ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ukraine nói tấn công nhiều vị trí của Nga, giành thắng lợi gần Kramatorsk (VNN 6/9/2022)-Hành trình từ 'diễn giả vụng về' tới ghế Thủ tướng Anh của bà Liz Truss (VNN 6/9/2022)-Xem tiêm kích Thụy Điển phóng tên lửa không đối không hiện đại nhất châu Âu (VNN 6/9/2022)-Tổng thống Zelensky: Ukraine sẽ giành lại Crimea Nga xâm lược Ukraine Zelenskiy (BVN 6/9/2022)-TT Zelensky tuyên bố quân Nga đang tháo chạy khỏi Crimea, Ukraine ráo riết tìm thêm viện trợ quân sự (BVN 6/9/2022)-Mikhail Gorrbachev: “Tôi đã để cho Bức tường Berlin sụp đổ như thế đấy” (BVN 6/9/2022)-Tại sao phong trào nhân quyền đang thua và làm thế nào để có thể bắt đầu thắng lại (BVN 6/9/2022)-'Vũ khí' giúp Ukraine chiếm ưu thế trên không gian mạng trước Nga (VNN 5/9/2022)-Ukraine tuyên bố sẽ giành lại Crưm, thu giữ tổ hợp điện tử Nga (BVN 5/9/2022)-Đòn giáng khí đốt Nga mất dần sức nặng (VNN 5/9/2022)-Kherson, trận đánh quyết định thành bại trong cuộc chiến tranh Ukraina? Nga xâm lược Ukraine (BVN 5/9/2022)-Tại sao Mỹ nên cân nhắc lại chính sách xoay trục sang châu Á? (BVN 5/9/2022)-Nga khóa dòng khí sang EU: Châu Âu lạnh giá, bão tố nổi lên (VNN 4/9/2022)-Đọ sức mạnh máy bay không người lái Iran với mẫu TB2 của Ukraine (VNN 4/9/2022)-Biểu tình rầm rộ chống chinh phủ, EU và NATO ở CH Séc (VNN 4/9/2022)-Đạn chống tăng phát nổ tại triển lãm súng đạn ở Ukraine, Nga cảnh báo về 'ngày tận thế' (VNN 4/9/2022)-Nga sẽ hết vũ khí vào cuối năm nay? (BVN 3/9/2022)Lê Phương-Bí mật về “những hệ thống HIMARS” của Triều Tiên (VNN 3/9/2022)-Nga nói không đưa vũ khí vào Zaporizhzhia, Ukraine trừng phạt con gái ông Putin (VNN 3/9/2022)-Mỹ duyệt bán hơn tỷ đô vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc đe dọa đáp trả (VNN 3/9/2022)-FBI thu 48 tập tài liệu mật nhưng rỗng không từ nhà ông Trump (VNN 3/9/2022)-Bài nói chuyện của Tổng thống Biden Ở Philadelphia Joe Biden (BVN 3/9/2022)-Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine (BVN 3/9/2022)-
- Trong nước: UBND TP.HCM quyết định không tiêu hủy 29 tranh của họa sĩ Bùi Chát (VNN 6/9/2022)-Chống tham nhũng trong cơ quan phòng chống tham nhũng (VNN 5/9/2022)-Tinh thần Ngày Độc lập mãi soi đường chúng ta đi (GD 2/9/2022)-ND-Chuyện về người phụ nữ từng tham gia xây dựng Lăng Bác Hồ (VNN 2/9/2022)-Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ngày đầu lập nước (VNN 2/9/2022)-Ngày lập quốc trong ký ức người tù Côn Đảo (VNN 1/9/2022)-Hàng loạt lãnh đạo ở Hà Tĩnh bị kỷ luật (VNN 31/8/2022)-Phố phường Hà Nội trước ngày Quốc khánh 2/9 (VNN 31/8/2022)-Những chuyên án lớn do Đại tá Đinh Văn Nơi chỉ đạo tại An Giang (VNN 31/8/2022)-Nguyên nhân vụ nổ lớn khiến nhiều công nhân bị thương ở Bắc Ninh (VNN 31/8/2022)-Vụ ‘bay lắc’ trong Bệnh viện tâm thần Trung ương 1, đề nghị 2 án tử hình (VNN 31/8/2022)-Tân Hoàng Minh xin cho chủ tịch về nhà, có thuộc trường hợp tại ngoại? (VNN 28/8/2022)-
- Kinh tế: Giám đốc sở ký 5 đơn nghỉ việc mỗi ngày (VNN 6/9/2022)-Bến xe ở TP.HCM điêu đứng vì nạn xe dù, bến cóc (VNN 6/9/2022)-Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị triển khai công tác cán bộ (VNN 6/9/2022)-Căn hộ chung cư không có sổ hồng bị dìm giá (VNN 6/9/2022)-Gạo Việt tràn ngập trong siêu thị Pháp, thành ‘bữa ăn đặc biệt’ ở Nội các Nhật (VNN 6/9/2022)-Dàn lãnh đạo đồng lòng mở két riêng, cho DN vay cả trăm tỷ (VNN 6/9/2022)-Giá dầu bất định, kinh tế toàn cầu rơi vào vòng xoáy khó lường (VNN 6/9/2022)-Bí quyết chi tiêu, tự bày mâm cỗ Tết Trung thu tiết kiệm cả triệu đồng (VNN 6/9/2022)-Nhà lọt thỏm giữa khu đô thị, chủ nhân từ chối nghìn tỷ quyết không phân lô (VNN 6/9/2022)-Con gái đưa bố vi vu khắp Á-Âu, ôn lại những ngày làm 'chiếc đuôi' của bố (VNN 6/9/2022)-'Cần phạt nặng ca sĩ hát sai lời!' (VNN 6/9/2022)-Thêm 5 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị tạm tước giấy phép (KTSG 6/9/2022)-FPT Software mở văn phòng đầu tiên tại Bắc Âu (KTSG 6/9/2022)-Lãng phí thực phẩm – bài toán khó của phát triển bền vững tại Việt Nam (KTSG 6/9/2022)-Kết nối liên thông hệ thống thông tin đất đai quốc gia tập trung vào 2025 (KTSG 5/9/2022)-Nới room tín dụng, nhưng dòng vốn có ‘dễ dàng’ đổ vào bất động sản (KTSG 5/9/2022)-TPHCM thu hút gần 1 triệu lượt khách đến du lịch dịp lễ 2-9 (KTSG 5/9/2022)-
- Giáo dục: Dấu hỏi chất lượng nước cho HS và CV Huyện Hậu Lộc giới thiệu công ty lọc nước (GD 6/9/2022)-Thiếu giáo viên, thiếu nguồn tuyển: Điện Biên lên chiến lược bổ sung đội ngũ (GD 6/9/2022)-Hơn 1.200 GV xin nghỉ, Đồng Nai kiến nghị sớm ban hành chính sách tiền lương (GD 6/9/2022)-Sắp đổi sách, Hà Nội khan hiếm SGK chương trình 2006, không mua được trọn bộ (GD 6/9/2022)-Tin vui với bác sĩ mới ra trường: Xem xét nâng lương khởi điểm bậc 2 (GD 6/9/2022)-Những điều GV không được làm, thầy cô cần biết không vi phạm, tránh bị kỷ luật (GD 6/9/2022)-Làm gì để cuộc họp phụ huynh đầu năm không còn ám ảnh buổi họp "tiền đâu"? (GD 6/9/2022)-Giảng dạy các môn tích hợp ở cấp trung học cơ sở biết rối nhưng chưa gỡ được (GD 6/9/2022)-Hiệu trưởng dùng 'bài hịch' dí dỏm để khích lệ học trò (VNN 6/9/2022)-
- Phản biện: Làm cách nào để trẻ em hân hoan khi đến trường? Giáo dục (BVN 6/9/2022)-Chu Mộng Long-Thí điểm tự chủ bệnh viện (Bài 4): Mô hình tự chủ toàn diện đã sai ngay từ triết lý ban đầu? (BVN 3/9/2022)-Thanh Hằng th-Đổi mới chưa trọn: Nhớ về Trần Xuân Bách ‘hạt mầm Gorbachev' ở Việt Nam (BVN 3/9/2022)-Trần Thái Tĩnh-Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã làm méo mó thị trường (BVN 3/9/2022)-Tử Long-Không chỉ là chuyện riêng của Bạch Mai và K (BVN 3/9/2022)-KTSG-Phú Quốc đang dần "đánh mất mình" (BVN 3/9/2022)-Phương Linh-Bốc thăm ngẫu nhiên xác minh tài sản, thu nhập cần tránh để "sót" lãnh đạo (GD 3/9/2022)-Thiết lập thể chế trọng người tài, đưa đất nước sánh vai cường quốc (VNN 2/9/2022)-Hành trình 'hồi sinh' của kinh tế Việt Nam (VNN 2/9/2022)-Lương Bằng-Bảo tàng Huế tái hiện sai sự kiện Vua Bảo Đại thoái vị? Cách mạng tháng Tám (BVN 2/9/2022)-Cù Huy Hà Vũ-Vụ Kế hoạch-Tài chính chỉ rõ những vướng mắc của trường ĐH khi tự chủ tài chính (GD 1/9/2022)-Tăng học phí không phải chỉ để thực hiện tăng lương cho cán bộ, giảng viên (GD 31/8/2022)-Cú sốc đầu đời (KTSG 31/8/2022)-Quỳnh Thư-Lao động chân tay xuất khẩu và 10 tỷ USD kiều hối (TVN 31/8/2022)-Lan Anh-Thấy gì qua vụ Trịnh Văn Quyết nâng khống vốn điều lệ FLC Faros từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng? (BVN 30/8/2022)-Công Lý-Cơ chế hiện nay đang biến các trường tự chủ trở thành trường ĐH tự lo (GD 30/8/2022)-Việc nặng lương thấp, thiếu tầm nhìn nên giáo viên giảm trầm trọng (VNN 29/8/2022)-
- Thư giãn: Cuộc sống ở rừng của chàng trai phố thị (VNN 3/9/2022)-10 ngôi nhà có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam (VNN 1/9/2022)-
Tại dự thảo Luật Giá, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định về lập và sử dụng quỹ bình ổn giá vì không còn phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, điều tiết giá hiện nay, trong đó có Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ đặc thù, được thành lập trước khi có các quy định về quỹ bình ổn giá tại Luật giá (được quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, sau đó là Nghị định 83/2014/NĐ-CP, nay là Nghị định 95/2020/NĐ-CP) nên việc bỏ biện pháp lập Quỹ bình ổn giá tại Luật giá cũng không ảnh hưởng đến tính pháp lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Quỹ bình ổn giá khiến giá xăng dầu không vận động lên xuống đúng theo thị trường thế giới. Ảnh: Anh Nguyễn
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, hiện thị trường xăng dầu trong nước đã có nhiều chuyển biến tích cực; số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống lưu thông phân phối ngày càng tăng, hiệu quả ngày càng được cải thiện và thúc đẩy tính cạnh tranh trên thị trường kinh doanh xăng dầu; tâm lý người tiêu dùng đã dần thích ứng được với việc điều chỉnh tăng/giảm giá xăng dầu theo biến động của giá xăng dầu thế giới.
Bộ Tài chính cho rằng: Thời điểm này là thích hợp để xem xét, đánh giá để bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để giá xăng dầu vận động theo đúng tín hiệu thị trường tại văn bản số 439/HHXDVN-VP của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam. Bộ Công Thương cũng nhất trí xem xét, đánh giá để bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá khi Nhà nước không điều tiết chi phí xây dựng thông qua giá cơ sở hoặc giá tham chiếu, hoàn toàn để các doanh nghiệp tự quyết định giá.
Góp ý dự thảo Luật giá (sửa đổi), Bộ Công Thương kiến nghị bỏ mặt hàng xăng dầu khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và chỉ để mặt hàng này vào danh mục mặt hàng thực hiện bình ổn giá.
Về việc bỏ quy định về Quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính cho biết: Tại Luật hiện hành quy định “Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống”.
Bộ Tài chính cho rằng nếu thực tế có phát sinh trường hợp bình ổn giá, việc áp dụng theo biện pháp này là không khả thi vì việc lập quỹ phải trên cơ sở đề án trích lập, quản lý sử dụng là một quy trình phức tạp, không đáp ứng được tính kịp thời, phải triển khai ngay trong bình ổn giá.
Thực tế thì sau khi Luật giá năm 2012 có hiệu lực, Chính phủ có đặt ra việc thành lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Quỹ bình ổn giá điện, Quỹ bình ổn giá thóc; nhưng thực tế chỉ có Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thành lập nhưng trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành về cơ chế giá xăng dầu.
LB
QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU ĐÃ LÀM MÉO MÓ THỊ TRƯỜNG
TỬ LONG/BVN 3-9-2022
(VNTB) – Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoạt động theo cách thức “tiền của người dân ứng trước vào quỹ và trả lại vào kỳ điều hành sau”.
Ai quản lý quỹ này?
Quỹ bình ổn giá xăng dầu được lập tại doanh nghiệp khi được Bộ Công Thương cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm trích lập, chi sử dụng, báo cáo, công khai về Quỹ bình ổn giá xăng dầu và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm lựa chọn, mở tài khoản theo dõi riêng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (ngân hàng); có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của ngân hàng nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và công bố thông tin theo quy định.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể là 300 đồng/lít đối với các loại xăng, các loại dầu diesel, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu mazut ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa và được xác định là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và giá bán của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước; toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.
Có nên bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Tính từ đầu tháng 7 đến kỳ điều hành ngày hôm qua, việc trích lập quỹ bình ổn liên tục đã phần nào ngăn lại đà giảm giá xăng trong nước chưa chạm đến ngưỡng 20.000 đồng/lít, bằng với mức giá ở thời điểm cuối năm 2021.
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng, thực tế quỹ bình ổn không cần thiết khi giá xăng, dầu vận hành theo cơ chế thị trường. Ông Bảo cho hay doanh nghiệp cũng không được lợi gì từ quỹ bình ổn giá, nếu doanh nghiệp nào sử dụng âm thì sẽ nợ đọng ngân hàng. Đây là điều mà các doanh nghiệp đầu mối không hề mong muốn.
Có thể thấy, từ góc độ quản lý về vĩ mô của nhà nước, quỹ là công cụ kiểm soát tăng giá. Tuy nhiên, từ góc độ doanh nghiệp và người dùng, quỹ không cần thiết bởi cả hai đối tượng này đều không được lợi. Người dùng thì “ứng tiền trước để và được trả lại khi giá biến động” theo kiểu “mỡ nó rán nó”. Còn với doanh nghiệp, việc duy trì quỹ khiến doanh nghiệp phải bố trí thêm nhân sự trong hệ thống để theo dõi hoạt động của quỹ.
“Xuất phát từ góc độ của người tiêu dùng, người tiêu dùng phải ứng tiền ra trước cho doanh nghiệp, rồi sau đó bù lại cho người tiêu dùng thì hỏi rằng có lợi ở đâu? Quỹ bình ổn xăng dầu dương có nghĩa là đã thu trước tiền của dân, còn lúc nào quỹ âm thì doanh nghiệp đầu mối kêu như vạc. Điều này rất dễ xảy ra tình trạng hỗn loạn thị trường, không có xăng dầu để bán” – một thương nhân xăng dầu ý kiến.
Cũng theo vị thương nhân trên, việc duy trì quỹ bình ổn xăng dầu sẽ triệt tiêu cơ hội kinh doanh của thương nhân phân phối. Bởi, những thương nhân phân phối xăng dầu không thể phán đoán được doanh nghiệp đầu mối sẽ sử dụng quỹ như thế nào, cho nên doanh nghiệp trung gian không dám mua.
“Tôi lấy ví dụ, ngày hôm nay, chúng tôi mua xăng dầu vào, nhưng ngày mai doanh nghiệp đầu mối lại sử dụng quỹ bình ổn, điều này gây ra thiệt thòi cho chúng tôi”, thương nhân này cho hay.
Méo mó của quỹ bình ổn xăng dầu?
Như phân tích ở trên thì với quỹ bình ổn giá xăng dầu, về nguyên tắc, nhà nước không phải chi tiền nhưng vẫn điều tiết và giữ giá xăng dầu biến động theo đồ thị hình răng cưa thay vì “lên đỉnh, xuống vực” gây sốc cho người tiêu dùng và nền kinh tế.
Thế nhưng, dù hoạt động theo nguyên tắc “lấy nó nuôi nó”, nhưng cơ chế lại không rõ ràng khiến cho nguyên tắc này bị méo mó.
Số là khi trích quỹ, người mua xăng, dầu diesel, dầu hỏa hay dầu mazut đều rót tiền gộp vào chung “chiếc bình” bình ổn giá. Đến khi cần bình ổn, cơ quan điều hành giá sẽ trích theo mục tiêu mà họ muốn điều hành, chẳng hạn ưu tiên bình ổn giá dầu…
Giả sử, khi muốn kìm giá dầu nhiều hơn, vì dầu phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa và sản xuất nên được ưu tiên hơn, cơ quan điều hành sẽ xả quỹ nhiều hơn mức mà người mua dầu đã đóng góp vào quỹ. Trường hợp này xảy ra là thiệt cho người mua xăng vì đã dùng xăng “bù chéo” cho dầu.
Và thực tế trên cho thấy đó chẳng khác gì một loại thuế “không tên” mà người mua xăng phải chịu. Vì thế, đôi lúc người dùng xăng có cảm giác giá lên nhanh xuống chậm là thế.
Ngoài ra việc sử dụng quỹ bình ổn theo cách trên đã làm méo mó giá xăng dầu, không đi theo đúng bản chất kinh tế thị trường.
Hệ lụy của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Những cựu quan chức từng làm công việc quản lý nhà nước trong lãnh vực điều hành xăng dầu, có nhận xét rằng, khi xăng dầu được vận hành theo thị trường “không có định hướng xã hội chủ nghĩa”, thì nên bỏ quỹ bình ổn vì các quốc gia khác trên thế giới cũng không có.
Song nếu xăng dầu vẫn được vận hành theo thị trường có định hướng chính trị, thì nên giữ quỹ này, nhưng cần sòng phẳng lúc “xả quỹ”, tránh việc “bù chéo” như phân tích ở trên.
Ngày 31-8, giá dầu thô WTI của Mỹ giao dịch quanh mức 92,2 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu ở ngưỡng 98,5 USD/thùng.
Chốt phiên giao dịch khuya 30-8, giá dầu thô Brent giao tháng 10 giảm 5,78 USD, tương đương 5,5%, xuống mức 99,31 USD/thùng. Trong phiên, hợp đồng này đã có lúc chạm mức thấp nhất là 97,55 USD/thùng. Hợp đồng giao tháng 11 được giao dịch ở mức 97,84 USD/thùng, giảm 4,9%. Trong khi đó, dầu thô WTI của Mỹ cũng lùi 5,37 USD, tương đương 5,5%, xuống mức 91,64 USD/thùng.
Dù giá dầu thế giới đi xuống nhưng giá bán lẻ trong nước có giảm hay không luôn là một dấu hỏi lơ lửng của người dân và doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn trái ngược với việc nếu giá dầu thế giới tăng thì giá bán lẻ đến tay người dân luôn luôn đi lên.
Chính việc sử dụng quỹ bình ổn giá cộng thêm cơ chế điều hành theo chu kỳ 10 ngày mới điều chỉnh 1 lần khiến giá xăng dầu tại Việt Nam luôn lạc nhịp với thế giới.
T.L.
VNTB gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét