ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục đàn áp các nhà thờ Kitô giáo tại gia (BVN 1/1/2020)- Tổng thống Đài Loan đọc thư của thanh niên Hong Kong: ‘Đừng tin Cộng sản’ (BVN 31/12/2019)-VOA- Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 4) (BVN 30/12/2019)-Bùi Hưng Quốc- Thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc (QĐND 28-12-19)- Vượt đỉnh lịch sử, Donald Trump 'vô địch' các đời Tổng thống Mỹ (VNN 27/12/2019)-2019: Bãi Tư Chính là ‘cái bẫy’ của TQ cài cho Việt Nam (BVN 26/12/2019)-Quốc Phương- Tình hình Biển Đông sẽ như thế nào trong năm 2020? (BVN 25/12/2019)-BBC
- Trong nước: Phó Thủ tướng báo tin vui về lương cho hàng triệu công chức (VNN 1/1/2020)- Chống tham nhũng quyết liệt nhưng phải lo cải thiện đời sống cán bộ, công chức (GD 1/1/2020)-NXP-Chân dung những kẻ phản bội (GD 31/12/2019)-QĐND-Vợ ông Triệu Tài Vinh và hàng loạt đảng viên chủ chốt ở Hà Giang bị kỷ luật (GD 31/12/2019)-Cựu phó chủ tịch TPHCM Nguyễn Hữu Tín lãnh 7 năm tù (VNN 31/12/2019)-Thủ tướng yêu cầu Tết không xe cộ ùn ùn biếu quà lãnh đạo (VNE 31-12-19)- đi bộ thì được?-Kiên quyết chống biểu hiện ưu ái người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn (GD 30/12/2019)-Lý do Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Tứ bị bắt (VNN 3012/2019)-Tổng Bí thư: "Nhiều người có tiếng tăm, ra trước toà đều ăn năn, hối lỗi" (KTSG 30/12/2019)-Vụ Mobifone: thách thức Nguyễn Phú Trọng, chạy tội Nguyễn Tấn Dũng? (VOA 30-12-19)-Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng Mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam’ (VnF 30-12-19)-lạc quan về kinh tế VN !-
- Kinh tế: Từ nay, lái xe uống rượu bia bị phạt tới 40 triệu, tước giấy phép lái xe 2 năm (GD 1/1/2020)-Năm 2020: Đây là những rủi ro lớn nhất đối với các yếu tố kinh tế của Việt Nam (CafeF 1-1-20)-Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2019 qua các chỉ số (Leader 1-1-20)-Lương của tướng quân đội, tướng công an năm 2020 (VNN 1-1-20)-Lương sinh viên mới ra trường thấp nhất 4,7 triệu đồng/tháng (Zing 1-1-20)-Xuất khẩu ô tô, DN Việt ôm khát vọng lớn (VNN 1/1/2020)- Xuất khẩu ô tô, DN Việt ôm khát vọng lớn (VNN 1/1/2020)- Sài Gòn Tiếp Thị số 1-2020: Năm mới, hành trình mới (KTSG 1/1/2019)-Các “ông lớn” công nghệ Mỹ săn lùng nhân tài trí tuệ nhân tạo (KTSG 31/12/2019)-Sa thải nhân sự ngân hàng lên đỉnh điểm trong 4 năm qua (KTSG 31/12/2019)-Sabeco “trắng án” vụ nộp thêm ngân sách nhà nước (KTSG 31/12/2019)-Giá gas tháng 1 bật tăng, bằng 2/3 mức tăng cả năm 2019 (KTSG 31/12/2019)- Vướng đất đai, cổ phần hóa Ngân hàng Agribank vẫn chưa đến quá trình tìm kiếm đối tác (KTSG 31/12/2019)-Giá vàng châu Á lập "đỉnh" trong phiên cuối cùng của năm (KTSG 31/12/2019)-Một số tổ chức kiến nghị đánh giá lại các dự án nhiệt điện than mới ở Việt Nam (KTSG 31/12/2019)-Một năm có thêm 2.000 khách sạn, nhiều tỉnh đối mặt với thừa phòng (KTSG 31/12/2019)-Tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng thấp nhất trong 5 thành phố lớn (KTSG 31/12/2019)-Tạo cơ hội để doanh nghiệp xây dựng được hành nghề bình đẳng (KTSG 31/12/2019)-Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2020 (KTSG 31/12/2019)-Thái Lan dẫn đầu làn sóng M&A ở Đông Nam Á (KTSG 31/12/2019)-Siêu thị đua nhau bình ổn giá thịt heo (KTSG 31/12/2019)- Đằng sau việc hơn 89.000 doanh nghiệp rời thị trường năm 2019 (KTSG 31/12/2019)-Bất ngờ với thị trường ngoại hối mùa cuối năm (KTSG 31/12/2019)-Đừng lãng quên và lãng phí lịch sử (NĐT 31-12-19)-Tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Những bài học của người trong cuộc (NĐT 31-12-19)-Lý giải 3.000 nhà nghiên cứu/1 công trình quốc tế (ĐV 31-12-19)-Tổng bí chủ Nguyễn Phú Trọng bị ‘ném đá’ oan? (VOA Blog 31-12-19)-Nguyễn Hùng-Chống giả mạo xuất xứ, nguồn gốc để bảo vệ những nhà xuất khẩu chân chính (GD 31/12/2019)-NXP-Chấm dứt khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài (GD 31/12/2019)-Cuộc đấu đằng sau kho nhôm 4,3 tỷ hàng Tàu đội lốt Việt đi Mỹ (VNN 31-12-19)-Tín dụng “đen” hoành hành trên mạng (TP 31-12-19)-Nhiều biệt thự biến mất... trên giấy (*): Vì sao loại bỏ nhiều căn biệt thự? (NLĐ 31-12-19)-
- Giáo dục: Bộ Giáo dục phải báo cáo Quốc hội về việc không biên soạn sách giáo khoa (GD 1/1/2020)-Giáo viên thi rớt thăng hạng, trách ai bây giờ? (GD 1/1/2020)-Chuyên gia lo lắng chọn sách giáo khoa theo độ dày của phong bì (GD 1/1/2020)-Bộ trưởng Giáo dục: Tinh gọn các trường sư phạm không có nghĩa là bỏ hết đi (GD 1/1/2020)-Muốn chống quay cóp khi thi, cứ cho sinh viên xem tài liệu thoải mái (GD 1/1/2020)-Lý do giáo viên thi thăng hạng rớt như sung (GD 1/1/2020)-Những hệ lụy từ việc sở, phòng ra đề thi, kiểm tra chung cho các trường (GD 1/1/2019)-Nhà trường tự do lựa chọn sách, vậy Phòng Giáo dục sẽ quản lý thế nào? (GD 1/1/2020)-Báo Giáo dục Việt Nam bình chọn những sự kiện nổi bật ngành giáo dục năm 2019 (GD 1/1/2020)-500 tỷ đồng trở lên mới được mở phân hiệu trường đại học nước ngoài tại Việt Nam (GD 1/1/2020)-Quy định riêng đối với các ngành đặc thù (GD 1/1/2020)-Quảng Ninh trích hơn 22 tỷ mua sắm bàn ghế, thiết bị dạy học cho vùng cao (GD 1/1/2020)-Chính thức có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học (GD 31/12/2019)-Bộ trưởng Giáo dục đề nghị không tinh giản biên chế với giáo viên mầm non (GD 31/12/2019)-
- Phản biện: Bây giờ vẫn chưa phải thì bao giờ? (GD 1/1/2020)-Xuân Dương-Khát vọng Việt Nam 2020 (TVN 1/1/2019)-Nhị Lê-Câu chuyện đầu năm: Nguy cơ khủng hoảng môi trường (BVN 1/1/2020)-Nguyễn Quang Dy-“Chân rết Việt Tân” hay “Đối diện lá cải”? (BVN 1/1/2019)-AH-Ba điều sáng tỏ từ bài phát biểu của ông Trần Quốc Vượng (BVN 1/1/2020)-Nguyễn Ngọc Chu- ‘Mặt trời vẫn đang toả nắng ở Việt Nam’ (TVN 31/12/2019)-Tư Giang-Lịch sử có bị xuyên tạc? (BVN 31/12/2019)-Mai Thanh Sơn-Chính trị Việt Nam: Một thập kỷ nhìn lại (BVN 31/12/2019)-Đoan Trang-Trịnh Hữu Long-Đừng quên họ, những tù nhân lương tâm (BVN 31/12/2019)-Khánh Vi-Không đồng lõa với quân xâm lược (BVN 31/12/2019)-Người Đưa Tin-Khi cái ác ở trên cao (BVN 30/12/2019)-Nguyễn Hồng Vũ-Tô Huy Rứa-Chân Dung Quyền Lực (Viet-studies 30/12/2019)-TD 21, 24, 27-12-19-Đừng cứ tự sướng, hết 'kỳ tích' đến 'thần kỳ' (MTG 28-12-19)- Nguyễn Văn Mỹ- Việt Nam 2020: Gắn kết cái gì và thích ứng ra sao? (BVN 28/12/2019)-Chiến Thành-Không đơn thuần là ngột ngạt (BVN 28/12/2019)-Mai Quốc Ấn-Việt Nam, cần một cuộc chấn hưng đạo đức (BVN 28/12/2019)-Đinh Yên Thảo- Khi nỗ lực cải cách trở nên “lặng lẽ” (TVN 27/12/2019)-Lan Anh-‘Muốn có sữa thì phải chăm bò’ (TVN 26/12/2019)-Lương Bằng- Người dân phải hít bụi mịn đến bao giờ? (TVN 25/12/2019)-Nguyễn Huy Viện-Nỗi lo chủ quyền từ ông Tổng Trọng dự báo rắc rối 2020? (BVN 25/12/2019)-Quang Thành-Nhà nước giám sát thất bại của thị trường, vậy ai giám sát thất bại của nhà nước? (DNSG 25-12-19)-Tào Minh-
- Thư giãn: Dự báo sốc về năm 2020 của nhà tiên tri Nostradamus (VNN 1/1/2020)-Bất ngờ từ những loại cây quen thuộc ‘nuốt’ bụi mịn, lọc không khí (VNN 1/1/2020)- Tại sao người Ấn thống trị vị trí CEO ở nhiều tập đoàn lớn trên thế giới? (TN 31-12-19)- Giải mã chiến lược của Kim Jong Un qua loạt ảnh cuối 2019 (BVN 30/12/2019)-
CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM: NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN QUANG DY/ BVN 1-1-20 2020
Trước thềm năm mới 2020, Việt Nam đứng trước các cơ hội và thách thức khó lường. Muốn “biến nguy thành cơ”, Việt Nam phải đổi mới thể chế và điều chỉnh tư duy chiến lược để tìm cách hoát hiểm. Đối đầu Việt-Trung trên Biển Đông đe dọa chủ quyền quốc gia và các đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong khi đó, nguy cơ khủng hoảng môi trường sống đang đe dọa tương lai Viêt Nam.
Phần nổi của tảng băng chìm
“Rạng Đông chưa qua, Sông Đà đã tới” là một câu vè mới của người Hà Nội năm 2019, sau sự cố cháy nhà máy Rạng Đông (28/8/2019) và vụ nước bẩn Sông Đà (10/2019). Vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã phát tán ra môi trường 27,2 kg thủy ngân, gây ô nhiễm một góc thành phố. Tuy chưa thể đánh giá chính xác thiệt hại về lâu dài, nhưng vụ cháy này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, vì nguy cơ xảy ra sự cố như Rạng Đông còn khá nhiều.
Vụ cháy Rạng Đông chưa kịp lắng xuống thì vụ nước bẩn Sông Đà lại nổi lên, làm dư luận bức xúc trước nguy cơ ô nhiễm nguồn “nước sạch”. Nhưng cách thức thành phố xử lý nguồn “nước bẩn” như sông Tô Lịch làm dư luận bất bình. Nói cách khác, câu chuyện “nước sạch” hay “nước bẩn” chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Các nhóm lợi ích thân hữu đứng sau thao túng chính sách mới là nguy cơ lớn hơn, như những thế lực khó kiểm soát.
Chỉ trong vòng hơn một tháng, người Hà Nội phải liên tiếp gánh chịu hậu quả của hai sự cố môi trường là cháy nhà máy Rạng Đông gây ô nhiễm không khí, và đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà gây ô nhiễm nước sinh hoạt. Hình ảnh người dân Hà Nội xếp hàng lấy nước như thời bao cấp bỗng hiện về ám ảnh cộng đồng. Nhưng điều đáng nói là phản ứng quá chậm của chính quyền trước nguy cơ ô nhiễm môi trường làm khủng hoảng lòng tin.
Liệu vụ Rạng Đông hay Sông Đà có phải là “chuyện nhỏ” sẽ bị lãng quên (như “new normal”), trong khi “chuyện lớn” như Formosa từng gây ra thảm họa môi trường biển Miền Trung (năm 2016) nay cũng bị “chìm xuồng”. Phải chăng tư duy “đặc thù” (exceptionalism) và “tiệm tiến” (gradualism) vẫn là rào cản làm chậm đổi mới vì Viêt Nam vẫn kiên trì theo “định hướng XHCN” (mà người ta gọi là quả bom nhiệt hạch lớn nhất thế kỷ 19).
Trung Tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), do Trung Quốc đầu tư 95%, gồm 4 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, với tổng công suất 5.600MW. Các ống xả khói và bụi từ bãi xỉ than của nhà máy bị gió biển thổi tới khu dân cư làm ô nhiễm cả một vùng. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (khánh thành 9/2019) có bãi xỉ than cao hàng chục mét, với hàng chục triệu tấn tro xỉ than được chôn lấp, rất gần khu dân cư và cách quốc lộ 1 hơn 1 km.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, mỗi năm một nhà máy điện than xả ra môi trường nhiều loại khí độc hại bao gồm (trung bình) 14.100 tấn SO2, 10.300 tấn NO, 500 tấn hạt PM, và 77 kg thủy ngân. SO2 tạo ra hạt axit trong không khí, có hại cho sức khỏe. Cụm nhiệt điện Vĩnh Tân cũng như dự án thép Formosa hay bauxite Tây Nguyên (Tân Rai & Nhân Cơ) là những “quả bom nổ chậm” đe dọa gây ô nhiễm môi trường với quy mô lớn và lâu dài.
Đó không chỉ là hiểm họa đe dọa cuộc sống người Việt trong tương lai mà đã trở thành hiện thực đe dọa tính mạng người Việt trong hiện tại. Nếu hôm qua người ta không quan tâm đúng mức và có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả trước những cảnh báo về ô nhiễm môi trường, thì hôm nay phải trả giá đắt cho những sai lầm và chậm chễ. Đó là quy luật nhân quả trong mối tương quan giữa con người và môi trường, dẫn đến thảm họa.
Cảnh báo của các nhà khoa học
Gần đây, có 2 nguồn thường được trích dẫn về tình trạng ô nhiễm môi trường: Một là, dự báo chất lượng không khí Hà Nội và khu vực phía Bắc của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cùng với Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo. Hai là, báo cáo của đại học Harvard về khí thải tăng lên tại các nhà máy điện chạy than ở Đông Nam Á (Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia).
Theo nghiên cứu của VAST và IIASA (năm 2015), nguồn lớn nhất thải ra bụi mịn PM2.5 gây ô nhiễm không khí Hà Nội là từ các phương tiện giao thông đường bộ (25%), nguồn thứ hai là nhiệt điện và công nghiệp (20%), nguồn thứ ba là đun nấu và sử dụng sinh khối (15%), nguồn thứ tư là khí thải ammonia trong chăn nuôi và phân bón (15%), nguồn thứ năm là phụ phẩm nông nghiệp (7%). Theo báo cáo này, chỉ 1/3 mức ô nhiễm PM2.5 trong không khí Hà Nội là đến từ phạm vi thành phố, và 2/3 còn lại đến từ các tỉnh lân cận.
Theo dự báo của VAST và IASA (10/2018), nguồn bụi mịn PM2.5 lớn nhất gây ô nhiễm không khí Hà Nội nay đến từ các nhà máy nhiệt điện chạy than (ở phía Đông). Nguồn thải thứ hai là từ các phương tiện giao thông đường bộ. Nguồn thải thứ ba là từ các công trình xây dựng. Theo AirVisual (14/12/2019), chỉ số AQI có bụi mịn PM 2.5 tại Hà Nội là 359, đạt mức ô nhiễm cao nhất thế giới. Cả tuần trước đó, chỉ số AQI liên tục ở mức trên 200 (nhóm 200-300 là mức “rất ô nhiễm”, và trên 300 là mức “nguy hại”, không nên ra đường).
Theo báo cáo của Harvard, “Nếu không có gì thay đổi, khí thải từ đốt than tại Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba lần, nhất là ở Indonesia và Việt Nam”. Ước tính các nhà máy điện than đã gây ra 4.252 cái chết sớm ở Việt Nam (năm 2011) và tăng lên 19.223 (năm 2030). Trong khi đó, Vital Strategies (có trụ sở tại Mỹ), đã phân tích hơn 500.000 bài báo và các bài đăng trên mạng xã hội về ô nhiễm môi trường tại 11 nước thuộc khu vực Nam Á và Ðông Nam Á, cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí tại các nước này chủ yếu vẫn là do phương tiện giao thông. Riêng xe máy đóng góp 29% nguồn thải NO, 90% CO, và 37,7% nguồn thải bụi.
Bụi hay hợp chất trong bụi được gọi là PM (particulate matter) trong đó có bụi mịn PM10 và PM 2.5, bao gồm sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, carbon đen, bụi khoáng và nước. Gần đây, tại Việt Nam xuất hiện bụi siêu mịn PM1.0 (dưới 1µm) và bụi nano PM0.1 (dưới 0.1 µm). Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), nếu mật độ PM10 trong không khí tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, và nếu mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 36%.
Bụi mịn PM2.5 và PM10 thường đi vào qua đường hô hấp khi con người hít thở. PM2.5 đặc biệt nguy hiểm hơn vì chúng bé đến mức có thể luồn lách vào các nang phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. PM2.5 là nguyên nhân gây ra nhiễm độc máu. Theo Cơ quan bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA), hạt bụi PM2.5 có chứa nhiều kim loại nặng có khả năng gây ung thư, hoặc tác động đến DNA gây đột biến gen. EPA ước tính có đến 4,3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến ô nhiễm do bụi mịn PM2.5 và PM10.
Theo công bố của hội thảo “Ô nhiễm không khí – Mối đe dọa sức khỏe cộng đồng” (năm 2017), lượng bụi PM2.5 trung bình (2016) ở TP HCM là 28,23 µg/m3, gấp ba lần tiêu chuẩn của WHO, trong khi tại Hà Nội chỉ số này lên tới 50,5 µg/m3, gấp năm lần so với tiêu chuẩn của WHO, và cao gấp đôi so với quy chuẩn Việt Nam. Hiện nay, ô nhiễm không khí ở Hà Nội chỉ đứng sau New Delhi (là 124 µg/m3) nơi có mức ô nhiễm đứng đầu thế giới.
Theo AirVisual (13/12/2019) Hà Nội đứng đầu 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI ở mức “nâu” (316). Cá biệt tại Tây Hồ chỉ số AQI lên tới 405. Đây là đợt ô nhiễm không khí “khủng khiếp nhất tại Hà Nội từ trước đến nay”. Theo PAMAir, ô nhiễm nghiêm trọng ở khắp miền Bắc Việt Nam, với ngưỡng “tím” (trên 200). Theo các chuyên gia dự báo, hiện tượng nghịch nhiệt sẽ còn tiếp tục đến 3/2020. (Vietnamnet, 14-15/12/2019).
Nhiệt điện và ô nhiễm môi trường
Theo Quy hoạch Điện VII (điều chỉnh) công suất nhiệt điện sẽ là 55.000 MW vào năm 2030, giảm so với kế hoạch ban đầu là 75.000 MW. Nhưng công suất lắp đặt của nhiệt điện ở Việt Nam tăng mạnh, từ 13 GW (2015) lên 18,5 GW (2018). Tính trung bình cả năm, điện than có thể trở thành nguồn đóng góp tăng nhanh nhất nồng độ PM2.5 ở Hà Nội. Đến năm 2030, ngành nhiệt điện có thể đóng góp 20% mức ô nhiễm PM2.5 tại Hà Nội.
Theo Zing (3/2018), ông Trần Văn Lượng (Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công thương) cho biết trong bối cảnh hiện nay, thủy điện đã đạt tới hạn, điện hạt nhân tạm dừng, các năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chi phí đầu tư lớn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, vì chiếm diện tích lớn, chi phí cho hệ thống truyền tải tăng và trong hệ thống cần nguồn chạy nền để đáp ứng ổn định điện.
Theo ông Myllyvirta (GreenPeace), “Giảm ô nhiễm được bao nhiêu thì điện than làm ô nhiễm bấy nhiêu”. Mức tăng từ 5 đến 12 microgram/m3 là rất lớn (gần 20%) so với mức tăng trung bình của một ngành. Nếu mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, phải tìm cách cải thiện chất lượng không khí. Nhưng tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam còn cách xa so với tiêu chuẩn tốt nhất (best practice) của quốc tế. Các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam được phép phát thải gấp 5-10 lần so với các nước đang theo tiêu chuẩn tốt nhất.
Báo cáo Chất lượng Không khí năm 2018 của GreenID cho biết nồng độ PM2.5 trung bình của Hà Nội năm 2018 ở mức 40,1 microgram/m3, gấp 4 lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 microgram/m3. Nồng độ PM2.5 vượt xa giới hạn cho phép trong quy chuẩn trung bình của Việt Nam là 25 microgram/m3. Ông Trần Đình Sinh (GreenID) cho biết lượng bụi mịn PM2.5, SOx và NOx hiện nay tăng gấp 6 lần so với năm 2016, và 80% số đó đến từ điện than. Theo ông, cần công khai minh bạch thông tin cho công chúng biết.
Smog (smoke+fog) là khí thải do ô nhiễm gặp sương mù, dưới bức xạ mặt trời gây ra những phản ứng quang hóa tạo thành các “hạt thứ cấp” (secondary particle) và khí độc mới có hại cho cơ thể như nitrogen dioxide (NO2). Khi smog cộng hưởng với thời tiết xấu và địa hình sẽ còn nguy hiểm hơn. Thảm họa môi trường ở London cuối năm 1952 khi “Great Smog” kéo dài nhiều ngày làm 8.000-12000 người chết. Nhưng sát thủ trực tiếp là các khí độc như nitrogen dioxide và hạt PM2.5. Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) số người chết sớm (premature death) do ô nhiễm không khí ở 40 nước Châu Âu là 432.000 (năm 2012).
Theo New York Times (2013), 40% hạt mịn PM2.5 là do điện than gây ra ô nhiễm không khí, làm 360.000 người Trung Quốc chết sớm. Theo National Science Review (2016), điện than tại Trung Quốc đã tạo ra các chất phóng xạ và kim loại nặng (như arsen, chì, thủy ngân, crom). Năm 2015, Trung Quốc có 4,3 triệu bệnh nhân ung thư mới, gồm 730.000 trường hợp ung thư phổi. Khoa học đã chứng minh có mối liên hệ chặt chẽ giữa điện than và hạt PM2.5 với ung thư. Hạt PM2.5 siêu nhỏ có thể thấm qua màng phổi, gây ung thư phổi.
Trước áp lực của quốc tế và trong nước, Tập Cận Bình đã phải ra lệnh ngừng phát triển điện than ở Trung Quốc. Từ 2013 đến 2017, Trung Quốc đã đóng cửa nhiều nhà máy điện than, nên đã giảm được 35% lượng bụi mịn PM2.5 tại Bắc Kinh, từ 89,5 microgram/m³ xuống còn 58 microgram/m³. Nhưng điều đáng nói là Trung Quốc lại chuyển công nghệ điện than lạc hậu sang Việt Nam. Theo Global Energy Monitor, Việt Nam nay xếp thứ 3 trong số các nước đứng đầu về sản lượng điện than, nhưng vẫn xây thêm nhà máy điện than mới.
Gần đây, Hà Nội có nhiều sương mù (smog), do ảnh hưởng bởi 8 nhà máy điện than (từ 600 đến 2300 MW) chủ yếu ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Và Sài Gòn cũng bị ảnh hưởng bởi 4 nhà máy điện than Vĩnh Tân (ở Bình Thuận). Điện than sinh ra nhiều khí độc như sulphur dioxide (SO2), nếu hit phải sẽ khó thở và dễ bị các bệnh phổi. Khí Sulphur dioxide được thải ra sẽ phản ứng với VOC tạo ra hạt mịn PM2.5 trực tiếp (carbon đen) và gián tiếp (Sulphur dioxide chuyển thành dạng hạt). Điện than là nguồn cung cấp hạt PM2.5 lớn nhất, và là tác nhân giết người nhiều nhất qua ô nhiễm không khí, vì vậy làm nhiều dự án điện than là tự sát.
Hà Nội không vội được đâu
Nhưng giảm điện than trong quy hoạch điện quốc gia rất khó, vì lợi ích nhóm còn mạnh và Trung Quốc muốn đẩy công nghệ điện than lạc hậu sang Việt Nam, trong khi chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo còn cao. Vì vậy, EVN và Bộ Công Thương “vẫn kiên quyết ôm chặt điện than, viện đủ lý lẽ để từ chối năng lượng tái tạo”, bất chấp Nghị quyết 120/NQ-CP, và “nhắm mắt trước xu hướng chung trên thế giới, kể cả Trung Quốc”. Họ đề nghị Thủ tướng “chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than”.
Vì vậy, hợp tác với Mỹ để triển khai các dự án điện khí (LNG) là giải pháp khả thi, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Muốn giảm thiểu ô nhiễm không khí, phải kiểm soát được các nguồn phát thải PM2.5 như các nhà máy điện than, các phương tiện giao thông đường bộ, và các dự án xây dựng gây ô nhiễm… Không chỉ kiểm soát để giảm các nguồn phát thải gây ô nhiễm, mà còn phải bảo vệ và bổ xung cho quỹ cây xanh như “lá phổi” của thành phố, và phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường với các quy chuẩn của “thành phố xanh” và “GDP xanh”.
Nhưng năm 2014, Hà Nội đã chặt hạ 500 cây xanh trên đường Nguyễn Trãi để phục vụ cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc thi công. Dự án đó bị đội vốn và chậm tiến độ đến nay vẫn chưa xong, trở thành một vết nhơ của Hà Nội. Năm 2015, Hà Nội lại lên phương án “chặt hạ và thay thế 6700 cây xanh”, gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ làm chấn động dư luận trong nước và quốc tế, nên buộc phải dừng lại.
Trước sức ép dư luận, Sở Xây Dựng Hà Nội đã bị thanh tra và kỷ luật để “rút kinh nghiệm”, nhưng họ đã chặt hàng ngàn cây xanh, làm tổn thương “lá phổi” của thủ đô. Đằng sau quyết định thiển cận đó chắc có bàn tay của các nhóm lợi ích “ăn không từ một cái gì”. Sau khi ăn xong vỉa hè, họ định ăn tiếp cây xanh. Không chỉ cây xanh Hà Nội mà các vườn quốc gia cần được bảo tồn (như Sơn Trà, Bà Nà, Tam Đảo) cũng đang bị các nhóm lợi ích xâm hại để xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, trong cơn sốt bất động sản.
Kết quả là Hà Nội không còn là một địa chỉ “đáng sống”. Thành phố quá nhiều rác thải và bụi, giao thông thường bị ách tắc do hạ tầng quá tải. Nay đường phố Hà Nội có nơi xuống cấp như đường nông thôn với nhiều “ổ gà” và “sống trâu”, những nắp cống tụt xuống như những cạm bẫy. Nhưng “lá phổi” Hà Nội còn bị tổn thương và bất lực trước ô nhiễm môi trường. Có nhà văn nói “Hà Nội đẹp quá, người ta phá đến thế mà vẫn đẹp”, nhưng có nhà báo lại nói “Hà Nội đang bị quả báo”, phải trả giá sớm cho lòng tham và dân trí thấp.
Nếu bạn sống ở Hà Nội trong những ngày tháng này, chắc sẽ được cảnh báo là “không nên ra ngoài đường” vì chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) thường xuyên tới mức đỏ (dưới 200) và tím (trên 200). Ngồi trong nhà nhìn qua cửa kính, người ta thấy bầu trời mù mịt, không nhìn rõ các tòa nhà vì sương mù dày đặc, có chứa bụi mịn PM2.5 và PM10. Thật khủng khiếp khi ô nhiễm không khí đang lặng lẽ giết dần người Việt như “đẳng tử”, nhưng điều đáng buồn là người Hà Nội dường như không sợ chết, chắc vì Hà Nội không vội được đâu!
Ngày 18/12, Chủ tịch Hà Nội họp với các Sở Ban Ngành, và ngày 19/12, Bộ trưởng TN-MT họp bàn giải pháp cấp bách về ô nhiễm môi trường. Theo báo Thanh Niên (20/12/2019) vấn đề cấp bách nhưng giải pháp nhạt nhòa, và báo nhấn mạnh “cả năm qua, người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội và tp Hồ Chí Minh gánh chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí kéo dài nhưng phải đến tận tháng cuối năm, một vài cơ quan mới tổ chức họp tìm giải pháp”. Đó là phản ứng “quá ít và quá chậm” (too little too late) trước nguy cơ khủng hoảng môi trường.
Mấy lời cuối
Greta Thunberg là một hiện tượng về sự trỗi dậy của “quyền lực vi mô” (micro power) và sự suy tàn của quyền lực vĩ mô mà Moses Naim đã đề cập (The End of Power, 2013). Thunberg đại diện cho thế hệ trẻ đang làm cho thế giới biến chuyển khó lường, từ Algeria đến Hongkong, và nhiều nơi khác. Thunberg dám lên án và lên lớp các nguyên thủ quốc gia tại diễn đàn LHQ về môi trường (23/9/2019), vừa được Time bình chọn là “nhân vật của năm”. Trên thế giới, nguy cơ khủng hoảng môi trường do biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn.
Thunberg có 3 thế mạnh cơ bản so với nhiều người khác.: Một là, cô sinh trưởng tại Bắc Âu có nhiều ưu việt. Hai là, cô được hàng triệu người trên thế giới ủng hộ vì dũng cảm lên tiếng bảo vệ môi trường. Ba là, cô còn rất trẻ trong khi lãnh đạo các nước đã già. Nếu xảy ra thảm họa môi trường thì tất cả sẽ bình đằng trước cái chết, nhưng chắc Thunberg sống lâu hơn. Nếu loài khủng long đã bị diệt chủng vì “thiên tai” thì loài người có thể bị diệt chủng vì “nhân họa”, nên họ cần được cảnh tỉnh để chung sức đối phó với thảm họa môi trường.
Trong khủng hoảng Biển Đông năm 2019, Việt Nam đã cứng rắn hơn, nhưng năm 2020 với tư cách Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam cần có lập trường rõ ràng hơn để quốc tế ủng hộ. Trước nguy cơ làm nhiều đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam cần xem xét lại kế hoạch PV Power đầu tư (38%) vào dự án thủy điện Luang Prabang. Đây là một sai lầm lớn như “tự bắn vào chân mình”, vì rủi ro động đất ở Bắc Lào rất lớn, Việt Nam sẽ mất uy tín và mắc kẹt vì lập trường thiếu nhất quán, và Trung Quốc sẽ lợi dụng để phân hóa.
Nhân ngày lễ Christmas, chắc Thiên chúa rất buồn khi biết nhân viên ý tế bệnh viện mang tên Saint Paul đã gian lận cắt đôi que thử HIV và Viêm gan B để lừa gạt bệnh nhân. Trong khi các quan chức cấp cao và đại gia “tham nhũng vĩ mô”, thao túng vụ mua bán AVG để chiếm đoạt hơn bảy ngàn tỷ đồng, thì bệnh viện Saint Paul “tham nhũng vặt” để chiếm đoạt vài chục triệu đồng. Trong khi các quan chức Y tế và VN Pharma nhập thuốc ung thư giả bán cho bệnh nhân, thì các quan chức giáo dục gian lận để thao túng kết quả thi cử. Thể chế có những lỗ hổng để họ tham nhũng toàn diện và triệt để, “ăn của đân không từ một cái gì”.
Thể chế đang ưu tiên kiểm soát chặt chẽ người dân bằng các nguồn lực và công nghệ cao (như “hệ thống tín nhiệm xã hội” tại Trung Quốc), nhưng không kiểm soát được quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu và minh bạch hóa để chống tham nhũng. Nay thể chế có những lỗ hổng và sơ hở để các nhóm lợi ích thân hữu lũng đoạn, làm nạn buôn bán ma túy bùng phát và tội phạm hoành hành. Nếu không cải tổ thể chế thì không thể kiểm soát được quyền lực và không bảo vệ được môi trường sống đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng.
Tham Khảo
1. Burden of Disease from Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia, Harvard University & Greenpeace International, January 2017.
2. Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam, Dự án VAST & IIASA, 10/2018.
3. Trung Quốc đổ hàng tỷ đô vào nhiệt điện than ở Việt Nam, Dân Trí, 23/01/2019.
4. Did Vietnam Just Doom the Mekong? Tom Fawthrop, Diplomat, November 26, 2019
5. Thủy điện Luang Prabang trên vùng động đất Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền, Ngô Thế Vinh, Người Việt, November 25, 2019
6. Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? Zing, 18/12/2019.
7. Bụi mịn Hà Nội ở đâu ra, làm sao để dân không phải hít bụi mịn nữa? Phạm Duy Hiển, VOV, 26/12/2019.
8. Không khí Hà Nội ở ngưỡng rất có hại ngày thứ 7 liên tiếp, Vietnamnet, 14/12/2019
9. Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới, Bộ Y tế ra khuyến cáo đặc biệt, Vietnamnet, 15/12/2019
10. Ô nhiễm không khí đã trở nên cấp bách! Thanh Niên, 20/12/2019
11. Bộ Công thương, điện than và Nghị quyết 120/NQ-CP, Nguyễn Ngọc Trân, VietTimes, 28/12/2019
N.Q.D.
Tác giả gửi BVN
KHI CÁI ÁC Ở TRÊN CAO
FB NGUYỄN HỒNG VŨ/ BVN 30-12-2019
TS. Nguyễn Hồng Vũ
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím
Mới mấy ngày trước mình có viết bài về sự liên quan giữa nhiệt điện than và các làng ung thư của Trung Quốc với các bằng chứng khoa học không thể chối cãi được và hy vọng ai đó trong hàng ngũ lãnh đạo có thể đọc được mà suy nghĩ cho vận mệnh đất nước… Vậy mà hôm nay mình có cảm giác như bị tạt gáo nước lạnh khi đọc một bài viết trên báo Dân Trí “Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình”! Mình cứ tưởng như Việt Nam đang trở về thời phong kiến và lời của vị Chủ tịch Hiệp hội năng lượng, Trần Viết Ngãi, như kiểu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”! Đám DLV không hiểu được đúng sai thì tôi không trách nhưng ông Ngãi là đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của đất nước nếu thật sự phát ngôn như vậy thì thật không ổn tí nào! Để tôi phân tích tiếp cho rõ hơn về vấn đề nguy hiểm của “Nhiệt Điện Than” như thế nào và tại sao các nước trên thế giới, kể cả Trung Quốc đang ruồng bỏ nó.
Trong một bài báo khoa học với tựa đề “Phòng chống ung thư: những thách thức đáng báo động ở Trung Quốc” (Cancer prevention and control: alarming challenges in China) đăng trên tạp chí uy tín “National Science Review” vào năm 2016 đã viết rõ rằng “Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc chỉ ra rằng đốt than gây ra phần lớn lượng khí thải bồ hóng ngăn chặn ánh nắng mặt trời ở các thành phố Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải. Đốt than cũng tạo ra chất gây ung thư, thủy ngân và tro than. Tro than là nguồn chất thải công nghiệp rắn của Trung Quốc chứa nhiều nhất các chất phóng xạ và kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân và crôm! Hơn nữa, nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà máy điện than và ô nhiễm không khí với hạt mịn PM2.5 (hạt nhỏ hơn 2.5 micro mét).
Vào năm 2017, các chuyên gia của Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc (China Academy of Medical Sciences) đã được tờ China Daily phỏng vấn và cho biết ung thư phổi đang gia tăng nhanh chóng ở các nhóm “KHÔNG thường mắc bệnh phổi do hút thuốc”, bao gồm cả phụ nữ và người không hút thuốc. Loại ung thư phổi này có đặc trưng là phát triển sâu trong phổi và không liên quan đến việc sử dụng thuốc lá. Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 được cho là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Các hạt PM2.5 có kích thước nhỏ, do đó nó có thể đi qua phế quản, sâu vào phổi để ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí trong phổi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cơ thể (hypoxia), và do đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và là một yếu tố rủi ro cao dẫn đến ung thư phổi đã được nhiều nhóm nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh.
Theo số liệu trước đó có gần 4,3 triệu bệnh nhân ung thư mới ở Trung Quốc trong năm 2015, bao gồm 730.000 trường hợp ung thư phổi, chiếm 36% tổng số bệnh thế giới. Một số nghiên cứu địa phương cũng đã thiết lập mối liên hệ giữa ung thư và ô nhiễm không khí. Nghiên cứu được công bố vào năm 2016 bởi Đại học Y Hà Bắc (Hebei Medical University) cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở tỉnh này gần như tăng gấp ba từ năm 1973 đến 2011.
Do vậy, đứng trước các nguy cơ về vấn nạn ô nhiễm môi trường không khí trong nhiều năm qua Chính phủ Trung Quốc đã có những nỗ lực bằng những kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện than để giảm nồng độ bụi mịn PM2.5. Cụ thể, từ năm 2013 đến 2017, họ đã giảm mức PM2.5 ở Bắc Kinh trung bình từ 89,5 microgram/m³ (microgam trên mét khối) xuống còn dưới 60. Để làm như vậy, Bắc Kinh đã đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than và cấm người dân ở các khu vực xung quanh dùng than để đốt nóng. Những biện pháp này rất tốn kém và gây tranh cãi, nhưng chúng đã cho phép thành phố đạt được mức PM2.5 trung bình hàng năm là 58 microgram/m³ (giảm 35%). Trong bảng kế hoạch hành động tiếp theo trong ba năm (2018-2020) nhằm “chiến thắng trong cuộc chiến bầu trời xanh” thì họ đặt ra tiêu chí sẽ giảm mức PM2.5 xuống tiếp 18% nữa so với năm 2015.
Nếu các bạn theo dõi các bình luận (comment) trong bài trước mình viết khi phản biện với các DLV thì các bạn cũng thấy trong 10 năm (2007-2016), Mỹ cũng đã giảm đáng kể các nhà máy điện than của mình để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Nói tóm lại, các bạn nên nhớ là mối liên hệ của ung thư phổi và nhiệt điện than là “một sự thật không thể chối cãi” và đã được khoa học chứng minh rất rõ ràng. Các nước trên thế giới đang cố gắng giảm chúng để bảo vệ sức khỏe cho dân của họ thì chúng ta, một đất nước độc lập, tự chủ đừng nên đi ngược lại xu thế này để đánh đổi sức khỏe người dân và vận mệnh dân tộc! Tôi xin nhắc lại lần nữa điều tôi đã nêu ở bài viết trước là “một quốc gia không thể hùng cường nếu dựa trên một dân tộc bệnh tật”.
Nên xem bài viết trước của tôi (cả nội dung bài và comments) nếu chưa xem:
“SỰ TRÙNG HỢP ĐÁNG SỢ” (ngày 25 tháng 12 năm 2019)
N.H.V.
__________
Tài liệu tham khảo:
https://moitruong.rosetta.vn/…/kiem-soat-o-nhiem-khong-khi-… (Kiểm soát ô nhiễm không khí Bắc Kinh – Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, được nhóm “Giải pháp vì Môi trường” dịch sang tiếng Việt và giữ bố cục trình bày)
Cao, Q., Rui, G. & Liang, Y. Study on PM2.5 pollution and the mortality due to lung cancer in China based on geographic weighted regression model. BMC Public Health 18, 925 (2018) doi:10.1186/s12889-018-5844-4. https://doi.org/10.1186/s12889-018-5844-4
Deng X, Feng N, Zheng M, Ye X, Lin H, et al. PM 2.5 exposure-induced autophagy is mediated by lncRNA loc146880 which also promotes the migration and invasion of lung cancer cells. Biochimica et Biophysica Acta (BBA)-General Subjects 2017; 1861: 112–125. https://doi.org/10.1016/j.bbagen.2016.11.009.
He, Y., Li, D., Song, G., Li, Y., Liang, D., Jin, J., Wen, D. and Shan, B. (2016), Hebei Province lung cancer burden. Thoracic Cancer, 7: 323-332. doi:10.1111/1759-7714.12331. https://onlinelibrary.wiley.com/…/a…/10.1111/1759-7714.12331
Ann M. Bode, Zigang Dong, Hongyang Wang. Cancer prevention and control: alarming challenges in China. Natl Sci Rev. 2016 Mar; 3(1): 117–127. Published online 2015 Aug 29. doi: 10.1093/nsr/nwv054. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4904843/#R25
Raaschou-Nielsen O, Andersen ZJ, Beelen R, Samoli E, Stafoggia M, et al. Air pollution and lung cancer incidence in 17 European cohorts: prospective analyses from the European study of cohorts for air pollution effects (ESCAPE). The lancet oncology 2013; 14: 813–822. https://doi.org/10.1016/S1470-2045(13)70279-1.
Nguồn: FB Nguyễn Hồng Vũ
NGƯỜI DÂN PHẢI HÍT BỤI MỊN ĐẾN BAO GIỜ ?
NGUYỄN HUY VIỆN/ TVN 25-12-2019
Từ nhiều năm nay, ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm không khí đã trở thành vấn nạn đe dọa sức khỏe, tính mạng của cộng đồng, nhất là người dân ở các thành phố lớn. Trong cuộc họp của Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ ngành cùng lãnh đạo chính quyền và các cơ quan chức năng của TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh bàn giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường không khí, Bộ trưởng Trần Hồng Hà Bộ cũng phải thừa nhận: “ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2017 trở lại đây gia tăng khiến người dân lo lắng”.
Ông Lê Tuấn Định, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đưa ra thống kê từ đầu năm 2019 đến nay, Hà Nội gánh chịu 6 đợt ô nhiễm không khí kéo dài, trung bình mỗi đợt kéo dài từ 5- 10 ngày; chất lượng không khí ở mức kém, xấu và rất xấu duy trì dài ngày. Trong đó, đợt ô nhiễm cao điểm nhất là đầu tháng 12 năm 2019, đặc biệt từ ngày 8 - 14/12, chất lượng không khí thường xuyên ở mức xấu và rất xấu.
Với tình trạng ô nhiễm không khí như vậy, cung bậc cảm xúc của người dân Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không phải là lo lắng mà vô cùng hoang mang khi các bản thông báo ô nhiễm không khí của VTV1 thông báo nhiều trạm quan trắc phủ màu tím, chỉ số AQI vượt trên 200, tương đương mức rất xấu. Cá biệt, nhiều điểm đã chạm mốc nâu, đơn cử trong ngày 13/11/2019, chỉ số AQI tại Tây Hồ lên tới 405, trước đó ngày 12/10/2019, trạm đo tại Đại sứ quán Pháp ở Hoàn Kiếm báo chỉ số AQI ở mức 336. Trong nhiều tuần, Tổ chức Đo chất lượng không khí quốc tế (Air Visual) xếp Hà Nội là một trong những thành phố đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí. Trong đó ngày 13/12/2019, Hà Nội đứng đầu bảng trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI ở mức nâu 316.
Người dân phải hít bụi mịn đến bao giờ? |
Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, chất lượng không khí (AQI) chia làm 5 cấp độ, AQI từ 0 - 100, chất lượng không khí tốt và chấp nhận được; từ 101 - 200, chất lượng không khí kém; từ 201 - 300 là thang màu tím, thuộc nhóm rất ô nhiễm, trên 300 là thang màu nâu, ngưỡng nguy hại, khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.
Khi nói đến ô nhiễm không khí, thì bụi mịn PM2,5 (gồm những hạt siêu nhỏ bay lơ lửng trong không trung) là thủ phạm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Đường kính của bụi mịn chỉ bằng 1/30 đường kính sợi tóc.
TS. Trần Thị Tuyết Hạnh, giảng viên về chuyên ngành sức khỏe môi trường, trường Đại học Y tế công cộng giải thích: Bụi PM2,5 được đánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người. Vì có kích thước rất nhỏ, nên bụi PM2,5 rất nguy hiểm, có thể lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào máu.
Mỗi ngày chúng ta hít thở khoảng 10.000 lít không khí hoặc hơn tuỳ vào lứa tuổi và hoạt động thể lực. Do đó nếu nồng độ bụi PM2,5 trong không khí càng cao thì mức phơi nhiễm hàng càng lớn và tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khoẻ cấp tính và mãn tính.
Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới cho thấy phơi nhiễm với bụi PM2,5 tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong. Ví dụ phơi nhiễm với bụi PM2,5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường, ung thư phổi.
Theo nghiên cứu của GS Christopher J L Murray (Đại học Washington, Hoa Kỳ) và các cộng sự đăng trên tạp chí khoa học Lancet năm 2016, ô nhiễm không khí (trong đó có ô nhiễm bụi PM2,5) là nguyên nhân của 7 triệu ca tử vong hàng năm trên thế giới. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân của 19% ca tử vong do bệnh tim mạch, 24% ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, 21% ca tử vong do đột quỵ và 23% ca tử vong do ung thư. Những nguyên nhân chính gây tử vong do ô nhiễm không khí là đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư và các bệnh nhiễm trùng hô hấp.
Cũng như ô nhiêm môi trường nói chung, ô nhiễm không khí đã xảy ra và được cảnh báo từ lâu, hậu quả đối với sức khỏe của cả cộng đồng cũng được nhiều nhà chuyên môn cảnh báo bằng các công trình nghiên cứu khoa học nhưng ở nước ta các cấp, các ngành phản ứng rất chậm chạp.
Sau nhiều lần Hà Nội được xếp vào nhóm các thành phố có chất lượng không khí kém nhất thế giới, mãi ngày đến 18/12/2019, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Nguyễn Đức Chung mới chủ trì cuộc họp đôn đốc các sở ngành, quận, huyện về công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm bụi trên địa bàn.
Còn Bộ Tài nguyên và Môi trường trong cả năm 2019, theo ghi nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng, dường như phản ứng duy nhất qua việc quan trắc, công bố kết quả, đưa ra khuyến cáo phòng tránh ô nhiễm không khí, tuyệt nhiên không thấy nói gì đến giải pháp ngăn chặn, kiểm soát chất lượng không khí ở các đô thị lớn.
Mãi đến ngày 19/12/2019, Bộ mới tổ chức họp với các bộ ngành cùng lãnh đạo chính quyền và các cơ quan chức năng của TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh bàn giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
Khi kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói Hội nghị đã "phân tích các nguyên nhân nhưng nói nguyên nhân nào là chính thì hội nghị hôm nay chưa làm được".
Còn giải pháp mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề xuất: “Chúng ta có trách nhiệm tập trung nguồn lực, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm của thời tiết khí hậu hiện nay. Không được tiết kiệm, bằng mọi phương pháp để duy trì hoạt động trạm quan trắc tự động, đảm bảo quan trắc đủ số lượng điểm, để đưa ra chính xác chất lượng môi trường không khí, cung cấp hằng ngày, mỗi ngày 2 lần sáng chiều cho người dân biết. Nếu tình trạng, chất lượng không khí vượt quá quy chuẩn, nguy hại đến sức khỏe, phải khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp của Bộ Y tế đã đưa ra”.
Không biết người dân Thủ đô và người dân các thành phố lớn phải hít thở bụi mịn đến bao đến bao giờ?
Nguyễn Huy Viện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét