ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Belarus (VNN 29/5/2021)-Tổng thống Putin ủng hộ Belarus đối đầu với phương Tây (VNN 29/5/2021)-Australia kiện Trung Quốc lên WTO (BVN 29/5/2021)-Ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu giảm (VNN 28/5/2021)-Tướng Israel thừa nhận Hamas đã ‘chiến thắng’ (VNN 28/5/2021)-Những ngộ nhận về Tàu (viet-studies 27-5-21)-Nam Nguyen-Ông Biden ra lệnh cho tình báo Mỹ điều tra nguồn gốc Covid-19 (VNN 27/5/2021)-Bệnh nhân Covid-19 sát hại lính gác khi bỏ trốn khỏi bệnh viện Campuchia (VNN 27/5/2021)-Bất chấp lợi ích quốc gia? (BVN 27/5/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Trò hai mặt của Trung Quốc ở Biển Đông (BVN 27/5/2021)-Hệ thống Vòm Sắt bắn nhầm máy bay Israel khi giao tranh với Hamas (VNN 26/5/2021)-Thương chiến Mỹ - Trung vẫn tiếp tục thời Tổng thống Biden? (BVN 26/5/2021)-Quan hệ với Trung Quốc, Australia chọn tự chủ quốc gia thay vì lợi ích kinh tế (BVN 26/5/2021)-Bác sĩ bất đồng chính kiến Hồ Hải rời Việt Nam đến Mỹ (VOA 26-5-21)-Cuộc chiến không cân sức (TD 26/5/2021)- Phạm Sanh Châu-Hamas biến ống kim loại thành tên lửa (VNN 25/5/2021)-Tìm sự sống trên Hỏa tinh: NASA vừa có bước tiến đặc biệt (VNN 25/5/2021)-Chuyên gia phòng thí nghiệm Vũ Hán nhập viện trước khi Covid-19 bùng phát (BVN 25/5/2021)-Sau 40 năm sống dưới chế độ cộng sản, Tiệp Khắc đã sửa sai. Còn Việt Nam? (Luật Khoa 24-5-21)-Alexander Lukashenko và Nguyễn Phú Trọng (TD 24/5/2021)-J.Nguyễn-Trung Quốc và Mỹ: Ai có ảnh hưởng nhiều hơn ở Việt Nam? (BVN 23/5/2021)-Về chính sách trợ cấp chưa từng có của chính phủ Mỹ thời đại dịch Covid (Tạp chí Nghiên Cứu Việt Mỹ 23-5-21)-Bài Vũ Quang Việt-Động đất mạnh tấn công Trung Quốc, nhiều cây cầu bị sập (VNN 22/5/2021)-Đất hiếm dưới đáy Biển Đông: Nhà khoa học Việt nói gì? (ĐV 22-5-21)-Câu chuyện Ấn Độ: Cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc (VNN 22/5/2021)-Di Li
- Trong nước: Bị can “môi giới hối lộ” Hồ Hữu Hoà tố cáo Trung tướng Trần Văn Vệ (TD 28/5/2021)-Nguyễn Phú Trọng dáng đi như bại liệt, Phạm Minh Chính mừng thầm? (Thời Báo 28-5-21)-Việt Nam có nên vận dụng “mục tiêu kép” trong lúc này? (RFA 27-5-21)-COVID-19 và cái giá của… ‘Ngày hội lớn của toàn dân’ (Blog VOA 27-5-21)-Phản ứng trước kêu gọi kiều bào đóng góp để mua vaccine phòng COVID-19 mà Thủ tướng đưa ra (RFA 27-5-21)-Lý do hai xưởng của một công ty ở Bắc Giang có 700 ca Covid-19 (VNN 27-5-21)-Hành trình phá nhiều băng nhóm móc túi tinh quái ở TP.HCM (TT 27-5-21)-9 nhiệm vụ cần tập trung để phòng, chống dịch Covid trong tình hình mới (GD 25/5/2021)-Hàng nghìn người chấp nhận hiểm nguy vì sức khỏe nhân dân, vì bình an đất nước (GD 25/5/2021)-Covid-19: Hà Nội phong tỏa nhiều khu vực sau bầu cử (BBC 25-5-21)-Tối 25/5, tăng vọt 287 ca Covid-19 trong nước (DT 25-5-21)-Đảng CSVN hy sinh sức khỏe dân, để đổi lấy sự trang trí cho chế độ (Tiếng Dân 26-5-21)-Mất quyền lực, bà Nguyễn Thị Kim Ngân “nghẹn ngào” nhìn đàn em bị xử (Thời Báo 26-5-21)-'Khát vọng hùng cường' và lời hứa trước cử tri (TVN 24/5/2021)- Nhiều tướng công an được tặng Huân chương Chiến công trong tuần (LĐ 23-5-21)-KPI cho đại biểu Quốc hội: Tại sao không? (TVN 23/5/2021)-Hà Nội ghi nhận 6 ca dương tính tại Times City (KTSG 23/5/2021)-Việt Nam: Nữ giới trong quốc hội, số lượng có đi kèm chất lượng? (BBC 21-5-21)-Chủ tịch Quốc hội: 'Không vì dịch bệnh mà không tổ chức được bầu cử' (VnEx 20-5-21)-
- Kinh tế: Thủ tướng: Xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân ban hành văn bản trái luật (GD 29/5/2021)-Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn tiêu thụ nông sản cho Bắc Giang (GD 29/5/2021)-Ngắm nhìn những khu vườn Imperia do MIKGroup phát triển (GD 29/5/2021)-Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch COP26 (GD 29/5/2021)-Vải Bắc Giang vượt 'vòng vây' về Hà Nội, dân gọi nhau giải cứu (VNN 29/5/2021)-Ý tưởng của Bộ trưởng Công Thương: Lập Quỹ bình ổn giá thép (VNN 29/5/2021)-Nghị quyết số 28-NQ/TW: Lan tỏa tinh thần đổi mới và quyết tâm hành động (GD 28/5/2021)-về BHXH-Bộ Y tế đàm phán để tiếp cận thêm nguồn vaccine (KTSG 28/5/2021)-Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31-5: giảm tỷ lệ người dân hút thuốc lá tại Việt Nam (KTSG 28/5/2021)-Hàng loạt công nghệ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 được triển khai (KTSG 28/5/2021)-Giải pháp để giải ngân vốn đầu tư công từ 95% trở lên (KTSG 28/5/2021)-Huế lên kế hoạch phát triển đặc sản tại khu đầm phá lớn nhất Đông Nam Á (KTSG 28/5/2021)-VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ tăng mạnh từ tháng 6 (KTSG 28/5/2021)-Người dân có thể đóng góp trực tiếp cho Quỹ vaccine phòng Covid-19 (KTSG 28/5/2021)-Covid-19 – cỗ máy thời gian đến từ tương lai (KTSG 28/5/2021)-Sôi động mua bán và sáp nhập trên thị trường chuỗi đồ uống (KTSG 28/5/2021)-Luật bảo vệ môi trường - trở ngại với người này, điều cổ vũ với người khác (KTSG 28/5/2021)-Cuộc đua Lithium (KTSG 28/5/2021)-Thủ tướng: Nghiên cứu, ứng dụng KH-CN phải đi vào cái ta cần chứ không phải cái ta có (SGGP 27-5-21)-Thuế bất động sản - vẫn còn nhiều việc phải giải quyết (TBKTSG 27-5-21)-Nghĩ về tỷ lệ nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người các tỉnh thành (Leader 27-5-21)-Hoạt động họp chợ ở Hà Nội bị đảo lộn, người dân "bở hơi tai" để thích ứng (DT 27-5-21)-Thế khó của du lịch Hội An (Leader 28-5-21)-Tiếp tục bơm thêm cả trăm ngàn tỷ, TPHCM có hết ngập trong năm năm tới? (RFA 27-5-21)-
- Giáo dục: Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng, ai là người đứng đầu đơn vị? (GD 29/5/2021)-Giám đốc Sở Giáo dục Bình Thuận nói về vụ giáo viên nhắn tin 'dập cho nó chết' (GD 29/5/2021)-'Học thật, thi thật, nhân tài thật' phải tiên phong thay đổi từ lãnh đạo (GD 29/5/2021)-Câu lạc bộ năng khiếu Trường Ams, nơi ươm mầm tài năng (GD 29/5/2021)-Giáo viên dạy Văn, Giáo dục công dân mà "dập cho chết" đồng nghiệp, có nên giữ? (GD 29/5/2021)-Chuyên Đại học Sư phạm cho thi thử vào lớp 10 theo hình thức trực tuyến (GD 29/5/2021)-Tiểu học đã ngụy thành tích, 2 bậc trung học chữa làm sao? (GD 29/5/2021)-Đại học Điều dưỡng Nam Định xuất quân đến Bắc Giang chống dịch (GD 29/5/2021)-Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước không nhất thiết phải là giáo sư, phó giáo sư (GD 28/5/2021)-
- Phản biện: Chậm mua vắc-xin: Việt Nam “ngủ quên trong chiến thắng”? (BVN 29/5/2021)-Cù Mai Công-Giáo viên khóc với cách mạng 4.0 (BVN 29/5/2021)-Chu Mộng Long-Ai cách… mạng của… báo chí cách mạng? (TD 28/5/2021)-Trân Văn-Đôi điều về một bài thơ chưa được trao giải (TD 28/5/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Buồn, thất vọng, tuyệt vọng, chán nản, bạn chọn cảm xúc nào? (TD 28/5/2021)-Đoàn Bảo Châu-Thánh chửi, thần y, danh hài, và các ngôi sao đang lặn (viet-studies 28-5-21)-(TD )-Nguyễn Quang Dy-Người nổi tiếng quyên tiền làm từ thiện: Cần một thiết chế pháp lý (TVN 28/5/2021)-Nguyễn Quang Đồng-Bà Phương Hằng thừa nhận đã sai khi nói về dĩ vãng Vy Oanh? (VNN 28/5/2021)- Bỏ nghề luật sư vì mất tin tưởng? (TD 28/5/2021)-Ngô Văn Hiếu-Giải mã ‘hiện tượng’ Nguyễn Phương Hằng: Siêu cao thủ truyền thông (TD 27/5/2021)-Nguyễn Ngọc Long-Tiến thoái lưỡng nan trong vụ Hoài Linh chậm giải ngân 14 tỷ đồng từ thiện (Leader 27-5-21)-Huỳnh Thế Du-Lẩn thẩn u mê chứ sáng suốt mới mẻ quái gì (TD 27/5/2021)-Nguyễn Thông-Vài suy nghĩ về tọa đàm “Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế (TD 27/5/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Ngày hội (BVN 26/5/2021)-Phạm Đình Trọng-Đảng CSVN hy sinh sức khỏe dân, để đổi lấy sự trang trí cho chế độ (TD 26/5/2021)-J.Nguyễn-Nhờ ông Bùi Văn Cường giải đáp vài thắc mắc (TD 26/5/2021)-Trân Văn-Người Sài Gòn sửa “ngày hội non sông” thành bi hài kịch (TD 26/5/2021)-Gió Bấc-Nhà báo, anh ở đâu trong sự nhiễu nhương của đám nghệ sĩ nhố nhăng ? (TD 26/5/2021)-Lê Ngọc Sơn-Nỗi thèm khát “Sự thật” là phản ứng hiển nhiên (TD 26/5/2021)-Lê Quang-Làm sao phải học thật, và thật làm sao được? (TD 26/5/2021)-Hoàng Tuấn Công-Thách dám tước học hàm giáo sư của mấy ngài đạo văn (TD 26/5/2021)-Chu Mộng Long-Tới lượt ‘chiến công’ trở thành… nhảm nhí? (TD 25/5/2021)-Trân Văn-Nhận thức đúng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (QĐND 24-5-21)-Nguyễn Minh Phong-Đồng tiền xóa mọi ranh giới, thực trạng xã hội Việt Nam (TD 24/5/2021)-Đỗ Ngà-Tại vì… (TD 24/5/2021)-Mạc Văn Trang-Về khởi điểm của giáo dục (TD 24/5/2021)-Thái Hạo-Bà Phạm Chi Lan: Lợi ích quốc gia cần đặt lên trên hết! (BVN 24/5/2021)-Vũ Minh, Đặng Hoa-ST25 và bài học chọn tên nhãn hiệu (TBKTSG 24-5-21)-Nhà đầu tư ngoại nắm quyền kiểm soát nhiều dự án điện tái tạo (BVN 24/5/2021)-Về khởi điểm của giáo dục (TD 24/5/2021)-Thái Hạo-Viện Lịch sử Quân sự nên cập nhật thông tin… (TD 23/5/2021)-Huy Đức-Quả vải và Bộ Công Thương (TD 23/5/2021)-Nguyễn Thông-Tú Xương Thời Mở Cửa (viet-studies 23-5-21)-Nam Nguyên-Nghiện Đảng (BVN 23/5/2021)-Tạ Duy Anh-Không lẽ Viện Lịch sử quân sự không tuân theo Chính Sử đã được Nhà nước công bố? (Tầm Nhìn 22-5-21)-Thành ngữ mới: Ngày hội lớn của nhân dân (TD 22/5/2021)-Nguyễn Thông-Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới (TVN 22/5/2021)-Nguyễn Hoàng Chương-Con đường lên CNXH của ông Trọng và hiểm hoạ của dân tộc Việt Nam (RFA 21-5-21)-Ông Dương Trung Quốc chia sẻ những chuyện ít người biết sau 20 năm gắn bó nghị trường (DV 21-5-21)-Phía sau câu chuyện sinh viên "giấu" bằng đại học để chuyển nghề (DT 21-5-21)-Phê phán những nhận thức lệch lạc về tư tưởng Hồ Chí Minh (QĐND 20-5-21)-bản lưu-Liệu có thể đạt được công bằng xã hội khi đảng cộng sản cầm quyền? (RFA 20-5-21)-Cần đánh bật tư tưởng cần có học sinh giỏi, người giỏi là giáo dục ở hạng cao (GD 20/5/2021)-Chu Mộng Long-Ông Lê Trương Hải Hiếu: Nghe dân, tin dân, trọng dân, gần dân (NLĐ 19-5-21) [Lê Trương Hải Hiếu: Kẻ phóng đãng! (TD 4/5/6-5-2018); Lê Trương Hiền Hòa, con trai cựu Bí thư Thành ủy TPHCM cướp vợ người (TD 1,2,3-12-19) ]-Chủ tịch Nhà nước và… ‘lý trưởng mới’! (TD 18/5/2021)-Trân Văn-Đám đông kia có đại diện cho xã hội Việt Nam không? (TD 18/5/2021)-Đoàn Bảo Châu-18% và 23% thu ngân sách để lại cho Sài Gòn: Nhiều hay ít? (TD 18/5/2021)-Cù Mai Công-Vỡ bọc mủ (TD 18/5/2021)-Nguyễn Thông-Vì sao thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa phải xin ra khỏi ngành để tố cáo tiêu cực ở công an Đồ Sơn ? (TD 16/5/2021)-Lưu Trọng Văn-“Dân chủ tào lao”, sự lẫn lộn khái niệm của người cộng sản (TD 15/5/2021)-J.Nguyễn-“Sở hữu toàn dân” và “Chủ nghĩa xã hội” mới có thể sinh ra hiện tượng 'lò vôi' này (TD 15/5/2021)-Nguyễn Lương Hải Khôi-Kinh tế Việt Nam sau đại dịch (VNN 26-5-21)-Trần Văn Thọ, Nguyễn Xuân Xanh-
- Thư giãn: Mâm cơm Việt của chàng trai 10 năm sống ở châu Phi khiến nhiều người thán phục (VNN 26/5/2021)-Đại gia miền Tây sở hữu 'báu vật' vớt lên từ đáy sông Tiền (VNN 27/5/2021)
Tôi viết những dòng này tại New Delhi ngày 25/5/2021, tâm trạng như đang trong một bộ phim viễn tưởng.
Đợt tấn công thứ hai của đại dịch vào Ấn Độ lần này, 12 nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại đây bị dương tính. Hai trường hợp rất nặng, phải nhập viện và chữa trị nhiều ngày.
Em là cô gái xinh xắn, lạc quan và đầy nghị lực. Nhưng đặt chân đến Ấn Độ chưa đầy ba tuần, Covid đã quật ngã em.
Ngày chính thức nhận kết quả dương tính là ngày sinh nhật em, cũng là ngày đất nước thống nhất, 30/4.
Trong buổi sinh nhật online đặc biệt đó, mọi người chúc em chóng lành bệnh và ngủ ngon. Nhưng không may, đêm đó lại là một đêm kinh hoàng. Em sốt cao, rất nhiều mồ hôi. Em không dám ngủ vì thấy chỉ số bão hòa oxy trong máu tầm 95%. Em sợ “ngủ rồi sẽ không bao giờ tỉnh lại”.
Vì thế, thỉnh thoảng em lại ngồi dậy tự uống thuốc hạ sốt, ngậm ít mật ong, giũ quần áo đẫm mồ hôi cho khô và sấy họng. Quà sinh nhật tôi dành riêng cho em là một bát súp yến và một bát mỳ vằn thắn. Em ăn ngay bát súp, để dành bát mỳ ăn lúc uống thuốc.
Em đã tiêm một mũi vaccine mà còn bị quật “lên bờ xuống ruộng”. Nếu không có mũi tiêm đó, chắc chắn em phải nhập viện. Mà nhập viện làm sao có được giường?
Sau 17 ngày ốm, em hạ sốt. Tôi tưởng em đã hồi phục, nhưng bác sĩ Việt Nam quyết định phải uống tiếp kháng sinh trong 7 ngày đề phòng bội nhiễm vì em bị viêm phổi thuỷ. Một tuần sau, em âm tính lần một. Và hôm nay, em có kết quả âm tính lần hai.
Ở đợt dịch tháng 10/2020, cả 38 cán bộ và gia đình trong Đại sứ quán chúng tôi bị nhiễm Covid-19. Nhưng điểm khác biệt giữa đợt dịch này với lần trước là nỗi sợ hãi bao trùm.
Ấn Độ trở thành tâm dịch lớn nhất thế giới với số ca nhiễm và tử vong luôn phá các kỷ lục buồn. Một đợt dịch lấy đi hàng trăm ngàn sinh mạng, đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh bần cùng và đập tan tất cả thành quả trước đó. Hình ảnh thương tâm, những tin buồn về bạn bè lần lượt qua đời dồn dập ập đến với chúng tôi hàng ngày.
Điều đáng sợ hơn là virus chủng mới B.1.617 làm cho bệnh diễn biến rất khó lường. Bệnh nhân đang tốt lên có thể xấu hay tử vong ngay. Mỗi ngày trôi qua của chúng tôi tràn ngập lo lắng, bất định trước số phận.
Vừa được nhập viện, Nhân mê mẩn không tỉnh. Sau hai ngày li bì, em dậy nhưng không ăn được đồ ăn của bệnh viện, người mệt lả. Bác sĩ Ấn liên tục truyền Remdisivir và nhiều loại thuốc khác. Em chỉ thèm đồ nước và cháo, nhưng bệnh viện Apollo của nước bạn không có những thứ “xa xỉ” đó.
Trước khi em vào viện, tôi đã nấu một nồi súp yến để Nhân có chút năng lượng, sau đó em phải tự lo. “Em phải chịu khó nuốt thức ăn mới có sức vì bệnh viện không cho mang thức ăn vào”, tôi nhắn, “sẽ chóng khỏi thôi”.
Nói vậy mà trong lòng tôi như lửa đốt. Tôi không ngờ bức thư “Nhân ơi, xin em đừng chết” tôi viết có tác dụng. Nó tạo cơn “địa chấn” cảnh báo cho Việt Nam về mức độ nguy hiểm của đợt dịch này. Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành đã hủy bắn pháo hoa và ngừng tổ chức các lễ hội chào mừng 30/4.
Đối với Nhân, bức thư có tác dụng cả về vật chất, tinh thần. Nhóm các bác sĩ tại Việt Nam gồm Nguyễn Lân Hiếu, Hoàng Bùi Hải, Tạ Diệu Ngân, Vũ Quốc Đại, Nguyễn Thanh Hồi, bác sỹ Linh, bác sĩ Hà… của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện quốc tế Hải Phòng đã lập ra cầu truyền hình trực tuyến để chữa bệnh hàng ngày cho Nhân và tất cả nhân viên sứ quán.
Tuần sau đó, Nhân giảm sốt, đỡ tiêu chảy và giảm ho nhưng vẫn phải thở oxy, rời bình oxy là mệt. Ngày thứ 8, bệnh viện “mượn tạm” bình oxy của Nhân để cứu một bệnh nhân khác. Em sợ quá, nhắn tin cho tôi nhờ tác động với bệnh viện để xin được dùng oxy thêm.
Tôi gọi lãnh đạo bệnh viện, họ cho Nhân một bình nhỏ. Đêm đó, em ôm chặt bình oxy ngủ ngon lành. Hôm sau, dù đo lại chỉ số bão hòa oxy trong máu vẫn lúc lên lúc xuống, Nhân nhắn cho tôi: “Đại sứ ơi đêm nay em cai oxy, Đại sứ nhờ bác sĩ canh chừng giúp”. Nhân cũng sợ nếu ngủ luôn sẽ không dậy nữa. Chưa bao giờ tôi thấy từ “oxy” có ý nghĩa sống còn đến thế.
Nhân vẫn dương tính với Covid, nhưng bệnh viện cần giường cho bệnh nhân mới nên để em xuất viện. Sau hai tuần tiếp tục tự chữa tại nhà, Nhân âm tính lần một ngày 13/5 và hôm kia âm tính lần hai. Nhân đã phục hồi kỳ diệu và không làm tôi thất vọng mặc dù thể lực vẫn còn yếu và ho.
Bệnh nhân nặng thứ hai của sứ quán là cháu gái 17 tuổi – cái tuổi “bẻ gãy sừng trâu”. Cháu đã bị dương tính cùng gia đình và 37 cán bộ nhân viên sứ quán đợt trước. Lần này, cháu không ra ngoài, không tiếp xúc với ai, chỉ ở nhà ôn thi tốt nghiệp trung học, vậy mà bị nhiễm rất nặng. Cháu bị sốt cao trên 40 độ C hàng chục ngày. Với nhiều nỗ lực, chúng tôi đưa được cháu nhập viện. Sốt cao, hạ sốt rồi lại sốt cao, cảm thấy đỡ rồi lại mệt, bình thường rồi lại sốt cao…
Tôi luôn bị ám ảnh bởi các vận động viên thể thao phục hồi sau Covid. Âm tính đấy rồi một hai ngày sau đột nhiên qua đời. Vì thế, tôi nhất định giữ cháu ở bệnh viện bằng được để chữa dứt điểm. Tôi lập luận với giám đốc bệnh viện “đã chữa thì chữa cho khỏi hẳn, đừng làm dang dở rồi quay sang bệnh nhân khác, khéo lại sôi hỏng bỏng không”.
Một lần, khi đang trên điện thoại với bố cháu, tiếng khóc thất thanh làm tôi rụng rời chân tay, tưởng điều xấu nhất đã xảy ra. May thay, bố cháu đang ở phòng chữa răng và tiếng khóc của đứa trẻ bị nhổ răng.
Nhiều đêm mẹ cháu gọi điện thông báo, tự nhiên cháu lạnh tím người, chỉ số chẩn đoán huyết khối trong máu D-Dimer lên đến hơn 8.000 trong khi mức cho phép dưới 300. Rồi có lúc cháu bị nhiễm trùng máu, lúc nhiễm trùng đường tiêu hoá, lúc nhiễm trùng ở chỗ kim tiêm nơi truyền nước.
Chưa bao giờ sự trồi sụt sức khỏe của một người làm tôi muốn “vỡ tim” như thế. Nếu không có sự tận tình của các bác sĩ Việt Nam và Ấn Độ, chắc chắn cháu sẽ rất khó khăn. Nỗi lo về tính mạng của cháu làm tôi không thể dịch được yêu cầu của các bác sĩ Việt cho các bác sĩ Ấn mặc dù tôi làm nghề phiên dịch nhiều năm.
Chúng tôi thống nhất rằng các bác sĩ Việt sẽ trực tiếp trao đổi tiếng Anh với bác sĩ Ấn. Và cũng chưa bao giờ tôi cảm thấy tự hào về bác sĩ Việt Nam như thế. Họ rất giỏi cả về chuyên môn và ngôn ngữ. Thế rồi, tuần này, cháu đã ra viện và lần đầu có kết quả âm tính.
Đó chỉ là ba trong những ca Covid-19 chúng tôi trực tiếp đối mặt những ngày qua. Lần đầu tiên trong đời, tôi trải nghiệm những thời điểm nguy kịch tưởng chừng không qua nổi trong một cuộc chiến không tiếng súng, không người thân, không gia đình, bạn bè bên cạnh.
Một cuộc chiến không cân sức với kẻ thù vô hình, đầy sức hủy diệt. Chúng tôi chỉ còn biết kiên cường bám trụ. Đến hôm nay, tạm thời chúng tôi đã vượt qua đợt thứ hai của đại dịch trên đất khách.
Không bao giờ tôi có thể ngờ được rằng, thước đo thành công nhiệm kỳ của một đại sứ không phải số lượng trao đổi các đoàn cấp cao và kim ngạch thương mại giữa hai nước hay dòng đầu tư vào Việt Nam. Sự thành công ở việc không mạng sống nào bị tước đoạt.
Ở đợt dịch năm 2020, tôi âm thầm hỏi sẵn thông tin để đặt một quan tài kẽm và thuê máy bay vì chúng tôi có một ca rất nặng. Ai từng làm việc đó mới biết cảm giác khủng khiếp thế nào. Nắm tay nhau cùng bước qua lưỡi hái tử thần, chúng tôi hiểu hơn giá trị của cuộc sống và tình người.
LTS: Di Li - nữ nhà văn nổi tiếng với dòng tiểu thuyết trinh thám, kinh dị đã 4 lần đến Ấn Độ với một niềm đam mê đặc biệt. Cô yêu thích con người, cảnh vật, lịch sử và văn hóa nơi đây, đến nỗi có thể ‘sểnh ra là lại mua vé đi Ấn Độ”, ”có thể bay đến vài chục lần trong đời”, nhưng cũng vô cùng đau xót khi đất nước này đang phải trả giá cho sự cực đoan của mình.
Hệ thống đẳng cấp, sự phân chia giàu nghèo, hủ tục hồi môn, tục lệ hoả thiêu ở Ấn Độ, đời sống mất vệ sinh kinh hoàng trên sông Hằng đã được nữ nhà văn chia sẻ trong cuốn du ký “Cô đơn trên Everest”.
Nhân cơn địa chấn Covid-19 đang hoành hành dữ dội ở Ấn Độ, nhà văn Di Li đã chia sẻ những trải nghiệm của mình về đất nước này trên trang facebook cá nhân.
VietNamNet trân trọng giới thiệu tới bạn đọc:
![]() |
Nhà văn Di Li đến thăm bảo tàng Victoria ở Kolkata, Ấn Độ (ảnh: Di Li) |
Chê Ấn Độ nghèo và bẩn: góc nhìn một nửa
Số ca tử vong do Covid ở Ấn Độ đã lên tới 4.529 ca/ngày (con số chưa đầy đủ), cao nhất thế giới kể từ đầu mùa dịch đến giờ.
Dân Ấn có tục lệ hỏa thiêu, nên người chết nhiều quá thì họ sẽ bẻ luôn cành cây trong công viên rồi đốt xác đùng đùng ngay trên hè phố, nhà nghèo chả có tiền mua củi mà cũng không thể bẻ trộm cành cây công viên thì lén lút vác xác thân nhân đến cửa nhà tang lễ quẳng đấy rồi bỏ xác chạy lấy người, hoặc giản tiện hơn nữa là để nguyên xác tống xuống sông Hằng cho nổi lềnh bềnh. Virus trong xác cứ thế hòa lẫn vào nước sông rồi theo hạ nguồn trôi đi đâu thì trôi, dính tiếp vào ai thì dính, trong khi nước sông Hằng vốn vẫn chu du khắp châu Á.
Tôi đã đến Ấn Độ 4 lần (18/3 năm ngoái bị hủy chuyến vì Ấn Độ phong tỏa do Covid-19, chứ không là đã thành 5 lần). Trót đổi tiền rồi nên trong ngăn kéo vẫn cất một đống tiền Rupi.
Vì Ấn Độ là niềm đam mê, là điểm đến mà tôi có thể bay tới vài chục lần trong đời. Tóm lại, hễ cứ sểnh ra là tôi lại mua vé đi Ấn Độ. Nhiều người cứ chê Ấn Độ bẩn và nghèo, người Ấn Độ thì xấu xí, trai Ấn Độ thì hung tợn, Ấn Độ lạc hậu, Ấn Độ không văn minh… thì kỳ thực là mới chỉ nhìn thấy một nửa.
Ở New Delhi, có rất nhiều chỗ xanh, sạch, đẹp hơn châu Âu, với những công trình vĩ đại lâu đời từ nhiều thế kỷ. Ấn Độ là thung lũng silicon thứ hai của thế giới và chuẩn bị vượt mặt Mỹ về công suất phần mềm tin học. Nơi sản xuất nhiều phim điện ảnh nhất là Bollywood chứ không phải Hollywood.
Những quốc gia sở hữu nhiều hoa hậu Hoàn vũ nhất thế giới, ngoài mấy nước Nam Mỹ thì còn có Ấn Độ. Ấn Độ nhiều người đẹp, vì họ lai đa chủng.
![]() |
Người thanh niên chít khăn trông như ngôi sao bóng đá là một tài xế xe tuk tuk ở làng tại Jaipur- ảnh chụp năm 2013 (ảnh: Di Li) |
Ví như 2 anh thanh niên tôi gặp và chụp ảnh bừa ở Jaipur. Người thanh niên chít khăn trông như ngôi sao bóng đá là một tài xế xe tuk tuk ở làng (tôi chụp chân dung thôi vì nếu lướt xuống dưới thì… anh ấy mặc quần thủng).
![]() |
Anh chàng Ấn Độ đeo kính đen mà tôi (Di Li) chụp chung là một gã bán hàng rong, khiến cả đoàn ngẩn ngơ vì như diễn viên Hollywood" -(ảnh: Di Li) |
Anh đeo kính đen tôi chụp chung là một gã bán hàng rong, khiến cả đoàn chúng tôi ngẩn ngơ vì như diễn viên Hollywood. Anh ra mời mua hàng, tôi đứng chết lặng vì anh lần lượt hỏi bằng cả tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý để xem tôi biết nói tiếng gì thì sẽ giao tiếp bằng tiếng ấy.
Đàn ông Ấn Độ kỳ thực hiền lành nhất trong các quốc gia tôi từng đến, thậm chí, những người bán hàng còn thường khúm núm, tội nghiệp. Có mắng cũng không dám phản ứng. Ở Việt Nam mà mắng, khéo còn bị đánh lại.
Tôi đã từng đi dọc ngang miền Bắc Ấn và vài lần đến New Dehli, toàn tự đi phượt nhưng vẫn an toàn, cũng chả bị ai nhòm ngó như thiên hạ đồn thổi.
Ấn Độ là một trong những nền triết học sớm nhất của thế giới, là cái nôi của văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật, mà một trong những triết gia vĩ đại nhất là Đức Phật. Những người giàu nhất thế giới và những kẻ chịu chơi nhất thế giới cũng tập trung ở Ấn Độ.
Năm 2018, ái nữ của ông trùm Mukesh Ambani làm đám cưới (Ambani là người giàu nhất châu Á và thứ tư thế giới với gia sản 40 tỷ USD, thậm chí có năm từng vượt mặt Bill Gates) thì riêng tiền làm thiệp cưới khảm nạm, tính theo tiền Việt đã tốn hàng trăm tỷ đồng.
Cái giá của sự cực đoan
Nhưng khổ nỗi, Ấn Độ là một quốc gia cực đoan, ở nơi này cứ như chỉ tồn tại mỗi hai khái niệm. Hoặc là cực đẹp hoặc là cực xấu. Hoặc cực hiền lành, nhút nhát, hoặc cực hung dữ và biến thái. Hoặc cực sạch hoặc cực bẩn. Hoặc cực trí tuệ hoặc không biết chữ. Hoặc cực giàu hoặc nghèo đến nỗi không đủ tiền mua củi thiêu xác. Hoặc cực văn minh hoặc cực lạc hậu (đến nỗi giờ nhiều làng vẫn duy trì hủ tục vợ góa tự thiêu theo chồng). Hoặc cực thiền, thân tâm an lạc (nơi khai sinh ra Yoga), hoặc cực dâm đãng (cũng là nơi sinh ra Kama Sutra).
Phong cảnh có chỗ thì cực rét (dãy Himalaya), chỗ thì cực nóng (sa mạc Đại Ấn Độ). Món ăn cũng hoặc cực kinh (vừa đưa lên miệng phải nhè ra ngay) hoặc cực ngon.
Ấn Độ có những khách sạn xa xỉ nhất thế giới để khách nghỉ ở đó đê mê như miền cực lạc và cũng có những khu ổ chuột được coi như địa ngục trần gian.
Tất cả sự phân cực này là do hệ thống 5 đẳng cấp vẫn tồn tại ở Ấn Độ từ trước Công nguyên cho đến bây giờ. Khiến người nào đã bẩn, đã xấu, đã nghèo, đã mù chữ, đã mông muội thì truyền kiếp hàng trăm đời con cháu cơ bản vẫn thế. Chứ rất hiếm trường hợp như những nước khác là từ cậu bé đánh giày trở thành tỷ phú, từ con trai một bà mẹ không biết chữ có thể trở thành nhà khoa học, từ cô bé rửa bát thuê biến thành nữ hoàng sắc đẹp, từ cậu con nuôi vô thừa nhận thành phó thủ tướng.
Ở Ấn Độ, con sãi chùa lại quét lá đa, hãn hữu mới có trường hợp vượt rào nhảy từ đẳng cấp này sang đẳng cấp khác. Đa phần cứ định ngoi lên là bị dìm cho không mở mày mở mặt ra được.
Vì thế slogan du lịch do chính Ấn Độ đưa ra cũng đúng như họ tự nhận “Incredible India” (Ấn Độ lạ thường).
Covid-19 khi đến Ấn Độ nó cũng kỳ quái theo đất nước này, nó biến thể và gia tăng độc lực, và tất nhiên nó trừ người giàu ra. Vì người giàu họ đi phi cơ riêng sang Maldives hoặc Dubai nghỉ dưỡng trong resort 6 sao tránh bệnh, bao giờ hết dịch thì về. Họ tắm nắng, shopping kim cương, uống cocktail dưới ánh sao đêm và post hình lên phây (facebook).
Mà đã là người nghèo thì ở đâu cũng khổ trần ai, dù là Đông hay Tây, dù là Phật giáo hay Thiên chúa giáo, phong kiến hay hiện đại, xã hội phân đẳng cấp hay bình đẳng dân chủ. Khi quốc gia có sự gì xảy ra, chiến tranh, đảo chính, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, biến đổi khí hậu thì người nghèo lĩnh đủ. Họ là những đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất trong xã hội. Mà Ấn Độ thì nhiều người nghèo. GDP có cao đến đâu thì cũng chỉ nằm trong tay tầng lớp thượng lưu tỷ phú.
Mùng 7 Tết năm ngoái, tôi còn ở Ấn Độ. Lúc ấy, thấy báo đưa tin ở nhà đổ xô đi mua khẩu trang mà cháy hàng, nên hôm cuối cùng cả đoàn đi chợ không mua quà cáp gì mà chỉ tìm mua một đống khẩu trang nhét vali mang về. Dân Ấn thấy thế lạ lắm, nhún vai ngạc nhiên vì lúc đó Ấn chưa có ca nào.
Nhưng khi ấy tôi bảo: Covid-19 mà lan sang Ấn Độ thì khéo cả nước nhiễm, số ca dẫn đầu thế giới. Nhà thơ Nguyệt Vũ đi cùng sau này cứ bảo lời tôi có tính… tiên tri. Khổ, tiên tri gì đâu, Ấn Độ ngày thường lúc nào cũng nhung nhúc người thế, trông chả khác gì phim Zombie, không nhiễm mới là lạ. Thế giới cứ mắng Ấn Độ sao không phong tỏa. Nhưng họ không làm thế được.
![]() |
Hàng nghìn người dân Ấn Độ vẫn tắm sông Hằng ở Haridwar lễ hội Kumbh Mela bất chấp dịch Covid-19 |
Thứ nhất là Ấn Độ nhiều lễ hội tôn giáo hàng đầu thế giới. Người chết ngay bên cạnh làm sao họ lại không biết, nhưng vẫn vài chục ngàn người Ấn tắm chung trong lễ hội tôn giáo Kumbh Mela. Chả mấy ai thèm đeo khẩu trang.
Họ dấp nước sông Hằng lên người, rồi úp mặt vào phân bò sền sệt bảo thần linh sẽ phù hộ. Họ thà chết Covid-19 cũng được chứ nhất định không chịu bỏ việc hành hương.
Thủ tướng cũng không thể cấm lễ hội được vì quyền lực của các giáo sĩ Bà la môn ở đây là tối thượng (Là đẳng cấp thứ nhất trong 5 đẳng cấp). Gọi là phép vua thua lệ làng. Lễ hội của ta cũng tập trung đông người như ở Ấn Độ nhưng Đảng và Chính phủ yêu cầu người dân ở nhà ngay là người dân nghe, cả nước răm rắp nghe theo.
Các nước vốn vẫn tự hào về nền dân chủ lâu đời không làm thế được. Vì trên bảo dưới không nghe, khéo dân còn mắng cho thêm chứ đừng nói là đòi người dân khai báo, truy vết Covid-19. Trong tình hình dịch bệnh thì đây gọi là mặt trái của dân chủ.
![]() |
Ông Ram Vriksha Gaur, một trong những đạo diễn của bộ phim truyền hình nổi tiếng “Cô dâu 8 tuổi” phá sản vì dịch bệnh, phải đi bán rau quả |
Thứ hai là tỷ lệ người nghèo của Ấn Độ rất nhiều. Nếu phong tỏa thì rất có thể số người chết đói còn hơn chết vì Covid-19. Ví dụ như Ram Vriksha Gaur, một trong những đạo diễn của “Cô dâu 8 tuổi”. Dịch bệnh khiến anh phá sản, phải chở xe đi bán rau quả.
Việc biến thể Covid Ấn Độ sẽ lan ra toàn thế giới, đặc biệt là châu Phi cũng không có gì ngạc nhiên.
Lúc ấy người trung lưu phá sản xuống thành cùng đinh là chuyện bình thường. Nên mấy ông nghỉ lễ đi chơi xa, không thèm đeo khẩu trang suốt chuyến, về nhà lại trốn khai báo xong vác thân đi lung tung tiếp xúc hết người nọ người kia thì chỉ hại nhất người nghèo. Bởi nhỡ dịch bùng ra thì người nghèo cũng không có nổi thúng rau quả mà bán.
Theo các báo cáo được truyền thông, nếu tiêm vắc- xin cật lực, Ấn Độ cũng phải mất… 10 năm mới tiêm đủ cho hơn 1 tỷ dân của họ.
Câu chuyện Ấn Độ khiến tôi thấy chưa có gì quá lạc quan về tình hình Covid-19 hiện nay. Bởi logic thứ nhất là chỉ khi nào vắc-xin được tiêm đủ trên toàn thế giới thì việc đi lại giữa các nước mới tự do hoàn toàn. Chừng nào vẫn còn quốc gia bị Covid-19, nó sẽ lây qua lây lại, thậm chí thêm các biến chủng mới mà vắc-xin chả giải quyết vấn đề gì.
Logic thứ 2 là biên giới đường bộ giữa các nước (trừ các quốc đảo) thường hở hông hốc mấy trăm cây số, toàn đồng không mông quạnh nên lây nhau là chuyện bình thường.
Giờ Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia coi như thất thủ. Sắp tới có thể sẽ đến lượt Nepal thất thủ, quốc gia có mật độ dân số đông, y tế tệ hại, vệ sinh kém và không may lại chung đường biên rất dài với Ấn Độ. Nếu xảy ra chuyện gì thì kết quả có thể còn tồi tệ hơn cả Ấn Độ, vì họ nghèo hơn Ấn Độ rất nhiều, giao thông thì không khác gì phim Indiana Jones, muốn viện trợ, tiếp tế cũng khó.
Điều này thực sự rất đau lòng vì đây là 2 quốc gia mà tôi yêu mến nhất.
Nhà văn Di Li
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét