ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ukraine khởi động ‘sáng kiến Kiev’, công khai số liệu lính tử trận (VNN 23/8/2022)-'Bức tranh màu xám' của nền kinh tế toàn cầu sau 6 tháng chiến sự Nga - Ukraine (VNN 23/8/2022)-Uy lực loại tên lửa Nga đối trọng với hệ thống HIMARS của Mỹ (VNN 23/8/2022)-Người Nga rời nước Nga (*) (BVN 23/8/2022)-Cù Tuấn dịch từ Fortune-Máy bay ném bom đắt nhất thế giới của Mỹ tập trận tại Thái Bình Dương (VNN 22/8/2022)-Dự luật về khí hậu và sức khỏe: Sự tranh cãi mệt mỏi của quốc hội Mỹ (VNN 22/8/2022)-Nga hé lộ dùng tên lửa siêu vượt âm 'Dao Găm' ở Ukraine (VNN 22/8/2022)-Ông Tập Cận Bình đề nghị Tổng thống Mỹ ngăn bà Pelosi tới Đài Loan (VNN 21/8/2022)-Nga cáo buộc Ukraine đầu độc binh lính, làm việc cùng LHQ để xuất khẩu thực phẩm (VNN 21/8/2022)- Pháo tự hành Latvia vừa viện trợ cho Ukraine mạnh cỡ nào? (VNN 21/8/2022)-Tập trận Thái - Trung và nguy cơ cho Việt Nam (BVN 21/8/2022)-Trần Đắc Thắng-Mỹ viện trợ UAV do thám cho Ukraine, Nga trừng phạt hàng loạt mạng xã hội (VNN 20/8/2022)-Câu chuyện vượt bẫy và chiến lược ông Tập (BVN 20/8/2022)-Đỗ Ngà-Một Trung Quốc đã thấm mệt – II. Giấc mơ Trung Hoa Tập Cận Bình Giấc mộng Trung Hoa (BVN 20/8/2022)-Nguyễn Tuấn-Nga tố Kiev tính ‘khiêu khích hạt nhân’, Mỹ viện trợ thêm cho Ukraine (VNN 19/8/2022)-Video nổ lớn gần căn cứ Nga tại Crưm sau khi hệ thống phòng không khai hỏa (VNN 19/8/2022)-Bí ẩn siêu tiêm kích sẽ được Nga tiến hành bay thử vào năm 2024 (VNN 19/8/2022)-Máy bay Ukraine bị bắn rơi, nổ lớn gần căn cứ Nga ở Crưm (VNN 19/8/2022)-Hạm đội Nga thay Tư lệnh, Tổng thư ký LHQ đến Ukraine (VNN 18/8/2022)-Mỹ-Hàn đối thoại quốc phòng về Triều Tiên (VNN 18/8/2022)-Bị cô lập, Nga gia tăng liên kết với các quốc gia nguy hiểm như Triều Tiên, Iran và Trung Quốc thành Trục ma quỷ mới (BVN 18/8/2022)-Vũ Quang-Ukraine cảnh báo người dân tránh xa các cơ sở quân sự, Nga pháo kích 800 lần mỗi ngày (VNN 17/8/2022)-Tính ưu việt của xe chiến đấu hạng nhẹ Mỹ trang bị cho Ukraine (VNN 17/8/2022)-Xem chó robot của Nga phóng tên lửa (VNN 17/8/2022)-Nga cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự với Mỹ (VNN 17/8/2022)-FBI trả lại 3 cuốn hộ chiếu cho ông Trump (VNN 17/8/2022)-Thắng lợi của Biden và bước chuyển trong chính trị Mỹ (BVN 17/8/2022)-Hiếu Chân-Tính toán của Bộ Tư pháp Mỹ qua vụ khám xét Mar-a-Lago (BVN 17/8/2022)-Hồng Sơn-
- Trong nước: Bà Dương Thị Bạch Diệp nhập viện, phiên tòa phải tạm hoãn (VNN 23/8/2022)-Đại tá Đinh Văn Nơi hé lộ 4 đường dây mua bán người sau vụ trốn khỏi casino (VNN 23/8/2022)-Trung tướng Trần Ngọc Hà bày cách nhận diện chiêu lừa đảo 'việc nhẹ lương cao' (VNN 23/8/2022)-Ký ức hãi hùng của người đàn ông 7 tháng bị bán qua 7 công ty ở Campuchia (VNN 22/8/2022)-Có dấu hiệu mua bán người trong vụ 40 người tháo chạy khỏi Campuchia về Việt Nam (VNN 21/8/2022)-Lý do bà Nguyễn Phương Hằng bị gia hạn tạm giam 20 ngày (VNN 21/8/2022)- Sếp lớn một thời lừng lẫy, cuối đời lao lý (VNN 21/8/2022)-Lý do khiến 6 bị cáo vụ án ‘Tịnh thất Bồng Lai’ đồng loạt kêu oan (VNN 21/8/2022)-Những cựu quan chức đứng trước vành móng ngựa (VNN 21/8/2022)-84% hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông để tránh tắc đường (VNN 21/8/2022)-Cuộc đào thoát khỏi casino Campuchia: ‘Ở lại chỉ có đường chết’ (VNN 20/8/2022)-Kỷ luật nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh vụ 'tiệc chia tay' là lời cảnh tỉnh (VNN 20/8/2022)-Tổng lược buổi đối thoại giữa bà con vườn rau Lộc Hưng với chính quyền quận Tân Bình và đại diện Sở Ban Ngành TPHCM ngày 18/8/2022 (BVN 20/8/2022)-Vụ 'bữa tiệc chia tay': Kỷ luật cảnh cáo nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh (VNN 19/8/2022)-Xem xét kỷ luật ông Ninh Văn Chủ, nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh (GD 16/8/2022)-Hôm nay, cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam bị xét xử ở Hà Nội (VNN 15/8/2022)-Cuộc truy quét lớn chưa từng có vào bản ma túy khét tiếng Tây Bắc (VNN 15/8/2022)-Xét xử cựu Bí thư Bình Dương, nhiều bị cáo được dìu tới tòa (VNN 15/8/2022)-Tòa xử cựu Bí thư Bình Dương, luật sư đề nghị triệu tập nguyên Phó Bí thư (VNN 15/8/2022)-Ký ức ám ảnh về tụ điểm ma túy khét tiếng Tây Bắc (VNN 14/8/2022)-Nóng phần tranh luận vụ cựu đại tá Phùng Anh Lê nhận hối lộ (VNN 14/8/2022)-Bí ẩn hồ sơ bị mất vụ cựu đại tá Phùng Anh Lê nhận hối lộ (VNN 13/8/2022)-Trách nhiệm người đứng đầu qua sai phạm ở Hải Dương (VNN 12/8/2022)-Xem xét kỷ luật Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng do liên quan đến Việt Á (VNN 11/8/2022)-Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang buông lỏng lãnh đạo để xảy ra một số vi phạm (GD 11/8/2022)-19 hành vi tiêu cực: Tổ chức tiệc đình đám chỉ là cái cớ để vụ lợi (VNN 11/8/2022)-
- Kinh tế: Hơn 1.000 xe chở hàng bị ‘mắc kẹt’ tại cửa khẩu Lào Cai (KTSG 23/8/2022)-Thêm 4 mã chứng khoán trên HNX không được giao dịch ký quỹ (KTSG 23/8/2022)-Chọn đúng bạn đồng hành không còn lo “gan lên tiếng” giữa cuộc vui (KTSG 23/8/2022)-Kỷ niệm 5 năm thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Châu Đại Dương (CDD LAND) (KTSG 23/8/2022)-Hấp lực của căn hộ du lịch ven biển tại trung tâm Vũng Tàu (KTSG 23/8/2022)-Cổng đã mở, nhưng không phải ai cũng qua được (KTSG 23/8/2022)-Xe máy lưu thông bát nháo khắp phố phường Hà Nội (VNN 23/8/2022)-Khi già đi, cơ thể rệu rạo, giọng Divo hao mòn, Tùng Dương còn lại gì? (VNN 23/8/2022)-Chung cư thiếu tiện ích, giá nhà tăng nhưng không dễ bán (VNN 23/8/2022)-10 tỷ mua được căn chung cư ở phố, nhưng chỉ 1 tỷ thay đổi cả vùng quê (VNN 23/8/2022)-Công nghệ bán dẫn: Chiến trường mới giữa Mỹ và Trung Quốc (VNN 23/8/2022)-Quả cổ tích bán rong khắp phố, chủ hàng thu chục triệu mỗi ngày (VNN 23/8/2022)-Lịch sử Bưu điện Việt Nam: Hành trình từ thời Nguyễn đến thời Pháp thuộc (VNN 23/8/2022)-Cô gái Hà Nội nghỉ việc đi xe máy xuyên Việt, trải nghiệm tuổi trẻ 'điên rồ vô giá' (VNN 23/8/2022)-Nguồn tiền từ đâu để làm đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ 170.000 tỉ đồng? (VNN 23/8/2022)-Cảng tàu khách nổi tiếng ở Quảng Ninh thành quán nhậu (VNN 23/8/2022)-
- Giáo dục: Một phường ở TP.HCM với hơn 39.000 dân nhưng không có bất kỳ trường tiểu học nào (GD 23/8/2022)-HV Tài chính thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ với K57, SV lo lắng, hoang mang (GD 23/8/2022)-Công đoàn GD Nghệ An yêu cầu trao máy tính cho học sinh sau phản ánh của Tạp chí (GD 23/8/2022)-Danh sách 447 ứng viên được đề nghị xét công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2022 (GD 23/8/2022)-SV sư phạm không mặn mà với chính sách đặt hàng vì học xong vẫn phải thi tuyển (GD 23/8/2022)-Làm sao để tránh tình trạng trung tâm kiểm định “vừa đá bóng vừa thổi còi”? (GD 23/8/2022)-Đi dạy hơn 10 năm, lương hơn 4 triệu thì thầy cô sống sao nổi? (GD 23/8/2022)-GV mong được tham khảo sáng kiến đạt loại A của Giám đốc Sở GD HN Trần Thế Cương (GD 23/8/2022)-Học phí ngành y dược các trường ĐH tăng ra sao trong những năm qua? (GD 22/8/2022)-Mức tăng học phí Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội 4 năm tới (VNN 23/8/2022)-Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? (GD 23/8/2022)-
- Phản biện: Chuyện đau lòng ngành Y (BVN 23/9/2022)-Nguyễn Hồng Vũ-Quanh vụ buộc tiêu hủy tranh hy hữu ở TPHCM: Giới họa sỹ lên tiếng (BVN 22/8/2022)-Lê Anh Hoài-Nói khác, Làm khác (BVN 22/8/2022)-Tuấn Khanh-Các vị cứ leo lẻo học tập cụ Hồ… (BVN 21/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Không để người bị kỷ luật vào Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực (VNN 20/8/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Ngộ... (BVN 20-8-2022)-Lao Ta-Tiêu hủy tranh liệu đã có tình có lý? (BVN 19/8/2022)-Lê Thiếu Nhơn-Nguồn thu nhập của các đại học VN và Úc (BVN 19/8/2022)-Nguyễn Văn Tuấn-Phóng sinh cho ai? (BVN 18/8/2022)-Dạ Ngân-19 hành vi tiêu cực: Cán bộ nên đặt trên bàn để tự soi, tự sửa (VNN 17/8/2022)-Quang Trọng-Hàng nghìn công chức, viên chức dứt áo 'rời công, sang tư': Sàng lọc ngược (TVN 17/8/2022)-Phạm Mạnh Hùng-Chương trình bồi dưỡng giáo viên giống thang thuốc bắc: Sắc ba chén còn tám phân! (BVN 17/8/2022)-Mai Bá Kiếm-Đến Việt Nam, cựu Thủ tướng Ehud Barak hé lộ vì sao Israel có nhiều kỳ lân công nghệ (VNN 17/8/2022)-Cựu Thủ tướng Ehud Barak: Israel tìm mọi cách để phát hiện, chăm sóc từng nhân tài (TVN 16/8/2022)-Lan Anh-Thủ đoạn thao túng tâm lý của các sư (TVN 16/8/2022)-Thái Hạo-Câu lạc bộ Giám đốc CDC miền Bắc – họ là ai? (GD 15/8/2022)-Xuân Dương-Bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài, để đi học không thành đi shopping (TVN 15/8/2022)-Nguyễn Văn Đáng-Y tế Việt Nam: Không có tiền ai dám vào bệnh viện (BVN 15/8/2022)-Song May-Nhà hát Opera Tây Hồ – Bài toán không khó cho tân Chủ tịch Hà Nội (BVN 14/8/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Trên trời tàu bay lượn vòng chờ chỗ đáp, dưới đất taxi sẵn sàng đợi 'chặt chém' (BVN 14/8/2022)-Trần Chung-Bức tranh đối lập đầy hiểm họa trên dòng Mekong (BVN 14/8/2022)-Kiều Mai-Vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu... vài nơi (BVN 14/8/2022)-Nguyễn Huy Cường-Vì sao con người ngày càng mê tín dị đoan một cách mông muội? (BVN 13/8/2022)-Chu Mộng Long-Tầm quan trọng của nguồn vốn bằng USD (BVN 13/8/2022)-Đỗ Ngà-Singapore - bậc thầy về tuyển chọn, cử người ra nước ngoài học tập (TVN 12/8/2022)-Phạm Mạnh Hùng-
- Thư giãn: Người phục chế những chiếc đèn Trung thu cổ truyền (VNN 22/8/2022)-Người sở hữu bộ ôtô đồ chơi chạy trên địa hình đạt tốc độ 150km/h (VNN 19/8/2022)-
TTO - Học phí năm học 2022-2023 của nhiều trường đại học công lập tự chủ tăng kịch trần. Tuy nhiên, cũng có trường tính toán học phí ở mức vừa phải nhằm chia sẻ với người học.
Năm 2021, Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị các cơ sở giáo dục đào tạo giữ học phí ổn định năm học 2021-2022 như mức học phí năm học trước. Học phí các trường có một năm bình yên. Tuy nhiên, năm học 2022-2023 sắp tới, học phí các trường đại học tự chủ sẽ đồng loạt tăng mạnh dựa vào nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Tăng vài chục phần trăm
Theo thông tin từ Trường đại học Kinh tế TP.HCM, mức học phí 20,5 triệu đồng/năm được duy trì ổn định trong hai năm (năm học 2020-2021, 2021-2022). Từ năm học 2022-2023, học phí được quy định bởi nghị định 81/2021/NĐ-CP, theo đó học phí được điều chỉnh ở mức 31,25 triệu đồng/năm. Như vậy, mức học phí hệ đại trà năm học mới tăng 10,75 triệu đồng so với năm học trước.
Tại Trường đại học Luật TP.HCM, năm học 2021-2022 trường dự kiến thu học phí từ 30 đến 45 triệu đồng/năm học, tùy ngành. Tuy nhiên, do Bộ GD-ĐT yêu cầu giữ ổn định học phí nên trường vẫn thu học phí hệ đại trà từ 18 đến 36 triệu đồng/năm tùy ngành. Năm học tới, học phí hệ này của trường sẽ tăng lên từ 31,25 đến 39 triệu đồng/năm. Như vậy, ngành có mức tăng cao nhất lên đến 13,25 triệu đồng. Riêng hệ chất lượng cao, ngành quản trị luật có học phí tăng hơn 24,6 triệu đồng so với năm học trước.
Cũng trong năm học tới, học phí Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tăng từ 12 đến 13 triệu đồng/năm tùy ngành. Trong đó các ngành y, dược và răng hàm mặt có học phí hơn 44 triệu đồng/năm. Các ngành còn lại có học phí 43 triệu đồng. Trong khi đó, học phí năm học tới của Trường đại học Y dược TP.HCM có sự tăng, giảm tùy theo ngành so với năm học trước. Trong đó, răng hàm mặt, y tế công cộng, dinh dưỡng tăng 7 triệu đồng, y khoa tăng 6,8 triệu đồng/năm.
Ở chiều ngược lại, một số ngành lại có học phí giảm mạnh so với năm học trước như kỹ thuật phục hình răng giảm 18 triệu đồng, từ 55 triệu đồng xuống còn 37 triệu đồng/năm.
Ở khu vực phía Bắc, theo thông báo của Trường đại học Luật Hà Nội, từ năm học 2022-2023, học phí hệ đại trà là 572.000 đồng/tín chỉ trong khi năm học trước là 280.000 đồng/tín chỉ. Nhiều ngành tại Trường đại học Y Hà Nội có học phí tăng mạnh từ 14,3 triệu đồng của năm học trước lên 24,5 triệu đồng/năm, tăng 71,3%.
Đây là mức học phí trần của nghị định 81. Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng dự kiến tăng học phí đối với khóa tuyển sinh năm 2022 là 42 triệu đồng/năm, so với mức 35 triệu đồng/năm/sinh viên của năm học trước.
Thu không đủ chi?
Năm 2021, Khoa y (Đại học Quốc gia TP.HCM) dự kiến mức học phí từ 55 đến 85 triệu đồng/năm học tùy ngành cho khóa tuyển năm 2021. Dự kiến năm 2022 tăng lên 60,5 đến 98 triệu đồng/năm. Tuy nhiên thực tế đơn vị này chỉ được thu mức 37 đến 49 triệu đồng/năm.
Ông Lê Văn Quang - phó trưởng Khoa y - cho biết do trường chưa kiểm định nên theo quy định không được tăng học phí. Mức thu hiện tại không đủ trang trải chi phí đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM phải cấp bù kinh phí.
"Thực tế đào tạo các ngành sức khỏe chi phí rất lớn. Nếu tính đúng, tính đủ học phí phải trên 100 triệu đồng/năm" - ông Quang cho hay.
Trường thu kịch trần, trường chỉ tăng nhẹ
Đa số học phí được các trường lấy theo mức trần (mức cao nhất) nghị định 81. Ông Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng phụ trách phòng đào tạo Trường đại học Luật TP.HCM - cho biết do trường tự chủ hoàn toàn, không còn được hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước nên học phí được tính đúng, tính đủ theo mức trần nghị định 81.
"Đáng lẽ trường thực hiện tăng học phí khóa mới từ năm 2021 theo nghị định 81 nhưng Bộ GD-ĐT chỉ đạo giữ ổn định học phí nhằm chia sẻ khó khăn với người học nên trường vẫn giữ nguyên học phí như năm 2020. Mức tăng học phí năm nay được tính theo năm 2021 chứ không phải năm 2021 cộng thêm 10%" - ông Hiển nói.
Lý giải việc học phí nhiều ngành tăng, giảm so với học phí năm trước, ông Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo Trường đại học Y dược TP.HCM - cho biết học phí năm nay được xác định theo nghị định 81 nên có một số thay đổi dẫn đến học phí được điều chỉnh tăng so với năm học trước.
Trong khi đó, nhiều trường không áp mức trần học phí theo quy định mà tính toán, xác định học phí ở mức thấp hơn. Ông Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết trường không áp dụng mức trần học phí mà tính toán nhiều mức học phí khác nhau.
Với những ngành có nhu cầu ít, trường xác định mức học phí thấp hơn, được Đại học Quốc gia hỗ trợ 35% học phí để người học có thể theo học được. Chẳng hạn những ngành có học phí 16 triệu đồng, được hỗ trợ 35% học phí nên học phí sinh viên thực đóng chỉ trên 13 triệu đồng/năm. Trường thu học phí kịch trần với những ngành có nhu cầu lớn.
Chia sẻ với người học
Ông Nguyễn Minh Hà - hiệu trưởng Trường đại học Mở TP.HCM, một trong 23 trường tự chủ hoàn toàn - cho biết học phí năm học tới của trường tăng từ 5-7% tùy theo ngành. "Mức tăng này tính toán theo mức trượt giá. Trường không tăng học phí nhiều vì thực tế các dịch vụ giáo dục cũng không thay đổi nhiều so với năm trước.
Sinh viên khóa mới và khóa cũ, cùng hưởng dịch vụ giáo dục như nhau nhưng người đóng 18 triệu đồng, người đóng 28 triệu đồng rõ ràng có sự bất bình đẳng. Hơn nữa, mức học phí tăng cũng được tính toán đảm bảo sức chịu đựng của người học và đó cũng là trách nhiệm chia sẻ với người học và xã hội" - ông Hà nói.
TTO - Tăng nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ, tài trợ sẽ giúp giảm áp lực tài chính lên người học trong khi vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả của trường.
Cả nước hiện có tổng cộng 141/232 trường ĐH đủ điều kiện tự chủ theo quy định tại khoản 2, điều 32 Luật giáo dục ĐH (không tính các trường ĐH thuộc khối công an, quân đội; các trường ĐH quốc tế).
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và đào tạo, nguồn thu từ các dịch vụ khác chiếm tỉ lệ rất thấp, chủ yếu nguồn thu của nhà trường vẫn là nguồn học phí. Nghị định 81 là cơ sở để nhiều trường ĐH tăng học phí, trong số này nhiều trường tăng kịch trần.
Tác động tiêu cực
PGS.TS Nguyễn Ninh Thụy - trưởng ban kế hoạch tài chính ĐH Quốc gia TP.HCM - nhận định mặt trái của việc tăng học phí trong các trường ĐH công lập tự chủ có thể làm giảm cơ hội được đến trường của các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, làm chậm quá trình mở rộng quy mô đào tạo nhân lực trình độ ĐH.
Bên cạnh đó, các ngành khoa học cơ bản có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển bền vững của đất nước cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng học phí. Hiện nay, với cùng một mức chi trả học phí, người học bắt đầu giảm lựa chọn học các ngành khoa học cơ bản để theo học các ngành mang tính "hot", bởi vì cơ hội nghề nghiệp phong phú hơn và thu nhập cao hơn.
Ông Lê Trường Tùng - chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH FPT - cho rằng tài chính của trường ĐH có thể đến từ nhiều nguồn, từ học phí người học (tự đóng hoặc vay tín dụng), từ ngân sách nhà nước, từ hiến tặng, từ các nguồn thu qua hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ và đầu tư.
"Việc quá nhấn mạnh yếu tố tự túc như điều kiện tiên quyết của tự chủ, trong bối cảnh các nguồn thu khác hạn chế sẽ dẫn đến một nền giáo dục ĐH xây dựng chủ yếu dựa trên học phí của người học. Nền giáo dục này sẽ như thế nào và đi về đâu?" - ông Tùng đặt vấn đề.
Trong khi đó, theo TS Ellie Phương Nguyễn - giảng viên ĐH bang Oklahoma, Hoa Kỳ, nguồn thu các trường ĐH ở Mỹ không chỉ đến từ học phí mà từ rất nhiều nguồn như: đóng góp từ cựu sinh viên và các nguồn từ thiện để lập quỹ đầu tư cho trường.
Trường càng có danh tiếng và cựu sinh viên thành công thì nguồn này càng lớn, lên đến vài trăm triệu hay vài chục tỉ đôla như Havard. Ngoài ra còn có tiền hỗ trợ từ liên bang tùy vào trường công hay tư, tiền đóng vào từ quỹ nghiên cứu của giáo sư...
Đa dạng nguồn thu
Máy cắt vớt lục bình có lẽ là sản phẩm nghiên cứu, chuyển giao và thương mại hóa tốt nhất của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đến thời điểm này. Đó không chỉ là thành quả nghiên cứu khoa học mà còn là sản phẩm giúp giải quyết các vấn đề của cộng đồng cũng như gia tăng nguồn thu cho trường. Từ đặt hàng hai máy ban đầu của UBND TP.HCM, đến nay sản phẩm này của trường đã qua nhiều lần cải tiến, nâng cấp và được thương mại hóa rộng rãi. Nhiều đơn vị, tỉnh thành đã đặt mua.
Ở thời điểm hiện tại, giá mỗi máy dao động từ 3 đến 5 tỉ đồng, phí đào tạo 100 triệu đồng. Trong khi đó, giá nhượng quyền công nghệ và bản vẽ thiết kế cũng có giá 3 tỉ đồng. PGS.TS Trịnh Ngọc Nam - trưởng phòng quản lý khoa học và hợp tác quốc tế Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết đây là sản phẩm nghiên cứu, chuyển giao và thương mại thành công nhất của trường.
Theo PGS.TS Lâm Quang Vinh - trưởng ban khoa học công nghệ ĐH Quốc gia TP.HCM, mỗi năm các trường, đơn vị thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM đã chuyển giao công nghệ với doanh thu hàng trăm tỉ đồng. Riêng năm 2017 đạt hơn 249 tỉ đồng, năm 2016 đạt hơn 257 tỉ đồng. Số liệu năm 2017 cho thấy gần 60% doanh thu đến từ dịch vụ kỹ thuật cho công nghiệp, 25% từ dịch vụ tư vấn, 9% từ chuyển giao công nghệ, 2% từ đào tạo, 5% còn lại từ các dịch vụ khác.
Tính riêng tại Trường ĐH Bách khoa, mỗi năm doanh thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ, thực hiện đề án khoảng 150 tỉ đồng trong tổng số 700 tỉ doanh thu của trường. PGS.TS Trần Thiên Phúc - phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết khi tự chủ, các trường bị cắt kinh phí từ Nhà nước nên việc tăng học phí là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tăng như thế nào tùy thuộc vào mỗi trường.
"Trường xác định tăng nguồn thu từ nhiều nguồn khác để bù vào đảm bảo các hoạt động của trường, không phải tăng học phí quá nhiều. Phần học phí tăng thêm kia sẽ quay trở lại phục vụ sinh viên, đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo" - ông Phúc nói.
Ngoài học bổng do các trường ĐH thành viên vận động trực tiếp từ cựu sinh viên, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, ĐH Quốc gia TP.HCM còn vận động các chương trình học bổng thông qua quỹ phát triển của ĐH này. Từ năm 2019-2022, quỹ đã huy động được tổng cộng 113,38 tỉ đồng. Quỹ đã tài trợ, cấp học bổng và cho sinh viên vay lãi suất 0%. Thời gian vay tối đa 8 năm, giá trị vay bằng học phí tại cơ sở đào tạo. Sinh viên ra trường 1 năm sau mới bắt đầu trả tiền vay.
Tinh giản chương trình đào tạo
Những năm qua, Trường ĐH Văn Hiến thực hiện chính sách hỗ trợ một phần học phí cho thí sinh trúng tuyển nhập học vào trường - Ảnh: V.H.
Trong bối cảnh nhiều trường chưa đa dạng được nguồn thu để giảm gánh nặng lên việc tăng học phí, ông Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và đào tạo - cho rằng trường ĐH cần cải thiện năng suất và hiệu quả quản lý, khi đó giảm chi phí.
"Chương trình đào tạo quyết định chi phí lao động của giảng viên và cán bộ quản lý, chi phí không gian, chi phí cơ hội, chi phí năng lượng, vật tư... Nếu chương trình không được thiết kế tinh giản, lược bớt những môn học không giúp cải thiện cơ hội việc làm cho sinh viên mà hạch toán tính vào chi chí là không công bằng. Trước mắt cần rà soát lại chuẩn đầu ra và cấu trúc lại chương trình để giảm chi phí cho nhà trường và thực chất là giảm học phí cho người học" - ông Vinh đề xuất.
Trong khi đó, tiến sĩ xã hội học Lê Minh Tiến cho rằng việc tăng học phí ĐH chắc chắn tạo ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục ĐH. Ông Tiến kiến nghị Nhà nước dù trao cho các trường ĐH tự chủ nhưng vẫn cần có sự hỗ trợ tài chính cho các trường. Nhà nước cũng có thể lập một quỹ cho các trường ĐH vay với lãi suất thấp để đầu tư, khi đó áp lực hay biên độ tăng học phí của các trường sẽ giảm và điều này cũng giảm áp lực học phí lên vai người học.
Có lộ trình cắt giảm ngân sách
Để giảm áp lực tài chính cho sinh viên, ông Nguyễn Ninh Thụy đề xuất cần có lộ trình điều tiết ngân sách nhà nước đối với các trường ĐH tự chủ theo hướng chỉ dừng cấp ngân sách chi thường xuyên sau khi trường ĐH đã tự chủ xong một chu kỳ đào tạo (4-5 năm), để đảm bảo việc tăng học phí của các trường ĐH tự chủ phải theo lộ trình.
Huy động nguồn hiến tặng
Theo ông Lê Minh Tiến, điểm yếu của các trường ĐH Việt Nam là khả năng thu hút được nguồn tài chính từ hiến tặng từ cựu sinh viên và doanh nghiệp quá khiêm tốn. Nếu có thì chủ yếu đến từ các mối quan hệ cá nhân của lãnh đạo các trường chứ chưa trở thành một chiến lược, một chính sách xuyên suốt của các trường.
Để làm được điều này thì dĩ nhiên, các trường phải có sự minh bạch về tài chính và phải có trách nhiệm giải trình trước xã hội. Các trường có thể ký kết hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp hỗ trợ tài chính và các trường hỗ trợ lại bằng cách đào tạo nhân lực hoặc các khóa ngắn hạn cho doanh nghiệp và ưu tiên chuyển giao công nghệ, những kết quả nghiên cứu mới của các trường cho doanh nghiệp...
"Để học phí không đè nặng người học"
Đây là chủ đề của tọa đàm do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 18-8 với sự tham gia của đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo, chuyên gia giáo dục, đại diện các trường ĐH. Tọa đàm nhằm chia sẻ các giải pháp tăng nguồn thu cho các trường từ các hoạt động ngoài học phí để giảm áp lực lên việc tăng học phí, giảm gánh nặng tài chính cho người học cũng như các chính sách hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên.
Từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi email tới giaoduc@tuoitre.com.vn để đặt câu hỏi hoặc chia sẻ quan điểm, góc nhìn, giải pháp với các khách mời của tọa đàm.
TTO - Ở nhiều quốc gia, chính phủ vẫn hỗ trợ tài chính cho trường ĐH, dù là công hay tư. Nguồn thu từ học phí chiếm phần không quá lớn trong tổng doanh thu.
Tuổi Trẻ ghi ý kiến, chia sẻ của các chuyên gia, giảng viên đang làm việc tại các trường ĐH trên thế giới về chủ đề này.
GS NGUYỄN VĂN TUẤN (ĐH New South Wales, Úc):
Nhà nước hỗ trợ tài chính ĐH
Ở Úc, các ĐH có nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học theo chiến lược mà chính phủ hoạch định. Do đó, nguồn thu nhập chính của các ĐH Úc là từ tài trợ của chính phủ liên bang, và số tài trợ cho mỗi ĐH tùy thuộc vào số sinh viên mà ĐH thu nhận mỗi năm.
Chẳng hạn như năm 2020, các ĐH Úc có tổng thu nhập là 34,6 tỉ đôla Úc, trong số này 12,1 tỉ đôla (gần 35%) là tài trợ của chính phủ cho việc đào tạo sinh viên và nghiên cứu sinh. Số còn lại là học phí từ sinh viên nước ngoài (9,2 tỉ đôla), học phí sinh viên nội địa (khoảng 6 tỉ đôla), tư vấn cho kỹ nghệ (2 tỉ đôla), các nguồn thu nhập từ tài trợ cho nghiên cứu khoa học và tiền lời từ đầu tư tài sản và tài chính (gần 1 tỉ đôla).
Học phí là do chính phủ liên bang ấn định, nên ĐH không có quyền tăng hay giảm. Cứ mỗi hai năm, các ĐH quy tụ với nhau và gây áp lực lên chính phủ nên điều chỉnh học phí để phù hợp với lạm phát, nhưng chính phủ thì rất cẩn thận trong việc này vì liên quan đến việc bầu cử. Tuy vậy, chính phủ lúc nào cũng có các chương trình hỗ trợ cho sinh viên. Có nhiều sinh viên không có khả năng tài chính thì chính phủ đứng ra "cho vay" và khi sinh viên tốt nghiệp, họ có thể trả dần dần. Nói chung, học phí cho sinh viên nội địa không cao so với thu nhập bình quân ở Úc. Chẳng hạn như để theo học chương trình bác sĩ y khoa, học phí cho sinh viên nội địa khoảng 10.000 đôla mỗi năm (còn cho sinh viên nước ngoài thì khoảng 50.000 - 70.000 đôla mỗi năm).
Tôi ngạc nhiên khi biết nguồn thu nhập chính của ĐH ở Việt Nam là từ học phí của sinh viên. Tôi nghĩ ĐH là một thiết chế của nhà nước có nhiệm vụ đào tạo nhân tài, thì nhà nước phải có trách nhiệm tài trợ cho ĐH ở một mức độ thích hợp. Dĩ nhiên, ĐH vẫn phải thu học phí từ sinh viên, nhưng tôi vẫn nghĩ không nên đẩy tất cả gánh nặng tài chính vào sinh viên, vì đa số sinh viên Việt Nam xuất thân từ các gia đình nghèo.
Tôi nghĩ với cơ chế hiện nay, các ĐH rất khó đa dạng hóa nguồn thu nhập. Chẳng hạn như các ĐH khó có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán. Còn nguồn thu nhập từ nghiên cứu khoa học và tư vấn cho kỹ nghệ thì tôi nghĩ chẳng là bao. Do đó, nhà nước phải tài trợ cho các ĐH, còn tài trợ theo mô hình nào, công thức nào thì đòi hỏi phải có nghiên cứu cẩn thận.
GS TRƯƠNG NGUYỆN THÀNH (ĐH Utah, Hoa Kỳ):
Học phí chỉ chiếm 20% doanh thu
Không như các ĐH Việt Nam, nguồn thu của các trường ĐH Hoa Kỳ đến từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó học phí chỉ là một phần. Các loại doanh thu bao gồm học phí, ngân sách hỗ trợ của chính phủ và tiểu bang, từ các khoản tài trợ từ tư nhân, lợi tức đầu tư... Ở các trường công, thông thường các hỗ trợ từ chính phủ, tiểu bang và chính quyền địa phương chiếm hơn 50% tổng doanh thu. Nguồn thu từ học phí chỉ chiếm khoảng 20% doanh thu của trường.
Đối với các trường tư, các khoản tài trợ và trao tặng chiếm phần lớn doanh thu của trường. Nguồn thu cho các trường ĐH tư tăng trưởng khá ổn định, trong đó có nguồn từ học phí, tài trợ liên bang. Doanh thu từ học phí của trường tư rơi vào khoảng 30 - 40% tổng doanh thu của trường. Ở Mỹ, không chỉ trường công mà trường tư cũng nhận được hỗ trợ tài chính từ chính phủ và chính quyền tiểu bang, địa phương. Rất nhiều trong số này đến dưới dạng trợ cấp và các hợp đồng.
Các trường ĐH Việt Nam cũng có thể đa dạng nguồn thu của mình nhưng phải biết cách vượt qua cái khó vì hiện tại các ĐH chỉ biết tìm doanh thu từ học phí là chính.
"Để học phí không đè nặng người học"
Đây là chủ đề của tọa đàm do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 18-8, với sự tham gia của các chuyên gia giáo dục, đại diện các trường ĐH. Tọa đàm nhằm chia sẻ các giải pháp tăng nguồn thu cho các trường từ các hoạt động ngoài học phí để giảm áp lực lên việc tăng học phí, giảm gánh nặng tài chính cho người học cũng như các chính sách hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên. Từ bây giờ, bạn đọc có thể email tới giaoduc@tuoitre.com.vn để đặt câu hỏi hoặc chia sẻ quan điểm, góc nhìn, giải pháp với các khách mời của tọa đàm.
ThS LÊ THIÊN TÂM (ĐH Otago, New Zealand):
Nhà nước kiểm soát việc tăng học phí
Các trường ĐH New Zealand có nguồn thu khá đa dạng bao gồm hỗ trợ từ chính phủ, học phí từ sinh viên trong nước và quốc tế, tài trợ nghiên cứu, các hoạt động thương mại... Theo thống kê của Universities New Zealand - tổ chức đại diện cho 8 trường ĐH của New Zealand, 42% thu nhập của các trường ĐH là từ chính phủ thông qua trợ cấp học phí, 28% từ sinh viên thông qua học phí, 30% từ nghiên cứu khoa học, thương mại hóa và doanh thu khác.
Bên cạnh trợ cấp từ chính phủ, các trường ĐH đã tiếp tục mở rộng nghiên cứu và kết nối ngành, đa dạng hóa nguồn thu nhập hơn nữa, tăng thu nhập từ nghiên cứu và thương mại hóa, doanh thu từ các hoạt động thương mại liên kết. Bộ Giáo dục ĐH, kỹ năng và việc làm giới hạn bất kỳ khoản tăng nào đối với học phí sinh viên trong nước. Năm 2021, mức tăng tối đa được quy định là 1,1%.
Tránh xu hướng nhà trường tối đa hóa lợi nhuận
Theo kết quả nghiên cứu về tự chủ tài chính công bố năm 2018 của GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - đi kèm với các chính sách cắt giảm nguồn tài trợ, chính phủ các quốc gia châu Á cũng nới lỏng các quy định về nguồn thu để tạo điều kiện cho trường ĐH tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn thu. Tuy nhiên, chính phủ các quốc gia châu Á chưa thực sự mở rộng chính sách thu học phí cho trường ĐH mà vẫn còn những quy định khá chặt chẽ và thậm chí là áp dụng trần học phí. Nguyên nhân là họ sợ các trường ĐH vận hành hoạt động theo cơ chế thị trường với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà xa rời các mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nền kinh tế.
Học phí luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của học sinh, phụ huynh khi tham gia Ngày hội tư vấn xét tuyển năm 2022 của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: MINH DUY
Các trường ĐH Trung Quốc tìm kiếm các nguồn thu tư nhân từ cựu sinh viên, tài trợ của xã hội, học phí và hợp đồng nghiên cứu khoa học. Kết quả là trong giai đoạn 2000 - 2008, tỉ trọng của nguồn thu tư nhân trên tổng nguồn thu của các trường ĐH ở Trung Quốc tăng từ 34,8% lên thành 49,2%; phần còn lại của nguồn thu (50,8%) được tài trợ bởi chính phủ, trong đó có một phần từ chính quyền địa phương.Với Nhật Bản, vào năm 2004, các trường ĐH quốc gia được chuyển đổi thành các công ty cổ phần ĐH quốc gia. Theo đó, trường ĐH trở thành một pháp nhân độc lập và hoạt động quản lý tài chính của các trường này chuyển từ cơ chế kiểm soát chi tiêu dựa trên tiền mặt truyền thống thành cơ chế kiểm soát thu chi dựa trên việc tích lũy. Cụ thể, học phí là nguồn thu của riêng trường ĐH, thay vì trước kia phải nộp về cho nhà nước. Điều này có nghĩa là trường ĐH có quyền kiểm soát việc thu chi.
Các trường ĐH tại Indonesia được tự do tìm kiếm các nguồn thu khác như học phí, hoạt động tư vấn, liên kết với doanh nghiệp. Dù trường ĐH có quyền quyết định mức học phí nhưng chính phủ vẫn quy định nguồn thu từ học phí không được cao hơn 30% tổng chi của trường ĐH. Đồng thời, chính phủ cũng quy định ít nhất 20% nguồn chi của trường ĐH phải dành cho sinh viên nghèo.
MINH GIẢNG
Báo Tuổi Trẻ chạy một loạt bài về "Tự chủ đại học và học phí", trong đó có câu hỏi nguồn thu đại học đến từ đâu [1], với vài thông tin đáng ngạc nhiên.
Đáng ngạc nhiên là vì ở Việt Nam ngày nay, nguồn thu chánh của các đại học là học phí. Điều này rất ngạc nhiên đối với tôi, bởi vì làm như vậy là dồn gánh nặng tài chánh sang sinh viên. Vai trò của chánh phủ ở đâu?
Còn ở Úc thì sao? Tôi nghĩ ở Úc các đại học có vai trò giống như là một 'nhà thầu' đào tạo chuyên gia, và 'chủ thầu' là chánh phủ liên bang. Theo mô hình này, đại học thu nhận càng nhiều sinh viên thì được chánh phủ trả tiền càng nhiều. Chẳng hạn như năm 2020, số tiền mà chánh phủ liên bang trả cho đại học đào tạo là 12.1 tỉ đôla, chiếm 35% tổng thu nhập của các đại học Úc.
Ở Úc, học phí từ sinh viên ngoại quốc năm 2020 là 9.2 tỉ đôla, chiếm gần 27% tổng số thu nhập của đại học. Còn sinh viên nội địa chỉ đóng góp 6 tỉ đôla, tức 17% tổng số thu nhập của đại học.
Vậy còn các nguồn khác thì sao? Các đại học Úc có thu nhập từ đầu tư tài sản, đầu tư chứng khoán, nghiên cứu khoa học, tư vấn cho kĩ nghệ, v.v. Nhưng các nguồn này cũng chỉ chiếm 15% tổng thu nhập của đại học. Tóm lại, thu nhập của đại học Úc chủ yếu vẫn là từ chánh phủ liên bang và du học sinh (xem biểu đồ).
Nhưng ở Việt Nam, sinh viên lại là nguồn thu nhập chánh, nhưng tôi không rõ là bao nhiêu. Tại sao chánh phủ không tài trợ cho đại học nếu họ muốn có một nguồn chuyên gia chất lượng cao? Tại sao đẩy gánh nặng về cho sinh viên?
_____
[1] https://tuoitre.vn/tu-chu-dai-hoc-va-hoc-phi-nguon-thu...
N.V.T.
Nguồn: FB Nguyễn Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét