ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ - Trung: đối đầu quốc gia hay xung đột về hệ giá trị? (TVN 20/6/2019)-LS Nguyễn Tiến Lập-Tranh luận: Trung Quốc có đe dọa các giá trị tự do, dân chủ phương Tây? (BVN 20/6/2019)-Phùng Anh Khương-
Phía sau chuyến thăm Triều Tiên của ông Tập Cận Bình (VNN 19/6/2019)-Bóng ma Chiến tranh lạnh 2.0 (TVN 19/6/2019)-Quan hệ Trung - Mỹ: Từ tranh chấp thương mại chuyển sang đối đầu toàn diện (TVN 18/6/2019)-Cựu Tổng thống Ai Cập chết giữa phiên toà xét xử (VNN 18/6/2019)-Hồng Kông: Do đâu người dân thắng được trận đấu chống dự luật dẫn độ ? (BVN 18/6/2019)-Trọng Nghĩa-Lãnh đạo Hong Kong xin lỗi, 'biển người biểu tình' không buông (TVN 17/6/2019)-Áp thuế trả đũa Mỹ, Ấn Độ “gia nhập” chiến tranh thương mại (KTSG 16/6/2019)-Rào cản thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc (GD 16/6/2019)-ILO “hoan nghênh Việt Nam phê chuẩn Công ước Cơ bản về thương lượng tập thể” (BVN 16/6/2019) - Trong nước: Kỷ luật ông Hoàng Tiến Đức là điều nhiều người dân mong chờ (GD 20/6/2019)-Mất niềm tin- mất tất cả (GD 20/6/2019)-NXP-Đã cảnh cáo trong Đảng, sớm muộn gì cũng bị xử lý bởi pháp luật (GD 20/6/2019)-Kỷ luật Viện trưởng có 11 lô đất chỉ kê khai 2 lô (GD 20/6/2019)-Thành lập hội đồng kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh (GD 20/6/2019)-sau 50 năm bảo quản-Thủ tướng: Chính phủ sẽ có thêm ngân sách để đặt hàng báo chí (VOV 19-6-19)-Thủ tướng: Báo chí phải phản ánh trung thực dòng chảy xã hội (LĐ 19-6-19)-Tăng cường đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (GD 19/6/2019)-ĐCSVN-"Yêu sách của nhân dân An Nam" - một thế kỷ vẫn vẹn nguyên giá trị (GD 19/6/2019)-Thực hiện lời Bác Hồ dạy: Làm báo phải biết phát hiện (GD 19/6/2019)-Những bình luận xấu, độc về Quốc hội của dân (GD 18/6/2019)-QĐND-Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực (GD 18/6/2019)-724/CĐ-TTg-Miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk với ông Nguyễn Hải Ninh (GD 17/6/2019)-"Báo CAND là cơ quan chủ lực trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch" (CAND 17-6-19) -Những con rối dưới vỏ bọc “tự do, dân chủ”, “yêu nước” (CAND 17-6-19)
- Kinh tế: Triệu phú Anthony Robbins - Người neo giữ ước mơ (GD 20/6/2019)-Xi măng Fico-YTL: Bước đột phá mới (KTSG 20/6/2019)-Cơn bùng nổ bất động sản toàn cầu sắp đến hồi kết? (KTSG 19/6/2019)-An Phát hợp tác với công ty Hàn Quốc đầu tư nhà máy 100 triệu đô la (KTSG 19/6/2019)-Những lý do khiến Fed có thể không hạ lãi suất (KTSG 19/6/2019)-Samsung tăng sản lượng giữa lúc Mỹ “cấm vận” Huawei (KTSG 19/6/2019)-TPHCM: Người thu nhập thấp sẽ được vay 900 triệu để mua nhà (KTSG 19/6/2019)-Dat Bike phát triển xe điện thương hiệu Việt (KTSG 19/6/2019)-Việt Nam tăng mạnh nhập ô tô từ Indonesia (KTSG 19/6/2019)-Hạ tầng ICT tuyệt vời nhưng làm sao được như Estonia đây? (KTSG 19/6/2019)-Dự luật mới có thể khiến nhiều công ty Trung Quốc bị hủy niêm yết ở Mỹ (KTSG 19/6/2019)-FPT đạt lợi nhuận 1.719 tỉ đồng trong 5 tháng (KTSG 19/6/2019)-Lào xây đập thủy điện trên sông Mê kông: Phản đối vẫn cứ làm (KTSG 19/6/2019)-Suy vong hay thịnh phát do chính chúng ta quyết định bằng chính hành động (GD 19/6/2019)-NXP-Thủ tướng chỉ đạo một loạt giải pháp cấp bách chống dịch tả lợn châu Phi (GD 19/6/2019)-Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đê điều (GD 19/6/2019)-Tiền Facebook là tiền gì? (KTSG 19/6/2019)-Với hàng không, giá vé có phải yếu tố quan trọng nhất? (KTSG 19/6/2019)-Các gia tộc giàu ở Mỹ nhắm đến đất rừng (KTSG 19/6/2019)-Để nghị quyết “thuận thiên” đi vào cuộc sống: không thể nóng vội (KTSG 19/6/2019)-Nhà ống bê tông bóp nghẹt Đà Lạt (NĐT 19-6-19)-Kiếm 450 triệu đô Facebook, Google chiếm gần hết miếng bánh ở VN (TVN 19/6/2019)-
- Giáo dục: Toàn bộ thang, bảng lương, tiền lương giáo viên từ 01/7/2019 (GD 20/6/2019)-Kỳ thi 2019, Bộ trưởng yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra sai sót (GD 20/6/2019)-Nữ sinh viên vượt khó vươn lên học giỏi, nuôi ước mơ trở thành giáo viên (GD 20/6/2019)-Khi hiệu trưởng quan liêu, thiếu dân chủ (GD 20/6/2019)-Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã giúp tôi trưởng thành lên như thế (GD 20/6/2019)-Tại sao Harvard không cứu nổi giáo dục Mỹ? (GD 20/6/2019)-Hiệu phó bị tố nâng điểm được phân công làm Trưởng điểm thi (GD 20/6/2019)-Muốn học trò "cá biệt" mở lòng thì thầy cô phải rất chân thành (GD 20/6/2019)-Sở Giáo dục Đồng Nai thông báo nhu cầu tiếp nhận giáo viên trung học phổ thông (GD 20/6/2019)-Đồng Nai công bố điểm chuẩn vào các trường Trung học phổ thông (GD 20/6/2019)-Học sinh thi vào lớp 10 đạt 4 điểm ba môn đã nhân hệ số vẫn sẽ học tốt (GD 20/6/2019)-Niêm phong toàn bộ máy điện thoại, photo ở các điểm thi quốc gia (GD 20/6/2019)-Thí sinh cân nhắc kỹ chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng (GD 20/6/2019)-
- Phản biện: Giáo dục, tiếp tục...nói cho ra nhẽ! (GD 20/6/2019)-Xuân Dương-Bản lĩnh của báo chí trong “đại dịch” tin giả (TVN 20/6/2019)-Mỹ Hằng-Hơn 40 năm vui buồn nghề báo (BVN 20/6/2019)-Lê Phú Khải-Lãnh đạo Việt Nam lộ rõ lo sợ đối với mạng xã hội (BVN 20/6/2019)-Thanh Trúc-Đồng hành cùng gia đình tù nhân lương tâm (BVN 20/6/2019)-Nguyễn Tường Thụy-BOT giao thông ở ĐBSCL nằm trong tay ‘phe nhóm lợi ích’ (BVN 20/6/2019)-Nguyễn Hồng Phúc-Chủ nô và Nô lệ thời Thực tế ảo (GD 19/6/2019)-Nguyễn Thị Lan Hương-Hồi ký Nguyên Ngọc: Hòa bình khó nhọc (2) (BVN 19/6/2019)-Nguyên Ngọc-Lời cảnh báo từ Hồng Kông (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 71)(BVN 19/6/2019)-Tương Lai-Nếu là người tiến bộ, phải ủng hộ Hong Kong chống luật dẫn độ (BVN 19/6/2019)-Phạm Đoan Trang-Tiếng nói của Tuổi Trẻ – Hãy hỏi: Làm thế nào để Việt Nam được như Hồng Kông? *(BVN 19/6/2019)-FB Lương Thị Huyền-Hồi ký Nguyên Ngọc: Hoà bình khó nhọc (Phần 1) (BVN 18/6/2019)-Nguyên Ngọc-Ngoài Sướng ra, còn ai sướng nữa? (GD 17/6/2019)-Xuân Dương-Quốc hội, người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân (QĐND 17-6-2019)- Bắc Hà-Về những vị đại biểu quyết… không biểu quyết (BVN 16/6/2019)-Nguyễn Hiền-Môi trường làm ăn ở Việt Nam đầy bất trắc (BVN 15/6/2019)-Thảo Vy-Biện hộ cho BS Hoàng Công Lương TÔI CHƯA TIN 3 điều (BVN 15/6/2019)-GS Nguyễn Ngọc Lanh-Bloomberg cảnh báo: Trung Quốc sẽ bị vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử? (BVN 14/6/2019)-Nhất Tuệ-Đổi mới chính trị để hòa giải dân tộc (BVN 14/6/2019)-Nguyễn Quang Duy-Chiến lược nào cho Việt Nam giữ yên biển?(BVN 14/6/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Vì sao nhóm lợi ích giao thông cắm mặt tăng phí BOT? (BVN 13/6/2019)-Phạm chí Dũng-Ngoại giao đa phương, hóa thù thành bạn là lẽ sống (BVN 12/6/2019)- Chu Mộng Long- Rác phát ngôn (GD 12/6/2019)-Xuân Dương-CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG (BVN 12/6/2019)-Phan Dương Hiệu
- Thư giãn: Bún chửi Ngô Sĩ Liên lại bị 'lên thớt' vì bảo khách 'Ra nhà nghỉ mà ăn bún' (VNN 19/6/2019)- Từ đỉnh Fansipan nghĩ về hạnh phúc ảo (KTSG 17/6/2019)- Phận mỏng cánh chuồn (BVN 16/6/2019)-Nguyễn Đình Cống-Làng tỷ phú chân đất, ở biệt thự sang, đi xế hộp xịn buôn ô tô khắp Đông Dương (VNN 15/6/2019)-
RÁC PHÁT NGÔN
XUÂN DƯƠNG / GDVN 12-6-2019

Ảnh minh hoạ: getflycrm.com
Có bà Nghị được cư dân mạng cho là nổi tiếng không biết có phải dựa vào những việc bà í đã làm cho người dân hay là trên mặt trận ngôn từ mà người ta bảo nếu bà í là số hai thì không có ai là số một.
Nếu không tin thì hãy xem người dân Sài Gòn nói với bà Nghị của mình:
“Trong hai nhiệm kỳ vừa qua, chị (Nghị) ngồi ở đây cho biết đã làm được gì? Đã lo cho dân chúng tôi được cái gì, xin chị nói cho chúng tôi biết”? (Tienphong.vn – 07/05/2019).
Người bỏ phiếu bầu cho bà Nghị, đối diện với bà í còn không biết bà í đã lo cho mình được gì thì người ngoại tỉnh, ngoại quận “mù tịt” về công lao của bà có lẽ cũng bình thường?
Đáp lời cử tri, bà Nghị tuyên bố:
“Nếu tôi né tránh thì không tái cử nhiệm kỳ 2 ở tại quận 2 này.
Tôi sẽ đi ứng cử chỗ khác rồi”. [1]
Nghe nói ứng cử ở đâu là do tổ chức phân công, hiệp thương đề cử nhưng với bà Nghị hình như không phải, dân không bằng lòng ư, bà “đi ứng cử chỗ khác”.
Thế có phải chuyện hiệp thương giới thiệu đại biểu với bà chỉ là chuyện vặt?
Vả lại, mấy trăm quận huyện cả nước thế nào chả tìm được chỗ “đất lành” để bà Nghị “đậu”.
Nơi nào “chim chưa đậu đã nhậu hết cả chim” thì tội gì mà đại với chả diện!
Xin điểm thêm vài phát biểu của bà Nghị:
“Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc”. (Vietnamnet.vn - 26/10/2015)
Đánh giá ông Đoàn Ngọc Hải sau khi ông Hải viết đơn xin từ chức (lần 2):
“Ứng xử như vậy là thiếu tôn trọng với tổ chức và cũng là tự mình thiếu tôn trọng bản thân.
Bởi vì nói cho cùng, muốn người ta tôn trọng, đánh giá đúng được mình thì trước hết phải tôn trọng mình và phải có ứng xử chuẩn mực… Tổ chức tôn trọng cá nhân thì cá nhân cũng phải tôn trọng tổ chức”. [2]
Đánh giá phát biểu của đại biểu Quốc hội về giảm biên chế tại phiên họp Quốc hội đang diễn ra:
“Tôi nghĩ rằng đánh giá tác động như vậy là phiến diện, nhìn cận cảnh không cần thiết, mặc dù đồng tiền của dân đóng thuế là rất quan trọng.
Song, để nói việc giảm bao nhiêu tiền một đại biểu, tôi nghĩ rất thiển cận và có một cái gì đó rất đau lòng”. [3]
Với vị thế là đại biểu Quốc hội, liệu bà í có được trao quyền thay mặt dân “dạy bảo” tất cả những ai không làm đúng “bổn phận”, với công chức nhà nước bà cảnh báo người ta “tự mình thiếu tôn trọng bản thân”, còn với đồng liêu (cùng là đại biểu Quốc hội) bà Nghị đánh giá người phát biểu là“phiến diện, nhìn cận cảnh, rất thiển cận”,…?
Nếu quả thật trong hàng ngũ đại biểu Quốc hội có người “phiến diện, nhìn cận cảnh, rất thiển cận” như đánh giá của bà Nghị thì có phải bà í muốn “bảo” Quốc hội, rằng người “thiển cận” mà lại vẫn đang ngồi cùng hội trường với những người không “thiển cận” như bà là điều không thể chấp nhận, cần phải xem xét?
Nói về chuyện Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đoàn Ngọc Hải xin từ chức chỉ sau ít giờ nhận quyết định, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho rằng:
“Ông Đoàn Ngọc Hải từ vị trí Phó Chủ tịch UBND quận 1 được điều động làm Phó Tổng Gíam đốc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH Một Thành viên trực thuộc UBND TPHCM, thực tế là được thăng chức vì chức vụ mới tương đương với phó giám đốc Sở”. [4]
Theo lý mà nói, ông Đoàn Ngọc Hải được thăng chức tương đương với Phó Giám đốc Sở thì chỉ có thể là tổ chức đã đánh giá ông ấy có thành tích, có năng lực, có uy tín,… vậy thì tại sao vừa mới rồi lại có thêm ý kiến của một bà Nghị khác cùng đoàn với bà Nghị trước, rằng tổ chức đang “Xem xét trách nhiệm ông Đoàn Ngọc Hải trong một số công trình sai phạm”. [5]
Ô hay, một người đang bị đề nghị “Xem xét trách nhiệm” mà lại được thăng chức tương đương Phó Giám đốc Sở, thế có phải vì là thành phố to nhất nước nên “quy trình” ở chỗ hai bà Nghị đại diện cũng phải “to” hơn nơi khác, muốn được thăng chức thì phải phạm sai lầm, phải bị xem xét trách nhiệm?
Liệu có chuyện giữa bà Nghị và ông Chủ tịch thành phố chưa có sự trao đổi thông tin nên mới xảy ra “ông chẳng, bà chuộc”?
Không những thế, bà Nghị (thứ hai) còn nói: “Công việc khi chưa nhận, chưa làm, sao biết là không hợp với anh Hải”. [4]
Từ phát kiến của hai bà Nghị - có người gọi là “Quy trình 4.0” - dân chúng có thể thấy một cán bộ gương mẫu theo các bà í là phải:
Thứ nhất (theo lời bà Nghị hai), đã là cán bộ trong tổ chức thì khi được phân công là cứ nhận, cứ làm, không được phép từ chối.
Chỉ khi nào làm sai, gây hậu quả nghiêm trọng thì lúc đó mới có thể đánh giá là “không hợp”.
Ngay cả khi chỉ ngồi chơi, xơi nước nhưng không bị kỷ luật thì vẫn xem là “có hợp”!
Thứ hai (theo lời bà Nghị nhất), đến khi biết là “không hợp”, thậm chí giống như hàng loạt lãnh đạo Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang,… nhúng tay vào vụ gian lận điểm thi năm 2018 thì cũng chẳng việc gì phải từ chức, từ chức là “thiếu tôn trọng với tổ chức và cũng là tự mình thiếu tôn trọng bản thân”?
Với “Quy trình 4.0”, từ chỗ dân mình mới biết SmartPhone (điện thoại thông minh), SmartTivi (tivi thông minh) nay biết thêm SmartDê là loại “Dê thông minh”, biết chạy vào nhà Bí thư huyện, hay SmartĐiểmthi (điểm thi thông minh, tự chạy vào bảng điểm của con, cháu lãnh đạo),…
Tuy nhiên không phải là không có ngoại lệ, đó là loại StupidBò (bò ngu), những “bò ngu” này được báo mạng Vietnamnet.vn mô tả:
“Bò giống 'lạc' vào nhà cán bộ xã ở Quảng Trị: Gầy yếu nên giết thịt”. [6]
Mới rồi ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhắc đến chuyện rác trên mạng xã hội, rằng “Người tham gia mạng xã hội đừng xả rác, và hãy dọn rác của mình”, rằng “Đời thực có hàng ngàn tấn rác, không dọn sẽ ảnh hưởng sức khỏe, không gian mạng cũng có rác, không dọn sẽ ảnh hưởng não người”. [7]
Người nghe đồng tình với Bộ trưởng nhưng cũng muốn nói thêm với Bộ trưởng, rằng rác trong đời thực, đặc biệt là “rác phát ngôn” không dọn cũng ảnh hưởng đến não người chứ không chỉ là sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
[1] //www.tienphong.vn/xa-hoi/dan-thu-thiem-chat-van-ba-nguyen-thi-quyet-tam-da-lam-gi-trong-2-nhiem-ky-qua-1412280.tpo
[2]dantri.com.vn/blog/su-khon-ngoan-kin-ke-cua-ong-doan-ngoc-hai-20190607013203057.htm
[3] //vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/ba-quyet-tam-dau-long-khi-nghe-bot-1-ong-hoi-dong-duoc-bao-nhieu-tien-540396.html[4] //www.tienphong.vn/xa-hoi/chu-tich-nguyen-thanh-phong-noi-ve-viec-dieu-chuyen-ong-doan-ngoc-hai-1424441.tpo
[5]//infonet.vn/bi-thu-quan-1-xem-xet-trach-nhiem-ong-doan-ngoc-hai-trong-mot-so-cong-trinh-sai-pham-post302131.info
[6] //vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/bo-giong-lac-vao-nha-can-bo-xa-o-quang-tri-gay-yeu-nen-giet-thit-438009.html
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
- Thành phố Hồ Chí Minh, “nhúc nhích hay… rúc rích”?
- Có phải Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh đang gây áp lực lên trung ương?
- Ứng xử của ông Đoàn Ngọc Hải ở chừng mực nào đó thiếu tôn trọng tổ chức
- Giống lép và Mùa củi
- Quan chức thật ra có mấy mặt?
VỀ NHỮNG VỊ ĐẠI BIỂU QUYẾT...KHÔNG BIỂU QUYẾT
NGUYỄN HIỀN / BVN 16-6-2019

Vừa qua, Quốc Hội Việt Nam thảo luận và thông qua hàng loạt luật quan trọng, chi phối các khía cạnh đời sống quốc gia.
Bỏ qua những màn tranh tụng, điều có thể thấy là hầu hết các lần biểu quyết thông qua sẽ có những đại biểu không biểu quyết.
Luật Quản lý thuế sửa đổi có 4 đại biểu không biểu quyết, Luật Phòng, chống tham nhũng có 17 đại biểu không biểu quyết; Luật quốc phòng có 1 đại biểu không biểu quyết, Luật an ninh mạng có 15 đại biểu không biểu quyết và mới nhất, vào sáng ngày 14.6 đã có 18 vị đại biểu không biểu quyết thông qua quy định “đã uống rượu, bia là không lái xe”.
Câu chuyện “không biểu quyết” tưởng chừng như thể hiện quyền tự do ý chí của đại biểu nhưng thực ra lại không hề đơn giản. Bởi khi một cá nhân mang chức danh Đại biểu quốc hội, ông (bà) ta phải đứng về phía tâm lý và nguyện vọng của cử tri. Hoặc ông (bà) ta đồng ý với điều đó, hoặc là không.
“Không biểu quyết” mang tính chất biểu hiện không rõ ràng, nó không cho thấy vị đại biểu kia đang nghĩ gì hoặc thể hiện chính kiến như thế nào, nó chỉ cho thấy sự vô dụng và bất lực của những đại biểu – vốn được “Đảng cử” là chính, dân bầu là phụ. Nó thể hiện sự vô trách nhiệm trong vai trò và vị trí của một người đại diện cho cử tri.
Vào tháng 6.2018, trước câu hỏi liên quan đến việc Quốc Hội có thể công bố danh tính của những đại biểu đồng ý, không đồng ý thông qua Luật an ninh mạng không, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong biểu quyết của Quốc hội Việt Nam hiện nay thực hiện theo hình thức công khai kết quả, nhưng không công khai danh tính trên bảng điện tử.
Nếu trên cơ sở của nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thì quan điểm của ông Nguyễn Hạnh Phúc hoàn toàn sai. Vì thứ nhất, ĐBQH dù “Đảng cử”, nhưng người dân vẫn phải bầu, nó mang tính chất trao quyền lực nhà nước và sự kỳ vọng của người dân vào chính con người đại diện của mình. Bên cạnh đó, một ĐBQH phải thể hiện rõ ràng tâm tư, nguyện vọng của cử tri, và cử tri cũng cần biết, nếu họ không thể đủ năng lực để tranh tụng công khai, thì họ làm gì ở hội trường Quốc Hội với lá phiếu quyền lực trong tay. Thế nhưng đòi hỏi đó đã bị chối từ, vì nhiều cách giải thích quan quyền khác nhau.
Quay trở lại vấn đề, vì biểu quyết mang tính chính kiến, nên một cử tri sẽ thấy trọng vọng với một đại biểu tán thành hoặc không tán thành, bởi ít nhất nó cho thấy cử tri đó cũng đã làm được cái thao tác thể hiện họ là ĐBQH chứ không phải thường dân. Còn “không biểu quyết” thì nghĩa là gì, tại sao không biểu quyết, vì lý do gì mà những đại biểu dám tước đi quyền lực Nhà nước mà người dân trao cho họ, và tại sao họ lại thoái thác trách nhiệm mà cử tri trao cho đó. Không chỉ là Luật về an ninh mạng, mà ngay cả những luật liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội như Luật Phòng chống tác hại rượu bia với quy định “đã uống rượu bia thì không lái xe”, được kỳ vọng như một biện pháp ngăn chặn những ma men lái xe, xóa sổ nhiều gia đình trong thời gian vừa qua lại xuất hiện những vị đại biểu… không biểu quyết.
Liệu đây có phải là truyền thống đùn đẩy, chối bỏ vai trò trách nhiệm đại biểu cử tri do nhân dân giao phó?.
Nếu Quốc Hội không công khai danh tính người tán thành hay phản đối, thì hãy công khai ngay lập tức danh tính những người không biểu quyết, để thông qua đó, người dân có thể tranh tụng hoặc chất vấn vị đại biểu đó về vai trò và trách nhiệm của họ trong thực hiện lá phiếu cử tri của mình. Trên hết, việc không biểu quyết cho thấy tư cách vô dụng của vị đại biểu đó, và yếu tố này là thứ mà cử tri không cần.
Khi Quốc Hội không chịu công khai danh tính những đại biểu bỏ phiếu, không bỏ phiếu thì Quốc Hội đã nợ người dân sự minh bạch. Khi ĐBQH không biểu quyết, thì ĐBQH đó đã nợ người dân một trách nhiệm. Cả hai biến hình thức công khai bỏ phiếu trở thành một thứ phế phẩm về bỏ phiếu, bằng cách kín hóa tính danh đại biểu, trong khi các chỉ số lần lượt hiển thị trên màn hình. Nó tạo ra sự nghi ngờ, liệu con số khi thông qua ngân sách hay các văn bản luật, có hợp lệ hay không?.
Tại Mỹ, đất nước mà nền dân chủ vẫn chưa phải là hình mẫu cho mọi quốc gia, thì tính dân trị của nước này thể hiện rõ ràng ngay trong cách thức thể hiện và giám sát cách thức thể hiện quyền lực của những đại diện cử tri, với công nghệ đếm tay nhằm đảm bảo sự minh bạch, dân chủ. Trong khi đó, với nút bấm hàng tỷ bạc, những vị đại biểu ở Việt Nam tha hồ bấm theo sở thích, thói quen, dẫn đến lười suy nghĩ, thậm chí có thể dẫn đến sự vận động hành lang của các doanh nghiệp mà không ít người đặt ra.
Để Quốc Hội trở thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do Nhân dân bầu ra, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân,… thì trước hết phải xóa sổ những ĐBQH không biểu quyết. Bởi người dân không thể tốn chi phí để những vị đại biểu đó ngồi đó, và không làm gì cả. Để từ đó, đi dần đến xóa sổ hình thức biểu quyết bằng nút bấm, quay trở lại hình thức đếm tay như một cách thể hiện trách nhiệm, minh bạch, chính kiến và sự dân chủ.
N.H.
VNTB gửi BVN
QUỐC HỘI, NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHÂN CHÍNH CHO Ý CHÍ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN
BẮC HÀ / QĐND 17-6-2019
QĐND - Một số trang mạng và tài khoản cá nhân trên internet đang có những bình luận xấu độc về hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Họ cho rằng đây là Quốc hội của Đảng chứ không phải của nhân dân vì có tới hơn 90% đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thể chế bầu cử của Việt Nam là “Đảng chọn dân bầu”… Vậy vì sao các thế lực thù địch, những người tự gọi là “người bất đồng chính kiến” lại tung ra những luận điệu đó? Qua bài viết này, chúng tôi xin góp phần giải đáp những vấn đề trên.
Xuyên suốt các Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp 1946-Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đến Hiến pháp 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đều quy định: Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân (HĐND) và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: TTXVN
Điều 69, Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Về quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước là “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2-Chế độ chính trị).
Hiến pháp 2013 quy định về bầu cử như sau: Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước.
Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Luật cũng quy định: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.
Những quy định về bầu cử của pháp luật Việt Nam là tiên tiến, công bằng và bình đẳng nhất. Ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ chẳng hạn, việc bầu cử nguyên thủ (tổng thống và phó tổng thống) do các Đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp. Trước đó ở mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang. Như vậy chỉ có phiếu của đại cử tri mới quyết định chức vụ nguyên thủ.
Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, năm 2016 như sau: Tổng số cử tri đủ điều kiện bầu cử là 67.485.482 người, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 người, đạt tỷ lệ 99,35%. Cơ cấu (kết hợp) như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (đạt 17,30%); phụ nữ: 133 người (đạt 26,80%); đại biểu là người ngoài Đảng có 21 người (đạt 4,20%)… Như vậy có thể nói cuộc bầu cử ĐBQH được nhân dân ta đặc biệt quan tâm; cơ cấu đại biểu toàn diện bao gồm cả người ngoài Đảng; các cơ quan chức năng chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc nhằm bảo đảm kết quả đúng với đánh giá của cử tri.
Tỷ lệ đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cao chỉ chứng tỏ là uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam rất cao trong nhân dân Việt Nam. Và do đó, việc những người ngoài Đảng ứng cử, nhưng không trúng cử cũng là điều dễ hiểu. Còn nhớ, trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, một tiến sĩ khoa học từng có nhiều bài viết trên mạng “phản biện” chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được nhiều “người bất đồng chính kiến” đề cao nên tự tin tự ứng cử. Song hội nghị cử tri (theo luật định) tại địa phương đã bỏ phiếu với kết quả 6/75. Kết cục ứng cử viên này đã bị loại.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua, nhất là từ sau Hiến pháp 2013 có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp tiến hành. Về nội dung, pháp luật Việt Nam ngày nay không thể “sao chép” theo tư duy cũ mà phải bảo đảm đúng với quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và tinh thần Hiến pháp 2013, trong đó bảo đảm các nguyên tắc: Pháp luật là tối thượng; kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thực tế xã hội-tâm tư nguyện vọng của nhân dân và bảo đảm quyền con người. Hoạt động lập pháp ngày nay cũng phải kịp thời thể chế hóa nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động lập pháp cũng gắn liền với đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan tư pháp. Một trong những đổi mới của Quốc hội khóa XIV là tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, theo Luật Tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 1-1-2016), ĐBQH gồm: Đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm. Đại biểu chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; đại biểu kiêm nhiệm dành 30% thời gian cho hoạt động của Quốc hội. Theo đó, cơ cấu Quốc hội khóa XIV có 114 đại biểu chuyên trách Trung ương (thuộc các cơ quan của Quốc hội) và 67 đại biểu chuyên trách địa phương, còn lại là đại biểu kiêm nhiệm.
Giám sát đang là một hoạt động được tăng cường, nhất là trong khóa XIV. Hoạt động giám sát hiện nay tập trung vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai… Tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã biểu quyết, năm 2020 thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đây là một trong những vấn đề mà cử tri đang bức xúc.
Sinh hoạt của Quốc hội Việt Nam đã và đang đổi mới theo hướng dân chủ-thẳng thắn; phản ánh sát, cập nhật những vấn đề-kể cả vụ việc đang diễn ra mà cử tri quan tâm. Ví dụ, tại Kỳ họp thứ bảy, trước khi thông qua dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia các ĐBQH đã có cuộc trao đổi rất cởi mở về việc có nên quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông hay không? Kết quả quy định này đã được thông qua với 374/446 (chiếm 77,27% tổng số đại biểu).
Sở dĩ các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội tập trung công kích Quốc hội Việt Nam thật không có gì khó hiểu. Đây là thủ đoạn nằm trong chiến lược chống phá Việt Nam toàn diện-từ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thực hiện âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ cơ quan này, các thế lực thù địch hy vọng sẽ làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội, dần dần tiến tới chuyển hóa chế độ XHCN ở Việt Nam.
BẮC HÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét