ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ukraine nói Moscow mất 46.750 lính, EU tính đình chỉ thỏa thuận visa với Nga (VNN 29/8/2022)-Điều sĩ quan quốc tế 'rỉ tai nhau' sau mỗi lần đến thăm lính mũ nồi xanh Việt Nam (VNN 29/8/2022)-Quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời tướng De Gaulle (VNN 29/8/2022)-Hình ảnh pháo phòng không Gepard của Đức tham chiến tại Ukraine (VNN 29/8/2022)- Nga phát tiền cho người Ukraine, ông Zelensky ví quân đội như 'mặt trời' (VNN 28/8/2022)-Nhật Bản từ thành công chống dịch tới số ca tử vong cao kỷ lục (VNN 28/8/2022)-Anh điều robot dò mìn tới Ukraine, Mỹ ký hợp đồng sản xuất vũ khí cho Kiev (VNN 28/8/2022)-Crimea, từng là pháo đài sức mạnh của Nga, giờ đây đã bộc lộ điểm yếu (BVN 28/8/2022)-Bộ Tư pháp Mỹ công khai lí do FBI đột kích nhà ông Trump (VNN 27/8/2022)-EU họp khẩn về 'chiến tranh năng lượng' với Nga, Ukraine lệnh sơ tán bắt buộc nhiều vùng (VNN 27/8/2022)- Cảnh báo bất ngờ của Tổng thống Pháp về quan hệ với Anh (VNN 27/8/2022)-Phe thân Nga tố Kiev pháo kích nhà máy hóa chất, Đức chuyển tên lửa cho Ukraine (VNN 26/8/2022)-Mỹ tung đòn trả đũa Trung Quốc (VNN 26/8/2022)-Bộ Tư pháp Mỹ phải công bố tài liệu quan trọng về vụ lục soát nhà ông Trump (VNN 26/8/2022)-Nga phá hủy loạt chiến đấu cơ của Kiev, lính nước ngoài thiệt mạng tại Ukraine (VNN 26/8/2022)-Hơn 90% người Ukraine tin vào chiến thắng trước Nga (BVN 26/8/2022)-Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga (BVN 26/8/2022)-Tổng thư ký Nato Stoltenberg: "Giải pháp tốt nhất cho hòa bình là tăng cường trợ giúp quân sự cho Ukraine” (BVN 26/8/2022)
- Trong nước: Tân Hoàng Minh xin cho chủ tịch về nhà, có thuộc trường hợp tại ngoại? (VNN 28/8/2022)-Cảnh sát 141 Hà Nội liên tục tuần tra, xử lý nhiều đối tượng trong đêm (VNN 28/8/2022)-Giám đốc CDC Lâm Đồng bị kỷ luật do liên quan Công ty Việt Á (VNN 27/8/2022)-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh bị cảnh cáo vì liên quan đến mua kit test Việt Á (VNN 27/8/2022)-Sự hối lỗi muộn màng của cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam (VNN 26/8/2022)-Hà Nội bốc thăm cán bộ kê khai tài sản để kiểm tra sự trung thực (VNN 25/8/2022)-Bà Dương Thị Bạch Diệp nhập viện, phiên tòa phải tạm hoãn (VNN 23/8/2022)-Đại tá Đinh Văn Nơi hé lộ 4 đường dây mua bán người sau vụ trốn khỏi casino (VNN 23/8/2022)-Trung tướng Trần Ngọc Hà bày cách nhận diện chiêu lừa đảo 'việc nhẹ lương cao' (VNN 23/8/2022)-Ký ức hãi hùng của người đàn ông 7 tháng bị bán qua 7 công ty ở Campuchia (VNN 22/8/2022)-Có dấu hiệu mua bán người trong vụ 40 người tháo chạy khỏi Campuchia về Việt Nam (VNN 21/8/2022)-Lý do bà Nguyễn Phương Hằng bị gia hạn tạm giam 20 ngày (VNN 21/8/2022)- Sếp lớn một thời lừng lẫy, cuối đời lao lý (VNN 21/8/2022)-Lý do khiến 6 bị cáo vụ án ‘Tịnh thất Bồng Lai’ đồng loạt kêu oan (VNN 21/8/2022)-Những cựu quan chức đứng trước vành móng ngựa (VNN 21/8/2022)-84% hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông để tránh tắc đường (VNN 21/8/2022)-
- Kinh tế: Vẫn còn dư nợ 450.000 tỷ đồng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (VNN 29/8/2022)-Tranh cãi việc thí điểm đưa người nhậu say về nhà miễn phí (VNN 29/8/2022)-Cậu bé 'ngủ bụi' dọc kênh Nhiêu Lộc đổi đời, 15 năm dạy nghề ảnh miễn phí (VNN 29/8/2022)-Tổng cục Bưu điện: Mở cửa thị trường, tăng tốc phát triển và hội nhập quốc tế (VNN 29/8/2022)-Singapore: Chính quyền là doanh nghiệp đặc biệt, người dân là khách hàng (VNN 29/8/2022)-Người trưng bày 50.000 cổ vật 'siêu độc' trong nhà, đón du khách tham quan miễn phí (VNN 29/8/2022)-Thế giới bất ổn, sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Việt (VNN 29/8/2022)-Xuất khẩu bế tắc, DN của đại gia Năng 'Do thái' chao đảo (VNN 29/8/2022)-Khám phá căn hộ mang hơi thở mùa đông Bắc Âu của chuyên gia decor nhà cửa (VNN 29/8/2022)-Những sai lầm khi nhận/trả phòng khách sạn khiến bạn 'ném tiền qua cửa sổ' (VNN 29/8/2022)-Viettel: Tin tưởng và trao nhiều quyền hơn cho thế hệ trẻ (VNN 29/8/2022)-Năm loại thực phẩm giúp bạn ngủ ngon hơn (VNN 29/8/2022)-Có hay không chuyện chuyên gia và nhân viên ngành Y… dỗi? (GD 29/8/2022)-Giao dịch dữ liệu ‘đúng phép’? (KTSG 29/8/2022)-Chuỗi sự kiện ‘Lễ hội nhạc nước lớn nhất Đông Nam Á' lần đầu tiên xuất hiện tại TPHCM (KTSG 29/8/2022)-Fed phát thông điệp đối phó mạnh mẽ với lạm phát, đồng đô-la tiếp tục tăng (KTSG 29/8/2022)-Làm gì để đón một xã hội già? (KTSG 29/8/2022)-Kiện tụng khí hậu đe dọa đẩy tăng chi phí bảo hiểm của doanh nghiệp (KTSG 28/8/2022)-Dầu thô tăng giá vì tín hiệu cắt giảm sản lượng của nhóm OPEC+ (KTSG 29/8/2022)-
- Giáo dục: Cả nước còn gần 6.000 giảng viên ĐH chưa đạt chuẩn trình độ tính đến năm 2020 (GD 29/8/2022)-Hà Nội: Phụ huynh "mướt mồ hôi" tìm mua sách giáo khoa cho con (GD 29/8/2022)-Trường CĐ Y tế Phú Thọ khẳng định không liên kết CĐ Dược Hà Nội, CĐ Lê Quý Đôn (GD 29/8/2022)-Bộ Giáo dục nêu 6 lưu ý trong công tác xét tuyển thời gian tới (GD 29/8/2022)-Tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ giáo viên được hưởng khi tinh giản biên chế (GD 29/8/2022)-Giữa Thủ đô trẻ mầm non đến trường bằng lá thăm may rủi, có thấy chua xót? (GD 29/8/2022)-Hàng trăm ngàn thí sinh bỏ xét tuyển đại học 2022 là tín hiệu đáng mừng? (GD 29/8/2022)-Có nơi 22 chỉ tiêu mà chỉ tuyển được 2, có nơi mỗi năm 25% GV chuyển công tác (GD 29/8/2022)-Đam mê nghiên cứu khoa học giúp nam sinh giành học bổng toàn phần TS tại Mỹ (GD 29/8/2022)-Giảm đầu tư, muốn chất lượng đào tạo cao, học phí đòi thấp là điều không thể (GD 28/8/2022)-
- Phản biện: Việc nặng lương thấp, thiếu tầm nhìn nên giáo viên giảm trầm trọng (VNN 29/8/2022)-Thuận lợi hơn nhưng cho ai? (BVN 29/8/2022)-KTSG-Tôi thấy bốc thăm xác minh tài sản, thu nhập cán bộ mang tính "may, rủi" quá! (GD 28/8/2022)-Mạnh Đoàn-Shinkansen ở Việt Nam? (BVN 28/8/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội? (BVN 28/8/2022)-Lê Hồng Hiệp-Sự suy tàn của Phật giáo Việt Nam (BVN 27/8/2022)-Nguyễn Khoa-Về giáo dục: Ai cho tôi được làm người trung thực? (BVN 27/8/2022)-Chu Mộng Long-Một dự báo về tương lai của loài người? (*) (BVN 27/8/2022)-Thu Anh Châu-Luận cứ bào chữa cho nhà báo Phạm Đoan Trang (BVN 26/8/2022)-LS Trịnh Vĩnh Phúc-Vụ Phạm Đoan Trang – xin chia buồn trước với Đảng Cộng sản Việt Nam! (BVN 26/8/2022)-Hà Sĩ Phu-Một góc nhìn khác về tình hình nợ công (KTSG 25/8/2022)-Phan Minh Ngọc- Lý do khiến Kiểm toán Nhà nước phát hiện tham nhũng chưa đầy đủ, kịp thời (VNN 24/8/2022)-Lương Bằng-Bóng ma bong bóng bất động sản của Trung Quốc đang rình rập Việt Nam (VNN 25/8/2022)-Cù Tuấn-Dự thảo Luật Đất đai “vênh” pháp luật hiện hành, có thể gây khó cho nhà đầu tư (BVN 24/8/2022)-Lam Thanh-Chuyện đau lòng ngành Y (BVN 23/9/2022)-Nguyễn Hồng Vũ-Quanh vụ buộc tiêu hủy tranh hy hữu ở TPHCM: Giới họa sỹ lên tiếng (BVN 22/8/2022)-Lê Anh Hoài-Nói khác, Làm khác (BVN 22/8/2022)-Tuấn Khanh-Các vị cứ leo lẻo học tập cụ Hồ… (BVN 21/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Không để người bị kỷ luật vào Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực (VNN 20/8/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Ngộ... (BVN 20-8-2022)-Lao Ta-
- Thư giãn: Trò chơi huấn luyện 'sát thủ bầu trời' ở Hà Nội (VNN 29/8/2022)-Chuyện ít biết về 'lăng mộ 3.000 lượng vàng' ở Kiên Giang (VNN 26/8/2022)-
Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát, cập nhật bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học được tổ chức. Đơn vị soạn thảo cũng đã lấy ý kiến 20 địa phương có dự án đi qua và các bộ, ban, ngành liên quan.
Bộ Giao thông Vân tải đã hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Chính phủ vào tháng 2/2019. Chính phủ đã thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định báo cáo.
Đầu tháng 8 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tiến độ công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án có thể kéo dài. Liên danh tư vấn thẩm tra quốc tế đánh giá báo cáo tiền khả thi còn nhiều vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi, như lựa chọn cấp tốc độ thiết kế và khai thác; hướng tuyến và kết nối với các mạng lưới giao thông trong, ngoài nước; tổng mức đầu tư và phương án huy động vốn.Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố từ Hà Nội đến TP HCM, trong đó điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP HCM). Đây là tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545 km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320 km/h. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.
Tổng mức đầu tư dự kiến toàn bộ dự án khoảng 58,71 tỷ USD bao gồm: Chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỷ USD, chi phí xây dựng 31,58 tỷ USD, thiết bị 15 tỷ USD, chi phí quản lý dự án, tư vấn 5,82 tỷ USD, chi phí dự phòng 4,07 tỷ USD.
Để bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, nhu cầu vận tải, dự án có thể phân kỳ đầu tư dự án theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP HCM, dài 665 km, tổng mức đầu tư dự kiến 24,7 tỷ USD. Lộ trình thực hiện thủ tục đầu tư giai đoạn 2020-2026, thi công giai đoạn 2027-2031, đưa vào khai thác khoảng năm 2032.
Giai đoạn 2 đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến, chiều dài 894 km, tổng mức đầu tư dự kiến 33,9 tỷ USD, trong đó khoảng năm 2040 đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng; khoảng năm 2045-2050 khai thác đoạn Đà Nẵng - Nha Trang.
Trong báo cáo, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra các phương án khác về tốc độ tàu, phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao
ANH DUY
BÀI LIÊN QUAN:
-Chính phủ tiếp tục lấy ý kiến về dự án đường sắt tốc độ cao
Lãnh thổ Việt Nam trải dài Bắc - Nam, phù hợp cho một hệ thống giao thông theo sơ đồ xương cá.
Chỉ cần một trục đường sắt xương sống Bắc Nam duy nhất được xây dựng trước, "xuyên táo" hầu hết tỉnh thành cả nước, thì sẽ giải quyết cơ bản vấn đề giao thông vận tải. Đặc điểm này rất khác với các nước có lãnh thổ trải rộng dài cả Đông - Tây, Nam - Bắc, dẫn đến hệ thống đường sắt phải nối vòng các tỉnh thành, cộng với các đường xuyên tâm, tạo nên một hệ thống giao thông nhiều contour (đường) phức tạp, tốn kém.
Năm 2010, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam theo mô hình Shinkansen của Nhật Bản - chỉ chở khách, không chở hàng, tốc độ khai thác ban đầu 250 km/h, tốc độ tối đa 320 km/h. Nhưng đề xuất không được Quốc hội thông qua.
Hiện tại Bộ tiếp tục đề xuất phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, vẫn theo mô hình Shinkansen, tuyến Hà Nội - TP HCM, với giá thành dự toán 58,71 tỷ USD cho 1.545 km. Nếu hoàn thành, thời gian di chuyển từ Hà Nội vào TP HCM chỉ mất khoảng 5-6 giờ. Trong khi theo phương án được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ vận tải hành khách, hàng hóa với tốc độ từ 160 km/giờ đến dưới 200 km/giờ. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 26 tỷ USD, giảm hơn 32 tỷ USD so với phương án của Bộ GTVT.
Đề xuất của Bộ GTVT có nhiều điểm chưa phù hợp cho Việt Nam.
Thứ nhất, phương án này không tuân theo quy luật phát triển đường sắt của thế giới. Tất cả 27 nước có đường sắt cao tốc, trước đó đều đã có đường sắt tốc độ 120 km-150 km/h vừa chở hàng, vừa chở khách. Chỉ riêng Việt Nam muốn "tiến thẳng lên" đường sắt tốc độ cao (200 đến hơn 300km) chỉ chở khách mà bỏ qua đường sắt tốc độ 120-200km vừa chở khách vừa chở hàng.
Các nước có đường sắt tốc độ cao đều sở hữu công nghệ đường sắt cao tốc chở khách hay đường sắt cao tốc cả chở khách lẫn chở hàng. Việt Nam không sở hữu bất cứ thứ gì; từ công nghệ đến thiết bị thi công đều phải mua của nước ngoài.
Ngoài ra, ở 27 quốc gia này, tỷ lệ đường sắt cao tốc chỉ chở khách là rất nhỏ, chứng tỏ đây không phải là phương tiện cần sở hữu cấp bách, không phải thiếu nó thì không thể phát triển.
Thứ hai, mô hình Shinkansen không phổ dụng. Shinkansen của Nhật Bản chạy trên hệ thống đường sắt riêng biệt, không chở được hàng. Các tàu khác không chạy được trên tuyến này. Trong khi đó tàu cao tốc TGV của Pháp và ICE của Đức chạy trên cùng hệ thống đường sắt thông thường, khi hết tuyến cao tốc thì giảm xuống tốc độ tàu thông thường.
Sự khác biệt này cho thấy mô hình Shinkansen không thuận lợi. Bởi thế, Shinkansen chưa chuyển giao được cho quốc gia nào, ngoài Nhật Bản.
Thứ ba, mô hình Shinkansen có ít nhất bốn khiếm khuyết không thể sửa chữa được cho đường sắt Hà Nội - TP HCM, bao gồm: Không vận chuyển được hàng hóa; Không phục vụ được số đông nhân dân; Thi công kéo dài và Giá thành đắt - nợ lớn.
Phát triển kinh tế là phải phát triển giao thông để vận chuyển hàng hóa. Vận chuyển đường sắt là vận chuyển trụ cột, không chỉ phục vụ dân sinh mà còn quốc phòng - an ninh. Đề xuất cải tạo đường sắt hiện hành thành đường sắt chở hàng hóa là không khả thi, vì không thể nâng lên được tốc độ 120 km/h.
Nhược điểm không phục vụ số đông nhân dân thể hiện ở hai mặt: Vé đắt và tàu chỉ dừng ở các thành phố lớn, mỗi tỉnh một ga, bỏ sót nhân dân giữa hai ga lớn.
Ví dụ, ga Thanh Hóa - Vinh dài 143,79 km. Theo thiết kế của Pháp, riêng chặng này có 14 ga, khoảng cách trung bình giữa các ga là 11,06 km. Còn hệ thống đường sắt cao tốc sẽ chỉ có hai ga Thanh Hóa và Vinh. Hệ quả là: Gần 4 triệu dân tỉnh Thanh Hóa phải đến thành phố Thanh Hóa; 3.5 triệu dân Nghệ An phải đến Vinh mới lên được tàu cao tốc. Người dân nằm giữa hai tỉnh gần như mất cơ hội sử dụng phương tiện này.
Trong khi đó, đường sắt chở khách và chở hàng của các nước phục vụ được toàn dân. Họ có nhiều loại tàu dừng ở các ga khác nhau, trải dài theo tuyến đường sắt. Chẳng hạn Nhật Bản có: Tàu Shinkansen dừng ở các ga chính; Tàu Express limited, dừng thêm ở một số ga, ngoài các ga của tàu Shinkansen; Tàu Express, dừng thêm ở một số ga, ngoài các ga của tàu Express limited; Tàu nhanh, dừng nhiều ga hơn tàu Express; Tàu địa phương, dừng ở tất cả các ga.
Tàu cao tốc Bắc - Nam của Việt Nam mà Bộ GTVT đệ trình hiện nay chỉ dành cho 23 ga trên suốt chiều dài từ Hà Nội đi TP HCM bao gồm 20 tỉnh thành. Các phương tiện vận tải ra đời là để bổ trợ cho nhau, bù đắp các phần thiếu hụt của nhau, chứ không phải tiêu diệt nhau, loại trừ nhau. Bởi thế, quan điểm làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam để cạnh tranh vận tải hành khách với hàng không theo tôi là không thuyết phục.
Làm đường sắt cao tốc chỉ lấy khách ở trung tâm các tỉnh thành, một cách vô tình đã loại bỏ cơ hội đi tàu hoả của đại đa số nhân dân, một cách vô tình nữa, biến thành đối thủ cạnh tranh gay gắt của hàng không, làm cho hai bên đều bị thua thiệt.
Hệ thống cao tốc này cũng đòi hỏi thời gian thi công kéo dài đến năm 2050 hoặc lâu hơn nữa, nên không hỗ trợ được cho phát triển kinh tế. Trong khi phương án tàu 160 km/h chở khách, 120 km/h chở hàng chỉ cần khoảng 20 tỷ USD và xây dựng trong 10 năm.
Với chừng đó nhược điểm, giá thành 58,71 tỷ USD cho 1.545 km đường sắt là đắt đỏ, có thể gây tình trạng nợ lớn, nợ dài hạn, nợ triền miên, khó thu hồi vốn.
Với những lý do trên, Việt Nam nên tham khảo phương án đường sắt cao tốc của các nhà sản xuất khác; phải có chào thầu cạnh tranh mới đưa đến các quyết định có lợi. Trong mọi tình huống, bao giờ cũng cần có từ hai phương án trở lên để ứng phó, lựa chọn.
Vấn đề đường sắt cao tốc liên quan đến đời sống của cả 100 triệu dân, kéo dài hàng thế kỷ, ảnh hưởng to lớn lên sự phát triển kinh tế và quốc phòng của đất nước. Còn về tài chính, nó liên quan đến con số nhiều chục tỷ USD chứ không phải vài tỷ đồng. Phụ thuộc mỗi nhà tư vấn Nhật thì sẽ chỉ có phương án của Nhật.
Bài toán nào, dù phức tạp đến đâu, cũng tìm được lời giải, không chính xác thì gần đúng. Với những vấn đề lớn và phức tạp trên bình diện quốc gia, chìa khoá là lợi ích của toàn quốc gia, dân tộc. Vấn đề đường sắt cao tốc không là ngoại lệ. Khi lấy lợi ích của toàn dân làm mục tiêu xuyên suốt, sẽ thấy ngay lời giải cho vấn đề đường sắt Bắc - Nam.
N.N.C.
Nguồn: VNExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét