ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Corona: Số người chết lên 42, Trung Quốc cảnh báo tình hình nghiêm trọng (KTSG 26/1/2020)- Ủy ban Thương mại EU thông qua EVFTA với 29/40 phiếu thuận (KTSG 22/1/2020)-Phản ứng đầu tiên của ông Trump về phiên tòa luận tội của Thượng viện (VNN 22/1/2020)-Luận tội ông Trump_Phần 2 (TVN 22/1/2020)-Chúng ta đang sống trong một thời đại “hậu sự thật”? (KTSG 22/1/2020)- Luận tội ông Trump_Phần 1 (TVN 21/1/2020)-Các luật sư biện hộ đòi Thượng viện 'tha bổng' ông Trump ngay lập tức (VNN 21/1/2020)-
- Trong nước: GS Tương Lai: 'Vụ Đông Tâm là một việc làm không sáng suốt' (BBC 26-1-20)-Dân tin yêu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Tự nhiên như lẽ đời (VOV 26-1-20)-Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và ký ức về giúp đỡ vô giá của Liên Xô (VNN 26-1-20)- Mở rộng nguồn giới thiệu nhân sự cho đại hội đảng các cấp (TP 25-1-20)-Thủ tướng giao 3 cơ quan xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo (GD 23/1/2020)-Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh (GD 23/1/2020)-Bài phát biểu chúc Tết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (GD 22/1/2020)-Dân tin không có “vùng cấm” (GD 22/1/2020)-ĐCSVN-Đại hội 13 Đảng CSVN và đường lên đỉnh cao quyền lực (BBC 22-1-20)-Rèn luyện những 'hạt giống đỏ' (TP 22-1-20)-
- Kinh tế: Những mảnh đời thiên nhiên (KTSG 27/1/2020)-Ngồi nhà bấm nút làm thủ tục, doanh nghiệp khỏi cần gặp ai đó (VNN 27/1/2020)-"Vui Tết" thôi, đừng "ăn Tết" nữa (KTSG 26/1/2020)-Nhân vật ảo nổi tiếng cạnh tranh với ngôi sao thật (KTSG 26/1/2020)-Mất tết vì bán hoa tết (KTSG 26/1/2020)-Mỹ siết chặt chống hàng giả trên các trang thương mại điện tử (KTSG 26/1/2020)-Sài Gòn - 20 biểu tượng không thể mất (KTSG 26/1/2020)-Việt Nam không sử dụng tỷ giá để cạnh tranh thương mại (KTSG 26/1/2020)-Hơn 1.700 khách tàu biển Châu Âu sẽ ở lại một đêm tại Đà Nẵng (KTSG 26/1/2020)-Vai trò giám đốc đào tạo trong thời đại số (KTSG 26/1/2020)-Room ngoại: nới hay không? (KTSG 26/1/2020)-4.000 ngày thay đổi Việt Nam (TT 26-1-20)- Bài GS Trần Văn Thọ-Kinh tế Việt Nam đang có sự “ưu đãi ngược”! (ĐV 26-1-20)-Trương Đình Tuyển, Nguyễn Đình Cung-Bí thư TP.HCM: TP lớn mà ngập, kẹt xe thì nhà đầu tư rất ngần ngại (Zing 26-1-20)-Quảng Ninh đón chào du khách đầu tiên đầu xuân năm mới Canh Tý 2020 (GD 26/1/2020)-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Kinh tế Việt Nam đang phát triển thuận lợi (GD 26/1/2020)-
- Giáo dục: Mùng ba tết thầy, mấy ai còn nhớ? (GD 27/1/2020)-Ngày "tết thầy"- ngẫm về vai trò của người thầy xưa và nay (GD 27/1/2020)-Cảm ơn thầy, nay con đã thành người tử tế! (GD 27/1/2020)-Làm sao để kéo học trò khỏi game online trong những ngày nghỉ Tết? (GD 27/1/2020)-Cảm nhận mới về bài đồng dao “Mèo – Chuột” (GD 27/1/2020)-Cán bộ quản lý đi xin học cho con, cháu vào trường ngoài công lập sẽ hiểu (GD 27/1/2020)-Tết để chúng ta trở về với nguồn cội và quê hương của mình (GD 27/1/2020)-Tết có muôn vàn thứ để học, sao cứ nhất định phải...cày chữ? (GD 27/1/2020)-"Giờ G" sắp đến, Kiến An chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đến đâu? (GD 27/1/2020)-Ấm áp tình cảm cô và trò trên đảo Bạch Long Vỹ (GD 27/1/2020)-Lao động chất lượng cao là chìa khóa cạnh tranh và hội nhập (GD 27/1/2020)-Lê Quân-Mở đường cho tự chủ (GD 26/1/2020)-10 phẩm chất căn bản của người thầy trong thời đại 4.0 (GD 26/10/2020)-
- Phản biện: Luận mô hình nhà nước và phát triển (*) (KTSG 26/1/2020)-Huỳnh Thế Du-Tại Sao Đồng Tâm? (viet-studies 26-1-20)-Nguyễn Quang Dy- Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác 'giết người'? (BBC 22-1-20)-‘Hậu Đồng Tâm’ đến thời ‘quân hồi vô phèng’ (VOA Blog 22-1-20)-Trân Văn-Nên bỏ những danh hiệu không thực chất (TVN 21/1/2020)-Nguyễn Duy Xuân-Hoàng Sa trong trí nhớ người Việt (BVN 21/1/2020)-Quyen Vinh-Đồng Tâm là một thảm họa – cho Đảng CSVN (BVN 21/1/2020)-Nguyễn Văn Vui-Ba việc liên quan đến Đồng Tâm hé mở thêm sự thật… (BVN 21/1/2020)-Lưu Trọng Văn-
- Thư giãn: Pháo đất ở Hải Dương nổ vang làng đầu xuân mới (GD 27/1/2020)-Sự nhầm lẫn giữa 2 bức tranh chuột (GD 26/1/2020)-Việt kiều ở Cali kể khổ vì phải lì xì, chồng Mỹ ngao ngán (MTG 26-1-20)
MÙNG BA TẾT THẦY, MẤY AI CÒN NHỚ ?
HOÀNG SA VIỆT /GDVN 27-1-2020

Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy… (Ảnh minh họa: congly.vn)
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam đã có tự ngàn xưa. Trước khi có ngày Hiến chương các nhà giáo 20/11 (sau này gọi là Ngày Nhà giáo Việt Nam) thì cha ông ta đã có câu nhắc nhở: “Mùng một Tết cha, mùng ba Tết thầy”.
Có thể sau này người ta thêm vào, thành “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” cho hợp tình hợp lý chăng?
Theo quan niệm của người xưa, sinh ra ta là cha mẹ, người khai tâm cho ta là người thầy.
Muốn nên người, muốn thi thố với đời thì phải học, dù đó là người thầy ở nơi thôn quê hay người thầy nơi phồn hoa đô hội.
Dù người thầy chỉ dạy một giờ, dạy một buổi cũng phải ghi ơn sự dạy dỗ của thầy. Chẳng vì thế mà có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Ngày xưa, đi Tết thầy không phải là bày ra mâm cao cỗ đầy vì người thầy không đòi hỏi điều đó, cốt yếu ở đây là về mặt tinh thần, tình cảm…
Một chục cam ngon, một ký gạo nếp quê, một hộp trà… cũng đủ tấm lòng thành kính đối với thầy.
Thầy trò ngày Tết gặp nhau, hân hoan câu chuyện quê hương, chuyện học hành, thành đạt… Thầy cùng trò chia vui, cùng chúc mừng sức khỏe bên ấm trà xuân ngày đầu năm mới.
Thế cũng đủ trọn vẹn tình nghĩa thầy trò, trọn vẹn tấm lòng của học trò đối với người thầy đáng kính.
Tôi cũng không hiểu sao bây giờ, biết bao học trò, biết bao người học, có tiếng là chăm ngoan, hiền lành ngày còn đi học mà nay thành đạt, lại quên hẳn những người thầy từng dạy dỗ, từng “khai tâm” cho mình thuở ấu thơ.
Người thầy ngày nay không mong ước gì to lớn đâu mà chỉ cần một cuộc điện thoại, một tin nhắn chúc mừng thầy cô nhân dịp tết thôi cũng đủ mãn nguyện lắm rồi.
Nhưng “Trông người, người càng vắng bóng…” rất ít học trò bây giờ nhớ đến thầy cô khi đã rời xa mái trường, khi đã đủ lông đủ cánh bay xa.
Thỉnh thoảng, vào ngày mùng ba Tết trên tivi có chiếu cảnh học trò đến chúc Tết thầy cũ của mình… Nhưng đó chỉ là dàn dựng, được báo trước và cho biết phải nói thế này, nói thế kia.
Xin nhắc lại, đi “Tết thầy” không phải người thầy trông chờ vào vật chất, tiền bạc. Những thứ đó quý thật nhưng không quý bằng đạo nghĩa thầy trò, không quý bằng cách sống đầy nhân ái, phù hợp đạo lý làm người của cha ông ta xưa.
Chợt nhớ câu thơ thật hay:
“Ta như dòng suối tuôn ra biển
Có lúc nào quên trở lại nguồn?”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét