ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ukraine kiểm soát hoàn toàn Luhansk, Nga phản bác cáo buộc của Kiev (VNN 20/9/2022)-Nga tung video thu giữ xe bọc thép Mỹ viện trợ Ukraine (VNN 20/9/2022)-Bí ẩn tàu sân bay trên bầu trời của hải quân Mỹ (VNN 20/9/2022)-Uy lực ba loại tàu tên lửa chủ lực của hải quân Nga (VNN 20/9/2022)-Thư khuyến nghị: Việt Nam nên hợp tác với Mỹ và các nước phương Tây ở Cam Ranh (VNN 20/9/2022)-Việt Nam duyệt đề án truyền thông ‘nâng cao’ quyền con người (BVN 20/9/2022)-VOA-Những bằng chứng về “mặt thật” của Putin (BVN 20/9/2022)-TWP-Phương Tây ồ ạt gửi khí tài cho Kiev, Nga- Ukraine công bố tổn thất của đối phương (VNN 19/9/2022)-Sức mạnh pháo ‘tay đấm bốc’ Đức bán cho Ukraine (VNN 19/9/2022)-Áp lực quân sự, ngoại giao bủa vây Tổng thống Putin vì cuộc phản công của Ukraine (BVN 19/9/2022)-Minh Nhật-Phản ứng của Nga trước cảnh báo của phương Tây về vũ khí hạt nhân (VNN 18/9/2022)-Hé lộ vị Tổng thống Mỹ giàu nhất mọi thời đại (VNN 18/9/2022)-Ukraine không tin Nga sẽ dùng vũ khí hạt nhân, nhà máy Zaporizhzhia tái kết nối (VNN 18/9/2022)-Phản ứng của Việt Nam đối với sự bao vây của Trung Quốc (BVN 18/9/2022)-Đức Giáo hoàng: Cấp vũ khí cho Ukraine tự vệ là chính đáng về mặt đạo đức (BVN 18/9/2022)-Lâm thế kẹt, Putin dọa leo thang chiến tranh (BVN 18/9/2022)-Hiếu Chân-Ukraine tung video phá hủy hai xe pháo tự hành (VNN 17/9/2022)-Israel nã rocket vào sân bay quốc tế Damascus của Syria (VNN 17/9/2022)-Ông Putin gợi ý giải pháp có thêm khí đốt cho châu Âu (VNN 17/9/2022)-Ông Putin cảnh báo xung đột tồi tệ hơn, LHQ dành ngoại lệ cho Tổng thống Ukraine (VNN 17/9/2022)-Những thắng lợi gần đây của Ukraine có đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga? Nga xâm lược Ukraine Chiến sự Ukraine (BVN 17/9/2022)-BBC tiếng Nga-Ukraine tấn công thị trấn biên giới của Nga (VNN 16/9/2022)-Trung Quốc muốn thành mặt trời địa chính trị? (VNN 16/9/2022)-Ba bài học từ quá trình dân chủ hóa tại Đài Loan (BVN 16/9/2022)-Y Chan-Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt (BVN 16/9/2022)-Putin đối phó với việc bại trận? (BVN 16/9/2022)-
- Trong nước: Chủ tịch TP Hà Nội nghiêm cấm cán bộ can thiệp việc xử lý vi phạm giao thông (GD 20/9/2022)-Bắt Phó Trưởng phòng Tài chính kế hoạch TP Điện Biên Phủ (VNN 20/9/2022)-Bắt quả tang nhà báo nhận 200 triệu đồng để gỡ bài (VNN 20/9/2022)-Lấy vé VCK, U20 Việt Nam vẫn bị chê tơi tả (VNN 19/9/2022)-TP.HCM: Thanh niên lái ô tô chở thi thể cô gái đến công an phường đầu thú (VNN 19/9/2022)-Bán rẻ 149 nền đất, ông Tề Trí Dũng hầu tòa vụ án thứ 3 (VNN 19/9/2022)-Nghi vấn quen là đòi cưới của hotgirl Anna Bắc Giang (VNN 19/9/2022)-Bắt nguyên Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng liên quan Việt Á (VNN 17/9/2022)-Thủ tướng ban hành chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô (VNN 17/9/2022)-Ký ức kinh hoàng đêm chạy lũ quét sập nhà chưa từng thấy (VNN 17/9/2022)-Xét xử vụ giám đốc bệnh viện chi 60 tỷ đồng ‘chạy án’ (VNN 17/9/2022)-Kẻ đâm thanh niên tử vong trên phố Láng Hạ vì ghen (VNN 17/9/2022)-Đình chỉ sinh hoạt Đảng, trình Trung ương kỷ luật Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng (VNN 16/9/2022)-Nam thanh niên bị đâm trên phố Hà Nội, cô gái đi cùng bị ép lên ô tô (VNN 16/9/2022)-Chồng chém đứt lìa 2 cánh tay vợ nghi do ghen tuông (VNN 15/9/2022)-Hotgirl 9X dựng kịch bản lừa thế kỷ bị hàng loạt người tố cáo (VNN 14/9/2022)-‘Người tù thế kỷ' Huỳnh Văn Nén qua đời (VNN 14/9/2022)-Bắt Giám đốc Trung tâm Tài chính công Hà Tĩnh Lê Viết Cường (VNN 14/9/2022)-Bộ Nội vụ cắt giảm 2 vụ, sáp nhập 1 trường đại học (VNN 13/9/2022)-Thứ trưởng Nội vụ Trương Hải Long được giới thiệu bầu làm Chủ tịch tỉnh Gia Lai (VNN 12/9/2022)-
- Kinh tế: Kim ngạch xuất nhập khẩu hướng đến kỷ lục mới 800 tỉ đô la (KTSG 20/9/2022)-Mở lại đường bay thường lệ Yangon – Nội Bài (KTSG 20/9/2022)-Hôm nay ‘chốt’ thu phí BOT Cai Lậy nhưng mặt đường vẫn còn hư hỏng nặng (KTSG 20/9/2022)-Dòng tiền âm lợi nhuận dương ở nhiều doanh nghiệp địa ốc (KTSG 20/9/2022)-Doanh nghiệp FDI: Hân hoan đón Tết Đoàn viên cùng CBCNV tại công ty (KTSG 20/9/2022)-Hành trình tăng trưởng ngoạn mục của Bắc Giang sau đại dịch (VNN 20/9/2022)-Đường Nguyễn Trãi sau một tháng tách làn ô tô, xe máy (VNN 20/9/2022)-Bị áp thuế gấp 10 lần Ấn Độ: Mật ong Việt không thể cạnh tranh tại Mỹ (VNN 20/9/2022)-Cô gái Sài Gòn tiết lộ 4 tháng 'chạy' thủ tục cùng chi phí khủng đưa cún cưng bay châu Âu (VNN 20/9/2022)-Cảnh sắc mùa lúa chín Mù Cang Chải khiến lòng người mê đắm (VNN 20/9/2022)-‘Báu vật’ trong bể xi măng sau nhà tỷ phú miền Tây (VNN 20/9/2022)-Bốn nước láng giềng 'cấm cửa' du khách Nga (VNN 20/9/2022)-Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng 1.900 tỷ, có phải khoản tăng cuối cùng? (VNN 20/9/2022)-Giá xăng, dầu ngày mai có khả năng giảm mạnh (VNN 20/9/2022)-Hậu vụ Tân Hoàng Minh, đại gia nhanh tay mua trái phiếu trước 'lệnh' của Bộ Tài chính (VNN 20/9/2022)-Cô gái Khmer kiếm bạc tỷ với nghề mát xa hoa (VNN 20/9/2022)-Triển lãm Mining Vietnam 2022 - nơi hội tụ của doanh nghiệp ngành khai khoáng (VNN 20/9/2022)-Giá lại lao dốc, bán đàn lợn lỗ ngay 500 triệu đồng (VNN 20/9/2022)-Loạt xe máy nhập khẩu bất ngờ giảm giá sâu trong tháng 9 (VNN 20/9/2022)-Ông bố dạy con gái cách chọn chồng gây tranh cãi (VNN 20/9/2022)-
- Giáo dục: Nội dung giáo dục địa phương bắt buộc nhưng đến giờ nhiều nơi chưa xong tài liệu (GD 20/9/2022)-Trưởng phòng KH-CN chỉ ra 8 điểm nghẽn khi trường ĐH chuyển giao công nghệ (GD 20/9/2022)-GV bị phân công làm thư viện nhưng không được hưởng phụ cấp, Hiệu trưởng nói gì? (GD 20/9/2022)-Trường tiểu học ở Sài Gòn có nhà vệ sinh học sinh trị giá 600 triệu đồng (GD 20/9/2022)-Nhiều băn khoăn môn tích hợp, Ban phát triển chương trình đâu rồi? (GD 20/9/2022)-Bồi dưỡng chứng chỉ tích hợp 3 tháng, giáo viên có được nhận lương, phụ cấp? (GD 20/9/2022)-Chế độ cho tổ trưởng Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp được tính như thế nào? (GD 20/9/2022)-Học sinh Hà Nội tham gia nhiều hoạt động tuyên truyền về An toàn giao thông (GD 20/9/2022)-Nậm Pồ: Thiếu nước sinh hoạt, HS phải ra khe suối hứng từng chậu về tắm giặt (GD 20/9/2022)-Thủ khoa đầu ra Học viện Tài chính: Không bao giờ để nước đến chân mới nhảy (GD 20/9/2022)-Thủ khoa đầu ra Học viện Tài chính: Không bao giờ để nước đến chân mới nhảy (GD 20/9/2022)-Xu hướng học nghề sau cấp 2: Rút ngắn con đường đến với việc làm (KTSG 20/9/2022)-‘Em mong thầy cô hạnh phúc trước khi xây trường hạnh phúc’ (VNN 20/9/2022)-
- Phản biện: Bốc thăm tìm tham nhũng: Sao cán bộ không tự nguyện được kiểm tra? (TVN 20/9/2022)-Vân Thiêng-Vì sao người lao động "đánh đổi tất cả" để làm việc "chui" ở nước ngoài? (BVN 20/9/2022)-Xuân Hinh-Cán bộ bị kỷ luật uy tín chắc chắn giảm sút, tối ưu nhất là tự giác xin từ chức (GD 19/9/2022)-Thanh tra, kiểm tra đã ở đâu trong các vụ án tham nhũng tày trời? (BVN 19/9/2022)-LS Đặng Đình Mạnh-Doanh nghiệp Mỹ gửi kiến nghị cho Thủ tướng Chính, quan ngại nghị định ‘mơ hồ’ về lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam (BVN 19/9/2022)-VOA-Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Kinh phí lớn, công nghệ cao và còn gì nữa? (KTSG 18/9/2022)-Sửa Luật Dầu khí gỡ khó nhiều dự án thu thêm hàng tỉ USD (VNN 18/9/2022)-Giáo dục: Không thể đứng im hay quay lại (BVN 17/9/2022)-Thái Hạo-Hãy chung tay bài trừ tận gốc nạn buôn người có hệ thống ở Việt Nam (Bài 1) (Bài 2) (BVN 17/9/2022)-Hai vấn đề nan giải sau quyết định ân giảm án cho Đặng Văn Hiến (BVN 16/9/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Dân Vườn rau Lộc Hưng: Chính quyền tổ chức cuộc họp "lừa đảo, gây hoang mang" (BVN 16/9/2022)-RFA-Địa phương ồ ạt xin xây sân bay, cần đề phòng tham nhũng đất đai (BVN 16/9/2022)-Thế Anh-Trách nhiệm, lòng tin và tử huyệt của nền kinh tế (TVN 15/9/2022)-Tư Giang-Điều kiện để Việt Nam bước vào nhóm nước thu nhập cao năm 2045 (VNN 15/9/2022)-Lương Bằng-Phát biểu của ông Nguyễn Xuân Thắng tại Hội thảo Khoa học, Đạo đức và Phát triển con người (VNN 14/9/2022)-Chấn hưng đất nước bắt đầu từ cải cách đại học (TVN 14/9/2022)-Phạm Mạnh Hùng-Thành phố thông minh: mơ và thực (BVN 14/9/2022)-Đoàn Khắc Xuyên-Cách Singapore làm để nhân tài không 'rời công, sang tư' (VNN 12/9/2022)-Giáo dục đơn nguyên và chuyện cô cháu gái (BVN 12/9/2022)-Nguyễn Ngọc Già-Mục từ gốc (BVN 12/9/2022)-Đỗ Ngà-
- Thư giãn: Xe máy cổ Marusho Lilac 61 năm tuổi độc nhất Việt Nam (VNN 19/9/2022)- Vợ chồng trẻ biến căn nhà hoang thành không gian xanh độc đáo (VNN 19/9/2022)-
(KTSG Online) – Trong báo cáo gửi Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đây, Bộ GTVT cho biết, dự kiến trong tháng 9 này sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo chương trình làm việc.
Trong thời gian gần đây, phương án về kỹ thuật và tổng vốn đầu tư cho dự án này gây sự chú ý trong dư luận, khi theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được Bộ GTVT trình Chính phủ, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh thành có chiều dài 1.545km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320km/h. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán và tổng mức đầu tư dự kiến toàn bộ dự án sẽ lên tới 58,71 tỉ đô la (tương đương 1,384 triệu tỉ đồng).
Có thể tiếp tục kéo dài?
Đầu tháng 8-2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) có công văn gửi Bộ GTVT cho biết, tiến độ công tác thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án có thể kéo dài do kết quả thẩm tra của Liên danh tư vấn thẩm tra quốc tế cho thấy, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam còn nhiều vấn đề cần được đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi, như lựa chọn cấp tốc độ thiết kế và khai thác; hướng tuyến và kết nối với các mạng lưới giao thông trong và ngoài nước; tổng mức đầu tư và phương án huy động vốn…
Theo đề xuất của Bộ KH-ĐT, nên bổ sung thêm vào báo cáo trình Bộ Chính trị và Quốc hội phương án nâng cấp đường sắt hiện hữu, để khai thác chung tàu hàng và tàu khách, tốc độ tàu dưới 200km/h; tổng mức đầu tư chỉ khoảng 26 tỉ đô la.
Bộ GTVT trong văn bản trả lời Bộ KH-ĐT cho rằng, khi lựa chọn phương án xây dựng tuyến đường sắt trị giá 58,7 tỉ USD thay vì 26 tỉ USD với vận tốc 200km/h như kiến nghị của Bộ KH-ĐT, Bộ GTVT đã tính phương án lâu dài để nâng tốc độ lên 350 km/h.
Việc nâng cấp đường sắt hiện hữu lên đường đôi, khổ ray 1,435mm sẽ gặp nhiều khó khăn vì như vậy là gần như xây mới. Chi phí giải phóng mặt bằng lớn, do đường sắt hiện hữu đi qua nhiều đô thị.
Ngoài ra, việc khai thác chung tàu khách và hàng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, hiệu quả không cao và không phù hợp xu hướng thế giới. Bộ GTVT dẫn báo cáo của tư vấn tính toán, nếu nâng cấp đường sắt như ý kiến của Bộ KH-ĐT cần vốn đầu tư khoảng 40 tỉ đô la, cũng không hiệu quả hơn so với phương án của Bộ GTVT.
Bên cạnh đó, khi đầu tư hạ tầng nên đầu tư chỉ một lần, công nghệ sẽ phụ thuộc vào hạ tầng để đầu tư. Giai đoạn 1, hạ tầng sẽ đầu tư cho tuyến chạy tốc độ 300-350km/h, còn lại từ mặt ray trở lên (đầu máy, toa xe…) có thể sử dụng ở công nghệ từ 180-220km/h.
Sau 12 năm kể từ lần Quốc hội bác Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam năm 2010, và dư luận thời điểm đó đã ủng hộ quyết định của Quốc hội. Bộ GTVT nhiều năm qua vẫn quyết tâm thực hiện đường sắt cao tốc 350km/h. Bộ này đã tham khảo ý kiến của 20 địa phương có dự án đi qua và các bộ, ban, ngành liên quan, sau đó điều chỉnh và tiếp tục đề xuất thực hiện dự án. Nhưng Bộ KH-ĐT vẫn kiên quyết giữ quan điểm của mình, chỉ đường sắt tốc độ cao 200km/h…
Vướng mắc từ công nghệ, hay vốn?
Điểm khúc mắc lớn nhất khiến dự án đường sắt cao tốc trầy trật nhiều năm chưa được thông qua là lựa chọn tốc độ, quy mô vốn đầu tư và phương án huy động vốn, rồi áp lực lên ngân sách như thế nào… Việc đánh giá ưu, nhược điểm từng phương án để trình lên các cấp cao nhất vẫn khá nhiều bất đồng.
Trong Bản góp ý của Tổng hội Xây dựng Việt Nam về xây dựng tuyến đường sắt cao tốc, các chuyên gia lưu ý, với tuyến đường sắt khổ 1m dài 1.726km nối Hà Nội – TPHCM, Bộ GTVT cần nghiên cứu kỹ: Nếu được trang bị kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến thì tuyến này sẽ đạt mức vận chuyển hành khách và hàng hoá ra sao, từ đó mới xác định được năng lực vận hành tàu cao tốc 350km/h hay tốc độ cao 200km/h.(*)
Dự kiến sau khi hoàn thành toàn tuyến năm 2035, ngành đường sắt cần 53 đôi tầu khách/ngày-đêm, năng lực của dự án là 160 đôi tầu khách/ngày-đêm, như vậy chỉ đáp ứng 33% năng lực. Bộ GTVT nên có dự báo số liệu vận chuyển của từng giai đoạn, nếu không sẽ khó xác định bài toán địa phương nào cần đường sắt cao tốc, đoạn nào cần hoàn thiện từ năm 2032-2040.
Bởi qua báo cáo của Bộ GTVT, nếu tuyến cao tốc đưa vào sử dụng, năng lực đường sắt sẽ quá dư thừa, vận hành không hết công suất, không đáp ứng yêu cầu trả nợ, trong khi chưa tính đến các yếu tố cạnh tranh với vận tải ô tô cao tốc, đường hàng không vào các năm tính toán, theo bản góp ý của Tổng hội Xây dựng.
Bên cạnh đó, đường sắt cao tốc cực kỳ tốn kém và thường là các quốc gia đã hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm chủ công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Pháp, Đức, Trung Quốc… mới đầu tư, nhưng đường sắt cao tốc của họ cũng là hình thành trên cơ sở cải tạo tuyến đường sắt đang sử dụng và tỷ lệ đường sắt cao tốc trên tổng số đường sắt nói chung cũng khá khiêm tốn, dưới 30%.
Trong thời gian qua, ngành đường sắt đã từng chuyển đổi một số đường sắt khổ 1m sang khổ 1,435m, nhưng không mang lại hiệu quả. Vì vậy, theo các chuyên gia từ Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cần phân tích rõ thêm sự cần thiết, vì từ Bắc vào Nam nếu xây dựng đường sắt cao tốc song song đường sắt Thống nhất, đường bộ Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường hàng không, đường biển, nếu không tận dụng hết năng lực, đầu tư sẽ kém hiệu quả và gây lãng phí.
Trả lời phỏng vấn VTC, GS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, dải tốc độ giới hạn của đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam ở mức 200km/h là phù hợp với Việt Nam hiện nay. Với tốc độ trên sẽ vừa đảm bảo rút ngắn thời gian triển khai dự án, vừa kịp giải tỏa áp lực đối với nhu cầu vận tải hàng hóa trên trục Bắc-Nam.
Còn nếu lựa chọn dự án tàu cao tốc 350km/h có thể khiến Việt Nam dư thừa năng lực vận tải khách. Vì với tốc độ 350km/h, công suất tàu có thể chuyển tải 364.000 hành khách/ngày, trong khi dự báo lượng hành khách chỉ đạt 40% số lượng này vào năm 2050. Hơn nữa, tàu tốc độ 350km/h chỉ chở khách nên vận tải hàng hóa trên trục Bắc-Nam không được cải thiện.(1)
Cân nhắc về nguồn lực hiện hữu và yếu tố bền vững
GS.TS Phạm Hồng Thái, nguyên Trưởng khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội tại hội thảo đầu tư công mới đây do Viện Quản lý Hành chính tổ chức, cho rằng, khi triển khai xây dựng đường sắt tốc độ cao phải tính đến tương lai nhiều năm tới với việc đất nước phát triển ra sao để có căn cứ huy động nguồn lực.
Bởi khi đã đưa vào chương trình đầu tư công sẽ có nhiều cách thức huy động từ ngân sách, vay ODA, phát hành trái phiếu Chính phủ, nếu không tính toán đầy đủ, có thể dự án bị kéo dài, bị lệ thuộc đối tác nước ngoài, bị đội vốn, vướng bẫy nợ công…
Theo GS.TS Phạm Hồng Thái, để gỡ nút thắt này, cần tăng thị phần vận tải đường sắt trong nền kinh tế hiện nay từ 1% tăng lên khoảng 30% mới đáp ứng được hiệu quả đầu tư đường sắt cao tốc. Trong khi nếu đầu tư tuyến cao tốc cộng thêm nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại để chuyên chở hàng, khối lượng hàng hóa cũng chỉ đạt 3%.
Thêm đó, đường sắt cũng có tác dụng lớn trong bảo vệ đất nước. Nên khi đầu tư xây dựng đường sắt Bắc-Nam nhất thiết chọn tốc độ cho phù hợp vừa chở người và hàng hóa. Bởi phương án đường sắt cao tốc không làm giảm chi phí logistics và khi có chiến tranh cũng không vận chuyển được khí tài hạng nặng như: pháo, xe tăng, thiết giáp… Chúng ta không đầu tư đường sắt cao tốc tốn kém chỉ để chở người mà bỏ quên phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
Bộ GTVT đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo công nghệ động lực phân tán tương tự của Nhật Bản. Ảnh minh họa: TTXVN
VTC dẫn lời ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TPHCM, cho biết phương án tốc độ trên 300km/h tương tự tàu Shinkanshen (Nhật Bản), nếu lựa chọn sẽ rất tốn kém, đòi hỏi công nghệ rất hiện đại, công tác đảm bảo an toàn rất cao.
Trong khi nhận thức của người dân một số địa phương tàu đi qua còn hạn chế, có thể vẫn tái diễn tình trạng ném gạch đá, tháo bù long, thanh ray… Thêm nữa Việt Nam hiện chưa thể làm chủ được công nghệ, sẽ phụ thuộc rất lâu dài vào nước ngoài.(2)
Theo các chuyên gia giao thông trong hội thảo đóng góp ý kiến về đường sắt cao tốc do Bộ GTVT tổ chức, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao còn tác động lớn đến sự phát triển của nhiều ngành như cơ khí, phát triển công nghệ cao.
Hồ sơ của đơn vị đề xuất Bộ GTVT áp dụng công nghệ động lực phân tán cho tàu tốc độ cao Bắc-Nam đánh giá, hiện một số nước châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan đang sử dụng công nghệ động lực tập trung đã và đang chuyển sang công nghệ động lực phân tán.
Công nghệ động lực phân tán có ưu điểm là đoàn tàu trọng lượng nhẹ, nếu thiết bị nào đó gặp sự cố, tàu vẫn có thể vận hành. Nhưng nhược điểm là khối lượng bảo trì lớn, các toa trên hệ thống sức kéo có độ ồn cao hơn.
Theo báo Lao động, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, Phó trưởng khoa Vận tải Kinh tế trường Đại học GTVT tại hội thảo cho biết, để triển khai dự án, công tác chuẩn bị nguồn nhân lực rất quan trọng, từ đầu tư, thi công đến vận hành, công việc này cần nhiều thời gian (5-10 năm). Phải tập trung đào tạo ngay từ bây giờ, để 4-10 năm sau mới có đội ngũ kỹ sư, trong khi dự án chưa đề cập bài toán nhân lực. Nếu không có nhân lực, cứ thuê người nước ngoài và mua trang thiết bị thay thế trong khi nhược điểm của công nghệ này là khối lượng bảo trì lớn, sẽ bị phụ thuộc và ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình vận hành dự án.(3)
Các chuyên gia ngành GTVT cho rằng, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại theo đúng Quy hoạch đường sắt năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt là yêu cầu tất yếu. Bởi hệ thống đường sắt của Việt Nam hiện nay so với thế giới đã rất lạc hậu, năng lực vận tải hàng hóa và hành khách chỉ đạt 1% nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, với GRDP hiện nay của cả nước chỉ 110 tỉ đô la, với tốc độ tăng trưởng 6% mỗi năm, chưa thể đáp ứng đầu tư cho nhiều ngành kinh tế. Nên với tình huống cơ sở tỷ suất nội hoàn kinh tế của dự án chỉ đạt 8,9-10,6% (dưới mức tối thiểu chấp nhận được là 12%), nếu liên danh dự án không tính toán được các yếu tố bất lợi của dự án và đưa ra dự báo các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án, nêu ra được định hướng các giải pháp phòng tránh… thì khi phải điều chỉnh tăng vốn lên nhiều lần, có thể phải vay vốn nước ngoài, bẫy nợ công, nợ nước ngoài rất cao, khả năng thu hồi vốn hầu như không thể. (*)
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có tổng kinh phí khoảng 58,71 tỉ đô la Mỹ, bao gồm: chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỉ đô la; chi phí xây dựng 31,58 tỉ đô la, chi phí thiết bị 15 tỉ đô la; chi phí quản lý dự án, tư vấn, khác 5,82 tỉ đô la; chi phí dự phòng 4,07 tỉ đô la.Giai đoạn 1 đầu tư đoạn Hà Nội – Vinh và đoạn Nha Trang – TPHCM, chiều dài 665km, tổng mức đầu tư dự kiến 24,72 tỉ đô la, trong đó: chuẩn bị đầu tư cho toàn tuyến giai đoạn 2020 – 2026, thi công giai đoạn 2027- 2031, đưa vào khai thác khoảng năm 2032.Giai đoạn 2 đầu tư đoạn Vinh – Nha Trang để nối thông toàn tuyến, chiều dài 894km, tổng mức đầu tư dự kiến 33,99 tỉ đô la, trong đó: khoảng năm 2040 đưa vào khai thác đoạn Vinh – Đà Nẵng; khoảng năm 2045 – 2050 khai thác đoạn Đà Nẵng – Nha Trang.
——————————
https://laodong.vn/kinh-doanh/mo-hinh-duong-sat-cao-toc-nao-se-duoc-lua-chon-o-viet-nam-966550.ldo (3)
Bản góp ý của Tổng hội Xây dựng Việt Nam về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TPHCM (*)
ĐH
ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC: KHÔNG QUAN TRỌNG ÍT HAY NHIỀU TIỀN, MÀ QUAN TRỌNG LÀ LỢI ÍCH
THÙY DUNG/KTSG 19-9-2022
(TBKTSG Online) – Rất khó để chọn phương án 58,7 tỉ đô hay phương án 26 tỉ đô la cho dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam là hiệu quả, quan trọng là người đứng đầu dám quyết và dám chịu trách nhiệm, theo các chuyên gia kinh tế.
Vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi giữa các chuyên gia kinh tế liên quan tới các phương án làm đường cao tốc Bắc – Nam chênh nhau tới hơn 32 tỉ đô la.
TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng ông ủng hộ phương án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vì phương án này có độ rủi ro thấp hơn và hiệu quả hơn về mặt chi phí.
Ông Phong, người đã có một bài phân tích về hiệu quả của dự án xây đường cao tốc Bắc – Nam cách đây 10 năm, ngay khi đề xuất đầu tiên được đưa ra để trình Quốc hội, cho rằng sự khác biệt lớn nhất giữa hai phương án của hai Bộ KH&ĐT và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) liên quan tới chi phí, tốc độ và phương thức xây dựng.
Trong khi Bộ GTVT đề xuất tốc độ lên tới 350 km/giờ, tổng mức đầu tư dự án lên tới 58,7 tỉ đô la thì Bộ KH&ĐT đề xuất tốc độ thấp hơn, chỉ 200 km/giờ nên tổng vốn đầu tư giảm đi đáng kể, chỉ còn 26 tỉ đô la. Hơn nữa, Bộ KH&ĐT cũng đề xuất chia dự án làm hai giai đoạn. Theo đó kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2032, dự án sẽ hoàn thành đầu tư đoạn Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TPHCM, đoạn có nhu cầu đi lại lớn nhất.
“Tôi ủng hộ phương án của Bộ KH&ĐT”, ông Phong nói. Lý giải ý kiến của mình, chuyên gia kinh tế từ báo Nhân dân cho rằng, đường cao tốc nên có tốc độ vừa phải trong bối cảnh thời tiết của Việt Nam tương đối khắc nghiệt, nếu tốc độ quá cao, dự án chỉ cần có sai sót nhỏ có thể gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hơn nữa, đoạn nào đông khách thì làm trước, vắng khách làm sau nhằm giảm chi phí trong bối cảnh trần nợ công đang rất căng thẳng.
Có một cách nhìn thận trọng hơn TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, để xử lý một bài toán cần đặt ra ba vấn đề: mục tiêu; ràng buộc và cách tối ưu hóa ràng buộc đó. Bởi, không chắc phương án ít tiền đã tốt hơn phương án nhiều tiền, quan trọng là lợi ích mà dự án đó mang lại.
Tại thời điểm hiện tại, rất khó để các chuyên gia có thể nói phương án nào tốt hơn phương án nào vì vẫn chưa có một báo cáo đánh giá tác động đầy đủ từ các phương án mà hai bộ đưa ra liên quan tới lợi ích, chi phí, đặc biệt là rủi ro và các biện pháp tối thiểu hoá rủi ro từ các phương án.
“Chúng ta sẽ không tìm được phương án hoàn hảo nào vì tất cả đều ở thì tương lai”, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nói. “Điều quan trọng là người đứng đầu và Quốc hội có dám chơi, dám chịu trách nhiệm? Không thể để một dự án hàng chục năm mà vẫn chưa quyết được”.
Trước đó, ngay khi có phương án xây đường sắt cao tốc Bắc – Nam với tổng mức đầu tư gần 58,7 tỉ đô la từ Bộ GTVT, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hệ thống giao thông trong nước cơ bản còn yếu, đất nước còn thiếu vốn, nợ công cao và công nghiệp kém, dự án xây dựng đường sắt cao tốc quá sớm trong kế hoạch phát triển giao thông của một quốc gia còn nghèo, sẽ không bảo đảm được hiệu quả kinh tế và đẩy đất nước vào vòng nợ nần.
Tác dụng đòn bẩy của dự án này cũng không đáng kể vì công nghiệp nội địa chưa đủ nội lực để hấp thụ công nghệ cao và kinh nghiệm kỹ thuật để cùng các ngành kinh tế khác phát triển với công nghiệp đường sắt.
Theo phương án thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam mới đây của Bộ KH&ĐT, với chiều dài hàng nghìn km, tốc độ thiết kế khoảng 200km/giờ, tổng mức đầu tư dự án khoảng 26 tỉ đô la. Thời gian chạy tàu từ Hà Nội – TPHCM khoảng 8 giờ. Trong khi đó, Bộ GTVT cuối năm ngoái đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tốc độ thiết kế 350 km/giờ, được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách. Thời gian chạy tàu từ Hà Nội – TP HCM là 5 giờ 20 phút, nếu không dừng ở một số ga và 6 giờ 55 phút nếu dừng ở tất cả ga. Tổng vốn đầu tư là 58,7 tỉ đô la. |
BÌNH LUẬN:
Tàu cao tốc TGV của Pháp tốc độ 320 km/h chạy tuyến Paris -Marseilles 661 km tốn 3h30′, còn tàu cao tốc Shinkasen của Nhật tốc độ 320 km/h chạy tuyến Tokyo-Osaka 500 km mất 2h25′. Một quan chức của Nhật giải thích dù tốc độ 320 km/h nhưng nhiều đoạn phải chạy dưới 200 km/h vì lý do an toàn. Nhiều nước châu Âu làm tàu cao tốc bây giờ chỉ làm tốc độ 200 km/h dù trước đó làm tàu cao tốc 320 km/h. Nước Anh mới khánh thành tàu cao tốc intercity express train tốc độ 201 km/h. Nếu giá vé tàu cao tốc chỉ bằng một nửa giá vé máy bay thì người dân chúng tôi sẽ ủng hộ và đi nhiều, còn giá vé bằng hoặc cao hơn vé máy bay thì chúng tôi sẽ chọn đi máy bay. Vì thí dụ tuyến tàu cao tốc 320 km/h Hà nội đi TPHCM sẽ mất ít nhất 7h, trong khi đi máy bay cộng luôn thời gian check in và lấy hành lý chỉ tốn 4h, chưa kể thời gian ngồi cố định chỉ mất 2h. Nên làm các tuyến tàu cao tốc ngắn như TPHCM – Cần thơ, TPHCM – Nha trang, Hà Nội – Hải phòng tốc độ 200 km/h, còn tuyến TPHCM – Hà nội nên nhường cho hàng không để phát triển ngành hàng không.
Tốc độ cao không phải là mục tiêu tối hậu của đường sắt ở ta. Không nên sa đà vào những mô hình trình diễn, mà nên tập trung vào hiệu quả kinh tế xã hội là quan trọng nhất. Lựa chọn dải tốc độ 200-300 km/h là OK, vừa phục vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách. Nêu ưu tiên phát huy nguồn lực trong nước, lôi cuốn mọi nhà thầu có năng lực của ta vào “công trình thế kỷ” này. Những gì tối cần thiết, không tự làm được thì mới mua. Tinh thần là phải mạnh dạn và mạnh mẽ. Không có việc gì khó với người Việt. Nhất quyết phát huy sự độc lập tự chủ của nhân lực và công nghệ nước nhà.
Chi phí cực kỳ lớn, sử dụng cực lớn tài nguyên quốc gia mà lại không tự chủ được về công nghệ, hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài trong khi không hỗ trợ được cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa thì đường sắt cao tốc phục vụ chính cho ai trước, xin hỏi Bộ GTVT? Đường sắt đô thị Nhổn- Hà Nội và Suối Tiên ở Tp.HCM chỉ có 1 đoạn mà hơn 10 năm chưa xong thì quý vị nói sao?