Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

20210516. BÀN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

 ĐIỂM BÁO MẠNG 

CỨ ĐÀ NÀY, 40 NĂM NỮA MỚI MỚT SẮP XẾP XONG 713 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN ? 

XUÂN DƯƠNG/ GDVN 10-5-2021

GDVN- Từ 2016 đến 2021, cả nước chỉ giảm được 08/713 đơn vị hành chính cấp huyện; 557/11.160 đơn vị hành chính cấp xã; 38.369/98.455 thôn, bản, tổ dân phố.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dangcongsan.vn) ngày 10/08/2018 có bài viết cho biết:

“Theo tin từ Bộ Nội vụ, trong 30 năm, từ 1986 - 2016, số đơn vị hành chính cấp huyện từ 431 đã tăng lên 713 (tăng 282 đơn vị); đơn vị hành chính cấp xã tăng từ 9.657 lên 11.162 (tăng 1.505 đơn vị, bình quân mỗi năm tăng 50 xã)”. [1]

Dân số tuy có tăng nhưng diện tích đất đai không thay đổi, vậy vì sao phải chia nhỏ các đơn vị hành chính?

Tại Hội thảo góp ý kiến xây dựng “Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến năm 2021”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết:

“Từ 1976-1986 chủ yếu sắp xếp đơn vị hành chính theo hướng hợp nhất. Sau 10 năm đó, cả nước có 451 đơn vị hành chính cấp huyện”.

Từ khi bắt đầu cải cách mở cửa (còn gọi là “Đổi mới”), tức là từ 1986 đến nay, chủ yếu là chia tách các đơn vị hành chính từ xã đến tỉnh, lý do được Thứ trưởng Tuấn dẫn giải là do nhiều đơn vị hành chính “Rộng lớn quá, cán bộ không đủ năng lực để quán xuyến, mất đoàn kết nội bộ, mang tính vùng miền hay chia tách để phát triển kinh tế - xã hội…”.

Ông Trần Anh Tuấn chỉ mới nêu được 05 nguyên nhân và bỏ lửng, phải chăng còn một số nguyên nhân khác không tiện nói hết?

Ba trong năm nguyên nhân khiến nhà nước phải chia tách các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh) mang tính tiêu cực là:

- Cán bộ không đủ năng lực để quán xuyến;

- Mất đoàn kết nội bộ;

- Mang tính vùng miền.

Nguyên nhân có những đơn vị hành chính “rộng lớn quá” nên phải chia tách không mang tính thuyết phục bởi nhiều cuộc chia tách diễn ra khi đơn vị hành chính “được chia tách” có diện tích chỉ bằng một phần mười đơn vị không chia tách.

Nguyên nhân cuối cùng “chia tách để phát triển kinh tế - xã hội” hình như lại rất trái với thực tế tại thủ đô khi Hà Nội sáp nhập với tỉnh Hà Tây.

Thủ tướng Phạm Minh Chính năm 2018 - khi còn là Trưởng ban Tổ chức Trung ương - đã nói đến chuyện Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội như sau:

“Sáp nhập tỉnh lớn như vậy còn làm được, vậy xã, phường sao không làm được? Sáp nhập được là giảm ngay đội ngũ. Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội là bài học thành công sống động, cho thấy khó mấy cũng làm được nếu điều đó là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn xã hộị”. [1]

Có thể thấy những nguyên nhân mà Thứ trưởng Tuấn đưa ra nhằm lý giải tình trạng chia tách đơn vị hành chính diễn ra ồ ạt kể từ thời bắt đầu điểm đổi mới năm 1986 tuy khá rõ ràng nhưng vẫn còn có gì đó chưa thuyết phục dư luận, chưa làm hài lòng dân chúng.

Việc tăng thêm các đơn vị hành chính cả ba cấp tỉnh, huyện và xã trong 30 năm qua đã làm xuất hiện nhiều ý kiến mang tính cảnh báo:

“Hiện nay số người hưởng lương và mang tính chất lương đã lên tới 11 triệu. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy”. [2]

Phải chăng tình hình đã đến mức không thể trì hoãn việc sắp xếp lại quy mô đơn vị hành chính cả cấp tỉnh chứ không chỉ huyện, xã?

Báo chí viết:

“Cứ 40 người dân nuôi 1 công chức!” (Laodong.vn, 29/10/2017)

“Trung bình cứ 9 người dân nuôi 1 cán bộ nhà nước”. (Vietnamnet.vn, 27/08/2018)

“81.492 cấp phó và 9 người dân nuôi 1 cán bộ”. (Tapchimattran.vn, 31/08/2018)

“Cứ 7 lao động phải "nuôi" 1 công chức, viên chức và người hưởng lương”. (Dantri.com.vn, 19/09/2018)

Sự nhảy múa của các con số nêu trên cho thấy khoa học thống kê của Việt Nam đa dạng như thế nào hay còn có lý do là thời cơ chưa đến để công bố số liệu chính thức?

Thực ra chịu khó thì cũng có thể tìm thấy số liệu công bố của Bộ Nội vụ, nếu không tính số người hưởng lương hưu và các chính sách xã hội khác thì số người hưởng lương và mang tính chất lương chỉ khoảng 3 triệu, bao gồm: [3]

- Biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước năm 2021: 247.344 người;

- Biên chế sự nghiệp năm 2021: 1.783.174 người;

- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã và số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố: 1.031.851 người. Tổng số là 3.062.369 người.

Dân số Việt Nam năm 2021 vào khoảng 96 triệu người, nghĩa là khoảng 32 người dân phải nuôi một "biên chế nhà nước" chứ không đến mức 40 người như báo Laodong.vn viết.

Ảnh chụp màn hình số liệu của Bộ Nội vụ

Về phía hệ thống chính trị, không thiếu Nghị quyết chỉ đạo của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật (do Quốc hội ban hành) liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính, ví dụ:

Năm 2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (Nghị quyết 1211) quy định “Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính”.

Nghị quyết này quy định diện tích và quy mô dân số đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:

- Tỉnh miền núi, vùng cao, dân số từ 900.000 người trở lên; diện tích tự nhiên phải từ 8.000 km2 trở lên;

- Tỉnh không thuộc miền núi, vùng cao, dân số từ 1.400.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên.

Năm 2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã.

Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 1211, trong thời gian 05 năm từ 2016 đến 2021, cả nước chỉ giảm được 08/713 đơn vị hành chính cấp huyện; 557/11.160 đơn vị hành chính cấp xã; 38.369/98.455 thôn, bản, tổ dân phố. [4]

Nếu không quyết liệt, nếu theo cách làm của giai đoạn 2016-2021 thì có lẽ phải mất hơn 40 năm nữa mới sắp xếp xong 713 đơn vị hành chính cấp huyện?

Trong nhiệm kỳ Chính phủ giai đoạn 2016-2021, chưa thấy đề cập đến chuyện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh phải chăng là dành cho nhiệm kỳ mới?

(Còn nữa)

Xuân Dương
SO VỚI BẮC NINH, THÁI NGUYÊN  LÊN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW HỢP LÝ HƠN
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 11-5-2021

Cho đến nay, chưa tìm thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng văn bản chỉ đạo “Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh” giống như Nghị quyết số 37-NQ/TW.

Tuy nhiên, Chính phủ nhiệm kỳ này đã có những động thái tích cực về chuyện “Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh”, cụ thể:

Ngày 24/04/2021, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu ý kiến: “Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và nghiên cứu thí điểm tổ chức ở cấp tỉnh phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng là “Khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương” và quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp”. [5]

Không lâu sau, ngày 04/05/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu “Nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh”. [6]

Liệu có tồn tại những đơn vị hành chính cấp tỉnh có quy mô trái với quy định của Quốc hội và cần phải sắp xếp?

(Tỉnh miền núi, vùng cao, dân số từ 900.000 người trở lên; diện tích tự nhiên phải từ 8.000 km2 trở lên; Tỉnh không thuộc miền núi, vùng cao, dân số từ 1.400.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên)

Nhìn vào bảng số liệu điều tra trong phần “Tài liệu tham khảo”, sử dụng cách thức nội suy như sau: “Tất cả những tỉnh dân số không đạt 900.000 người hoặc diện tích dưới 5.000 km2 thì chắc chắn đã vi phạm một trong hai tiêu chí (hoặc cả hai tiêu chí) Quốc hội quy định.

Thứ nhất, tìm thấy 17 tỉnh dân số dưới 900.000 người, không đạt tiêu chí thứ nhất trong Nghị quyết 1211, trong đó có không ít tỉnh thuộc khu vực đồng bằng, duyên hải như Ninh Thuận, Hậu Giang, Hà Nam,... (Bảng 1)

Ghi chú: Dấu chấm trong các con số ngăn cách hàng nghìn, hàng triệu, dấu phảy ngăn cách phần thập phân. Ví dụ 4.860 km2 là bốn nghìn tám trăm sáu mươi km2.

Số TT

Tên tỉnh

Khu vực

Dân số - người

Diện tích - km2

1

Bắc Kạn

Đông Bắc Bộ

313.905

4.860

2

Lai Châu

Tây Bắc Bộ

460.196

9.068,8

3

Cao Bằng

Đông Bắc Bộ

530.341

6.700,3

4

Kon Tum

Tây Nguyên

540.438

9.674,2

5

Ninh Thuận

Duyên hải Nam Trung Bộ

590.467

3.355,3

6

Điện Biên

Tây Bắc Bộ

598.856

9.541

7

Đắk Nông

Tây Nguyên

622.168

6.509,3

8

Quảng Trị

Bắc Trung Bộ

632.375

4.739,8

9

Lào Cai

Tây Bắc Bộ

730.420

6.364

10

Hậu Giang

Đồng bằng sông Cửu Long

733.017

1.621,8

11

Lạng Sơn

Đông Bắc Bộ

781.655

8.310,2

12

Tuyên Quang

Đông Bắc Bộ

784.811

5.867,9

13

Yên Bái

Tây Bắc Bộ

821.030

6.887,7

14

Hà Nam

Đồng bằng sông Hồng

852.800

860,9

15

Hòa Bình

Tây Bắc Bộ

854.131

4.591

16

Hà Giang

Đông Bắc Bộ

854.679

7.929,5

17

Quảng Bình

Bắc Trung Bộ

895.430

8.065,3

Bảng 1: Số tỉnh chưa đạt tiêu chí về dân số

Thứ hai, tìm thấy 33 tỉnh diện tích dưới 5.000 km2, không đạt tiêu chí thứ hai trong Nghị quyết 1211 (diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên). (Bảng 2)

Thứ tự

Tên tỉnh,

Khu vực

Dân số - người

Diện tích - km2

1

Bắc Ninh

Đồng bằng sông Hồng

1.368.840

0.823

2

Hà Nam

Đồng bằng sông Hồng

852.8

0.861

3

Hưng Yên

Đồng bằng sông Hồng

1.252.731

0.930

4

Vĩnh Phúc

Đồng bằng sông Hồng

1.154.154

1.235

5

Đà Nẵng

Duyên hải Nam Trung Bộ

1.134.310

1.285

6

Ninh Bình

Đồng bằng sông Hồng

982.487

1.387

7

Cần Thơ

Đồng bằng sông Cửu Long

1.235.171

1.439

8

Vĩnh Long

Đồng bằng sông Cửu Long

1.022.791

1.475

9

Hải Phòng

Đồng bằng sông Hồng

1.837.173

1.562

10

Thái Bình

Đồng bằng sông Hồng

1.860.447

1.571

11

Hậu Giang

Đồng bằng sông Cửu Long

733.017

1.622

12

Nam Định

Đồng bằng sông Hồng

1.780.393

1.668

13

Hải Dương

Đồng bằng sông Hồng

1.892.254

1.668

14

Bà Rịa – Vũng Tàu

Đông Nam Bộ

1.148.313

1.981

15

TP. Hồ Chí Minh

Đông Nam Bộ

8.993.082

2.061

16

Trà Vinh

Đồng bằng sông Cửu Long

1.009.168

2.358

17

Bến Tre

Đồng bằng sông Cửu Long

1.288.463

2.395

18

Tiền Giang

Đồng bằng sông Cửu Long

1.764.185

2.511

19

Bạc Liêu

Đồng bằng sông Cửu Long

907.236

2.669

20

Bình Dương

Đông Nam Bộ

2.426.561

2.695

21

Sóc Trăng

Đồng bằng sông Cửu Long

1.199.653

3.312

22

Ninh Thuận

Duyên hải Nam Trung Bộ

590.467

3.355

23

Hà Nội

Đồng bằng sông Hồng

8.053.663

3.359

24

Đồng Tháp

Đồng bằng sông Cửu Long

1.599.504

3.389

25

Phú Thọ

Đông Bắc Bộ

1.463.726

3.535

26

Thái Nguyên

Đông Bắc Bộ

1.286.751

3.536

27

An Giang

Đồng bằng sông Cửu Long

1.908.352

3.537

28

Bắc Giang

Đông Bắc Bộ

1.803.950

3.851

29

Tây Ninh

Đông Nam Bộ

1.169.165

4.041

30

Long An

Đồng bằng sông Cửu Long

1.688.547

4.490

31

Hòa Bình

Tây Bắc Bộ

854.131

4.591

32

Quảng Trị

Bắc Trung Bộ

632.375

4.740

33

Bắc Kạn

Đông Bắc Bộ

313.905

4.860

Bảng 2: Số tỉnh chưa đạt tiêu chí về diện tích

Nhiều tỉnh như Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Quảng Trị, Hậu Giang không đạt cả hai tiêu chí dân số và diện tích theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều đáng quan tâm là ngày 24/02/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030”.

Quyết định này hoàn toàn không đề cập đến chuyện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh không đạt các tiêu chí dân số và diện tích quy định trong Nghị quyết 1211 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 05 năm trước.

Ảnh chụp màn hình phần cuối Quyết định số 241/QĐ-TTg

Các mục 1, 4, 5 phần cuối của Quyết định số 241/QĐ-TTg cho thấy Chính phủ dự kiến nâng cấp ba tỉnh Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa thành thành phố trực thuộc trung ương.

Việc “dự kiến” của Chính phủ được công bố nhằm lấy ý kiến nhân dân hay đây chỉ là thông báo những việc Chính phủ sẽ làm?

Tapchicongsan.org.vn trong bài “Một số vấn đề lý luận về mô hình tổ chức thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương” có đoạn:

“Các thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển đất nước và thường đóng vai trò là các trung tâm, đầu tàu phát triển của cả nước, liên vùng, của vùng, thúc đẩy, dẫn dắt, tạo động lực phát triển cho các địa phương khác”. [7]

Với ý nghĩa như vậy, việc Chính phủ “dự kiến” nâng cấp 3 tỉnh lên thành phố trực thuộc trung ương là điều bình thường nhưng nếu những “dự kiến” này thành hiện thực lại là không bình thường.

Xin lấy trường hợp tỉnh Bắc Ninh để phân tích.

Bắc Ninh là tỉnh bé nhất Việt Nam với diện tích 823 km2, dân số khoảng 1,34 triệu người, vị trí địa lý liền kề với Hà Nội.

Khoảng cách từ Trung tâm thành phố Hà Nội (hồ Hoàn Kiếm) đến trung tâm thành phố Bắc Ninh (tỉnh lỵ tỉnh Bắc Ninh) chỉ khoảng 30 km. Xét về mặt địa giới, từ trung tâm thành phố Hà Nội đến địa giới thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh chỉ khoảng 12 km.

Trong quy hoạch xây dựng, Bắc Ninh được xếp thuộc vùng Thủ đô Hà Nội.

Cũng nên nói thêm là huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có diện tích 2.820 km2, gấp hơn ba lần diện tích tỉnh Bắc Ninh.

Những tổ chức, cá nhân “dự kiến” để thành phố bé nhất nước, nằm liền kề với thủ đô trở thành thành phố trực thuộc trung ương có biết đến quy định diện tích đơn vị hành chính cấp tỉnh vùng đồng bằng nhỏ nhất phải là 5.000 km2?

Liệu Bắc Ninh có thể là “trung tâm, đầu tàu phát triển của cả nước, liên vùng, của vùng, thúc đẩy, dẫn dắt, tạo động lực phát triển cho các địa phương khác” trong đó có Hà Nội như ý kiến nêu trên Tạp chí Cộng sản?

Toàn cảnh trung tâm thành phố Bắc Ninh (Ảnh T/L trên Báo Xây dựng).

Thiết nghĩ việc nâng cấp đơn vị hành chính cấp tỉnh thành thành phố trực thuộc Trung ương phải là việc đã được nghiên cứu kỹ, phù hợp với quy hoạch vùng và quy định của cơ quan lập pháp là Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quốc hội. Mặt khác cũng phải cân đối tính chất vùng miền phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội toàn quốc giai đoạn mới.

Xem xét một cách khách quan, trên cơ sở khoa học kết hợp với lịch sử vì sao Chính phủ không “dự kiến” chọn tỉnh Thái Nguyên để nâng cấp lên thành phố trực thuộc trung ương?

Thái Nguyên từng là “Thủ đô kháng chiến”, là thủ phủ Khu Tự trị Việt Bắc, cách Hà Nội khoảng 75km (gấp hơn 2 lần so với Bắc Ninh).

Thái Nguyên là một trung tâm văn hóa, giáo dục, công nghiệp vùng núi phía Bắc.

Tỉnh Thái Nguyên có Đại học Thái Nguyên là đại học trọng điểm quốc gia, (là một Đại học vùng ngang tầm với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế).

Tại Thái Nguyên còn có 09 trường đại học và 11 trường cao đẳng khác.

Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của miền bắc, hiện có 12 khu công nghiệp tập trung với diện tích lên đến 2.775 ha.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thái Nguyên năm 2020 ước đạt 15,56 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Rõ ràng chọn Thái Nguyên nâng cấp thành thành phố trực thuộc trung ương là hoàn toàn hợp lý.

Xây dựng một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương là hình thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, công nghiệp,…, vừa thu hút, vừa thúc đẩy sự phát triển của các địa phương “vệ tinh”. Với cách hiểu này thì cả Bắc Ninh (liền kề Hà Nội) và Thừa Thiên Huế (liền kề thành phố trực thuộc trung ương Đà Nẵng) đều không phù hợp.

Đến đây thì câu chuyện sáp nhập, chia tách, nâng cấp các đơn vị hành chính rõ ràng là có quá nhiều điều phải quan tâm.

Trong hơn 30 năm tính từ 1986, tổng số đơn vị hành chính cấp xã và huyện tăng thêm là 1.782. Theo quy định tại Nghị định 34/2019/NĐ-CP, số lượng cán bộ, công chức cấp xã tùy thuộc vào loại xã và được biên chế trong khoảng từ 19 đến 23 người.

Tổng lượng cán bộ, công chức cấp xã tăng thêm sẽ từ 28.595 đến 34.615 người chưa kể 282 đơn vị hành chính cấp huyện.

Chưa có con số thống kê cho thấy ngân sách phải bỏ ra bao nhiêu nghìn tỷ đồng xây mới 1.782 trụ sở, mua sắm trang thiết bị, trả lương cho cán bộ nhưng chắc chắn nhiều ha đất nông nghiệp đã bị bê tông hóa, và đổi lại rõ ràng nhất là thêm chỗ ngồi cho khoảng ba vạn người.

Thêm nhân sự cho bộ máy chính quyền liệu có làm gia tăng tình trạng “tham nhũng vặt”, chuyện gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp hoặc chất lượng quản lý là điều dư luận đã bàn tán quá nhiều?

(Còn nữa)

Xuân Dương
ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN ĐI LÊN, NĂNG LỰC MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ CÓ TƯƠNG XỨNG ?
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 13-1-2021

Một vài suy nghĩ:

Xây dựng các thành phố trực thuộc Trung ương với mục đích nơi này trở thành “trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, công nghiệp,…, vừa thu hút, vừa thúc đẩy sự phát triển của các địa phương vệ tinh” thì các thành phố này nên được bố trí tại các vùng miền phù hợp, cụ thể là trung du, miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên.

Không nên nâng cấp Bắc Ninh và Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương vì liền kề hai tỉnh đã có hai thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội và Đà Nẵng).

Nên chọn Thái Nguyên, một tỉnh Bắc Trung Bộ, Khánh Hòa nâng cấp thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nên chọn Thái Nguyên làm thành phố trực thuộc Trung ương (Ảnh: Baothainguyen.vn)

Kiên quyết không để tồn tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh diện tích chưa đến 5.000 km2 như quy định của Quốc hội. Giai đoạn trước mắt cần sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích dưới 2.000 km2. Đến năm 2030, thực hiện xong quy hoạch đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thực hiện ngay quan điểm nguyên tắc mà Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề xuất là “Một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”.

Nguyên tắc này cũng được Thủ tướng Chính phủ nói rõ: “Một cơ quan có thể làm nhiều việc nhưng một việc chỉ giao cho một cơ quan thực hiện”.

Theo tinh thần đó Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan duy nhất quản lý toàn bộ hoạt động Giáo dục và Đào tạo, nói cách khác cần chuyển hoạt động giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về lại Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời ngành giáo dục chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, ngân sách nhà nước giao cho ngành từ trung ương xuống địa phương.

Chính phủ nên thực hiện sớm nhất có thể quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương và quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp”.

Thành tích phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học,… nhiệm kỳ vừa qua có nhiều mảng sáng được thừa nhận, thế nhưng vì sao đến cuối năm 2018, Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn vẫn phải nêu nhận định “Cán bộ không đủ năng lực để quán xuyến, mất đoàn kết nội bộ, mang tính vùng miền”?

Phát biểu nêu trên cho thấy một nghịch lý, rằng đất nước phát triển đi lên nhưng một bộ phận cán bộ lại không đủ năng lực quán xuyến, tức là tụt hậu so với đòi hỏi?

Vậy thực sự năng lực quản lý của bộ phận cán bộ này đi ngang hay đi xuống?

Nguyên nhân sự tụt hậu này có phải do việc chia tách quá nhanh và quá nhiều đơn vị hành chính khiến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không đồng bộ hay còn nguyên nhân khác là do “cả họ làm quan”, do “con cháu các cụ” hoặc “Trí tuệ” chỉ đứng hạng chót trong tiêu chí tuyển dụng nhân sự?

Tiền thuế dân đóng góp là hữu hạn, đất nước chưa giàu đã già với tuổi thọ trung bình là trên 73 và cứ 32 người dân (tính cả trẻ em mới sinh) phải nuôi một cán bộ, công chức.

Tình trạng “Miệng ăn núi lở” thấy nhãn tiền.

Người viết tin rằng nhiệm kỳ hiện tại, một khi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã nói chuyện sáp nhập đơn vị hành chính cả ba cấp thì chắc chắn sẽ làm, chỉ hơi tiếc là chưa thấy các vị lãnh đạo nêu chỉ tiêu nhiệm kỳ này sẽ giảm được bao nhiêu đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/sap-nhap-ha-tay-vao-ha-noi-cac-dia-phuong-khac-tai-sao-khong-493420.html

[2] https://www.moha.gov.vn/danh-muc/linh-vuc-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-nha-nuoc-27282.html

[3] https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-bien-che-de-giam-ganh-nang-11-trieu-nguoi-an-luong-309270.html

[4] https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/tiep-tuc-xay-dung-bo-may-hanh-chinh-nha-nuoc-tinh-gon-hoat-dong-hieu-luc-hieu-qua-theo-tinh-than-nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang-643786/

[5] https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-truong-pham-thi-thanh-tra-to-chuc-hop-ly-bo-da-nganh-de-tinh-gon-bo-may-730113.html

[6] https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thu-tuong-nghien-cuu-thi-diem-sap-nhap-tinh-khong-thuc-hien-cap-ham-731963.html

[7] https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/mot-so-van-de-ly-luan-ve-mo-hinh-to-chuc-thanh-pho-thuoc-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong

Phụ lục: Đơn vị hành chính cấp tỉnh, diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện

Thứ tự

Tên tỉnh

Khu vực

Dân số người

Diện tích km2

Số dvhc cấp huyện

1

Hà Tĩnh

Bắc Trung Bộ

1.288.866

5.990,7

13

2

Nghệ An

Bắc Trung Bộ

3.327.791

16.493,7

21

3

Quảng Bình

Bắc Trung Bộ

895.43

8.065,3

8

4

Quảng Trị

Bắc Trung Bộ

632.375

4.739,8

10

5

Thanh Hóa

Bắc Trung Bộ

3.640.128

11.114,7

27

6

Bắc Giang

Đông Bắc Bộ

1.803.950

3.851,4

10

7

Bắc Kạn

Đông Bắc Bộ

313.905

4.860

8

8

Cao Bằng

Đông Bắc Bộ

530.341

6.700,3

10

9

Hà Giang

Đông Bắc Bộ

854.679

7.929,5

11

10

Lạng Sơn

Đông Bắc Bộ

781.655

8.310,2

11

11

Phú Thọ

Đông Bắc Bộ

1.463.726

3.534,6

13

12

Quảng Ninh

Đông Bắc Bộ

1.320.324

6.177,7

13

13

Thái Nguyên

Đông Bắc Bộ

1.286.751

3.536,4

9

14

Tuyên Quang

Đông Bắc Bộ

784.811

5.867,9

7

15

An Giang

Đồng bằng sông Cửu Long

1.908.352

3.536,7

11

16

Bạc Liêu

Đồng bằng sông Cửu Long

907.236

2.669

7

17

Bến Tre

Đồng bằng sông Cửu Long

1.288.463

2.394,6

9

18

Cà Mau

Đồng bằng sông Cửu Long

1.194.476

5.294,8

9

19

Cần Thơ

Đồng bằng sông Cửu Long

1.235.171

1.439,2

9

20

Đồng Tháp

Đồng bằng sông Cửu Long

1.599.504

3.383,8

12

21

Hậu Giang

Đồng bằng sông Cửu Long

733.017

1.621,8

8

22

Kiên Giang

Đồng bằng sông Cửu Long

1.723.067

6.348,8

15

23

Long An

Đồng bằng sông Cửu Long

1.688.547

4.490,2

15

24

Sóc Trăng

Đồng bằng sông Cửu Long

1.199.653

3.311,8

11

25

Tiền Giang

Đồng bằng sông Cửu Long

1.764.185

2.510,5

11

26

Trà Vinh

Đồng bằng sông Cửu Long

1.009.168

2.358,2

9

27

Vĩnh Long

Đồng bằng sông Cửu Long

1.022.791

1.475

8

28

Bắc Ninh

Đồng bằng sông Hồng

1.368.840

822,7

8

29

Hà Nam

Đồng bằng sông Hồng

852.8

860,9

6

30

Hà Nội

Đồng bằng sông Hồng

8.053.663

3.358,9

30

31

Hải Dương

Đồng bằng sông Hồng

1.892.254

1.668,2

12

32

Hải Phòng

Đồng bằng sông Hồng

1.837.173

1.561,8

15

33

Hưng Yên

Đồng bằng sông Hồng

1.252.731

930,2

10

34

Nam Định

Đồng bằng sông Hồng

1.780.393

1.668

10

35

Ninh Bình

Đồng bằng sông Hồng

982.487

1.387

8

36

Thái Bình

Đồng bằng sông Hồng

1.860.447

1.570,5

8

37

Vĩnh Phúc

Đồng bằng sông Hồng

1.154.154

1.235,2

9

38

Bà Rịa – Vũng Tàu

Đông Nam Bộ

1.148.313

1.980,8

8

39

Bình Dương

Đông Nam Bộ

2.426.561

2.694,7

9

40

Bình Phước

Đông Nam Bộ

994.679

6.877

11

41

Đồng Nai

Đông Nam Bộ

3.097.107

5.905,7

11

42

TP. Hồ Chí Minh

Đông Nam Bộ

8.993.082

2.061

22

43

Tây Ninh

Đông Nam Bộ

1.169.165

4.041,4

9

44

Bình Định

Duyên hải Nam Trung Bộ

1.486.918

6.066,2

11

45

Bình Thuận

Duyên hải Nam Trung Bộ

1.230.808

7.812,8

10

46

Đà Nẵng

Duyên hải Nam Trung Bộ

1.134.310

1.284,9

8

47

Khánh Hòa

Duyên hải Nam Trung Bộ

1.231.107

5.137,8

9

48

Ninh Thuận

Duyên hải Nam Trung Bộ

590.467

3.355,3

7

49

Phú Yên

Duyên hải Nam Trung Bộ

961.152

5.023,4

9

50

Quảng Nam

Duyên hải Nam Trung Bộ

1.495.812

10.574,7

18

51

Quảng Ngãi

Duyên hải Nam Trung Bộ

1.231.697

5.135,2

13

52

Thừa Thiên Huế

Duyên hải Nam Trung Bộ

1.128.620

5.048,2

9

53

Điện Biên

Tây Bắc Bộ

598.856

9.541

10

54

Hòa Bình

Tây Bắc Bộ

854.131

4.591

10

55

Lai Châu

Tây Bắc Bộ

460.196

9.068,8

8

56

Lào Cai

Tây Bắc Bộ

730.42

6.364

9

57

Sơn La

Tây Bắc Bộ

1.248.415

14.123,5

12

58

Yên Bái

Tây Bắc Bộ

821.03

6.887,7

9

59

Đắk Lắk

Tây Nguyên

1.869.322

13.030,5

15

60

Đắk Nông

Tây Nguyên

622.168

6.509,3

8

61

Gia Lai

Tây Nguyên

1.513.847

15.510,8

17

62

Kon Tum

Tây Nguyên

540.438

9.674,2

10

63

Lâm Đồng

Tây Nguyên

1.296.606

9.783,2

12

Xuân Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét