Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

20200105. BỘ TRƯỞNG NGUYỄN VĂN THỂ NÓI THẬT ?

ĐIỂM BÁO MẠNG

TÔI KHÔNG TIN LỜI BỘ TRƯỞNG THỂ NÓI ĐỀU LÀ SỰ THẬT 

XUÂN DƯƠNG / GDVN 3-1-2020

Trả lời phỏng vấn báo Danviet.vn nhân dịp đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói:
“Năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành 100% kế hoạch”. [1]
Điểm những gì mà Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành 100% thì thấy đa phần là những thứ nằm trên giấy, chẳng hạn: 
Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông; 
Dự án Xây dựng sân bay quốc tế Long Thành; 
Dự án Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất; Dự án Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam;...
Ông Thể cho biết thêm một thành tích trên cả tuyệt vời khác (cũng trên giấy):
“Việc xây dựng hệ thống văn bản này vừa không tốn nhiều kinh phí mà lại thu được những tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội”. 
Không biết báo Danviet.vn có ghi sót lời ông Thể chứ đọc toàn bộ bài viết, chẳng biết cái “hệ thống văn bản này” là hệ thống gì!
Phải công nhận Bộ trưởng Thể đã có một phát kiến nên được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, rằng chỉ cần “Hệ thống văn bản” của ngành Giao thông thôi cũng đã “tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội”.
Nếu quả thật như vậy thì cần phải tăng biên chế và tăng đãi ngộ cho đội ngũ soạn thảo văn bản, còn đội ngũ giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư, lao động lành nghề chẳng làm nên cơm cháo gì giữ lại chỉ tốn cơm?
Kết luận này là dựa vào lời ông Thể chứ không phải suy diễn lung tung vì năm 2009, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành sửa chữa tổng thể toàn bộ mặt cầu Thăng Long, sau nhiều lần sửa chữa, đến năm 2019 này mặt cầu vẫn bị hỏng 
Ông Thể bảo: “Nếu không sửa được cầu Thăng Long thì cả ngành Giao thông mắc cỡ với dân. Chúng ta có bao nhiêu giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư ở các viện, đơn vị mà mặt cầu Thăng Long sửa chữa không xong”. [2]
Không biết số “giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư ở các viện, đơn vị” mà ông Thể nhắc đến chỉ là “lính” của Bộ Giao thông Vận tải hay còn thuộc các bộ, ngành khác.
Thật đáng tiếc vì không có ai gợi ý cho Bộ trưởng Thể, rằng hãy làm béng cái “Hệ thống văn bản” mang tên “Sửa chữa cầu Thăng Long”, ban hành văn bản xong là cây cầu này phải sợ, phải tự sửa xong bản thân mình cần gì phải bỏ tiền sang tận Mỹ nhập kỹ thuật.
Nhưng nhớ là “Hệ thống văn bản” chứ không phải chỉ là một cái, nhé.
Những thứ trên giấy có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội còn những thứ trên thực địa thì hình như ông Thể chưa kịp kiểm đếm.
Xin nêu vài ví dụ:
Ví dụ thứ nhất, ngày 01/10/2019, trả lời ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về thời điểm hoạt động của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Bộ trưởng Thể cho biết tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, vận hành, chạy thử 13/13 đoàn tàu… Các bên phối hợp để cố gắng trong 1 đến 1,5 tháng nữa có thể vận hành thương mại từng phần. 
1,5 tháng (tính từ ngày 01/10/2019) là ngày 15/12/2019, thế sao vẫn chưa thấy “vận hành thương mại từng phần” tuyến đường sắt lắm tai nhiều tiếng này? 
Tuyến đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa đi vào hoạt động. (Ảnh: Vietnamfinance.vn)
Nếu Bộ Giao thông Vận tải ban hành thêm một “Hệ thống văn bản” về đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, biết đâu cả tuyến sẽ xong ngay, tàu chạy phe phé.
Nói thật lòng, nếu tặng thêm tiền, người viết cũng chẳng dại mà ngồi trên các toa xe “bọ lẹt xanh lét” này trừ trường hợp bóc hết đường ray, thảm lại mặt cầu cho các xe bus chạy.
Ví dụ thứ hai, chuyện thu phí không dừng đối với phương tiện giao thông đường bộ.
Từ năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg.
Năm 2018 Thủ tướng ban hành tiếp Chỉ thị số 06/CT-TTg và gần nhất là Công điện 849/CĐ-TTg yêu cầu chậm nhất là đến ngày 31/12/2019 phải chuyển sang thu phí tự động tại các trạm thu phí trên toàn quốc. 
Đến nay, không biết Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành 100%?
Ví dụ thứ ba, xin dẫn lại thông tin trên truyền thông về một số vụ tai tiếng liên quan đến ngành Giao thông Vận tải:
Hư hỏng mặt đường trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; 
Hư hỏng Quốc lộ 1 đoạn qua Phú Yên, Bình Định sau mưa bão năm 2016-2017; 
Nứt dầm ngang trên đỉnh trụ P28, P29 cầu Vàm Cống; 
Nứt tại một số trụ, bản mặt phần cầu cạn gói J2, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành; 
Hiện tượng xói lở tại Dự án kênh Chợ Gạo; 
Hiện tượng sạt lở bờ tại Dự án Luồng sông Hậu.
Ví dụ thứ tư, ông Thể cho rằng “an toàn giao thông cũng là một trong những điểm sáng của ngành giao thông trong năm 2019 vì đã đạt được mục tiêu kéo giảm cả 3 tiêu chí đặc biệt là số vụ, số người chết và số người bị thương”.
Vovgiaothong.vn dẫn số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người chết vì tai nạn giao thông. 
Báo Tuoitre.vn trích thông tin do Bộ Công an công bố: “Gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm tại Việt Nam”. [3]
Thế giới năm 2019 có 7,7 tỷ người, Việt Nam gần 100 triệu dân. Tính bình quân tại Việt Nam trong một năm cứ khoảng 10.000 người có một người chết vì tai nạn giao thông, tỷ lệ này của thế giới là 51.334 người.
Số người chết vì tai nạn giao thông của Việt Nam gấp hơn 5 lần thế giới và đây là “điểm sáng của ngành giao thông trong năm 2019”.
Quả là “sáng thật, sáng không chịu nổi” đến mức mắt bỗng tối sầm vì nghe tin này.
Ví dụ thứ năm, giữa năm 2019, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam trong bài “Lùm xùm BOT cần sự quyết đoán của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể” viết:
 “Ngoài nhóm vấn đề về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém… Xử lý được lùm xùm tại trạm thu phí BOT nào đó vừa lắng thì lại có trạm khác nổi lên.
Điển hình là một số trạm thu phí BOT đường bộ đang trở thành điểm nóng về mất an ninh, trật tự và an toàn giao thông như: Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, Hòa Lạc - Hòa Bình, Ninh Lộc, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Cai Lậy, T2 Quốc lộ 91…”. [4]
Người Việt có câu “Bới bèo ra bọ” hay “Quét nhà ra rác”, cứ như tuyên bố của Bộ trưởng Thể thì ngôi nhà Giao thông sạch 100%, lấy đâu ra rác mà quét.
Vậy những ví dụ nêu trên có phải là ai đó không thiện chí, lừa lúc Bộ trưởng vắng nhà lén đổ trộm “rác” vào?
Nếu quả có chuyện này thì chỉ cần ban hành “Hệ thống văn bản cấm đổ rác” là xong.
Phải không, nhể?
Tài liệu tham khảo: 
[1] //danviet.vn/tin-tuc/bo-truong-nguyen-van-the-nganh-gtvt-hoan-thanh-tot-tat-ca-nhiem-vu-duoc-giao-1046360.html
[2] //dantri.com.vn/xa-hoi/bao-nhieu-giao-su-tien-sy-ma-khong-sua-duoc-mat-cau-thang-long-20180906190738802.htm
[3] //tuoitre.vn/gan-10-000-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-moi-nam-tai-viet-nam-20191008115204856.htm
[4] //vov.vn/xa-hoi/lum-xum-bot-can-su-quyet-doan-cua-bo-truong-nguyen-van-the-917281.vov
Xuân Dương
TIN LIÊN QUAN:

NHÀ NƯỚC GIÁM SÁT THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG, VẬY AI GIÁM SÁT THẤT BẠI CỦA NHÀ NƯỚC ?
TÀO MINH/ DNSG 25-12-2019

Đó là bình luận của ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) tại hội thảo "Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045" tổ chức sáng 20/3 tại Hà Nội.

Nhà nước giám sát thất bại của thị trường, vậy ai giám sát thất bại của nhà nước?

Nhà nước giám sát thất bại của thị trường, vậy ai giám sát thất bại của nhà nước?’, nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nêu câu hỏi
Mới chỉ có bóng đá trọng dụng nhân tài ngoại quốc
Tại hội thảo này, TS. Vũ Viết Ngoạn - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, đã trình bày báo cáo về mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2021- 2030. Ông Ngoạn gọi đó là mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.
Bình luận ngay sau phần trình bày của TS. Ngoạn, GS. Võ Đại Lược cho rằng mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam đã bộc lộ hạn chế nhưng việc chuyển sang mô hình tăng trưởng nào lại là một chuyện khác.
"Theo tôi, điểm quan trọng nhất trong mô hình kinh tế là thể chế. Thể chế của chúng ta hiện nay quá nhiều vấn đề. Một ví dụ, Bộ Tư pháp cho biết có tới 50% văn bản dưới luật trái với luật. Hiện nay, các nhóm lợi ích chi phối rất nhiều, chi phối cả thể chế. Cấp Bộ được soạn nghị định thì các ông giành quyền lợi cho bộ mình chứ không nghĩ đến lợi ích quốc gia".
"Ai aaAi làm ra thể chế đấy? Con người chứ ai. Nhưng hiện giờ mua quán bán chức, chạy chức chạy quyền, trong cơ quan nhà nước ít có người tài nên văn bản soạn thảo ra rất hạn chế. Ví dụ như Luật Đặc khu, chúng tôi đã phản biện nhưng hầu như họ không sửa gì", ông Lược nói.
Ông Lược cho rằng, đã đến lúc nhà nước phải có chiến lược trọng dụng nhân tài một cách thực chất hơn, quyết liệt hơn.
"Trung Quốc có chiến lược trọng dụng nhân tài rất cụ thể. Họ áp dụng chính sách trọng dụng nhân tài của Mỹ, của Singapore, vì thế Hoa kiều có tài về đại lục ngày càng nhiều. Và, họ không chỉ dùng Hoa kiều, họ dùng cả người nước khác. Việt Nam ta mới có chỉ bóng đá dùng huấn luyện viên người Hàn thôi, còn nhiều lĩnh vực khác ta không dùng", ông Lược so sánh.
Bổ sung thêm vào các bình luận của GS. Võ Đại Lược, ông Trương Đình Tuyển nhấn mạnh rằng, thời nào cũng vậy, cải cách được chế độ sở hữu và cơ chế trung gian thì đất nước sẽ trở nên thịnh vượng. Nguyên Bộ trưởng Thương mại cho rằng thể chế hiện đại phải xây dựng được các trụ cột như kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền…
"Anh Ngoạn (TS. Vũ Viết Ngoạn – PV) nói nhà nước giám sát thất bại của thị trường, vậy ai giám sát thất bại của nhà nước?", ông Tuyển nêu câu hỏi.
Dịch vụ hay công nghiệp?
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa, Việt Nam đổi mới mô hình tăng trưởng là điều cần thiết, tuy nhiên cần phải tìm đúng động lực tăng trưởng. Ông Nghĩa cho hay, hồi năm 2015, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thực hiện một nghiên cứu đối với 81 quốc gia (trong đó có Việt Nam). Kết quả nghiên cứu chia 81 quốc gia thành 4 nhóm.
- Nhóm 1 (gồm 25% số nước được nghiên cứu) trong khoảng thời gian 12 năm (1991 – 2013) đã tăng gấp đôi GDP. Ở những nước này, thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của dịch vụ 2,1%, còn công nghiệp là 0,6%.
- Nhóm 2 (gồm 48% số nước được nghiên cứu) trong 12 năm tăng GDP từ 100 – 200%.  Ở những nước này, thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của dịch vụ là 6,5%, công nghiệp là 1,4%.
- Nhóm 3 (gồm 15% số nước được nghiên cứu) trong 12 năm tăng GDP từ 200 – 300%. Ở các nước này, thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của dịch vụ là 19,8%, công nghiệp là 0,7%.
- Nhóm 4 (gồm 10% số nước được nghiên cứu) trong 12 năm tăng GDP trên 300%. Ở các nước này, thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của dịch vụ là 19,8%, công nghiệp là 0,1%.
Tính trung bình 81 nước, thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của dịch vụ là 6,2%, công nghiệp là 0,5%.
"Nghiên cứu này cho thấy mô hình tăng trưởng truyền thống, "Nghiên cứu này cho thấy mô hình tăng trưởng truyền thống,công nghiệp trước - dịch vụ sau, dường như phải xem xét lại. Người ta cho rằng thế giới đang đi vào dịch vụ nhanh hơn nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và Internet".
Đấy là một gợi ý cho chúng ta khi nói đến động lực tăng trưởng. Tôi nghĩ chỗ nào vốn chảy vào nhiều nhất một cách tự nhiên, chỗ nào lao động tập trung nhiều nhất một cách tự nhiên, ta sẽ tìm động lực chỗ đó".
"Nhà đầu tư cũng vậy, chỗ nào có lợi nhuận thì họ sẽ vào chỗ đó. Và, đó mới là chỗ ta tìm kiếm động lực", ông Nghĩa nói.
(Theo vietnamfinance.vn)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét