ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Iran tuyên bố giáng đòn trả thù, căn cứ Mỹ ở Iraq hứng 'mưa tên lửa' (VNN 8/1/2020)-Đập Cảnh Hồng giảm xả làm cạn dòng Mekong ở VN dịp Tết (BVN 8/1/2020)-Thủ tướng Hun Sen tái khẳng định Việt Nam giúp Campuchia thoát họa diệt chủng (BVN 8/1/2020)- Tuyên bố bất ngờ của Thủ tướng Israel về vụ tướng Iran (VNN 7/1/2020)-icIran bất ngờ tuyên bố bỏ giới hạn làm giàu uranium (VNN 6/1/2020)- (Bí ẩn cuộc chiến ngầm giữa Mỹ-Israel với Iran (VNN 5/1/2020)- Ông Trump dọa 'dội lửa' xuống 52 mục tiêu Iran (VNN 5/1/2020)-Lộ diện vũ khí 'sát thủ' Mỹ dùng để giết tướng Iran (VNN 5/1/2020)-Cuộc gặp Donald Trump và Nguyễn Phú Trọng còn dang dở, Đối tác chiến lược Việt-Mỹ có thể còn xa vời, vì Trung Quốc (BVN 5/1/2020)-Nguyễn Quang Dy-Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào? (BVN 5/1/2020)-Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 5) (BVN 5/1/2020)-Đoàn Hưng Quốc-Học giả Trung Quốc đánh cắp mẫu nghiên cứu của Đại học Harvard bị bắt giữ (BVN 5/1/2020)- Bí ẩn cuộc không kích mới giết 6 nhân vật Iran ủng hộ ở Baghdad (VNN 4/1/2020)- Hé lộ vị thế 'khủng' của tướng Iran vừa bị Mỹ sát hại (VNN 4/1/2020)- Thống kê mới nhất của Người Bảo vệ Nhân quyền: Việt Nam giam giữ 239 tù nhân lương tâm (BVN 3/1/2020)-
- Trong nước: Vũ khí đuổi tàu ngoài biển xuất hiện tại điểm nóng Đồng Tâm! (BVN 8/1/2020)-RFA- Vũ 'nhôm' và cựu Chủ tịch Đà Nẵng bị đề nghị 25-27 năm tù (VNN 7/7/2020)-8 người biểu tình chống ‘Luật Ðặc Khu’ sắp bị đưa ra tòa (BVN 7/1/2020)-Tham nhũng ở Việt Nam đã giảm nhờ CT Nguyễn Phú Trọng? (BBC 7-1-20)- Khảo sát tham nhũng tại Việt Nam: tham nhũng giảm nhưng lo ngại lợi ích nhóm và thiếu minh bạch (RFA 7-1-20)- Lại diễn trò “giải thưởng nhân quyền” (CAND 6-1-20)- Lời vĩnh biệt Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh của Bauxite Việt Nam (BVN 5/1/2020)-Phát huy vai trò cơ quan nghiên cứu chiến lược, xây dựng lý luận CAND (CAND 5-1-20)-Vũ “nhôm”: Lãnh đạo trước khen tôi, sao nay lại mang tôi ra xét xử? (DT 5-1-20)-Trước Bộ Chính trị, tôi và anh Nguyễn Bá Thanh nhận sai ở 1 điểm (DV 5-1-20)- Ngăn chặn hành vi lợi dụng vấn đề tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc (GD 4/1/2020)-QĐND-NSƯT Nguyễn Chánh Tín qua đời đột ngột (VNN 4/1/2020)-
- Kinh tế: Yêu cầu tiếp tục giảm tai nạn, khắc phục ùn tắc giao thông (GD 8/1/2020)-Phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật (GD 8/1/2020)-Sửa quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (GD 8/1/2020)-Một số điểm mới về hợp đồng lao động doanh nghiệp cần lưu ý (phần tiếp theo) (KTSG 8/1/2020)-Đồng Tháp cam kết tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho tư nhân (KTSG 8/1/2020)-Bất động sản công nghiệp "đắt hàng" (KTSG 7/1/2020)-Tăng trưởng nông nghiệp giảm tốc vì dịch tả heo (KTSG 7/1/1010)-Mỗi ngày, Vietlott thu về hơn 10 tỉ đồng (KTSG 7/1/2020)-Xổ số điện toán !-Mua điện từ Lào để giảm áp lực nhập khẩu điện từ Trung Quốc (KTSG 7/1/2020)-Nhìn bài học từ Hội An, Mai Châu để làm du lịch làng cổ hiệu quả (KTSG 7/1/2020)-Diễn biến "lạ" thị trường ô tô mùa Tết: giảm giá nhiều vẫn ế (KTSG 7/1/2020)-SCC: Niềm tin tạo nên thành công (KTSG 7/1/2020)-HSBC: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam khó lặp lại thành tích năm ngoái (KTSG 7/1/2020)-HSBC: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam khó lặp lại thành tích năm ngoái (KTSG 7/1/2020)-Khi giỏ quà Tết có thịt bò Kobe, Wagyu, nông sản organic (KTSG 7/1/2020)-Xung đột Mỹ - Iran: Cẩn trọng tác động bất ngờ đến Việt Nam (NLĐ 7-1-20)-Nhu cầu cát vô tận của thế giới đang làm sông Mekong ‘chết dần chết mòn’ (MTG 7-1-20)-Ghế nhựa ngắm phố, cuộc chiến 'thay máu' trên vỉa hè Hà Nội (VNN 7-1-20)-"Khóc thét" với giá dịch vụ giữ trẻ ngày cận Tết (LĐ 7-1-20)-Sửa quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (GD 7/1/2020)-Sửa quy định phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ thực vật, thú y (GD 7/1/2020)-Bãi bỏ 111 văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành (GD 7/1/2020)-Sửa quy định về giám sát và đánh giá đầu tư (GD 7/1/2020)-Hồ sơ thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia (GD 7/1/2020)-Bổ sung tàu cho Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Trung (GD 7/1/2020)-Xây dựng kịch bản riêng cho mặt hàng về cung cầu, giá cả (GD 7/1/2020)-Tập đoàn Trung Nam bị kiện ra tòa vì nợ đối tác hơn 69 tỷ đồng (GD 7/1/2020)-Môi trường sống của ai? (KTSG 7/1/2020)-Tham nhũng hủy hoại tiềm lực phát triển như thế nào? (KTSG 7/1/2020)-Nhiều thách thức “khó nhằn” của lợi nhuận ngân hàng trong năm 2020 (KTSG 7/1/2020)
- Giáo dục: Nhà giáo đại học trong thời đại 4.0 phải dạy học sao cho khác và hơn robot (GD 8/1/2020)-Lâm Quang Thiệp-Điều lệ mới đã giảm nhiều áp lực cho giáo viên trong Hội thi giáo viên giỏi (GD 8/1/2020)-Làm sao để học sinh không mang pháo đến trường? (GD 8/1/2020)-Hội đồng trường sẽ quyết định nhiệm kỳ hiệu trưởng (GD 8/1/2020)-Vì sao Sở Giáo dục chưa tổ chức họp báo vụ nhận thù lao soạn sách giáo khoa? (GD 8/1/2020)-Hoạt động ngoại khóa: Chủ quan là chết không kịp trở tay! (GD 8/1/2020)-Tiền Lao động tiên tiến của giáo viên Tương Dương có thể huyện chỉ hỗ trợ? (GD 8/1/2020)-Bệnh thành tích rất khó chữa! (GD 8/1/2020)-Hải Phòng sẽ có sáng tạo khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (GD 8/1/2020)-Can phụ huynh ẩu đả, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quang Cơ bị thương (GD 8/1/2020)-Quảng Nam tìm cách ngăn học sinh bỏ học dịp nghỉ Tết nguyên đán (GD 8/1/2020)-Nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới ra sao? (GD 8/1/2020)-Lớp học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc của thầy giáo mang quân hàm xanh (GD 8/1/2020)-Học sinh tỉnh Bình Thuận được nghỉ Tết 15 ngày (GD 8/1/2020)-Học sinh Bình Thuận hào hứng với chương trình “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” (GD 8/1/2020)-
- Phản biện: Vinhomes muốn lấn biển Cần Giờ xây đô thị 9,4 tỷ USD – Chuyên gia môi trường cảnh báo hậu quả nghiêm trọng (BVN 8/1/2020)-Lê Quỳnh-Nhà Xuất Bản Tự Do tại Việt Nam bị cho là ‘nguy hiểm’ phải truy bức! (BVN 8/1/2020)-Cao Nguyên-Đồng Tâm cần đối thoại, không cần dùi cui, súng đạn (BVN 8/1/2020)-Kiến nghị các tỉnh không được phản đối điện than: Vô lý (BVN 8/1/2020)-Minh Thái- Khi Việt Nam nỗ lực chống gian lận thương mại (TVN 7/1/2020)-Lương Bằng-Nghịch lý chỉ thị nghiêm cấm tặng quà (*) (BVN 7/1/2020)-Lưu Trọng Văn-Thư giãn hậu Chủ nhật – NGUYỄN CHÁNH TÍN VÀ CÁI CHẾT CỦA ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM (BVN 7/1/2020)-Chu Mộng Long-Tình trạng ‘tuyên truyền, PR’ trong báo chí cách mạng? (BVN 7/1/2020)- Nguyên Khánh-Đảng lãnh đạo nhưng không chịu trách nhiệm! (BVN 7/1/2020)-Đỗ Thành Nhân-Kinh tế Việt Nam liệu có ‘hay ho’ như số liệu GDP tính lại? (BVN 7/1/2020)-Quốc Phương/BBC-Nhiệt điện than và nguy cơ với thủy sản (BVN 7/1/2020)-Sáu Nghệ-Tạo áp lực cải cách (TVN 6/1/2020)-Nguyễn Đình Cung- Hà Nội nên có trách nhiệm đối với người tỵ nạn chính trị (BVN 6/1/2020)-Hoàng Thúc Ngô-Cách mạng… tự sướng (BVN 6/1/2020)-Đỗ Thành Nhân-Đuổi cùng diệt tận với đôi vợ chồng trẻ Trịnh Toàn và Nguyễn Thanh Loan (BVN 6/1/2020)-Ngô Thị Hồng Lâm-Thủy điện Trung Quốc “siết nước”, hạ lưu sông Mekong sẽ hạn nặng hơn (BVN 6/1/2020)-Lê Anh Tuấn- Đập Rào Nan đe dọa sẽ là quả bom nước dội xuống đầu dân chúng (BVN 5/1/2020)-Trần zạ Dũng-Những thông điệp qua đám tang Cụ Vĩnh (BVN 5/1/2020)-Đinh Hoàng Thắng-Mong ước đầu năm 2020(TVN 4/1/2020)-Nguyễn Duy Xuân-Mười sự kiện nổi bật trong năm 2019 (BVN 2/1/2020)-VNTB-Khai bút 01.1.2020: Hiến kế (BVN 2/1/2020)-Mạc Văn Trang-Bây giờ vẫn chưa phải thì bao giờ? (GD 1/1/2020)-Xuân Dương-Khát vọng Việt Nam 2020 (TVN 1/1/2019)-Nhị Lê-Định vị chiến lược phát triển đất nước (TVN 2/1/2020)-Nhị Lê-
- Thư giãn: GS Đặng Hanh Đệ và hồi ức ám ảnh về GS Tôn Thất Tùng, ca mổ ‘làm khó’ nguyên Ủy viên BCT Phạm Thế Duyệt (SOHA 6-1-20)-Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa: 'Cởi đồ cầu thủ ra đi. Người đầy sẹo, chân biến dạng. Trời ơi, tội lắm' (SOHA 6-1-20)- Nguyên mẫu huyền thoại tình báo Nguyễn Thành Luân do Chánh Tín vào vai là ai? (TP 5-1-20)
TẠO ÁP LỰC CẢI CÁCH
TƯ GIANG / TVN 6-1-2020

Thưa ông, Nghị quyết 02 vừa được Chính phủ ban hành với cam kết tiếp tục đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh. Đâu là những điểm đáng quan tâm trong Nghị quyết đó?
Theo tôi biết, ban đầu có quan điểm không định ra Nghị quyết 02 năm nay nhưng cuối cùng Thủ tướng quyết tâm ra. Điều đó thể hiện tính quyết liệt của Thủ tướng. Ở Việt Nam, cần tạo ra áp lực, các mục tiêu, chỉ tiêu cải cách cụ thể thì các bộ, ngành mới chuyển động. Những năm vừa qua có Nghị quyết 19, rồi Nghị quyết 02, tạo áp lực rất mạnh lên bộ máy nhưng Việt Nam vẫn tụt hạng trong báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới.
Nghị quyết 02 năm nay có ba điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, các chỉ tiêu trong Nghị quyết đưa ra rất cao cho năm nay. Ví dụ, nâng xếp hạng Môi trường kinh doanh trong Doing Business của Ngân hàng Thế giới lên lên 15 - 20 bậc; Nâng xếp hạng Năng lực cạnh tranh - GCI 4.0 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 5 - 10 bậc. Các bộ, ngành không chịu chỉ tiêu cao đâu, nhưng Nghị quyết lại đưa ra các chỉ tiêu cụ thể rất cao. Thủ tướng muốn tạo áp lực lên bộ, ngành.
Thứ hai, việc xóa bỏ điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành có xu thế chững lại, thậm chí xuất hiện trở lại. Nghị quyết năm nay đưa giải pháp cụ thể và rất mạnh, tiếp tục cắt giảm 50% danh mục kiểm tra chuyên ngành theo mã HS chi tiết, chứ không phải theo mã HS nhóm ngành; chuyển từ kiểm tra tại thông quan sang giám sát, nhấn mạnh đến thông quan một cửa quốc gia, chuyển hải quan làm đầu mối. Chỉ số này của Việt Nam hiện còn thấp và có dư địa cải thiện.
Thứ ba, 10 chỉ số của Ngân hàng Thế giới, nhất là các chỉ số còn dư địa cải cách lớn như khởi sự kinh doanh, phá sản,… đều được nhấn mạnh trong Nghị quyết. Tôi kỳ vọng chỉ số khởi sự kinh doanh tăng được 9-10 bậc nếu bỏ đi 2-3 thủ tục. Chỉ số này của Việt Nam đang bị xếp hạng rất thấp, nhiều năm qua toàn đứng dưới thứ hạng 100 là rất đáng xấu hổ. Tôi từng nói điều này nhiều lần trong các phiên họp của Hội đồng cạnh tranh quốc gia.
![]() |
Ngay từ năm nay nên xác định chương trình cải cách thể chế của những năm tiếp theo; xác định được nội hàm cải cách thì mới đưa ra được giải pháp |
Nghị quyết 02 nhấn mạnh vai trò các Bộ trưởng như thế nào trong thúc đẩy cải cách, thưa ông?
Nghị quyết nhấn mạnh về trách nhiệm của những người đứng đầu trong tổ chức thực hiện, đề cao vai trò của của các Bộ trưởng. Họ được yêu cầu lấy Nghị quyết này làm tinh thần cải cách, đảm bảo tự do, an toàn kinh doanh, ít tạo rủi ro, chi phí cho doanh nghiệp. Các Bộ trưởng cần bám chặt vào các chỉ số xếp hạng để làm thước đo cho cải cách.
Tôi cho rằng, còn hơn một năm trong nhiệm kỳ, họ cần hiểu Nghị quyết 02 là chương trình cải cách cho ngành mình để chỉ đạo, điều hành. Bất cứ ai cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực gì phải bị xử lý. Các Bộ trưởng cần lấy tinh thần đó tạo áp lực lên cấp dưới thì cấp dưới dưới mới làm; còn nếu không, cấp trên không có tinh thần này thì ở dưới không thể chuyển động được.
Ông có cho rằng, chỉ Nghị quyết 02 có giúp giải quyết những nút thắt trong môi trường kinh doanh, trong thúc đẩy kinh tế hiện nay?
Chỉ riêng Nghị quyết 02 làm sao mà đủ được vì nó mới chỉ tạo sức ép gỡ bỏ rào cản gia nhập thị trường, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho kinh doanh thôi. Còn rất nhiều rào cản khác, nhất là việc phân bổ nguồn lực theo thị trường để đảm bảo hiệu quả chưa có. Thể chế thị trường nhân tố sản xuất lâu nay có được đề cập đến đâu.
Trước mắt ngay trong năm 2020, tôi cho là cần tập trung làm ngay một số việc cấp bách.
Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tháo bỏ được các thủ tục để đẩy nhanh dòng đầu tư công bị ách tắc trong mấy năm gần đây. Tình trạng đình trệ đầu tư công không thể kéo dài như thế này được.
Thứ hai, tháo gỡ những rào cản đang trói chân trói tay các doanh nghiệp nhà nước. Họ cần phải được tự chủ hơn trong kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước cần công khai, minh bạch; thoái vốn nhà nước cần đẩy nhanh hơn nữa.
Thứ ba, CIEM và VCCI có lập một danh sách mấy chục vấn đề vướng mắc trong đầu tư, xây dựng. Tôi cho là cần tháo gỡ các ách tắc này để khởi công được một vài các dự án quy mô lớn và hi vọng rằng, cần có chỉ đạo trực tiếp từ cấp cao để giải quyết. Các vấn đề này hiện tại chưa được để ý đến.
Còn trong trung hạn, theo ông cần tháo gỡ những gì tiếp theo?
Ngay từ năm nay nên xác định chương trình cải cách thể chế của những năm tiếp theo; xác định được nội hàm cải cách thì mới đưa ra được giải pháp; chứ nếu nói chung chung thì không thể tạo đột phá được. Muốn cải cách thể chế, thể chế và thể chế thì cần đưa ra nội hàm, mục tiêu, giải pháp chứ không thể nói chung chung được.
Tôi cho gốc rễ của vấn đề vẫn là thúc đẩy các thị trường nhân tố sản xuất; nguồn lực được phân bổ theo thị trường để đảm bảo hiệu quả; đảm bảo cạnh tranh mới phát triển lành mạnh được, đảm bảo đổi mới, sáng tạo được.
Ví dụ thị trường đất đai, cần thiết kế sao cho quyền sử dụng đất nông nghiệp là tài sản của nông dân, nông dân sẽ vốn hóa được tài sản của họ. Khi nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, họ có thể bán được quyền này đi, chứ hiện tại họ không bán được. Luật hiện nay vẫn quy định, nếu không còn là nông dân thì không còn đất. Quy định như vậy thì đất đai không thị trường hóa được.
Ngoài chương trình nông thôn mới ra, phải có chương trình đô thị hóa theo hướng tạo tài sản cho nông dân. Quy hoạch theo hướng đừng lấy đất của nông dân, nông đân phải có phần đất ở đó nhưng ai có năng lực tài chính thì xây nhà theo quy hoạch, không đủ sức thì bán đi. Làm như vậy thì người nông dân mới có tài sản, địa tô mới ở lại với họ, giúp giảm bất ổn xã hội.
Còn có các thị trường công nghệ, thị trường vốn… Quyền tài sản cần phải được đảm bảo, gắn với cạnh tranh thì mới giúp phát triển kinh tế lên được. Về số hóa, cần khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ đi trước, mở mang hạ tầng. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là dễ nhất, có nhu cầu, có nền tảng, có thể làm được ngay.
Về thanh toán không dùng tiền mặt, hiện tại hoạt động này vẫn đang gắn với ngân hàng. Tôi muốn Việt Nam có một dịch vụ cạnh tranh với ngân hàng, có thể chấp nhận rủi ro nhưng có thể kiểm soát được. Dịch vụ này không bắt buộc phải có ngân hàng đứng đằng sau, phải tách biệt, cạnh tranh với ngân hàng chứ không phải là bổ sung cho ngân hàng.
Liên quan các luật về kinh doanh, cần phải thiết kế theo hướng theo chọn bỏ - chứ không thể chọn cho. Phần lớn các luật về kinh doanh vẫn dang tiếp cận theo hướng chọn cho. Chọn cho sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, tạo nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Tư Giangthực hiện
TIN LIÊN QUAN:
NGHỊCH LÝ CHỈ THỊ NGHIÊM CẤM TẶNG QUÀ (*)
FB LƯU TRỌNG VĂN/ BVN 7-1-2020
Thủ tướng yêu cầu cấp dưới không được tặng quà cấp trên nhân dịp Tết.
UBND TP.HCM ra chỉ thị mạnh hơn:
"Đặc biệt, phải thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà tết cho cấp trên bằng mọi hình thức”.
Tại sao cả Thủ tướng và UBND TP.HCM không ra lệnh ngược lại:
Nghiêm cấm bất cứ lãnh đạo cấp trên nào nhận quà của cấp dưới. Mọi hành động tặng quà cho cấp trên có giá trị trên một triệu đồng đều được coi là đưa hối lộ và mọi hành động cấp trên nhận quà của cấp dưới có giá trị hơn một triệu đồng đều được coi là nhận hối lộ và bị pháp luật nghiêm trị.
Tặng quà là nét đẹp văn hoá của cả loài người trên trái đất. Cấm tặng quà là việc làm ngượng ngạo ngớ ngẩn không giống ai. Tặng quà thường khi là bày tỏ lòng biết ơn với người đã giúp đỡ mình trong công việc và trong cuộc sống.
L.T.V.
Nguồn: FB Lưu Trọng Văn
(*) Đầu đề do BVN thêm.
Mua bán quan chức là nhu cầu của thị trường quyền tiền. Cố cấm cũng không được, mà ai cũng hiểu chỉ như là đánh nhau với cối xay gió, hay là trò bịp trẻ con mà thôi.
Hãy trả lại quyền làm chủ cho nhân dân để bằng lá phiếu, người dân sẽ chọn ra người lãnh đạo, là sẽ hết trò xách tiền đi đêm để mua chức, mua quyền.
Vì người nào có đủ tiền để mua được toàn dân thì xứng đáng làm lãnh đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét