hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 vào cuối tháng 12 năm ngoái. Tại đây, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trong công tác cán bộ thì việc quy hoạch cán bộ là khâu mở đầu, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và lâu dài...
Thực hiện kế hoạch của Bộ Chính trị, tất cả 116/116 địa phương, cơ quan, đơn vị được Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược phân bổ cơ cấu, số lượng đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao.
Trên cơ sở gần 250 cán bộ được các địa phương, cơ quan, đơn vị phát hiện, giới thiệu, Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược đã phối hợp với các ban đảng Trung ương rà soát, lựa chọn báo cáo Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã thống nhất giới thiệu để Trung ương cho ý kiến với hơn 200 nhân sự.
Các cán bộ được giới thiệu vào quy hoạch đều được các địa phương, cơ quan, đơn vị đánh giá tốt về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ, năng lực công tác, uy tín và triển vọng phát triển.
Ba độ tuổi được quy hoạch là dưới 55, dưới 50 và dưới 45
Tiêu chuẩn, điều kiện nhân sự trong xây dựng quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khóa 13 được thực hiện theo Quy định 90 của Bộ Chính trị.
Ngoài quy định chung này, Bộ Chính trị yêu cầu khi xây dựng quy hoạch phải lấy chất lượng là chính, không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn. Đồng thời phấn đấu có cơ cấu hợp lý giữa ba độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa vững chắc, phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ cấp cao.
Một trong những điểm mới của quy trình lần này so với trước đây là Trung ương đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng và các cơ quan tham mưu, hạn chế được tình trạng bấy lâu nay chúng ta vẫn còn “vướng” trong xử lý cán bộ vi phạm là khó quy trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức giới thiệu, bổ nhiệm.
Cụ thể, về cơ bản, lần quy hoạch này vẫn như các khóa trước, xác định với quy hoạch Trung ương có ba nhóm đối tượng: dưới 55, dưới 50 và dưới 45 theo mốc tháng 1-2021 (thời điểm dự kiến bắt đầu nhiệm kỳ Đại hội khóa 13).
Với độ tuổi dưới 55, người được xem xét đưa vào quy hoạch là Bí thư, Phó Bí thư các tỉnh, thành, Thứ trưởng và tương đương... Số này phải đang là người đứng đầu hoặc đã được quy hoạch vào chức vụ người đứng đầu ở nhiệm kỳ 2021-2026 và phải là cấp ủy viên nơi đang công tác.
Nhân sự dưới 50 tuổi thì chức vụ hiện hành có thể thấp hơn so với nhóm trên. Cụ thể như Bí thư huyện ủy, Giám đốc sở, ngành và tương đương, thường trực HĐND, thường trực UBND, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương ở các cơ quan Trung ương. Số này cũng phải đang được quy hoạch chức danh người đứng đầu cấp tỉnh hoặc đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cũng đang là cấp ủy viên nơi công tác.
Nhóm dưới 45 tuổi thì không yêu cầu phải giữ chức vụ như hai nhóm trên, nhưng cũng phải nằm trong diện được giới thiệu vào các chức danh do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (Phó bí thư Tỉnh ủy, Thứ trưởng và tương đương).
Các ứng viên trẻ này phải được đánh giá là có phẩm chất, năng lực, thành tích công tác nổi trội, qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực lãnh đạo, quản lý. Đây là diện cán bộ tạo nguồn cho các khóa tiếp theo, có thể tham gia dự khuyết Trung ương.
Coi trọng tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị và sự gương mẫu
Trao đổi với báo chí về quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khóa 13 nhân hội nghị Trung ương 9, khóa 12, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh việc coi trọng tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, sự gương mẫu của bản thân và gia đình cán bộ. Năng lực công tác gắn với kết quả công tác, sản phẩm cụ thể ở lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.
Nhân sự được quy hoạch cũng cần có hoài bão, khát vọng đổi mới, vì sự phát triển đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
Ông Nguyễn Thanh Bình cũng khẳng định: Giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ trong xem xét, quyết định nhân sự quy hoạch, không vì số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn. Không để lọt những người có một trong những hạn chế khuyết điểm sau vào quy hoạch cấp chiến lược: những người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hoá; cơ hội chính trị; xu nịnh, chạy chức, chạy quyền, tham vọng cá nhân, không trong sáng; bản thân và gia đình không gương mẫu chấp hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước...
Tại hội nghị Trung ương 9 khóa 12, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát đối với những cán bộ đã được đưa vào quy hoạch, nếu phát hiện có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì phải kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch.
Theo Tổng bí thư, quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026 chưa phải là "làm nhân sự" cụ thể cho nhiệm kỳ tới, nhưng là một bước chuẩn bị rất quan trọng, là cơ sở cho công tác nhân sự Ban Chấp hành nhiệm kỳ 13 của Đảng. Tinh thần là phải làm từng bước, từng việc, chắc chắn, chặt chẽ; quy hoạch xong Ban Chấp hành Trung ương, mới làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sau đó mới đến các chức danh chủ chốt.
Việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược được thực hiện lần đầu từ khoá 11. Qua tổng kết, rút kinh nghiệm cách làm của khoá 11, Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 khẳng định phải tiếp tục làm và làm một cách căn cơ, bài bản, chặt chẽ hơn.
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
- Tổng bí thư chủ trì họp Bộ Chính trị, phê duyệt quy hoạch TƯ khoá 13
- Nhân sự khóa mới gắn với chủ trương bố trí bí thư cấp ủy không là người địa phương
- Nhân sự khóa 13: Nghiêm cấm tìm cách nâng người này, hạ người kia
- Nhân sự khóa mới: Thực hiện lộ trình bí thư không phải người địa phương (TP 26-6-2019)
NHÂN SỰ KHÓA MỚI: THỰC HIỆN LỘ TRÌNH BÍ THƯ KHÔNG PHẢI NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG
TPO 26-6-2019
TPO - Căn cứ Nghị quyết Trung ương 7 khoá XII, Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp uỷ cấp tỉnh không là người địa phương theo lộ trình, phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.
Điều động nếu chưa chuẩn bị được nhân sự tại chỗ
Liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp uỷ, Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị nhấn mạnh, việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự cấp uỷ khoá mới phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và tiêu chuẩn cán bộ nêu tại Quy định số 89-QĐ/TW, Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị khoá XII.
“Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp uỷ khoá mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm";
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế, quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, tiêu chuẩn chính trị và những điều đảng viên không được làm; quan liêu, cửa quyền, thiếu gắn bó mật thiết với nhân dân; bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng tới uy tín cơ quan, đơn vị, bản thân cán bộ; kết quả thực hiện nhiệm vụ không cao”, Chỉ thị 35 nêu rõ.
Về độ tuổi, những người lần đầu tham gia cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nói chung, phải đủ tuổi công tác từ 2 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất cũng trọn 1 nhiệm kỳ. Những người được giới thiệu tái cử phải đủ tuổi công tác trọn 1 nhiệm kỳ, ít nhất phải còn đủ tuổi công tác từ 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng trở lên). Riêng đối với Uỷ viên Trung ương Đảng sẽ do Bộ Chính trị nghiên cứu, xem xét, trình Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Về cơ cấu, số lượng cấp uỷ, cơ bản bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ đối với những địa bàn, lĩnh vực quan trọng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn; thực hiện chủ trương không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp uỷ; đồng thời, thống nhất quy định một số chức danh cụ thể có cơ cấu ban thường vụ, số cơ cấu còn lại do cấp uỷ quyết định theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và khả năng đáp ứng của cán bộ.
“Kết hợp hài hoà, chặt chẽ, hiệu quả việc chuẩn bị nhân sự tại chỗ với điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ từ nơi khác đến. Các địa phương và ngành có cơ cấu cấp uỷ viên, nhưng chưa chuẩn bị được nhân sự tại chỗ thì cấp uỷ cấp trên điều động người đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị từ nơi khác đến hoặc xem xét bổ sung sau đại hội”, Chỉ thị 35 nêu rõ.
Một người không giữ quá hai chức danh chủ chốt
Cùng với đó, lần này sẽ cơ bản thực hiện bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp. Thực hiện bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Uỷ ban nhân dân ở cấp huyện, cấp xã đối với những nơi có đủ điều kiện. Mỗi thường trực cấp uỷ cấp tỉnh không giữ quá 2 chức danh trong các chức danh chủ chốt: Bí thư, phó bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
Căn cứ Nghị quyết Trung ương 7 khoá XII, Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp uỷ cấp tỉnh không là người địa phương theo lộ trình, phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương; cấp uỷ cấp tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch để đến năm 2025 cơ bản hoàn thành ở cấp huyện; khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác.
Chỉ thị 35 đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt tỉ lệ cấp uỷ viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ; tỉ lệ cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi đối với cấp tỉnh, cấp huyện) từ 10% trở lên; tỉ lệ cấp uỷ viên là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Cấp uỷ các cấp, nhất là người đứng đầu phải chủ động và có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, đánh giá để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số vào các chức danh có cơ cấu tham gia cấp uỷ khoá mới; đồng thời, có giải pháp hiệu quả chuẩn bị nguồn cán bộ cả trước mắt và lâu dài.
Cấp uỷ các cấp đổi mới không dưới 1/3 tổng số cấp uỷ viên mỗi nhiệm kỳ và thực hiện cơ cấu ba độ tuổi trong cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và phấn đấu ba độ tuổi trong thường trực cấp uỷ. Vào đầu nhiệm kỳ, nơi nào chưa chuẩn bị đủ số lượng, cơ cấu thì phải khẩn trương, nghiêm túc chuẩn bị nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bổ sung, thay thế trong nhiệm kỳ bảo đảm đủ cơ cấu, tỉ lệ theo đúng quy định.
Đối với cơ cấu cấp uỷ, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và việc đổi mới cấp uỷ trong lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và một số đơn vị đặc thù sẽ có hướng dẫn riêng.
NĂM KHUYẾT TẬT KHÔNG THỂ KHẮC PHỤC CỦA QUY HOẠCH CÁN BỘ
NGUYỄN NGỌC CHU / BVN 24-6-2019
Quy hoạch thái tử để trở thành vua còn khắt khe hơn nhiều so với Quy hoạch cán bộ. Nhưng lịch sử nhân loại đã chỉ ra, mọi quy hoạch thái tử để trở thành hoàng đế chỉ đẻ ra, hoặc những ông vua thủ cựu giáo điều - đó là trường hợp may mắn số ít, còn đa phần tệ hại hơn, là những u vương phá hoại bạo tàn.
Bộ Chính trị (BCT) vừa phê duyệt Quy hoạch 250 nhân sự (21/6/2019) cho Ban chấp hành Trung ương (BCHTƯ) khóa 2021 – 2026. Có nghĩa là bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước giai đoạn 2021 -2022, về cơ bản, sẽ cấu thành từ 250 nhân sự này.
Ba câu hỏi hiển nhiên đặt ra là:
1. BCT khóa XI cũng đã duyệt Quy hoạch cán bộ cho BCHTƯ khóa XII (hiện nay), tại sao lại để những tội phạm như ông Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Văn Minh… và hàng chục kẻ khác lọt vào BCHTƯ?
2. Ai đảm bảo rằng trong số 250 cán bộ được quy hoạch lần này sẽ không có những “Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Truấn, Trần Văn Minh… mới”?
3. Làm cách nào để những người thực sự tài giỏi sẽ lãnh đạo đất nước trong giai đoạn 2021 -2026 và làm cách nào để những kẻ tương tự như Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Văn Minh… không thể lọt vào bộ máy lãnh đạo Nhà nước?
Bài viết ngắn dưới đây đưa ra câu trả lời vắn tắt cho cả 3 câu hỏi trên, ngõ hầu có giúp ích được phần nào cho những ai trong hàng ngũ lãnh đạo muốn đất nước giàu mạnh!
I. CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN
Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch.
Ai chạy Quy hoạch?
Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch.
Chạy ai?
Chạy người có quyền Quy hoạch.
Vì thế, muốn chống chạy chức chạy quyền thì chống trong nhóm những người có quyền Quy hoạch là quan trọng nhất, sau đó mới đến chống những người chạy Quy hoạch.
II. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÀ PHƯƠNG PHÁP CẢM TÍNH
Trong toán học có lĩnh vực Quy hoạch toán học. Quy hoạch toán học đề xuất các phương pháp tìm ra lời giải tối ưu cho các bài toán được biểu diễn dưới dạng mô hình toán học. Mô hình toán học có hàm mục tiêu cần phải cực đại hóa (hay cực tiểu hóa) trên một miền ràng buộc – biểu diễn bằng các phương trình toán học. Hàm mục tiêu và các ràng buộc của bài toán Quy hoạch toán học là các biểu thức toán học cụ thể, đo, đếm, định lượng được.
Ngược lại, Quy hoạch cán bộ là lĩnh vực không thể biểu diễn một cách định lượng. Không có hàm mục tiêu định lượng. Không có ràng buộc định lượng. Nên không có phương pháp giải mang tính khoa học cho Quy hoạch cán bộ.
Trên thực tế, Quy hoạch cán bộ (chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc hiện nay) được quyết định bằng cảm tính của người Quy hoạch. Cảm tính của người Quy hoạch, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào trí tuệ, nhãn quan của người Quy hoạch, và chịu tác động mạnh mẽ của các tham số xã hội - đó là quyền lực, vật chất, và quan hệ… thâu tóm trong hai từ quyền lợi.
III. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÀ PHƯƠNG THỨC GIÁO ĐIỀU
Bao năm nay, hết nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, hết khóa này qua khóa khác, vẫn áp dụng rập khuôn phương thức Quy hoạch cán bộ. Bảo thủ, giáo điều là vẫn những tổ chức ấy và những vẫn quy trình ấy. Không đổi mới được vì thực sự không biết cách nào mà đổi mới, do không có cơ sở khoa học.
IV. QUY HOẠCH CÁN BỘ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ THAM NHŨNG QUYỀN LỰC
1. Những cán bộ thuộc diện lớp bị Quy hoạch mà ngay thẳng – không luồn cúi, không xu nịnh, không chạy Quy hoạch - thì chắc chắn không bao giờ lọt vào nhóm được Quy hoạch.
2. Có ít người được quyền Quy hoạch, do không tham vật chất, nên có thể không thuộc đích chạy Quy hoạch bằng vật chất. Ngược lại, họ bị chạy Quy hoạch bằng những tham số khác ngoài vật chất mà họ không nhận thấy. Chẳng hạn giả vờ liêm khiết, giả vờ tận tụy, giả vờ tình cảm, nhanh nhảu đoán ý cấp trên để tỏ ra thông minh… Từ đó dẫn đến Quy hoạch nhầm do giới hạn về năng lực.
3. Còn lại đa số người có quyền Quy hoạch không tránh được chạy Quy hoạch.
4. Hơn thế nữa, sẽ có những kẻ lợi dụng uy quyền Quy hoạch cán bộ để tham nhũng quyền lực, mưu lợi riêng cho cá nhân và phe nhóm của mình. Điều này đã được minh chứng quá rõ ràng thời cựu TT Nguyễn Tấn Dũng mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải lao tâm khổ tứ đến nghẹn ngào trong bế mạc Hội nghị TƯ 6 khóa 11 ngày 15/10/2012.
5. Lịch sử công tác Quy hoạch cán bộ của ĐCSVN từ những năm 60 thế kỷ 20 lại đây cho thấy, quyền lực chỉ tập trung vào tay vài người có quyền quy hoạch cán bộ. Và chính cơ chế đã biến họ trở thành những người tham nhũng quyền lực.
V. QUY HOẠCH CÁN BỘ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ BẢO KÊ QUYỀN LỰC
Quy hoạch cán bộ là quyền chỉ của một số ít người. Quyền được Quy hoạch là quyền cho người khác thăng chức.
Dẫu Quy hoạch cán bộ là việc làm tập thể, thì vẫn có chức vụ cao thấp trong tập thể đó. Chức vụ cao nhất sẽ có quyền to nhất. Nên tuy là tập thể, nhưng quyền Quy hoạch cán bộ của các cá nhân trong tập thể đó rất khác nhau.
Bởi thế, duy trì quyền Quy hoạch cán bộ của một thiểu số là dành riêng quyền lực cho thiểu số đó. Nói một cách khác, duy trì quyền Quy hoạch cán bộ - cá nhân hay tập thể, mức độ này hay mức độ khác, đều sẽ bị lợi dụng thành phương tiện bảo kê quyền lực.
VI. ĐỀ XUẤT
Trên đây đã nêu ra những khuyết tật không thể khắc phục của Quy hoạch cán bộ. Muốn vượt qua thì không phải sửa chữa, mà phải xóa bỏ.
Lịch sử Quy hoạch cán bộ của ĐCS VN không chỉ ra được một khuôn mặt nào xuất sắc. Ngược lại, chỉ thấy xuất hiện hàng loạt những kẻ phá hoại đến mức tội phạm phải ngồi tù mà không thể liệt kê hết ra đây.
Phương thức mang tính khoa học để lựa chọn cán bộ chính là cạnh tranh số đông, chứ không thể là quy hoạch – bằng tính chủ quan của một cá nhân hay một thiểu số nhóm người.
Quy hoạch thái tử để trở thành vua còn khắt khe hơn nhiều so với Quy hoạch cán bộ. Nhưng lịch sử nhân loại đã chỉ ra, mọi quy hoạch thái tử để trở thành hoàng đế chỉ đẻ ra, hoặc những ông vua thủ cựu giáo điều - đó là trường hợp may mắn số ít, còn đa phần tệ hại hơn, là những u vương phá hoại bạo tàn.
Chỉ có cạnh tranh sống còn giữa số đông mới tôi luyện ra những lãnh đạo kiệt xuất. Lịch sử nhân loại đã minh chứng điều đó qua những bậc lập quốc.
Lãnh đạo không thể quy hoạch. Đi ngược với tiến bộ nhân loại là làm chậm bước tiến của Dân tộc.
N.N.C.Nguồn: https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/1655748711225219
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét