ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump bị cáo buộc tấn công tình dục (VNN 22/6/2019)- Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc (viet-studies 22-6-19)- Nguyễn Quang Dy-Tập Cận Bình muốn thống trị toàn cầu nhưng đã tính toán nhầm (BVN 22/6/2019)-Cuộc chiến thuế Mỹ - Trung chiếm diễn đàn các hội nghị cấp cao ASEAN (KTSG 21/6/2019)-Các chính quyền ĐNÁ, gồm VN, hợp tác bắt các nhà hoạt động lưu vong? (VOA 22-6-19)-Việt Nam tái khẳng định thực thi các cam kết quốc tế về lao động (VNE 22-6-19)-Kịch bản khả quan nhất tại G20: Mỹ - Trung đồng ý đàm phán tiếp(KTSG 21/6/2019)-Có phải Trung cộng đang trong thời điểm tan rã?(BVN 21/6/2019)-Yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm tàu công vụ đe dọa ngư dân Việt Nam (VNN 20/6/2019)-
- Trong nước: Tù nhân lương tâm ở trại 6 đồng loạt tuyệt thực (BVN 23/6/2019)-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với tình cảm của nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế (GD 22/6/2019)-sách xb-Dừng bổ nhiệm thôi chưa đủ mà phải xử nghiêm theo pháp luật (GD 22/6/2019)-yk Bùi Thị An-Sợ dân biểu tình, Nguyễn Thiện Nhân lắp camera ‘theo chuẩn độc tài Trung Cộng’ (NV 22-6-19)-TP.HCM gắn camera thông minh trước Lãnh sự quán Mỹ, Trung Quốc (TN 22-6-19)-TP.HCM lắp camera quan sát tầm xa ở nhiều nơi trọng yếu (PLTP 22-6-19)-Cao tốc Bắc-Nam, nhà thầu TQ và lòng dân Việt (BBC 21-6-19)-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị (GD 21/6/2019)-Báo chí là của Đảng, của Nhân dân (GD 21/6/2019)-Bác Hồ dạy làm báo (GD 21/6/2019)-Người làm báo là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận “phò chính, trừ tà” (GD 21/6/2019)-Thủ tướng: Báo chí đang phải cạnh tranh khốc liệt với mạng xã hội (DT 21-6-19)-
- Kinh tế: Đi chợ côn trùng Tây Bắc (KTSG 23/6/2019)-Trần Đề đang được phát triển với tư duy “đánh lẻ” (KTSG 23/6/2019)-Thương chiến Mỹ - Trung và cơ hội của Việt Nam (TVN 23/6/2019)-TPHCM: kết nối số từ quận huyện đến Trung tâm điều hành đô thị thông minh (KTSG 22/6/2019)-Ấn Độ muốn tăng gấp đôi GDP lên 5.000 tỉ đô la trong 5 năm (KTSG 22/6/2019)-Chỉ dừng hoạt động phà Vàm Cống khi người dân không còn nhu cầu (KTSG 22/6/2019)-Chuyển đổi số: Doanh nghiệp có thể đi những bước nhỏ nhất (KTSG 22/6/2019)-Máy bay điện mở ra kỷ nguyên thứ ba cho ngành hàng không (KTSG 22/6/2019)-Sửa thông tư để "sếp" doanh nghiệp lữ hành không phải đi học lại (KTSG 22/6/2019)-Bị điều tra, YouTube cân nhắc gỡ toàn bộ video nhắm đến trẻ em (KTSG 22/6/2019)- Việt Nam đề nghị Hàn Quốc tạo thuận lợi nhập khẩu mặt hàng nông, thuỷ sản (GD 22/6/2019)-Vì sao giá vàng tăng cao nhất trong 5 năm qua? (KTSG 22/6/2019)-Triệu hồi hơn 2.350 xe Honda Rebel nhập từ Thái Lan (KTSG 22/6/2019)-
- Giáo dục: Chi tiết lịch thi quốc gia 2019 mà thí sinh cần nắm rõ trong lòng bàn tay (GD 23/6/2019)-Giáo viên hợp đồng tại Hà Nội được nêu ý kiến trong các buổi tiếp xúc cử tri (GD 23/6/2019)-Máy tính, công nghệ máy học với AI: Khi nào tội ác chống con người được dừng lại (GD 23/6/2019)-Công khai danh tính giáo viên, tổ chức dạy thêm là việc nên làm (GD 23/6/2019)-Nếu lỡ ốm đau, tai nạn trong khi thi, các thí sinh phải biết quy chế này! (GD 23/6/2019)-Học sinh của ta vẫn chưa biết...cãi (GD 23/6/2019)-Thi vào lớp 10, kẻ khóc người cười (GD 23/6/2019)-Kỳ thi vào 10 nhiều điểm 0, đổ trách nhiệm cho thầy cô có hợp lý? (GD 23/6/2019)-Tiếp tục lời biện minh gian dối của hiệu trưởng trường Na Loi (GD 23/6/2019)-Hy vọng kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 sẽ không còn tiêu cực! (GD 23/6/2019)-Cho giáo viên trình bày ý kiến để chấn chỉnh hoạt động trên mạng xã hội (GD 23/6/2019)-Hà Nội hạ điểm chuẩn vào lớp 6 chuyên Amsterdam và song bằng (GD 23/6/2019)-Công an Hà Nội nêu cách nhận diện thiết bị công nghệ gian lận thi cử (GD 23/6/2019)-Học sinh Ninh Thuận tự tin bước vào kỳ thi Quốc gia 2019 (GD 23/6/2019)-Tiền đã nộp nhưng hạng nào thấy thăng? (GD 23/6/2019)-Có một người thầy "đa năng" như thế! (GD 23/6/2019)-STEM góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam không ngừng phát triển (GD 23/6/2019)-Những điểm đặc biệt trong quy trình chấm bài thi môn Ngữ văn (GD 23/6/2019)-Bằng đại học chính quy, tại chức hay liên thông đều có giá trị ngang nhau (GD 23/6/2019)- từ 1/7-Điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng, cao nhất là 50 điểm (GD 22/6/2019)-Tự chủ đại học công phải... khác đại học tư (KTSG 23/6/2019)-
- Phản biện: Muốn đất nước hùng mạnh phải kiểm soát quyền lực, diệt nhóm lợi ích (GD 23/6/2019)-TS Nguyễn Minh Phong-Đường cao tốc Bắc Nam - Sinh lộ của dân tộc (BVN 23/6/2019)-Trịnh Định-Ai quyết định tương lai của ta? (BVN 23/6/2019)-Tho Nguyen-Viện dân biểu (BVN 23/6/2019)-Blog của 5 xu-Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc (BVN 22/6/2019)-Nguyễn Quang Dy-Giáo dục, tiếp tục...nói cho ra nhẽ! (2) (GD 22/6/2019)-Xuân Dương-View và chuyện ‘cơm áo gạo tiền’ của báo chí (TVN 22/6/2019)-Tư Giang- 21 Tháng Sáu chỉ là ngày Báo chí cách mạng không phải ngày Báo chí Việt Nam (BVN 22/6/2019)-Phạm Đình Trọng-14 trang tin độc lập đang thay đổi báo chí Cuba (BVN 22/6/2019)-Phạm Minh Trung-“Cuộc cách mạng không có lãnh đạo” chỉ là cái nhìn bên ngoài (BVN 22/6/2019)-Mẹ Nấm/DLB-Ông Nhân bảo dân ‘đừng lo’ để Quốc hội lo chuyện dự án cao tốc Bắc - Nam (BVN 22/6/2019)-Trung Khang/RFA-Dân Thủ Thiêm lại phải nghe hứa hẹn (BVN 22/6/2019)-Trung Khang/RFA-BOT giao thông ở ĐBSCL nằm trong tay ‘phe nhóm lợi ích’ (BVN 20/6/2019)-Nguyễn Hồng Phúc-Hồi ký Nguyên Ngọc: Hòa bình khó nhọc (2) (BVN 19/6/2019)-Nguyên Ngọc-Hồi ký Nguyên Ngọc: Hoà bình khó nhọc (Phần 1) (BVN 18/6/2019)-Nguyên Ngọc-Chống tham nhũng trong các cơ quan Phòng chống tham nhũng! (ĐCS 19-6-19)-Nguyễn Minh- Đổi mới chính trị để hòa giải dân tộc (BVN 14/6/2019)-Nguyễn Quang Duy- CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG (BVN 12/6/2019)-Phan Dương Hiệu
- Thư giãn: Điều tra: Thủ thuật xóa dấu vết 'made in China' của Asanzo (TT 22-6-19)-Người đi giữa những cặp phạm trù đối lập (VnE 22-6-19)- về GS Đào Nguyên Cát-Tâm tình “nhà báo nghiệp dư” (KTSG 21/6/2019)-Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn săn nguồn tin độc bằng cách nào? (Zing 20-6-19)-TT-Huế: Ở làng này có những ngôi nhà cho người chết lên đến chục tỉ (DV 20-6-19)-
TP.HCM LẮP CAMERA QUAN SÁT TẦM XA Ở NHIỀU NƠI TRỌNG YẾU
TÁ LÂM/ PLO 22-6-2019
(PLO)- Camera tầm xa được gắn trước trụ sở UBND TP, UBND quận 1, Công viên công xã Paris, Lãnh sự quán Mỹ, Lãnh sự quán Trung Quốc, Thảo Cầm Viên, Công trường Mê Linh...
Sáng 22-6, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 18 tháng thực hiện đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
TP.HCM lắp hơn 1.000 camera giám sát an ninh công cộng.
Lắp đặt hơn 1.000 camera giám sát
Thông tin tại hội nghị cho hay đề án đã đạt được kết quả tích cực tại một số khu vực cụ thể. Như ở quận 1, đã triển khai thí điểm trung tâm điều hành đô thị thông minh đặt tại trụ sở UBND quận, trong đó đã tích hợp camera tại địa bàn dân cư và trụ sở công an ở 10 phường trên địa bàn với hơn 750 mắt camera.
Quận 1 cũng đầu tư, lắp đặt mới camera hiện đại có khả năng quan sát tầm xa tại các vị trí trọng điểm để phục vụ công tác an ninh, trật tự.
Cụ thể, camera tầm xa được gắn trước trụ sở UBND TP và UBND quận 1, Công viên công xã Paris, Lãnh sự quán Mỹ, Trung Quốc, Thảo Cầm Viên, Công trường Mê Linh. Ngoài ra, nâng cấp 3 camera quan sát tầm xa ở trên ba xe công vụ của 3 phường Tân Định, Bến Nghé và Nguyễn Thái Bình. Đến nay ở quận 1 đã lắp đặt 9 camera trọng điểm và camera tích hợp trên xe.
Qua hơn 1 năm triển khai thí điểm, hệ thống đã hỗ trợ, phục vụ tốt cho quận 1 trong công tác chỉ đạo, điều hành và xử lý các tình huống phát sinh vào các ngày lễ, tết... phòng chống các tình huống bạo động, biểu tình, các hành vi gây rối trật tự công cộng.
Tại quận 12 cũng đã triển khai trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh đặt tại trụ sở Công an quận, trong đó đã tích hợp hơn 600 camera hiện hữu tại các khu dân cư.
Quận 12 cũng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, như phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phần mềm quản lý hồ sơ hành chính, hệ thống quản lý địa bàn khu dân cư, hệ thống thông tin quản lý qui hoạch, triển khai ứng dụng ảnh viễn thám trong công tác quản lý đô thị, tài nguyên môi trường.
Ngoài ra, quận cũng triển khai ứng dụng tiếp nhận, quản lý và trả lời phản ánh, góp ý của người dân thông qua facebook, zalo...
Tại hội nghị, ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cũng cho biết trong giai đoạn 1, TP.HCM đã thí điểm kết nối, tích hợp dữ liệu hệ thống camera giám sát của Sở GTVT, UBND các quận như 1, 12, Phú Nhuận và Gò Vấp.
Tổng số camera đã được tích hợp về trung tâm điều hành hơn 1.000 camera, trong đó phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc 50 camera gồm: nhận diện khuôn mặt, nhận dạng loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự…
TP.HCM cũng đã xây dựng trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội, hoàn thành tập tài liệu tổng hợp các phương pháp khoa học dự báo. Từ đó, đã ứng dụng các mô hình dự báo chuỗi thời gian để dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu cho các năm 2019 và năm 2020.
Ngoài ra, đã xây dựng hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu, thực hiện tích hợp một số cơ sở dữ liệu quan trọng như: văn bản điện tử, một cửa điện tử, khiếu nại tố cáo, đường dây nóng, đăng ký doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài, chứng chỉ hành nghề y… Kho dữ liệu dùng chung đặt tại Công viên phần mềm Quang Trung.
UBND TP cũng đã phê duyệt đề án thành lập Công ty Cổ phần vận hành Trung tâm An toàn thông tin TP, triển khai thử nghiệm cổng dữ liệu mở http://data.hochiminhcity.gov.vn để cung cấp thông tin về cơ sở khám chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề y, cơ sở giáo dục và dịch vụ, các dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư công nhằm chia sẻ tài nguyên dữ liệu đến đông đảo người dân, doanh nghiệp.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: PHƯƠNG THÙY
Phát biểu tại buổi sơ kết, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, cho biết TP vừa cụ thể hóa đề án, vừa mày mò tổ chức thực hiện. Ông cho rằng, các sở ngành, quận huyện cần chia sẻ về kinh nghiệm, bài học thực hiện đề án trong thời gian qua. Đồng thời nêu rõ các khó khăn, vướng mắc và đề xuất cơ chế tháo gỡ khó khăn.
Một trong những vấn đề cần quan tâm là giải pháp sử dụng camera của người dân, doanh nghiệp, các trường học, bệnh viện… đảm bảo đồng bộ.
Ông yêu cầu, các sở ngành, quận huyện cần đánh giá lại kết quả thực hiện, dự báo khả năng đạt được các mục tiêu kế hoạch vào cuối năm nay. Đồng thời, các đơn vị, các ngành phải hình dung, lượng hóa công việc cụ thể, mục tiêu cụ thể ứng với các mốc thời gian tại thời điểm cuối năm 2019, tháng 6-2020 và cuối năm 2020.
“Tôi có cảm nhận là có lúc chúng ta vừa làm vừa đặt mục tiêu” – ông Nhân nói và cho rằng cách làm này chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu thực hiện đề án. Trong thời gian tới, chúng ta không được làm như thế, vì như vậy thì không biết khi nào đề án mới thực hiện xong.
TÁ LÂM
TIN LIÊN QUAN
Đô thị thông minh ở TP.HCM: Tìm gì cũng thấy
Đô thị thông minh: Dân lợi, cán bộ khỏe
Bí thư Nhân: Xác định 200 địa chỉ nhạy cảm gắn camera giám sát
15-4: Trung tâm điều hành đô thị thông minh TP.HCM vận hành
TP.HCM gắn camera thông minh trước Lãnh sự quán Mỹ, Trung Quốc (TN 22-6-19)-
Sợ dân biểu tình, Nguyễn Thiện Nhân lắp camera ‘theo chuẩn độc tài Trung Cộng’ (NV 22-6-19)-
SỢ DÂN BIỂU TÌNH , NGUYỄN THIỆN NHÂN LẮP CAMERA 'THEO CHUẨN ĐỘC TÀI TRUNG CỘNG
T.K/ NV 22-6- 2019
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 22 Tháng Sáu, Bí Thư Thành Ủy ở Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân loan báo Sài Gòn đã lắp đặt xong 1,000 camera giám sát trên đường phố, hơn 50 cái trong số đó “có chức năng phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc, gồm nhận diện khuôn mặt, nhận dạng loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự…”
Đây được cho là “thành quả” sau 18 tháng khai triển đề án “Xây dựng Sài Gòn trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017–2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Trong bối cảnh mọi dự án công đều diễn ra chậm chạp, việc lắp đặt 1,000 camera giám sát ở Sài Gòn có vẻ được tiến hành nhanh bất thường.
Truyền thông nhà nước hôm 22 Tháng Sáu khi đưa tin về việc này chỉ nhấn mạnh vào yếu tố “đô thị thông minh” và “an ninh trật tự” mà bỏ qua quyền riêng tư của người dân và lý do khiến Nguyễn Thiện Nhân đặt mục tiêu “lắp camera để phát hiện đám đông”.
Tờ Thanh Niên cho biết thêm: “Các camera tầm xa được gắn trước trụ sở Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài Gòn và quận 1, công viên Công Xã Paris, Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thảo Cầm Viên, công trường Mê Linh. Dịp này, ba camera quan sát tầm xa ở trên ba xe công vụ của ba phường Tân Định, Bến Nghé và Nguyễn Thái Bình cũng được nâng cấp. Đến nay ở quận 1 đã lắp đặt chín camera trọng điểm và camera tích hợp trên xe.” Tuy tờ báo không lý giải tại sao các địa điểm trên được “ưu tiên” lắp camera tầm xa nhưng người đọc có thể hiểu đó là các điểm tập trung người biểu tình ở Sài Gòn hồi Tháng Sáu, 2018.
Ông Nguyễn Thiện Nhân là người hứng chịu nhiều chỉ trích của dân Sài Gòn qua các vụ ra lệnh di dời lư hương ở tượng Trần Hưng Đạo hồi Tháng Hai, 2019, không xuất hiện và không tiếp dân oan mất đất ở Vườn Rau Lộc Hưng…
Hồi cuối Tháng Tư, báo Thanh Niên đã phải gỡ bài “Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân: Sài Gòn hứa với Bộ Chính Trị sẽ không có biểu tình” sau khi ông Nhân bị cộng đồng mạng chê trách vì lời tuyên bố “chúng ta cần phải làm vì Sài Gòn có biểu tình thì ảnh hưởng đến cả nước. Chúng ta đã cam kết và đã làm được điều đó.”
Liên quan đến việc này, Nhạc Sĩ Tuấn Khanh bình luận trên trang cá nhân hồi Tháng Năm, 2019: “’Miền Nam đi trước về sau’, ông Hồ Chí Minh từng nói vậy. Ông Nguyễn Thiện Nhân, mới đây, vừa tuyên bố là hạ tầng cơ sở ở Sài Gòn đến 100 năm sau mới khá, bất chấp chuyện Sài Gòn nai lưng làm ra 100 đồng thì phải nộp hơn 80 đồng cho Hà Nội chi xài. Chuyện phát triển văn minh còn xa xa lắm, về sau lắm. Nhưng lắp camera theo chuẩn độc tài Trung Cộng thì Nhân ra tay sớm nhất nước, ‘nhận diện con người’ thì đi trước. Nhân làm để bảo vệ lời hứa ‘Hồ Chí Minh không có biểu tình’ với cấp trên của mình, bằng chính số tiền ít ỏi mà Sài Gòn giữ lại được. Nộp tiền nhiều và trước, nhưng cuối bảng về nhân quyền và cả nhân tính của lãnh đạo.” (T.K.)
CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
pv LÊ THƯ/ LĐ/ BVN 12-6-2019
Dưới đây là toàn văn bài trả lời phỏng vấn báo Lao động (số ra ngày 08/6/2019), của GS. Phan Dương Hiệu (ĐH Limoges, CH Pháp), về việc “tính điểm công dân” theo mô hình của TQ, nói riêng, và đưa Công nghệ vào đời sống xã hội, nói chung. Một bài phỏng vấn rất nên đọc.
“Tiến bộ khoa học có thể được sử dụng hoặc bị lợi dụng cho mọi mục đích, tốt cũng như xấu. Do vậy mà chúng ta cần xác định đâu là những ứng dụng có thể đem lại sự hữu ích cho cộng đồng và đâu là những ứng dụng làm giảm, hạn chế quyền con người để phải tránh. Theo tôi, một hệ thống tính điểm công dân là một ứng dụng khoa học công nghệ cần phải tránh. Một sự đánh giá chỉ dựa trên những thước đo định lượng là một sự đánh giá nghèo nàn và nguy hiểm, nó đưa cái phong phú đa dạng của cuộc sống cho vừa khuôn của một bộ quy tắc. Khi chưa có khả năng đưa được máy móc gần với con nguời thì lại đi đưa con người gần với hành xử của máy móc. Chúng ta không nên đi theo vết xe đó của Trung Quốc”.
Phạm Gia Minh
|
“Tính điểm công dân: "Robot hóa" con người?
"Hệ thống tính điểm công dân là một ứng dụng khoa học công nghệ cần phải tránh. Một sự đánh giá chỉ dựa trên những thước đo định lượng là một sự đánh giá nghèo nàn và nguy hiểm, nó đưa cái phong phú đa dạng của cuộc sống cho vừa khuôn của một bộ quy tắc..." - GS mật mã học Phan Dương Hiệu (ĐH Limoges, Pháp) góp ý, trước ý kiến: Nên chăng, học hỏi mô hình tính điểm công dân của Trung Quốc tại VN?
PV: Sử dụng công nghệ nhận dạng để đánh giá từng hành động của mỗi người dân bằng việc lắp camera khắp mọi hang cùng ngõ hẻm. Từ đó, xếp loại công dân và lấy đó làm tiêu chí ưu tiên cho những công dân tốt, giới hạn điều kiện với những công dân xấu... - Hệ thống tính điểm công dân của Trung Quốc có vẻ như là một hệ thống lý tưởng cho sự công bằng, giúp người dân ý thức, cư xử văn minh hơn. Anh có thấy thế?
PDH: Để có một hệ thống đánh giá điểm thì có hai vấn đề quan trọng: độ đo để định lượng điểm cao thấp và cách thức cùng phương tiện để thực hiện điều đó. Cả hai vấn đề này đều sẽ có rất nhiều bất cập đối với hệ thống tính điểm công dân.
Điểm quan trọng nhất của vấn đề là độ đo. Muốn đánh giá tốt/xấu qua một hệ thống tính điểm thì phải định nghĩa một độ đo: thế nào là điểm cao/tốt, thế nào là điểm thấp/xấu. Có những thước đo khá tường minh như: cố tình vượt đèn đỏ, cướp giật..., thì là xấu, đương nhiên! Cũng thế, với các dịch vụ hàng không hay khách sạn, độ đo khách hàng thường xuyên rất dễ định nghĩa tường minh: ai bay xa, ai đặt phòng nhiều thì được cộng điểm.
Với hệ thống tính điểm công dân, điểm khác biệt cơ bản là vì không có độ đo phổ quát để định nghĩa tường minh thế nào là một công dân tốt hay xấu, việc đánh giá sẽ phụ thuộc đáng kể vào quan điểm của người làm hệ thống tính điểm, tức là của chính quyền. Một sự tung hô vô nghĩa có thể được chấm điểm cao, nhưng một phát biểu thẳng thắn khác biệt, cần thiết cho sự tiến bộ của xã hội thì lại có thể bị hệ thống đánh giá là nói xấu nhà nước và bị cho điểm thấp.
Chúng ta thử hình dung nếu hệ thống đó được thực thi trước Đổi Mới, thì sẽ khó mà có Đổi Mới, bởi những quan điểm đi ngược ý thức hệ lúc bấy giờ sẽ bị đánh điểm xấu; những người có tư tưởng đổi mới sẽ bị hệ thống tính điểm coi là xấu và vô hiệu hoá, còn ai quyết định Đổi Mới nữa.
Do vậy, khi chính quyền đưa ra một độ đo định chuẩn và gắn quyền lợi người dân với độ cao thấp trong thước đo đó, vô hình trung làm mọi công dân phải hướng theo độ đo được định sẵn, dù đồng tình hay không. Nó làm hành xử con người trở nên giả dối, triệt tiêu sáng tạo vượt khuôn khổ, và con người sẽ trở nên máy móc hơn, xa rời tính nhân văn.
Điểm đặc thù nữa là các hệ thống dịch vụ thì ta có thể chọn tham gia, còn điểm công dân thì gần như là bị ép buộc, những quyền lợi tối thiểu như đi tàu xe, đăng ký khách sạn... cũng trở nên bất công bằng dưới lăng kính của độ đo tốt/xấu. Nếu theo luật pháp có xét xử và có kháng án, thì hệ thống độ đo gần như là áp đặt và không thể có quan toà nào đủ sức để xét xử từng vụ việc cộng điểm/trừ điểm là đúng hay sai, toàn bộ quyền lợi công dân trở nên phụ thuộc vào sự đánh giá của độ đo.
PV: Chẳng phải lúc này mọi thứ đều đang được "lượng hoá" bởi các "độ đo" lượt like, lượt share và lượng view sao?
PDH: Chính thế, và việc sử dụng chúng không đúng cách, chạy theo số lượng có thể rất tác hại. Độ đo chính là luật chơi, nó có thể quyết định lớn đến hành xử của những ai tham gia. Ngay cả nghề báo của chị cũng không là ngoại lệ. Khi tổng biên tập đưa ra độ đo là số view của bài báo, chấm nhuận bút cho phóng viên dựa trên số view đó, thì đã đẩy hầu hết phóng viên vào việc chạy đua để đưa những tin giật gân, đôi khi bất chấp tính trung thực, miễn là thu hút được tính hiếu kỳ của số đông. Những bài báo sâu sắc, dày công nghiên cứu, và chọn lựa độc giả trở nên khan hiếm dần, dưới sự ghẻ lạnh của độ đo “số view”. Cộng với những "vùng cấm" được cho là nhạy cảm - cũng như là một dạng ảnh hưởng bởi độ đo của luật chơi, hậu quả là nền báo chí dần trở nên bị “lá cải hoá". Đối với mạng xã hội người dùng cũng được trang bị các thước đo: lượt likes, lượt shares... Khác chăng là ở đấy mỗi người có một thế giới riêng và có thể tự định nghĩa cho mình một độ đo, tiêu chuẩn riêng chứ không phải ai cũng chỉ thích đếm. Vì thế mà tạo nên sự phong phú, đa chiều tích cực.
PV: Nhưng giả sử hệ thống tính điểm sẽ chỉ đánh giá những chỉ số tường minh như anh nói: vượt đèn đỏ hay ăn cắp... thì rõ ràng điều đó giúp đem lại lợi ích và an toàn cho người dân đấy chứ?
PDH: Nếu mục đích chỉ dừng ở mức độ đảm bảo an toàn công dân thì tốt thôi. Nhưng nếu vậy thì không cần phải làm cả hệ thống tính điểm toàn dân. Khi tiến hành một hệ thống tính điểm công dân thì nó chạm đến vấn đề thứ hai mà tôi nói ở trên: cách thức cùng phương tiện để thực hiện. Ở đây, đó là việc phải đặt một mạng lưới camera theo dõi từng ngõ ngách, phải nhận dạng từng khuôn mặt công dân ở từng thời điểm xem họ đang làm gì để tính điểm. Điều đó ảnh hưởng lớn đến sự riêng tư và an toàn dữ liệu của công dân.
Nếu chỉ sử dụng camera để tăng mức an toàn cho công dân là một bài toán đã được xem xét ở rất nhiều nước. Đó là một bài toán tối ưu: mắc bao nhiêu camera là đủ (tức là có thêm nữa thì cũng không có ích) để vừa đạt mức an toàn, vừa không xâm phạm quá mức sự riêng tư của người dân, mắc ở những vị trí nào, ai có quyền truy cập dữ liệu, dữ liệu được lưu trữ bao lâu và sau bao lâu phải xoá... Vấn đề này cần có sự đánh giá và nhiều nước đã làm. Những nghiên cứu chính thức của Pháp (của Viện nghiên cứu INHESJ - Institut national des hautes études de la sécurité et de la justice https://inhesj.fr/sites/default/files/fichiers_site/les_publications/les_travaux_des_auditeurs/politiques_videoprotection.pdf) và Anh (được thực hiện ở Newcastle, Birmingham và King’s Lynn) cho thấy việc mắc camera không thực sự có tác dụng trong những vụ việc nghiêm trọng (tấn công người, buôn bán ma tuý, khủng bố...) mà chỉ có tác dụng trong những sự vụ nhỏ (ăn cắp xe cộ, phạt nguội vi phạm giao thông...). Chúng ta cần tham khảo những nghiên cứu của các nước để đưa ra phương án tối ưu, tránh việc mắc tràn lan camera ở khắp nơi, vừa không hiệu quả, lại cũng có thể trở thành công cụ tấn công cho kẻ xấu nếu vấn đề an toàn thông tin mạng không được bảo vệ chặt chẽ.
PV: Đã có những cuộc tấn công mạng thông qua hệ thống Camera?
PDH: Ngay trên đất Mỹ mới đây đã có nhiều vụ thâm nhập vào hệ thống Camera của cảnh sát. Năm 2017, tại Washington DC, ngay trước ngày nhậm chức tổng thống của Donald Trump, 2/3 số camera (123 cameras trên tổng số 187) của cảnh sát bị thâm nhập và bị vô hiệu hoá trong 6 ngày (https://www.washingtonpost.com/local/public-safety/attack-on-dc-police-security-cameras-had-broad-implications/2018/07/24/7ff01d78-8440-11e8-9e80-403a221946a7_story.html?noredirect=on&utm_term=.3aba77990996). Và ngày 7/5 mới đây, hàng ngàn máy tính của chính quyền thành phố Baltimore đã bị khống chế bởi kẻ tấn công (https://www.bbc.com/news/technology-48423954). Thử hình dung, nếu chúng ta mắc camera mọi ngõ ngách, và nếu kẻ tấn công truy cập được vào hệ thống máy tính, nó sẽ lấy được toàn bộ kho dữ liệu riêng khổng lồ của người dân. Nếu hệ thống còn nhận dạng từng công dân thì dữ liệu đó lại càng nguy hiểm cho từng người. Tệ hơn, nếu kẻ tấn công truy nhập vào hệ thống mà chúng ta không có công cụ nhận biết và để chúng theo dõi, thu thập trong thời gian dài, vấn đề an ninh của quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng. Vấn đề an toàn thông tin là một vấn đề nổi cộm khi phát triển những hệ thống lớn và lưu trữ dữ liệu toàn dân.
PV: Tại hầu hết các không gian công cộng, mọi người đều mặc sức quay phim, chụp ảnh, thì hà cớ gì, việc lắp camera lại không được cho là bình thường?
PDH: Việc chụp ảnh quay phim ở nơi công cộng không bị cấm nhưng ta cũng không thể cầm một chiếc camera đi theo quay, chụp liên tục khuôn mặt của một người trên phố. Khi những hình ảnh được ghi lại gắn với một con người cụ thể thì dữ liệu đó trở thành dữ liệu cá nhân. Luật bảo vệ thông tin cá nhân mới đây của châu Âu (GDPR - General Data Protection Regulation) được áp dụng với tất cả các hình thức quay chụp ở nơi công cộng, dù là với mục đích an ninh. Người được quay có quyền yêu cầu truy cập hình ảnh, xoá hình ảnh về mình nếu nó không nằm trong phạm vi một cuộc điều tra. Do đó, nếu ta đi theo những bước tiến bộ trong việc tôn trọng quyền riêng tư, một quyền cơ bản của con người, như các nước châu Âu, thì cần nhận định rằng một hệ thống nhận dạng, tính điểm công dân là vi phạm luật về quyền riêng tư.
PV: Anh có vẻ nghi ngờ việc áp dụng vào cuộc sống những tiến bộ khoa học trong việc xử lý dữ liệu lớn?
PDH: Hoàn toàn không đúng, có những ứng dụng rất hữu ích. Chẳng hạn như mắc camera ở những nút giao thông ách tắc, thu thập dữ liệu để nghiên cứu các giải pháp thông minh chống ùn tắc. Hay việc nghiên cứu học máy trong y tế, trong giáo dục để có các phương án thông minh nâng cao hiệu quả chữa bệnh hay đào tạo. Nhưng trên hết, tôi luôn chú trọng hơn cả vào việc bảo vệ an toàn dữ liệu và riêng tư cho người dùng. Do vậy, tất cả các phương án phân tích cần trước tiên phải đảm bảo an toàn dữ liệu, có thể chỉ được phân tích dữ liệu sau khi đã ẩn danh, hoặc dữ liệu dưới dạng mã hoá - đó cũng là những hướng đi tiên phong trong ngành mật mã hiện đại. Cần xác định một nguyên tắc là không đánh đổi một bước lùi dù nhỏ nhất về quyền con người cho bất cứ một phát triển vũ bão nào của công nghệ.
Tiến bộ khoa học có thể được sử dụng hoặc bị lợi dụng cho mọi mục đích, tốt cũng như xấu. Do vậy mà chúng ta cần xác định đâu là những ứng dụng có thể đem lại sự hữu ích cho cộng đồng và đâu là những ứng dụng làm giảm, hạn chế quyền con người để phải tránh. Theo tôi, một hệ thống tính điểm công dân là một ứng dụng khoa học công nghệ cần phải tránh. Một sự đánh giá chỉ dựa trên những thước đo định lượng là một sự đánh giá nghèo nàn và nguy hiểm, nó đưa cái phong phú đa dạng của cuộc sống cho vừa khuôn của một bộ quy tắc. Khi chưa có khả năng đưa được máy móc gần với con nguời thì lại đi đưa con người gần với hành xử của máy móc. Chúng ta không nên đi theo vết xe đó của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét