ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ giáng thêm đòn trừng phạt Nga, Ukraine nộp đơn xin gia nhập NATO (VNN 1/10/2022)-Nga cảnh báo Kiev xin gia nhập NATO, Mỹ nói UAV Iran ở Ukraine “gặp vấn đề” (VNN 1/10/2022)-Iran phát triển lực lượng không quân như thế nào? (VNN 1/10/2022)-Ukraine dồn dập tấn công quân Nga trên cả hai mặt trận Đông và Nam kéo dài 2000km (BVN 1/10/2022)-Hãy quên các cuộc trưng cầu dân ý giả tạo của Putin đi, và tiếp tục giúp đỡ Ukraine (BVN 1/10/2022)-Ông Putin công nhận độc lập 2 vùng ly khai của Ukraine (VNN 30/9/2022)-Nga khắc phục lỗi tuyển quân, Kiev nói Moscow mất gần 60.000 quân (VNN 30/9/2022)-Đại sứ Nga cảnh báo xung đột hạt nhân, Chủ tịch Hạ viện Pháp tới Ukraine (VNN 30/9/2022)-Tiết lộ những cách gây nhiễu tên lửa dẫn đường (VNN 30/9/2022)-Kết cục nào khả dĩ ở Ukraine? (BVN 30/9/2022)-Lưu Trọng Văn-Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin (BVN 30/9/2022)-Ông Zelensky điện đàm với lãnh đạo phương Tây, nổ kho đạn ở biên giới Nga (VNN 29/9/2022)-Mỹ hỗ trợ 1,1 tỷ đô cho Ukraine, Nga kêu gọi Hội đồng Bảo an họp khẩn (VNN 29/9/2022)-Đại hội Đảng 20 của Trung Quốc: Thay đổi sâu rộng trong lãnh đạo chủ chốt (VNN 29/9/2022)-Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1 và P2) (BVN 29/9/2022)-Dân Nga không còn đường thoát! (BVN 29/9/2022)-Hiếu Chân-Huyệt mộ của nền chuyên chế Nga (BVN 29/9/2022)-Trần Gia Huấn-Tổng thống Zelensky báo 'tin vui' từ mặt trận, kêu gọi loại Nga khỏi Hội đồng Bảo an LHQ (BVN 29/9/2022)-Phương Đăng- Nga công bố kết quả bỏ phiếu sáp nhập, Mỹ ủng hộ chủ quyền của Ukraine (VNN 28/9/2022)-Xem tiêm kích Eurofighter của Anh đánh chìm khinh hạm (VNN 28/9/2022)-Ông Zelensky kêu gọi tăng cường trừng phạt Nga, Lithuania gửi chiến xa cho Ukraine (VNN 28/9/2022)-Tại sao quan hệ Ấn - Nga suy giảm? (BVN 28/9/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Ấn Độ ngày càng tách rời Nga (BVN 28/9/2022)-Thanh Tâm-Tổng thống Nga Putin cấp quyền công dân cho "tội đồ nước Mỹ" (VNN 27/9/2022)-Xem UAV hạng nặng của Thổ Nhĩ Kỳ thực chiến (VNN 27/9/2022)-
- Trong nước: Cách chức Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Khánh Hòa (VNN 1/10/2022)-Từ clip hai thiếu niên bị cảnh sát đánh đến chỉ đạo ‘nóng’ của Bộ Công an (VNN 30/9/2022)-Phó Thủ tướng Lê Văn Thành điều hành xuyên đêm từ tâm bão (GD 28/8/2022)-Mưa xối xả, hàng loạt huyện ở miền Trung đối mặt lũ quét (VNN 28/8/2022)-Vụ án ‘chuyến bay giải cứu’: bắt trợ lý của Phó thủ tướng thường trực (KTSG 27/9/2022)-Từ 20h tối nay, Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà (VNN 27/9/2022)-Tuyển Việt Nam đấu Ấn Độ: Công Phượng, Quang Hải xuất trận (VNN 27/9/2022)-Cựu Phó Chủ tịch Phú Yên hầu tòa vụ sai phạm bán 262 lô đất (VNN 27/9/2022)-Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Ủy viên Trung ương Bùi Nhật Quang (VNN 26/9/2022)-Siêu bão Noru sẽ quần thảo liên tục 4 giờ trong đất liền Quảng Ngãi - Huế (VNN 26/9/2022)-Học sinh Quảng Nam, Quảng Ngãi nghỉ học từ ngày 27/9 để tránh bão số 4 (VNN 26/9/2022)-Cháy chung cư ở Hà Nội lúc nửa đêm, người dân xanh mặt tháo chạy (VNN 26/9/2022)-
- Kinh tế: 4 bác sĩ ở TP.HCM "trốn" việc ở bệnh viện, bỏ đi làm phòng khám tư (VNN 1/10/2022)-Bộ GTVT hối thúc TP.HCM sớm thu hồi đất quốc phòng làm nhà ga T3 (VNN 1/10/2022)-Tuyển Việt Nam: Vũ khí bí mật săn Vàng AFF Cup 2022 (VNN 1/10/2022)-Lũ lên nhanh, dân khóc ròng xót hơn 20 tấn thóc bị nhấn chìm (VNN 1/10/2022)-Anna Bắc Giang thừa nhận việc lừa đảo với công an thế nào? (VNN 1/10/2022)-Vạn sinh viên cần nơi ở, đầu tư hàng chục tỷ xây nhà trọ kiếm lời (VNN 1/10/2022)-Vẹo người lái xe máy qua lối đi 'con kiến' ở Hà Nội (VNN 1/10/2022)-Không chấp nhận diễn viên lên VTV diễn tốt đẹp nhưng đời thực thách thức dư luận (VNN 1/10/2022)-Thú chơi đắt đỏ của người trẻ: Biến côn trùng thành thú cưng (VNN 1/10/2022)-Tranh luận chuyện trích % tiền phạt cho người tố giác vi phạm giao thông (VNN 1/10/2022)-Biệt thự phố đẹp nức lòng, gió trời thông suốt đem đến cảm giác mát lành (VNN 1/10/2022)-Hồng cổ đỏ chót như cà chua bi, dân Hà thành ồ ạt chốt đơn (VNN 1/10/2022)-10 ứng viên sáng giá vương miện Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2022 (VNN 1/10/2022)-Khi GAP từ ‘thực hành nông nghiệp tốt’ biến thành ‘kẽ hở' (KTSG 1/10/2022)-Bàn giao mặt bằng thi công Vành đai 4 vùng thủ đô trước 30/6/2023 (KTSG 1/10/2022)-Hài hòa giữa lợi nhuận và lợi ích sẽ giúp phát triển hợp tác xã bền vững (KTSG 1/10/2022)-Du lịch châu Á chưa thể phục hồi hoàn toàn nếu Trung Quốc vẫn khép chặt biên giới (KTSG 1/10/2022)-Nhà sản xuất chip giảm sản lượng để ứng phó nhu cầu đang lao dốc (KTSG 30/9/2022)-Tăng vốn cho BIDV, Vietcombank, VietinBank dựa trên phương án phân phối lợi nhuận năm 2021 (KTSG 30/9/2022)
- Giáo dục: Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Một bộ sách giáo khoa thì việc dạy học sẽ khuôn cứng (GD 1/10/2022)-Chuyển giao một công nghệ, nhà khoa học và trường ĐH phải vượt qua nhiều rào cản (GD 1/10/2022)-Sách Cánh Diều giới thiệu về nghề làm việc sai là có lỗi với học sinh (GD 1/10/2022)-Nhiều giáo viên e dè, lo ngại khi được phân công dạy môn tích hợp (GD 1/10/2022)-Mong chờ sự đột phá ở đề thi Ngữ văn để triệt tiêu ôn tủ, văn mẫu (GD 1/10/2022)-Lạ đời, HS lớp 8-9 học tên nguyên tố hóa học 1 kiểu, lên lớp 10 lại kiểu khác (GD 1/10/2022)-Trường THCS,THPT Đào Duy Anh bị Sở GD TP.HCM phạt tổng số tiền 45 triệu đồng (GD1/10/2022)-Cô Huyền khơi dậy niềm say mê Mỹ thuật cho nhiều học trò bằng tình yêu thương (GD 1/10/2022)-Ông Lê Quang Tự Do làm Cục trưởng Cục PTTH và Thông tin điện tử (GD 1/10/2022)-Cử nhân quốc tế bức xúc "tố" Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giữ bằng tốt nghiệp (GD 30/9/2022)-Nhật Bản chuẩn bị phổ biến SGK kỹ thuật số hoàn toàn miễn phí (VNN 1/10/2022)-Ngược đời: Chuyên viên thanh kiểm tra chuyên môn giáo viên (BVN 1/10/2022)-Chu Mộng Long-
- Phản biện: Vài dòng chia sẻ vụ hai cháu bị đánh (BVN 1/10/2022)-Lê Ngọc Luân-Chính quyền Việt Nam muốn giải quyết vấn đề 'báo hóa' mạng xã hội? (BVN 1/10/2022)-Kết quả xử lý tình trạng 'báo hoá' tạp chí, biểu hiện 'tư nhân hoá' báo chí (VNN 1/10/2022)-Tên các nước: Không nên áp dụng quy tắc duy nhất khi dịch tên phổ biến (VNN 30/9/2022)-‘Hợp chủng’ hay ‘Hợp chúng quốc Hoa Kỳ’: Vị đại sứ đau đáu với việc dịch thuật (VNN 28/9/2022)-Xoen xoét… (BVN 30/9/2022)-Lưu Trọng Văn-Việt Nam có gì mới? Việt Nam có gì đáng ngạc nhiên? (*) (BVN 29/9/2022)-Nguyễn Văn Tuấn-Nỗi buồn Võ An Đôn (BVN 29/9/2022)-Lê Ngọc Luân-Báo chí nghiện “ủng hộ bão lụt”? (BVN 29/9/2022)-Mai Bá Kiếm-Khi cô giáo Quy Nhơn tự tử bằng cách uống thuốc độc, sách giáo khoa sẽ dạy gì? Giáo dục (BVN 28/9/2022)-Thái Hạo-Bốc thăm tìm tham nhũng: Sao cán bộ không tự nguyện được kiểm tra? (VNN 28/9/2022)-Vân Thiêng-Thiếu từ thuốc giải độc đến thuốc tê, đã đến lúc sửa luật Dược (TVN 27/9/2022)-Một môn tích hợp nhiều GV dạy, kiểm tra đánh giá khó tránh bất đồng quan điểm (GD 27/9/2022)-Nghĩ về sự tự huỷ mình của một cô giáo (GD 27/9/2022)-Lê Nguyễn-Mồm nói hay bằng giời cũng không giá trị bằng một mẩu thực tế (BVN 26/9/2022)-Nguyễn Thông-Nhân trường hợp ca sĩ Khánh Ly (BVN 26/9/2022)-Huy Đức-Không nơi đâu đáng sợ và khủng khiếp bằng các trường học hiện nay (BVN 26/9/2022)-Thái Hạo-Công an Long An cưỡng ép người trong Tịnh Thất Bồng Lai để lấy mẫu nước bọt và tóc (VNN 26/9/2022)-Ngưỡng của mỗi chúng ta (BVN 25/9/2022)-Tuấn Khanh-Điểm hẹn tri thức chứa đựng vô số bất ngờ ở Australia (TVN 24/9/2022)-Việt Dũng-Có thật hơn 80% người dân Thủ Thiêm đồng thuận với chính sách bồi thường? (BVN 24/9/2022)-RFA-Vụ 37 ngư dân Quảng Ngãi bị Malaysia bắt giữ, đánh đập: Bộ Ngoại giao “làm việc” kiểu “tê liệt”? (BVN 24/9/2022)-Ba Sàm-Di dân Việt: Chính trị ổn, kinh tế tốt mà sao vẫn phải ra đi? (BVN 23/9/2022)-Võ Ngọc Ánh-Vì sao từ chối mua điện trong nước? (BVN 23/9/2022)-Triệu Tử Long-Lời hiếm gặp của bộ trưởng và thách thức thoát ra để vượt lên (TVN 22/9/2022)-Hết muốn sống trên đất nước này (BVN 22/9/2022)-Chu Mộng Long-Ưu đãi bình thường lại yêu cầu thầy cô phải cống hiến phi thường (TVN 21/9/2022)-Đỗ Chí Nghĩa-Trọc phú kiến thức và Cộng đồng mất trí (BVN 21/9/2022)-Khải Đơn-Vì sao người lao động "đánh đổi tất cả" để làm việc "chui" ở nước ngoài? (BVN 20/9/2022)-Xuân Hinh-
- Thư giãn: Lý do khiến hai em bé sinh đôi có màu da khác nhau hoàn toàn (VNN 29/9/2022)-15 năm theo đuổi quyết mua bằng được Vespa cổ biển tứ quý 7 (VNN 27/9/2022)-
Tôi là Bùi Thế Giang, nguyên cán bộ Ban Đối ngoại TƯ Đảng. Là người từng gần cả đời công vụ (trừ mấy năm đi bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước) làm việc trong lĩnh vực đối ngoại và gắn bó với công tác biên, phiên dịch, kể cả khi đã nghỉ hưu nhiều năm nay, tôi gửi bức thư ngỏ này để thành tâm chia sẻ mấy suy nghĩ như sau:
Ngày 30/9 tới đây, các quốc gia thành viên LHQ và cả thế giới sẽ cùng kỷ niệm Ngày dịch thuật quốc tế. Được quyết định trong nghị quyết số 71/288 ngày 24/5/2017 do Đại hội đồng LHQ khóa 71 thông qua tại phiên họp toàn thể lần thứ 82, Ngày dịch thuật quốc tế ra đời nhằm ghi nhận và tôn vinh vai trò của những người làm công việc dịch thuật trên khắp thế giới “trong việc kết nối các dân tộc và vun đắp hòa bình, hiểu biết và phát triển”.
Đại sứ Bùi Thế Giang. Ảnh: Lê Anh Dũng
Việt Nam là một trong số 11 quốc gia đầu tiên ký nghị quyết này. Tôi đã theo dõi quá trình vận động, đàm phán nghị quyết tại Đại hội đồng LHQ và rất vui mừng khi thấy nghị quyết được thông qua. Cũng với tư cách một cá nhân công tác trong lĩnh vực đối ngoại, liên quan tới sự kiện này, tôi tự hào về sự chủ động và hiệu quả trong công tác đối ngoại của đất nước ta nói chung và của các cán bộ ngoại giao cũng như những người làm công tác ngoại giao đa phương Việt Nam tại diễn đàn LHQ nói riêng.
Và niềm vui, sự tự hào của tôi không chỉ liên quan sự kiện này. Với hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi cho rằng đất nước ta có liên hệ với nước ngoài từ thuở nào thì công tác dịch thuật và những người làm công việc dịch thuật của chúng ta đã bắt đầu có đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ thuở ấy. Sự đóng góp này ngày càng lớn, thiết thực và có ý nghĩa khi đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế một cách chủ động, tích cực và toàn diện trong 36 năm qua.
Tuy nhiên, tôi viết lá thư ngỏ này không chỉ để bày tỏ niềm vui và sự tự hào ấy. Bằng lá thư này, tôi xin mạnh dạn nêu 2 điều.
Thứ nhất, cho dù công tác dịch thuật và những người làm công việc dịch thuật đã có những đóng góp quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử đối ngoại của đất nước, và cho dù những đóng góp đó là không khó để nhận thấy như tôi vừa thoáng đề cập tới, thì nghề dịch thuật và những người làm công việc dịch thuật ở nước ta vẫn chưa được nhìn nhận thỏa đáng.
Có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua vô vàn ví dụ, từ việc chưa có một tổ chức xã hội - nghề nghiệp đại diện cho những người làm dịch thuật tới việc sắp xếp vị trí chức danh dịch thuật trong hệ thống các chức danh nghề nghiệp, hay tới việc đơn giản nhất là sắp xếp chỗ ngồi cho phiên dịch tại các hoạt động đối ngoại ở mọi cấp…
Vấn đề mang tính chất “đối nội” này càng đáng lưu ý nếu được đặt bên cạnh tính chủ động và hiệu quả cao của những hoạt động và sáng kiến có tính chất “đối ngoại” như tôi vừa nêu trên đây liên quan tới Ngày dịch thuật quốc tế. Đó là từ góc độ của một người trong cuộc nhìn ra xã hội.
“Trả lại tên cho em”
Thứ hai, từ góc độ của một người trong cuộc nhìn vào bên trong nghề dịch và đội ngũ những người làm việc dịch thuật, tôi cũng nhận thấy vô vàn vấn đề cần được nghiêm túc xem xét, xử lý. Tôi chỉ xin nêu một ví dụ “cộm” điển hình trong việc chúng ta dịch không đúng tên gọi chính thức đầy đủ của hai quốc gia lớn trên thế giới, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, và cũng là hai quốc gia coi tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ: Mỹ và Anh.
Với nước Mỹ, trong bao nhiêu năm, tên chính thức đầy đủ của nước này vẫn bị chúng ta dịch là “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” . Là một cá nhân có chút tiếng Anh, lại làm việc trong lĩnh vực đối ngoại, suốt nhiều thập kỷ, tôi đã kiên trì đề nghị “trả lại tên cho em”.
Thời cơ lớn nhất để tôi có thể nêu vấn đề này một cách rốt ráo và ở cấp độ quốc gia là khi chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử tới Mỹ tháng 7/2015 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trong mọi văn bản, kể cả các dự thảo tin tức về chuyến thăm, tên chính thức của nước này đều được ghi là “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” sau khi những trình bày của tôi về lý do thay đổi đã may mắn được các cấp lãnh đạo, kể cả đích thân Tổng bí thư, chấp nhận.
Hơn thế nữa, ngày 20/7/2015, tại cuộc tọa đàm trực tuyến do báo VietNamNet thực hiện sau khi Tổng bí thư kết thúc chuyến thăm Mỹ, những lời đầu tiên tôi phát biểu chính là về việc phải gọi cho đúng tên của nước này. Điều làm tôi phấn khởi là từ đó tới nay, những văn bản ở cấp chính trị cao nhất của nước ta đều đã sử dụng tên gọi “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, điều làm tôi vẫn tiếp tục tâm tư lo lắng là sau hơn 7 năm trời, không chỉ nhiều địa phương mà nhiều cơ quan trung ương vẫn sử dụng tên dịch không đúng của nước này. Chỉ cách đây ít ngày, tôi thấy một công văn của một cơ quan cấp bộ vẫn ghi tên nước này là “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Với nước Anh, cũng trong nhiều năm, tên chính thức đầy đủ vẫn bị chúng ta dịch là “Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len”. Ai cũng đều hiểu rằng chế độ chính trị của nước này là quân chủ nghị viện. Vì vậy, nước này có thể gọi gọn là “Vương quốc Anh” nhưng không thể gọi gọn là “Liên hiệp Anh”. Trong cụm từ “United Kingdom”, “Kingdom” (Vương quốc) là danh từ, còn “United” (Liên hiệp) là tính từ, và theo nguyên tắc ngữ pháp trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta, danh từ phải đứng trước tính từ.
Ngoài ra, logic cả về chính trị và ngôn ngữ đều rất rõ ràng: Đây là một vương quốc tập hợp (liên kết) hai cấu phần lớn là Anh và Bắc Ai-len với nhau. Vậy nên, tên chính thức đầy đủ của nước này phải được dịch sang tiếng Việt là “Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len”.
Tương tự như với trường hợp nước Mỹ, tôi cũng đã nhiều năm kiên trì vận động “trả lại tên cho em” đối với tên gọi chính thức đầy đủ của Vương quốc Anh. Và tôi cũng đã có cơ hội làm điều này một cách quyết liệt và ở cấp độ quốc gia: Khi chuẩn bị cho chuyến thăm đầu tiên của Tổng bí thư tới Anh hồi tháng 1/2013, tôi đã vượt qua nhiều rào cản để tên gọi chính thức đầy đủ của nước Anh được sử dụng chính xác trong mọi văn bản liên quan chuyến thăm đó, kể cả các bản tin báo chí.
Ngoài ra, theo tôi biết, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã sử dụng đúng tên dịch sang tiếng Việt này trong các văn bản phát hành trong mấy năm qua, kể cả trong các công hàm giao dịch với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Tuy nhiên, khác với trường hợp nước Mỹ, sau chuyến thăm Anh tháng 1/2013 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tên đầy đủ của nước Anh lại vẫn trở về tình trạng bị dịch sai như bao nhiêu năm trước. Và gần đây nhất, khi Nữ hoàng Anh băng hà, chúng ta vẫn hàng ngày được nghe và thấy tên gọi không chính xác trên nhiều văn bản chính thức và phương tiện truyền thông!
Thưa các vị,
Một lá thư ngỏ nhân Ngày dịch thuật quốc tế lẽ ra phải đề cập những chuyện vui. Mà quả thật có rất nhiều chuyện vui đáng được đề cập. Tuy nhiên, chuyện vui thì dễ kể, trong lúc những chuyện tưởng là nhỏ nhưng thực sự phản ánh vấn đề văn hóa ứng xử quốc tế của chúng ta, như chuyện tên gọi của một số nước trên đây, lại chưa được đề cập.
Bởi vậy, bằng lá thư ngỏ này, tôi tha thiết đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu trách hãy quan tâm tới nghề dịch và những người làm công việc dịch thuật, coi nghề dịch là một nghề như những nghề nghiệp hợp pháp khác và coi những người làm công việc dịch thuật như những người lao động hợp pháp, đàng hoàng khác, đúng khẩu hiệu “Lao động là vinh quang” mà thế hệ chúng tôi đã được dạy và luôn ghi nhớ từ khi cắp sách tới trường.
Tôi cũng tha thiết mong rằng tên gọi chính thức đầy đủ của hai quốc gia Mỹ và Anh mà tôi vừa nêu trên sẽ sớm được dịch đúng và sử dụng phù hợp trong mọi giao dịch và phương tiện thông tin của chúng ta.
Xin gửi các vị lời chào trân trọng.
BTG
[*] Quá trình công tác của Đại sứ Bùi Thế Giang:
- 1994 - 2007: Vụ trưởng Vụ Quốc tế nhân dân (nay là Vụ Đối ngoại nhân dân), Ban Đối ngoại TƯ Đảng
- 2007 - 2012: Đại sứ, Phó trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại LHQ, trong đó là Phó Đại diện Việt Nam tại Hội đồng Bảo an LHQ trong 2 năm 2008 - 2009
- 2012 - 2016: Vụ trưởng Vụ Tây Âu - Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng
TÊN CÁC NƯỚC: KHÔNG NÊN ÁP DỤNG QUY TẮC DUY NHẤT KHI DỊCH TÊN PHỔ BIẾN
NGUYỄN ĐỨC THANH */ TVN 30-9-2022
*Tham tán Công sứ Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Italia
Hôm nay (30/9) là Ngày dịch thuật quốc tế, tuy chưa bao giờ được đào tạo về lĩnh vực dịch thuật, nhưng tôi xin phép trình bày là đang học và thực hành ngoại ngữ thứ 7: tiếng Italia. Tôi là một phiên dịch chính của đoàn đàm phán chính phủ về hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, đàm phán về chất độc da cam giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và phiên dịch cho vòng đàm phán đầu tiên về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trước hết, tôi xin chúc mừng cộng đồng những người làm công tác dịch thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Và nhân đọc một số ý kiến về tên nước lớn, phổ biến của các tác giả, dịch giả, tôi xin mạo muội có ý kiến như sau:
Ngôn ngữ tiếng Việt đến thế kỷ 19 chịu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ tiếng Hán, cùng với đó là Hán Nôm, tương tự như các ngôn ngữ tiếng Nhật, Hàn, Triều Tiên.
Ngôn ngữ tiếng Việt được viết bằng chữ cái Latinh (quyển sách được in lần đầu tiên ở nước ngoài là ở Roma năm 1651) và được Bác Hồ thúc đẩy phong trào làm trong sáng tiếng Việt từ đầu thế kỷ, cùng các phong trào Duy Tân, quốc ngữ khác. Nhưng ngôn ngữ tiếng Việt chỉ thực sự phát triển từ năm 1945 sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tiếng Việt đa dạng
Dân tộc được độc lập thì ngôn ngữ dân tộc mới thực sự độc lập và phát triển đúng định hướng.
Gần trăm năm thuộc Pháp cho đến 1945, tiếng Việt chịu ảnh hưởng nhiều của tiếng Pháp.
Sau khi hòa bình được lập lại năm 1954, miền Bắc bắt đầu có những ảnh hưởng về ngôn ngữ của tiếng Nga và một số ngôn ngữ của các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Miền Nam chịu ảnh hưởng của tiếng Anh Mỹ.
Do đó, có thể nói tiếng Việt có sự đa dạng thuộc loại nhất trên thế giới. Với lịch sử khó khăn nhưng dân tộc ta đã vươn lên chiến thắng, phát triển mọi mặt, nhất là về ngôn ngữ. Do có ảnh hưởng giao lưu với nhiều ngôn ngữ trên thế giới nên tiếng Việt trở nên phong phú, khoa học và trong sáng hơn.
Và có lẽ có một thông lệ hay nguyên tắc là từ nào phổ biến nhất sẽ dần thay thế từ không phổ biến để trở thành ngôn ngữ chính, nghĩa chính của từ đó.
Chuyện dịch tên nước
Về tên nước thì đúng ra phải dịch, phiên âm tên của nước đó từ ngôn ngữ của chính nước đó sẽ là chính xác, khoa học nhất và sẽ được quy định để dùng chính thức trong văn bản, ngoại giao.
Cụ thể, chúng ta rà soát một số tên nước lớn, thường dùng ở Việt Nam và trên thế giới như:
United States of America (tiếng Anh): sẽ phải dịch là Liên hiệp các (tiểu) bang của châu Mỹ. Nhưng một số học giả cho rằng phải dùng “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”, thời kỳ đầu được dịch là “chúng” theo tiếng Hán Việt nhưng người Việt không rõ với lý do gì.
Theo tôi, có thể do phát âm “chủng” của một số lãnh đạo, trí thức nào đó nên dần được phổ biến hơn, rồi dần mới có người suy diễn kiểu chủng là chủng tộc - “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Nhưng “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” thực tế phổ biến hơn “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” nên theo tôi nên dùng “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” làm chính thức vì từ này đã quá phổ biến.
Và tên Hoa Kỳ nữa! Từ Hán Việt là Cờ Hoa do người Hoa (Trung Quốc) nhìn thấy cờ Mỹ và gọi thế, chứ chẳng có nước nào gọi Mỹ chính thức là Cờ Hoa, Hoa Kỳ, kể cả Trung Quốc! Rồi từ Mỹ cũng là viết tắt từ America của từ Hán Việt “mểi” là Mỹ. Bây giờ có ai để ý từ Mỹ là từ “mểi” đâu mà từ đó đã Việt hóa quá phổ biến rồi.
Nên đối với từ “chúng”, chúng ta không nên vì gốc từ đó từ Hán-Việt là “chúng” mà ép phải dùng, mà từ đó đã Việt hóa theo khẩu ngữ từ lâu thành “chủng” rồi.
Nếu muốn điều chỉnh chính thức thì lại phải dùng Liên hiệp các (tiểu) bang của châu Mỹ. Mà đúng ra phải phiên âm là Liên hiệp các (tiểu) bang của châu America - đổi lại tên châu Mỹ là châu America chăng?!
United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (tiếng Anh): Dịch là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hoặc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Có người cho rằng cần gọi là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vì theo tiếng Việt, tính từ United phải đứng sau danh từ Kingdom. Nhưng theo tôi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland đã phổ biến hơn thì nên coi là chính thức.
Vì thực tế, riêng dịch Great Britain là Anh cũng đã không chính xác vì Great Britain phải dịch là Đại Briton (kiểu như Đại Việt) và không thể suy diễn Great Britain là Anh, là tương đương hoàn toàn với England (mới thực sự nghĩa là Anh, theo Hán-Việt).
Còn những từ dùng không chính thức, không ở dạng đầy đủ thì không cần phải bàn đúng sai như Anh Quốc, Vương quốc Anh hoặc Anh (tiếng Anh: United Kingdom, Great Britain hoặc Britain, England).
La France (tiếng Pháp): Ngay nước từng đô hộ ta là Pháp cũng có rất nhiều tên gọi theo âm Hán Việt, như: Pháp Lan Tây, gọi tắt là Pháp quốc. Trong thư tịch chữ Hán cổ của Việt Nam, quốc hiệu nước Pháp còn được phiên âm là Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hoặc Pháp Lang Sa. Thế nhưng Cộng hòa Pháp là phổ biến và miễn bàn cãi.
Bundesrepublik Deutschland (Tiếng Đức): Tên gọi của nước Đức trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Trong tiếng Trung, nước Đức được gọi âm Hán Việt: Đức Ý Chí, gọi tắt là Đức quốc.
Cũng giống như Anh, Pháp, Mỹ..., người Việt hay bỏ chữ "Quốc" đi, chỉ còn gọi là "Đức".
Союз Советских Социалистических Республик (Tiếng Nga): Chuyển tự Soyuz Sovetskikh Sotsialisticheskikh Respubli: "Liên bang (các nước) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết". Từ "Liên Xô" là gọi tắt của tiếng Nga: Советскиi Союз, chuyển tự Sovietski Soyuz. Nhưng gần đây, báo chí xuất hiện từ Liên Minh thay cho từ rất phổ biến trước đây là Liên Xô, theo tôi chủ yếu là do các tác giả không biết tiếng Nga và không đọc các tài liệu trước đây mà dịch, viết từ các tài liệu tiếng Anh với từ Soviet Union nên dần sẽ tạo thành hai từ phổ biến là Liên Xô và Liên Minh.
Trung Quốc: Ngôn ngữ tiếng Trung sang tiếng Việt nên không phải bàn cãi. Còn các tên gọi không chính thức khác nữa cũng đã có từ lâu đời.
Repubblica Italiana (tiếng Ý): Cộng hòa Italia. Tên gọi Ý là rút gọn của Ý Đại Lợi (âm Hán Việt phiên âm của từ Italy, tên tiếng Anh của nước Ý. Còn có cách viết là I-ta-li-a. Từ Italia trong tiếng Ý (phát âm là /iˈta.lja/) có 3 âm tiết chứ không phải 4 như từ Italia của tiếng Việt. Một số người gọi là Italy ("I-ta-li") dù đã biết đến 2 tên gọi Ý và Italia, bắt nguồn từ tên tiếng Anh Italy. Trong tiếng Anh, từ Italy được phát âm là /ˈɪ.tə.li/.
Cách phát âm của tên tiếng Anh phiên âm sang tiếng Việt là "I-tơ-li" nhưng những người đó lại gọi là "I-ta-li" mà không gọi là "I-tơ-li". Lý do: họ vay mượn hình thức chính tả của từ tiếng Anh nhưng không đọc bằng phiên âm tiếng Việt của từ tiếng Anh mà đọc các chữ cái trong từ Italy theo âm mà các chữ cái đó thường biểu thị trong tiếng Việt.
Tên gọi của một số nước lớn, G7, nổi tiếng và thường dùng trong tiếng Việt cho thấy sự phức tạp, phong phú của tiếng Việt. Theo tôi, không nên áp dụng một quy tắc duy nhất cho những tên phổ biến như trên mà cần căn cứ thực tiễn của các tên đó, quy định tiếp theo hoặc sử dụng hơn 1 (ví dụ 2) tên gọi chính thức cho những tên nước hơi dài và có nhiều tên gọi trong quá trình lịch sử tiếng Việt.
Một lần nữa, xin chúc các dịch giả chính thức và không chính thức một ngày lễ vui vẻ hữu ích và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự trong sáng của tiếng Việt.
Nguyễn Đức Thanh [*]
*Tham tán Công sứ Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Italia Nguyễn Đức Thanh:
- Đại học Quan hệ quốc tế Moscow (Liên Xô cũ).
- Tiến sĩ kỹ thuật.
- Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Ba Lan, Italia.
- Vụ trưởng Trưởng ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh, Bộ Công thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét