ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump hé lộ thời điểm quyết định việc tái tranh cử (VNN 17/3/20210)-Lý do nhà máy Trung Quốc chịu 'vạ lây' trong biểu tình Myanmar (BVN 17/3/2021)-Đông Nam Á trong mắt Trung Quốc: Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông (BVN 17/3/2021)-Trung Quốc buộc Alibaba bán lại báo “Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam” (SCMP)? (BVN 17/3/2021)-Việt Nam có thể "thân Mỹ chống Trung" hay không? (BBC 15-3-21)- Nhiều nhà máy Trung Quốc bị thiêu rụi, Myanmar trải qua ngày đẫm máu (VNN 15/3/2021)-Lộ tin ông Biden cố tiếp cận nhưng Triều Tiên không trả lời (VNN 14/3/2021)-Ngoại giao Việt Nam: Làm thế nào để dẫn dắt? (BVN 14/3/2021)-Đinh Hoàng Thắng-Tàu chiến châu Âu dồn dập vào Biển Đông (BVN 14/3/2021)-Mỹ đưa năm công ty Trung Quốc vào danh sách đe dọa an ninh quốc gia (VNN 13/3/2021)-Thế hệ mới lãnh đạo các cuộc biểu tình ở Myanmar (BVN 13/3/2021)-Nghị sĩ Đức từ chức sau cáo buộc nhận tiền lobby từ chính phủ Việt Nam và một vài nước khác (VOA 12-3-21)-Oanh tạc cơ Nga bay nhiều giờ trên biển Nhật Bản (VNN 12/3/2021)-Ngoại giao và tuyên giáo Việt Nam qua câu chuyện Miến Điện (TD 12/3/2021)-(BVN)-J.Nguyễn-Di sản chiến tranh: Mỹ nỗ lực thế nào để hoà giải với cựu thù Việt Nam (VOA 12-3-21)-Nếu có chiến tranh với Mỹ, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam trước? (RFA 10-3-21)-Bầu cử Việt Nam những năm 2000: Vài lời với sự “ngây thơ” của một học giả người Anh (Luật Khoa 10-3-21)- Liên Xô sụp đổ và vai trò của Mikhail Gorbachev (QĐND 10-3-21)-Vài phương tiện phòng ngự biển Đông từ góc nhìn cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020 (BVN 10/3/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-
- Trong nước: Khắc phục tình trạng “bắn chỉ thiên”, “trên bảo dưới không nghe” (GD 17/3/2021)-Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên không ứng cử đại biểu Quốc hội (VNN 16/3/20210-6 gương mặt ngoài đảng tự ứng cử đại biểu Quốc hội (BVN 17/3/2021)-Hồng Anh-Lễ tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma năm nay bớt bị quấy rối, ngăn trở (BVN 17/3/2021)-Giang Nguyễn-Bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng từ cuối tháng này (KTSG 15/3/2021)-Báo chí nhà nước đăng nhiều bài tưởng nhớ trận Gạc Ma, gây ngạc nhiên (VOA 15-3-21)-Đã tiêm vắc xin Covid-19 cho hơn 11.000 người, 14 trường hợp có phản ứng nặng (VNN 15/3/2021)-Biên bản phiên tòa hình sự phúc thẩm vụ án “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội sáng ngày 09/01/2020 (BVN 15/3/2021)-Thái tử đảng: So găng giữa Nguyễn Thanh Nghị và Trần Tuấn Anh (TB 15-3-21)-Thực trạng ‘con quan – con dân’: Luật Hồi tỵ và cội nguồn chế độ (RFA 15-3-21)-Lê Thanh Hải lập liên minh chống đỡ nhóm Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Văn Nên? (TB 15-3-21)-Trịnh Xuân Thanh thâu tóm 3.400m² đất ở Tam Đảo như thế nào (?) (CAND 14-3-21)-Để Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng 'thấm sâu' vào cuộc sống (GD 14/3/2021)-Lấp lỗ hổng kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng (GD 14/3/2021)-Võ Trọng Kim-Sáu vấn đề nghiêm trọng về dữ liệu cá nhân trong thẻ căn cước gắn chip (BVN 14/3/2021)-
- Kinh tế: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng (GD 17/3/2021)-Phát động chương trình bình chọn Top 7 Ấn tượng Việt Nam (KTSG 17/3/2021)-1,5 triệu đô la Úc tài trợ cho các sáng kiến chuyển đổi số 2021 (KTSG 17/3/2021)-Hai năm chìm sâu dưới đáy, ‘vàng đen’ Việt Nam tăng giá dựng ngược (VNN 17/3/2021)-Máy ATM bitcoin nở rộ khắp nước Mỹ (KTSG 16/3/2021)-Sẵn sàng cho công tác cấp thẻ Bảo hiểm y tế mẫu mới từ ngày 01/4/2021 (GD 16/3/2021)-Hội An kỳ vọng đón khách quốc tế vào tháng 7 (KTSG 16/3/2021)-Đã được chuyển sang hình thức đầu tư công, hai dự án PPP vẫn phải chờ vốn (KTSG 16/3/2021)-Đến 2030, phải có trên 5.000 HTX ứng dụng công nghệ cao (KTSG 16/3/2021)-Nhật Bản cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Bắc Giang (KTSG 16/3/2021)-Rủi ro khi giao hàng không thành công sẽ được bảo hiểm (KTSG 16/3/2021)-Sản phẩm nghiên cứu khoa học của TP HCM chưa có tính thực tiễn cao (KTSG 16/3/2021)-Mua sắm kết hợp giải trí online đang trở thành xu hướng (KTSG 16/3/2021)-Giải pháp cho thực trạng giao thông TPHCM (KTSG 16/3/2021)-10 năm tới, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ tăng thêm hơn 7 tỉ đô la Mỹ (KTSG 16/3/2021)-Xây dựng chiến lược chuyển đổi số (KTSG 16/3/2021)-Việt Nam nên mở cửa ra sao với bên ngoài để cứu kinh tế giữa đại dịch? (VOA 16-3-21)-Thủ phủ điện gió số 1 Việt Nam: Khó tin 1 sào đất đồi hét giá 4 tỷ đồng (DT 16-3-21)-Sự cố metro số 1: Thiếu sót từ khâu thiết kế đến thi công, vật liệu… (DT 15-3-21)-Những mảnh đời ba gác: Nhu cầu và sự 'hỗn loạn' (TN 16-3-21)-‘Trạng thái bình thường mới phải là mở ra cho doanh nghiệp làm ăn’ (VNN 16/3/2021)-
- Giáo dục: Sẽ không có giáo viên nào bị tụt hạng, xuống hạng sau 20/3/2021 (GD 17/3/2021)-Giáo viên nhậu với học sinh, chuyện không còn là cá biệt (GD 17/3/2021)-Trường dân sự đầu tiên ở Việt Nam dạy các môn kỹ năng như công an, quân đội (GD 17/3/2021)-Hiệu trưởng cấp 2 Hoàng Quốc Việt chuyển về Phòng Giáo dục quận 7 làm việc (GD 17/3/2021)-Cô giáo trường Ams mách học sinh Hà Nội cách ôn, thi môn Sử vào 10 hiệu quả (GD 17/3/2021)-Đi dạy 33 năm gần hết đời giáo viên nhưng chuyển lương mới chỉ bậc 4 (GD 17/3/2021)-Trường sa thải giáo viên quốc tế từng bị bắt vì lưu giữ ảnh khiêu dâm trẻ em (GD 17/3/2021)-Tạ Đức Hùng, sinh viên giỏi nghề ô tô, khéo 'thắp lửa' Đoàn ở Đại học Sao Đỏ (GD 17/3/2021)-Có 5 trường tư thục ở Hà Nội chưa đủ điều kiện tuyển sinh lớp 10 (GD 17/3/2021)-Chương trình mới đã hoàn thành bồi dưỡng 3 modul vượt chỉ tiêu (GD 17/3/2021)-Kỷ luật cán bộ Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa để xảy ra lạm thu gần 20 tỷ đồng (GD 16/3/2021)-
- Phản biện: Cử tri - Người là ai (BVN 17/3/2021)-Nguyễn Khắc Mai-Ông Lê Đình Công bị tòa án lừa nhận tội với hứa hẹn giảm án (*) (BVN 17/3/2021)-Hiếu Bá Linh-Ông Nhân, ông Nên và Quốc hội (TD 17/3/2021)-Huy Đức-Trở về bản ngã (TD 17/3/2021)-Đỗ Xuân Thảo-Việt Nam có 8G? Chi nhiều vậy, tôi đề nghị 5G thôi (BVN 16/3/2021)-Vũ Kim Hạnh-Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tồn tại hay không tồn tại? (BVN 16/3/2021)-RFA-Vì sao dự Luật biểu tình cần được ‘tái khởi động’ vào cuối năm 2021? (BVN 16/3/2021)-Nguyễn Nam-Cái gọi là trí thức và giới tinh hoa Việt Nam (TD 16/3/2021)-J.Nguyễn-Ba nhà nước, ba gọng cùm, dân thoát đằng trời! (TD 15/3/2021)-Đỗ Ngà-Không phải nông dân; đảng mới là đối tượng cần giải cứu! (TD 15/3/2021)-Trân Văn-Bắn dân lành Đồng Tâm: Ô nhục quốc gia…(TD 15/3/2021)-Phạm Đình Trọng-Ai tiếp tay làm cho dân ngu, chùa giả? (TD 15/3/2021)-Nguyễn Đình Bốn-Gạc Ma: Lời nhắc nhở về chứng mất trí (nhớ) tập thể (TD 14/3/2021)-Y Chan-Gạc Ma - Khúc tráng ca bất tử (TVN 14/3/2021)-Trần Trung Hiếu-Từ bài học xương máu Gạc Ma nhìn về phía trước (TVN 14/3/2021)-Thạch Hà-Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu (TVN 12/3/2021)-Hoàng Việt-“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về sự dân chủ” (TD 14/3/2021)-Đỗ Thành Nhân-Năm điểm nghẽn khiến kinh tế tư nhân mãi "không chịu lớn" (BVN 14/3/2021)-Phương Linh-Hiệu trưởng – Lãnh chúa trường học hay viễn cảnh thất bại của đổi mới giáo dục (TD 14/3/2021)-Thái Hạo-Gạc Ma mãi mãi không quên! (TD 14/3/2021)-Lưu Trọng Văn- Có nên bắn hết những kẻ là tác giả đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông? (BVN 13/3/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Giáo viên hay khổ sai? (TD 13/3/2021)-Thái Hạo-Cuốn sách không bao giờ được viết? (TD 13/3/2021)-Dương Quốc Chính-Thượng tướng Võ Tiến Trung, ông là ai? (Phần cuối) (TD 13/3/2021)-Thu Hà-Dư luận viên (TD 12/3/2021)-Nguyễn Thông-Rồi ai “kiến tạo” đạo đức quốc gia đây? (BVN 12/3/2021)-Mạnh Kim-Từ Ô Khảm đến Đồng Tâm rồi Myanmar: Khi những con lợn ở mãi trên cây không chịu xuống (BVN 12/3/2021)-Y Chan-Thượng tướng Võ Tiến Trung, ông là ai? (TD 10/3/2021)-Thu Hà-Con đường chính trị của Nguyễn Phú Trọng (TD 10/3/2021)-Quỳnh Trần-Bàn thêm tính đúng đắn của quy hoạch cán bộ…(TD 7/3/2021)-(BVN)-Nguyễn Ngọc Chu-Biểu tình ở Myanmar, Hồng Kông và Việt Nam (TD 6/3/2021)-Dương Quốc Chính-Bộ trưởng về hưu viết sách (TD 1/3/2021)-Huy Đức-
- Thư giãn: Có một chữ G (TD 14/3/2021)-Nguyễn Thông-Chuyện 'tình một đêm thành ngàn đêm' của mẹ đơn thân và bạn học cũ (VNN 13/3/2021)-
33 năm qua, lịch sử đang dần lùi xa, còn nỗi đau chưa bao giờ nguôi ngoai. Nhiều trăn trở và day dứt vẫn còn đó.
Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - một phần của lãnh thổ thiêng liêng từ thời các chúa Nguyễn xác lập chủ quyền và khai thác - đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Cần độc lập, tự chủ về kinh tế
Nhắc lại sự kiện này không phải là chúng ta muốn khơi sâu nỗi đau trong nhân dân, khơi dậy mối thù hằn dân tộc làm ảnh hưởng đến đường lối đối ngoại chiến lược của Nhà nước ta với các quốc gia láng giềng. Với góc độ là giáo viên dạy sử đang trực tiếp giảng dạy cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước, tôi cho rằng việc nhắc lại sự kiện này có ý nghĩa:
Thứ nhất, lịch sử cần minh định và tái khẳng định về bản chất sự kiện này không phải là “hải chiến” mà là một vụ “thảm sát” của quân đội Trung Quốc đối với một đơn vị bộ đội công binh của chúng ta đang xây dựng đảo, xác lập chủ quyền. Điều quan trọng hơn là sau vụ thảm sát này, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma bất chấp sự phản đối của dư luận thế giới và pháp lý quốc tế.
Hình tượng “Vòng tròn bất tử” tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Lâm, Khánh Hòa |
Xâu chuỗi nhiều sự kiện liên quan đến cách hành xử của Trung Quốc với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa năm 1956, 1974 và ở Trường Sa ngày 14/3/1988 cho thấy một thực tế rằng, việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép Gạc Ma không chỉ đơn thuần là muốn “sở hữu” hòn đảo này. Đó là hành động nằm trong chiến lược độc chiếm Biển Đông, là toan tính nguy hiểm không chỉ đe dọa chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam mà còn gây ra bất ổn trong khu vực và đe dọa hòa bình thế giới.
Thứ hai, chỉ có sự vững chắc về kinh tế mới là nhân tố tiên quyết đảm bảo sự vững bền về an ninh quốc phòng. Xét về góc độ lịch sử quan hệ quốc tế nhiều thế kỷ qua, các cường quốc luôn chi phối trật tự thế giới và ngược lại, các nước nhỏ thường vẫn hay bị lệ thuộc về kinh tế và bất lợi về những giải quyết mâu thuẫn, xung đột.
Muốn bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia dân tộc, tất yếu chúng ta phải độc lập, tự chủ về mặt kinh tế hoặc ít ra là hạn chế đến mức thấp nhất sự lệ thuộc về thị trường, khoa học công nghệ, về vốn đầu tư từ nước ngoài.
Thứ ba, trong bối cảnh phức tạp lịch sử lúc bấy giờ và nhiều năm sau đó, vì nhiều lý do tế nhị mà sự kiện Gạc Ma không được các cơ quan truyền thông nhắc tới. Và ngay cả sách giáo khoa lịch sử phổ thông được xuất bản, tái bản nhiều lần cũng không có dòng nào cho sự kiện này.
Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, chương trình và sách giáo khoa mới cần bổ sung những kiến thức cơ bản về quá trình đấu tranh xác lập, bảo vệ chủ quyền biển đảo về Hoàng Sa, Trường Sa, Gạc Ma. Chỉ cần viết đúng, viết đủ và tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử.
Vì quan hệ đại cục, vì sự phát triển và hợp tác kinh tế quốc tế, vì quan hệ đối ngoại, chúng ta phải tạm “gác lại” quá khứ chứ không phải “khép lại” những sự thật lịch sử đã quá rõ ràng.
Thứ tư, từ sự kiện Gạc Ma, chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm xương máu qua thực tế lịch sử của dân tộc mình khi hoạch định đường lối đối ngoại trong một thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày mà lợi ích các quốc gia luôn đan xen nhau cực kỳ phức tạp.
Thứ năm, chúng ta phải khẳng định lại rằng, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế luôn song hành với nhiệm vụ an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên cơ sở có thực lực và tiềm lực kinh tế nhất định.
Trân quý hòa bình
Nhắc lại sự kiện Gạc Ma để chúng ta cũng hy vọng đừng bao giờ có thêm một “Gạc Ma” nào nữa! Nhắc lại Gạc Ma để thế hệ trẻ luôn phải biết tưởng nhớ và tri ân người đi trước đã ngã xuống vì Tổ quốc, để sống có trách nhiệm hơn và yêu Tổ quốc mình hơn.
Nhắc nhở sự thật lịch sử để chúng ta có thể rút ra những bài học lịch sử quý giá trong cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo trong hiện tại và tương lai. Ghi nhớ nỗi đau để chúng ta trân quý nền hòa bình, để ký ức về Gạc Ma không bao giờ bị xóa nhòa trong lòng mỗi người con đất Việt.
Vòng hoa trên biển tưởng nhớ các liệt sĩ |
Sự hy sinh của 64 người lính ngày 14/3/1988 trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền ở Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa là một khúc tráng ca bất tử. Hình ảnh các anh giữ vững ngọn cờ Tổ quốc giữa làn mưa đạn của kẻ thù đã tạo nên “Vòng tròn bất tử” trên đảo Gạc Ma.
Sự kiện Gạc Ma đã lùi xa 33 năm, nay nhắc lại vẫn vẹn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh anh dũng của 64 người lính công binh là một lời nhắc nhở hơn 90 triệu đồng bào hôm nay:
Thứ nhất, lòng tin phải luôn được đặt đúng chỗ.
Thứ hai, mọi quốc gia cần hướng tới mục tiêu hòa bình, phát triển và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các quốc gia trong khu vực.
Thứ ba, luôn phải quán triệt nhận thức láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi. Việt Nam cần và luôn mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ ấy cần được đặt trong cách hành xử tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến”: chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc.
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá nhất và quan trọng nhất của cả dân tộc.
Trần Trung Hiếu
TỪ BÀI HỌC XƯƠNG MÁU GẠC MA NHÌN VỀ PHÍA TRƯỚC
THẠCH HÀ/ TVN 14-3-2021
- Những sự thật và bối cảnh lịch sử từ vụ thảm sát Gạc Ma cần được trả lại tính chất của chúng. Nhưng mục đích không phải để tạo một tâm thế định kiến trong ứng xử cho các thế hệ tiếp theo.
Xem lại kỳ 1: Gạc Ma 1988: Công bằng là để cùng tiến bộ
Mời quý vị cùng xem lễ thả hoa đăng tôn vinh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu bảo vệ Gạc Ma tại bãi biển Thiên Cầm tối 12/3/2018:
Những sự thật và bối cảnh lịch sử từ vụ thảm sát Gạc Ma cần được trả lại tính chất của chúng. Nhưng mục đích không phải để tạo một tâm thế định kiến trong ứng xử cho các thế hệ tiếp theo.
Điều có thể giúp Việt Nam đi tiếp mạnh mẽ và thực tế đã chứng minh đúng đắn là phương châm không quên quá khứ nhưng cố gắng tập trung thay đổi hiện tại và tương lai.
Bởi vậy vun đắp và củng cố những mối quan hệ hữu nghị là cần thiết. Như Nguyễn Trãi đã đúc kết gần 600 năm trước về “hòa hiếu thực lòng”, về “chí nhân” và về “đại nghĩa”.
Vua Lê Thái Tổ cũng căn dặn hậu thế:
Biên phòng hảo vị trù phương lược
Xã tắc ưng tu kế cửu an
Dịch nghĩa:
Biên phòng cần có phương lược tốt
Xã tắc nên có kế lâu dài
Một tầm nhìn dài, chiến lược như giữ nước từ khi còn chưa nguy, giữ nước từ xa là phù hợp cho một đất nước với các đặc điểm như Việt Nam. Một chính sách hòa bình, tự vệ nhưng đủ sức răn đe cần thiết.
Một chiến lược cho những giai đoạn kế tiếp có thể không giúp khỏa lấp nỗi đau riêng như Gạc Ma nhưng có thể giúp đem đến những điều lớn lao cho cả dân tộc.
Sự hy sinh ở Gạc Ma của các chiến sỹ không hề vô ích bởi các anh đã dâng hiến sự sống cho điều mà các anh tin là còn lớn hơn bản thân mình: sự sinh tồn và tiến bước của dân tộc Việt.
Không vô ích vì các thế hệ ngày nay đã chọn tâm thế rạch ròi: lịch sử và sự thật mãi mãi sẽ không đổi thay, chỉ có sáng tỏ hơn thêm mà thôi.
Thế hệ ngày nay cũng rạch ròi: Nhu cầu hòa bình, hợp tác phát triển cũng hết sức chính đáng, là rất cần thiết cho hiện tại và tương lai.
Bằng nhiều nỗ lực của cả hai phía, Trung Quốc hiện là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, một đối tác, một nước láng giềng, một nước lớn, một quốc gia chia sẻ nhiều lợi ích và giá trị chung mà Việt Nam đặc biệt coi trọng.
Ngày 5/3/2018, tại cảng Tiên Sa-Đà Nẵng, trong một cử chỉ chưa từng có, nước Việt Nam hòa bình, thống nhất cũng đón tàu sân bay Carl Vinson từ “cựu thù” Mỹ đến thúc đẩy giao lưu và hợp tác trong khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đồng thời đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Bất chấp sự nghi kỵ và đối địch ban đầu, ngày nay Việt Nam là một trong những thành viên tích cực, năng động, có nhiều đóng góp cho ASEAN và ngược lại.
Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga cũng đang đáp ứng nhiều lợi ích song trùng và của mỗi bên, trên cơ sở sự tin cậy về chính trị và việc coi trọng mối quan hệ truyền thống.
Thật đáng tiếc, 30 năm sau, Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, rủi ro, có thể dẫn đến xung đột bởi gốc rễ vấn đề chưa được giải quyết và có thể do cả những tính toán sai lầm.
Điều muốn nói ở đây là “người thầy” lịch sử sẽ chẳng giúp được gì cho hiện tại và tương lai nếu thiếu đi sự rạch ròi, công bằng và sòng phẳng với chính lịch sử. Có rạch ròi, công bằng và sòng phẳng sẽ có hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, những nền tảng căn bản cho mọi mối quan hệ bền vững, lâu dài.
Bởi vậy, 30 năm sau khúc bi tráng Gạc Ma, những dòng này như một một nén hương xin được thắp tiếp trước “vòng tròn bất tử” của 64 chiến sỹ đã ngã xuống trong ngày lịch sử định mệnh 14 tháng 3 năm 1988.
Thạch Hà
GẠC MA 1988, TRƯỜNG SA-BÀI HỌC LỊCH SỬ BẰNG MÁU
HOÀNG VIỆT/ TVN 12-3-2021
- Sự kiện thảm sát Gạc Ma đã diễn ra 30 năm trước, nhưng bài học kinh nghiệm luôn cần được đặt ra mổ xẻ để bánh xe lịch sử không lặp lại.
Thảm sát Gạc Ma
Ngày 14/3/1988 là một ngày đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Đó là ngày Trung Quốc xua quân tấn công các chiến sĩ công binh của Việt Nam tại khu vực Trường Sa. Máu đã loang trên mặt biển Đông. 64 chiến sĩ của chúng ta đã mãi mãi không trở về.
Nhiều bài viết gọi đây là cuộc “hải chiến Trường Sa”. Cách gọi này hoàn toàn không đúng với bản chất của sự kiện. Bởi vì, bên Trung Quốc đã dùng hải quân trang bị vũ khí tấn công, gồm cả pháo tầm xa, còn bên ta chỉ là các chiến sĩ công binh với vũ khí bộ binh phòng vệ. Bản chất của nó phải được gọi đúng tên là một cuộc thảm sát những người lính công binh Việt Nam do lực lượng hải quân Trung Quốc gây ra.
Trung Quốc còn tàn độc hơn khi không cho phép các tàu của lực lượng chữ thập đỏ ra cứu các nạn nhân, cho dù đây luôn là thông lệ quốc tế trong chiến tranh.
Sự kiện đã diễn ra 30 năm, niềm đau thương, mất mát tưởng chừng như lắng dịu. Tuy vậy, những bài học kinh nghiệm luôn cần được đặt ra, để làm sao cho bánh xe lịch sử không lặp lại lần nữa.
Gạc Ma 1988, đã 30 năm trôi qua... |
Thời điểm để Trung Quốc ra tay
Khi tìm hiểu về tính cách dân tộc Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã tổng kết người Trung Quốc là “hiếu đại, hỷ công, cùng binh, độc vũ”. Tính cách của người Trung Quốc còn được khái quát qua nhân vật Tào Tháo trong Tam quốc Diễn nghĩa: “thà ta phụ người, còn hơn để người phụ ta”. Khi hữu sự, người Trung Quốc thường sẵn sàng ra tay dùng vũ lực lạnh lùng, tàn nhẫn, và luôn tấn công trước đối phương để đoạt tiên cơ.
Cho đến năm 1987, Trung Quốc chưa hề có mặt trên bất cứ cấu trúc nào tại Trường Sa, và họ nhận thấy đây là một bất lợi. Vì thế, từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã ráo riết cho quân lên chiếm một số cấu trúc địa lý thuộc Trường Sa, bao gồm: Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven.
Về phía Việt Nam, mặc dù tiềm lực còn hạn chế về mọi mặt nhưng chúng ta cũng quyết tâm cho các lực lượng công binh ra xây dựng một số cấu trúc tại Trường Sa, nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền.
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc đã chọn thời điểm đầu năm 1988 để tấn công Gạc Ma.
Binh pháp Tôn Tử của Trung Quốc luôn nhấn mạnh vào “thời”, “thế” trong hoạt động chiến tranh. Thời điểm năm 1988, Việt Nam rơi vào “thế” vô cùng hiểm nghèo. Chật vật qua hai cuộc chiến tranh với hai đối thủ “hạng nặng” Pháp và Mỹ, Việt Nam vừa giành được thống nhất đất nước, vết thương chiến tranh chưa kịp lành, kinh tế chưa hồi phục thì ngay sau đó, quân Khmer đỏ tấn công biên giới Tây Nam. Khi Việt Nam đang phải truy đuổi quân Khmer đỏ thì Trung Quốc dàn quân tấn công Việt Nam trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc.
Kinh tế đất nước chật vật, chạy ăn từng bữa, chiến tranh liên miên, đã khiến Việt Nam rơi vào thế khó. Thời điểm đó, trong hoạt động đối ngoại, Việt Nam gần như bị cô lập hoàn toàn. Mỹ vẫn đang cấm vận Việt Nam, Trung Quốc tấn công biên giới năm 1979 và liên tiếp những năm sau đó là thời điểm căng thẳng tột độ giữa hai nước.
Sau sự kiện Campuchia, ASEAN quay lưng ghẻ lạnh với Việt Nam. Chỗ dựa duy nhất của Việt Nam là Liên Xô và khối Đông Âu thì lúc này đang trong cơn rệu rã (năm 1989 bức tường Berlin sụp đổ và năm 1991, Liên Xô tan rã).
Khi Việt Nam rơi vào thế cùng chính là thời cơ của Trung Quốc. Dư luận quốc tế thì đang chú ý đến sự kiện Campuchia, tiềm lực Việt Nam thì kiệt quệ, đây chính là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc ra tay chiếm Trường Sa mà không bị sự phản đối nào đáng kể.
Khi Trung Quốc tấn công Việt Nam ngày 14/3/1988, dư luận quốc tế thờ ơ, các nước ASEAN bàng quan cho rằng đây là chuyện riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc, kể cả Malaysia và Philippines là những quốc gia trực tiếp có lợi ích tại Trường Sa.
Bài học lịch sử qua sự kiện Gạc Ma là khi thế và lực của Việt Nam suy kiệt, thì đó sẽ là “thời” của Trung Quốc, họ sẽ thẳng tay tấn công, xâm lấn, thâu tóm lãnh thổ. Trong bất kỳ bối cảnh nào, chính sách đối ngoại luôn hết sức quan trọng, nhất là đối với những nước nhỏ như Việt Nam. Nếu dư luận quốc tế lên tiếng thì Trung Quốc cũng khó mà trơ tráo và hung hăng đến thế. Thêm nữa, đừng mong chờ có “cao nhân” nào cứu giúp, tham chiến, khi chiến tranh xảy ra.
Trường Sa hôm nay
Sau khi chiếm được Gạc Ma sau cuộc thảm sát ngày 14/3/1988, năm 1995 Trung Quốc chiếm thêm bãi Vành Khăn từ tay Phillipines. Họ đã có tổng cộng bảy cấu trúc: Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven, Xu Bi và Vành Khăn.
Kể từ năm 2014 đến nay, lợi dụng thế giới đang tập trung vào sự kiện giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, Trung Quốc đã âm thầm tiến hành bồi lấp các cấu trúc tại Trường Sa, tổng diện tích bồi lấp lên tới 800 ha. Đến nay, tất cả các cấu trúc này đều đã được xây dựng và trang bị các phương tiện quân sự hiện đại, đóng vai trò như các “chiến hạm nổi” tại khu vực biển này.
Cho đến nay, thực tế là không có một quốc gia nào có thể ngăn cản được việc Trung Quốc bồi lấp các cấu trúc tại Biển Đông, trong đó có Trường Sa. Và cùng với việc bồi lấp này, Trung Quốc đã biến bảy cấu trúc thành các căn cứ quân sự quan trọng để nắm quyền chi phối, kiểm soát khu vực Biển Đông bằng sức mạnh vũ lực.
Bên kia Thái Bình Dương, đối thủ mạnh nhất và đáng gờm nhất của Trung Quốc là Hoa Kỳ. Việc nước này có một tổng thống đầy tai tiếng và điều hành đất nước theo cách “không giống ai” đã khiến cho Trung Quốc thay vì bị ngăn cản, lại trở nên ngày càng mạnh hơn cả về “thế và lực”.
Một vấn đề cần đặt ra là liệu trong tương lai gần, trước việc Trung Quốc càng ngày càng mạnh và “nhe nanh múa vuốt” như vậy, có thể lặp lại việc tấn công Trường Sa tại các cấu trúc mà Việt Nam đang kiểm soát?
Bối cảnh thế giới hiện nay cho thấy, Trung Quốc đang gặp thời. Dù không ưa Trung Quốc đi chăng nữa, cũng phải thừa nhận rằng, ảnh hưởng và thế lực của Trung Quốc càng ngày càng mạnh lên, trong khi ảnh hưởng của Hoa Kỳ - đối thủ duy nhất có đủ sức mạnh kiềm chế Trung Quốc dường như càng ngày càng đi xuống.
Tuy nhiên dù Trung Quốc đang có thời nhưng Việt Nam không rơi vào thế cùng như trước nữa. Về đối ngoại, Việt Nam đã thể hiện chính sách uyển chuyển. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược cùng lúc với Trung Quốc và nhiều cường quốc trên thế giới. Quan hệ quân sự giữa Việt Nam và nhiều cường quốc đã liên tục phát triển. Tàu chiến Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… nhiều lần ghé thăm Việt Nam. Mới đây, hàng không mẫu hạm Carl Vinson của Hoa Kỳ ghé thăm cảng Đà Nẵng. Điều đó cho thấy quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới đang phát triển đáng kể, kể cả với các cựu thù như Hoa Kỳ.
Thế của Việt Nam đã thay đổi, lực của Việt Nam cũng thay đổi theo. Dù cho tiềm lực quân sự của Việt Nam không thể so sánh với Trung Quốc nhưng cũng không phải là không có khả năng bảo vệ và gây thiệt hại cho đối phương nếu bị đối phương gây hấn, tấn công. Việt Nam đã và đang đa dạng hóa nguồn vũ khí của mình, từ tên lửa của Nga, Ấn Độ cho đến tàu chiến của Nga, Pháp… Việt Nam cũng đang cân nhắc việc mua các vũ khí hiện đại từ Hoa Kỳ để tăng cường sức mạnh phòng vệ trên biển.
Dù hòa bình, hợp tác là xu thế của thế giới hiện nay, thế nhưng nguy cơ về xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Trường Sa vẫn luôn hiện hữu. Sự kiện tàu thăm dò dầu khí của công ty Repsol phải rút khỏi lô 136-03 (dù công ty này đã được Việt Nam cấp phép hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo các quy định của luật biển quốc tế) là một minh chứng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn đó. Nếu không cảnh giác, tỉnh táo và chủ động, Việt Nam có thể sẽ bị cuốn vào một cuộc xung đột như vậy trong tương lai.
Vì vậy, để tránh lặp lại sự kiện Gạc Ma, một mặt Việt Nam cần tiếp tục phát triển chính sách đối ngoại đa phương, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế, để tạo thế đứng trên trường quốc tế. Mặt khác, Việt Nam cần tăng cường sức mạnh nội lực về kinh tế, quốc phòng. Mặc dù, chính sách quốc phòng của Việt Nam tập trung vào bảo vệ đất nước, nhưng nếu Việt Nam có sức mạnh quốc phòng đáng kể sẽ khiến đối phương phải cân nhắc khi tấn công vũ trang, tạo sức mạnh răn đe.
Trong sức mạnh quốc phòng ấy, thế trận lòng dân luôn là một phần quan trọng, có tính chất quyết định trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, hiện tại cũng như lâu dài.
Mời quý vị cùng xem hình ảnh lễ thả hoa đăng tôn vinh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu bảo vệ Gạc Ma tại bãi biển Thiên Cầm tối 12/3/2018:
Hoàng Việt
BÁO CHÍ NHÀ NƯỚC ĐĂNG NHIỀU BÀI TƯỞNG NHỚ TRẬN GẠC MA, GÂY NGẠC NHIÊN
VOA 15-3-2021
Các nhà hoạt động tưởng niệm liệt sĩ Gạc Mac tại tượng đài vua Lý Thái Tổ, Hà Nội, 14/3/2021
Truyền thông Việt Nam trong các ngày 13 và 14/3 gây ngạc nhiên trong dư luận khi đăng và phát sóng nhiều tin, bài tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh khi bảo vệ một cụm đảo ở Trường Sa và chỉ đích danh Trung Quốc gây ra cuộc tấn công cách nay 33 năm.
Trong loạt phóng sự mới đăng, đài VOV tường thuật rằng vào rạng sáng 14/3/1988, các chiến sĩ hải quân Việt Nam cùng một số tàu vận tải đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và xây dựng ở cụm đảo Cô Lin-Len Đao-Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa thì bị các tàu chiến hạng nặng của Trung Quốc tấn công.
Cuộc đụng độ không cân sức có kết cuộc là 64 chiến sĩ Việt Nam tử chiến, Việt Nam giữ được Cô Lin và Len Đao, Trung Quốc chiếm Gạc Ma.
VOV nhấn mạnh sự kiện kể trên “đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt”.
Một loạt cơ quan báo chí khác, trong đó có Tuổi Trẻ, Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, Người Lao Động, Tiền Phong, VNExpress, v.v… cũng nhắc lại sự kiện và nêu cụ thể rằng vào sáng 14/3/1988, quân Trung Quốc nã đạn pháo vào đảo, vào các tàu công binh, tàu hải quân Việt Nam để cưỡng chiếm đá Gạc Ma.
Bên cạnh các tin bài nhắc nhở về cuộc đụng độ, các đài báo nhà nước Việt Nam cũng đưa tin về các hoạt động tưởng niệm chính thức tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đặt tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Dư luận trong nước bày tỏ thái độ tích cực trên mạng xã hội về việc báo đài nhà nước đăng, phát tin bài rộng rãi về trận Gạc Ma và nêu đích danh Trung Quốc, một sự thay đổi đáng kể so với những năm trước.
Luật sư Hà Huy Sơn đưa ra nhận xét trên Facebook rằng “năm nay có vẻ khác mọi năm” và bình luận thêm rằng “ghi nhận một bước tiến bộ”.
Nhà báo-nhà thơ Lưu Trọng Văn mô tả rằng ngày 14/3 “có thể nói là ngày hội đồng Tâm, đồng Lòng của truyền thông Nhà nước và truyền thông Dân” với việc có “các tin, bài, ảnh, clip tràn ngập về ngày cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm đảo Gạc Ma”.
Cũng bày tỏ quan điểm qua Facebook, nhà báo tự do Nguyễn Đình Ấm nói ông hoan nghênh lãnh đạo Việt Nam năm nay “cho phép truyền thông quốc doanh nói sự thật” về sự kiện Gạc Ma.
Tuy nhiên, ông Ấm nói thêm rằng khi một số người thuộc giới tranh đấu tại Hà Nội tưởng niệm sự kiện này, họ vẫn bị an ninh nhà nước và hai dư luận viên phá đám.
Hai nhà hoạt động thúc đẩy tiến bộ xã hội Trương Văn Dũng và Lã Việt Dũng xác nhận với VOA rằng họ và 9 nhà hoạt động khác đến tượng đài vua Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm, Hà Nội, vào sáng hôm 14/3 để thắp hương, cắm hoa tưởng niệm các liệt sĩ trận Gạc Ma.
Tại đó, họ bị một vài người thân chính quyền trong nhóm có tên là VietVision khiêu khích, phá rối. Những người đó không phải là các nhân viên an ninh nhà nước, ông Lã Việt Dũng cho hay.
Ông Trương Văn Dũng cho VOA biết rằng các nhà hoạt động không bị giới an ninh nhà nước canh hay bị chặn không cho ra khỏi nhà như những năm trước, và buổi tưởng niệm của hơn 10 nhà tranh đấu đã diễn ra thành công.
Nhận xét về việc truyền thông nhà nước đưa tin rộng rãi cũng như nêu đích danh Trung Quốc đã thảm sát binh sĩ Việt Nam và chiếm Gạc Ma, ông Trương Văn Dũng nói:
“Có thể thấy rõ họ cởi mở, thông thoáng hơn. Tôi không biết về nội bộ của họ nhưng có lẽ có sự chỉ đạo. So với trước, nhận thức của họ nay khá hơn”.
Theo quan sát của VOA, trong các năm trước, chỉ một số ít đơn vị truyền thông nhà nước Việt Nam đăng tin bài kỷ niệm trận Gạc Ma và thường không nêu tên Trung Quốc.
Ông Lã Việt Dũng bình luận về sự thay đổi trong năm nay:
“Tôi ngạc nhiên về việc họ cởi mở. Truyền thông đại chúng, kể cả truyền hình nói nhiều về Gạc Ma. Có thể hai đảng cộng sản của Việt Nam và Trung Quốc có vấn đề. Khi họ hòa thuận, Việt Nam thường nói ít hoặc ỉm đi, hoặc chặn việc tưởng niệm của giới tranh đấu chúng tôi”.
Trong bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân, ông Lưu Trọng Văn nhận định rằng việc báo chí Việt Nam mạnh miệng nói về sự kiện Gạc Ma “chắc chắn có sự bật đèn xanh” của Ban Tuyên giáo thuộc Đảng Cộng sản.
Vẫn ông Văn suy luận rằng điều này liên quan đến vai trò của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, tân Trưởng ban Tuyên giáo, người bắt đầu nắm chức này cách đây chưa đầy 1 tháng.
Ông Võ Văn Thưởng trao quyết định của Bộ Chính trị và tặng hoa Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa. Photo QDND
Một số người khác cũng bình luận rằng có sự thay đổi trong cách đưa tin về Gạc Ma là do một tướng quân đội lên nắm Ban Tuyên giáo.
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng tỏ ra đồng tình với quan điểm này. Ông nói với VOA:
“Đúng, thấy rõ họ có sự thay đổi từ Ban Tuyên giáo. Nhận xét của mọi người cũng có lý. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng họ trong cùng một đảng cả, vì vậy, sự thay đổi này có lẽ không phải chỉ là riêng của Tuyên giáo mà do cả một hệ thống”.
Trong khi đó, nhà hoạt động Lã Việt Dũng có suy nghĩ khác. Ông nói:
“Tôi không nghĩ vấn đề là như vậy. Có lẽ do có vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc chứ một ông tướng không quyết định được. Thường là họ phải họp bàn khá kỹ trong Bộ Chính trị. Trước đây, hai đảng cộng sản đã thỏa thuận không nhắc đến quá khứ. Cho nên, tôi nghĩ rằng diễn biến trên báo chí vừa qua là do có vấn đề trong quan hệ hai đảng”.
Hai ông Lã Việt Dũng và Trương Văn Dũng nói thêm rằng việc phía chính quyền vẫn sử dụng dư luận viên để phá rối hoạt động tưởng niệm của giới tranh đấu vì tiến bộ xã hội cho thấy rằng nhà nước vẫn muốn độc quyền chân lý, độc quyền sự thật, không muốn người dân có các hoạt động tự phát.
GẠC MA: LỜI NHẮC NHỞ VỀ CHỨNG MẤT TRÍ (NHỚ) TẬP THỂ
Y CHAN/ LK/ TD 14-3-2021
Ảnh: Reuters
Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc không có hiện tại, không có cả tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét