ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ukraine tung video phá hủy hai xe pháo tự hành (VNN 17/9/2022)-Israel nã rocket vào sân bay quốc tế Damascus của Syria (VNN 17/9/2022)-Ông Putin gợi ý giải pháp có thêm khí đốt cho châu Âu (VNN 17/9/2022)-Ông Putin cảnh báo xung đột tồi tệ hơn, LHQ dành ngoại lệ cho Tổng thống Ukraine (VNN 17/9/2022)-Những thắng lợi gần đây của Ukraine có đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga? Nga xâm lược Ukraine Chiến sự Ukraine (BVN 17/9/2022)-BBC tiếng Nga-Ukraine tấn công thị trấn biên giới của Nga (VNN 16/9/2022)-Trung Quốc muốn thành mặt trời địa chính trị? (VNN 16/9/2022)-Ba bài học từ quá trình dân chủ hóa tại Đài Loan (BVN 16/9/2022)-Y Chan-Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt (BVN 16/9/2022)-Putin đối phó với việc bại trận? (BVN 16/9/2022)-Chủ tịch Trung Quốc tới Uzbekistan, chuẩn bị hội đàm với Tổng thống Nga Putin (VNN 15/9/2022)-Ukraine bắt giữ 'điệp viên 007', quê ông Zelensky có nguy cơ vỡ đập vì không kích (VNN 15/9/2022)-Tổng thống Ukraine bị tai nạn xe hơi (VNN 15/9/2022)-Tổng thống Ukraine thăm thành phố mới tái kiểm soát (BVN 15/8/2022)-Putin hiện có những lựa chọn nào? (BVN 15/8/2022)-Salushnyi, vị tướng anh hùng đánh bại nước Nga (BVN 15/9/2022)-Phân tích quân sự: Việc Ukraine đột ngột giành được hàng loạt đất đai tạo ra các vấn đề mới cho các lãnh đạo quân đội nước này (BVN 14/9/2022)-NYT-
- Trong nước: Ký ức kinh hoàng đêm chạy lũ quét sập nhà chưa từng thấy (VNN 17/9/2022)-Xét xử vụ giám đốc bệnh viện chi 60 tỷ đồng ‘chạy án’ (VNN 17/9/2022)-Kẻ đâm thanh niên tử vong trên phố Láng Hạ vì ghen (VNN 17/9/2022)-Đình chỉ sinh hoạt Đảng, trình Trung ương kỷ luật Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng (VNN 16/9/2022)-Nam thanh niên bị đâm trên phố Hà Nội, cô gái đi cùng bị ép lên ô tô (VNN 16/9/2022)-Chồng chém đứt lìa 2 cánh tay vợ nghi do ghen tuông (VNN 15/9/2022)-Hotgirl 9X dựng kịch bản lừa thế kỷ bị hàng loạt người tố cáo (VNN 14/9/2022)-‘Người tù thế kỷ' Huỳnh Văn Nén qua đời (VNN 14/9/2022)-Bắt Giám đốc Trung tâm Tài chính công Hà Tĩnh Lê Viết Cường (VNN 14/9/2022)-Bộ Nội vụ cắt giảm 2 vụ, sáp nhập 1 trường đại học (VNN 13/9/2022)-Thứ trưởng Nội vụ Trương Hải Long được giới thiệu bầu làm Chủ tịch tỉnh Gia Lai (VNN 12/9/2022)-Giám đốc Công an Bình Dương lý giải việc khách chốt cửa hát karaoke dù báo cháy (VNN 10/9/2022)-Chuyện tiêu hơn 3,8 triệu USD vụ cựu thứ trưởng Cao Minh Quang bị truy tố (VNN 10/9/2022)-10 người đứng đầu bị xử lý hình sự do để xảy ra tham nhũng (VNN 9/9/2022)-Hai vụ cháy quán karaoke 35 người chết: Vấn đề đã đặc biệt nghiêm trọng (VNN 9/9/2022)-'Có tình trạng cán bộ nhận hối lộ để làm ngơ cho tội phạm' (VNN 9/9/2022)-Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Khánh Hòa bị kỷ luật (VNN 9/9/2022)-
- Kinh tế: Dân Trung Quốc sính hàng hiệu, sầu riêng Việt vẫn đang vô danh (VNN 17/9/2022)-Ùn tắc trước ‘nút thắt cổ chai’ ở trạm thu phí nhà xe Tân Sơn Nhất (VNN 17/9/2022)-Mâu thuẫn trên biển, tàu cá Quảng Trị bị đánh bộc phá nhấn chìm (VNN 17/9/2022)-2 năm thực thi EVFTA: Kim ngạch thương mại EU - Việt Nam có nhiều tích cực (VNN 17/9/2022)-Thấy nhiều người hỏi thuê, chủ nhà mặt phố cao giọng hét giá (VNN 17/9/2022)-Mỹ giáng đòn mới vào bán dẫn Trung Quốc, Google lĩnh án phạt kỷ lục (VNN 17/9/2022)-Xuất hiện xe tay ga Vespa nhập Mỹ giá 2 tỷ đồng tại Hà Nội (VNN 17/9/2022)-'Chuyến tàu Tận thế' đầy thây ma ở Jakarta hút khách (VNN 17/9/2022)-Chợ hút 'giới nhà giàu' ở Đà Nẵng trước giờ thay áo mới (VNN 17/9/2022)-Ngất ngây vẻ đẹp hoang sơ đảo Hòn Mê - Thanh Hoá, nước xanh trong như biển Nha Trang (VNN 17/9/2022)-Kinh tế Mỹ và châu Âu suy yếu làm Đông Nam Á lo (KTSG 17/9/2022)-Đất không lành làm sao chim đậu? (KTSG 17/9/2022)-Nếu Đà Lạt là thành phố âm nhạc…(KTSG 17/9/2022)-Sẽ khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt (KTSG 17/9/2022)-Chặng đường mới trên hành trình ‘phiêu lưu’ với nông nghiệp của các tỉ phú Việt (KTSG 17/9/2022)-Thành phố Thủ Đức trao ‘sổ đỏ’ cho 22 hộ dân khu Thủ Thiêm (KTSG 16/9/2022)-Thị trường trái phiếu 'rơi' đột ngột, DN mất đòn bẩy tài chính (VNN 16/9/2022)-
- Giáo dục: Hiện HS vẫn chưa có SGK: Cần làm rõ trách nhiệm thuộc về ai, nằm ở khâu nào? (GD 17/9/2022)-Inforgraphic: Chi tiết các khoản thu đầu năm học phụ huynh cần nắm rõ (GD 17/9/2022)-1/2 số môn học lớp 10 chưa có SGK, học sinh phải dùng tài liệu phô tô để học tạm (GD 17/9/2022)-Điểm chuẩn 39,92/40: Không có chuyện đẩy điểm chót vót để hạn chế thí sinh đỗ (GD 17/9/2022)-Điểm chuẩn 39,92/40: Không có chuyện đẩy điểm chót vót để hạn chế thí sinh đỗ (GD 17/9/2022)-Bỏ qua mẫu CV 5512, giáo án của thầy cô chỉ 1 trang giấy có được không? (GD 17/9/2022)-Tổ trưởng chuyên môn được giảm 3 tiết/tuần nhưng đảm nhận quá nhiều công việc (GD 17/9/2022)-Lạm thu tiền trường do tặng quà giáo viên, tôi nghe mà xót xa (GD 17/9/2022)-Điểm chuẩn khối ngành ngôn ngữ: Tiếng Anh “lép vế", tiếng Trung “lên ngôi" (GD 17/9/2022)-Điểm chuẩn khối ngành Luật: Tiếp tục tăng mạnh ở khối C00 (GD 17/9/2022)-Bước ngoặt bất ngờ của thủ khoa đầu ra Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (GD 17/9/2022)-Thủ khoa các khối thi năm 2022 trúng tuyển trường đại học nào? (VNN 17/9/2022)-Chiêu lừa tinh vi các tân sinh viên cần cảnh giác (VNN 17/9/2022)-2 đại học Trung Quốc lọt top 10 “lò” đào tạo giới siêu giàu trên thế giới (VNN 17/9/2022)-
- Phản biện: Giáo dục: Không thể đứng im hay quay lại (BVN 17/9/2022)-Thái Hạo-Hãy chung tay bài trừ tận gốc nạn buôn người có hệ thống ở Việt Nam (Bài 1) (BVN 17/9/2022)-Hai vấn đề nan giải sau quyết định ân giảm án cho Đặng Văn Hiến (BVN 16/9/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Dân Vườn rau Lộc Hưng: Chính quyền tổ chức cuộc họp "lừa đảo, gây hoang mang" (BVN 16/9/2022)-RFA-Địa phương ồ ạt xin xây sân bay, cần đề phòng tham nhũng đất đai (BVN 16/9/2022)-Thế Anh-Trách nhiệm, lòng tin và tử huyệt của nền kinh tế (TVN 15/9/2022)-Tư Giang-Điều kiện để Việt Nam bước vào nhóm nước thu nhập cao năm 2045 (VNN 15/9/2022)-Lương Bằng-Quản lý công tác lập quy hoạch phải khoa học và khách quan (BVN 15/9/2022)-Trần Văn Tường-Phát biểu của ông Nguyễn Xuân Thắng tại Hội thảo Khoa học, Đạo đức và Phát triển con người (VNN 14/9/2022)-Chấn hưng đất nước bắt đầu từ cải cách đại học (TVN 14/9/2022)-Phạm Mạnh Hùng-Thành phố thông minh: mơ và thực (BVN 14/9/2022)-Đoàn Khắc Xuyên-Cách Singapore làm để nhân tài không 'rời công, sang tư' (VNN 12/9/2022)-Giáo dục đơn nguyên và chuyện cô cháu gái (BVN 12/9/2022)-Nguyễn Ngọc Già-Mục từ gốc (BVN 12/9/2022)-Đỗ Ngà-Tội phạm giới 'công bộc của dân' gia tăng, lừa đảo đi thẳng vào giường ngủ (BVN 11/9/2022)-Thu Hằng-Lương nhà nước 10 triệu/tháng cũng chỉ ngang thu nhập lao động trình độ thấp (VNN 9/9/2022)-Thu Hằng th-Cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng tín dụng (KTSG 8/9/2022)-Thí điểm tự chủ bệnh viện (Bài 4): Mô hình tự chủ toàn diện đã sai ngay từ triết lý ban đầu? (BVN 3/9/2022)-Thanh Hằng th-Không chỉ là chuyện riêng của Bạch Mai và K (BVN 3/9/2022)-KTSG-Phú Quốc đang dần "đánh mất mình" (BVN 3/9/2022)-Phương Linh-
- Thư giãn: 10 chỉ huy quân sự vĩ đại nhất lịch sử dựa trên phương pháp phân tích dữ liệu (VNN 16/9/2022)-Nghề đặc biệt chỉ cần đến dự đám cưới là có tiền, mùa cao điểm được săn lùng ráo riết (VNN 14/9/2022)-
Không hình sự hóa
Họ nói với tôi, họ phát hành trái phiếu nhằm xây dựng DN, đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước đúng theo chủ trương, luật pháp mà nay họ bị dư luận coi như tội đồ. Vì thế, những thông điệp của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ngành và đặc biệt là Thủ tướng giúp họ giải thoát khỏi gánh nặng dư luận, thậm chí trấn an nhà đầu tư.
Thông điệp của Thủ tướng về thị trường trái phiếu, họ nhận xét, là rất mạnh mẽ và rõ ràng. Thủ tướng nói: “Chúng ta không hình sự hóa các quan hệ dân sự, các hoạt động kinh tế”; "Chính phủ thể hiện rất rõ quan điểm xử lý nghiêm và quyết liệt những hành vi sai trái để minh bạch hóa thị trường và bảo vệ nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân”…
Nhắc lại việc xử lý các vụ việc như Tân Hoàng Minh, thao túng chứng khoán của Chủ tịch công ty FLC và công ty chứng khoán Trí Việt gần đây, ông nói: “Nếu chúng ta không làm quyết liệt, 'con sâu làm rầu nồi canh' sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn trung và dài hạn, đến thị trường trái phiếu, cổ phiếu, chủ trương phát triển thị trường vốn, đến niềm tin nhà đầu tư trong và ngoài nước và ảnh hưởng đến nền kinh tế".
Hội nghị của Chính phủ được tổ chức ngay sau 2 công điện khẩn của Thủ tướng về ổn định thị trường vốn và đặc biệt là thông điệp của ông, tất cả đều thể hiện quyết tâm và cam kết mạnh mẽ: lấy lại niềm tin thị trường.
Chủ trương đúng đắn
Phải nói rằng, phát triển trái phiếu DN là chủ trương rất đúng được nêu tại các văn kiện Đại hội. Chủ trương này giúp DN đa dạng các kênh huy động vốn, giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ và các ngân hàng thương mại qua đánh giá của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.
Bà nói, thị trường trái phiếu DN có quy mô còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Bởi vậy, DN dựa rất nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng, kể cả vốn trung - dài hạn. Thực trạng này tạo sức ép và rủi ro lớn cho hệ thống tổ chức tín dụng khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, chiếm khoảng 82% tổng huy động vốn.
Vì vậy, bà Hồng khẳng định, việc thị trường trái phiếu DN phát triển minh bạch, hiệu quả giúp cân bằng, hài hòa theo hướng vốn ngắn hạn, DN sẽ dựa vào hệ thống ngân hàng, vốn trung và dài hạn dựa vào thị trường vốn. Từ đó, giảm rủi ro chênh lệch kỳ hạn, tạo thuận lợi cho hệ thống tổ chức tín dụng phát triển lành mạnh, hiệu quả. DN chủ động hơn trong việc đầu tư, sản xuất kinh doanh với nguồn vốn trung dài hạn.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh thêm một lần nữa: thị trường vốn phát triển ổn định, khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho Chính phủ và cho DN.
Mấu chốt của vấn đề
Chủ trương đúng, luật pháp đầy đủ, thực hiện hiệu quả và hiệu lực thì thị trường và niềm tin không đến mức như thế này. Có nhiều cái chốt ngáng trở niềm tin thị trường, trong đó, phải nói đến việc cho phép nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia mua trái phiếu DN.
Luật Chứng khoán quy định, cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 2 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, là đầu tư chuyên nghiệp mới được tham gia đầu tư trái phiếu DN.
Quy định luật pháp như vậy tưởng là chặt chẽ, nhưng lại là khe hở để các công ty chứng khoán phát hành thứ cấp lách. “Họ dùng tài khoản của tôi để mua lô trái phiếu trị giá 2 tỷ đồng, rồi 3 ngày sau họ bán, thu hồi lại vốn. Thế là tôi trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, công ty chứng khoán vừa bán được trái phiếu, vừa thu hồi lại vốn”, một nhà đầu tư riêng lẻ kể. Rõ ràng, quy định như vậy tưởng là chặt chẽ, nhưng công ty chứng khoán sẽ tìm mọi cách xác định ai đó là nhà đầu tư chuyên nghiệp để bán được hàng.
Theo Bộ Tài chính, giá trị trái phiếu phát hành cho nhà đầu tư riêng lẻ là áp đảo, tới 605.000 tỷ đồng so với 31.000 tỷ đồng năm 2021.
Một chuyên gia tài chính khẳng định, ông dám chắc đa số dân chúng các nước như Mỹ, Anh, Úc không mấy ai đầu tư trực tiếp vào trái phiếu DN. Các loại trái phiếu nói chung, gồm cả trái phiếu chính phủ và trái phiếu DN, chủ yếu là công cụ đầu tư bán buôn, nghĩa là chỉ các nhà đầu tư tổ chức mới mua bán các loại chứng khoán này.
Ông Phớc đã nhìn ra vấn đề này: Thị trường trái phiếu DN tăng trưởng nhanh tiếp tục phát sinh rủi ro do có các nhà đầu tư cá nhân chưa hiểu biết rõ về pháp luật trong việc đầu tư, giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ tham gia mua trái phiếu. Một số trường hợp đã có hành vi gian lận khi xác định trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để mua trái phiếu riêng lẻ.
Xử lý ra sao
Phát hiện mấu chốt vấn đề để xử lý, nhằm khôi phục niềm tin thị trường mới là cách tiếp cận tích cực, xây dựng thay vì làm thị trường thêm lụn bại.
Bộ trưởng Phớc cam kết, trước mắt, Bộ Tài chính sẽ khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ tại Nghị định 153 theo hướng siết chặt một cách hợp lý, quản lý chặt chẽ các công ty chứng khoán tư vấn phát hành; các DN yếu kém không được phát hành; thu hẹp lại mục tiêu huy động trái phiếu chỉ phục vụ cho việc đầu tư triển khai dự án; DN sau khi phát hành phải thông báo ngay cho Sở GDCK, UBCKNN và thường xuyên có công bố thông tin về việc sử dụng tiền từ huy động trái phiếu.
Bộ Tài chính cũng sẽ nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ để trình Quốc hội rà soát tổng thể các quy định tại luật Chứng khoán bao gồm phạm vi phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại luật này và các quy định về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán cùng một số nội dung liên quan.
Việc sửa luật vẫn phải mất thời gian. Trong thời gian ngắn nhất, cần xử lý ngay vụ Tân Hoàng Minh để họ trả tiền lại cho nhà đầu tư. Lửa nhỏ phải dập ngay để không lây lan. Bên cạnh đó, cần tiến hành thanh tra, giám sát các DN phát hành để cảnh báo họ tránh vết xe đổ của Tân Hoàng Minh nếu họ đang có ý định; yêu cầu họ có tài sản đảm bảo. Về phần mình, chính quyền cần làm nhanh các thủ tục hành chính còn vướng mắc để DN có thể thực hiện sớm hay bán đi các dự án. Tất nhiên, còn nhiều biện pháp khác để làm thị trường phát triển lành mạnh và làm yên lòng nhà đầu tư trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng này.
Tư Giang
Chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước
Bộ trưởng Tài chính cho biết, chiều 25/4, ông tiếp tục có thêm buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công an và các cơ quan chức năng hai Bộ. “Tinh thần không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế một lần nữa được thống nhất cao”, ông Phớc nói.
Những nỗ lực của Bộ trưởng, ông giải thích, là nhằm thực hiện cam kết của Thủ tướng tại hội nghị phát triển thị trường vốn khi không dưới 2 lần Thủ tướng đã khẳng định và nhấn mạnh: “Đảng và Nhà nước ta nhất quán chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế” và “luôn có chính sách hỗ trợ, khuyến khích những DN tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, làm ăn hiệu quả, chính đáng, minh bạch, làm giàu chính đáng cho mình, đóng góp cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân”.
Những biến động trên thị trường chứng khoán và trái phiếu DN gần đây là rất đáng quan tâm. Người ta tính toán, vốn hóa trên Hose đã “mất” giá trị tương ứng gần 30 tỷ USD, còn vốn hoá 20 DN lớn nhất bốc hơi hơn 400 nghìn tỷ đồng trong gần 3 tuần thị trường giảm sâu gần đây. Phía sau bức tranh này có nhiều nguyên nhân, trong đó cơ bản nhất, theo nhận định của nhiều chuyên gia, liên quan đến lòng tin thị trường.
Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu đã giúp đa số DN làm phá vỡ thế “đông cứng” của dòng tiền sau 2 năm Covid-19
Các DN phát hành lo ngại, việc sử dụng vốn trái phiếu DN không đúng mục đích có thể bị quy kết là tội hay không. Quy định luật pháp thì chặt chẽ, nghiêm ngặt, nhưng thực tế cuộc sống, nhất là vốn, lại rất đa dạng.
Ví dụ, DN phát hành trái phiếu để phát triển dự án bất động sản A. Tuy nhiên, khi tiền đã về thì dự án A tắc do thủ tục, nên DN gửi tiền vào ngân hàng hoặc lại đầu tư cho dự án B có khả năng sinh lời cao hơn. DN đó, vì vậy, bảo toàn, phát triển được số vốn đó, trả tiền lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn cho nhà đầu tư. Họ băn khoăn, việc sử dụng tiền trái phiếu DN không đúng mục đích như vậy có phải là tội lừa đảo không. Chủ DN có thể đối diện với luật pháp hay không?
Vì thế, DN hi vọng, khi khẳng định “Tinh thần không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế” thì có bao quát các trường hợp như trên hay không. Chắc chắn, trong số những DN đã phát hành trái phiếu, các trường hợp như trên chiếm đa số. Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu đã giúp đa số DN làm phá vỡ thế “đông cứng” của dòng tiền, của tắc nghẽn thanh khoản sau 2 năm Covid-19 khốc liệt.
Từ kinh nghiệm của ngân hàng
Tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 của Chính phủ mới đây, Bộ trưởng Tài chính được trích dẫn nói, sau khi ban hành Nghị định 153 lại thể hiện lỗ hổng về phát hành trái phiếu riêng lẻ, đã có những vi phạm cho nên cần siết lạị.
“Lỗ hổng” và “siết lại” là như thế nào cần được truyền thông, giải thích rất khéo léo, minh bạch để không gây lo ngại cho các nhà đầu tư và DN về những việc đã qua, đặc biệt là sự phát triển tới đây của thị trường.
Trên cùng nền tảng luật pháp và thị trường, vì sao việc quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại rất chặt chẽ, giám sát tốt hơn qua lời Thống đốc Nguyễn Thị Hồng. Theo đó, bà khẳng định, để đảm bảo an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng (TCTD), đáp ứng yêu cầu chi trả cho người dân, NHNN đã kiểm soát rất chặt chẽ việc TCTD mua trái phiếu DN thông qua nhiều quy định.
Cụ thể: Hoạt động mua, đầu tư trái phiếu DN được tính vào dư nợ tín dụng của một khách hàng khi xác định giới hạn tín dụng theo luật các TCTD; quy định TCTD mua, bán trái phiếu DN phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chỉ được mua khi TCTD có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;
TCTD chỉ được mua trái phiếu DN khi phương án phát hành, phương án sử dụng vốn khả thi, DN phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi, DN phát hành không có nợ xấu tại các TCTD trong vòng 12 tháng gần nhất.
TCTD không được mua trái phiếu phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính DN phát hành hoặc có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại DN khác, có mục đích tăng quy mô vốn hoạt động...
Bà Hồng nói, NHNN thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình đầu tư trái phiếu DN của TCTD; từ đó chỉ đạo, cảnh báo, yêu cầu các TCTD kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu DN. NHNN phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra thực trạng phát hành của thị trường trái phiếu DN trong năm 2019 và 2020.
Vì sao đến năm 2021, khi thị trường trái phiếu DN bùng nổ, vượt trên 700 ngàn tỷ đồng, mà hoạt động kiểm tra, giám sát lại không được nhắc đến, như Thống đốc hàm ý?
Hành động mới giúp trấn an thị trường
Để trấn an thị trường cần cả lời nói kèm hành động. Vẫn phải khẳng định, phát triển thị trường trái phiếu DN là đúng đắn và kiên định với sự phát triển đó, như văn kiện Đại hội đã quán triệt; việc xử lý 3 trường hợp Tân Hoàng Minh, cựu chủ tịch FLC, và Luis là để bảo vệ thị trường và nhà đầu tư, để thị trường phát triển lành mạnh. Trước mắt, cần xử lý ngay lập tức việc Tân Hoàng Minh trả lại tiền cho nhà đầu tư để trấn an nhà đầu tư, không để tâm lý lo ngại dẫn đến rút vốn.
Bên cạnh đó, cam kết phối hợp với Bộ Công an và các bộ ngành khác “không hình sự hóa”, như Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói, là rất quan trọng. Cần gửi thông điệp đại xá cho DN phát hành vì tuyệt đại đa số cực kỳ khó khăn sau 2 năm Covid. Tuy nhiên, cần lặng lẽ thanh tra, giám sát một số DN đã phát hành có rủi ro cao, buộc vào đó trách nhiệm của các công ty chứng khoán, ngân hàng.
Về dài hạn, khi sửa luật Chứng khoán, các nghị định, cần tham khảo các quy định liên quan của các nước phát triển vì họ đã có kinh nghiệm hàng chục, hàng trăm năm. Ví dụ, nên nghiên cứu để cho các nhà đầu tư riêng lẻ đầu tư trái phiếu qua các quỹ đầu tư thay vì đầu tư trực tiếp. Các quỹ đầu tư có năng lực và chuyên môn để giám sát các DN phát hành tốt nhất, có dự án đầu tư tốt nhất.
Quy định hiện nay về nhà đầu tư riêng lẻ, nhà đầu tư chuyên nghiệp, dù rất đầy đủ trong hệ thống luật pháp, đang bị các công ty chứng khoán “lách”, và các cơ quan quản lý rất dễ bị quy kết “buông lỏng quản lý”. Cùng với đó là các quy định về tài sản đảm bảo, phát triển các công ty xếp hạng…
Cũng cần xem xét, nâng cấp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi thị trường chứng khoán đã phát triển rất cao, về quy mô gần bằng GDP.
Thị trường chứng khoán là biểu tượng cao nhất của dòng vốn, của tư bản, nơi niềm tin của nhà đầu tư luôn là hàn thử biểu. Vì thế, quản lý thị trường cần minh bạch, công khai, có trách nhiệm giải trình và khéo léo, chứ không thể dùng mệnh lệnh hành chính, duy ý chí. Nhà đầu tư rất tinh tường, họ nhìn vào hành động hơn là lời nói.
Tư Giang
TRÁCH NHIỆM, LÒNG TIN VÀ TỬ HUYỆT CỦA NỀN KINH TẾ
TƯ GIANG/TVN 15-9-2022
TS Lê Xuân Nghĩa nói: “Thị trường trái phiếu đổ bể, vỡ nợ sẽ là tử huyệt của nền kinh tế”. Còn TS Trương Văn Phước thậm chí đi xa hơn: "Phải xóa đi làm lại [thị trường trái phiếu doanh nghiệp]”. Những nhận định này làm TS Võ Trí Thành, người điều phối tọa đàm giật mình mà thanh minh rằng, thị trường trái phiếu của Việt Nam không cần phải xóa đi làm lại.
Phải hiểu như thế nào về những quan điểm trên từ những chuyên gia có tiếng nói ảnh hưởng đến thị trường cũng như chính sách tài chính, tiền tệ? Lâu nay cả 3 chuyên gia trên, mỗi người một mức độ hay cách thức, đều ủng hộ sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp qua các phát ngôn hay góp ý cụ thể vào việc xây dựng chính sách liên quan.
Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là thị trường quan trọng
Ông Lê Xuân Nghĩa lý giải cho nhận định “tử huyệt” của mình: có 84.000 tỷ đồng phải đáo hạn cuối năm nay và 140.000 tỷ đồng khác năm sau.
Việc trả nợ số trái phiếu này là thách thức rất lớn khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã co lại đáng kể trong 8 tháng đầu năm nay sau những vụ bắt giữ các chủ doanh nghiệp với cáo buộc lừa đảo trong phát hành, sử dụng trái phiếu doanh nghiệp hồi đầu năm. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đã hứng chịu hậu quả đóng băng do siết chặt tín dụng và áp dụng nhiều chính sách tài chính, đất đai khác. Ngay tại diễn đàn Quốc hội cũng xuất hiện các ý kiến phê phán việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu và đề nghị siết chặt thị trường này.
Tóm tắt về cách ứng xử thô bạo như vậy với thị trường vốn, ông Nghĩa nói: “Hiện có nhiều quan điểm cho rằng, trái phiếu giống như trò chơi đánh bạc của các nhà phát hành, rằng có nhiều trường hợp sai phạm và nhà đầu tư phải ráng chịu”. Ông bổ sung thêm: “Trái phiếu doanh nghiệp đang không được phát triển với tâm thế được xem như là máu của nền kinh tế thị trường”.
Ông Nghĩa cho rằng, thị trường trái phiếu hiện nay khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và nếu được phát triển lành mạnh sẽ “gánh” được gánh nợ vốn trung và dài hạn khoảng 5 triệu tỷ đồng của hệ thống ngân hàng thương mại. “Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là thị trường vô cùng quan trọng”, ông nói.
Trong khi đó, ông Trương Văn Phước giải thích: “Muốn phát triển một thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến thì chúng ta cần có một định chế độc lập, có chức năng tổ chức, thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm cho sự vận động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng”. Có lẽ, hàm ý của ông Phước là Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, nơi ông từng làm lãnh đạo, đã không thực hiện vai trò của nó với thị trường.
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một chủ trương hoàn toàn đúng để doanh nghiệp không còn lệ thuộc vào ngân hàng như là kênh huy động duy nhất. Song, với tốc độ tăng trưởng bùng nổ tới 56% trong năm 2021 trong khi nền kinh tế đông cứng theo đúng nghĩa đen do phong tỏa chống Covid-19, thị trường đã phản ánh sự bất thường theo nghĩa, doanh nghiệp phải có dòng tiền để đảm bảo thanh khoản. Thanh khoản mới là vấn đề thật sự của doanh nghiệp, mà nếu thiếu nguồn vốn này, không ít doanh nghiệp có lẽ đã phải đóng cửa, giải thể vì không thể nợ của nhau.
Thời gian tới đây, các doanh nghiệp phát hành sẽ có nhiều cách để xử lý công nợ đến hạn bằng việc bán đi tài sản hay phát hành thêm. Việc phát hành thêm để trả nợ đã từng được ghi nhận trên thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) những năm trước đây, xin nêu ra để tham khảo.
Sửa nghị định 153, không thể 'điều hành giật cục'
Hồi những năm 2011-2015, thị trường TPCP từng rơi vào hoàn cảnh rất rủi ro với lãi suất rất cao và kỳ hạn ngắn. Theo Bộ Tài chính, có những khoản vay chịu lãi suất lên đến 12-13%/năm và kỳ hạn vay vỏn vẹn có 3 năm. Tỷ lệ TPCP kỳ hạn ngắn 1-3 năm là rất cao, chiếm tới gần 63% năm 2011, 76% năm 2012, 77% năm 2013. Những khoản vay này gần như để đảo nợ chứ không thể đưa vào sử dụng, giải ngân, làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công, nợ chính phủ lúc bấy giờ.
Song, bằng nhiều kỹ thuật và giải pháp khôn khéo, TPCP đã dần được tháo ngòi nổ khi lãi suất được đưa về 3-4%/năm và kỳ hạn tăng lên thậm chí 20-30 năm. Ngòi nổ nợ công đã dần được tháo gỡ nhờ các gói giải pháp hoàn toàn không “giật cục”.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang sửa đổi nghị định 153 với nhiều quy định theo tinh thần “siết lại”, như Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nói. Cách ứng xử đó, có lẽ, chính là điều mà ông Nghĩa lo ngại khi cảnh báo “tử huyệt” của nền kinh tế. Việc sửa đổi nghị định là cần thiết, nhưng không thể “điều hành giật cục”, như Thủ tướng Phạm Minh Chính từng chỉ đạo.
Trong quá khứ từng có nghị quyết 11 năm 2011 với rất nhiều chỉ đạo “siết chặt”, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng, làm biết bao doanh nghiệp chết. Đang đi nhanh với tốc độ 100 km/h mà phanh gấp lại còn 10km/h thì chỉ có siêu xe mới không gây tai nạn.
Ông Lê Xuân Nghĩa, liên hệ về hoàn cảnh ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), khi người dân cầm băng rôn phản đối ngân hàng vì ngân hàng không cho họ vay tiếp, làm họ mất nhà, làm doanh nghiệp bất động sản không thể triển khai dự án… rồi nói: "Trách nhiệm lớn nhất thuộc về Chính phủ. Chỉ trên nền tảng trách nhiệm của Chính phủ mới có thể tạo ra lòng tin của người dân, của thị trường”. Trách nhiệm đó đang đặt lên vai những người sửa nghị định 153.
Tư Giang
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 'RƠI' ĐỘT NGỘT, DOANH NGHIỆP MẤT ĐÒN BẢY TÀI CHÍNH
TRẦN THỦY/VNN 16-9-2022
Thị trường trầm lắng, DN đói vốn
Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), thị trường trái phiếu DN tiếp tục nối dài thêm một tháng trầm lắng ở hoạt động phát hành mới.
Cụ thể, trong tháng 8/2022, có 26 đợt phát hành trái phiếu DN riêng lẻ với giá trị 13.930 tỷ đồng và một đợt phát hành trái phiếu ra công chúng trị giá 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đó chủ yếu là trái phiếu của các ngân hàng thương mại; các lĩnh vực khác tiếp tục khá hạn chế, chỉ có hai đợt phát hành từ Công ty cổ phần (CTCP) Fuji Nutri Food và CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền với tổng 1.800 tỷ đồng.
Suốt 4 tháng qua, hoạt động phát hành trái phiếu DN rơi vào khoảng trống đột ngột. Từ sự bùng nổ và liên tục gia tăng trong các năm 2020 và 2021, hoạt động phát hành mới ở các lĩnh vực ngoài ngân hàng rơi vào trầm lắng. Những vụ bê bối vừa qua khiến thị trường trái phiếu DN im ắng, cùng với xu hướng siết chặt quản lý, kênh phát hành trái phiếu DN đã giảm mạnh trong mấy tháng qua.
Trong bối cảnh lo ngại lạm phát, Ngân hàng Nhà nước không tăng hạn mức tín dụng, thị trường tái phiếu DN lại trầm lắng khiến nguy cơ nửa cuối năm nay không đủ vốn cho nền kinh tế. Nhiều DN cần vốn cho sản xuất kinh doanh đang đối mặt với khó khăn.
Ngoài ra, thiếu vốn từ lâu đã là “căn bệnh trầm kha” của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ DN gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng tại Việt Nam vẫn thuộc nhóm cao nhất trong khu vực. Điều này có nghĩa là nhiều DN không thể tận dụng đòn bẩy tài chính vào các hoạt động kinh tế của họ. Vì vậy, việc phục hồi và phát triển thị trường trái phiếu DN rất quan trọng.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, về nguyên tắc, phát hành trái phiếu DN được cho là có nhiều lợi thế hơn vay vốn ngân hàng. DN phát hành chỉ phải trả lãi hàng tháng, còn gốc thanh toán vào cuối kỳ, không như vay vốn ngân hàng phải trả cả gốc và lãi hàng tháng. Trái phiếu DN đến kỳ thanh toán, nếu thanh khoản không dồi dào, DN có thể tiếp tục phát hành trái phiếu để lấy tiền đảo nợ, trong khi vay ngân hàng không thanh toán đúng hạn sẽ trở thành nợ xấu, không thể tiếp tục vay vốn được nữa. Chưa kể, tiền thu từ phát hành trái phiếu DN không bị kiểm soát như vay vốn ngân hàng, vì vậy thuận lợi hơn rất nhiều.
Cũng theo ông Nghĩa, quy mô thị trường trái phiếu DN vừa qua phát triển rất nhanh, hiện vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số vốn trung dài hạn hệ thống ngân hàng 5 triệu tỷ đồng. Những năm qua, thị trường trái phiếu DN tăng trưởng khoảng 30-35%/năm.
Theo tính toán, cứ sau 2 năm, khối lượng trái phiếu DN tăng lên gấp đôi, thì 6 năm nữa sẽ đạt quy mô khoảng 11 triệu tỷ đồng. Gánh vác toàn bộ nguồn vốn trung dài hạn, giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, có thể khẳng định thị trường trái phiếu DN có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế - ông Nghĩa nhấn mạnh.
Sớm phục hồi thị trường trái phiếu DN
Trong khi đó, theo Ngân hàng thế giới (WB), tỷ lệ DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa tại Việt Nam, gặp khó khăn tiếp cận tín dụng vẫn thuộc nhóm cao nhất trong khu vực. Chính sách tiền tệ, vì vậy chỉ có tác động hạn chế với sản xuất kinh doanh. Một điều khá rõ ràng là thời gian vừa qua lãi suất đã giảm xuống rất thấp, nhưng nhiều DN vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn chi phí rẻ này.
Chính phủ đang thực hiện gói cấp bù lãi suất 2% để giúp các DN phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng nhiều DN không đủ điều kiện tham gia.
Thị trường trái phiếu DN có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ vốn để
phát triển kinh tế.
DN thiếu vốn dẫn đến phải giảm hoặc ngừng sản xuất kinh doanh, không tạo ra dòng tiền. Một số ý kiến lo ngại, tới đây, nhiều DN đến hạn phải thanh toán trái phiếu đã phát hành không biết sẽ lấy tiền đâu để trả. Tổng giá trị trái phiếu DN đáo hạn tính đến cuối năm nay là 84.000 tỷ đồng và năm 2023 là 140.000 tỷ đồng, nếu đổ bể, vỡ nợ đây sẽ là “tử huyệt” của nền kinh tế.
Các DN đề nghị, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi, để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và thúc đẩy hoạt động phát hành trái phiếu DN.
Theo WB, sự phát triển của thị trường vốn (trái phiếu DN, chứng khoán) sẽ giúp Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid. Nó cũng sẽ mang lại cơ hội tài chính cho khu vực tư nhân, vốn vẫn phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng. Việc phát triển thị trường cần được thực hiện với các tiêu chuẩn cao về công bố thông tin, đặc biệt là trên thị trường trái phiếu DN, vì thông tin đáng tin cậy và dễ tiếp cận là cần thiết để thúc đẩy và duy trì niềm tin của nhà đầu tư. Thị trường trái phiếu DN đại chúng cần được thúc đẩy bằng cách hợp lý hóa các quy trình phát hành và niêm yết, để có nhiều trái phiếu hơn ra công chúng với các thông tin công bố đạt chuẩn.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để khơi thông nguồn vốn trung, dài hạn cho DN tư nhân, cần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu DN nói riêng và thị trường vốn nói chung. Cần hoàn thiện thể chế, tăng cường minh bạch thông tin; xây dựng văn hóa minh bạch thông tin và văn hóa xếp hạng tín nhiệm DN.
Ngoài ra, tránh việc siết quá chặt với các điều kiện bất hợp lý như: không được phát hành trái phiếu DN để đầu tư vào DN khác hoặc cho DN khác vay, phát hành trái phiếu DN để đảo nợ, phát hành trái phiếu DN không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, phải sử dụng vốn đúng mục đích phát hành,...
Muốn phát triển một thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến cần có một định chế độc lập, một cơ quan có chức năng tổ chức, thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm cho sự vận động của thị trường. Đến nay, Việt Nam chưa có đủ định chế thật sự để quản lý giám sát phát triển thị trường này. Do giám sát không chặt chẽ dẫn đến tình trạng thị trường bị “lên bờ xuống ruộng”, cùng với cách giải quyết vấn đề là xử lý hình sự những sai phạm, gây ra rủi ro rất lớn, mất niềm tin và sẽ rất khó phát triển bền vững lâu dài.
TRẦN THỦY
MỤC TỪ GỐC
ĐỖ NGÀ/BVN 12-9-2022
Muốn vay ngân hàng thì người vay phải có tài sản thế chấp, tuy nhiên, muốn vay trực tiếp người dân bằng trái phiếu doanh nghiệp hay muốn người dân góp vốn bằng cổ phiếu, thì báo cáo tài chính là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá năng lực doanh nghiệp và từ đó quyết định có giao tiền cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Để nặn ra tài sản thế chấp nhằm vay ngân hàng thì khó nhưng nặn ra báo cáo tài chính giả tạo để bán giấy lộn thu tiền thật của người dân thì dễ hơn nếu những doanh nghiệp hành nghề kiểm toán độc lập “bán mình cho quỷ”.
Sau khi những FLC, Tân Hoàng Minh bị phanh phui và hiện ra lỗ hổng khổng lồ trên thị trường chứng khoán thì Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã làm mạnh tay hơn với các báo cáo tài chính tự lập. Kết quả thật đáng báo động, qua mùa báo cáo tài chính bán niên 2022, sau khi kiểm toán vào cuộc, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bỗng chuyển từ lãi thành lỗ.
Khi doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ thì họ rất cần vốn để lấp lỗ, đây là giải pháp mà các doanh nghiệp niêm yết đang làm, và họ đã phù phép báo cáo tài chính để có thể gọi vốn từ thị trường chứng khoán. Đây là hình thức lừa đảo người dân. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang dung túng cho những loại doanh nghiệp này tiếp tục bán giấy lộn lấy tiền.
Theo TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM thì tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết có gian dối trong báo cáo tài chính chiếm thể ở tỷ lệ từ 5-7% được xem là đáng báo động, tuy nhiên, theo vị tiến sỹ này thì có năm Việt Nam phát hiện số doanh nghiệp gian dối trong báo cáo tài chính là từ 20-30%. Một tỷ lệ cực kỳ cao.
Như tôi đã nói ở nhiều bài viết trước, không chỉ có FLC và Tân Hoàng Minh bởi thị trường chứng khoán Việt Nam đang thủng rất lớn nên hàng loạt doanh nghiệp bùa phép được báo cáo tài chính đã danh chính ngôn thuận lừa dân lấy tiền. FLC đã bùa phép báo cáo tài chính để lên sàn, sau khi lên sàn họ bùa phép báo cáo tài chính để qua mặt nhà đầu tư và lừa họ trong thời gian dài. Vậy câu hỏi là, ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam hiện nay liệu có đáng tin cậy không? Đó là câu hỏi to tướng.
Ngành kiểm toán có kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nhà nước là để kiểm tra nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp quốc doanh thì cũng gặp vấn đề, vì rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước bị thua lỗ trong thời gian dài mới phát hiện. Kiểm toán nội bộ thì không đáng tin, còn kiểm toán độc lập của Việt Nam xem ra cũng đang có vấn đề nghiêm trọng. Kiểm toán độc lập mà không trung thực thì có thể nói, thị trường chứng khoán Việt Nam chẳng khác nào sân chơi cho những đại gia hành nghề lừa đảo một cách hợp pháp.
Đ.N.
Nguồn: SOI
HÀNH LANG PHÁP LÝ CHẶT CHẼ KHUYẾN KHÍCH THÊM NHIỀU DOANH NGHIỆP TIẾP CẬN KÊNH TRÁI PHIẾU
VÂN PHONG/ KTSG 21-9-2022
(KTSG Online) – Nghị định 65/2022 với hành lang pháp lý và chế tài rõ ràng sẽ khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tiếp cận kênh trái phiếu. Nhưng để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững thì phải xây dựng hệ thống pháp luật quản lý phù hợp và tăng niềm tin cho chủ thể tham gia, theo các chuyên gia.
- Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có những điểm mới nào?
Động thái lành mạnh hoá thị trường trái phiếu
Với mức tăng trưởng khoảng 46% mỗi năm về khối lượng phát hành trong giai đoạn 2019-2021 – tương ứng khoảng 467.000 tỉ đồng, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã đạt mức 15% GDP tính tới cuối năm 2021.
Nhưng sự phát triển nhanh về quy mô, khối lượng phát hành và sự vụ trái phiếu Tân Hoàng Minh cũng cho thấy không ít rủi ro hiện hữu với thị trường và nhà đầu tư, gồm: doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu nhưng phát hành trái phiếu với lãi suất cao, khối lượng lớn; nhiều cá nhân vi phạm quy định để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp nhằm mua TPDN riêng lẻ; một số tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu, kiểm toán, thẩm định giá, đại lý phát hành, đăng ký, lưu ký trái phiếu chưa tuân thủ quy định pháp luật, chưa bảo đảm đạo đức nghề nghiệp.
Nghị định 65/2022 mới ban hành được kỳ vọng sẽ làm lạnh mạnh hoá thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Về tiêu chuẩn nhà đầu tư, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ phải đáp ứng yêu cầu về danh mục nắm giữ có giá trị trung bình từ 2 tỉ đồng trong tối thiểu 180 ngày. Danh mục này phải thể hiện bằng tài sản không bao gồm tiền vay.
Như vậy, chính sách mới đã bổ sung thêm thời gian nắm giữ tối thiểu so với việc chỉ yêu cầu giá trị danh mục đầu tư trong Luật Chứng khoán.
Khi mua trái phiếu, nhà đầu tư phải đọc, hiểu và ký xác nhận đã tiếp cận đầy đủ các tài liệu về trái phiếu dự kiến mua, hiểu biết pháp luật, chấp nhận rủi ro về trái phiếu riêng lẻ. Còn tổ chức cung cấp thông tin và tổ chức xác nhận tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải cùng ký xác nhận lên văn bản này về việc đã cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ cho nhà đầu tư.
Đặc biệt, nhà đầu tư không được phép bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đây cũng là biện pháp nhằm hạn chế cách “lách” quy định như trước, khi nhà đầu tư cá nhân có thể đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng góp vốn.
“Mọi hành vi lách các quy định của pháp luật để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không chỉ khiến nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro, tổn thất khi mua trái phiếu mà còn là hành vi vi phạm pháp luật”, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) nói tại buổi họp báo chiều 19-9.
Về doanh nghiệp phát hành, Nghị định mới đã bổ sung quy định về hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm kết quả xếp hạng tín nhiệm theo các trường hợp và lộ trình thực hiện.
Với quy định này, các chuyên gia phân tích của FiinGroup cho rằng nhà phát hành phải thực sự có năng lực và hồ sơ minh bạch thì mới có thể tham gia hoạt động phát hành trái phiếu trong bối cảnh cơ quan quản lý đặt yêu cầu cao hơn về hồ sơ chào bán và phương thức phát hành. Ngoài ra, nhà phát hành phải mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật.
Bên cạnh yêu cầu trên, Nghị định mới vẫn cho phép các tổ chức phát hành được phát hành trái phiếu doanh nghiệp với mục đích đảo nợ, nhưng chỉ đảo nợ cho chính doanh nghiệp đó.
Điều này, theo nhóm phân tích của FiinGroup, sẽ giải tỏa nỗi lo của thị trường khi các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ. Đồng thời, củng cố thêm nhu cầu tìm kiếm các kênh vốn khác để đảo nợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp bất động sản vốn sở hữu nhiều công ty con/liên kết để phát triển dự án trong bối cảnh áp lực đáo hạn TPDN năm 2022 và 2023 của nhóm doanh nghiệp này dự kiến ở mức 35.560 tỉ đồng và 61.370 tỉ đồng.
“Chúng tôi cho rằng đây là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với thông lệ quốc tế về trái phiếu”, nhóm phân tích của FiinGroup nhận xét.
Về xếp hạng tín nhiệm, Nghị định mới cũng yêu cầu một số đối tượng doanh nghiệp thuộc diện cần xếp hạng phải bổ sung kết quả xếp hạng tín nhiệm vào hồ sơ chào bán TPDN riêng lẻ, gồm: Tổng giá trị trái phiếu trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỉ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu ở kỳ báo cáo gần nhất, hoặc dư nợ trái phiếu lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu ở kỳ báo cáo gần nhất.
Những giải pháp lâu dài
Nghị định 65/2022 với hành lang pháp lý và chế tài rõ ràng sẽ khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tiếp cận kênh trái phiếu. Nhưng để thị trường TPDN phát triển bền vững thì phải xây dựng hệ thống pháp luật quản lý phù hợp và tăng niềm tin cho chủ thể tham gia, theo các chuyên gia.
Với mục tiêu gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư, TS Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp thuộc Ban Kinh tế Trung ương, cho rằng các cơ quan quản lý xây dựng những định chế để đảm bảo rằng “rủi ro ít thì trả họ trả phí ít, rủi ro nhiều thì trả phí nhiều”.
“Thị trường khi đó sẽ tự vận hành một cách mượt mà hơn, bền vững hơn”, ông Tú Anh nói tại tọa đàm “Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Niềm tin và Trách nhiệm” hôm 13-9.
Vị này cũng kiến nghị Chính phủ có quy định tách bạch giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư như Mỹ, thay vì để các ngân hàng đang thực hiện chức năng môi giới đầu tư như hiện tại. Điều này giúp những doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro có đơn vị đứng ra bảo lãnh khi phát hành trái phiếu.
Bổ sung, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law, cho rằng Chính phủ cần nghiên cứu phương án giải quyết những trường hợp doanh nghiệp có trái phiếu sắp đáo hạn, nhưng không trả được tiền cho nhà đầu tư.
Về phía doanh nghiệp, ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch HĐQT AzFin, cho rằng mỗi doanh nghiệp cần một bộ phận phụ trách quản trị tài chính với nhiệm vụ tính toán dòng tiền, nhu cầu vốn, giúp doanh nghiệp hoạt động theo một kế hoạch bài bản.
Ngoài ra, cần xây dựng bộ phận phụ trách quan hệ nhà đầu tư với vai trò tương tác và đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đồng thời, góp phần thông tin việc sử dụng đồng vốn tới khách hàng một cách minh bạch, hiệu quả hơn.
Về phía nhà đầu tư, ông Đặng Đình Hiệp, một nhà đầu tư gắn bó với thị trường chứng khoán hơn 20 năm, cho rằng cần nhìn nhận trái phiếu chỉ là một kênh đầu tư và bổ sung nguồn vốn sẵn có một cách hợp lý.
“Nếu trực tiếp mua trái phiếu thì nhà đầu tư phải tự mình tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin của nhà phát hành hoặc có thể tìm đến các nhà tư vấn chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp”, ông Hiệp khuyến nghị.
Theo ông Hiệp, một số nhà đầu tư là các hiệu trưởng trường mầm non, nhân viên công ty du lịch thường hỏi ông có nên mua trái phiếu với lãi suất 12% một năm và nhận được khuyến cáo “đừng nghĩ về mức 12% mà hãy quan tâm doanh nghiệp đó tốt hay xấu”.
Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết cơ quan quản lý sẽ phát triển thêm các nhà đầu tư chuyên nghiệp, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ. Còn nhà đầu tư cá nhân, vốn chưa đủ năng lực phân tích rủi ro, sẽ được khuyến khích đầu tư vào TPDN phát hành ra công chúng, chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu hoặc ủy thác đầu tư cho công ty quản lý quỹ.
Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ nâng cấp các tổ chức trung gian như công ty chứng khoán với các chương trình nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, tăng cường phổ biến kiến thức và cung cấp thông tin kịp thời về thị trường trái phiếu.
Cụ thể, chuyên trang về TPDN của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ công bố các thông tin gồm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, danh sách doanh nghiệp chậm thanh toán lãi trái phiếu, doanh nghiệp sử dụng vốn huy động từ trái phiếu không đúng mục đích.
Về chính sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát quy định về phát hành trái phiếu sao để sửa đổi các quy định phù hợp với điều kiện thị trường. Trong đó, tập trung sửa đổi các quy định về điều kiện phát hành, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, vốn là điều kiện gây rủi ro cho thị trường thời gian qua.
Ngoài ra, cơ quan quản lý sẽ sửa đổi quy định về cách thức phát hành trái phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm tách bạch vai trò quản lý nhà nước với từng loại trái phiếu.
Hoạt động thanh tra và kiểm tra với các chủ thể tham gia thị trường sẽ tiến hành theo hình thức hậu kiểm. Theo đó, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra, giám sát qua công ty chứng khoán và tổ chức cung cấp dịch vụ phát hành. Nếu phát hiện dấu hiệu rủi thì sẽ kiểm tra trực tiếp đơn vị phát hành trái phiếu.
VP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét