ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ-EU ra tuyên bố chung về Nga và Trung Quốc (VNN 25/3/2021)-Myanmar bất ngờ thả hơn 600 người biểu tình, hoãn xét xử bà Suu Kyi (BVN 25/3/2021)-Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của nước nào? (TD 24/3/2021)-Trương Nhân Tuấn-Trung Quốc khai thác và gây ảnh hưởng lên các trường đại học của Mỹ như thế nào? (BVN 24/3/2021)-Trung Hiếu-Đối diện với bạo quyền, người Myanmar vẫn không dừng lại. Người Việt Nam có thể giúp bằng cách nào? (BVN 24/3/2021)-Trương Minh Vũ-Ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận Việt Nam đã không lên tiếng về các sự cố ở Biển Đông vì tế nhị (RFA 23-3-21)-Đài Loan tuyên bố rất cứng: Thích thì chiều, TQ đại lục muốn đánh bao lâu cũng chiều! (BVN 23/3/2021)-An An-Thực tập đánh chiếm đảo - thông điệp gửi Trung Quốc (BVN 23/3/2021)-Trân Văn-Kết thúc so găng: Mỹ "lùi 1 bước tiến 3 bước", mài sẵn gươm chờ ngày cho TQ "nếm đòn đau"? (BVN 23/3/2021)-Bẫy thông tin Biển Đông của Trung Quốc (BVN 23/3/2021)-Nhật Đăng-Philippines: 220 tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa (BVN 22/3/2021)-Căng thẳng Mỹ - Trung và gợi ý chính sách cho Việt Nam (BVN 22/3/2021)-Trần Thiên Hùng-Tư lệnh Mỹ quyết dập tắt tham vọng quân sự của Trung Quốc (BVN 22/3/2021)-Lá cờ vàng ở đâu trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng (TD 22/3/2021)-J.Nguyễn-Việt Nam bàn giao dự án Nhà Quốc hội Lào: Cận cảnh công trình ra sao? (DT 21-3-21)- Sự ngụy biện của Dương Khiết Trì và “cánh hữu” Việt (TD 21/3/2021)-J.Nguyễn-Ba lợi thế giúp Tổng thống Biden vận hành Nhà Trắng (BVN 21/3/2021)-Duy Anh-Tương lai nào cho Miến Điện? (TD 20/3/2021)-Nguyễn Đan Quế-Video ông Biden liên tục vấp ngã trên bậc thang chuyên cơ (VNN 20/3/2021)-Biden 'thai nghén' chiến lược đối phó Trung Quốc (BVN 20/3/2021)-Vì sao Việt Nam xác định Việt Tân là tổ chức khủng bố, phản cách mạng? (QĐND 18-3-21)-Bài 2: Những chiêu trò mới của Việt Tân (QĐND 19-3-21)-VN và ba nước khác thành công trong việc không để LHQ chỉ trích nặng Myanmar? (BVN)-BBC-6 điều cần biết về giới quân đội Myanmar (BVN 19/3/2021)-Lee Nguyen-Những bại tướng Pháp - Mỹ nói gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp? (DV 18-3-21)-Đối thoại Bộ tứ đã vạch ra một đường phân thuỷ (Tầm Nhìn 18-3-21)-P/v Đinh Hoàng Thắng-Chuyên gia: Sự tiếp tục hiện diện của Mỹ ở châu Á có lợi cho Việt Nam (VOA 18-3-21)-Có phải xã hội Việt Nam đang chỉ tiền hơn là nhân quyền và dân chủ? (BBC 18-3-21)-Nạn buôn người của người Việt lại ầm ĩ trên truyền thông Đức (BBC 18-3-21)-Nga triệu hồi đại sứ sau khi ông Biden nói ông Putin 'phải trả giá' (VNN 18/3/2021)-Chợ Đồng Xuân Berlin là đầu mối liên lạc của bọn đưa người lậu (TD 22/3/2021)-Hiếu Bá Linh-
- Trong nước: Toàn văn Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ (GD 25/3/2021)-Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước (GD 24/3/2021)-Các nội dung chính của Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV (GD 24/3/2021)-Việt Nam nhiều tướng quân đội và công an nhất thế giới? (RFA 23-3-21)-Công khai tài sản, thu nhập 19 thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương (LĐ 23-3-21)-Xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng ở địa bàn chiến lược biên giới, biển, đảo (DT 23-3-21)-Tổng Bí thư: Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh (ĐV 23-3-21)-Lần đầu tiên Quốc hội bầu đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước (VNN 23/3/2021)-Ai sẽ kế nhiệm Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ? (RFA 22-3-21)-Chuyên gia Carl Thayer được lãnh đạo Việt Nam ghi công! (RFA 22-3-21)-Hiện tượng né tránh trong đấu tranh với vi phạm tại Ban Kinh tế Trung ương (DT 22-3-21)-Đề nghị khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Tất Thành Cang (GD 22/3/2021)-Chủ tịch nước thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2016-2021 (GD 22/3/2021)-9 cán bộ dùng bằng giả là hồi chuông cảnh tỉnh với công tác nhân sự địa phương (GD 22/3/2021)-Hãy để người dân Việt Nam tự "chấm điểm" cho cuộc sống của mình (CAND 22-3-21)- chấm cách nào? -Nguyễn Phú Trọng dùng kế “Đả Thảo Kinh Xà” nhắm vào Hoàng Trung Hải? (TB 19-3-21)-Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập Nghị quyết Đại hội XIII (GD 21/3/2021)-Việt Nam làm việc với các nước về chấp nhận 'hộ chiếu vaccine' (KTSG 20/3/2021)-Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời (1950 – 2021) (TD 20/3/2021)-Tuấn Khanh-Bổ sung một số vụ án vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương chống tham nhũng theo dõi (GD 19/3/2021)-Tham nhũng, hối lộ có yếu tố nước ngoài: Một ẩn số lớn (RFA 18-3-21)-(BVN )-Bí thư Vương Đình Huệ: Cách mạng 4.0 mà con người 0.4 thì không làm được (TP 18-3-21)-TPHCM làm gì để trở thành thương hiệu hấp dẫn? (PN 19-3-21)-Ông Nguyễn Đức Chung bị khởi tố tội danh mới (VNN 18/3/2021)-Cha “thất sủng”, nhưng vì sao Phạm Bình Minh lại thăng tiến? (TB 16-3-21)-Thái tử đảng: So găng giữa Nguyễn Thanh Nghị và Trần Tuấn Anh (TB 15-3-21)-
- Kinh tế: Đến 2030, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8-10 tỷ USD (GD 25/3/2021)-Những điểm khác biệt của thẻ Bảo hiểm y tế mẫu mới và đối tượng áp dụng (GD 25/3/2021)-Giải thoát tình thế 'căng như dây đàn', kéo nợ công về mức an toàn (VNN 25/3/2021)-Khối nợ ‘chìm’ của Trung Quốc phình to lên 2.300 tỉ đô la (KTSG 24/3/2021)-Khởi công dự án căn hộ mang thương hiệu Marriott International lớn nhất thế giới bên bờ sông Sài Gòn (KTSG 24/3/2021)-Chủ thương hiệu thời trang Foci trở lại với mô hình nhượng quyền FAIFO International Franchise (KTSG 24/3/2021)-TPHCM: Gấp rút hoàn chỉnh kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư (KTSG 24/3/2021)-Diện tích gieo sạ giảm 20%, giá lúa cấp thấp vượt mặt lúa chất lượng cao thành chuyện... bình thường (KTSG 24/3/2021)-Nhu cầu từ Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu tại nhiều nước tăng theo (KTSG 24/3/2021)-'Phố Tây ba lô' Đà Nẵng sẽ mở cửa cả ngày lẫn đêm (KTSG 24/3/2021)-
- Giáo dục: Quy chế đào tạo đại học mới sẽ nhiều điểm có lợi cho sinh viên (GD 25/3/2021)-Nữ tiến sĩ 9X đam mê nghiên cứu giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc (GD 25/3/2021)-Vụ phụ huynh tố Hiệu trưởng Tiểu học Yên Viên: Gia Lâm đã giao thanh tra huyện (GD 25/3/2021)-Thầy giáo chuyên Toán chia sẻ bí quyết ôn và làm bài thi vào lớp 10 Hà Nội (GD 25/3/2021)-Những công việc không tên vô bổ khiến giáo viên mất quá nhiều thời gian (GD 25/3/2021)-Lớp 1 học bộ sách này, lớp 2 học bộ sách kia sẽ thế nào? (GD 25/3/2021)-Cô giáo dạy Văn cấp 3 Hoàng Hoa Thám tố bị cắt lớp dạy, trường nói do nhầm lẫn (GD 25/3/2021)-Viên chức ngành nào chẳng chia hạng, sao mỗi giáo viên "kêu" (GD 24/3/2021)-
- Phản biện: Phan Châu Trinh - Nhà Cách mạng vĩ đại nhất của VN hiện đại (BVN 25/3/2021)-Lưu Trọng Văn-Điếu văn vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (BVN 25/3/2021)-Từ vụ Giám Đốc Sở 31 tuổi: Trung ương đã sắm ‘gương’ từ lâu! (TD 24/3/2021)-Trân Văn-“Giải Cứu” Đồng Bằng Sông Cửu Long: Góc Nhìn Khác Về Nhận Thức Và Giải Pháp -- Phần Cuối (viet-studies 24-3-21)-(TD)-Quách Hạo Nhiên-Khi văn kiện Đại hội nêu khái niệm ‘quản trị quốc gia’ (TVN 24/3/2021)-Hiền Anh-Mặt trời thấy gì? (BVN 24/3/2021)-Hoàng Hải Vân-Lời nói đọi máu (TD 24/3/2021)-Đoàn Bảo Châu-Những ai dám “cả gan” in truyện ngắn “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp (TD 24/3/2021)-Trần Mạnh Hảo-Nguyễn Huy Thiệp và cảm nhận lịch sử (TD 24/3/2021)-J.Nguyễn-Nhìn lại vụ Tất Thành Cang: Lại… biểu diễn… nghiêm minh! (TD 23/3/2021)-Trân Văn-Để rồi xem (TD 24/3/2021)-Nguyễn Thông-Tham nhũng và đất đai: Tin ngắn để ngẫm về những nan đề (Blog VOA 23-3-21)-Trân Văn-Vào Quốc hội làm gì? (VnEx 23-3-21)-"Thịnh vượng là do 100 triệu người Việt, đừng ỷ lại vào nước ngoài" (DT 22-3-21)- pv Phạm Chi Lan-Cao tốc Bắc - Nam khan hiếm vật liệu "bài toán" nào để tháo gỡ? (DV 22-3-21)-Chuyển dịch của sông Tiền,sông Hậu và phòng chống sạt lở ĐBSCL (ĐV 23-3-21)-Nguyễn Ngọc Trân-Nhiệt điện, thủy điện hay điện mặt trời: Lựa chọn nào cho Việt Nam? (VNN 23-3-21)-Bài 1 - Quy hoạch điện: Những biến số cần lời giải (TVN 22/3/2021)-Tư Giang, Thu Hằng-Bài 2: Nhiệt điện, thủy điện hay điện mặt trời: Lựa chọn nào cho Việt Nam? (TVN 23/3/2021)-Đào Nhật Đình-Thi đua trong giáo dục và đường sắt Cát Linh - Hà Đông (BVN 23/3/2021)-Thái Hạo-Lại chuyện Cát Linh – Hà Đông (TD 22/3/2021)-Trân Văn-Không tính chuyện xây nhà bán đất, lấy ‘thuận thiên’ quy hoạch sông Hồng (VNN 21/3/2021)-Trần Huy Ánh-Bàn về chức năng đại diện (BVN 21/3/2021)-Nguyễn Đình Cống-Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vướng thủ tục giấy tờ hay chưa an toàn? (BVN 21/3/2021)-RFA-Lãi suất tiết kiệm biến động, những ngân hàng bất ngờ tăng cao (VNN 22/3/2021)-Ngân hàng kiếm ngàn tỉ từ hợp đồng bảo hiểm (KTSG 21/3/2021)-Ngân hàng thương mại chống ngân hàng nhà nước (BVN 19/3/2021)-Trần Nguyên Thao-Làm sao để VinFast, Trường Hải thành Huyndai và Hòa Phát, Hoa Sen thành Possco của VN ? (TD 19/3/2021)-Nguyễn Anh Tuấn-Đường sắt cao tốc, vì lợi ích kinh tế hay vì mưu đồ chính trị (TD 19/3/2021)-Đỗ Ngà-Cự ly lý tưởng, đường sắt và phi cảng (TD 18/3/2021)-Trân Văn-Niềm tin mù quáng vào những “ông thần, bà thánh”! (GD 18/3/2021)-Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn: Cần cách tiếp cận thận trọng (KTSG 18/3/2021)-Phạm Hải Huấn-Những thắc mắc về đề án phát triển DNNN quy mô lớn (KTSG 18/3/2021)-Phan Minh Ngọc-Không phải cứ lớn và mạnh là thành đầu đàn (KTSG 18/3/2021)-Tấn Đức-Công nghiệp ô tô Việt Nam: Bài toán xăng hay điện (KTSG 18/3/2021)-Khương Quang Đồng-Vì sao dự Luật biểu tình cần được ‘tái khởi động’ vào cuối năm 2021? (BVN 16/3/2021)-Nguyễn Nam-Ba nhà nước, ba gọng cùm, dân thoát đằng trời! (TD 15/3/2021)-Đỗ Ngà-Có nên bắn hết những kẻ là tác giả đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông? (BVN 13/3/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-
- Thư giãn: 234 lời khuyên thú vị về tình bạn (GD 22/3/2021)-Chàng trai 9X mang niềm tự hào Việt Nam đến châu Phi (VNN 22/3/2021)-hay!
1. Đắt vượt ngoài mọi sự tưởng tượng
Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13,1 km có giá là 891,92 triệu USD. Bình quân 45 184 732 USD/km. Sự đắt đỏ có lẽ không kém sự nâng khống giá trong vụ AVG: từ 500 tỷ lên 8900 tỷ (gần 18 lần).
2. Gánh nợ khổng lồ
Theo công văn Bộ Tài chính gửi cho Bộ GTVT, hàng năm Bộ GTVT phải trả cho Trung Quốc 28,8 triệu USD cho khoản vay ưu đãi từ China EximBank (250 triệu USD), trong vòng 9 năm. Chưa tính khoản 419 triệu USD khác nữa đã vay trước đó của Trung Quốc.
Như vậy, tính gộp thô khoản vay 419 triệu cùng điều kiện như khoản vay 250 triệu, thì hàng năm Việt Nam phải trả cho Trung Quốc 77,0688 triệu USD liên tục trong 9 năm. Một gánh nợ khổng lồ.
3. Quá cồng kềnh và lạc hậu
Theo chủ đầu tư, tham gia vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 681 người, chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga.
Quá cồng kềnh cho thời bao cấp. Đừng nói đến thời Công nghiệp 4.0.
4. Quá chậm
Tàu trên cao mà thiết kế tốc độ tối đa có 80km/h đã là chậm. Vận tốc khai thác bình quân là 35km/h lại còn chậm thêm , từ bến xe Yên Nghĩa đến ga Cát Linh (dài 13km) trung bình hết 20 phút, là quá chậm.
5. Không bao giờ hòa vốn
Dự kiến sử dụng 10 đoàn tàu để khai thác. 5-6 phút một chuyến. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80 m, dự kiến có 500 khách (120 khách/toa, có thông tin nói sức chứa lý thuyết 250 khách/toa là điều khó có thể). Giá vé 15000 đ/lượt.
Cộng với chi phí cho hơn 700 người phục vụ. Cộng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Nhắm mắt cũng biết là nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn.
6. Không an toàn
Trên tất cả - đắt đỏ, cồng kềnh, lạch hậu, chậm chạp, xấu mã… là không an toàn. Đây là điều liên quan đến tính mệnh hành khách, một nguy cơ thường trực treo trên đầu không chỉ người đi trên tàu, mà cả người đi dưới đường và cư dân sống dọc theo tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Kết luận
Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee từng tuyên bố: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là 1 đồng”.
Theo bạn, từ 6 điểm trên, có nên bắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?
Bây giờ thuê Nhật Bản phá bỏ đường sắt này đi và trả lại nguyên trạng ban đầu cho Thủ đô rồi tính tiếp! Có thể hiệu quả hơn cho tương lai và vứt đi nỗi nhục mà hàng ngày mọi người phải ngắm!
Những người đề xuất đầu tiên dự án này, giờ này chắc đã yên bề làm người tử tế và hay đi rao giảng đạo đức ở các hội nghị ban ngành cũ mình đã từng công tác, cũng như chi bộ đảng đang sinh hoạt hiện nay.
Chắc mai mốt có khẩu hiệu "Đi tàu Cát Linh – Hà Đông là yêu nước "...
Bắn, nhưng bắn ai, ai bắn hả Chu Gia?
Khi mà từ thỏa thuận cấp cao đẻ ra?
N.N.C.
Tác giả
ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH - HÀ ĐÔNG VƯỚNG THỦ TỤC GIẤY TỜ HAY CHƯA AN TOÀN ?
RFA/ BVN 21-3-2021
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trong một lần chạy thử nghiệm. AFP PHOTO
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm một lần trễ hẹn vận hành thương mại vào cuối tháng 3 này với lý do ‘vướng thủ tục giấy tờ’. Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), những giấy tờ đã tồn tại hơn 10 năm với nhiều vấn đề phải giải quyết nên không thể một sớm, một chiều là xong, nên vẫn chưa thể nói chính xác ngày nào sẽ đưa dự án vào khai thác thương mại.
Trong khi trước đó, vào tháng 12 năm 2020, theo văn bản chấp thuận của Thủ tướng và quyết định của Bộ GTVT, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được điều chỉnh tiến độ thực hiện đến 31/3/2021.
Anh Quang, một chuyên gia từng học chuyên ngành Quản lý Xây dựng tại Nhật Bản, nhận định với RFA từ Việt Nam hôm 19/3:
“Dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông là 1 dự án do bên Việt Nam chỉ định thầu (tức không qua đấu thầu) cho một nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu thực hiện.
Đến nay, công trình này đã thực hiện theo quy trình của hình thức EPC đã 10 năm, như vậy là quá lâu, quá bất bình thường so với kế hoạch tiến độ mà hợp đồng EPC đã ký kết. Cụ thể là cho đến nay, dự án đã 9 lần vỡ tiến độ mà mốc lần gần đây nhất là ngày 31/3/2021, vì nguyên nhân, theo Chủ đầu tư là do ‘vướng giấy tờ, thủ tục’!”.
Theo anh Quang, đây chỉ là ngụy biện của Chủ đầu tư, anh giải thích:
“Theo quy định của Luật xây dựng và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật xây dựng thì bất kỳ một công trình/dự án nào với các loại quy mô khác nhau (dự án nhóm A, B, C), thời gian thi công bao lâu thì tất cả thủ tục, giấy tờ phải đầy đủ từ khâu đầu tiên là lập Báo cáo nghiên cứ khả thi, lập dự án khả thi, thẩm định, phê duyệt dự án, lập hồ sơ thiết kế-dự toán, tổ chức đấu thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu từng giai đoạn để xác định khối lượng xây lắp hoàn thành của mỗi công đoạn cho đến khâu cuối cùng là tổng nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào vận hành, sử dụng”.
Chính quyền Hà Nội chỉ nhận bàn giao từ Bộ GTVT ‘khi dự án đủ điều kiện’! Tóm lại, tư vấn Pháp ACT chưa OK thì ‘chưa đủ điều kiện’ để Hà Nội nhận bàn giao chứ chẳng phải thủ tục giấy tờ gì!
Anh Quang
Ngoài ra theo anh Quang, trong quá trình thi công còn có ‘nhật ký công trình’ để xác định công việc giữa chủ đầu tư với đơn vị thi công và tư vấn giám sát. Một công trình với vốn đầu tư gần 900 triệu USD thì khâu thủ tục, giấy tờ càng phải rõ ràng, đầy đủ và quản lý một cách cẩn thận, chặt chẽ theo quy định của Luật xây dựng. Anh Quang nói tiếp:
“Nói như thế để thấy rằng, công trình Cát Linh - Hà Đông đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng được do thủ tục, giấy tờ là ngụy biện. Ở đây, tôi nghĩ do một nguyên nhân khác, đó là: Đến ngày 04/1/2021, tư vấn Pháp ACT có Báo cáo an toàn lần thứ 13 (13 lần là nhiều đấy chứ) xác định ‘tương đối tốt’ và cho đến nay thì ACT cũng chưa có Báo cáo nào mới. Một công trình giao thông như Đường sắt Cát Linh - Hà Đông mà ‘tương đối tốt’, tức là còn có những khiếm khuyết, nếu vận hành thì liệu có an toàn 100% không? Trong khi đó, chính quyền Hà Nội chỉ nhận bàn giao từ Bộ GTVT ‘khi dự án đủ điều kiện’! Tóm lại, tư vấn Pháp ACT chưa OK thì ‘chưa đủ điều kiện’ để Hà Nội nhận bàn giao chứ chẳng phải thủ tục giấy tờ gì!”.
Hôm 19/3/2021, Đại diện Bộ GTVT khi trả lời báo chí nhà nước cho biết, tư vấn Pháp sau khi hoàn tất báo cáo đánh giá đã chỉ ra những thủ tục dự án cần hoàn thành và yêu cầu phía tổng thầu cung cấp để đảm bảo thủ tục vận hành chạy tàu an toàn.
Mặc dù vậy, cũng chính vị đại diện Bộ GTVT này vẫn cho rằng: ‘Tàu đã chạy an toàn hơn 2 năm nay, nhưng vấn đề quan trọng nhất là hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của tư vấn’.
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trong một lần chạy thử nghiệm. AFP.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề này hôm 19/3, nhận định:
“Tôi rất lấy làm buồn về dự án này và dư luận ở Hà Nội cũng như trong nước thấy rất bất bình về dự án này. Tôi đề nghị cần tổ chức một hội đồng thẩm định độc lập để thẩm định dự án này và công bố cho mọi người biết thỏa thuận giữa Hà Nội với công ty đầu tư này của Trung Quốc, bởi vì dự án này quá đắt và cũng bị quá hạn rất nhiều lần, không giữ đúng lời hứa. Trong khi đó, chúng ta đều biết Trung Quốc hiện nay có đường sắt cao tốc rất hiện đại, nối Bắc Kinh với Thượng Hải và với nhiều khu đô thị khác của Trung Quốc. Vậy thì câu hỏi đề ra là tại sao chúng ta lại nhập một cái công nghệ lạc hậu nhự thế, và Trung Quốc lại chuyển sang cho chúng ta một công nghệ lạc hậu như vậy, trong khi họ có một công nghệ hiện đại”.
Đây là dự án được kỳ vọng nhiều nhất nhưng lại vướng quá nhiều bê bối về điều chỉnh vốn đầu tư cũng như trục trặc kỹ thuật và kéo dài thời gian do tổng thầu EPC không tuân thủ theo các quy định của nhà đầu tư. Sau 9 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ, đến nay dự án vẫn chưa đi vào hoạt động.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, khi trả lời RFA hôm 19/3, nói:
“Tôi nghĩ đấy là một vết nhơ của quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, thực sự rất đáng tiếc, trong quan hệ đầu tư và kinh tế như vậy, thì Việt Nam đã vấp phải quá nhiều những dự án dở hơi như dự án này. Đầu tiên là khu gang thép Thái Nguyên từ những năm 50-60, rồi đến nhà máy phân đạm Hà Bắc, rồi đến cầu Thăng Long... Tất cả những cái đấy hoặc là công nghệ kém, hoặc là làm dở dang rồi bỏ đấy như cầu Thăng Long và đến bây giờ là đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh”.
Đối với chuyện này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, có lẽ những nhà lãnh đạo Việt Nam nên hỏi chính mình, sờ lên gáy mình xem tại sao dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh lại như thế, có gì trục trặc không? Ông nói tiếp:
“Như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã nói ‘người Trung Quốc là bậc thầy về đút lót’... Tôi nghĩ ông Trọng đốt lò đủ thứ như vậy, nếu mà ổng muốn đốt lò thật, thì ổng phải đốt lò ở dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh này, để xem những người thò bút vào ký quyết định này có chấm mút gì không mà nó bị mắc cỡ với người Trung Quốc đến như vậy”.
Tôi nghĩ đấy là một vết nhơ của quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, thực sự rất đáng tiếc, trong quan hệ đầu tư và kinh tế như vậy, thì Việt Nam đã vấp phải quá nhiều những dự án dở hơi như dự án này.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Còn ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất quan tâm đến dự án này, hôm 19/3 đưa ra nhận định với RFA về dự án Cát Linh – Hà Đông dưới một góc nhìn khác:
“Cái này nói lên việc hợp tác với Trung Quốc phụ thuộc vào họ rất nhiều, thậm chí có thể phụ thuộc vào quan điểm chính trị từ Bắc Kinh. Cho nên việc chậm hay nhanh tôi cho rằng không phải do trình độ kỹ thuật mà do ý chí chính trị và quan hệ. Chẳng hạn vừa rồi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đi các nước Đông Á nhưng không ghé Hà Nội là một ví dụ, các cấp chính trị không quyết thì bên dưới có trục trặc. Cái thứ hai Bộ GTVT rất nhiều tiến sĩ, kỹ sư giỏi... có cả Viện nghiên cứu Bộ GTVT, các trường Đại học GTVT... thế nhưng không có đủ khả năng vận hành mà vẫn phải phụ thuộc chuyên gia nước ngoài và thủ tục. Mà thủ tục là do con người, vận hành là do kỹ thuật, mà phải phụ thuộc chuyên gia Trung Quốc vận hành một năm, thì tôi thấy nên xem lại các bằng cấp ở Bộ GTVT”.
Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2008 là 8,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vay Trung Quốc là hơn 400 triệu USD. Ban đầu, dự kiến năm 2013 vận hành dự án. 8 năm sau, vào năm 2016, dự án được điều chỉnh lên hơn 18 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 9,2 ngàn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD).
Nguồn: rfa.org
LẠI CHUYỆN CÁT LINH-HÀ ĐÔNG
TRÂN VĂN/ TD 22-3-2021
Đại diện chính quyền thành phố Hà Nội vừa tuyên bố sẽ không chấp nhận chuyện Ban Quản lý Dự án đường sắt (BQL DAĐS) thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vốn là chủ đầu tư Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông và nhà thầu Trung Quốc… bàn giao từng phần dự án này (1).
Nói cách khác, thêm một lần nữa, chủ đầu tư Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông và nhà thầu Trung Quốc lại thất hứa: Không thể hoàn thành và bàn giao Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đúng hạn cho phía thụ hưởng là Metro Hà Nội – doanh nghiệp thay mặt chính quyền thành phố Hà Nội vận hành – khai thác dự án!
Tuần trước, trước khi đại diện chính quyền thành phố Hà Nội đưa ra tuyên bố vừa kể, tờ Lao Động từng bình luận: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Nói thẳng khi nào chạy, không lôi thôi nữa! Sự gay gắt đó có lý do. Đó là đã có quá nhiều giấy mực và sự thất vọng về dự án giống như cục xương mắc giữa “cổ họng” thủ đô Hà Nội.
***
Giống như nhiều cơ quan truyền thông chính thức vốn được đặt dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam, tờ Lao Động chỉ có thể chỉ trích và yêu cầu đến mức: Xin quý vị trả lời thẳng là ngày nào sẽ đưa dự án vào khai thác, đừng nói lôi thôi như đánh lừa thiên hạ nữa (2)!
Còn công chúng? Họ bày tỏ suy nghĩ rõ ràng và sòng phẳng hơn nhiều! Ví dụ ông Nguyễn Ngọc Chu. Tuy là một nhà khoa học làm việc tại Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam song giống như rất nhiều đồng bào của ông, ông Chu tự thấy không cần phải nhẫn nại và chịu đựng hơn nữa…
Sau khi liệt kê hàng loạt những vấn đề thuộc dạng lưu cữu của Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông trên trang facebook của ông: Đắt đỏ ngoại khả năng tưởng tượng (gần 892 triệu Mỹ kim, chi phí cho mỗi cây số đường sắt trong dự án này lên tới hơn 45 triệu Mỹ kim). Tạo ra nợ nần quá lớn (ngoài vốn đầu tư vay của Trung Quốc, mỗi năm còn phải trả cho Trung Quốc hơn 77 triệu Mỹ kim tiền lãi trong chín năm). Công trình quá cồng kềnh và lạc hậu (phải sử dụng hơn 680 người để vận hành, chưa tính nhân viên bảo vệ và vệ sinh cho các nhà ga). Tốc độ quá chậm (tàu di chuyển trên cao mà thiết kế tốc độ tối đa có 80 km/h đã là chậm nhưng vận tốc khai thác bình quân chỉ là 35 km/h, trong phạm vi 13 cây số mà thời gian di chuyển trung bình lên tới 20 phút). Không bao giờ hòa vốn (dựa trên các thông số về vốn đầu tư, nhân sự, lưu lượng hành khách – khả năng vận hành – giá vé, chi phí bảo dưỡng, ông Chu chứng minh… nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn). Không an toàn (những mắc mứu đã biết về thiết kế, thi công, giám sát, công nghệ, thiết bị,… cho thấy công trình không an toàn cho tính mạng của cả hành khách lẫn những người di chuyển bên dưới và dân cư sống gần công trình), đồng thời đối chiếu cách Nam Hàn xử lý viên chức tham nhũng thời Tổng thống Park Chung-hee: Bắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là một đồng… – ông Chu đặt vấn đề: Theo bạn có nên bắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (3)?
Khoảng 12.000 người hoặc là thân hữu hoặc là người theo dõi trang facebook của ông Chu tán thành vấn đề ông nêu ra, chưa kể vấn đề đó còn được gần 8.000 người chia sẻ để nhiều người Việt khác cùng biết, cùng xem xét. Cứ ngẫm nghĩ kỹ về những vấn đề có liên quan đến Dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông sẽ hiểu tại sao…
Tuy nhiên ý chí và nguyện vọng của nhân dân không song hành với… chủ trương và phương thức quản trị, điều hành quốc gia của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam. Dẫu các viên chức lãnh đạo những hệ thống này liên tục lặp đi, lặp lại cam kết rằng công cuộc phòng ngừa – chống tham nhũng sẽ không có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ nhưng làm sao có thể xử lý những cá nhân liên quan tới Dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông nói riêng và những dự án trời ơi đất hỡi khác nói chung khi năm 2014, mới là Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã chủ trương: Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược… Đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định (4). Mới đây, lúc tiếp tục là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước, ông Trọng phân bua: Phòng – chống tham nhũng không phải cốt là để trị ai, thù oán ai, mà hoàn toàn là nhân văn, nhân đạo. Ông Trọng trấn an đồng chí rằng việc xử lý, kể cả xử lý hình sự một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN chỉ là để… răn đe, giáo dục, ngăn ngừa người khác đừng vi phạm để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa là chính, không phải cốt xử cho nhiều, xử cho nặng mới là nghiêm (5).
Vừa thề phòng – chống tham nhũng không có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ, vừa công khai trấn an các đồng chí đồng đảng theo tư duy hết sức nhất quán và kiên định như thế thì ai bắn? Bắn ai? Quyết liệt tới mức bắn cả những kẻ chỉ chiếm đoạt một đồng của công thì chắc chắn không thể giữ được… sự ổn định chính trị – lối diễn đạt nhằm đồng hóa ổn định với tham vọng vĩnh viễn duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN! Đừng mơ dù đó là mong ước chính đáng và bình thường!
Chú thích
(3) https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/1568083869991704
(4) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tong-bi-thu-die t-chuot-dung-de-vo-binh-200746.html
SẮP BÀN GIAO ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH-HÀ ĐÔNG CHO HÀ NỘI CHẠY THƯƠNG MẠI
VŨ ĐIỆP / VNN 23-3-2021
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được Bộ GTVT bàn giao cho TP Hà Nội từ 31/3 để khai thác thương mại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
“Dù các chuyên gia Pháp đã về nước nhưng đại diện của tư vấn Pháp tại Việt Nam vẫn đang bám sát để hoàn thành báo cáo”, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết.
Riêng đối với các nhân sự Trung Quốc đang có mặt tại Việt Nam thực hiện công tác nghiệm thu, nếu cần thiết Tổng thầu sẽ tiếp tục bổ sung thêm người trong thời gian tới.
Đến 31/3 sẽ ký biên bản bàn giao đưa vào khai thác thương mại theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã nhiều lần chậm tiến độ Ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng trọn gói và thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước chưa được tháo gỡ cũng là nguyên nhân dẫn đến tiến độ thực hiện dự án kéo dài. Theo văn bản chấp thuận của Thủ tướng và quyết định điều chỉnh tiến độ của Bộ GTVT ban hành tháng 12/2020, dự án được điều chỉnh tiến độ thực hiện đến 31/3 tới. |
THI ĐUA TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH-HÀ ĐÔNG
THÁI HẠO / BVN 23-3-2021
Mười năm làm thầy giáo đã khiến tôi phải chứng kiến bao nhiêu thứ kỳ dị trong giáo dục VN, một trong những thứ ấy là "thi đua". Việc nhỏ nhưng hậu quả không nhỏ.
Để quản lý học sinh sao cho chúng phải "ngoan", không quậy phá và luôn đi vào "nề nếp" theo cái mà những người quản lý cho là tốt, họ dùng rất nhiều cách kể cả những cách thô bạo lẫn vô lý. Ở đó có cả một cách được cả nền giáo dục này chấp nhận như một sự tất nhiên và đúng đắn, đó là thi đua.
Thi đua đồng nghĩa với việc xếp hạng học sinh, xếp hạng lớp học... Thi đua nghĩa là có 1 cái mẫu và và nếu ai "học tập và làm theo" đúng nhất với cái mẫu ấy coi như có phẩm chất tốt nhất. Cái lối tư duy này rất phản giáo dục, vì nó triệt tiêu cá nhân, hủy hoại cá tính và tạo ra hiện tượng đúc khuôn, đồng phục trong giáo dục.
Điều ấy đã là một tai họa, nhưng chưa hết, nếu ta nhìn vào cái cách làm thi đua của họ. Một học sinh "phạm lỗi" thì cả lớp phải chịu trách nhiệm. Lớp ấy có thể bị tụt hạng, bị phê bình. Và tất nhiên giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm về tất cả những hậu quả ấy; và cũng tất nhiên, người giáo viên đó sẽ không bao giờ muốn bị chỉ trích hay sỉ nhục hoặc bị đe dọa quyền lợi. Cô ấy sẽ không những xử phạt học sinh phạm lỗi kia mà còn quy trách nhiệm cho nhiều bạn khác vì đủ mọi lý do mà những người lớn thông thái có thể nghĩ ra được. Nhà trường thì không cần biết ai đã vi phạm, họ chỉ quan tâm lớp ấy bị trừ bao nhiêu điểm và ai là giáo viên chủ nhiệm.
Trong buổi lễ chào cờ ngày thứ 2 và rất nhiều "dịp" khác, người ta sẽ đọc bảng tổng sắp và "phê bình" các LỚP xếp cuối. Cả cái lớp đó! Như thế, 40-50 con người sẽ bị phán xét về đạo đức về ý thức về tư cách, và những đứa trẻ con yếu thế ấy phải cúi đầu mà nhận lấy, không thể kêu ca hay phản kháng gì.
Hậu quả của việc này là khủng khiếp. Nó khiến những đứa trẻ "vi phạm nề nếp" không thật sự ý thức được lỗi lầm của mình, đồng thời chúng lại mang tâm lý tội lỗi cùng cực. Không những thế, cách làm này còn khiến những đứa trẻ vô tội bỗng dưng trở thành có tội, đó là một sự vu khống khốn nạn. Nó làm cho những người tốt bị vu oan và chịu sự bất công. Dần dần, chúng thấy sự bất công ấy là dĩ nhiên, chúng sẽ sớm hành xử bất công với cuộc đời thôi.
Trước áp lực từ nhiều phía, những đứa trẻ này sẽ sẵn sàng nói dối, bao che, dựng hiện trường...; hoặc chúng sẽ "đấu tố" "vạch mặt", thù ghét nhau... Tóm lại, chúng sẽ đối phó bằng những cách tiêu cực để tự bảo vệ mình trước các "thế lực thù địch". Thêm một lần nữa chúng bị hủy hoại.
"Ai làm nấy chịu", tôi nghĩ cái nguyên tắc sơ đẳng này người ta không thể không biết. Nhưng tại sao họ lại bắt tập thể phải chịu trách nhiệm? Vì họ tinh quái, họ biết rằng làm cách ấy sẽ dễ dàng quản lý được cả một đám người mà không cần mất nhiều công sức. Như thế, từ chỗ làm giáo dục, họ sẽ thực hiện những hành vi phá hủy nhân cách con người. Và điều khiến chúng ta phải thấy phẫn nộ là: cái đám người lớn kia, ở đây chủ yếu là những người quản lý trong hệ thống gd và trường học, đã biết nhưng vẫn cố tình làm. Đó là cái ác, một cái ác ghê rợn không thể biện minh.
Cái khúc xương bê tông Cát Linh - Hà Đông siêu đắt đỏ và vô dụng đang nằm lù lù giữa lòng thủ đô hàng thập kỷ qua mà không có kẻ nào bị ném vào tù hay bị lôi ra bắn bỏ có làm chúng ta liên hệ gì tới cái cách chịu trách nhiệm trong thi đua học đường? Chúng rất giống nhau, tất cả đều chịu trách nhiệm nhưng không ai có tội cả.
"Chịu trách nhiệm tập thể" là một cái gì vừa mờ mịt vừa ma quái; vừa ngu ngốc vừa quỷ quyệt. Đó là một phương cách cai trị của "lũ người quỷ ám".
Cách cai trị ấy tạo ra "con người đồng phục". Xã hội đồng phục không những triệt tiêu nhân tính và nguồn lực con người cho kiến thiết xã hội; mà còn nhân bản cái xấu cái ác với cường độ và trường độ khủng khiếp đủ làm tiêu ma mọi giá trị chỉ trong một thời gian ngắn như ta đang thấy trên đất nước này.
Một xã hội văn minh là xã hội thượng tôn pháp luật. Là luật pháp chứ không phải ý chí của bất cứ tổ chức hay đảng phải nào cả, càng không phải ý chí của cá nhân. Nhưng xã hội VN thì ngược lại, nó cai trị bằng đường lối chuyên chế, từ học đường trở đi. Người ta lập ra nội quy nhưng xử lý bằng cảm tình, lập ra luật pháp nhưng quản trị bằng chỉ thị.
Ít nhất, bộ giáo dục phải có trách nhiệm cứu lấy những đứa trẻ khỏi bàn tay của bọn ngu dốt và độc ác bằng cách quy chuẩn hóa và có chế tài xử lý nghiêm minh đối với những hiệu trưởng và người làm quản lý giáo dục nói chung nếu chúng còn tiếp tục thực hiện những hành vi phi nhân này.
Nhà giáo, phụ huynh và cộng đồng nói chung không thể im lặng để tiếp tục tiếp tay cho cái ác được nữa.
T.H.
Nguồn: FB Thái Hạo
MẶT TRỜI THẤY GÌ ?
HOÀNG HẢI VÂN/ BVN 23-3-2021
Nhưng có những thứ đang diễn ra trên đất nước này mặt trời đang thấy chứ không cần dựa vào mặt trăng. Một trong những thứ đó là cái đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông hiện hình sau mấy chục năm tuyên bố công nghiệp hóa đất nước. Có lẽ không có nước nào trên thế giới nói nhiều về công nghiệp hóa, về cách mạng công nghiệp như ở Việt Nam ta. Nhưng Metro – tàu điện ngầm – đường sắt đô thị thế giới có từ thế kỷ 19 : Anh (1863), Mỹ (1894). Nhiều nước khác đã có trên dưới 1 thế kỷ, ngay cả Triều Tiên cũng đã có từ hơn nửa thế kỷ, còn ta thì cái đường sắt Cát Linh – Hà Đông xuất hiện như một nỗi nhục về công nghiệp hóa. Nhục vì ta bị buộc phải vay vốn đi kèm với điều kiện chỉ định cho doanh nghiệp Trung Quốc thiết kế, thi công, giám sát và sử dụng thiết bị của Trung Quốc với chi phí đội lên cao chót vót. Nhục vì một đoạn đường chỉ dài 13km, vốn đầu tư ban đầu 553 triệu đô la đã đội lên hơn 868 triệu đô la, làm trong 13 năm, đến nay không ai nói được chính xác bao giờ nó chạy và nó chạy có an toàn hay không. Nhục vì không một ai bị tuyên bố phải chịu trách nhiệm đưa chủ quyền quốc gia về cái dự án này vào thòng lọng tín dụng đen của Trung Quốc. Những kẻ đó đang núp trong bóng đêm Andersen có series chuyện “Mặt trăng thấy gì ?” kích hoạt trí tưởng tượng của chúng ta về vô số những cảnh buồn vui lẩn khuất trong nhân gian chỉ có mặt trăng nhìn thấy. Ông ấy nói chuyện với trẻ con mà có ý nhắc người lớn chúng ta, rằng cuộc sống không phải chỉ bao gồm những gì chúng ta quan sát được. Rằng ngoài vui còn có vui, ngoài buồn còn có buồn, ngoài đau thương còn có đau thương, ngoài cao cả còn có cao cả, ngoài vô lại còn có vô lại.
Nhưng có những thứ đang diễn ra trên đất nước này mặt trời đang thấy chứ không cần dựa vào mặt trăng. Một trong những thứ đó là cái đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông hiện hình sau mấy chục năm tuyên bố công nghiệp hóa đất nước. Có lẽ không có nước nào trên thế giới nói nhiều về công nghiệp hóa, về cách mạng công nghiệp như ở Việt Nam ta. Nhưng Metro – tàu điện ngầm – đường sắt đô thị thế giới có từ thế kỷ 19 : Anh (1863), Mỹ (1894). Nhiều nước khác đã có trên dưới 1 thế kỷ, ngay cả Triều Tiên cũng đã có từ hơn nửa thế kỷ, còn ta thì cái đường sắt Cát Linh – Hà Đông xuất hiện như một nỗi nhục về công nghiệp hóa. Nhục vì ta bị buộc phải vay vốn đi kèm với điều kiện chỉ định cho doanh nghiệp Trung Quốc thiết kế, thi công, giám sát và sử dụng thiết bị của Trung Quốc với chi phí đội lên cao chót vót. Nhục vì một đoạn đường chỉ dài 13km, vốn đầu tư ban đầu 553 triệu đô la đã đội lên hơn 868 triệu đô la, làm trong 13 năm, đến nay không ai nói được chính xác bao giờ nó chạy và nó chạy có an toàn hay không. Nhục vì không một ai bị tuyên bố phải chịu trách nhiệm đưa chủ quyền quốc gia về cái dự án này vào thòng lọng tín dụng đen của Trung Quốc. Những kẻ đó đang núp trong bóng đêm.
Trong tất cả các phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, ngoài việc chấp hành kịch khung 30 năm tù, ông còn phải bồi thường tất cả là 1.030 tỷ đồng mà các quan tòa cho rằng ông đã gây thiệt hại cho nhà nước. Tất nhiên cái dự án Cát Linh – Hà Đông không liên quan đến ông Thăng, nhưng phải có người chịu trách nhiệm. Dù dự án này chưa bị điều tra, nhưng dù có điều tra hay không thì chắc chắn cũng có sai phạm.
Ít nhất là sai phạm trong việc vay vốn. Đó là vay vốn kèm theo điều kiện chỉ định thầu khiến cho giá giao thầu cao vọt nếu so với đấu thầu quốc tế. Có định lượng được khoản thiệt hại này không ? Ở nước ta, các cơ quan tố tụng muốn định lượng cái gì thì rất dễ, chẳng hạn như chỉ cần lấy quyết định của ngân hàng nhà nước mua ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng liền bắt ông Đinh La Thăng bồi thường 800 tỷ. Nhưng công lý không chấp nhận cách định lượng bá đạo đó. Có một cách tương đối là đấu giá bán công trình này cho tư nhân, tiền thu được trừ đi giá đất tính theo thị trường, còn lại là giá trị thật. Mang tổng vốn đầu tư (kể cả tiền lãi) trừ đi giá trị thật này sẽ thành giá trị thiệt hại. Tư nhân có mua không và còn có cách nào nữa không thì tôi không biết, nhưng dù có định lượng được hay không cũng nhất định phải lôi những người ký hiệp định vay vốn đưa đất nước vào thòng lọng tín dụng đen này ra đối mặt với công lý.
Tòa án từng kết tội ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) 30 năm tù về 4 tội danh : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, kinh doanh trái phép, cố ý làm trái dựa trên kết quả điều tra của tướng Phan Văn Vĩnh (nay đang ở tù), cả 4 tội danh này đều ngụy tạo không có bằng chứng theo luật pháp. Dân chúng không muốn tiếp tục nhìn thấy những chứng cứ ngụy tạo tại các phiên tòa như vụ Bầu Kiên, không muốn nhìn thấy sự quy kết bá đạo như vụ Đinh La Thăng, dân chúng muốn nhìn thấy những kẻ thực sự gây ra nỗi nhục cho đất nước như đường sắt Cát Linh – Hà Đông ra đối mặt với công lý. Và không chỉ có một vụ này.
Điều đáng buồn là không có cơ quan nào thấy việc vay vốn đưa chủ quyền vào thòng lọng đẩy đất nước xuống hàng nhược tiểu như thế này là sai.
H.H.V.
Nguồn: FB Hoàng Hải Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét