ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ukraine tin 'giai đoạn tồi tệ' đã qua, khoe tên lửa HIMARS nổi trên mặt nước (VNN 24/8/2022)-Khủng hoảng việc làm và cuộc “Đại nhảy lùi” của Tập Cận Bình (BVN 24/8/2022)-Sáu tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine, cả thế giới vẫn đang đi trên bờ vực chênh vênh (BVN 24/8/2022)-Ukraine khởi động ‘sáng kiến Kiev’, công khai số liệu lính tử trận (VNN 23/8/2022)-'Bức tranh màu xám' của nền kinh tế toàn cầu sau 6 tháng chiến sự Nga - Ukraine (VNN 23/8/2022)-Uy lực loại tên lửa Nga đối trọng với hệ thống HIMARS của Mỹ (VNN 23/8/2022)-Người Nga rời nước Nga (*) (BVN 23/8/2022)-Cù Tuấn dịch từ Fortune-Máy bay ném bom đắt nhất thế giới của Mỹ tập trận tại Thái Bình Dương (VNN 22/8/2022)-Dự luật về khí hậu và sức khỏe: Sự tranh cãi mệt mỏi của quốc hội Mỹ (VNN 22/8/2022)-Nga hé lộ dùng tên lửa siêu vượt âm 'Dao Găm' ở Ukraine (VNN 22/8/2022)-Ông Tập Cận Bình đề nghị Tổng thống Mỹ ngăn bà Pelosi tới Đài Loan (VNN 21/8/2022)-Nga cáo buộc Ukraine đầu độc binh lính, làm việc cùng LHQ để xuất khẩu thực phẩm (VNN 21/8/2022)- Pháo tự hành Latvia vừa viện trợ cho Ukraine mạnh cỡ nào? (VNN 21/8/2022)-Tập trận Thái - Trung và nguy cơ cho Việt Nam (BVN 21/8/2022)-Trần Đắc Thắng-Mỹ viện trợ UAV do thám cho Ukraine, Nga trừng phạt hàng loạt mạng xã hội (VNN 20/8/2022)-Câu chuyện vượt bẫy và chiến lược ông Tập (BVN 20/8/2022)-Đỗ Ngà-Một Trung Quốc đã thấm mệt – II. Giấc mơ Trung Hoa Tập Cận Bình Giấc mộng Trung Hoa (BVN 20/8/2022)-Nguyễn Tuấn-Nga tố Kiev tính ‘khiêu khích hạt nhân’, Mỹ viện trợ thêm cho Ukraine (VNN 19/8/2022)-Video nổ lớn gần căn cứ Nga tại Crưm sau khi hệ thống phòng không khai hỏa (VNN 19/8/2022)-Bí ẩn siêu tiêm kích sẽ được Nga tiến hành bay thử vào năm 2024 (VNN 19/8/2022)-Máy bay Ukraine bị bắn rơi, nổ lớn gần căn cứ Nga ở Crưm (VNN 19/8/2022)-
- Trong nước: Bà Dương Thị Bạch Diệp nhập viện, phiên tòa phải tạm hoãn (VNN 23/8/2022)-Đại tá Đinh Văn Nơi hé lộ 4 đường dây mua bán người sau vụ trốn khỏi casino (VNN 23/8/2022)-Trung tướng Trần Ngọc Hà bày cách nhận diện chiêu lừa đảo 'việc nhẹ lương cao' (VNN 23/8/2022)-Ký ức hãi hùng của người đàn ông 7 tháng bị bán qua 7 công ty ở Campuchia (VNN 22/8/2022)-Có dấu hiệu mua bán người trong vụ 40 người tháo chạy khỏi Campuchia về Việt Nam (VNN 21/8/2022)-Lý do bà Nguyễn Phương Hằng bị gia hạn tạm giam 20 ngày (VNN 21/8/2022)- Sếp lớn một thời lừng lẫy, cuối đời lao lý (VNN 21/8/2022)-Lý do khiến 6 bị cáo vụ án ‘Tịnh thất Bồng Lai’ đồng loạt kêu oan (VNN 21/8/2022)-Những cựu quan chức đứng trước vành móng ngựa (VNN 21/8/2022)-84% hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông để tránh tắc đường (VNN 21/8/2022)-Cuộc đào thoát khỏi casino Campuchia: ‘Ở lại chỉ có đường chết’ (VNN 20/8/2022)-Kỷ luật nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh vụ 'tiệc chia tay' là lời cảnh tỉnh (VNN 20/8/2022)-Tổng lược buổi đối thoại giữa bà con vườn rau Lộc Hưng với chính quyền quận Tân Bình và đại diện Sở Ban Ngành TPHCM ngày 18/8/2022 (BVN 20/8/2022)-Vụ 'bữa tiệc chia tay': Kỷ luật cảnh cáo nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh (VNN 19/8/2022)-
- Kinh tế: Không đánh đổi môi trường: đừng chỉ hô khẩu hiệu (KTSG 24/8/2022)-TPHCM thu hút gần 13,6 tỉ đô la vốn đầu tư từ Singapore (KTSG 24/8/2022)-Lạm phát, lãi suất và chiến tranh khiến thị trường IPO Mỹ đóng băng (KTSG 24/8/2022)-Phát triển thương mại biên giới trở thành động lực tăng trưởng của Đồng Tháp (KTSG 24/8/2022)-Doanh nghiệp gỗ điêu đứng vì đột ngột bị hủy đơn hàng (KTSG 24/8/2022)-Nhu cầu hình thành khu trung tâm mới tại TPHCM (KTSG 24/8/2022)-Trăm xe máy đi ngược chiều ở Hà Nội, công an không cản nổi (VNN 24/8/2022)-Kết quả thất vọng, gói hỗ trợ lãi suất 2% cần 'giải cứu' (VNN 24/8/2022)-Cao tốc hơn 12 nghìn tỷ ở Quảng Ninh trước ngày thông xe (VNN 24/8/2022)-Ám ảnh của người chuộc hàng trăm nạn nhân khỏi công ty 'ma' ở Campuchia (VNN 24/8/20220-Giám đốc Bệnh viện K: ‘Hai năm tự chủ chưa mua được thiết bị mới nào’ (VNN 24/8/2022)-Đạo luật Khoa học và Chip giúp Mỹ bắt kịp Trung Quốc? (VNN 24/8/2022)-Ngành Bưu điện: Từ thời kháng chiến đến thời tách quản lý nhà nước và kinh doanh (VNN 24/8/2022)-Thời báo nổi tiếng nước Anh đăng trải nghiệm xuyên Việt đầy ấn tượng (VNN 24/8/2022)-Giá tour du lịch 2/9 ra sao, chơi đâu cho 'đã' 4 ngày nghỉ lễ (VNN 24/8/2022)-Đàm phán mua bản quyền truyền hình World Cup 2022 bị 'đóng băng' (VNN 24/8/2022)-4 hệ thống rạp chiếu phim lớn đồng loạt kiến nghị Thủ tướng (VNN 24/8/2022)-Lý do ăn ít giúp sống lâu (VNN 24/8/2022)-Hà Nội mùa thu được CNN ca ngợi là điểm đến lãng mạn nhất thế giới (VNN 24/8/2022)-
- Giáo dục: THPT Lê Minh Xuân: Quỹ Ban đại diện cha mẹ HS lại chi nhiều cho GV, nhân viên (GD 24/8/2022)-Thiếu giáo viên: Lào Cai lên phương án chuyển đổi GV môn khác sang dạy tiếng Anh (GD 24/8/2022)-Gia Lai yêu cầu có chính sách thuận lợi để thu hút, phát triển trường NCL (GD 24/8/2022)-Điện Biên: Hơn 100 giáo viên xin nghỉ việc trong 2 năm học vừa qua (GD 24/8/2022)-Bao giờ trường cao đẳng sư phạm thoát cảnh "ăn đong"? (GD 24/8/2022)-Thường Tín: Tạm dừng học 3 tuần với nữ sinh tham gia đánh hội đồng bạn (GD 24/8/2022)-Kế hoạch bài dạy theo Công văn số 5512 sẽ song hành cùng chương trình 2018? (GD 24/8/2022)-Từ 2021, chỉ đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019? (GD 24/8/2022)-Thêm gần 4.000 thí sinh đăng ký xét tuyển sau khi Bộ mở lại hệ thống (GD 24/8/2022)-SV sư phạm không mặn mà với chính sách đặt hàng vì học xong vẫn phải thi tuyển (GD 23/8/2022)-
- Phản biện: Dự thảo Luật Đất đai “vênh” pháp luật hiện hành, có thể gây khó cho nhà đầu tư (BVN 24/8/2022)-Lam Thanh-Chuyện đau lòng ngành Y (BVN 23/9/2022)-Nguyễn Hồng Vũ-Quanh vụ buộc tiêu hủy tranh hy hữu ở TPHCM: Giới họa sỹ lên tiếng (BVN 22/8/2022)-Lê Anh Hoài-Nói khác, Làm khác (BVN 22/8/2022)-Tuấn Khanh-Các vị cứ leo lẻo học tập cụ Hồ… (BVN 21/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Không để người bị kỷ luật vào Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực (VNN 20/8/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Ngộ... (BVN 20-8-2022)-Lao Ta-Tiêu hủy tranh liệu đã có tình có lý? (BVN 19/8/2022)-Lê Thiếu Nhơn-Nguồn thu nhập của các đại học VN và Úc (BVN 19/8/2022)-Nguyễn Văn Tuấn-Phóng sinh cho ai? (BVN 18/8/2022)-Dạ Ngân-19 hành vi tiêu cực: Cán bộ nên đặt trên bàn để tự soi, tự sửa (VNN 17/8/2022)-Quang Trọng-Hàng nghìn công chức, viên chức dứt áo 'rời công, sang tư': Sàng lọc ngược (TVN 17/8/2022)-Phạm Mạnh Hùng-Chương trình bồi dưỡng giáo viên giống thang thuốc bắc: Sắc ba chén còn tám phân! (BVN 17/8/2022)-Mai Bá Kiếm-
- Thư giãn: Thợ cơ khí Hà Nội biến sắt thành ‘siêu xe' mui trần đẹp long lanh (VNN 24/8/2022)-Người phục chế những chiếc đèn Trung thu cổ truyền (VNN 22/8/2022)-
Theo hãng tin AP, sau khi xung đột nổ ra, khí đốt không chỉ đắt hơn nhiều mà còn có thể không có chút nào, nếu Nga cắt hoàn toàn nguồn cung sang châu Âu nhằm trả đũa các lệnh cấm vận của phương Tây hoặc nếu các công ty không dự trữ đủ cho mùa đông.
Đức có thể phải áp dụng chế độ phân phối khí đốt, vốn có thể làm tê liệt nhiều ngành công nghiệp, từ luyện thép tới dược phẩm, giặt là thương mại. "Nếu họ nói, chúng tôi dừng cung cấp khí, mọi thiết bị của tôi sẽ bị phá hủy", Kopf - Chủ tịch Hiệp hội Các công ty mạ kẽm của Đức nói.
Các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình trên toàn cầu đang cảm nhận được những tác động của cuộc xung đột với nền kinh tế, chỉ hai năm sau khi đại dịch Covid-19 tàn phá nền thương mại toàn cầu. Lạm phát tăng, giá năng lượng tăng vùn vụt làm tăng triển vọng về một mùa đông lạnh giá và tăm tối. Châu Âu bên bờ vực suy thoái.
Giá thực phẩm tăng cao và tình trạng thiếu lương thực, vốn trở nên trầm trọng hơn do các chuyến hàng phân bón và ngũ cốc từ Nga và Ukraine bị cắt giảm, có thể khiến nạn đói và bất ổn lan rộng ở các nước đang phát triển.
Tại ngoại ô Kampala của Uganda, Rachel Gamisha nói, cuộc xung đột Nga và Ukraine dù xảy ra ở rất xa nhưng đã ảnh hưởng tới việc kinh doanh tạp hóa của cô. Gamisha đã cảm nhận được điều đó khi giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, tăng vọt. Một món gì đó tuần này mới có giá 2.000 shilling thì tuần tới đã tăng lên 3.000 shilling. "Bạn phải tự hạn chế", người phụ nữ này nói.
Tại Bangkok, giá thịt lợn, rau và dầu tăng đã buộc Warunee Deejai, một người bán thức ăn đường phố, phải tăng giá, cắt giảm nhân viên và làm việc nhiều giờ hơn.
Gamisha cũng nhận thấy hiện tượng "thu hẹp do lạm phát" đang diễn ra. Khi đó, giá một món hàng không thay đổi, nhưng kích thước hoặc trọng lượng của sản phẩm bị sụt giảm. Một chiếc bánh donut trước đây nặng 45gr nhưng giờ chỉ còn 35gr, hay một chiếc bánh mỳ trước nặng 1kg song giờ chỉ còn 850gr.
Cuộc xung đột Nga và Ukraine đã dẫn tới việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng trước hạ thấp triển vọng kinh tế toàn cầu lần thứ 4 trong vòng chưa đầy một năm. Cơ quan này dự báo tăng trưởng năm nay là 3,2%, giảm so với mức dự báo 4,9% hồi tháng 7/2021.
Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas nói: "Thế giới sẽ sớm đứng bên bờ vực của một cuộc suy thoái toàn cầu, chỉ hai năm sau cuộc suy thoái gần nhất".
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết, giá thực phẩm và năng lượng tăng đã khiến 71 triệu người trên toàn cầu rơi vào cảnh đói nghèo trong ba tháng đầu năm nay. Tổ chức Nông Lương LHQ dự báo, các quốc gia ở vùng Balkans và châu Phi hạ Sahara bị tác động nặng nhất. Có tới 181 triệu người ở 41 quốc gia có thể bị khủng hoảng đói trong năm nay.
Tại Bangkok, giá thịt lợn, rau và dầu tăng đã buộc Warunee Deejai, một người bán thức ăn đường phố, phải tăng giá, cắt giảm nhân viên và làm việc nhiều giờ hơn. Cô nói: "Tôi không biết có thể giữ cho bữa trưa của mình ở mức giá cả phải chăng trong bao lâu. Vừa thoát khỏi các cuộc phong tỏa do Covid-19 và phải đối mặt với vấn đề mới này, điều đó thật khó khăn. Tệ hơn nữa, tôi không thấy điểm dừng của nó".
Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, nền kinh tế toàn cầu đã phải chịu nhiều áp lực. Lạm phát tăng vùn vụt khi sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến từ suy thoái do đại dịch Covid-19, đã áp đảo các nhà máy, cảng và bãi vận chuyển hàng hóa, gây ra tình trạng chậm trễ, thiếu hụt và giá cả cao hơn. Đáp lại, các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất để cố gắng hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế và kiềm chế giá cả tăng vọt.
Trung Quốc, quốc gia theo đuổi chính sách "Không Covid-19", đã áp đặt các đợt phong tỏa, làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vào thời điểm đó, nhiều nước đang phát triển vẫn đang vật lộn với đại dịch và các khoản nợ chồng chất mà họ phải gánh nhằm bảo vệ người dân khỏi thảm họa kinh tế.
Tất cả những thách thức đó đều có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, phương Tây đã đáp trả bằng các lệnh trừng phạt nặng nề. Cả hai hành động này đã làm gián đoạn thương mại lương thực và năng lượng. Nga là quốc gia sản xuất xăng dầu lớn thứ 3 thế giới và là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên, phân bón và lúa mỳ hàng đầu thế giới. Ukraine cũng là nhà cung cấp lương thực lớn trên thế giới. Kết quả là lạm phát đã lan rộng khắp thế giới.
HL
SÁU THÁNG SAU KHI NGA XÂM LƯỢC UKRAINE, CẢ THẾ GIỚI VẪN ĐANG ĐI TRÊN BỜ VỰC CHÊNH VÊNH
CÙ TUẤN/BVN 24-8-2022
(dịch từ Washington Post)
Tuần này đánh dấu mốc thời gian sáu tháng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược mới nhất của Nga vào Ukraine. Kết quả là cuộc chiến đã thống trị các báo chí quốc tế, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và hun đúc một tinh thần đoàn kết mới ở phương Tây. Đối với nhiều người châu Âu, thời điểm này đánh dấu một “bước ngoặt trong lịch sử” - như Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố trong những tuần đầu của cuộc xung đột.
Các khía cạnh đạo đức rõ ràng của cuộc chiến - cuộc tiến công trơ trẽn, hủy diệt của Nga và phản ứng can đảm của người Ukraine - đã khiến cán cân nghiêng lệch trong giới tinh hoa châu Âu vốn tìm kiếm việc sống chung hòa bình với Nga. Cuộc chiến đã diễn ra trên một quy mô chưa từng thấy ở trung tâm của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Và nó đã làm chấm dứt, như Jeremy Cliffe của New Statesman đã viết: “sự lạc quan dễ dàng của những năm hậu Chiến tranh Lạnh”. Tuy nhiên, Cliffe nói thêm, ngay cả khi chúng ta “hướng tới một cái gì đó mới”, các đường nét của nó vẫn còn khá “mơ hồ”.
Màn sương chiến tranh vẫn bao phủ dày đặc trên Ukraine. Ngoài những cảnh quan giờ đã trở thành mạng lưới chằng chịt các chiến hào của đất nước này và những thành phố ven biển bị phong tỏa và bị vùi dập, thì một cuộc xung đột của các hệ tư tưởng, thậm chí cả những tầm nhìn về lịch sử, vẫn đang diễn ra. Khi người dân Ukraine từ chối cúi đầu trước tham vọng tân đế quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin, họ đã tự nhận thấy mình đang ở tuyến đầu của cuộc chiến toàn cầu giữa dân chủ và chế độ chuyên quyền. Đó là tầm nhìn được những người ủng hộ họ ở phương Tây nhắc lại, bao gồm cả chính Tổng thống Biden, người đã tuyên bố vào tháng 3 rằng Ukraine đang tiến hành một "trận chiến lớn cho tự do... trận chiến giữa tự do và đàn áp, giữa một trật tự dựa trên luật pháp và một trật tự được điều hành bằng vũ lực."
Tất nhiên, Putin nhìn nhận tất cả mọi thứ theo cách khác. Quân đội Nga tràn qua biên giới của nước láng giềng Ukraine vào ngày 24 tháng 2 sau khi ông ta có một bài phát biểu nổi tiếng. Bài phát biểu này tràn ngập nỗi bất bình lịch sử và chủ nghĩa xét lại, và biến Ukraine thành một quốc gia nhân tạo có một chính quyền “phát xít” là bù nhìn của phương Tây. Putin nổi giận trước sự bành trướng của NATO sang Đông Âu và cảnh báo về một “phe chống Nga” đang nổi lên ở những vùng lãnh thổ vốn đã từng là “vùng đất lịch sử của chúng ta”. Điều này là không được phép, Putin nói, và việc đánh bại Ukraine không chỉ là để ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây, mà còn để cứu vãn bi kịch của sự sụp đổ của Liên Xô, mà theo ông Putin, đã phá vỡ “cán cân lực lượng trên thế giới”.
Sự tái cân bằng trong tưởng tượng của Putin đã không diễn ra như các nhà hoạch định ở Điện Kremlin nghĩ. Ukraine đã dũng cảm chống lại cuộc xâm lược và buộc quân đội Nga phải rút lui ô nhục sau một chiến dịch đánh chiếm Kyiv không thành công. Thay vì bị trừng phạt, NATO đã mở rộng thêm, đưa Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên của liên minh quân sự lớn của thế giới. Ở các nước Baltic, chính quyền địa phương đã bắt đầu tháo dỡ các tượng đài thời Liên Xô. Chiến tranh đã thúc đẩy một quá trình “phi thực dân hóa” bị trì hoãn từ lâu đối với Ukraine và một số nước láng giềng, và những quốc gia này hiện tại có vẻ mong muốn bác bỏ các tuyên bố áp đặt của Nga đối với quốc gia của họ bằng việc xóa đi các di sản của giai đoạn các quốc gia trên phải khuất phục trước Matxcơva.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế Nga ngày càng căng thẳng: một nửa dự trữ ngoại hối của Nga bị đóng băng, hàng trăm công ty phương Tây rút khỏi thị trường Nga, và các mặt hàng xuất khẩu dầu khí chủ chốt hiện đang phải bán cho những quốc gia cơ hội với giá được chiết khấu. Các ước tính của tình báo Mỹ cho biết có tới 80.000 binh sĩ Nga có thể đã chết trong cuộc chiến. Các nhà phân tích phương Tây cũng tin rằng cỗ máy chiến tranh của Nga đang cạn kiệt nghiêm trọng, với lượng vũ khí dự trữ sắp hết.
Nhưng các thông tin trên đem lại sự thoải mái lạnh lùng cho những người Ukraine, những người đã phải trả một cái giá gần như không thể lường được để bảo vệ quyền tồn tại của quốc gia mình. Sáu tháng chiến tranh đã chứng kiến hàng ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người phải chạy trốn khỏi nhà ở của họ. Quân Nga đã thực hiện các hành động tàn bạo và đang bị cáo buộc những tội ác chiến tranh. Hiện họ đang cố thủ trên một vùng đất rộng lớn ở phía nam và đông nam Ukraine, với các nhà phân tích dự đoán một cuộc chiến tiêu hao gay gắt và lâu dài ở phía trước.
Sáu tháng sau cuộc chiến, thông điệp của Ukraine đối với giới tinh hoa phương Tây hầu như không thay đổi. “Mọi thứ chúng tôi cần là vũ khí, và nếu bạn có cơ hội, hãy buộc [Putin] ngồi xuống bàn đàm phán với chúng tôi”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với các phóng viên đồng nghiệp của tôi, nhắc lại yêu cầu thường xuyên của chính phủ ông về việc tăng cường cung cấp vũ khí và bom đạn. Các vũ khí này mang lại cho Ukraine nhiều đòn bẩy hơn trên chiến trường, và cũng giúp Ukraine tăng cường khả năng đàm phán trong các cuộc đàm phán trong tương lai.
Bất chấp sự chậm trễ và trở ngại về hậu cần, các khoản viện trợ - do Hoa Kỳ làm đầu tàu - đã đến với Ukraine. Chính quyền Biden cho đến nay đã cam kết hỗ trợ an ninh trị giá hơn 10 tỷ USD cho Kyiv, đồng thời phối hợp và huy động sự hỗ trợ rộng rãi hơn giữa các đối tác NATO và châu Âu. Từ Washington đến Warsaw, các nhà lập pháp tin rằng Ukraine nên được cung cấp vũ khí để giành một chiến thắng quân sự quyết định, ngay cả khi kết quả như vậy chỉ là một viễn cảnh xa vời.
Nhưng viễn cảnh Ukraine phản công như vậy có thể suy giảm: Ở châu Âu, mùa đông đang đến gần và sự chắc chắn tương lai ảm đạm về chi phí năng lượng tăng vọt đã đặt ra câu hỏi về việc liệu phương Tây có thể duy trì quyết tâm tương tự trong việc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine trong sáu tháng tới như sáu tháng đã trôi qua hay không.
Vị trí trung tâm của Mỹ trong việc giúp đỡ Ukraine giữ vững đường lối là một lời nhắc nhở rằng, đối với tất cả những lời hùng biện về việc châu Âu bước vào một thời kỳ mới dũng cảm, các phương trình cũ của thế kỷ 20 vẫn được áp dụng: Khi nói đến địa chính trị của lục địa này, siêu cường Mỹ đóng một vai diễn quan trọng nhất.
Tuy nhiên, không một chính phủ đơn lẻ nào có thể xử lý được những cú sốc lớn hơn của cuộc chiến, bao gồm những chấn động đối với chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu khiến giá lương thực tăng vọt ở các khu vực châu Phi và chính phủ Sri Lanka bị lật đổ ở Nam Á. Kết quả là, các quan chức từ các quốc gia không phải phương Tây thường xuyên thấy tức cười khi chứng kiến sự nhiệt tình được thể hiện ở các thủ đô của phương Tây, và một thỏa hiệp hoặc nhượng bộ với Nga là điều không ai muốn nhắc đến. “Điều khó hiểu nhất đối với chúng tôi là ý tưởng rằng một cuộc xung đột như thế này về bản chất đang được khuyến khích kéo dài vô thời hạn”, một nhà ngoại giao cấp cao của châu Phi ở New York nói với Reuters.
Việc rất ít quan chức châu Phi cho rằng Nga sẽ rút quân khỏi lãnh thổ có chủ quyền của một quốc gia khác có thể làm thương tổn các quan chức ngoại giao Ukraine. Không rõ liệu sự cô lập của Nga sẽ mở rộng hay thu hẹp trong những tháng tới. Cả Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người cũng đang đối đầu leo thang với Mỹ về vấn đề Đài Loan, đều đang lên kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh năm nay của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Indonesia.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hy vọng điều đó sẽ không ngăn cản các nhà lãnh đạo khác như Biden tham dự. "Sự cạnh tranh của các nước lớn thực sự đáng lo ngại", ông Widodo nói với Bloomberg News vào tuần trước. “Điều chúng tôi mong muốn là khu vực này ổn định, hòa bình, để chúng tôi xây dựng tăng trưởng kinh tế. Và tôi nghĩ không chỉ Indonesia: các nước châu Á cũng mong muốn như vậy”.
Tuy nhiên, sự ổn định có thể thấy là rất khó nắm bắt. Khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài, các chuyên gia lo ngại về một loạt rủi ro và tấn công trả đũa ngày càng mở rộng, từ các cuộc tấn công phá hoại vào các khu vực dân sự, các âm mưu ám sát và phá hoại xuyên biên giới, cho đến mối đe dọa chiến tranh hạt nhân luôn hiện hữu. Nhà bình luận địa chính trị Bruno Maçães trầm ngâm: “Sáu tháng chiến tranh đã trôi qua, và chúng ta vẫn cảm giác đó chỉ là phần mở đầu mà thôi”.
C.T. d.
Nguồn: FB Cù Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét