ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc chuẩn bị kéo giàn khoan lớn nhất thế giới ra Biển Đông (VNN 1/6/2021)-Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học (BVN 1/6/2021)-Lo dân số già kìm hãm kinh tế, Trung Quốc cho phép sinh con thứ 3 (KTSG 31/5/2021)-Gorbi - Nhiều người nợ ông một câu xin lỗi... (viet-studies 31-5-21)-Nam Nguyên-Trung Quốc với ý định ‘răn đe hạt nhân’ trên biển? (BVN 31/5/2021)-Đồng minh có hứa giao biển Đông cho Trung Quốc? (BVN 31/5/2021)-Hàn Quốc gây tranh cãi khi khuyến khích nông dân cưới du học sinh Việt Nam (TN 30-5-21)-Dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát ở Quảng Châu, Trung Quốc (KTSG 30/5/2021)-Bá quyền Trung Quốc (TD 30/5/2021)-Trương Nhân Tuấn-Trung Quốc tiếp tục phóng tàu vũ trụ xây trạm không gian (VNN 30/5/2021)-Gọi Nga là bạn tốt, Trung Quốc vấp ngay những "hòn đá tảng" và nhận ra một điều cay đắng (BVN 30/5/2021)-5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trên Trái đất và sự kiện thứ 6 đang diễn ra? (BVN 30/5/2021)-Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Belarus (VNN 29/5/2021)-Tổng thống Putin ủng hộ Belarus đối đầu với phương Tây (VNN 29/5/2021)-Australia kiện Trung Quốc lên WTO (BVN 29/5/2021)-Ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu giảm (VNN 28/5/2021)-Tướng Israel thừa nhận Hamas đã ‘chiến thắng’ (VNN 28/5/2021)-Những ngộ nhận về Tàu (viet-studies 27-5-21)-Nam Nguyen-Ông Biden ra lệnh cho tình báo Mỹ điều tra nguồn gốc Covid-19 (VNN 27/5/2021)-Bệnh nhân Covid-19 sát hại lính gác khi bỏ trốn khỏi bệnh viện Campuchia (VNN 27/5/2021)-Bất chấp lợi ích quốc gia? (BVN 27/5/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Trò hai mặt của Trung Quốc ở Biển Đông (BVN 27/5/2021)-
- Trong nước: Bà Phạm Chi Lan: Ưu tiên số một ở VN phải là tăng tốc tiêm chủng Covid (BBC 31-5-21)-Đảng phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trong ngày bầu cử?! (Việt Nam Thời Báo 30-5-21)-Ổ dịch tại Hội truyền giáo Phục Hưng đã hình thành như thế nào? (CAND 30-5-21)-Thủ tướng chỉ đạo tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng dịch COVID-19 (GD 30/5/2021)-Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là bài học then chốt (GD 30/5/2021)-Việt Nam xuất hiện biến thể SARS-CoV-2 lai tạo giữa chủng Ấn Độ và Anh (GD 29/5/2021)-Nghị định 38 làm khó báo chí (NLĐ 29-5-21)-Hơn 12 nghìn người liên quan chuỗi lây nhiễm tại TP Hồ Chí Minh (ND 28-5-21)-Bị can “môi giới hối lộ” Hồ Hữu Hoà tố cáo Trung tướng Trần Văn Vệ (TD 28/5/2021)-Nguyễn Phú Trọng dáng đi như bại liệt, Phạm Minh Chính mừng thầm? (Thời Báo 28-5-21)-Việt Nam có nên vận dụng “mục tiêu kép” trong lúc này? (RFA 27-5-21)-COVID-19 và cái giá của… ‘Ngày hội lớn của toàn dân’ (Blog VOA 27-5-21)-Phản ứng trước kêu gọi kiều bào đóng góp để mua vaccine phòng COVID-19 mà Thủ tướng đưa ra (RFA 27-5-21)-Lý do hai xưởng của một công ty ở Bắc Giang có 700 ca Covid-19 (VNN 27-5-21)-Hành trình phá nhiều băng nhóm móc túi tinh quái ở TP.HCM (TT 27-5-21)-Covid-19: Hà Nội phong tỏa nhiều khu vực sau bầu cử (BBC 25-5-21)-Tối 25/5, tăng vọt 287 ca Covid-19 trong nước (DT 25-5-21)-Đảng CSVN hy sinh sức khỏe dân, để đổi lấy sự trang trí cho chế độ (Tiếng Dân 26-5-21)-Mất quyền lực, bà Nguyễn Thị Kim Ngân “nghẹn ngào” nhìn đàn em bị xử (Thời Báo 26-5-21)-'Khát vọng hùng cường' và lời hứa trước cử tri (TVN 24/5/2021)- Nhiều tướng công an được tặng Huân chương Chiến công trong tuần (LĐ 23-5-21)-
- Kinh tế: Vietcombank ra mắt dịch vụ mở tài khoản trực tuyến xác thực bằng eKYC (GD 1/6/2021)-Bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp (GD 1/6/2021)-Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 87 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp (VNN 1/6/2021)-Liên tiếp đạt nhiều giải thưởng, du lịch Việt Nam khiến thế giới ngưỡng mộ (GD 31/5/2021)-VSEA: cải cách ngành điện để đưa vốn tư nhân vào năng lượng sạch (KTSG 31/5/2021)-Foxconn và Tập đoàn dầu khí nhà nước Thái Lan PTT hợp tác sản xuất xe điện (KTSG 31/5/2021)-Doanh nghiệp lo lắng khi giá cước đường biển tăng kỷ lục (KTSG 31/5/2021)-Cho phép nhập khẩu nhiều loại vaccine Covid-19 (KTSG 31/5/2021)-Hàng không vận chuyển miễn phí nhân lực và thiết bị hỗ trợ chống dịch Covid-19 (KTSG 31/5/2021)-Chỉ có kiến thức mới đẩy lùi được bóng tối (KTSG 31/5/2021)-Người tiêu dùng Việt trong đại dịch: sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi (KTSG 31/5/2021)-Hòa Phát mua mỏ quặng sắt Roper Valley ở Úc (KTSG 31/5/2021)-Dừng tiếp nhận các chuyến bay nhập cảnh tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất (KTSG 31/5/2021)-Các 'đợt sóng' COVID tác động thế nào đối với chuỗi cung ứng điện tử của Việt Nam? (N Đầu Tư 31-5-21)-'Mắt xích' trọng yếu trong thực hiện mục tiêu kép (Leader 29-5-21)-Điểm nhấn chính sách tiền tệ những tháng đầu năm 2021 (TBKTSG 30-5-21)-Bức tranh kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm (Zing 30-5-21)-Đầu tư nước ngoài: Lĩnh vực chế biến, chế tạo tiếp tục vị trí quán quân (LĐ 30-5-31)-
- Giáo dục: Chia sẻ của một thầy hiệu trưởng trước kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội (GD 1/6/2021)-“Nhiều người hỏi em: Đi chống dịch có sợ không?” (GD 1/6/2021)-"Nhật ký mùa cách ly" của giáo viên ra đề thi tuyển sinh vào 10 (GD 1/6/2021)-Mong lắm dự thảo chính sách tiền lương mới, xóa bỏ bất cập chia hạng giáo viên (GD 1/6/2021)-Đổi mới thế nào khi Bộ cứ thống nhất mẫu giáo án, cầm tay chỉ việc giáo viên (GD 1/6/2021)-Tự chủ đại học không phải tự trị, không phải tự lo mà là xóa cơ chế xin-cho (GD 1/6/2021)-Sau sáp nhập 6 trường, Cao đẳng Quảng Nam hoàn thiện nhân sự quản lý (GD 1/6/2021)-Tháng hành động vì trẻ em: Bảo vệ 'mầm non tương lai' trong đại dịch (GD 1/6/2021)-Học sinh lười học nhưng không thể cho lưu ban, dạy-học thật còn xa (GD 1/6/2021)-
- Phản biện: Giáo giục Made in VietNam (TD 1/6/2021)-Lý Trực Dũng-Sao không khởi tố Hội đồng bầu cử, lại nhắm vào Hội thánh truyền giáo (TD 1/6/2021)-Nguyễn Vi Yên-Bệnh của nông thôn… (TD 31/5/2021)-Thái Hạo-COVID-19 và hệ thống… ‘một tấc đến trời’! (TD 31/5/2021)-Trân Văn-Đọc “Dự thảo” đoán “Chuyên viên” (1) (2)-(GD 31/5/2021)-Xuân Dương- Mênh mông thế sự: Nhớ Việt Phương (viet-studies 31-5-21)-(BVN)-Tương Lai-Sự kiện Luật sư Lê Văn Hoà tuyên bố bỏ nghề gây chấn động trong giới Luật sư (BVN 31/5/2021)-Ngọc Minh Châu-“Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc” (BVN 31/5/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Việt Nam: “Muốn chống được dịch thì phải đàng hoàng” (TD 31/5/2021)-J.Nguyễn-Phỏng vấn Ls Võ An Đôn: “Ls Hòa mất niềm tin vào ngành tư pháp là điều có thật" (TD 31/5/2021)-Tuấn Khanh-Công lý và một nền tư pháp (TD 29/5/2021)-Huy Đức-Thầy bói Hồ Hữu Hòa, chỉ báo về sự mục nát của xã hội và tầng lớp lãnh đạo (TD 29/5/2021)-J.Nguyễn-Chậm mua vắc-xin: Việt Nam “ngủ quên trong chiến thắng”? (BVN 29/5/2021)-RFA-Giáo viên khóc với cách mạng 4.0 (BVN 29/5/2021)-Chu Mộng Long-Buồn, thất vọng, tuyệt vọng, chán nản, bạn chọn cảm xúc nào? (TD 28/5/2021)-Đoàn Bảo Châu-Bỏ nghề luật sư vì mất tin tưởng? (TD 28/5/2021)-Ngô Văn Hiếu-Lẩn thẩn u mê chứ sáng suốt mới mẻ quái gì (TD 27/5/2021)-Nguyễn Thông-Vài suy nghĩ về tọa đàm “Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế (TD 27/5/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Nhờ ông Bùi Văn Cường giải đáp vài thắc mắc (TD 26/5/2021)-Trân Văn-Người Sài Gòn sửa “ngày hội non sông” thành bi hài kịch (TD 26/5/2021)-Gió Bấc-Nỗi thèm khát “Sự thật” là phản ứng hiển nhiên (TD 26/5/2021)-Lê Quang-Tới lượt ‘chiến công’ trở thành… nhảm nhí? (TD 25/5/2021)-Trân Văn-Nhận thức đúng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (QĐND 24-5-21)-Nguyễn Minh Phong-Đồng tiền xóa mọi ranh giới, thực trạng xã hội Việt Nam (TD 24/5/2021)-Đỗ Ngà-Tại vì… (TD 24/5/2021)-Mạc Văn Trang-Bà Phạm Chi Lan: Lợi ích quốc gia cần đặt lên trên hết! (BVN 24/5/2021)-Vũ Minh, Đặng Hoa-ST25 và bài học chọn tên nhãn hiệu (TBKTSG 24-5-21)-Nhà đầu tư ngoại nắm quyền kiểm soát nhiều dự án điện tái tạo (BVN 24/5/2021)-Viện Lịch sử Quân sự nên cập nhật thông tin… (TD 23/5/2021)-Huy Đức-Quả vải và Bộ Công Thương (TD 23/5/2021)-Nguyễn Thông-Tú Xương Thời Mở Cửa (viet-studies 23-5-21)-Nam Nguyên-Nghiện Đảng (BVN 23/5/2021)-Tạ Duy Anh-Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới (TVN 22/5/2021)-Nguyễn Hoàng Chương-Con đường lên CNXH của ông Trọng và hiểm hoạ của dân tộc Việt Nam (RFA 21-5-21)-Phía sau câu chuyện sinh viên "giấu" bằng đại học để chuyển nghề (DT 21-5-21)-Phê phán những nhận thức lệch lạc về tư tưởng Hồ Chí Minh (QĐND 20-5-21)-Liệu có thể đạt được công bằng xã hội khi đảng cộng sản cầm quyền? (RFA 20-5-21)-Vì sao thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa phải xin ra khỏi ngành để tố cáo tiêu cực ở công an Đồ Sơn ? (TD 16/5/2021)-Lưu Trọng Văn-“Sở hữu toàn dân” và “Chủ nghĩa xã hội” mới có thể sinh ra hiện tượng 'lò vôi' này (TD 15/5/2021)-Nguyễn Lương Hải Khôi-Kinh tế Việt Nam sau đại dịch (VNN 26-5-21)-Trần Văn Thọ, Nguyễn Xuân Xanh-
- Thư giãn: Cây cổ thụ nghìn quả đỏ hồng từ gốc tới ngọn: Đại gia xin mua, cụ chủ lắc đầu (VNN 31/5/2021)-Đại gia miền Tây sở hữu 'báu vật' vớt lên từ đáy sông Tiền (VNN 27/5/2021)-
Khi đại
dịch Covid-19 còn kéo dài dai dẳng, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp
tục gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để tăng năng suất,
phát triển với tốc độ cao hơn nhiều quốc gia khác.
Chuyển dịch cơ
cấu
Trong cuốn sách “Việt Nam hôm nay và ngày mai”, GS Trần Văn Thọ cho
rằng, có hai mặt quan trọng cần chuyển dịch để nền kinh tế phát triển tới
đây là cơ cấu lao động và cơ cấu doanh nghiệp.
Về mặt cơ cấu
lao động, hiện nay lao động dư thừa trong nông nghiệp
là rất lớn. Còn tới khoảng 35% lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư
nghiệp, là khu vực mà năng suất rất thấp. Trong khi đó, công nghiệp hoá còn ở
mức thấp và cơ cấu công nghiệp còn rất mỏng với lắp ráp là chủ đạo, công nghiệp
hỗ trợ yếu, Việt Nam còn ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Vì tính chất đó, trong thời gian qua, xuất khẩu hàng công nghiệp của
Việt Nam tăng rất nhanh nhưng càng xuất khẩu càng phụ thuộc vào sản phẩm trung
gian nhập từ nước ngoài, nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Vì vậy, trong thời gian tới việc đẩy mạnh sản xuất thay thế những mặt
hàng trung gian đang nhập khẩu là cần thiết. Cùng với nỗ lực theo chiều sâu
này, công nghiệp hoá cũng cần được đẩy mạnh theo diện rộng bằng cách tạo môi
trường thông thoáng để doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào những ngành
công nghiệp mới. Kết quả là, lao động dư thừa ở nông thôn, ở khu vực nông
nghiệp sẽ dịch chuyển nhanh chóng sang khu vực công nghiệp, đưa năng suất toàn
xã hội lên cao.
Về cơ cấu
doanh nhiệp, hiện nay, khu vực phi chính thức, chủ
yếu là kinh tế cá thể, còn chiếm tới 30% GDP. Đây là khu vực có
năng suất rất thấp. Mặt khác, doanh nghiệp tư nhân (chiếm độ 10%
GDP) cũng phần lớn là nhỏ bé, luôn ở vị trí bất lợi trong thị trường
các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai.
Khu vực phi chính thức hay kinh tế cá thể và doanh nghiệp tư
nhân là những bộ phận chủ yếu của kinh tế ngoài nhà nước,
thế mà hầu hết có quy mô quá nhỏ, năng suất thấp vì không
có khả năng cách tân công nghệ (vì quá nhỏ nên không có năng lực
du nhập công nghệ, không đổi mới thiết bị, không đầu tư lớn), kết
quả là không có năng lực kết nối được với chuỗi giá trị toàn
cầu của các công ty đa quốc gia.
Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô rất nhỏ và
siêu nhỏ vì môi trường kinh doanh khó khăn (phí tổn hành chánh quá
lớn) và khó tiếp cận với vốn và đất để đầu tư.
GS Trần Văn Thọ khẳng định, cải cách hành chính để giảm xin -
cho, giảm kiểm tra và hoàn thiện thị trường vốn, thị trường đất
đai. Bộ máy phụ trách doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trung ương và địa
phương cần phát huy chức năng hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp
nhỏ, vừa, siêu nhỏ trong việc vay vốn, tìm đối tác, phương pháp
tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ.
Động cơ tăng
trưởng bị đình trệ
Đại dịch Covid-19 tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, làm cho
hai động cơ tăng trưởng kinh tế là xuất khẩu và chi tiêu trong nước bị đình
trệ. Về trung và dài hạn, đó là bẫy “thu nhập trung bình” đã cầm chân nhiều
nước đang phát triển.
Chuyên gia kinh tế Trần Quốc Hùng đưa ra nhận định trong cuốn sách rằng,
mô hình “FDI + lắp ráp để xuất khẩu” sẽ không đủ để đảm bảo tăng trưởng nhanh
như trước đây, mà cần phải dựa vào nội lực nhiều hơn, cụ thể là tăng năng suất
lao động và tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất công nghiệp.
Hiện nay, tỷ lệ nội địa hoá trong nhiều mặt hàng lắp ráp và xuất khẩu
của Việt Nam còn rất thấp. Ví dụ, trong lĩnh vực ô tô, tỷ lệ nội địa hoá xe cá
nhân dưới 9 chỗ ngồi chỉ có 7%-10%, xe tải dưới 7 tấn khoảng trên 20%, rất thấp
so với tỉ lệ nội địa hoá trung bình 65%-70% trong khu vực.
Quan hệ ngoại thương Việt Nam cũng chưa được cân bằng. Cụ thể, Việt Nam
xuất siêu mỗi năm trên 30 tỷ đô la đối với Mỹ và EU, nhưng nhập siêu mỗi năm
cũng trên 30 tỷ đối với Trung Quốc và Hàn Quốc. Điều này phản ánh tình trạng
Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu và linh kiện trung đoạn từ Trung Quốc và Hàn
Quốc rồi lắp ráp và xuất sang Mỹ và EU.
Việt Nam cần chọn lọc các dự án đầu tư, ưu tiên cho các dự án công nghiệp hiện đại. Ảnh: Lê Anh Dũng
Trong hoàn cảnh này, xu hướng đa dạng hoá và khu vực hoá đã
tạo cơ hội tốt cho Việt Nam thu hút FDI. Trong năm 2019, FDI đã
đạt 38 tỷ đô la, tăng 7% so với năm trước. Như thế, tính tới cuối
năm 2019, tổng cộng vốn đầu tư FDI đăng ký ở Việt Nam lên tới 362,6
tỷ đôla, và 58,4% số vốn đó đã được thực hiện (hay 211,8 tỷ đôla).
Tuy nhiên, FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ Hàn Quốc (đứng đầu
với 67,7 tỷ đô la hay 18,7%), Nhật (59,3 tỷ đôla hay 16,5%), Hồng
Kông/Trung Quốc và Singapore – các nước châu Á chiếm 75% vốn FDI.
Việt Nam cần tận dụng cơ hội hiện nay để mở rộng nguồn FDI từ EU
(15%) và Mỹ – đầu tư từ Mỹ rất ít, chỉ có 10 tỷ đôla hay 2,8%.
Việt Nam cần chọn lọc các dự án đầu tư, ưu tiên cho các dự
án công nghiệp hiện đại, bớt các dự án bất động sản, cần chất
lượng chứ không phải số lượng – ông Trần Quốc Hùng nhấn
mạnh. Việt Nam không nhất thiết phải tránh hình thức sở hữu 100%
công ty FDI thuộc doanh nghiệp nước ngoài, miễn là có luật lệ và
kiểm soát rõ ràng. Quan trọng hơn, cần có điều kiện các doanh
nghiệp nước ngoài phải giúp đào tạo công nhân lành nghề (việc này
cũng cần thiết cho bản thân doanh nghiệp) và sử dụng và giúp phát
triển hệ sinh thái thiết bị, phụ kiện cung ứng địa phương để tăng
tỷ lệ nội địa hoá.
Tuy có cơ sở tương đối tốt, nhưng thương mại điện tử ở
Việt Nam chưa phát triển lắm so với các nước ở châu Á. Trong năm
2020, doanh thu trong thương mại điện tử ước tính đạt 6 tỷ đôla
(2,3% GDP) với tỷ lệ xâm nhập 46,9% – so với 7,3 tỷ và 33,7% ở Thái
Lan và 4,5 tỷ và 40,6% ở Malaysia. Tuy nhiên các con số này rất nhỏ
so với Trung Quốc – với doanh thu 1,1 ngàn tỷ đôla (7,8% GDP) và tỷ lệ
xâm nhập 64%.
Tới đây là cơ hội để Việt Nam khai thác lợi thế tương đối
về nhân khẩu học so với một số nước trong khu vực, vì tiếp
tục tăng lực lượng lao động trong độ tuổi có năng suất cao nhất.
Việt Nam cần có chính sách giáo dục và đào tạo thích hợp để xây
dựng đội ngũ lao động này, làm cho họ có kiến thức và năng suất
cao – vì đó là tài sản lớn trong việc phát triển kinh tế.
Theo dự tính, đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước “rất
già” với tỷ lệ người già tăng lên đến 20,5% (so với 18,1% ở châu
Á). Do đó, trong 10-30 năm tới cần tăng trưởng và phát triển nhanh,
để tránh tình trạng xã hội “già trước khi giàu” giống như trường
hợp một số nước có lợi tức trung bình thấp như Việt Nam hiện nay.
Việt Nam đã đạt mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2008,
hiện nay đang trên đường hướng đến mức trung bình cao. Trong thập
niên tới với chiến lược chuyển dịch cơ cấu, với đào tạo theo
hướng mới của lực lượng lao động trong giai đoạn dân số vàng,
hi vọng kinh tế Việt Nam sẽ có triển vọng phát triển
nhanh.
Lan Anh
NGUYỄN NGỌC CHU/ TD 27-5-2021
1. LẮNG NGHE THƯỜNG XUYÊN?
Chiều 26/5/2021 Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức toạ đàm “Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế”.
Như vậy, toạ đàm được tổ chức bởi Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Điều này dường như báo hiệu rằng các toạ đàm sẽ được tổ chức định kỳ thường xuyên. Có nghĩa là Chính phủ sẽ lắng nghe ý kiến thường xuyên?
Xin nhắc lại, thời Cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã có “Ban nghiên cứu của thủ tướng” hoạt động thường xuyên. Đến thời cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì bị giải thể. Tiếp đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì có “Tổ tư vấn Kinh tế của thủ tướng”.
2. LẮNG NGHE ĐA CHIỀU?
Trong buổi toạ đàm chiều ngày 26/5/2021 các thành viên toạ đàm bao gồm: Ông Vũ Tiến Lộc, ông Lưu Bình Nhưỡng, ông Nguyễn Sỹ Dũng, ông Lê Thanh Vân – đều là những nhân vật đã khá quen biết trên nghị trường và trên truyền thông.
Có thể đợi chờ rằng trong các cuộc toạ đàm tới, những thành viên tham gia sẽ thay đổi, nhằm mục đích để Chính phủ nghe được nhiều ý kiến khác nhau. Nhất là những ý kiến khác lạ, thậm chí khó nghe?
3. NỘI DUNG ĐÓNG GÓP
Những người tham gia toạ đàm chiều 26/5/2021 đã trả lời và đóng góp ý kiến xung quanh các câu hỏi nêu trước của chủ trì toạ đàm. Đây là thể thức phổ biến. Các câu hỏi đó là:
1. Cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa đất nước phát triển, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, hiện thực hóa khát vọng “Việt Nam hùng cường” vào giữa thế kỷ 21. Các vị khách mời đánh giá như thế nào về bối cảnh đất nước sau bước chuyển giao này?
2. Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được công bố cuối tháng 4 vừa qua, năm 2021 dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 6,7% và đến tháng 4/2022 là 7%. Tuy nhiên, việc chuyển tiếp, tiếp quản công tác chỉ đạo điều hành về kinh tế-xã hội giữa hai nhiệm kỳ Chính phủ diễn ra và hoàn thành đúng lúc dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Tình hình này đặt ra những vấn đề cấp thiết và thách thức ra sao, thưa các vị khách mời?
3. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra quan điểm, tinh thần chỉ đạo mới: “Chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công”. Bên cạnh đó, Thủ tướng khẳng định tinh thần kiên định thực hiện mục tiêu kép. Tinh thần, quan điểm chỉ đạo này đã tạo ra những tiền đề quan trọng nào để hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, thưa ông Lê Thanh Vân?
Nhìn chung, tất cả các thành viên toạ đàm đều đánh giá tích cực về Chính Phủ. Trong đó Có 3 điểm sau:
– Chính phủ đã hành động đúng trong chống dịch và phát triển kinh tế.
– Chính phủ mới là Chính phủ hành động, Chính phủ nói ít làm nhiều.
– Cách thức điều hành của Chính phủ sẽ mang lại cơ hội thu hút FDI.
4. TIẾP THU Ý KIẾN
1/ Tiếp thu ý kiến và sử dụng ý kiến mới là quan trọng. Còn nếu tổ chức toạ đàm chỉ để cho người tham gia toạ đàm nghe thì giá trị thực dụng vô cùng bé.
Thời cố Thủ tướng Phan Văn Khải, trước khi Chính phủ ban hành bất cứ văn bản nào, Thủ tướng cũng đều chuyển cho Ban Nghiên cứu xem trước và có ý kiến. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng thường xuyên làm việc với các thành viên thường trực của Tổ tư vấn. Bởi thế các đóng góp của các thành viên Ban nghiên cứu và Tổ tư vấn mới có giá trị.
2/ Điều quan trọng khác là tóm tắt các ý kiến đã đóng góp. Thủ tướng không có thời gian để nghe tất cả các thành viên phát biểu. Bản thân các thành viên tham gia cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau.
Bởi thế phải cô đọng các ý kiến đóng góp về các điểm cốt lõi. Các thành viên tham gia toạ đàm phải thống nhất các đề xuất. Đó phải là các đề xuất với các biện pháp thực thi cụ thể.
Chúng ta đã từng chứng kiến việc lãnh đạo đến nghe cả hội trường hàng trăm người đóng góp ý kiến. Các ý kiến đóng góp như thế đều tan vào không trung.
3/ Các câu hỏi toạ đàm cần yêu cầu nêu các biện pháp cụ thể giúp cho Chính phủ hành động, tránh khuyến khích việc trả lời chung chung với những lời “có cánh”. Chính phủ hành động là Chính phủ cần biện pháp.
5. KỲ VỌNG
Nghe người ca ngợi thì dễ. Nghe người nói ý kiến khác chiều mới là khó. Nói chung chung thì dễ. Nêu biện pháp cụ thể mới là khó. Bởi thế, tránh nghe lời ngợi ca, siêng nghe lời chỉ trích, chối bỏ lý thuyết suông mà chuộng biện pháp cụ thể.
Sinh ra lớn lên và cả đời sống trên mảnh đất này, đã là người Việt không ai không yêu quê hương đất nước. Chỉ có điều mức độ yêu khác nhau, cách yêu khác nhau, nhận thức khác nhau mà dẫn đến các đòi hỏi khác nhau, cách nhìn khác nhau, hành động khác nhau. Đó là những điều không nằm ngoài quy luật biến hoá của vũ trụ.
Cho nên chính kiến khác nhau không phải là thù địch. Chính kiến khác nhau là động lực của phát triển.
Đã quá nhiều bài học đau thương. Cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, chống xét lại, cải tạo công thương, cải tạo sau 30/4/1975…tất cả đều là những vết thương chí tử. Những vết thương như thế không bao giờ được lặp lại.
Khi người cầm quyền cái thế thì tầm nhìn cái thế. Tầm nhìn cái thế bao quát được các tầm nhìn khác hướng. Bởi thế mà dung nạp được các chính kiến khác chiều, dung nạp được cả chỉ trích lẫn phản kháng.
Nhớ lại có lần cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nói đại ý: “Ngoài đó các ông hay bỏ tù nhau lắm”. Đó là vì không có tầm nhìn cái thế, không dung nạp được chính kiến khác chiều, chứ chưa nói đến chỉ trích và phản kháng.
Kỳ vọng Chính phủ mới dung nạp được ý kiến muôn màu sắc khác biệt của đồng bào, để đất nước phát triển mạnh mẽ.
'AI CÓ SÚNG DÙNG SÚNG, AI CÓ GƯƠM DÙNG GƯƠM, KHÔNG CÓ GƯƠM THÌ DÙNG CUỐC, THUỔNG, GẬY GỘC'
NGUYỄN NGỌC CHU/ BVN 31-5-2021
1. Nỗ lực quyết liệt của Chính phủ
Những ngày qua, Chính phủ đã có những hành động rất quyết liệt chống dịch Covid-19. Đích thân Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp “xông trận”. Ngày 26/5/2021 Thủ tướng khẩn cấp chỉ đạo trực tuyến lãnh đạo Bắc Giang, Bắc Ninh. Ngày 29/5/2021 Thủ tướng chỉ đạo trực tuyến các lãnh đạo đia phương toàn quốc với tinh thần "Chống dịch như chống giặc":
“Thực hiện chiến lược vắc xin, phải tiếp cận mọi khả năng để mua vắc xin, trong lúc nguồn vắc xin còn thiếu, cả thế giới đều lo vắc xin, đây là một trong những biện pháp tấn công của các nước, tất cả đều đi mua, mà sản xuất thì có hạn, nên chúng ta phải quyết tâm. Đó là khó khăn khách quan, nhưng không vì thế mà chậm trễ. Do đó chúng ta phải dùng mọi biện pháp từ: biện pháp ngoại giao, doanh nghiệp, Chính phủ, người dân, các biện pháp khác… để tiếp cận mua vắc xin. Đồng thời phải đẩy nhanh nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước” (https://vietnamnet.vn/.../thu-tuong-chu-tri-hoi-nghi-truc...).
2. Phá thế độc quyền nhập vaccine
Tinh thần của Thủ tướng là “Chống dịch như chống giặc”. Ở đây rất cần học tập Cụ Hồ: “ Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”.
Bởi thế, phải triển khai chỉ đạo của Thủ tướng vào thực tiễn. Phải để cho mọi nguồn có khả năng nhập vaccine được nhập vaccine. Hiện tại việc nhập vaccine chỉ có Bộ Y tế và một đơn vị duy nhất được nhập khẩu. Đó là sự trói buộc khả năng phòng chống dịch Covid-19 của đất nước.
Ai cũng muốn nhanh chóng có vaccine. Mặc dù vaccine trên toàn thế giới hiện tại cung ít hơn cầu, nhưng ai có được vaccine sớm còn phụ thuộc vào khả năng xoay xở. Ở phương diện này các doanh nghiệp rất năng động.
Chẳng những để cho các doanh nghiệp được quyền nhập vaccine, mà còn thúc dục các doanh nghiệp phải nhanh chóng tự tìm kiếm vaccine theo tinh thần “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”.
Các doanh nghiệp FDI sẽ tự tìm kiếm vaccine để bảo vệ con người và mở cửa sản xuất. Các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ hối hả đi tìm kiếm vaccine để bảo vệ mình và khộng bị đóng cửa. Các doanh nghiệp lớn FDI như Samsung, Honda, Toyota, Unilever, Canon… và các tập đoàn lớn của Việt Nam như Điện lực, Dầu khí, Viettel, Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, Hoà Phát, FLC, Sungoup, Vietjet Air… các tỷ phú đô la Việt Nam - đều là những nguồn có khả năng đưa vaccine về nước sớm nhất. Không mua trực tiếp thì gián tiếp.
Đừng nghĩ rằng các doanh nghiệp không biết lựa chọn vaccine. Họ đủ thông minh. Khả năng đưa vaccine về Việt Nam sớm nhất, nhiều nhất - cũng là thước đo năng lực và lòng ái quốc của các tỷ phú và các chủ doanh nghiệp. (https://vietnamnet.vn/.../lo-vo-ke-hoach-kinh-doanh-dn...).
3. Tỷ lệ tiêm vaccine cũng là thước đo năng lực của lãnh đạo các tỉnh thành
Không chỉ các doanh nghiệp, lãnh đạo các tỉnh thành phải có trách nhiệm về tỷ lệ tiêm vaccine của địa phương mình.
Các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng không thể bị đóng cửa. Muốn vậy tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid -19 phải đạt mức miễn dịch cộng đồng. Vừa qua lãnh đạo TP HCM đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế hỗ trợ tìm nguồn cung ứng vaccine. Điều này không sai, nhưng chưa chủ động.
Lãnh đạo các tỉnh và các thành phố khác cũng vậy. Không thể ngồi chờ Thủ tướng và Bộ Y tế. Đích thân lãnh đạo phải chỉ huy việc tìm nguồn vaccine cho công dân địa phương. Chỉ có như vậy, cuộc sống mới nhanh chóng trở lại bình thường.
Phải khẳng định rằng, tỷ lệ tiêm vaccine của các tỉnh thành phản ánh năng lực của lãnh đạo các tỉnh thành trong phòng chống dịch Covid -19. Hơn thế nữa, đây là cơ hội để lãnh đạo thể hiện năng lực và sự cống hiến cho địa phương nơi mình được vinh dự đứng đầu.
Đây là lúc người dân chứng kiến cuộc đua giữa Hà Nội và TP HCM về khả năng miễn dịch cộng đồng. Cũng là lúc thể hiện sự khác biệt giữa Uỷ viên BCT và UV TƯ đứng đầu hai thành phố quan trọng nhất nước.
4. Ai làm tốt hơn thì để cho làm
Thủ tướng đã lãnh đạo với tinh thần “Ai làm tốt hơn thì để cho làm”. Hy vọng Thủ tướng kiên trì lãnh đạo tinh thần này trong mọi lĩnh vực, chứ không chỉ ở mặt trận chống Covid -19.
N.N.C.
Tác giả gửi BVN
NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TS. NGUYỄN MINH PHONG/ QĐND 24-5-2021
Bài dự thi "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới"
QĐND - Thế lực thù địch thường tung những luận điệu xuyên tạc cho rằng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà nước ta đang xây dựng là một nền KTTT "méo mó, không giống ai". Thế nhưng, thực tiễn cho thấy nền kinh tế thị trường tại Việt Nam mà họ tìm mọi cách phủ nhận ấy lại đang là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Thời điểm khó khăn do dịch Covid-19 hiện nay càng giúp chúng ta cũng như những nhà nghiên cứu kinh tế và người dân trên thế giới nhận thức rõ hơn những điểm nổi trội của nền KTTT định hướng XHCN của Việt Nam.
Kinh tế thị trường tự do đầy khuyết tật
Từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, về tổng thể, thế giới đã chuyển hóa từ bối cảnh đối đầu giữa hai hệ thống XHCN và tư bản chủ nghĩa (TBCN) sang một thế giới toàn cầu hóa, chấp nhận sự đa dạng và cùng tồn tại hòa bình, hợp tác, xen lẫn cạnh tranh gay gắt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về cuộc khủng hoảng các mô hình phát triển kinh tế, trong chuyên luận “Covid-19: Cuộc tái cấu trúc vĩ đại” tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF nhấn mạnh: Đại dịch Covid-19 đang đào sâu hơn những chia rẽ, bất bình đẳng và phân chia thế giới thành thời kỳ tiền Covid-19 và hậu Covid-19. Trong kỷ nguyên hậu Covid-19, không chỉ Mỹ mà là toàn bộ chủ nghĩa tư bản (CNTB) thế giới sẽ phải thay đổi mô hình phát triển trong trật tự thế giới đa cực. Năm 2021 là năm bản lề, năm quan trọng đối với tương lai và thế giới phải hành động để tương lai nền kinh tế và xã hội của chúng ta cần linh hoạt, bao trùm hơn và bền vững hơn; thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp một cách có trách nhiệm; tăng cường quản trị toàn cầu, đạt tiến triển trong nỗ lực trung hòa khí thải carbon; hướng đến các hệ thống kinh tế và xã hội công bằng hơn, tạo ra đủ việc làm nhằm xây dựng một xã hội hòa nhập hơn...
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước. Ảnh: TTXVN |
Trước đó, Báo cáo trung tâm tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2020 cũng đã từng khuyến cáo, CNTB đang đứng trước ngã rẽ lịch sử, trong đó đã đến lúc phải đổi mới mô hình phát triển sang hướng toàn diện, có trách nhiệm xã hội hơn, giải quyết tốt hơn các vấn đề xóa đói giảm nghèo, chống tham nhũng và bảo vệ môi trường. Trong đó, các công ty tư nhân tự coi mình là người được xã hội ủy thác và hoạt động không chỉ nhằm thu được lợi nhuận kinh tế lớn, mà còn phải hướng tới khắc phục hậu quả tiêu cực đối với xã hội và môi trường, đáp ứng tốt các quyền lợi hợp pháp và nhu cầu sống của người lao động.
Trên thực tế, khủng hoảng chu kỳ, sự suy thoái kinh tế cả trong quá khứ và hiện nay đã làm phơi bày mặt trái của KTTT tự do, cả về sự đầu cơ quá mức, về thất nghiệp, chênh lệch khoảng cách giàu-nghèo và những bất công xã hội.
Thậm chí, tại nước Mỹ, nơi có nền kinh tế thị trường TBCN phát triển nhất thế giới, thì cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải thừa nhận: “Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 cho thấy đã qua rồi thời kỳ nước Mỹ hành động một mình mà không cần phải lắng nghe ai”. Cũng thời điểm này, lãnh đạo nhiều nước có KTTT phát triển khác, như: Anh, Pháp, Đức, Italy... cũng lên tiếng phê phán những sự ngây thơ, tin tuyệt đối vào khả năng tự điều chỉnh của KTTT tự do. Chính trị gia Bernie Sanders của Đảng Dân chủ, trong cuộc chạy đua ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 cho rằng: “Mô hình KTTT Mỹ hiện hành không thể giải quyết được triệt để những vấn đề của nước Mỹ, trước hết liên quan đến an sinh xã hội, giáo dục, y tế và bất công về giàu nghèo...”.
Thực tế cho thấy, các cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội, khủng hoảng năng lượng, lương thực, các vấn đề nóng bỏng về biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, an ninh phi truyền thống và dịch bệnh... đã và đang diễn ra dày đặc hơn chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của thế giới hiện hành nói chung, của KTTT tự do của CNTB nói riêng. Do đó, chỉ có những ai thiếu tầm nhìn, hoặc cố tình nói ngược mới ca ngợi một chiều CNTB.
Mối quan hệ giữa “động cơ” và “bánh lái”
Xây dựng mô hình KTTT định hướng XHCN là phù hợp với xu hướng và yêu cầu thực tiễn phát triển KTTT trên thế giới. Bởi lẽ, thực tế đã, đang và sẽ ngày càng cho thấy, dù ở đâu và thời đại nào, dù chế độ và thể chế chính trị nào, song mọi mô hình KTTT muốn thành công đều phải ngày càng hội tụ vào mục tiêu cao nhất và xuyên suốt là vì phát triển đất nước bền vững và đáp ứng ngày càng tốt hơn khát vọng hạnh phúc cho người dân của quốc gia mình.
Không có bất kỳ mô hình kinh doanh và nhà nước nào ngoại lệ với đổ vỡ, khủng hoảng kinh tế, kể cả các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Thế giới đã thấy rõ ý nghĩa, hiệu quả của việc phải kết hợp cả bàn tay nhà nước và bàn tay thị trường trong một mô hình nhà nước kiểu mới để bảo đảm tính bền vững và hạn chế những khuyết tật của KTTT. Các quốc gia hiện nay nhìn chung đều đề cao yêu cầu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Mà có thể thấy, đây đều là những vấn đề Đảng, Nhà nước ta nhấn mạnh khi xây dựng nền KTTT định hướng XHCN.
Khi áp dụng KTTT để phát triển đất nước là Đảng ta đã sáng suốt áp dụng một thành tựu của nhân loại trong cách thức phát triển kinh tế, nhưng đồng thời gắn thêm định hướng XHCN để bảo đảm xã hội sẽ phát triển bền vững, nhân văn trong nền KTTT ấy. Đó cũng không khác gì mối quan hệ giữa "động cơ" và "bánh lái" của một con tàu.
Chúng ta không bao giờ được quên mục tiêu phát triển nền kinh tế là để làm gì. Trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có...”. Đó cũng chính là những luận giải để chúng ta thấy rõ hơn mục tiêu khi xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, từ đó tạo cơ sở vật chất cho CNXH.
Một mô hình luôn được bổ sung, hoàn thiện
Để bảo đảm xây dựng nền KTTT phát triển, nhưng vẫn bảo đảm định hướng XHCN, các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định và làm rõ hơn những nét đặc thù quan trọng trong mô hình KTTT định hướng XHCN là: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước... Bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.
Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng mô hình KTTT định hướng XHCN là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Nền KTTT định hướng XHCN sẽ được hoàn thiện trong một quá trình dài và việc văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định “bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước” là cần thiết, tạo sự linh hoạt và vận dụng hiệu quả nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong chỉ đạo, điều hành thực tiễn của Đảng trước mọi biến động nhanh, khó lường của thế giới.
Về phát triển kinh tế thời gian tới theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, các cơ quan chức năng đang tiếp tục xem xét, bổ sung và làm rõ hơn cơ chế quản lý nhà nước. Trong đó, quản lý nhà nước phải phù hợp với các yêu cầu, quy luật và quy trình của KTTT, cũng như với các điều khoản hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. Điều này là cần thiết để cơ chế thị trường được thực thi đầy đủ, bảo đảm uy tín chính trị, niềm tin thị trường và khai thác các cơ hội mới từ các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang và sẽ tham gia, phòng tránh lợi ích nhóm từ việc biến độc quyền nhà nước thành độc quyền tư nhân.
Đặc biệt, chức năng nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước đang từng bước được bổ sung, làm rõ hơn, bao gồm việc chủ động dự báo và ngăn chặn, xử lý các khuyết tật, tác động mặt trái và khủng hoảng chu kỳ, vốn thuộc bản chất của KTTT (như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh thiếu lành mạnh, phân hóa giàu nghèo và coi nhẹ các vấn đề y tế, môi trường, xã hội...); nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế và doanh nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; cải thiện ô nhiễm môi trường và quản lý, điều tiết thị trường, khoảng cách giàu nghèo và chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác; chống lại sự xuống cấp văn hóa, đạo đức xã hội, sự diễn biến phức tạp của tội phạm và các tệ nạn xã hội, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong quá trình xây dựng KTTT định hướng XHCN ở nước ta, Đảng ta luôn mang tinh thần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc những thành tựu mới của nhân loại để nền KTTT định hướng XHCN của chúng ta luôn tươi mới, luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống.
Từ thực tiễn trong nước và quốc tế những năm qua, có thể thấy việc xây dựng nền KTTT định hướng XHCN là phù hợp với thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Đây là vấn đề có tính nền tảng mà mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần hiểu đúng, để xây chắc niềm tin.
CHẬM MUA VẮC-XIN: VIỆT NAM 'NGỦ QUÊN TRONG CHIẾN THẮNG'?
RFA / BVN 28-5-2021
“Khống chế dịch COVID-19 thì chúng ta đi đầu nhưng tạo ra miễn dịch cộng đồng thì chúng ta có vẻ đi sau” - TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã thẳng thắn lên tiếng về tình trạng chậm trễ trong việc mua sắm, tìm kiếm các nguồn vắc-xin chống COVID của Việt Nam tại một cuộc tọa đàm về chống dịch bệnh COVID và phát triển kinh tế do Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam tổ chức ngày 26/5 vừa qua.
Tỷ lệ tiêm vắc-xin thuộc hàng thấp nhất thế giới
Các trang mạng xã hội của Việt Nam trong những ngày gần đây thường xuyên chia sẻ hình ảnh những chiến sỹ áo trắng mang trên mình bộ đồ bảo hộ, lả đi vì kiệt sức sau nhiều giờ lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 hoặc cảnh các doanh nghiệp đóng cửa, hàng ngàn công nhân tại Bắc Giang phải giam mình trong các khu cách ly tập trung, xa gia đình, không có thu nhập và cả những hình ảnh người dân tại các tỉnh, thành lo lắng F0 đang ở trong cộng đồng .v.v.
Qua những hình ảnh, thông tin đó, rất nhiều ý kiến cho rằng lẽ ra cả hệ thống y tế, doanh nghiệp và người dân Việt Nam không phải oằn mình như vậy nếu như Chính phủ tập trung, dồn lực như khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc” vào cuộc chiến tìm mua vắc-xin ngừa COVID-19.
Trao đổi với RFA, ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong ba đợt dịch đầu tiên nhưng đã chậm chân trong vấn đề vắc-xin và đây là một khiếm khuyết không thể phủ nhận:
“Xét cho cùng vắc-xin mới là quan trọng nhất để giải quyết vấn đề dịch bệnh. Có thể nói đây là khiếm khuyết của Việt Nam. Lẽ ra chúng ta phải chú trọng tới vắc xin ngay từ đầu. Mặc dù mình có nghiên cứu, mình cũng tự đang sản xuất và thử lâm sàng rồi tìm mua bên ngoài qua các kênh khác nhau nhưng rõ ràng là chậm” - ông Thành nói.
Trước đó, ngày 17/5, TS toán học Nguyễn Ngọc Chu trên trong một status trên trang Facebook với hơn 66.000 người theo dõi, cũng cho rằng để người dân Việt Nam không phải “sống cảnh nơm nớp” như hiện nay thì cần phải có vắc-xin. (Trích thông tin trên Facebook của tiến sĩ Chu như sau):
“Những biện pháp truy vết, khoanh vùng, cách ly, đóng cửa chỉ đưa đến lời giải cục bộ, không giải được bài toán toàn cục. Muốn giải bài toán toàn cục - giải quyết gốc rễ tai hoạ dịch bệnh COVID-19 – chỉ có thể là miễn dịch cộng đồng”
Mặc dù ghi nhận những nỗ lực và thành tựu chống dịch của Việt Nam nhưng ngày càng có nhiều ý kiến thẳng thắn chỉ ra sự chậm trễ trong chiến lược vắc-xin của Việt Nam.
Vì sao chậm?
Trao đổi với RFA, TS Mạc Văn Trang, người có hơn 30 năm làm việc tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nói rằng theo ông có hai lý do chính khiến Việt Nam chậm chân trong vấn đề vắc xin, đó là:
“Một là có thể cũng chủ quan vì Việt Nam chống lây nhiễm COVID-19 thành công. Đến nay mới chết khoảng hơn 40 người và công tác khoanh vùng, dập dịch hạn chế quản lý được. Hai và là vấn đề chủ yếu là thiếu tiền. Tôi thấy Chính phủ cứ mặc cả nước này, nước nọ. Người ta viện trợ cho thì rất hoan nghênh còn mua thì cứ đàm phán lên, đàm phán xuống rất là chậm”
Ông Trang cũng nói thêm rằng vì ngân sách hạn chế nên gần đây Việt Nam đã phải khuyến khích xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp tài trợ đồng thời yêu cầu mỗi cán bộ công chức đóng góp một ngày công để mua vắc-xin.
TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) đã tự giải thể, trong cuộc trao đổi với RFA cũng cho rằng thiếu tiền là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ của Việt Nam. Ông viện dẫn cách đây ba tháng, cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nêu vấn đề vắc-xin và coi đây là giải pháp quan trọng, giao bộ Y tế làm đầu mối, thế nhưng đã ba tháng trôi qua, dịch tăng mà vaccine thì chưa có nhiều.
Tuy vậy, TS Nguyễn Quang A kết luận: “Việt Nam không đủ tiền lúc đó và bây giờ cũng còn khó khăn. Mà có tiền cũng khó mua được”.
Ngoài ra ông cũng đoán chừng rằng Chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua không làm quyết liệt việc mua vaccine vì nghĩ rằng Việt Nam đang cố gắng làm vắc-xin trong nước. Đặc biệt, trải qua ba đợt dịch đầu tiên, Việt Nam đều kiểm soát khá tốt nên “cứ từ từ là có thể mua được”.
Ông Nguyễn Quang A cũng cho rằng vắc-xin là vấn đề phức tạp, không đơn thuần là vấn đề y tế mà còn là vấn đề chính trị và địa chính trị. Theo ông, một trong những nguyên nhân khiến các nước trong khu vực có trình độ phát triển tương đương hoặc thấp hơn Việt Nam như Campuchia, Lào hay Philippines có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn Việt Nam vì “các nước này đã nhận được hàng triệu liều vắc- xin của Trung Quốc”.
Trong một cuộc họp đầu tuần này, tân Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã yêu cầu các cơ quan chính phủ quyết liệt hơn, nỗ lực lớn hơn và hiệu quả hơn trong chiến lược vắc-xin, “triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên để bảo đảm ngân sách tối đa cho việc mua vắc xin” đồng thời đề xuất cơ chế để huy động mọi nguồn lực và đóng góp của người dân, doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước.
Với phát biểu mới của thủ tướng Việt Nam, TS Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng những chuyển đổi về chiến lược phòng chống COVID-19 mà ông Phạm Minh Chính đưa ra là rất đáng ghi nhận. Ông vui mừng vì tân Thủ tướng đã đưa tiêm chủng trở thành ưu tiên số một - điều mà Việt Nam chưa từng làm trước đây. Ông nói ông có ấn tượng rằng Chính phủ mới của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính là một Chính phủ hành động, Chính phủ “nói ít làm nhiều” và ông hy vọng điều này sẽ trở thành phong cách của Chính phủ mới.
Cù Mai Công- Chống dịch như chống giặc, Covid-19 đang "chơi" tổng lực, không thế cởi trần, đầu trần chân đất "uýnh" nó được!
Qua một đêm 26-5 và ngày 27-5, dịch Covid-19 chợt bùng lên ở thành phố Hồ Chí Minh. Thế là một loạt lệnh phong tỏa, khoanh vùng, cách ly, buộc đeo khẩu trang... quen thuộc nhanh chóng áp dụng ở đô thị lớn nhất nước này với dân số 13 triệu dân, gấp 8 lần số dân tỉnh Bắc Giang - vùng dịch nóng hiện nay.
Đó không phải là cách làm tốt nhất, càng không phải là biện pháp phòng chống hiệu quả tuyệt đối. Dân Sài Gòn vừa rồi 100% khẩu trang mà dịch vẫn bùng ra đó; 385 công nhân tại một công ty ở Bắc Giang bị Covid-19 cũng đeo khẩu trang đầy đủ đó...
(Báo chí thế giới dùng Zone Covid-19, vùng dịch chứ không dùng "ổ dịch" hàm nghĩa coi thường).
Những biện pháp quyết liệt đó là cần thiết. Tiếc là khi giặc đã vào nhà. Chống giặc hiệu quả nhất là chống từ xa, là ra trận chiến sĩ cần đội nón đủ cứng, giầy dép đủ bền, áo quần đủ chắc...
Chống giặc Covid-19 cũng vậy, tức phải tạo một hành lang miễn dịch ngay từ xa, không đợi chiến sĩ trúng đạn rồi chữa. Chích ngừa Covid-19 hiện nay là cách chống dịch từ xa như vậy.
Chúng ta hô hào rất mạnh, thậm chí nói VN đã chế được thuốc chủng ngừa, truyền thông đưa đã thử nghiệm trên một số người. Dân ta phấn khởi lắm, chờ đợi...
Cuối cùng tới giờ trong khi các nước đã chích ngừa Covid-19 hàng chục phần trăm trên dân số như Israel 62%, Mông Cổ 54%, Mỹ 47%... "Tệ" như anh Ấn Độ cũng 10% (dân số 1,3 tỉ người). Còn ta mới... 1%.
Tại tọa đàm "Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 26-5, các chuyên gia đề nghị: Cần nhanh chóng tiêm vắc xin cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng.
Đề nghị hiện chỉ dừng lại ở đề nghị. Thật ra, hôm 18-5, theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ, ngành liên quan đã cho ý kiến, thống nhất đề xuất mua 31 triệu liều vắc xin Pfizer trong quý 2-2021. Tức chưa có và bao giờ về tới Việt Nam, bao giờ chích cho dân thì Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói: Cuối tháng 7, 10% dân VN được chích vắc xin ngừa Covid-19.
31 triệu liều, nếu chích một mũi cũng chỉ 30% dân số Việt Nam hiện nay. Chưa đạt miễn dịch cộng đồng.
Chống như vậy bảo sao mỗi đợt dịch bùng phát, dân tình lại nháo nhác, lo sợ. Không đợi quy định đâu, nhiều hàng quán đã tự đóng cửa, hoặc bán mang về.
* Trong một diễn biến liên quan, mấy người bạn tôi bên Mỹ nói mình đi chích ngừa được tặng quà quá trời.
Thậm chí có người như cô Bigail Bugenske, 22 tuổi, bang Ohio sau khi chích ngừa covid-19 trúng xố số một triệu đô. Chả là ở Ohio, nếu ai chịu đi chích ngừa sẽ có cơ hội trúng một triệu đô.
Các tiểu bang khác cũng đang tính học theo Ohio, để khuyến khích người dân đi chích ngừa, vì dư thuốc chủng ngừa mà thiếu người muốn được chích. Cụ thể theo báo The Los Angeles Times, bang California hôm 27-5 thông báo: Tặng 10 cư dân đi chích ngừa COVID-19 mỗi người $1.5 triệu, nếu rút số trúng.
Có thể ai đó nói do Mỹ giàu. Đúng. Nhưng nếu 100% dân Việt Nam (95 triệu dân) chích mỗi người hai mũi, tổng cộng chi phí là 190 triệu liều x khoảng 3/4/5 USD/liều = 600 triệu đến chưa tới 1 tỉ USD. Không nhỏ, nhưng "rẻ" hơn nhiều so với thiệt hại về kinh tế và ít nhiều bất ổn về xã hội, bức xúc nhân tâm.
Tiền đâu? Thì lâu nay dân đóng thuế cho Chính phủ, nay dân cần, Chính phủ nên lấy tiền đó ra lo chứ. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp... và cả dân cũng đã và đang sẵn sàng chung tay với Chính phủ mà.
... Trong khi chờ đợi, trước mắt, lại những ngày khó khăn cho dân, nhất là dân lao động, làm ngày nào ăn ngày đó.