ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Chủ nghĩa dân tộc vắc-xin (VNN 3/3/2021)-Tiếp sau nhiều nước phương Tây, Đức điều tàu chiến đi qua Biển Đông (VNN 3/3/2021)-Tình tiết mới về bệnh nhân số 0 ở Vũ Hán (BVN 3/3/2021)-Tiết lộ chiến lược quân sự mới của Mỹ trên Biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc (BVN 2/3/2021)-Hồng Anh-Quan hệ cựu thù: Việt Nam vẫn ‘nghi ngờ’ Mỹ sử dụng 'diễn biến hòa bình' (VOA 1-3-21)-Giới tranh đấu Việt Nam suy tư, liên hệ gì từ vụ đổ máu ở Myanmar? (VOA 1-3-21)-Mỹ chuẩn bị gia tăng trừng phạt Myanmar (VNN 1/3/2021)-Biển Đông: Có nên tin vào lời hứa của Trung Quốc? (BVN 1/3/2021)-Thoibao.de-Vì sao người Myanmar giơ 3 ngón tay khi biểu tình? (BVN 1/3/2021)-Dân Myanmar tiếp tục biểu tình bất chấp bị trấn áp mạnh tay (VNN 27/2/2021)-Đại sứ Myanmar kêu gọi LHQ hành động khẩn chống đảo chính (VNN 27/2/2021)-đã bị sa thải-Chính quyền Biden và chiến lược toàn cầu (BVN 27/2/2021)-Đằng sau việc luận tội cựu Tổng thống Donald Trump lần hai (TVN 25/2/2021)-Viettel bị cáo buộc ‘lạm dụng’, tiếp tay cho quân đội Miến Điện vi phạm nhân quyền (RFA 25-2-21)-
- Trong nước: Bổ nhiệm Phó giám đốc sở 31 tuổi ở Vĩnh Phúc không phải trường hợp cá biệt (GD 2/3/2021)-Bổ nhiệm cán bộ trẻ tại tỉnh Vĩnh Phúc, cần niềm tin và sự khích lệ (GD 2/3/2021)-Không có tư tưởng cầm chừng, ỷ lại, chờ đợi lúc "giao thời" (GD 2/3/2021)-NXP-Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án nhân sự (KTSG 2/3/2021)-Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen người cứu cháu bé ngã từ tầng 12 (GD 1/3/2021)-Dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV (GD 1/3/2021)-Nhiều trường hợp bị phát hiện tham nhũng đã tự tử (NLĐ 1-3-21)-Số ca nhiễm Covid-19 ở Hải Dương tiếp tục tăng, đã có 665 ca (KTSG 28/1/2021)-Bộ Chính trị gặp mặt thân mật các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị (GD 28/2/2021)-Quy trình giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở Trung ương (GD 28/2/2021)-Việt Nam và ước vọng về một cường quốc biển (VN 27-2-21)-Kế hoạch hoàn hảo của cha con Nguyễn Tấn Dũng né đòn Nguyễn Phú Trọng (Thời Báo (Đức) 27-2-21)- Việt Nam: Chính phủ mới ‘cần yên lòng dân về đặc khu kinh tế’ (BBC 27-2-21)- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 (GD 27/2/2021)- Sao vẫn bẻ cong sự thật? (QĐND 26-2-21)-
- Kinh tế: Triển khai chuyển đổi phương thức đầu tư 2 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam (GD 3/3/2021)-Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi bị phạt đến 20 triệu đồng (GD 3/3/2021)-Vợ đại gia Dũng "lò vôi" chính thức gửi đơn tố cáo ông Võ Hoàng Yên (VNN 3/3/2021)-Khai trương Văn phòng OSSO hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương tại Cần Thơ (KTSG 3/3/2021)-Dứt khoát không bàn giao văn bản nợ đọng cho Chính phủ nhiệm kỳ mới (GD 2/3/2021)-Mỹ xây dựng liên minh kềm chế tham vọng công nghệ của Trung Quốc (KTSG 2/3/2021)-Bắc Ninh thu hút 19 dự án đầu tư nước ngoài trong hai tháng qua (KTSG 2/3/2021)-Ngân hàng Nhà nước cảnh báo nguy cơ khi đầu tư Forex, tiền ảo (KTSG 2/3/2021)-Quảng Ninh mở lại du lịch, dành ít nhất 500 tỉ đồng mua vaccine Covid-19 (KTSG 2/3/2021)-Vận chuyển hàng hóa, nông sản vùng dịch: vẫn chưa có đường sáng (KTSG 2/3/2021)-Doanh nghiệp được 'cởi trói' về thuế nhập khẩu nguyên liệu (KTSG 2/3/2021)-Đổ xô lắp đặt rào chắn lan can chung cư (KTSG 2/3/2021)-Đà Nẵng khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng và văn hóa bản địa (KTSG 2/3/2021)-Chính sách trợ giá tạo ra cơn bùng nổ xe điện ở châu Âu (KTSG 2/3/2021)-TS Lê Đăng Doanh: 'Con đường để VN thoát dịch, phục hồi kinh tế' (BBC 2-3-21)-(BVN )-Tư nhân phân phối vắc xin theo định hướng xã hội chủ nghĩa? (Blog VOA 2-3-21)-Nguyễn Hùng-Chính quyền Biden tiếp tục các cuộc điều tra thương mại khởi xướng dưới thời Trump về Việt Nam (VOA 2-3-21)-(BVN )-Bát nháo hoạt động khám chữa bệnh tư nhân ở Nghệ An (ĐĐK 2-3-21)-
- Giáo dục: Đừng trách Bộ Giáo dục (GD 3/3/3021)-Chiến sĩ thi đua không quá 15%, bao nhiêu giáo viên phổ thông có cửa lên hạng II (GD 3/3/2021)-Nam sinh lớp 11 bị bạn đánh vỡ sọ não tổn hại 49% sức khỏe (GD 3/3/2021)-Dạy và học trực tuyến – Xu thế hay giải pháp? (GD 3/3/2021)-Hà Tĩnh giao quyền Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho bà Đặng Thị Quỳnh Diệp (GD 3/3/2021)-Học sinh trở lại trường, giáo viên sẵn sàng cho mọi tình huống (GD 3/3/2021)-Cơn sốt chứng chỉ chức danh đã bắt đầu, giáo viên cả nước lao vào vòng xoáy mới (GD 3/3/2021)-Từ cậu học trò tò mò vì sao phải đậy kín khi làm dưa cà đến 16 công bố quốc tế (GD 3/3/2021)-Máy rửa xe tự động “made in sinh viên Bách khoa” được doanh nghiệp đặt hàng (GD 3/3/2021)-Học sinh cơ bản vẫn bị cấm sử dụng điện thoại ở trường (GD 3/3/2021)-Sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1 (GD 3/3/2021)-Bộ Giáo dục trả lời vì sao giá sách giáo khoa mới cao hơn sách cũ (GD 3/3/2021)-Ngành Trinh sát Kỹ thuật của Học viện Khoa học Quân sự chỉ tuyển thí sinh nam (GD 3/3/2021)-Nữ sinh lơ lửng ngoài lan can tầng 3 của trường được cứu kịp thời (GD 3/3/2021)-Trường nghề ở Hải Dương chung tay chống dịch, sẵn sàng đón sinh viên đi học lại (GD 3/3/2021)-Xếp lương giáo viên tiểu học hạng II cũ chuyển sang hạng II mới (GD 3/3/2021)-Thủ tướng, Chủ tịch tỉnh, mỗi năm phải đối thoại với thanh niên 1 lần/năm (GD 3/3/2021)-Năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh theo 4 phương thức (GD 3/3/2021)-
- Phản biện: Bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Bài mở đầu (TD 3/3/2021)-Chu Mộng Long-Tuổi trẻ Việt Nam trong nước quá thiếu vắng những Amanda Nguyễn (TD 3/3/2021)-Lưu Trọng Văn-Vợ chồng ông Dũng “lò vôi” tố ông Võ Hoàng Yên lừa đảo (TD 2/3/2021)-BBT-Chuyện bổ nhiệm nữ Phó giám đốc Sở KH-ĐT Vĩnh Phúc (TVN 2/3/2021)-Đinh Duy Hòa-Áp lực thay đổi có thể đến từ những lãnh đạo xuất chúng (VNN 2/3/2021)-Nguyễn Đình Cung-Cần chấm dứt tình trạng lãnh đạo đưa con vào vị trí lãnh đạo! (TD 2/3/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Phạm Văn Đồng định hướng, chỉ đường cho nhóm lãnh đạo, nhưng lại như 'người đi đường không có bản đồ' (TD 1/3/2021)-Âu Dương Thệ-Bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở KH-ĐT 31 tuổi: "Con dân, con quan đều bình đẳng!" (DT 1-3-21)-Lạm bàn về con quan và… bình đẳng cơ hội! (TD 1/3/2021)-Trân Văn-Bộ trưởng về hưu viết sách (GD 1/3/2021)-Huy Đức-Lại đề xuất để mục tiêu 50 đại biểu Quốc hội là người ngoài đảng trở thành hiện thực (BVN 1/3/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Những bộ não nghĩ ngắn (TD 1/3/2021)-Phạm Đình Trọng-Tại sao bầu cử Quốc hội khóa I không có hiệp thương? (TD 1/3/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-‘Đất nước Bến Tre’ và ‘cõi Bác Hồ’ (TD 1/3/2021)-Trân Văn-Buôn đủ thứ… (TD 28/1/2021)-Chu Mộng Long-Những nẻo đường của sự tha hóa (BVN 28/2/2021)-Thái Hạo-Bỏ hộ khẩu giấy: sẽ văn minh hơn trong quản lý dân? (BVN 28/2/2021)-Diễm Thi-Phạm pháp rồi thách đố, tột cùng của sự lưu manh (BVN 28/2/2021)-Đỗ Ngà-Bác Tề (BVN 27/2/2021)-Nguyễn Ngọc Giao-Sự Băng Hoại Và Suy Đồi Của Xã Hội Việt Nam Hôm Nay Hay Là Hệ Lụy Từ Sự Đa Nhân Cách Tầng Lớp Trí Thức (viet-studies 26-2-20)-(TD)-Quách Hạo Nhiên-Lạm dụng tâm thần cho mục tiêu chính trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (BVN 26/2/2021)-Vì sao chiến dịch chống tham nhũng của CSVN không bao giờ có kết quả? (BVN 26/2/2021)-David Hutt-Ôi chùa! Ôi sư! (TD 26/2/2021)-Trần Thất-Móc túi dân lần chót? (TD 26/2/2021)-Lý Trần-Đại diện cho dân và trò bịp của cộng sản (TD 26/2/2021)-Đỗ Ngà-Khi những người trẻ thổi bùng ngọn gió thay đổi xã hội (BVN 25/2/2021)-Trương Minh Vũ-‘Bốc thăm’ kiểm tra kê khai tài sản: chống tham nhũng cũng… ngẫu nhiên (BVN 25/2/2021)-Trân Văn-Phi cảng - cơ hội mới để chia chác nội lực quốc gia (Blog VOA 25-2-21)-(BVN)-Trân Văn-
- Thư giãn: Cây xương rồng 60 tuổi, cao 12m trong nhà cổ nổi tiếng nhất miền Tây (VNN 2/3/2021)-Bắt con cá lạ bán gần nghìn USD, trâu hồng hiếm có giá tiền tỷ (VNN 1/3/2021)-
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông tại các Thông tư: Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Mầm non; Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Tiểu học; Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học cơ sở; Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học phổ thông công lập.
Các Thông tư trên đều được áp dụng từ ngày 20/03/2021.
Nếu không còn phụ cấp thâm niên, bảng lương giáo viên mới từ 20/3/2021 sẽ tính như thế nào? (Ảnh minh hoạ: Lã Tiến) |
Theo các thông tư trên, lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông được xếp theo các hạng từ hạng I đến hạng III có hệ số lương từ 2,1 đến 6,78.
Sau khi các Thông tư ban hành thì có nhiều người phấn khởi vì Thông tư đã bỏ tiêu chuẩn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, hệ số lương cũng tăng lên,… và bên cạnh đó cũng có rất nhiều người tỏ ra lo lắng vì không biết tới đây khi xếp lương mới theo Thông tư trên (có thể từ 20/3/2021) giáo viên còn được hưởng phụ cấp thâm niên hay không?
Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 đã chính thức bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo, nhưng do chưa thực hiện lương mới nên vẫn tạm cho nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên. Nên lo lắng của giáo viên không phải là không có cơ sở.
Nếu không còn phụ cấp thâm niên thì lương giáo viên thực nhận sẽ là bao nhiêu, lương thay đổi như thế nào?
Trong phạm vi bài viết, người viết xin được liệt kê mức lương thực nhận mà giáo viên nhận được nếu được xếp lương theo Thông tư lương mới từ 20/3/2021 với lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, phụ cấp ưu đãi Chính phủ cho phép toàn ngành được mức cao nhất là 30% và giáo viên không còn được hưởng phụ cấp thâm niên.
Bảng lương giáo viên mầm non hạng III có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89
Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng III, giáo viên mầm non hạng II có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98
Bảng lương giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II, giáo viên mầm non hạng I có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38
Bảng lương giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng I có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78
Trên đây là cơ bản bảng lương tham khảo của giáo viên thực nhận khi thực hiện lương Thông tư xếp lương mới áp dụng từ 20/3/2021 nếu giáo viên không còn phụ cấp thâm niên.
Bảng lương có tính chất tham khảo, tùy theo cấp học, bậc học, và thời gian công tác sẽ có chênh lệch đôi chút về phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên vượt khung.
Thời gian gần đây, nhiều giáo viên đang hồ hởi sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư 01;02;03;04/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Bảng lương mới (dự kiến) sau khi tăng lương cơ sở và thay đổi trả lương theo chức danh nghề nghiệp để giáo viên tham khảo. (Ảnh minh họa: Báo Lao động) |
Bởi, theo đó nhiều thầy cô giáo sẽ được giữ hạng (phiên qua hạng mới) hoặc thăng hạng và đồng nghĩa mức thu nhập sẽ tăng.
Nhiều bài báo cũng giật tít lương giáo viên sắp tăng cao; Mức lương mới giáo viên có thể sẽ nhận trên 15 triệu đồng/tháng…
Giáo viên vui mừng, hồ hởi, lâng lâng với cảm giác sẽ sống được bằng lương mà quên đi sắp tới đây nhà giáo không còn thâm niên nữa thì mức lương của những giáo viên công tác trên 10 năm trở đi (có gia đình cả 2 vợ chồng đã công tác 30 năm sẽ thụt giảm đến mức nào?).
Giáo viên được giữ hạng lương sẽ tăng thế nào?
Ở cả 4 cấp học, hạng cũ và hạng mới đều có mức lương chênh lệch nhau. Nếu giáo viên bị tụt hạng đương nhiên lương sẽ bị giảm. Tuy nhiên những thầy cô giáo được chuyển từ hạng cũ sang hạng mới (gọi là trụ hạng) hoặc thăng hạng thì mức lương cũng sẽ tăng không đáng kể.
Chúng tôi lấy ví dụ, giáo viên tiểu học hạng II (cũ) - Mã số: V.07.03.07 đang nhận lương bậc 7 là 4.32 x 1.490.000=6.436.800đ
Nếu được giữ hạng và chuyển sang giáo viên tiểu học hạng II (mới) - Mã số V.07.03.28 sẽ được hưởng mức lương bậc 2 có hệ số lương là 4.34 x 1.490.000= 6.466.600 (đồng).
Giữa hai mức lương chênh lệch: 6.466.600 (đồng) - 6.436.800 (đồng) = 29.800 (đồng).
Vậy, mức lương chênh lệch giữa hạng II cũ sau khi chuyển sang hạng II mới của giáo viên ấy chỉ là 29.800 (đồng)
Nếu bị cắt thâm niên mức thu nhập của giáo viên lâu năm sẽ tụt giảm thế nào?
Ví dụ, giáo viên tiểu học hạng II cũ đang nhận lương bậc 7 là 4.32 x 1.490.000=6.436.800 (đồng), cộng với 25% (phụ cấp thâm niên cho giáo viên 25 năm công tác) tương đương 1.599.200 (đồng). Tổng thu nhập được nhận (chưa tính phụ cấp ưu đãi 30%) = 8.036.000 (đồng).
Khi chuyển sang giáo viên tiểu học hạng II (mới) sẽ được hưởng mức lương bậc 2 có hệ số lương là 4.34 x 1.490.000= 6.466.600 (đồng) (khi không còn phụ cấp thâm niên cho giáo viên 25 năm công tác) sẽ mất đi mỗi tháng khoảng 1.600.000 (đồng).
Với giáo viên gần hoặc hơn 30 năm công tác thì số thu nhập giảm đi hàng tháng sẽ hơn rất nhiều.
Bộ Giáo dục đã nỗ lực để giữ phụ cấp thâm niên nhà giáo
Luật Giáo dục 2019 đã chính thức bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên, từ ngày 1/7/2020.
Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực bảo vệ quyền lợi nhà giáo khi trình Công văn 460/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 02/02/2021 lên Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đồng thuận với Bộ Giáo dục đề nghị Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi triển khai chính sách tiền lương mới.
Tại cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và 183 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, diễn ra sáng 15/11/2020, được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới. [2]
Nhiều thầy cô giáo giảng dạy lâu năm tâm tư trĩu nặng
Với những giáo viên mới vào nghề, giáo viên có thâm niên giảng dạy chưa nhiều thì việc xếp lại lương theo hạng của chùm Thông tư 01;02;03;04/TT-BGDĐT sẽ được nhiều lợi thế.
Tuy nhiên, với những giáo viên có thâm niên từ 20 năm trở lên là sự thiệt thòi khá lớn. Gia đình 2 vợ chồng nhà giáo lại càng thiệt thòi nhiều hơn.
Nếu mỗi tháng cả 2 vợ chồng bị giảm đến vài triệu đồng thu nhập thì cuộc sống gia đình sẽ có nhiều xáo trộn.
Ai cũng biết, giáo viên chỉ sống nhờ thu nhập từ việc giảng dạy (lương và các phụ cấp), việc dạy thêm chân chính nhất để tăng thu nhập của một bộ phận giáo viên cũng bị cấm, bị lên án mà nay lương lại bị hạ thì họ sẽ sống thế nào?
Nhiều thầy cô vẫn còn hy vọng bỏ thâm niên nhưng lương nhà giáo vẫn sẽ không thấp hơn mức lương cũ do đang rất tin tưởng vào phát ngôn của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo):
“Chính sách tiền lương mới của nhà giáo sẽ được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, tính chất mức độ phức tạp, đặc thù của công việc và lương mới của nhà giáo sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng”.
Tuy nhiên, việc chuyển xếp lương từ hạng cũ sang hạng mới có nguyên tắc căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.
Bởi thế, nhìn vào hai bậc lương giữa hạng cũ và hạng mới thì mức chênh lệch khi được chuyển sẽ không nhiều. Nhưng mất đi thâm niên thì những thầy cô giáo lâu năm lại mất đi một khoản thu nhập khá lớn khi tuổi đã xế chiều, ốm đau bệnh tật gõ cửa, con cái ăn học tốn kém.
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, mong muốn của nhà giáo về quốc sách này, có lẽ vẫn là giáo viên sẽ sống được bằng thu nhập làm nghề (lương và phụ cấp).
Nếu điều này vẫn chưa được cải thiện trong lần thay đổi hạng ngạch, hệ thống tiền lương lần này thì cũng xin đường làm nhiều thầy cô giáo lại mất đi một khoản tiền lương hàng tháng khiến cho cuộc sống vốn khó khăn, vất vả lại càng trở nên túng thiếu hơn.
Tài liệu tham khảo:
Công văn số: 460/BGDĐT-NGCBQLGD về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
[1]https://laodong.vn/giao-duc/bo-gddt-khong-co-chuyen-luong-giao-vien-se-bi-giam-816587.ldo
[2]http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=1496
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hiện nay, trên khắp trang mạng, trên nhiều tờ báo đang tập trung khá nhiều về chủ đề lương giáo viên. Nào là lương giáo viên sẽ tăng mạnh từ tháng 3; Lương khởi điểm của giáo viên sẽ tăng lên đáng kể; Lương giáo viên mầm non, tiểu học, trung học tăng kỷ lục…
Phần đông, giáo viên đang thấp thỏm, trông chờ các chùm Thông tư 01;02;03;04/2021/TT-BGDĐTsẽ có hiệu lực vào ngày 20/3 sắp tới đây. Liệu những thông tin lương mới của giáo viên có thật sự tăng mạnh như nhiều người vẫn đang kỳ vọng?
Lương mới lợi cho người trẻ, thiệt với giáo viên có thâm niên
Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng III, giáo viên mầm non hạng II đều có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;
Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II, giáo viên mầm non hạng I đều có hệ số lương 4.0 đến 6.38;
Ảnh minh họa, nguồn: Tạp chí Tài chính. |
Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng I đều có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78.
Nhìn vào các mức lương này nhiều người cũng sẽ nhầm tưởng lương giáo viên sẽ tăng cao vì hệ số bậc lương cuối cùng của giáo viên các hạng cũng tăng cao so với trước đây (trước là 3.99; 4.89 và 4.98 thì nay là 4.98; 6.38 và 6.78).
Nhưng đối chiếu với các quy định thì việc chuyển xếp lương trong thực tế mức chênh lệch giữa bậc lương cũ và mới (cùng hạng) sẽ không nhiều.
Nguyên tắc xếp lương căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.
Một điều đáng nói nữa, không ít giáo viên sau khi đã được chuyển xếp lương mới thì dạy đến khi về hưu vẫn chỉ đạt được lương bậc thứ 4, thứ 5 là nhiều. Và như thế sẽ không có cơ hội chạm đến mức lương cao cuối cùng.
Ví dụ như chính bản thân người viết, tính đến hiện nay tôi dạy đã 27 năm, lương hiện hưởng hạng II (cũ) bậc 8 hệ số là 4.65, nếu chuyển sang hạng II (mới) chỉ ở bậc 3 hệ số lương 4.68. Và 3 năm lên một bậc cho đến khi tôi về hưu, lương cũng chỉ ở bậc 5 với hệ số 5.36.
Hay, một giáo viên bậc trung học cơ sở (hạng II) hiện đã ăn lương kịch khung 4.98, khi chuyển sang lương mới (cũng hạng II) sẽ nhận lương bậc 4 với hệ số lương 5.02.
Thời gian công tác còn lại của giáo viên này khoảng 6 năm thì khi về hưu lương cũng chỉ ở bậc 6 với hệ số lương 5.7.
Thực hiện chế độ tiền lương mới, giáo viên trẻ mới là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất.
Nếu như trước đây, giáo viên có bằng đại học nhưng dạy tiểu học vẫn ăn lương trung cấp, thì thực hiện chế độ tiền lương mới họ sẽ được xếp vào giáo viên tiểu học hạng III nhận mức lương khởi điểm là 2.34 (trước đây phải đi dạy gần 6 năm mới đạt được).
Và sau 9 năm, những giáo viên này nếu được thăng hạng II sẽ nhận được hệ số lương là 4.0 mà trước đây phải 12 năm mới đạt được hệ số lương này.
Vì thế có thể nói thực hiện chế độ tiền lương mới thì lương giáo viên không giảm, giáo viên trẻ được hưởng lợi nhưng giáo viên dạy lâu năm khi thâm niên bị cắt thì tổng thu nhập sẽ giảm đi đáng kể.
Qua phân tích ở trên, có thể khẳng định lương giáo viên sẽ không giảm nhưng tổng thu nhập sẽ giảm đối với giáo viên có thâm niên từ 10% trở lên.
Lương tăng ít, thu nhập giảm nhiều
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), khẳng định việc lo lắng về lương có thể giảm của giáo viên là không có căn cứ.
Lý do là bởi hiện nay chính sách về lương của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đang được thực hiện theo Nghị định số 204 ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Cùng với đó, chính sách này còn căn cứ vào các văn bản sửa đổi, bổ sung như Nghị định số 14/2012, Nghị định số 17/201, Nghị định số 117/2016.
Theo đó, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có giáo viên đều tăng hằng năm, chẳng hạn như mức lương cơ sở năm 2016 là 1.210.000 đồng/tháng, đến năm 2019 tăng lên mức 1.490.000 đồng/tháng.
Mức lương cơ sở năm 2020 tiếp tục được tăng lên cho đến khi áp dụng chính sách tiền lương mới vào năm 2021. [1]
Ông Hoàng Minh Đức khẳng định lương giáo viên sẽ không giảm là đúng, tuy nhiên ông quên mất rằng thu nhập thực nhận của giáo viên mới là vấn đề, và ông không đề cập đến việc, khi giáo viên bị cắt phụ cấp thâm niên thì sẽ ảnh hưởng đến tổng thu nhập thế nào?
Người mới vào ngành (sau ngày quy định về lương mới có hiệu lực) hưởng lương cao hơn các đồng nghiệp đã có nhiều năm công tác, lương mới vẫn căn cứ vào tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ chứ không phải hiệu quả công việc, thử hỏi như vậy có công bằng?
Tăng lương cơ sở thì toàn bộ công chức, viên chức cả nước đều được hưởng chứ riêng gì giáo viên? Nhưng cắt phụ cấp thâm niên chỉ mình nhà giáo lâu năm thiệt thòi.
Lương cơ sở mỗi lần tăng nhiều nhất cũng chỉ khoảng 8% nhưng có những giáo viên công tác trên 10 năm, 15 năm, thậm chí 30 thì mất đi chừng ấy % lương đâu phải là ít?
Luật Giáo dục đã quy định giáo viên không còn phụ cấp thâm niên và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới.
Vì thế, việc giáo viên bị cắt thâm niên gần như sẽ không có gì thay đổi. Vấn đề chỉ là thời gian, năm 2022 thay vì 2021 bắt đầu thực hiện chính sách tiền lương mới.
Thâm niên không còn, như gia đình tôi 2 vợ chồng đều là giáo viên lâu năm, một tháng sẽ mất đi 57% phụ cấp thâm niên từ nghề giáo mà lâu nay vẫn quen gọi là lương (chứ không chia ra lương bao nhiêu, phụ cấp các loại bao nhiêu) quả là một số tiền không nhỏ.
Tôi đang hưởng mức lương hạng II, bậc 8 hệ số 4.65, phụ cấp ưu đãi 35%; phụ cấp thâm niên 27%. Tính chi tiết: Tiền phụ cấp thâm niên 1 tháng là 1.870.695 đồng; Phụ cấp ưu đãi là 2.424.975 đồng. Lương và phụ cấp 6.928.500 + 1.870.695+ 2.424.975 = 11.224.170 đồng. Lương thực nhận sau khi trừ 10.5% bảo hiểm =10.045.000 đồng.
Theo quy định mới, tôi sẽ được xếp qua hệ số lương mới của giáo viên tiểu học hạng II với bậc 3 hệ số 4.68; Nếu mất đi tiền thâm niên 27% (1.870.695 đồng) thì lương thực nhận 1 tháng chỉ còn là 6.973.000 +2.440.620 = 9.413.620 (đồng). Lương thực nhận sau khi trừ 10.5% bảo hiểm = 8.425.190 (đồng).
Lương mới tôi chỉ được tăng 44.700 đồng nhưng một tháng tôi đã mất đi 1.870.695 đồng tiền phụ cấp thâm niên.
Tương tự, chồng tôi hiện đang hưởng mức lương hạng II bậc trung học cơ sở bậc cuối cùng 4.98; phụ cấp ưu đãi 30% và phụ cấp thâm niên 33%. Tiền phụ cấp thâm niên 1 tháng là 2.448.000 đồng; Phụ cấp ưu đãi là 2.226.060 đồng. Lương và các phụ cấp: 7.420.200 + 2.448.000 + 2.226.060 = 12.094.926 đồng.
Lương chồng tôi thực nhận sau khi trừ 10.5% bảo hiểm = 10.824.959 đồng.
Theo quy định mới, nếu giữ nguyên hạng II thì chồng tôi sẽ chuyển qua bậc 4 hệ số lương 5.02. Nếu mất thâm niên 33% (số tiền 2.468.000 đồng) thì thu nhập 1 tháng chỉ còn là 7.479.800 + 2.243.940 = 9.723.740 đồng. Lương thực nhận sau khi trừ 10.5% bảo hiểm = 8.702.748 đồng.
Chuyển hệ số lương, lương mới của chồng tôi tăng so với lương cũ chỉ 44.000 đồng nhưng mỗi tháng chồng tôi đã mất đi 2.468.000 đồng.
Cả 2 vợ chồng chúng tôi sẽ mất 1.870.695 + 2.468.000 = 4.338.695 đồng.
Nhiều đồng nghiệp của chúng tôi cũng lâm vào tình trạng như thế. Sẽ thật không công bằng cho các nhà giáo đã cống hiến bao nhiêu năm cho nền giáo dục nước nhà từ những ngày giáo dục còn vô vàn khó khăn, đến lúc gần về hưu mức lương vẫn không thể đảm bảo được một cuộc sống tối thiểu cho gia đình.
Đã có khá nhiều lời hứa giáo viên sẽ sống được bằng lương nhưng vẫn chưa được thực hiện, đã có những khẳng định khi thực hiện xếp lương mới dù không tăng nhưng vẫn sẽ bằng mức lương cũ, mà lương ở đây giáo viên chúng tôi hiểu là thu nhập thực nhận từ ngân sách trả cho công việc dạy học chính khóa, chứ không ai tách riêng đâu là lương đâu là phụ cấp.
Vì vậy nên chúng tôi vẫn cứ hy vọng nhà nước sẽ có cách điều chỉnh lương hợp lý, tránh thiệt thòi cho những giáo viên có thâm niên công tác với ngành lâu năm.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/khong-co-chuyen-luong-giao-vien-se-giam-871698.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét