Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

20210522. BÀN VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG TRỌNG NHÂN NGÀY 19/5

 ĐIỂM BÁO MẠNG 

VÀI TRAO ĐỔI CÙNG BÁC CẢ TRỌNG

LƯU TRỌNG VĂN/ BVN 22-5-2021


Bài viết tràn ngập lý luận của bác cả Trọng gã nghiêm túc đọc từ dòng đầu đến dòng cuối.

Gã chú ý hơn cả chương bác viết về kinh tế thị trường định hướng XHCN – một khái niệm cả Mác và Lê Nin cũng như cụ Hồ chưa đề cập.

Gã nói vậy, vì đọc cả chương lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN, không hề thấy nhà lý luận số một của VN, kiên định lập trường chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng HCM, trích dẫn một câu nào đó của các cụ tiền bối trên về kinh tế thị trường định hướng XHCN hết.

Bác cả dẫn giải và định nghĩa rất dài, gã xin tóm tắt lại, kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường:

- Dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN.

- Không phải kinh tế thị trường tư bản.

- Không phải kinh tế thị trường XHCN đầy đủ vì VN đang ở thời kỳ quá độ lên CNXH.

- Kinh tế nhà nước là chủ đạo.

- Sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối theo định hướng XHCN.

- Gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.

Xưa nay gã không hiểu lắm thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chỉ nhận thức theo trình độ của mình, kinh tế thị trường định hướng XHCN là kinh tế thị trường đúng nghĩa nhưng lợi nhuận của nó được phân phối theo định hướng XHCN thông qua thu thuế công bằng và phân phối công bằng, đầu tư an sinh xã hội công bằng. Với cái nhận thức đó của gã thì thấy thực tế "Nó" chưa đi vào cuộc sống vì nhiều kẻ không làm gì có ích cho XH lại được chia nhiều hơn trong khi nhiều người nai lưng ra làm lại được chia ít hơn và an sinh xã hội còn là một bể... khổ.

Nhưng qua bài viết của bác cả thì gã mới thấy kinh tế thị trưởng định hướng XHCN đã từ lâu đi vào cuộc sống rồi chứ không còn mơ hồ đâu đâu nữa thể hiện ở sự lãnh đạo của đảng và nền tảng kinh tế nhà nước là chủ đạo rất rõ rệt.

Ở đây gã không bàn đến hiệu quả mà chỉ bàn tới công thức lý luận thôi, bởi vì không thể nói hiệu quả khi VN mới chỉ đang ở thời kỳ quá độ. Còn thời kỳ quá độ này kéo dài bao lâu thì phải chờ đến năm 2045 theo bác cả là thời điểm VN hoàn chỉnh hệ thống lý luận XHCN của mình mới biết chắc được.

Gã thú thật rất lo ngại cho tương lai của Đất nước khi phải mất 24 năm nữa mới đến mốc 2045, liệu bác cả còn khoẻ mạnh để tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống lý luận XHCN mà bác đang là một trong những tác giả chính, hay không?

Nhưng có điều gã thắc mắc khi bác cả cho rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là "kinh tế thị trường tư bản", trong khi chính bác khẳng định:

"Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường..." không phải là kinh tế thị trường mà các nước tư bản phát triển sáng tạo nên và đang thực hiện thì nó là kinh tế thị trường nào?

Còn một thắc mắc nữa:

Trong bài lý luận của bác cả, gã chú ý con số rất cụ thể này:

"Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài".

Với thực tế kinh tế nhà nước chỉ chiếm 27% trong toàn bộ giá trị kinh tế thì làm sao chủ đạo để dẫn dắt, định hướng XHCN được nếu nhà nước không tự cho mình làm chủ toàn bộ khối tài sản khổng lồ là tài nguyên và đất đai cùng quyền phân phối tổng thuế?

Tài nguyên hiện nay thì như TT Phạm Minh Chính thừa nhận là đã bị khai thác

cạn kiệt, vậy cái còn lại cho kinh tế nhà nước để bảo đảm sức mạnh chủ đạo để định hướng XHCN chỉ còn lại là đất đai và tổng tiền thuế thôi.

Phải chăng với bảo đảm cốt lõi này để bảo vệ định hướng XHCN nên nhà nước vẫn khư khư giữ Luật Đất đai bất cập và không giống ai hiện nay, bất chấp chính nó là cản trở lớn nhất cho 60 triệu nông dân làm giàu cho mình và cho Đất nước?

Gã xin thắc mắc chút xíu nữa trong thống kê của bác cả, cộng đi cộng lại vẫn thiếu gần 10% tổng sản phẩm QG. Vậy 10% còn lại này là do ai tạo nên?

Hay trong cơ cấu nền kinh tế xét trên sở hữu ngoài nhà nước, tập thể, hộ gia đình, tư nhân, tư bản nước ngoài còn ai khác?

Vậy ai khác ấy là ai có góp phần cho kinh tế thị trường đi đúng định hướng XHCN không?

Quả thật gã rất lo ngại về sự bí ẩn của 10% này mà nghi nghi có thể là 20 tỷ đôla người Việt ở nước ngoài gửi về chăng?

Nhưng, gã thở phào nhẹ nhõm sau khi đọc các lý luận kiên định của bác cả là bác cả vẫn rất khách quan thẳng thắn với thực tế đất nước hiện nay, mặc dù đất nước đang đi theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, và về chính trị kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, khi bác thừa nhận:

"Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên".

Với thực tế này, tính ưu việt của mô hình kiên định XHCN mà bác cả vẽ ra sẽ còn phải trải qua muôn vàn thử thách nữa mới có thể tự mãn chê các nước tư bản đang khủng hoảng, suy thoái...

Lưu Trọng Văn

Tác giả gửi BVN

Những đàm thoại xung quanh bài viết của Lưu Trọng Văn

Về tư duy kinh tế, hết sức ngạc nhiên là ko có gì thay đổi. Kinh tế NN vẫn là chủ đạo thì cái Xin - Cho vững bền lắm.

Nói thêm một chút, các chuyên gia kinh tế đã có rất nhiều ý kiến, viện dẫn rất nhiều ví dụ để thấy sự đổi mới đầu tiên là phải đổi mới tư duy kinh tế. Nay đọc tuyên ngôn của TBT mới thấy lại về xuất phát điểm. Không hiểu nhóm tư vấn nghĩ gì. Bảo vệ quyền lợi của Đảng thì điều cốt yếu phải dân giầu nước mạnh chứ. Trong khi Xin - Cho của kinh tế NN khiến nền kinh tế lao đao không ít bởi những đại án.

Kim Dung Pham

Kim Dung Pham, Em đánh giá là từ khi bác Cả bắt đầu vào BCT tại ĐH8 (1997) đến nay, văn kiện của Đảng trở nên vô cùng bảo thủ, giáo điều, tư duy kinh tế năm sau thụt lùi so với năm trước. May mà bên Chính phủ phớt lờ nhiều văn kiện, cứ thực tế mà làm; lại thêm môi trường quốc tế thuận lợi, đầu từ nước ngoài và ODA tăng vọt; tài nguyên còn nhiều để bán, kiều hối tăng nhanh... nên đất nước vẫn phát triển dù là phát triển méo mó.

Hàng loạt các nguyên lý cơ bản nhất của kinh tế thị trường đều bị vứt vào sọt rác mà cũng cho rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN là kinh tế thị trường đúng nghĩa, chỉ khác ở phân phối lợi nhuận... thì em chịu thua bác Văn thật. Chị viết rất đúng, tư duy kinh tế không có gì thay đổi thì cái Xin - Cho vững bền lắm.

Lê Việt Đức

Lê Việt Đức, Em nói đúng. Ông NXP là một người hành động không câu nệ lắm về lý luận nên hoá ra lại được việc. Cộng thêm thời vận thế giới. Còn ông mới mình chưa rõ khả năng. Đành chờ thì tuong lai. Nhưng nếu với tư duy kinh bất biến kiểu này mà ông tân TT sợ chệch thì “ngựa quen đường cũ” thật chán. Hy vọng ông tân TT từng làm Quảng Ninh biết khởi sắc sẽ khá hơn chăng.

Kim Dung Pham

Kim Dung Pham, Vâng em cám ơn chị cùng quan điểm. Em sợ ông Chính thành ông Dũng phảy, tức thành 3X'. Cầu cho không phải như thế, dù xác xuất 90% là như thế.

Lê Việt Đức

Bác Cả sợ tất cả các đ/c đều đã và đang... tư bản hoá, trừ mình, nên phải cực đoan lại cho nó... cân bằng tí chút. Gã đã hỏi trúng: thế ít năm nữa Bác chầu Mác Lê, thì sẽ ra sao cái "định hướng" ấy ạ. Câu hay nhất trong bài của Gã!

Hoàng Hưng

Hoàng Hưng, Bác chầu Mác Lê thì cái "định hướng" ấy của bác cũng biến mất luôn như khi ông Duẩn về trời thì thuyết làm chủ tập thể của ông cũng về theo.

Lê Việt Đức

Kim Dung Pham, Cứ phải vài chục cái Vinashin, Vinalines nữa, may ra bác đốt lò tỉnh ra. Ha ha!

Võ Văn Tạo

Võ Văn Tạo, không hiểu nổi.

Kim Dung Pham

Nói chung chỉ rõ nhất: kinh tế gì thì cũng phải do Đảng ta "lãnh đạo"! Xong!

Hoàng Hưng

Hoàng Hưng, hồi giờ không ai nói Thực dân Pháp lãnh đạo dân VN, mà chỉ nói họ cai trị, hay đô hộ dân VN. Tại sao vậy? Vì đó là sự áp đặt, cưỡng chế. Dân VN không muốn người Pháp lãnh đạo, không tự do bầu lên các chóp bu người Pháp.

Tương tự, dân VN không muốn ĐCSVN lãnh đạo và cũng không tự nguyện bầu lên chóp bu ĐCSVN. Cho nên đúng ra phải nói ĐCSVN cai trị, hoặc nô dịch dân VN.

Võ Văn Tạo


CHUYỆN LOGIC

HOÀNG DŨNG/ BVN 22-5-2021


[…] chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc” (https://vietnamnet.vn/.../bai-viet-cua-tong-bi-thu-ve-con...).

Như thế:

(1) Tất cả các nước không đi theo con đường của “chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” thì nhân dân các nước đó đều không có “cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự”;

(2) Còn những nước tuyên bố đi theo con đường của “chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” thì cho đến nay chưa nước nào nhận đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản, tức vẫn chưa có “cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự”;

(3) Việt Nam thì tuy “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay” (https://vnews.gov.vn/chua-bao-gio-dat-nuoc-ta-co-duoc-co...) nhưng chớ vội mừng, vì theo logic của cụ Tổng, muốn có “cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự” thì đợi kiếp sau, bởi lẽ chính cụ Tổng đã dõng dạc tuyên bố: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” (https://tuoitre.vn/du-thao-chua-vang-vong-nhu-loi-hieu...).

Kết luận: Trên toàn thế giới, nhân loại sống trong gông cùm, nghèo đói, đau khổ.

Nhà cháu vốn bi quan. Nhưng phải thán phục cụ Tổng mới là người tuyệt đối bi quan. Hu hu!!!

Hoàng Dũng

Tác giả gửi BVN


ĐỘC TÀI QUYỀN LỰC CÀNG KHIẾN CHO NGUYỄN PHÚ TRỌNG SA LẦY TRONG GIẢ DỐI, NGÔNG CUỒNG KHÔNG BIẾT PHỤC THIỆN!

ÂU DƯƠNG THỆ/ TD 19-5-2021



  • Do định kiến chủ quan và kiến thức nông cạn nên Nguyễn Phú Trọng đã phủ nhận những thành quả to lớn của nhân loại
  • Tiếp tục muốn cho nhân dân ăn bánh vẽ!
  • Cứ nhắm mắt đi tìm thiên đàng XHCN, nhưng không biết nó ở đâu, như thế nào và bao giờ tới!
  • Biểu đồ tiến lên thiên đàng XHCN theo kiểu Nguyễn Phú Trọng!

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2021) và bầu đại biểu Quốc hội khoá 15 (23.5.21) Nguyễn Phú Trọng đã viết một bài dài với tựa đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [1] ngày 16. 5. 2021 để tìm cách thuyết phục cho lí do, tại sao từ khi cướp được chính quyền (1945) HCM tới Nguyễn Phú Trọng hiện nay đã chọn và tiếp tục đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo chủ nghĩa Marx-Lenin ở VN. Điều đáng để ý là, trong bài nói trên ông Trọng đã sử dụng danh xưng theo thứ tự “Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng”, rồi mới tới “Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đây có lẽ là lần đầu tiên ông Trọng đã để cả hai chức danh học vị khoa học và chức danh trong đảng trong một bài viết và để chức danh học vị khoa học trước chức danh hoạt động chính trị.

Nhưng có lẽ việc lựa chọn theo thứ tự này không phải là tự nhiên mà đã được tính toán cẩn thận, để tỏ rằng khi viết bài trên Nguyễn Phú Trọng đã đặt tinh thần khoa học trên tinh thần đảng phái chính trị, nghĩa là trọng sự thực hơn là tuyền truyền dối trá! Chính vì vậy ngay phần mở đầu của bài viết Nguyễn Phú Trọng đã rào trước đón sau, làm như một nhà khoa học giữ tinh thần thận trọng, khách quan và dân chủ: Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học.”(*) 

Do định kiến chủ quan và kiến thức nông cạn nên Nguyễn Phú Trọng đã phủ nhận những thành quả to lớn của nhân loại

Nhưng ai vội cả tin như vậy thì trở thành khờ khạo, ngây thơ! Vì khi viết bài trên Nguyễn Phú Trọng đã đặt mục tiêu trung tâm là, bằng mọi giá phải đập phá chủ nghĩa Tư bản, đặc biệt chụp mũ và kết án các chế độ Dân chủ Đa nguyên (DCĐN) của thời đại chúng ta, vì nó ngày càng trở thành đối thủ chính trị nguy hiểm của chế độ độc tài toàn trị, để từ đó đề cao chủ nghĩa CS hay Chủ nghĩa Xã hội! Nghĩa là Nguyễn Phú Trọng trước sau chỉ muốn lập lại khẳng định của những lãnh tụ CS từ Lenin, Stalin, Mao, HCM… rằng, chỉ có Dân chủ XHCN, pháp chế XHCN do ĐCS lãnh đạo toàn quyền mới là dân chủ thực sự!

Từ thâm ý này nên ngay sau phần mở đầu, lí thuyết gia giáo điều CNXH Nguyễn Phú Trọng đã đặt trọng tâm vào việc phủ nhận sự thực khách quan về cuộc sống ấm no và tự do dân chủ đạt tới mức cao của đại đa số nhân dân trong nhiều nước Dân chủ đa nguyên (DCĐN) vào đầu Thế kỉ 21. Trái lại ông Trọng chỉ lập lại như cái máy những phát biểu khuôn mẫu từ cửa miệng những lãnh tụ độc tài khát máu trên thế giới, khẳng định rất chung chung rằng, các nước theo chế độ DCĐN trên thế giới HIỆN NAY trước sau vẫn chỉ là con đẻ của Chủ nghĩa tư bản (CNTB) từ vài thế kỉ trước khi Cách mạng Công nghiệp ra đời (khoảng trên 200 năm). Theo ông Trọng, các nước DCĐN từ Bắc Âu, Trung-Nam Âu, Hoa kì, Gia nã đại và một số nước ở Á châu, Úc châu trước sau vẫn bị các đại tư bản thao túng, chỉ huy. Vì thế vẫn theo cách giải thích “khoa học” của nhà khoa bảng Nguyễn Phú Trọng, ở các nước này dân chủ chỉ là hình thức, con người tiếp tục bị bóc lột:

“Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn.” (*)

Và ông Trọng kết án tiếp: “Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.” (*)

Với cách chụp mũ và mạt sát này Nguyễn Phú Trọng muốn bênh vực cách tổ chức bầu cử Quốc hội khóa 15 đang diễn ra trước sau vẫn chỉ là “đảng cử dân bầu”, dân chủ cuội, chỉ tốn tiền bạc của nhân dân. Nó chỉ phản ảnh cách độc diễn của chế độ độc đảng từ ngay trong các Đại hội (ĐH) Đảng, chỉ những người có quyền lực muốn độc quyền tiếp. Đúng như cách tham nhũng quyền lực của Nguyễn Phú Trọng trong ĐH 13 vừa qua đang bị dư luận nhân dân, cả trong đảng bất phục và kết án, nhiều tổ chức quốc tế tiến bộ phê phán! [2]

Mặt khác nếu xét dưới khía cạnh khoa học lịch sử và khoa học chính trị trên hai thế kỉ trở lại đây thì thấy những khẳng định của Nguyễn Phú Trọng cho rằng, trước sau CNTB vẫn thống trị và những thành quả tranh đấu của nhân dân để chuyển từ phong kiến độc tài, tư bản độc tài và DCĐN chỉ như nước dổ lá khoai. Đây là những nhận định cực kì hồ đồ, phản khoa học của những người có dụng tâm đen tối. Với cách cụm tất cả vào một rọ, ông Trọng đã cố tình coi xã hội loài người nói chung và đặc biệt các nước DCĐN như hoàn toàn bất động, thời gian dường như dừng lại suốt mấy thế kỉ qua! Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp Tiến sĩ về lịch sử Đảng CSVN, nhưng đã cố tình bỏ qua qui luật phát triển không ngừng của lịch sử nhân loại từ thời Cổ đại tới nay!

Nghĩa là, theo Nguyễn Phú Trọng, chế độ Tư bản rừng rú cá lớn nuốt cá bé vẫn tiếp tục ngự trị quan hệ giữa đảng cầm quyền và nhân dân ở trong các nước DCĐN? Với những kết luận cực kì hàm hồ như trên, cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã không tôn trọng tinh thần khách quan và trung thực khoa học trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa mà xã hội loài người nói chung và đặc biệt các nước DCĐN đã đạt được trong vài thế kỉ trở lại đây. Nguyễn Phú Trọng không dám nhìn nhận thực tế phát triển, tuy ở mức độ khác nhau, nhưng ở nhiều nước DCĐN -đặc biệt ở các nước DCĐN lâu đời và có trình độ cao- các thế lực tư bản cực hữu đã phải tự biến thể, hoặc bị mất quyền vào tay các đảng dân chủ xã hội, tự do hay phải chia quyền với các chính đảng khác trong các cuộc bầu cử hoàn toàn tự do dưới sự tổ chức và kiểm soát nghiêm ngặt của các cơ quan công quyền độc lập, báo chí tự do và các tổ chức xã hội dân sự độc lập.

Nguyễn Phú Trọng cũng không dám nhìn nhận rằng, ở các xã hội này đã bùng nổ các phong trào tranh đấu giành lại các quyền chinh trị, kinh tế và văn hóa xã hội bằng phương pháp ôn hòa, không theo chủ trương điên rồ dùng bạo lực và đấu tranh giai cấp như các nhóm CS quá khích. Chính sự tranh đấu kiên quyết bền bỉ và bất bạo động của nhiều thành phần nhân dân -từ trí thức, chuyên viên, công nhân, kể cả thành phần tư bản và CS tiến bộ- đã thuyết phục được các thế lực cực hữu tới cực tả phải thức tỉnh từ bỏ những giải pháp bạo lực, cực đoan nếu muốn tồn tại. Nhờ thế các xã hội này đã từng bước chắc chắn công nhận các quyền tự do lập hội, tư do bầu cử, tự do báo chí và tam quyền phân lập. Từ đó nhân dân có quyền quyết định các chính quyền tương lai qua các cuộc bầu cử dân chủ tự do như ở hầu hết các nước DCĐN hiện nay từ Âu-Mĩ-Á và Úc châu. Nhờ thế mở ra những sự thay đổi chính quyền trong trật tự và ổn định, thay vì bạo loạn hay nội chiến.

Chính sự hình thành của nhiều khuynh hướng chính trị ôn hòa, các tổ chức xã hội độc lập và đa diện đã tạo ra qui luật cạnh tranh lành mạnh và cùng tồn tại. Đây là những điều kiện cần và đủ để giúp đất nước tiếp tục phát triển đều đặn, đời sống vật chất phồn vinh hơn, nhân quyền được vinh danh và tôn trọng cho đại đa số. Phủ nhận những công lao tranh đấu với phương pháp thông minh và nhân bản và những thành tựu tích cực về nhiều mặt phục vụ cuộc sống vật chất và tinh thần của mấy tỉ người trên hành tinh chúng ta là những nhận định cực kì hồ đồ, phản khoa học. Đó chỉ là thâm ý của những phần tử cuồng tín và độc tài, mù quáng muốn tiếp tục cổ súy cho bạo lực, hận thù và đấu tranh giai cấp!

Nói như thế không có nghĩa là, các phong trào này ở nhiều nước không gặp trở ngại, chống đối hay thất bại. Việc này vẫn diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lúc, nhưng chỉ đoản kì. Cụ thể gần đây nhất là ở Hoa kì suốt 4 năm dưới thời Trump làm Tổng thống. Nhưng do các định chế tốt và bền vững của chế độ DCĐN ở Hoa kì nên được đa số nhân dân tin tưởng, bảo vệ; nên sau đó tiếp tục sửa chữa, cải thiện, ví như một con người đôi khi bị đau yếu cần được điều trị. [3]

Tiếp tục muốn cho nhân dân ăn bánh vẽ!

Sở dĩ Nguyễn Phú Trọng đã cố tình phủ nhận và bài bác toàn bộ những thay đổi tích cực căn

bản sâu sắc và liên tục do thành quả đấu tranh của nhân dân ở nhiều nước DCĐN. Vì chỉ như

vậy ông mới có lí do biện hộ cho sự tồn tại của chế độ toàn trị theo pháp chế XHCN, dân chủ

XHCN. Tức là biện hộ cho chính cách giành giật quyền lực của ông, bằng cách nhân danh

đại diện đứng đầu của chế độ toàn trị này nên ông Trọng đã mấy lần ép buộc các đồng liêu

trong Bộ chính trị và các ủy viên Trung ương phải xếp cho ông vào “Trường hợp đặc biệt”

để chiếm tiếp tục ghế Tổng bí thư (TBT) thêm hai nhiệm kì, mặc dù đã quá tuổi qui định và

bệnh nặng. Như thế do ích kỉ cá nhân nên Nguyễn Phú Trọng đã công khai vất Điều lệ đảng

vào sọt rác![3] Nắm quyền lực độc đoán quá lâu nên tâm lí ích kỉ và thái độ độc tài càng

bùng nổ khủng khiếp như thế. Vì vậy Nguyễn Phú Trọng đã không thấy ngượng ngùng tự

khen thành quả trên 70 năm xây dựng CNXH ở VN:

“Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (*)

Sau trên 75 năm bị kìm kẹp trong nhà tù Dân chủ XHCN nên nhân dân tiếp tục bị tước bỏ các quyền tự do căn bản, như tự do lập hội, tự do báo chí; hiện nay mấy trăm trí thức, chuyên viên, trong đó         cả phụ nữ và đảng viên tiến bộ đang bị giam cầm. VN đang đứng gần như đội sổ trên thế giới về chà đap nhân quyền và tham nhũng. Nhưng trong bài trên Nguyễn Phú Trọng lại vẫn ca tụng chế độ độc tài do ông cầm đầu và lập lại rất nhàn chán những khẩu hiệu và tiêu chí rất sáo ngữ từ cả gần thế kỉ nay:

“Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.” (*)

Chẳng những thế, trong bài trên Nguyễn Phú Trọng còn ca ngợi giải pháp Kinh tế thị trường định hướng XHCN (KTTTĐHXHCN) là một sáng tạo thần kì của CSVN đã vội vàng được ban bố để cứu chế độ toàn trị từ sau khi Liên xô sụp đổ:

“Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường;” (*)

Ông Trọng nắm độc quyền quá lâu nên đã để phát triển tâm lí thỏa mãn, tự bốc. Vì thế Nguyễn Phú Trọng không thấy rằng, dùng giải pháp KTTTĐHXHCN trong thực tế đúng là áp dụng đường lối Tư bản Nhà nước, một biến thể của nền Kinh tế tư bản thời kì Chủ nghĩa tư bản thời rừng rú còn phồn thịnh. Để cho các Tập đoàn và công ti quốc doanh độc quyền toàn bộ các huyết mạch kinh tế, giành cho nó các biệt đãi trong đất đai và bòn rút ngân sách nhà nước. Coi nó là vũ khí và động lực chính để kéo dài chế độ toàn trị. Nhưng các Doanh nghiệp nhà nước này đã trở thành sân sau của những người có quyền lực trong đảng cấu kết với các nhóm lợi ích, tham nhũng của công và bóc lột nhân dân như các nhóm tư bản thời kì Tư bản rừng rú. Vì thế hơn ba thập niên áp dụng, hệ thống KTTTĐHXHCN đang làm thui chột các doanh nghiệp tư nhân nội địa, khuyến khích “các đại bàng” các đại công ti tư bản nước ngoài (FDI).Từ sau ĐH 13 đang tìm cách giành cho một số đại gia nội địa tỉ phủ Dollar thao túng kinh tế với sự tiếp tay của các nhóm lợi ích giữ các chức vụ then chốt trong các cơ quan Dảng và Nhà nước. Nói tóm lại, các biện pháp kinh tế nói trên chỉ là áp dụng các phương pháp của chủ nghĩa tư bản thời rừng rú trước đây vài thế kỉ. Các chính sách này đang là các ổ tham nhũng cho các đại quan và các nhóm tham nhũng bóc lột nhân dân và tham nhũng tiền bạc, đất đai và tài nguyên.

Vẫn giữ thái độ chủ quan mù quáng đến nỗi mất lòng tự trọng, nên trong bài trên Nguyễn Phú Trọng đã liệt kê thành tích chói lọi sau 35 năm đổi mới. Như thu nhập bình quân đầu người là 3.512 USD; “ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD.” (*) Nhưng Nguyễn Phú Trọng cố lờ đi một sự thực là không dám so sánh ngay với một số nước trong khu vực, cũng chỉ trong khoảng thời gian phát triển 30-40 năm nhưng thu nhập bình quân đầu người của họ cao gấp nhiều lần so với VN, như Nam hàn 31.846 USD, Đài loan 25.873 USD, Thái lan 7.807 USD.[4] Lí do chênh lệch căn bản so với VN nhưng ông Trọng khóng dám nói tới. Đó là các nước này phát triển trong khuôn khổ DCĐN, trái với chế độ toàn trị ở VN. Ông Trọng ca tụng thành tích gia tăng xuất khẩu ngoạn mục của VN, nhưng cố lờ đi sự thực hoàn toàn khác là, “các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp.” Nghĩa là: “Về thực chất, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước thời gian qua là nhờ vốn FDI chứ không phải do vốn trong nước, không phải do nội lực.” [5]

Tuy thế Nguyễn Phú Trọng lại đi đến kết luận cực kì hồ đồ và dối trá là Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế! (*)

Từ đó Nguyễn Phú Trọng lại tự bốc, tự sướng, kiêu hãnh nhắc lại câu đã được ông lập lại nhiều lần, thậm chí mới đây trong ĐH 13 còn bất cả ĐH phải ghi câu này vào Nghị quyết của ĐH: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.” (*)

Cứ nhắm mắt đi tìm thiên đàng XHCN, nhưng không biết nó ở đâu, như thế nào và bao giờ tới!

Trong bài trên Nguyễn Phú Trọng viết vào dịp kỉ niệm sinh nhật HCM, nên có nhắc tới hai tuyên bố nổi tiếng của ông Hồ là “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” (*) và “ chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.” (*) Ông Trọng cũng như nhiều người nghiên cứu về HCM đều biết, ông Hồ đã nói hai câu trên vào hai giai đoạn khác nhau. Đó là trước khi cướp được chính quyền, để qui tụ nhân dân khi ấy đa số đều muốn đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, nên ông đã tuyên bố, “Độc lập tự do” là cao quí nhất. Nhưng sau khi có chính quyền trong tay HCM đã chọn thứ tự ưu tiên khác, đó là chủ nghĩa CS Marx-Lenin được ưu liên xếp lên đầu! Nghĩa là “độc lập tự do” của VN hoàn toàn tùy thuộc vào “chủ nghĩa cộng sản”. Điều này phải hiểu là “chủ nghĩa cộng sản” cao quí hơn “độc lập tự do”. Đây rõ ràng là một sự tráo trở của HCM đối với nhân dân VN. Thái độ cố tình lật ngược thứ tự ưu tiên của HCM đã bị nhiều đảng viên trí thức tên tuổi công khai phê bình nghiêm khắc ngay trong một cuộc “tọa đàm” về “Dự thảo Cương lĩnh và dự thảo chiến lược” (cho Đại hội 7) do Tạp chí Cộng sản tổ chức vào ngày 2.1.1991.[6] Chọn đảo lộn thứ tự ưu tiên trên đây từ thời HCM tới Nguyễn Phú Trọng là cực kì sai lầm và nguy hiểm, nó trở thành tập quán suy nghĩ và hành động trong chính sách đối ngoại của chế độ CSVN, đặc biệt với Trung quốc. Trong các hội nghị cấp cao giữa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng, hai bên đều đề cao “đại cục, cùng là chế độ CS”. Vì thế VN đang bị mất đảo, mất tài nguyên và đang ngày càng lệ thuộc Trung quốc!

Đa số nhân dân và cả trong Đảng đều biết, khi sinh thời HCM muốn tự ca tụng mình, nên đã nghĩ ra quỉ kế viết sách ca tụng chính ông, nhưng dùng một bút hiệu khác. Đó là tập sách của HCM mang bút hiệu Trần Dân Tiên viết về mình (tức HCM), ông Hồ đã rất dối trá khi tự tâng bốc “nhân dân ta gọi Hồ Chủ tịch là cha già của dân tộc.[7]  Theo lẽ thường một người có tư cách, biết quí tự trọng thì không thể tự khen và thần thánh hóa mình, và lại càng không được dối trá dùng một bút hiệu khác viết sách ca tụng mình! Một người mưu mô và hành động tồi tệ như vậy đã tự mình đánh mất nhân cách. Rất lạ lùng là tới nay Nguyễn Phú Trọng vẫn bắt nhân dân phải “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”!!!

Trong bài trên Nguyễn Phú Trọng vẫn như cái máy tiếp tục coi HCM như thánh sống. Nếu dám thành thực với chính mình, ông Trọng nên trả lời trước công luận để nhân dân biết: Nên học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách nào của HCM? Chả lẽ cứ theo Bác mở “đũa thần” Marx-Lenin đã bị lịch sử vất vào sọt rác ra làm tiếp? Chả lẽ học cách cố tình lừa dối nhân dân bằng cách tự đề cao mình như HCM đã làm không biết ngượng ngùng, không biết tự trọng, rồi bảo đó là đạo đức và phong cách đáng làm gương? Hay chả lẽ tiếp tục học tập HCM sử dụng các thủ đoạn cực kì gian dối để lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân dựng lên một chính quyền độc tài bạo ngược chỉ lo củng cố quyền lợi phe nhóm, tham nhũng rồi phản bội quay đầu đàn áp lại nhân dân? [8]

Nói tóm lại, trong bài rất dài trên 8000 chữ, mục tiêu chính của Nguyễn Phú Trọng là đả phá TBCN và phủ nhận toàn bộ những thành quả đấu tranh kiên trì và sáng suốt của các phong trào đấu tranh tư tưởng, chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội để thiết lập chế độ DCĐN nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Từ đó Nguyễn Phú Trọng đã lạm dụng chức Tổng bí thư cường điệu lập lại các khẩu hiệu cổ động cho CNXH, CNCS: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. (*) Nhưng con đường đó như thế nào và bao giờ tới được thì chính Nguyễn Phú Trọng cũng thừa nhận vẫn mù tịt. Nghĩa là, bao giờ sẽ tới thiên đàng XHCN? Không biết Thiên đàng nằm ở đâu và người chỉ đường lại không biết coi bản đồ! Nguyễn Phú Trọng hãy tỉnh táo lại và nghiêm túc tự hỏi mình: Ông có dám để cho gia đình và con cháu tới một nơi mà không biết nằm ở đâu, điều kiện sinh sống ra làm sao?!!!

“Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.” (*)

Người cầm đầu chế độ toàn trị thông minh, sáng suốt và tinh thần trách nhiệm cao với trên 90 triệu dân như vậy sao? Có thể kết luận, xét về nội dung, trình độ lí luận và lương tâm nghề nghiệp của Nguyễn Phú Trọng trong bài mới nhất nói trên, càng chứng tỏ khả năng rất thấp và tư cách rất tồi không xứng đáng là một nhà khoa học, cũng không xứng đáng đứng đầu chế độ!

Để đối chiếu so sánh giữa mục tiêu và thực tiễn của chế độ toàn trị CSVN trên 75 qua có thể xem biểu bồ dưới đây:


Biểu đồ diễn tả mục tiêu và đường lối tiến lên thiên đàng CS (XHCN)  và so với kết quả thực tiễn

Tình hình phát triển giữa lí thuyết và thực tiễn ở VN từ Đại hội 6 (1986) tới Đại hội 12 (2016) có thể tóm lược diễn tả rõ ràng bằng một biểu đồ như dưới đây. Nó cho thấy, ngày càng cách xa mục tiêu XHCN, thậm chí đang có chiều hướng đi ngược lại với mục tiêu của CNXH. Thay vì đổi mới để tiến lên thiên đàng XHCN, VN đang biến thành địa ngục trần gian. Bọn đại quan đỏ có quyền nắm tiền bạc và cúi đầu trước phương Bắc, người lao động bị bóc lột, trí thức bị bạc đãi, những người bất đồng chính kiến bị giam cầm!

Cứ 5 năm một lần ĐCSVN lại tổ chức Đại hội. Trong đó ngoài việc bầu cử nhân sự mới ở các cấp cao nhất (Tổng bí thư, Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương), còn ban hành kế hoạch ngũ niên về kinh tế-xã hội cho 5 năm tới. Trong đó đưa ra mục tiêu và các biện pháp để đưa VN từng bước tiến dần tới XHCN, tức thiên đàng CS (ààà) theo trí tưởng tượng của họ. Ở đó không còn cảnh người bóc lột người, không cần nhà nước (chính quyền), mọi người lao động theo khả năng, hưởng theo nhu cầu và thế giới đại đồng!

Đấy là mặt lí thuyết. Thực tế lại diễn ra hoàn toàn khác. Mỗi ĐH thường đề ra mục tiêu rất cao (– – – – ->), tùy thuộc vào trí tưởng tượng và ước muốn chủ quan khi đó của người có quyền lực. Nhưng kết quả thực tiễn đạt được lại rất thấp (――>). Cứ sau mỗi 5 năm họ lại đưa ra mục tiêu mới cho giai đoạn tiếp theo. Vào thời điểm đó, do sự chủ quan cũng như thích tô hồng, họ tin rằng (hay tự ru ngủ) là, mình đã đi đúng hướng, đã thành công được một giai đoạn và nay bước lên đỉnh cao mới trên đường tiến tới XHCN! Nhưng kết quả thực tiễn của giai đọan này cũng lại thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đã đề ra, có khi còn đi chệch hướng. Tuy nhiên vì bị tâm lí ảo tưởng điều khiển và là nạn nhân của tuyên truyền tô hồng của chính mình, nên họ không nhận ra hay không muốn nhìn nhận sự thực này!

Qua thời gian sau nhiều ĐH, sự cách biệt, hay khoảng cách giữa mục tiêu tiến lên XHCN và kết quả thực tiễn ngày càng doãng ra, càng chệch hướng xa hơn nữa. Vì thế khi nhìn trên Biểu đồ thì thấy kết quả thực tiễn ngày càng xa thiên đàng CS, thậm chí còn đi ngược chiều. Biểu đồ dưới đây diễn tả tiến trình xây dựng XHCN sau 7 Đại hội (từ 1986-2016) của ĐCSVN trải qua trên 30 năm. Trong thực tiễn cho thấy, xã hội VN ngày càng xa thiên đường XHCN và có nguy cơ rơi vào chiều hướng tiếp tục ở trong vòng luẩn quẩn của các nạn độc tài, tham nhũng, nghèo đói và tụt hậu. Hoàn cảnh này có thể hình dung như người đi đường không có bản đồ (navigation), nhưng vẫn tin là mình đi đúng hướng!

Chính điều này Nguyễn Phú Trọng đã từng phải xác nhận. Khi đưa ra Cương lĩnh mới (2013) ông Trọng nói là phải đưa VN tiến nhanh lên CNXH. Nhưng chỉ ít lâu sau ông đã xác nhận là, không biết trong thế kỉ này (21) VN có tiến lên XHCN được không!

HCM đã từng nói, muốn xây dựng XHCN thì phải có con người XHCN.

Nhưng thực tế sau gần 70 năm nắm quyền và cai trị theo phương pháp sắt máu công an trị, dối trá, dùng bạo lực và đấu tranh giai cấp theo kiểu Stalin-Mao Trạch Đông, nên chế độ toàn trị của ĐCSVN đã thất bại hoàn toàn trong việc uốn nắn và đào tạo con người XHCN, nhất là từ giai đoạn gọi là “đổi mới” từ 1986 tới nay. Hiện nay chế độ toàn trị ở VN đã đánh mất tính nhân bản, vì tham vọng quyền lực và tham lam tiền bạc, nên các phe nhóm đang dùng các thủ đoạn vừa thỏa hiệp vừa thanh toán lẫn nhau, lừa đảo và đàn áp nhân dân. Điều này sẽ đưa tới xã hội hỗn loạn và bất trị, biến thành chế độ tư bản rừng rú, kẻ mạnh giết kẻ yếu! [9]

19.5. 2021

______

Ghi chú:

[1]. Nguyễn PhúTrọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (dangcongsan.vn)CS điện tử 16.5.21.Trên tờ Chính phủ điện tử dùng tựa:

Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân* |

* Các đoạn có dấu (*) đều trích từ bài trên

[2] . Âu Dương Thệ, Đại hội 13: Triều đại phong kiến của Ngọa long Nguyễn Phú Trọng được nhìn nhận công khai! | Tiếng Dân (baotiengdan.com)

[3] . Cùng tác giả: https://baotiengdan.com/2020/11/15/thay-gi-nghi-gi-va-lam-gi-tu-cuoc-bau-cu-tong-thong-o-hoa-ky-vua-qua/

[4] . Liste der Länder nach Bruttoinlandsprodukt pro Kopf – Wikipedia

[5] . Tư Giang, Giấc mơ hóa rồng dang dở, vnn 11.12.20 https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/viet-nam-hung-cuong/giac-mo-hoa-rong-dang-do-696264.html

[6] . Trong số này có những chuyên viên cao cấp và có uy tín, như GS Phan Đình Diệu, Lưu Văn Đạt, Lê Hồng Hà, Đậu Quý Hạ, TS Nguyễn Thành Bang, GS Đào Xuân Sâm. Xem: Cùng tác giả: Việt Nam “Đổi mới”?! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó! Tập I: Amazon.de: Âu Dương, Thệ: Fremdsprachige Bücher, Tập I, Chương ba, tr.90-93 .

[7] . Trần Dân Tiên (bút hiệu của HCM), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của HCM, Hà nội 1976,tr. 149. Chính tờ CS đã xác nhận Trần Dân Tiên là một trong số ít nhất 175 bút hiệu của HCM, http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/doc- 010720152043156.html; Bùi Tín, Hoa xuyên tuyết, tr. 110 t.th; BBC 25.11.18

[8] . Bao giờ Nguyễn Phú Trọng dám sớm về vườn để biết học làm “người tử tế”?Tại sao lại cứ giương cờ HCM không có thật? http://www.dcvapt.net

[9] . Cùng tác giả, Tập II, Chương kết, VI, tr. 275-277

TỰ RĂN MÌNH

NGUYỄN NGỌC CHU/ TD 20-5-2021

1. CHƯA SINH RA CÁC CHỦ NGHĨA

Lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim, chưa nhận thấy có người Việt nào là tác giả của các chủ nghĩa.

Các vị vua lập quốc, từ thời Hùng Vương qua các triều đại Đinh Lý Trần Lê cho đến triều Nguyễn, không ai là tác giả của các chủ nghĩa.

Các tài năng chói sáng của dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ không ai bàn luận về các chủ nghĩa.

Cụ Hồ chưa bao giờ cạnh tranh về vai trò người sáng tạo chủ nghĩa.

Cụ Hồ chưa bao giờ tỏ ra có công đóng góp sáng tạo cho các chủ nghĩa.

Cụ Hồ chưa bao giờ đề cập đến Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. KHÔNG TIÊN PHONG TRONG THỰC TIỄN

Việt Nam không phải là quốc gia tiên phong trong hình thái kinh tế xã hội.

Việt Nam không tiên phong ở hình thái nô lệ.

Việt Nam cũng không tiên phong ở hình thái phong kiến và tư bản.

3. KHÔNG BIẾN MÌNH THÀNH MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM

Cho nên, Việt Nam không có cơ hội để trở thành mô hình tiên phong, càng không thể tự biến mình thành mô hình thí nghiệm tiên phong cho bất cứ mô hình nào chưa kiểm nghiệm trong thực tiễn.

4. LÝ THUYẾT ĐANG TRANH CÃI THÌ KHÔNG ĐƯA VÀO ỨNG DỤNG

Phàm những điều đang tranh luận chưa ngã ngũ đúng sai thì không đưa vào ứng dụng thực tiễn.

Các nghiên cứu đang tranh cãi thì không thể đưa vào sản xuất, vì sản phẩm có lỗi.

Các lý thuyết đã biết sai rồi mà vẫn ứng dụng thì sẽ thảm bại.

5. KHÔNG MẤT THỜI GIAN TRANH LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA

Không phải là người sáng tạo ra chủ nghĩa, thì không nên mất thời gian bàn về chủ nghĩa.

Bàn về điều mình không thể tự sáng tạo ra, là đặt mình ngang hàng với người sáng tạo.

Chủ nghĩa nào không quan trọng, miễn là có lợi.

5. KHÔNG VI PHẠM TIÊN ĐỀ

Đi theo con đường đã nhiều người đi.

Những con đường chưa rõ thì không đi.

Không đi con đường vừa đi vừa mở.

6. KHÔNG BÀN LUẬN, KHÔNG CHỨNG MINH, KHÔNG DẠY ĐIỀU KHÔNG TỒN TẠI

Bàn luận điều không tồn tại là vô ích.

Chứng minh điều không tồn tại là vô vọng.

Dạy điều không tồn tại là có tội.

Nguyễn Ngọc Chu

LÀM TUYÊN GIÁO TẠI VIỆT NAM DỄ LẮM, XEM ÔNG TRỌNG THÌ RÕ

JACKHAMMER NGUYỄN/ TD 19-5-2021

Trong lúc quốc gia đang khốn đốn vì chống dịch Covid-19 bùng phát, với cả ngàn người nhiễm mới trong hai tuần qua, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, cặm cuội viết bài ca ngợi… chủ nghĩa xã hội.

Bài viết rất dài hơn 8.000 từ và mọi người đều đoán trước được là, không có gì mới. Nội dung bài gói gọn trong một câu công thức thế này: Chúng ta đi đúng đường, địch đi sai đường, chúng ta có rất nhiều ưu điểm, mặc dù còn có vài khuyết điểm. Công thức này có thể gặp trong tất cả các bài viết của cơ quan tuyên giáo Đảng.

Không rõ sẽ có bao nhiêu người Việt đọc bài báo này, vài ngàn người trong số gần 100 triệu? Nếu được như thế tôi cho là đã quá nhiều, một thành công vượt bực của tổng bí thư.

Dù sao thì tôi cũng dành ít phút đọc… bài báo của con người quyền lực nhất Việt Nam này. Thiết nghĩ, trong bài viết, ông Trọng cố chứng minh hai điều sau đây:

Thứ nhất, ông Trọng định vị nước Việt Nam hiện nay nằm ở một bên tốt đẹp, còn bên kia là bọn tư bản xấu xa.

Thứ hai, sự tốt đẹp đó là mong muốn (tôi nhấn mạnh là mong muốn) của ông Trọng và các đồng đảng, rằng Việt Nam Xã hội chủ nghĩa là một nước có “xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao”.

Đây là một tuyên bố mà nói theo ngôn ngữ dân gian là … huề vốn. Chúng ta thử đặt câu hỏi về mong muốn tương tự cho các nhà cầm quyền trên thế giới, từ ông Biden ở Mỹ cho đến bà Merkel bên Đức, ông Hunsen bên Cambodia đến ông Duterte bên Philippines, có ai không mong muốn giống ông Trọng và các đồng đảng? Chẳng lẽ họ lại muốn quốc gia họ là “xã hội dân nghèo, nước yếu, độc tài, bất công, lạc hậu, do độc tài làm chủ, có nền kinh tế phát triển thấp”?

Đó là về nội dung, dài dằng dặc như thế, nhưng chỉ có thế mà thôi.

Về hình thức, tôi chỉ ra cho các bạn một chìa khóa để có thể viết như ông Trọng, hay các đồng chí lý luận chính trị cao cấp của ông. Đó là các bạn cứ nhập tâm những từ ngữ sau đây:

Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, cách mạng, đấu tranh, thực tiễn, lý luận, nghiêm túc, sâu sắc, khoa học, công cuộc đổi mới, trình độ phát triển, giai đoạn lịch sử, Mác – Lê Nin, hoàn cảnh cụ thể, thoái trào, cơ hội, chống phá, xuyên tạc, bi quan, dao động, tiến bộ, nhân văn, kiên định, kiên trì, đích thực, giai cấp, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, xu thế phát triển của lịch sử, trăn trở, công nghiệp hóa, kinh tế tri thức, thế lực thù địch, vững mạnh, toàn diện, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,…

Các bạn cứ ghép lại các từ đó với nhau thì sẽ ra một bài chính luận rất công phu, mang màu sắc tuyên giáo.

Tôi vừa liệt kê cho các bạn những từ ngữ đó bằng cách lược qua bài viết của ông Trọng, nhưng đến 1/3 bài thì đã đủ, phải dừng lại, nếu không, tôi viết lại cái bài của ông Trọng mất.

Ông Trọng cũng làm thế thôi, ông và các đồng chí lấy cái công thức mà tôi nêu ra trên kia, dán vào mấy trăm từ khóa (key words) đó và cứ thế là trở thành những người “có lý luận”.

Với cách thức như thế thì người Việt Nam nào cũng có thể thành tuyên giáo được, từ những người hay bị mỉa mai là dư luận viên trên mạng xã hội, các “cây bút” chống diễn biến hòa bình trên báo công an, cho đến… tổng bí thư. Người Việt khi đọc những bài như thế sẽ không hiểu cụ thể viết về cái gì (vì chả có gì cụ thể), nhưng họ hiểu rất rõ các nhà lý luận của Đảng viết rằng, ta tốt, địch xấu, theo đúng công thức trên kia.

Diễn từ như thế của đảng cầm quyền và của các cơ quan báo chí nhà nước, sẽ đưa đến hai ảnh hưởng đối với dân chúng.

Với loại người cuồng tín như cậu du học sinh Dương Đức Thịnh, chà đạp cờ vàng bên Úc, họ sẽ diễn dịch các nhà lý luận của Đảng theo công thức “ta tốt, địch xấu”, để hành động, bằng bạo lực tay chân (giật cờ), và bạo lực bằng mồm (ông mày là,… đ,….).

Với đại đa số dân chúng bình thường, thì cái đám mây mù mịt chữ nghĩa tuyên giáo đó làm cho khả năng ngôn ngữ và suy nghĩ bằng ngôn ngữ của họ biến mất, họ chỉ còn sống bằng bản năng. Các bạn sẽ thấy, chỉ có hai loại phát biểu của người Việt Nam hiện nay, nhất là thế hệ trẻ chiếm phần lớn dân số. Hoặc là họ ghép các từ ngữ tuyên giáo lại với nhau, hoặc là họ không diễn đạt được suy nghĩ của họ (nếu như họ còn suy nghĩ).

Dĩ nhiên câu tôi nói trên kia là người Việt nào cũng có thể làm tuyên giáo được là câu nói đùa, vì công việc đó rất khó, nó là công việc có thể gọi là công an tư tưởng. Bạn phải phát hiện ra kẻ nào còn suy nghĩ, tức là không dùng từ ngữ tuyên giáo, để mà bắt nhốt họ lại.

Trở lại với chuyện ông Trọng, sau nhiều năm theo dõi ông, nhận thấy, có hai lần ông có… suy nghĩ thật khi phát biểu, đó là lần ông nói “Hiến pháp … là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhấ,t sau Cương lĩnh của Đảng!”, lần thứ nhì là ông nói “đến cuối thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.

Lần thứ nhất là sự lẫn lộn khái niệm của ông, cũng như nhiều người cộng sản khác. Ở lần thứ hai là sự lo lắng, vì bế tắc.

Nhiều người ác mồm đặt hỗn danh cho ông là … lú, nhưng tôi nghĩ ông rất quyền biến và mưu lược, không thì làm sao tồn tại ở đỉnh cao quyền lực như thế trong 10 năm trời qua?  Còn cái chuyện diễn ngôn thì các ông cộng sản khác cũng giống như ông, chứ đâu có khác gì.

ĐẢNG SẼ TIẾP TỤC THU HOẠCH ĐƯỢC GÌ TỪ CUỘC VẬN ĐỘNG 'HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH' ?

LÊ QUANG NGỌ&LÊ QUÝ TRỌNG/ TD 19-5-2021

Trong lúc quốc gia đang khốn đốn vì chống dịch Covid-19 bùng phát, với cả ngàn người nhiễm mới trong hai tuần qua, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, cặm cuội viết bài ca ngợi… chủ nghĩa xã hội.

Bài viết rất dài hơn 8.000 từ và mọi người đều đoán trước được là, không có gì mới. Nội dung bài gói gọn trong một câu công thức thế này: Chúng ta đi đúng đường, địch đi sai đường, chúng ta có rất nhiều ưu điểm, mặc dù còn có vài khuyết điểm. Công thức này có thể gặp trong tất cả các bài viết của cơ quan tuyên giáo Đảng.

Không rõ sẽ có bao nhiêu người Việt đọc bài báo này, vài ngàn người trong số gần 100 triệu? Nếu được như thế tôi cho là đã quá nhiều, một thành công vượt bực của tổng bí thư.

Dù sao thì tôi cũng dành ít phút đọc… bài báo của con người quyền lực nhất Việt Nam này. Thiết nghĩ, trong bài viết, ông Trọng cố chứng minh hai điều sau đây:

Thứ nhất, ông Trọng định vị nước Việt Nam hiện nay nằm ở một bên tốt đẹp, còn bên kia là bọn tư bản xấu xa.

Thứ hai, sự tốt đẹp đó là mong muốn (tôi nhấn mạnh là mong muốn) của ông Trọng và các đồng đảng, rằng Việt Nam Xã hội chủ nghĩa là một nước có “xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao”.

Đây là một tuyên bố mà nói theo ngôn ngữ dân gian là … huề vốn. Chúng ta thử đặt câu hỏi về mong muốn tương tự cho các nhà cầm quyền trên thế giới, từ ông Biden ở Mỹ cho đến bà Merkel bên Đức, ông Hunsen bên Cambodia đến ông Duterte bên Philippines, có ai không mong muốn giống ông Trọng và các đồng đảng? Chẳng lẽ họ lại muốn quốc gia họ là “xã hội dân nghèo, nước yếu, độc tài, bất công, lạc hậu, do độc tài làm chủ, có nền kinh tế phát triển thấp”?

Đó là về nội dung, dài dằng dặc như thế, nhưng chỉ có thế mà thôi.

Về hình thức, tôi chỉ ra cho các bạn một chìa khóa để có thể viết như ông Trọng, hay các đồng chí lý luận chính trị cao cấp của ông. Đó là các bạn cứ nhập tâm những từ ngữ sau đây:

Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, cách mạng, đấu tranh, thực tiễn, lý luận, nghiêm túc, sâu sắc, khoa học, công cuộc đổi mới, trình độ phát triển, giai đoạn lịch sử, Mác – Lê Nin, hoàn cảnh cụ thể, thoái trào, cơ hội, chống phá, xuyên tạc, bi quan, dao động, tiến bộ, nhân văn, kiên định, kiên trì, đích thực, giai cấp, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, xu thế phát triển của lịch sử, trăn trở, công nghiệp hóa, kinh tế tri thức, thế lực thù địch, vững mạnh, toàn diện, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,…

Các bạn cứ ghép lại các từ đó với nhau thì sẽ ra một bài chính luận rất công phu, mang màu sắc tuyên giáo.

Tôi vừa liệt kê cho các bạn những từ ngữ đó bằng cách lược qua bài viết của ông Trọng, nhưng đến 1/3 bài thì đã đủ, phải dừng lại, nếu không, tôi viết lại cái bài của ông Trọng mất.

Ông Trọng cũng làm thế thôi, ông và các đồng chí lấy cái công thức mà tôi nêu ra trên kia, dán vào mấy trăm từ khóa (key words) đó và cứ thế là trở thành những người “có lý luận”.

Với cách thức như thế thì người Việt Nam nào cũng có thể thành tuyên giáo được, từ những người hay bị mỉa mai là dư luận viên trên mạng xã hội, các “cây bút” chống diễn biến hòa bình trên báo công an, cho đến… tổng bí thư. Người Việt khi đọc những bài như thế sẽ không hiểu cụ thể viết về cái gì (vì chả có gì cụ thể), nhưng họ hiểu rất rõ các nhà lý luận của Đảng viết rằng, ta tốt, địch xấu, theo đúng công thức trên kia.

Diễn từ như thế của đảng cầm quyền và của các cơ quan báo chí nhà nước, sẽ đưa đến hai ảnh hưởng đối với dân chúng.

Với loại người cuồng tín như cậu du học sinh Dương Đức Thịnh, chà đạp cờ vàng bên Úc, họ sẽ diễn dịch các nhà lý luận của Đảng theo công thức “ta tốt, địch xấu”, để hành động, bằng bạo lực tay chân (giật cờ), và bạo lực bằng mồm (ông mày là,… đ,….).

Với đại đa số dân chúng bình thường, thì cái đám mây mù mịt chữ nghĩa tuyên giáo đó làm cho khả năng ngôn ngữ và suy nghĩ bằng ngôn ngữ của họ biến mất, họ chỉ còn sống bằng bản năng. Các bạn sẽ thấy, chỉ có hai loại phát biểu của người Việt Nam hiện nay, nhất là thế hệ trẻ chiếm phần lớn dân số. Hoặc là họ ghép các từ ngữ tuyên giáo lại với nhau, hoặc là họ không diễn đạt được suy nghĩ của họ (nếu như họ còn suy nghĩ).

Dĩ nhiên câu tôi nói trên kia là người Việt nào cũng có thể làm tuyên giáo được là câu nói đùa, vì công việc đó rất khó, nó là công việc có thể gọi là công an tư tưởng. Bạn phải phát hiện ra kẻ nào còn suy nghĩ, tức là không dùng từ ngữ tuyên giáo, để mà bắt nhốt họ lại.

Trở lại với chuyện ông Trọng, sau nhiều năm theo dõi ông, nhận thấy, có hai lần ông có… suy nghĩ thật khi phát biểu, đó là lần ông nói “Hiến pháp … là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhấ,t sau Cương lĩnh của Đảng!”, lần thứ nhì là ông nói “đến cuối thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.

Lần thứ nhất là sự lẫn lộn khái niệm của ông, cũng như nhiều người cộng sản khác. Ở lần thứ hai là sự lo lắng, vì bế tắc.

Nhiều người ác mồm đặt hỗn danh cho ông là … lú, nhưng tôi nghĩ ông rất quyền biến và mưu lược, không thì làm sao tồn tại ở đỉnh cao quyền lực như thế trong 10 năm trời qua?  Còn cái chuyện diễn ngôn thì các ông cộng sản khác cũng giống như ông, chứ đâu có khác gì.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét