ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Vấn đề hợp tác khai thác nguồn lợi trong Vịnh Bắc Bộ (GD 15/6/2019)-Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị chia lửa, chiến đấu cơ Nga ào ạt không kích phiến quân Syria (VNN 15/6/2019)-Một số ghi chép về cuộc biểu tình ngày 12 tháng 06 của người Hồng Kông (BVN 15/6/2019)-Kiều Phong-Trung Quốc giương oai doạ dẫm, Donald Trump 1 lời cứng rắn(VNN 14/6/2019)- Ít kỳ vọng cho cuộc gặp Donald Trump - Tập Cận Bình tại G20 (KTSG 13/6/2019)-Hồng Kông khủng hoảng, vì sao? (KTSG 13/9/2019)-Tàu chiến Mỹ, Nhật tập trận rầm rộ ở Biển Đông (VNN 13/6/2019)-Những người Trung Hoa dưới 30 tuổi hãy gội đầu cho tỉnh ngủ, chuẩn bị sống những ngày khốn khổ (Bài 1) (BVN 13/6/2019)-Cao Thiện Văn- Mỹ-Trung tung đòn hiểm, thế giới rơi cảnh hỗn loạn (VNN 12/6/2019)-Ông Trump bất ngờ nhận thư của Kim Jong Un (VNN 12/6/2019)-
- Trong nước: Đại biểu ấn tượng với ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo phục vụ kỳ họp thứ 7 (GD 15/6/2019)-Chưa có đề xuất nào về Luật hóa vận động hành lang khi xây dựng chính sách (GD 14/6/2019)-Quốc hội thông qua Luật Giáo dục sửa đổi (GD 14/6/2019)-Hôm nay, Quốc hội thông qua dự án Luật quan trọng bậc nhất trong giáo dục (GD 14/6/2019)-Từ đầu 2020, uống rượu bia khi lái xe là phạm pháp (KTSG 14/6/2019)-Xử kín cựu viện phó Nguyễn Hữu Linh dâm ô trẻ em (VNN 14/6/2019)-Làn sóng phản đối nhà đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam và yêu cầu bạch hóa các thỏa thuận giữa Bắc Kinh – Hà Nội (BVN 14/6/2019)-Nguyễn Hồng Phúc-Danh sách đoàn thanh tra Bộ Xây dựng vòi tiền ở Vĩnh Phúc (VNN 14-6-19)-Tiết lộ 'mức giá' đoàn thanh tra Bộ Xây dựng vòi tại Vĩnh Phúc (VNN 15/6/2019)-Thành lũy đại gia trên đầu dân: Rõ chuyện 3 tỷ đồng... (ĐV 14-6-19)-118 văn nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam kiến nghị không để Trung Quốc đầu tư và thầu làm đường cao tốc Bắc Nam (BVN 13/6/2019)
- Kinh tế: Thủ tướng: "Sự thành công của VinFast có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế" (GD 15/6/2019)-Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn của nhà đầu tư (GD 15/6/2019)-Thế hệ thuốc mới hứa hẹn thay thế hóa trị trong điều trị ung thư (KTSG 15/6/2019)-Xung đột Mỹ - Trung Xáo động các chuỗi cung ứng (KTSG 15/6/2019)-Thương mại điện tử: Cuộc chơi đến hồi gay cấn (KTSG 14/6/2019)-Giá trị tranh chấp thương mại Việt Nam với Trung Quốc gấp 179 lần so với Mỹ (KTSG 14/6/2019)-Huế, Đà Nẵng "gặp khó" khi khách Hàn Quốc sụt giảm (KTSG 14/6/2019)-Các đội quân “giải cứu” thức ăn thừa ở Singapore (KTSG 14/6/2019)- Ông Trần Ngọc Hà bị miễn nhiệm làm người đại diện vốn nhà nước tại VEAM (KTSG 14/6/2019)-VEAM làm ăn ra sao dưới thời ông Trần Ngọc Hà (KTSG 14/6/2019)-Giá dầu “co giật” khi 2 tàu dầu bị tấn công ngoài khơi Iran (KTSG 14/6/2019)-300 mặt hàng vào diện giảm thuế CPTPP rất sâu (KTSG 14/6/2019)-Căng thẳng chính trị leo thang kéo giá vàng đi lên (KTSG 14/6/2019)-Tránh “vỏ dưa” trước (KTSG 14/6/2019)-chuyện Mexico-Phí chia tay bằng... bữa ăn sáng làm dân du lịch "sôi sục" (KTSG 14/6/2019)-Thu ‘phí chia tay’ 5 USD: Đề xuất quá lạ! (PLTP 14-6-19)-Đại biểu Quốc hội cần được tiếp sức (KTSG 14/6/2019)-“Tháo chạy” khỏi cây lúa (KTSG 14/6/2019)-
- Giáo dục: Thu tiền học thăng hạng giáo viên là vi phạm Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT (GD 15/6/2019)-Hàng loạt cán bộ nhắm mắt ký bừa nhưng thoát tội? (GD 15/6/2019)-Học tiếng Anh từ tiểu học đến đại học, giáo viên vẫn phải bỏ tiền mua chứng chỉ (GD 15/6/2019)-Chứng chỉ giữ hạng của giáo viên học 1 ngày là có, sao thu nhiều tiền thế? (GD 15/6/2019)-Bông hoa tươi thắm mọc lên từ sau bom đạn chiến tranh chống Mỹ (GD 15/6/2019)-Tới đây, vai trò hội đồng quản trị các trường tư thục sẽ chấm hết (GD 15/6/2019)-Danh sách 28 ủy viên Hội đồng giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 (GD 15/6/2019)-Hơn 1.130 thí sinh thi tuyển vào Trường Trung học phổ thông chuyên Hạ Long (GD 15/6/2019)-Từ nam sinh học kém bứt phá đạt huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Âu (GD 15/6/2019)-Hải Dương công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 (GD 15/10/2019)-Hà Nội công bố phổ điểm thi lớp 10 (GD 14/6/2019)-
- Phản biện: Sức dân là... chùm khế ngọt (GD 15/6/2019)-Xuân Dương-Thu hút kiều dân trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ: Lý luận chung, thực tiễn Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam (viet-studies 15-6-19)-Phạm Mạnh Hùng (LA TS)-Quan thanh tra xây dựng bị tạm giữ và đô thị bị băm nát (TVN 15/6/2019)-Nguyễn Huy Viện-Môi trường làm ăn ở Việt Nam đầy bất trắc (BVN 15/6/2019)-Thảo Vy-Thu phí “chia tay”: xóa sạch quan liêu? (BVN 15/6/2019)-Nguyễn Hiền-Đừng để nhân dân phải xuống đường cứu Quốc hội lần thứ 3 (GD 15/6/2019)-Mạc Văn Trang-Biện hộ cho BS Hoàng Công Lương TÔI CHƯA TIN 3 điều (BVN 15/6/2019)-GS Nguyễn Ngọc Lanh-Bloomberg cảnh báo: Trung Quốc sẽ bị vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử? (BVN 14/6/2019)-Nhất Tuệ-Đổi mới chính trị để hòa giải dân tộc (BVN 14/6/2019)-Nguyễn Quang Duy-Chiến lược nào cho Việt Nam giữ yên biển?(BVN 14/6/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Trung Quốc đứng sau dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?(BVN 13/9/2019)-Diễm Thi/RFA-Đại biểu của ai và Quốc hội vì ai? (BVN 13/6/2019)-Lê Xuân Thọ-Vì sao nhóm lợi ích giao thông cắm mặt tăng phí BOT? (BVN 13/6/2019)-Phạm chí Dũng-Ngoại giao đa phương, hóa thù thành bạn là lẽ sống (BVN 12/6/2019)- Chu Mộng Long- Rác phát ngôn (GD 12/6/2019)-Xuân Dương-Những ai băm nát quy hoạch Thủ đô? (TVN 12/6/2019)-Nguyễn Huy Viện-CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG (BVN 12/6/2019)-Phan Dương Hiệu-Tăng phí BOT sẽ khiến bùng nổ phản kháng và biểu tình? (BVN 12/6/2019)-Thường Sơn-Biểu tình Tháng 6/2018 - nhân tố quyết định việc hoãn không thời hạn Luật Đặc khu (BVN 12/6/2019)-Nguyễn Tường Thụy-EU đã chuyển từ mềm mỏng sang cứng rắn ra sao với chính thể độc tài ở VN? (BVN 12/6/2019)-Thường Sơn-Vì sao Tổng liên đoàn lao động VN trả thù đê tiện ĐH Tôn Đức Thắng? (BVN 12/6/2019)-Minh Quân-
- Thư giãn: Làng tỷ phú chân đất, ở biệt thự sang, đi xế hộp xịn buôn ô tô khắp Đông Dương (VNN 15/6/2019)- Xem cầy mangut trừng trị rắn hổ mang chúa (VNN 14/6/2019)-Vì sao bác sĩ Chiêm Quốc Thái bị vợ thuê giang hồ truy sát? (NdT 10-6-19)-Chuyện rắn ở Nam bộ và huyền thoại về “rắn thần” (NTD 10-6-19)
ĐẠI BIỂU CỦA AI VÀ QUỐC HỘI VÌ AI ?
LÊ XUÂN THỌ/ BVN 13-6-2019
Trước khi bước vào kỳ họp Quốc hội lần này, tôi và có lẽ đại đa số chúng ta không trông mong nhiều ở Đại biểu sau những kỳ họp Quốc hội trước. Song, với những gì diễn ra vừa rồi, không ngờ “chất lượng” của Đại biểu xuống thấp trầm trọng như vậy.
Cả những vị cầm trịch họp Quốc hội, hay chịu trách nhiệm giải trình những vấn đề “nóng” trước Quốc hội, cũng chỉ mang lại cái lắc đầu ngao ngán cho cử tri!
Lần giở lại, và bắt đầu bằng câu chuyện tăng giá điện. Khi Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đọc thơ, nói không ngờ hình thái thời tiết năm nay có nhiều biến đổi, làm cho Chính phủ không tài nào dự báo được hoa sữa sẽ nở vào tháng 5. Vậy thì, làm sao chắc chắn Việt Nam sẽ hoá rồng vào năm 2045?
Đến Luật phòng chống tác hại rượu bia, trong đó có vấn đề “đã uống rượu bia thì không lái xe”. Đại Biểu Dương Trung Quốc lại đứng giữa nghị trường phất cao ngọn cờ bảo vệ ngành bia rượu. Ở lần lấy ý kiến đại biểu về luật này vào chiều ngày 3.6, chỉ có 214 đại biểu đồng ý, 212 đại biểu không đồng ý và 15 đại biểu không có ý kiến.
Với kết quả không quá bán, luật không được thông qua. Uớc gì quốc hội công khai danh tính đại biểu trong việc lấy ý kiến, để dân biết đâu là đại biểu của dân và đâu là đại biểu của bia rượu.
Đau đớn hơn, khi ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký quốc hội, nói không thể lobby gần 500 đại biểu. Khi dân thừa hiểu, doanh nghiệp bia rượu chỉ cần lobby khoảng 220 đại biểu là đủ.
Vừa mới đây, là đại biểu Nguyễn Quốc Hưng, cho rằng cần xem xét thu khoản “phí chia tay” 3 – 5USD đối với công dân cho mỗi lần xuất cảnh. Với đề xuất muốn hút máu dân của ông Hưng, tôi chắc chắn một điều rằng ông không đại diện cho dân!
Ảnh minh họa. Nguồn: Lê Xuân Thọ
Trước đó nữa, vào ngày 4.6, lúc Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhận chất vấn của đại biểu Lê Thanh Vân về vụ phân bón Thuận Phong, qua hai khóa Quốc hội, đã nhiều lần đặt câu hỏi, nhưng đến nay chưa xử lý, thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ngắt lời tướng Tô Lâm.
Ở vụ phân bón Thuận Phong, nhiều quan chức cao nhất và các cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ đã khẳng định, vụ này đủ dấu hiệu truy cứu trách nhiệm về hành vi “sản xuất, buôn bán phân bón giả”, nhưng cù nhầy mấy năm nay vẫn chưa khởi tố vụ án hình sự.
Vậy mà, với tư cách Chủ tịch Quốc hội, bà Ngân đã ngắt lời tướng Lâm, không cho tướng Lâm nói về vụ Thuận Phong. Như thế thì, Quốc hội có còn vì dân?
Và, dù biết là dư thừa, nhưng vẫn phải hỏi điều chua chát, là Đại biểu của ai và Quốc hội vì ai?
L.X.T.Nguồn: FB Lê Xuân Thọ
PHÍ CHIA TAY BẰNG ...BỮA ĂN SÁNG LÀM DÂN DU LỊCH 'SÔI SỤC'
ĐÀO LOAN/TBKTSG 14-6-2018
(TBKTSG Online) - Đề xuất mỗi công dân ra nước ngoài phải đóng "phí chia tay" khoảng 3-5 đô la Mỹ của đại biểu quốc hội Lê Quốc Hưng (Hà Nội) đang làm cả doanh nghiệp lẫn những người đi du lịch phản ứng gay gắt, cho rằng không hợp lý dù mức phí đó không lớn, có thể chỉ bằng bữa sáng như trao đổi của đại biểu này với một số cơ quan truyền thông.
Khách tìm hiểu thông tin tại một gian hàng giới thiệu du lịch tại hội chợ ở TPHCM. Ảnh: Đào Loan
Đề xuất trên được đưa ra vào hôm qua (12-6) tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Theo ông Hưng, một số nước như Nhật Bản cũng đã áp dụng loại phí tương tự. Tiền thu được có thể trích cho các cơ quan ngoại giao để có kinh phí bảo hộ, hỗ trợ công dân khi ra nước ngoài. Phần khác giúp cơ quan xuất nhập cảnh đầu tư máy móc... để cho việc xuất nhập cảnh cho công dân được tốt hơn. Thêm vào đó, một phần của nguồn thu này cũng có thể cho vào quỹ xúc tiến phát triển du lịch, giúp quảng bá và đẩy mạnh sự phát triển của du lịch.
Đề xuất này được nhiều người cho là không hợp lý. Thậm chí, Hiệp hội Du lịch TPHCM cho biết đã gặp gỡ một số cơ quan truyền thông vào ngày hôm nay (14-6) để đưa ra ý kiến phản hồi chính thức từ hiệp hội về đề xuất được cho là không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp lẫn người dân, trong đó có cả du khách đi du lịch nước ngoài.
"Hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài thì nhà nước đã dùng tiền thuế rồi nên không thể bắt người dân đóng thêm phí," Nguyễn Nhật Hạnh, một kế toán ở Bình Dương, người thường đi du lịch nói.
Theo cô, việc thu khoản phí này để đầu tư cho máy móc cho cơ quan xuất nhập cảnh cũng không hợp lý vì máy móc phục vụ phục vụ cả xuất cảnh lẫn nhập cảnh nên không thể chỉ bắt mình người Việt đóng tiền. Chuyện góp kinh phí quảng bá du lịch cũng vậy, quảng bá hình ảnh du lịch ra bên ngoài để kéo du khách đến là chuyện của nhà nước, không thể bắt người dân phải chi tiền.
Nhiều người cho rằng, tuy khoản phí được đề xuất ít, khoảng 3-5 đô la Mỹ nhưng với những người phải đi nước ngoài thường xuyên vì công việc thì khoản chi phí đội thêm sẽ không nhỏ.
"Một năm tôi đi công tác hàng chục chuyến, làm việc cho công ty, nếu thu thì tôi phải đóng đến vài trăm đô la mà không được gì, rất phi lý" Lưu Thị Minh Châm, làm việc cho một công ty sản xuất gạch nói.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành, đại diện hiệp hội du lịch cũng không ủng hộ đề xuất trên.
Bà Nguyễn Thị Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM cho rằng, nhìn dưới góc độ du lịch thì khi người dân ra nước ngoài là đã mang lại lợi ích kinh tế cho ngành du lịch nên cần được hỗ trợ để có chuyến đi vui vẻ, an toàn chứ không phải là bắt đóng phí.
"Họ có đi thì doanh nghiệp mới bán được tour, vé máy bay, dịch vụ... và đóng thuế cho nhà nước. Cái cần hiện nay là những quy định, chế tài để bảo vệ quyền lợi cho người dân," bà nói.
Có ý kiến cho rằng, tuy số lượng người đi nước ngoài đang tăng cao. Theo số liệu công bố mới nhất lên đến gần 10 triệu lượt nhưng rất nhiều trong đó là những người đi lao động, người qua lại mua bán ở các cửa khẩu, đi học... do đó việc tính thu "phí chia tay" đương nhiên sẽ gây bức xúc.
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Đã Nẵng, cũng có ý kiến tương tự. "Người dân đi nước ngoài thì nơi đến mới cần phải chỉnh trang để nâng chất lượng dịch vụ chứ đâu phải là điểm đến Việt Nam. Họ không được hưởng phúc lợi mà phải đóng phí thì không hợp lý," ông nói.
Theo đó, việc bảo hộ công dân là trách nhiệm của chính phủ cho nên cũng không thể bắt người dân góp tiền vào. Một bộ luật liên quan là Luật Du lịch cũng có những quy định buộc doanh nghiệp lữ hành đưa khách đi nước ngoài phải ký quỹ, mua bảo hiểm để phòng khi bất trắc. Để tránh những tai nạn đáng tiếc cho công dân thì nên siết chặt việc thực hiện những quy định này thay vì nghĩ đến việc thu tiền thêm từ khách.
Tuy nhiên, để nhà nước có nguồn thu để tái đầu tư lại cho du lịch, môi trường, an ninh... doanh nhân này gợi ý cách thu "thuế thành phố" (city tax) như nhiều nước ở châu Âu đang thực hiện. Khi đặt khách sạn, ngoài tiền thuê phòng, khách phải trả thêm vài đô la Mỹ cho city tax. Khách sạn thu hộ thành phố và sẽ chuyển lại để thành phố chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường, an ninh, trồng cây xanh... nhằm cải thiện chất lượng điểm đến.
"Du khách được hưởng phúc lợi xã hội ở nơi đó thì việc phải đóng phí sẽ thuyết phục hơn," ông nói.
Theo ông, để bảo vệ người dân đi nước ngoài, trong đó có khách du lịch thì nhà nước nên quản lý chặt chẽ hơn việc mua bảo hiểm cho nước ngoài, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan lãnh sự để kịp thời bảo hộ công dân, tuyên truyền rộng rãi hơn để dân biết những nơi họ có thể liên hệ để ứng cứu khi gặp sự cố...
Thêm vào đó, việc cho rằng nhà nước quá thiếu kinh phí để thực hiện các hoạt động kể trên cũng chưa thuyết phục. Hiện đang có một nguồn ngân quỹ rất lớn từ nguồn ký quỹ của các công ty tổ chức tour cho người Việt ra nước ngoài ký quỹ trong ngân hàng chưa được sử dụng. Nếu có quy định rõ ràng, chặt chẽ việc sử dụng quỹ thì khi cần sẽ có nguồn quỹ lớn để dùng.
Theo Luật Du lịch, một trong những điều kiện để doanh nghiệp tổ chức tour đưa người Việt ra nước ngoài (outbound) phải ký quỹ 500 triệu đồng tại ngân hàng. Hiện cả nước có khoảng 2000 công ty du lịch có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Phần lớn trong đó có kinh doanh outbound, tức là phải ký quỹ nhưng quỹ chưa được sử dụng dù đã xảy ra những trường hợp công ty du lịch bỏ rơi khách ở nước ngoài.
Nhật Bản thu "phí chia tay" ra sao?
Theo Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO), từ tháng đầu tháng 1-2019, du khách đến Nhật Bản, trừ trẻ em dưới hai tuổi phải đóng thuế xuất cảnh (nhiều người còn gọi là thuế chia tay, thuế du lịch quốc tế - international tax) 1.000 yên. Loại thuế này được tích hợp vào giá vé máy bay hoặc hành trình quốc tế, không phải trả thêm tiền khi khởi hành từ Nhật Bản.
Doanh thu từ thuế du lịch quốc tế sẽ được phân bổ cho ba lĩnh vực là tạo môi trường du lịch thoải mái hơn, không căng thẳng; nâng cao chất lượng truy cập vào thông tin về các điểm tham quan và phát triển tài nguyên du lịch, tận dụng các tài sản văn hóa và tự nhiên độc đáo của các khu vực tương ứng.
|
- Hàn Quốc dừng cấp visa 5 năm với người tạm trú
- Vietravel Airlines kỳ vọng cất cánh trong 18 tháng tới
- Gần 10 triệu người Việt đi du lịch nước ngoài trong năm ngoái
THU 'PHÍ CHIA TAY' 5 USD: ĐỀ XUẤT QUÁ LẠ !
PHONG ĐIỀN/ PL 14-6-2019
Ngày 12-6, đại diện nhiều công ty du học, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cho rằng đề xuất “phí chia tay” 3-5 USD mà đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đưa ra tại Quốc hội là đề xuất phản cảm, tác động đến đối tượng lao động nghèo và du học sinh. Cả hai đối tượng này hiện chiếm khá đông trong tỉ lệ người Việt xuất ngoại.
Phí chồng phí với lao động nghèo
Lãnh đạo một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại TP.HCM cho biết người lao động trước khi xuất ngoại đã chịu nhiều chi phí như phí môi giới, học nghề, học tiếng và mục đích cao nhất của họ là tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập. Đề xuất thu phí họ khác nào phí chồng phí.
Bà Dương Thị Thu Cúc, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Quốc tế Sài Gòn (Saigon Inserco), hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ngoài nước, thẳng thắn nêu quan điểm: Đối với du học sinh còn phụ thuộc gia đình, thậm chí có nhiều em phải vay mượn để đi học, cớ sao lại bắt các em đóng loại phí này? Còn với đối tượng xuất khẩu lao động đa phần là hộ nghèo, cận nghèo, chi phí học tiếng, nghề, định hướng… trước khi xuất cảnh hầu như đều vay mượn từ ngân hàng, người thân. Thêm nữa, yêu cầu đóng trước khi xuất cảnh trong khi họ chưa đi làm để có tiền là rất bất hợp lý.
Theo bà Cúc, người xuất khẩu lao động sau thời gian làm việc mới có thể trang trải chi phí, trả nợ, sau đó mới dành dụm gửi tiền về hỗ trợ gia đình.
Lẽ ra nên khuyến khích họ thay vì tính toán kiểu “tận thu” sẽ tạo hiệu ứng không tốt đối với lao động nghèo, cận nghèo đi làm việc ở các nước mang ngoại tệ, kiến thức, kỹ năng về phục vụ đất nước.
Đồng quan điểm, ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), với tư cách cá nhân cho rằng đề xuất phí này là không cần thiết bởi người lao động trước khi xuất ngoại đã đóng các loại phí môi giới, đóng vào quỹ hỗ trợ việc làm nước ngoài rồi. Như vậy trong trường hợp người lao động có gặp rủi ro, bệnh tật thì họ đã được hỗ trợ một phần. Chưa kể đây là bộ phận lao động khó kiếm việc làm trong nước nên phải ra nước ngoài bươn chải kiếm việc, cải thiện thu nhập. Khoản “phí chia tay” 3-5 USD tuy không lớn nhưng cũng là gánh nặng cho người lao động.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước lại là đối tượng trong tầm ngắm phải đóng “phí chia tay”. Ảnh: P.ĐIỀN
Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc điều hành một công ty du học tại TP.HCM đánh giá đây là đề xuất rất thiếu cơ sở. Ngay cả tên gọi “phí chia tay” cũng rất khôi hài, không hiểu vị đại biểu kia tham vấn ở đâu, lấy cơ sở nào để thu, thu rồi ai quản, rồi có cải thiện được tốt hơn các khâu thủ tục xuất nhập cảnh không. Rất có thể nó làm xấu hình ảnh đất nước, tạo tiền lệ cho những đề xuất tương tự vấp phải phản ứng không tốt từ xã hội.
Thay vì được hỗ trợ thì lại phải đóng phí |
Theo vị này, việc đề xuất các phương thức quản trị phù hợp sẽ giúp đất nước phát triển, kinh tế hùng mạnh, trong đó du học là một chính sách được Đài Loan, Singapore khuyến khích từ vài chục năm nay để tăng thêm đội ngũ trí thức, thu hút nhân tài từ các nước. Các quốc gia luôn khuyến khích và có chính sách hỗ trợ tối đa để có nhiều người đi ra các nước học hỏi kiến thức, kỹ năng, tiến bộ khoa học quay về phục vụ đất nước thì tại sao lại bắt họ phải bỏ thêm 3-5 USD cho cái gọi là “phí chia tay”, vì thực tế họ sau đó vẫn quay về quê hương. “Tóm lại, hãy tính toán căn cơ hơn thay vì tận thu 3-5 USD” - vị này nói.
Người đề xuất “phí chia tay” nói gì?
Thực sự mong muốn chính của tôi là đưa đề xuất này vào Luật Xuất nhập cảnh, không chỉ quy định về xuất nhập cảnh của công dân qua biên giới mà còn phải nói rõ hơn những trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của công dân và của các cơ quan liên quan ở cả nước ngoài. Khi người Việt Nam (VN) ra nước ngoài cũng phải có sự bảo hộ, hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.
Khi làm các thủ tục ở cửa khẩu xuất nhập cảnh thì chúng ta cũng cần phải có những sự hỗ trợ khoa học công nghệ cũng như các thủ tục để công dân xuất nhập cảnh được thuận lợi nhất, văn minh, lịch sự, đặc biệt có được cái nhanh, thuận tiện.
(…) Thực ra đây là một khoản theo tôi nghĩ không nhiều, rất không nhiều. Một bữa ăn sáng thôi! Chúng ta gọi là đóng góp, chung tay, chung sức xây dựng, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người văn hóa VN được tốt hơn và để cho giữ gìn môi trường du lịch, văn hóa của VN thuận lợi hơn rất nhiều. Đó là mong muốn của chúng tôi và đề xuất ý tưởng như thế.
Còn câu từ, cách thức như thế nào thì cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu làm sao cho thuận tiện nhất. Hướng tới là làm sao công dân VN khi xuất nhập cảnh được thuận lợi, khi ra nước ngoài được bảo vệ.
Đại biểu Quốc hội NGUYỄN QUỐC HƯNG
CHÂN LUẬN - VIẾT LONG ghi
|
PHONG ĐIỀN
TIN LIÊN QUAN
THU 'PHÍ CHIA TAY' : XÓA SẠCH QUAN LIÊU ?
NGUYỄN HIỀN/ BVN 15-6-2019
Hãy ứng xử với công dân trên tư cách một chính thể bảo đảm những lợi quyền tốt nhất mà luật đã quy định thay vì tìm cách để bòn vét những cắc bạc trong người họ. Bởi như thế, thì đó chỉ thể hiện cho một hiện trạng quan liêu hóa, hành chính hóa trong tình cảm người Việt xa quê. Và như thế, “phí chia tay” lại tiếp tục gia tăng khả năng “chia tay” vĩnh viễn với bộ máy nhà nước ở mỗi người Việt khi về và đi lại, trong bối cảnh bị rạch vali và nhũng nhiễu giấy tờ.
Phí chia tay?!
ĐBQH Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội), người đề xuất thu phí chia tay khi công dân Việt Nam ra nước ngoài, với số tiền từ 3 đến 5 USD. Mới đây, ông tiếp tục biện hộ quan điểm với phía truyền thông trong nước rằng, “phí chia tay” thực ra là cách huy động nguồn lực xã hội hóa để quảng bá, xúc tiến, giới thiệu đất nước; là cải thiện chế độ bảo hộ công dân. Và ông so sánh phí chia tay chỉ như một “tô phở”, cũng như chính sách này đã được Nhật Bản áp dụng trước đó với mức 9,3 USD.
Quan điểm của vị đại biểu này ở góc độ nào đó là không sai, so với các nước, tiềm lực quảng bá quốc gia của Việt Nam còn nhiều hạn chế, xuất phát từ nguồn chi ngân sách. Và việc có thêm nguồn thu cũng đồng thời đảm bảo tính chất “bảo hiểm” thêm cho các hoạt động bảo hộ công dân ở các quốc gia.
Thế nhưng, nếu chỉ dừng tại đó và theo đúng đường hướng như thế thì sẽ không có chuyện gì đáng bàn. Vấn đề là, thực sự phía cơ quan hải quan có làm tốt vai trò của mình hay không, các đại sứ quán Việt Nam ở các nước có làm tốt nhiệm vụ mình hay không?. Và bản thân hai nhóm cơ quan này có được người Việt tin yêu hay là không?.
Câu trả lời là không!.
Thực tế trong nhiều năm qua, đã xuất hiện một hình thức “tiền chia tay” đối với các kiều bào khi về thăm nước, khi mà chi phí này được không ít cán bộ nằm trong khâu giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh vòi vĩnh người dân. Ở một góc cạnh khác, những người kiều bào về thăm quê hương cũng được đón tiếp nồng nhiệt, không chỉ bởi người thân của họ, mà còn xuất phát từ những “biến cố” liên quan đến rạch, phá valy để móc đồ khi xuống phi trường nội địa.
Trong khi đó, về vấn đề đại sứ quán tại các quốc gia, nổi lên tình trạng “tham nhũng vặt” thông qua kê giá dịch vụ giấy tờ cao hơn quy định, nhũng nhiễu kiều bào nhằm vơ vét, bòn rút từng đồng. Khả năng hỗ trợ công dân trong các trường hợp khẩn cấp tại các quốc gia sở tại gần như yếu kém so với các quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Malaysia,… chứ chưa nói đến so với Úc, Nhật, hay Mỹ. Hiện trạng này từng gây nên dư luận khi những người kiều bào hoặc những ai từng có công việc giấy tờ phải đến sứ quán các nước để làm việc đều lên tiếng phản ánh, tố cáo sự “gian lận, bòn rút, vòi vĩnh, quan liêu” của không ít đại sứ quán thông qua trang “Tôi và Sứ quán”.
Nói cách khác, về mặt bảo hộ công dân chưa cần đề cập, nhưng cách thức mà các đại sứ quán chậm trễ và quan liêu trong giải quyết giấy tờ, thủ tục cho bà con kiều bào, du học sinh ở các quốc gia đã cho thấy sự bảo hộ công dân ở cấp sơ đẳng đã không tròn nhiệm vụ. Và khi kiều bào vẫn còn bị móc túi theo cách quan liêu và thô thiển nhất diễn ra tại phi trường, thì phí chia tay thực chất là trò hề, lố bịch.
Một quốc gia mà bộ máy công quyền chưa làm tròn nhiệm vụ, chỉ tạo ra hình ảnh xấu, tiếng xấu thì quan điểm của kiều bào sẽ là “ra đi và không trở lại”, ít nhất về mặt cảm tình với bộ máy hành chính. Và khi cảm giác xấu này hình thành, thì liệu kiều bào có thực sự cam tâm tiếp tục bỏ ra phí chia tay?.
Người Việt Nam là nhóm dân tộc thuộc âm tính (tình cảm), nhưng tình cảm thì phải được đặt đúng chỗ. Và chính vì vậy, không phải cái gì ở nước ngoài tốt thì áp dụng tại Việt Nam đều được, khi mà bộ máy quan liêu và hành dân vẫn còn tồn tại.
Thay vì đặt ra “phía chia tay”, thì trước hết, làm sạch sẽ bộ máy công quyền, bảo hộ công dân chu đáo từ giấy tờ cho đến những trường hợp khẩn cấp; bảo hộ công dân tốt liên quan đến trường hợp Đoàn Thị Hương, cũng như những anh chị em lao động bị ngược đãi tại Ả Rập.
Sẽ thật ngược đời, khi mà những lao động Ả Rập Saudia, những người trả “phí chia tay”, nhưng khi bị vắt kiệt sức lao động, bị bạo hành,… lại dồn hết niềm tin vào báo chí, thay vì bộ máy đại diện của Việt Nam tại quốc gia này.
Hãy ứng xử với công dân trên tư cách một chính thể bảo đảm những lợi quyền tốt nhất mà luật đã quy định thay vì tìm cách để bòn vét những cắc bạc trong người họ. Bởi như thế, thì đó chỉ thể hiện cho một hiện trạng quan liêu hóa, hành chính hóa trong tình cảm người Việt xa quê. Và như thế, “phí chia tay” lại tiếp tục gia tăng khả năng “chia tay” vĩnh viễn với bộ máy nhà nước ở mỗi người Việt khi về và đi lại, trong bối cảnh bị rạch vali và nhũng nhiễu giấy tờ.
N.H.VNTB gửi BVN
SỨC DÂN LÀ...TRÙM KHẾ NGỌT ?
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 15-6-2019
(GDVN) - Sức dân dù có là “chùm khế ngọt” thì cũng không thể để cho ông cựu Phó tổng Du lịch “trèo hái mỗi ngày”.
Hơn 700 năm trước, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn từng khuyến cáo vua Trần Anh Tông:
“Thời bình, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước”.
Việt Nam ngày nay không phải đang trong tình trạng chiến tranh dù chống tham nhũng, lãng phí đôi khi cũng được gọi là “cuộc chiến” chống giặc nội xâm.
Thời bình khoan thư sức dân, dân giàu thì nước mạnh, dân nghèo thì lấy gì đóng thuế, lấy gì trả phí, lấy gì mua hàng để khuyến khích sản xuất?
Không khoan thư sức dân tất sẽ dấn đến dân không đồng thuận, lúc đó dẫu kho nước có đầy tiền cũng không dùng tiền ấy mà mua được sức mạnh chống giặc, càng không đủ để cống nạp cho bọn ngoại bang mà lòng tham và sự thâm hiểm của chúng đã được chứng thực qua hàng nghìn năm lịch sử.
Ngày nay chuyện “khoan thư sức dân” được thực hiện như thế nào?
Vài năm trở lại đây, đóng góp của dân trong hai lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống cả trăm triệu người Việt là Giáo dục và Y tế liên tục tăng.
Tại Hà Nội, trước đây chính quyền quyết định thu 155.000 đồng/tháng với học sinh các cấp học (nhà trẻ cho đến trung học phổ thông) ở thành thị, 75.000 đồng/tháng với học sinh trên địa bàn nông thôn và 19.000 đồng/tháng với địa bàn miền núi.
Dự kiến đến năm học 2020 - 2021, mức thu học phí của Hà Nội sẽ là 300.000 đồng/tháng đối với thành thị, 120.000 đồng/tháng đối với nông thôn và 30.000 đồng/tháng với khu vực miền núi. [1]
Học phí khu vực thành thị từ 155.000 đồng tăng lên 300.000 đồng nghĩa là tăng gần 200% trong khi mức tăng lương năm 2019 khoảng 7,2% thế thì sau bao nhiêu đợt điều chỉnh mức lương sẽ tăng tương đương với tiền học mà các gia đình phải nộp?
Từ 15/01/2019, giá dịch vụ y tế tăng khoảng 10%, người có thẻ bảo hiểm y tế cũng phải “đồng chi trả 20%”.
Bộ Công thương mới cho phép Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá điện từ tháng 3/2019 với mức tăng hơn 8,3%.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội). Ảnh: Quochoi.vn
Bộ Giao thông vận tải đề xuất tăng phí các trạm BOT và tại phiên họp Quốc hội đang diễn ra, một ông đại biểu Quốc hội (Nguyễn Quốc Hưng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch), đề xuất mỗi người khi ra nước ngoài nên đóng góp khoản tiền từ 3 - 5 USD, gọi là "phí chia tay"?
Nghe nói hai bộ Giao thông và Kế hoạch Đầu tư không muốn Kiểm toán Nhà nước kiểm toán các dự án BOT vì “đây là các dự án của nhà đầu tư tư nhân” theo lời Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể.
Dân muốn biết ông Bộ trưởng Thể có khi nào đi xe riêng và tự trả tiền phí BOT chưa?
Lương năm 2019 tăng gần 7,2% và đối tượng được tăng lương là công chức, viên chức, công nhân trong doanh nghiệp và người nghỉ hưu.
Cả nước có khoảng 11 triệu người hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách, bao gồm cả những người hương lương hưu (chiếm 11,5% dân số).
Số lượng công nhân cả nước là khoảng 11.565.900 người (chiếm 12,8% dân số).
Số công nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chỉ có 1,66 triệu người, còn lại là làm cho doanh nghiệp tư nhân hoặc nước ngoài.
Như vậy ngân sách nhà nước dành cho tăng lương sẽ có tác động lên khoảng 12,66 triệu người, chiếm khoảng 13,3% dân số.
Ngược lại việc tăng giá điện (8,36%), học phí (tại Hà Nội là khoảng 200%), viện phí (10%), phí các dịch vụ (ngân hàng, hàng không, vệ sinh môi trường,…) đã tác động đến gần như mọi gia đình tức là gần 100% dân số.
Vậy khoản thu từ dân lớn hơn hay khoản chi tăng lương lớn hơn?
Vậy sức dân đang được “khoan thư” hay …?
Sáng kiến “Phí chia tay” mà ông cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đưa ra dựa vào việc một số quốc gia đã áp dụng không có gì mới, điều mới là ở chỗ ông Đại biểu Quốc hội cho rằng 3-5 USD chỉ tương đương một bữa ăn sáng!
Với phần lớn người Việt, số tiền 3-5 USD tương đương từ 70.000 – 115.000 đồng, đó là tiền ăn cho cả gia đình 04 người trong một ngày.
Với rất nhiều giáo viên hợp đồng tại Hà Nội đó là khoảng 1/10 tiền lương cả tháng bởi hiện có không ít giáo viên hợp đồng Hà Nội hưởng mức lương 1.200.000 đồng/tháng.
Không biết những người đang muốn “đè dân ra mà thu phí” có biết đến bài báo đăng ngày 31/10/2017 trên báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam: “Dân Việt Nam “gánh” thuế và phí trên GDP gấp 1,4 - 3 lần quốc gia khác”, bài báo viết:
“So với thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức trung bình của khu vực nhưng tỷ lệ thu cao hơn đang khiến mỗi người dân Việt Nam phải gánh chịu khoản thuế và phí trên GDP gấp 1,4 đến 3 lần so với các nước khác”. [2]
Bài báo cũng cho thấy không chỉ người dân, doanh nghiệp cũng là chùm kế ngọt để các ông vừa là nghị vừa là quan đưa vào tầm ngắm thuế, phí:
“Tỷ lệ huy động thuế, phí đối với doanh nghiệp ở Việt Nam lên tới 39,4% lợi nhuận, tức là làm 10 đồng nộp thuế gần 4 đồng.
Như vậy, thực tế năm 2017 cho thấy đã áp dụng tối đa các giải pháp tận thu nhưng kết quả thu ngân sách vẫn giảm, không đủ chi”. [2]
Cũng may là còn có đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn nêu ý kiến với ông cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về “Phí chia tay”:
"Sao ông không nghiên cứu so sánh và tìm ra giải pháp về vấn đề tại sao đời sống của người dân VN tiến chậm (không muốn nói là quá chậm), thu nhập thấp. Sao lại cứ muốn đè dân ra mà thu phí". [3]
Doanh nghiệp bị “tận thu” còn dân thì bị “đè ra mà thu” vậy có lẽ chỉ còn lại những ông “buôn chổi đót”, “làm thối móng tay” hoặc “ký mỏi tay”,…là “chấp cả nón” các loại thuế phí.
Đại biểu Quốc hội là người được dân ủy nhiệm thay mặt mình quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước.
Thế mà có vị Đại biểu Quốc hội muốn “đè dân ra mà thu phí”, có ông Nghị từng bảo những người bỏ phiếu bầu cho ông ấy: “dân trí thấp, không thể tuỳ tiện trưng cầu ý dân", có người bảo đại biểu Quốc hội khác là “thiển cận”, “đại ngu”,…
Những người như thế dân chúng gọi là “Nghị nhảm” để phân biệt với một bộ phận báo chí gọi là “Nghị gật”.
Xin giải thích ngay từ “Nghị gật” là dựa vào bài báo: “Mong Chủ tịch Quốc hội nhắc đại biểu đừng ngủ gật” đăng trên Vtc.vn:
Bài báo có đoạn: “Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, cử tri Trương Công Bình nêu ra một vấn đề tế nhị là đề nghị Chủ tịch Quốc hội nhắc các đại biểu đừng nói chuyện riêng và đừng ngủ gật tại kỳ họp”. [4]
Nếu thức khuya nghiên cứu tài liệu, lại còn phải lo việc cơ quan suốt cả tháng đi họp thì ngủ gật tí chút có thể thông cảm, nhưng dân tuyệt đối không muốn để tồn tại những “Nghị nhảm”, vừa tốn tiền dân trả lương lại mất thời gian nghe những lời ngô ngọng.
Sức dân dù có là “chùm khế ngọt” thì cũng không thể để cho ông cựu Phó tổng Du lịch “trèo hái mỗi ngày”.
Đổi lại, nếu trí tuệ là chùm khế ngọt mà ông cựu Phó Tổng Du lịch ngày nào cũng trèo hái thì mưa dầm thấm lâu, biết đâu ông ấy sẽ nói thêm được “Tiếng Dân” chứ không phải chỉ biết thứ ngôn ngữ đang thịnh hành là “Tiếng Quan”.
Những người giỏi “Tiếng Dân” nếu muốn tái cử thêm vài nhiệm kỳ chắc dân cũng chả tiếc./.
Tài liệu tham khảo:
[1] //laodong.vn/giao-duc/ha-noi-se-tang-hoc-phi-mot-so-cap-hoc-728882.ldo[2]//vov.vn/kinh-te/dan-viet-nam-ganh-thue-va-phi-tren-gdp-gap-14-3-lan-quoc-gia-khac-689619.vov
[3] //thanhnien.vn/thoi-su/tranh-cai-ve-de-xuat-phi-chia-tay-1092138.html
[4] //vtc.vn/mong-chu-tich-quoc-hoi-nhac-dai-bieu-dung-ngu-gat-d255854.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét