ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: TQ cam kết gì với Mỹ để tránh lao đao vì thương chiến? (VNN 15/1/2020)-Căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq lại bị nã tên lửa tới tấp (VNN 15/1/2020)- Quân Mỹ được cảnh báo trước khi bị Iran dội tên lửa (VNN 14/1/2020)-Ông Trump lại lên tiếng biện giải lệnh giết tướng Iran (VNN 14/1/2020)-Các nhà hoạt động Paris mở đầu tuần lễ tưởng niệm nạn nhân Đồng Tâm (BVN 14/1/2020)- Vụ giết tướng Iran, thú nhận gây sốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (VNN 13/1/2020)-Bà Thái Anh Văn tái đắc cử Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc với số phiếu cao kỷ lục (BVN 113/1/2020)-Hàng nghìn người Iran xuống đường biểu tình sau vụ bắn rơi máy bay (VNN 12/1/2020)- Nguy cơ Iran phát động chiến tranh mạng trả đũa Mỹ (KTSG 11/1/2020)- Tàu Trung Quốc rời vùng biển Natuna sau phản ứng mạnh của Indonesia (BVN 11/1/2020)- HRW kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép quan sát viên quốc tế vào Đồng Tâm (BVN 10/1/2020)-RFA-
- Trong nước: Dịp Tết Nguyên đán phải bảo đảm đủ số quân trực, nắm chắc tình hình (GD 14/1/2020)-NXP tại QK9-Thủ tướng: Không để ai khó khăn trong dịp Tết (GD 14/1/2020)-Video: Lời khai của Lê Đình Công cùng nhóm đối tượng xã Đồng Tâm (VNN 14/1/2020)-MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM LÊN TIẾNG VỀ THẢM CẢNH TẠI XÃ ĐỒNG TÂM NGÀY 9 THÁNG GIÊNG NĂM 2020 (BVN 14/1/2020)-Đồng Tâm: Đám tang ông Lê Đình Kình, thiệt mạng hôm 9/01 bị phong tỏa? (BVN 14/1/2020)-Bộ Công an thông tin chi tiết về vụ Đồng Tâm (PLTP 14-1-20)-(1) Không có giấy phép bắt (2) Ném hai quả lựu đạn: 1 quả không nổ, 1 quả nổ nhưng không gây thương tích, (3) Công an tự ngã và chết.Tướng Lương Tam Quang thông tin về 'mưu đồ' của cha con Lê Đình Kình (VNN 14/1/2020)- Phát động phong trào học tập tấm gương anh dũng hy sinh của 03 cán bộ, chiến sỹ trong quá trình làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm (Bộ Công An 14-1-20)-
- Kinh tế: Yêu cầu TGĐ tổng thầu Trung Quốc sang gỡ rối đường sắt Cát Linh-Hà Đông (VNN 15/1/2020)-Nữ tướng Phương Thảo lên đỉnh, tỷ phú Trịnh Văn Quyết khoe hàng mới (VNN 15/1/2020)- Nhiệm vụ lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (GD 14/1/2020)-Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường bộ (GD 14/1/2020)-Ông Trương Huy Hoàng qua mặt EVN và Bộ Công Thương, thao túng trường Điện Lực? (GD 14/1/2020)-Không sử dụng vốn nhà nước xây nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất (GD 14/1/2020)-Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng (GD 14/1/2020)-THB-Xây dựng lực lượng quản lý thị trường trong sạch, không tham nhũng (GD 14/1/2020)-Soda công nghiệp Na2CO3 có hại thế nào? (KTSG 14/1/2020)-Việt Nam thoát nghi vấn thao túng tiền tệ? (KTSG 14/1/2020)-Thị trường căn hộ bất thường: giá tăng, lệch pha cung-cầu (KTSG 14/1/2020)-Thị trường phần mềm quản lý: ứng dụng tỉ đô vẫn còn bỏ ngỏ (KTSG 14/1/2020)-Saigontourist sẽ xây khách sạn 5 sao ở Đà Nẵng (KTSG 14/1/2020)-Thiệt hại hơn 300.000 tỉ đồng vì ô nhiễm không khí (KTSG 14/1/2020)-Sihanoukville điêu tàn khi lao động Trung Quốc rời đi (KTSG 14/1/2020)-Du lịch tàu biển "trúng đậm" dịp đầu năm 2020 (KTSG 14/1/2020)-Vingroup rời cuộc đua trên bầu trời hàng không (KTSG 14/1/2020)-Dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ gần như không còn (KTSG 14/1/2020)-“Nút thắt” quốc lộ 1 qua Tiền Giang còn đó, đường về miền Tây tiếp tục kẹt cứng? (KTSG 14/1/2020)-Ford rót thêm 82 triệu đô la mở rộng nhà máy Việt Nam (KTSG 14/1/2020)-Hàng trăm startup ở Trung Quốc gục ngã vì cạn sạch vốn, thua lỗ (KTSG 14/1/2020)-Việt Nam mong muốn Nhật Bản là nhà đầu tư tốt nhất (SGGP 14-1-20)- VĐH ???-Mỹ tiếp tục giám sát Việt Nam về tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước nói gì? (DT 14-1-20)-Mỗi năm, Việt Nam mất khoảng 5% GDP, 50.000 người tử vong vì ô nhiễm không khí (SGGP 14-1-20)-Ông Nguyễn Văn Bình: Việt Nam không cần quá nhiều cảng biển (ĐV 14-1-20)-Vingroup từ bỏ tham vọng hàng không, tập trung vào công nghệ (VOA 14-1-20)-Chúng ta đang ưu tiên cái thiếu hiệu quả nhưng thừa ô nhiễm (KTSG 14/1/2020)-Ngành nông nghiệp Úc tổn thất nặng nề do thảm họa cháy rừng (KTSG 14/1/2020)-
- Giáo dục: Tiền “hoa hồng” trong nhà trường ai thu, ai chi? (GD 15/1/2020)-Kể chuyện ngày xưa chúng tôi đi học nâng chuẩn (GD 15/1/2020)-Gặp kế toán “thủ kho to hơn thủ trưởng”! (GD 15/1/2020)-Cho phép liên kết đào tạo online thạc sĩ, tiến sĩ với nước ngoài (GD 15/1/2020)-Thi vào 10, nên thống nhất một mốc thời gian chung trong cả nước (GD 15/1/2020)-Nâng chuẩn giáo viên, đôi điều trăn trở! (GD 15/1/2020)-"Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" (GD 15/1/2020)-Những bí mật con muốn biết (GD 15/1/2020)-Bệnh thành tích ăn sâu vào cả lễ sơ kết học kì (GD 15/1/2020)-Viết tiếp ước mơ đến trường (GD 15/1/2020)-Học sinh trường Ngô Quyền xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường (GD 15/1/2020)-Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt bị cáo Quy mức án từ 20-24 tháng tù (GD 14/1/2020)-
- Phản biện: Bộ Thông tin và Truyền thông: Nỗi đau, bài học và niềm tin (TVN 15/1/2020)-Lê Doãn Hợp-Ủy ban Cải cách và Đổi mới: phải thiết kế được một Việt Nam hùng cường (TVN 14/1/2020)-Tạ Đức Sinh- Nên trao gì cho ông Tô Lâm? (Blog VOA 14-1-20)-Trân Văn-Ngày 9 tháng một – ngày tội ác cộng sản (BVN 14/1/2020)-Phạm Đình Trọng-Thật trớ trêu, đau xót cho dân Đồng Tâm! (BVN 14/1/2020)-Nguyễn Đình Ấm-Bỗng nghe vần “THẮNG” vút lên cao (BVN 14/1/2020)-Đỗ Thành Nhân- Mặt trời nào đang toả sáng ở Việt Nam? (GD 13/1/2020)-Xuân Dương- Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới (viet-studies 13-1-20)- Nguyễn Quang Dy-Tại sao dân chủ pháp luật thật sự phát triển chưa có ở Việt Nam? (viet-studies 13-1-20)-Nguyễn Hữu Đồng-Vụ Đồng Tâm: Danh sách câu hỏi “Luật Khoa” gửi Bộ Công an (BVN 13/1/2020)-Luật Khoa-‘Hi sinh’ và bị ‘tiêu diệt’ (BVN 13/1/2020)-Trân Văn-Luật sư: Không có cơ sở pháp lý để dùng vũ lực ở Đồng Tâm (BVN 12/1/2020)-Trọng Thành-Vai trò tòa án ở đâu trong vụ Đồng Tâm và các vụ cưỡng chế đất? (BVN 11/1/2020)-Ngô Ngọc Trai-Bạo lực, văn minh, và quyền được ác (BVN 11/1/2020)-Y Chan-Giới hạn của cưỡng chế (BVN 11/1/2020)-Nguyễn Quốc Tấn Trung-Muốn đi nhanh, phải bỏ đi gánh nặng (TVN 9/1/2020)-Tạ Đức Sinh-Vinhomes muốn lấn biển Cần Giờ xây đô thị 9,4 tỷ USD–Chuyên gia môi trường cảnh báo hậu quả nghiêm trọng (BVN 8/1/2020)-Lê Quỳnh-Khi Việt Nam nỗ lực chống gian lận thương mại (TVN 7/1/2020)-Lương Bằng
- Thư giãn: Người Thái ngất ngây: "Kỳ tích vĩ đại của U23 Thái Lan" (VNN 15/1/2020)-Báo Jordan: "U23 Việt Nam quá may mắn" (VNN 14/1/2020)- Tảo mộ cuối năm, rước gia tiên về ăn Tết, nét đẹp văn hóa của người Việt (GD 13/1/2020)-
KHI VIỆT NAM NỖ LỰC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
LƯƠNG BẰNG/ TVN 7-1-2020
- Những nỗ lực của Chính phủ chống gian lận xuất xứ, thương mại đã được các đối tác đánh giá cao, nhờ vậy, hàng hóa của Việt Nam đi các thị trường quan trọng vẫn được “chào đón”.
Mới đây, Công ty TNHH xe đạp Excel có 100% vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc , chuyên lắp ráp xe đạp, xe đạp điện xuất khẩu, bị phát hiện một việc tày đình.
Các công chức của Cục Kiểm tra sau thông quan đã phát hiện công ty này nhập khẩu 100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện từ Trung Quốc về Việt Nam để lắp ráp đơn giản ở giai đoạn cuối cùng thành sản phẩm hoàn chỉnh; các linh kiện nhập khẩu về Việt Nam không trải qua bất kỳ công đoạn gia công sản xuất nào và xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, lấy nguồn gốc xuất xứ Việt Nam để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.
Lô xe đạp của Công ty Excel bị Hải quan phát hiện gian lận xuất xứ. |
Đối chiếu các quy định về xuất xứ hàng hóa, Cục Kiểm tra sau thông quan xác định các sản phẩm của công ty, mới chỉ thành lập năm 2018, không đủ tiêu chí để xác định là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam. "Công ty đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình", lãnh đạo Cục cho hay đã thu hồi toàn bộ lô hàng vi phạm.
Đây không phải là doanh nghiệp duy nhất. Cục Kiểm tra sau thông quan còn phát hiện hành vi gian lận để hưởng xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ của 3 doanh nghiệp lắp ráp xe đạp, xe đạp điện khác và 1 doanh nghiệp lắp ráp mặt hàng sản phẩm gỗ (giá, kệ bếp). "Qua các biên bản làm việc, doanh nghiệp đã thừa nhận hành vi vi phạm về xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu", đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan cho biết.
Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) đã công bố một loạt doanh nghiệp 100% vốn đầu tư từ Trung Quốc nằm trong “tầm ngắm” vì có dấu hiệu gian lận xuất xứ. Theo đó, Cục Kiểm tra sau thông quan đã kiểm tra 9 doanh nghiệp và chỉ đạo 9 Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra 24 doanh nghiệp.
Những vụ việc được Tổng cục Hải quan đưa ra ánh sáng như trên cho thấy, gian lận xuất xứ đang trở thành vấn đề lớn trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang leo thang. Mặt khác, nó cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng.
Thống kê về lượng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong năm vừa qua cho thấy sự gia tăng đột biến.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể: đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 1,65 lần, từ Hồng Kông tăng 2,4 lần so với cùng kỳ 2018. Dòng vốn từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) đã vươn lên đứng hàng nhất nhì trong số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, điều chưa từng xảy ra trước đó.
Năm 2016 vốn đầu tư từ Trung Quốc (chưa kể Đài Loan) vào Việt Nam chỉ 3,51 tỷ USD, năm 2017 lên 3,64 tỷ USD. Đến năm 2018 tăng lên tới 5,64 tỷ USD và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2019.
Tất nhiên, không phải luồng vốn đầu tư này vào Việt Nam là có mục đích xấu, nhưng nước chủ nhà vẫn đề cao cảnh giác trong bối cảnh địa chính trị hết sức phức tạp.
Ông Nguyễn Tiến Lộc, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết cơ quan này đang tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc, do đây là nhóm có rủi ro cao về gian lận xuất xứ. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc “chạy” sang Việt Nam với vỏ bọc đầu tư để xuất hàng đi Mỹ nhằm “né” thuế.
Đề phòng sự bất thường của dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo tình trạng này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương cung cấp thông tin và chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động theo dõi thường xuyên biến động của đầu tư nước ngoài (bao gồm đầu tư mới, mua bán, sáp nhập hoặc thay đổi tỷ lệ sở hữu) trong các ngành sản xuất, kinh doanh về những sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế theo khuyến cáo của Bộ Công Thương.
Mục đích là nhằm hạn chế tối đa các vụ việc hàng hóa Việt Nam bị điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt gian lận xuất xứ thông qua hình thức đầu tư tại Việt Nam, ngăn chặn hiện tượng Việt Nam bị lợi dụng làm điểm trung chuyển để xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba.
Những cảnh báo của các cơ quan phía Việt Nam như Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… là cần thiết, để Việt Nam không bị “vạ lây” trong cuộc chiến thương mại này. Rất may, đến thời điểm này Việt Nam vẫn đang nắm thế chủ động, tích cực trong cuộc chiến chống gian lận xuất xứ.
Hồi đầu tháng 7/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ". Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã được các đối tác đánh giá cao. Nhờ vậy, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường quan trọng vẫn được “chào đón”, và không ngừng mở rộng cả về giá trị lẫn sản lượng.
Xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt cột mốc mới, vượt 500 tỷ USD. |
Nhiệm vụ này sẽ phải được tiếp tục trong năm 2020 và các năm tiếp theo. Nếu lơ là, mất cảnh giác, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sẽ nằm trong tầm ngắm của Hoa Kỳ và các nước khác. Khi đó cả nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt. Ngăn chặn những doanh nghiệp đến Việt Nam đầu tư kiểu “chộp giật”, bất kể doanh nghiệp ấy đến từ quốc gia nào, là nhiệm vụ không phải của riêng ai.
Các doanh nghiệp chân chính cũng cần đồng hành cùng các cơ quan của Chính phủ trong cuộc chiến này, bởi họ chính là “tai mắt” để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Đó cũng là cách để sản phẩm của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi những kẻ làm ăn chộp giật, “tham bát bỏ mâm”.
Lương Bằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét