ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Phe thân Nga tố Kiev pháo kích nhà máy hóa chất, Đức chuyển tên lửa cho Ukraine (VNN 26/8/2022)-Mỹ tung đòn trả đũa Trung Quốc (VNN 26/8/2022)-Bộ Tư pháp Mỹ phải công bố tài liệu quan trọng về vụ lục soát nhà ông Trump (VNN 26/8/2022)-Nga phá hủy loạt chiến đấu cơ của Kiev, lính nước ngoài thiệt mạng tại Ukraine (VNN 26/8/2022)-Hơn 90% người Ukraine tin vào chiến thắng trước Nga (BVN 26/8/2022)-Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga (BVN 26/8/2022)-Tổng thư ký Nato Stoltenberg: "Giải pháp tốt nhất cho hòa bình là tăng cường trợ giúp quân sự cho Ukraine” (BVN 26/8/2022)-Thủ tướng Anh bất ngờ tới Ukraine, NATO cảnh báo thế giới “nguy hiểm hơn" (VNN 25/8/2022)-Vì sao Ukraine có thể bị cắt giảm nguồn cung vũ khí chống tăng tiên tiến ? (VNN 25/8/2022)-Nửa năm chiến cuộc Nga - Ukraine: Mọi triển vọng hòa bình đều không rõ ràng (VNN 25/8/2022)-Video binh lính Đài Loan ném đá xua đuổi UAV Trung Quốc (VNN 25/8/2022)-Tóm tắt lịch sử đất nước Ukraine (BVN 25/8/2022)-Phan Châu Thành-Tổng thống Zelensky: Ukraine đã tái sinh (BVN 25/8/2022)-Minh Phương-Nguồn tin truyền thông: Tổng thống Putin đã mất niềm tin vào Đại tướng Shoigu (BVN 25/8/2022)-Chào mừng 31 năm, ngày Ukraine khôi phục độc lập (BVN 25/8/2022)-Phạm Lôi Vũ-Chiến tranh Ukraine chống Nga xâm lược - tổng kết sau 6 tháng (BVN 25/8/2022)-Dam Hoang-Ukraine tin 'giai đoạn tồi tệ' đã qua, khoe tên lửa HIMARS nổi trên mặt nước (VNN 24/8/2022)-Khủng hoảng việc làm và cuộc “Đại nhảy lùi” của Tập Cận Bình (BVN 24/8/2022)-Sáu tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine, cả thế giới vẫn đang đi trên bờ vực chênh vênh (BVN 24/8/2022)-Ukraine khởi động ‘sáng kiến Kiev’, công khai số liệu lính tử trận (VNN 23/8/2022)-'Bức tranh màu xám' của nền kinh tế toàn cầu sau 6 tháng chiến sự Nga - Ukraine (VNN 23/8/2022)-Uy lực loại tên lửa Nga đối trọng với hệ thống HIMARS của Mỹ (VNN 23/8/2022)-Người Nga rời nước Nga (*) (BVN 23/8/2022)-Cù Tuấn dịch từ Fortune-
- Trong nước: Sự hối lỗi muộn màng của cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam (VNN 26/8/2022)-Hà Nội bốc thăm cán bộ kê khai tài sản để kiểm tra sự trung thực (VNN 25/8/2022)-Bà Dương Thị Bạch Diệp nhập viện, phiên tòa phải tạm hoãn (VNN 23/8/2022)-Đại tá Đinh Văn Nơi hé lộ 4 đường dây mua bán người sau vụ trốn khỏi casino (VNN 23/8/2022)-Trung tướng Trần Ngọc Hà bày cách nhận diện chiêu lừa đảo 'việc nhẹ lương cao' (VNN 23/8/2022)-Ký ức hãi hùng của người đàn ông 7 tháng bị bán qua 7 công ty ở Campuchia (VNN 22/8/2022)-Có dấu hiệu mua bán người trong vụ 40 người tháo chạy khỏi Campuchia về Việt Nam (VNN 21/8/2022)-Lý do bà Nguyễn Phương Hằng bị gia hạn tạm giam 20 ngày (VNN 21/8/2022)- Sếp lớn một thời lừng lẫy, cuối đời lao lý (VNN 21/8/2022)-Lý do khiến 6 bị cáo vụ án ‘Tịnh thất Bồng Lai’ đồng loạt kêu oan (VNN 21/8/2022)-Những cựu quan chức đứng trước vành móng ngựa (VNN 21/8/2022)-84% hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông để tránh tắc đường (VNN 21/8/2022)-Cuộc đào thoát khỏi casino Campuchia: ‘Ở lại chỉ có đường chết’ (VNN 20/8/2022)-Kỷ luật nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh vụ 'tiệc chia tay' là lời cảnh tỉnh (VNN 20/8/2022)-Tổng lược buổi đối thoại giữa bà con vườn rau Lộc Hưng với chính quyền quận Tân Bình và đại diện Sở Ban Ngành TPHCM ngày 18/8/2022 (BVN 20/8/2022)-Vụ 'bữa tiệc chia tay': Kỷ luật cảnh cáo nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh (VNN 19/8/2022)-
- Kinh tế: Bơm thổi ROS lên nghìn tỷ, chiêu trò ông Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt 6.400 tỉ đồng (VNN 26/8/2022)-Tại sao bệnh viện hạng đặc biệt vẫn hụt hơi khi tự chủ toàn diện? (VNN 26/8/2022)-'Soi' biển số ôtô các nước trên thế giới (VNN 26/8/2022)-DN cần 3-5 tỷ là 'sống lại' nhưng bất lực, nhà băng sợ hình sự hóa ngại cho vay (VNN 26/8/2022)-Ga Hà Nội sẽ ra sao sau di dời đường sắt quốc gia về Ngọc Hồi? (VNN 26/8/2022)-Bản lĩnh vị “tư lệnh” ngành Đặng Văn Thân và tầm nhìn về công nghệ số (VNN 26/8/2022)-Bố 92 tuổi ở nhà dột nát, 5 con trai xây biệt thự sống xung quanh (VNN 26/8/2022)-Lương thấp, áp lực lớn: Nghịch lý với bác sĩ (VNN 26/8/2022)-Đề xuất xây cầu vượt sông Đồng Nai, rút ngắn đường đi TP.HCM (VNN 26/8/2022)-Khan hàng, thua lỗ, nhiều cây xăng ‘khóc ròng’ muốn đóng cửa (VNN 26/8/2022)-Khi kinh tế Trung Quốc suy giảm…(KTSG 26/8/2022)-Chờ đợi một trung tâm mới ‘hái ra tiền’ cho TPHCM (KTSG 26/8/2022)-Hành trình tìm về những giá trị bản nguyên và sự kết nối đích thực (KTSG 26/8/2022)-Chứng khoán – khi bên mua bắt đầu sốt ruột (KTSG 26/8/2022)-Giới thiệu gần 300 món ăn ba miền tại lễ hội ẩm thực ở TPHCM (KTSG 26/8/2022)-Boeing muốn mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam (KTSG 25/8/2022)-
- Giáo dục:Từ khi có NĐ 140, Sơn La không có trường hợp nào đủ tiêu chuẩn xét tuyển GV (GD 26/8/2022)-Học phí ngành Luật gần 700 triệu/khóa có gì khác với nơi khoảng 100 triệu/năm? (GD 26/8/2022)-Năm học mới cận kề nhưng nhiều học sinh chưa biết hình hài SGK lớp 10 ra sao (GD 26/8/2022)-Với 125.000 dân nhưng không có trường NCL nào, Phó Chủ tịch UBND phường nói gì? (GD 26/8/2022)-Hà Nội yêu cầu các trường không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới (GD 26/8/2022)-Tỉnh Nam Định yêu cầu Sở GD sớm thanh tra công tác tài chính THPT Xuân Trường B (GD 26/8/2022)-Mười điều mong mỏi của giáo viên trước thềm năm học mới 2022-2023 (GD 26/8/2022)-Hòa Bình: Sẽ công khai đường dây nóng để phụ huynh phản ánh lạm thu, lạm chi (GD 26/8/2022)-Không sống được bằng lương, thầy cô phải làm phụ hồ nuôi nghề giáo (GD 26/8/2022)-Nữ giảng viên tâm huyết với việc dạy tiếng Việt tại Lào (GD 26/8/2022)-10 đại học đắt đỏ nhất nước Mỹ (VNN 26/8/2022)-Trong vòng 6 năm qua, cả nước giảm hơn 48.000 giáo viên phổ thông (GD 26/8/2022)-
- Phản biện: Luận cứ bào chữa cho nhà báo Phạm Đoan Trang (BVN 26/8/2022)-LS Trịnh Vĩnh Phúc-Vụ Phạm Đoan Trang – xin chia buồn trước với Đảng Cộng sản Việt Nam! (BVN 26/8/2022)-Hà Sĩ Phu-Một góc nhìn khác về tình hình nợ công (KTSG 25/8/2022)-Phan Minh Ngọc- Lý do khiến Kiểm toán Nhà nước phát hiện tham nhũng chưa đầy đủ, kịp thời (VNN 24/8/2022)-Lương Bằng-Bóng ma bong bóng bất động sản của Trung Quốc đang rình rập Việt Nam (VNN 25/8/2022)-Cù Tuấn-Dự thảo Luật Đất đai “vênh” pháp luật hiện hành, có thể gây khó cho nhà đầu tư (BVN 24/8/2022)-Lam Thanh-Chuyện đau lòng ngành Y (BVN 23/9/2022)-Nguyễn Hồng Vũ-Quanh vụ buộc tiêu hủy tranh hy hữu ở TPHCM: Giới họa sỹ lên tiếng (BVN 22/8/2022)-Lê Anh Hoài-Nói khác, Làm khác (BVN 22/8/2022)-Tuấn Khanh-Các vị cứ leo lẻo học tập cụ Hồ… (BVN 21/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Không để người bị kỷ luật vào Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực (VNN 20/8/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Ngộ... (BVN 20-8-2022)-Lao Ta-Tiêu hủy tranh liệu đã có tình có lý? (BVN 19/8/2022)-Lê Thiếu Nhơn-Nguồn thu nhập của các đại học VN và Úc (BVN 19/8/2022)-Nguyễn Văn Tuấn-Phóng sinh cho ai? (BVN 18/8/2022)-Dạ Ngân-19 hành vi tiêu cực: Cán bộ nên đặt trên bàn để tự soi, tự sửa (VNN 17/8/2022)-Quang Trọng-Hàng nghìn công chức, viên chức dứt áo 'rời công, sang tư': Sàng lọc ngược (TVN 17/8/2022)-Phạm Mạnh Hùng-Chương trình bồi dưỡng giáo viên giống thang thuốc bắc: Sắc ba chén còn tám phân! (BVN 17/8/2022)-Mai Bá Kiếm-
- Thư giãn: Chuyện ít biết về 'lăng mộ 3.000 lượng vàng' ở Kiên Giang (VNN 26/8/2022)-Hàng hiếm Honda Cub 81 25 năm tuổi chưa đổ xăng giá hơn nửa tỷ (VNN 25/8/2022)-
(Bài đọc tại Lễ kỷ niệm do Đại sứ quán Ukraine tổ chức)
Thưa tất cả các bạn.
Hôm nay, chúng ta tập trung tại đây để chào mừng ngày Độc lập của dân tộc Ukraine anh hùng. Cách đây 31 năm, Ukraine cùng một loạt “nước cộng hòa” đã rời khỏi Liên bang Xô Viết để trở lại với vị thế độc lập thần thánh của mình, như một sự xắp xếp của Chúa, một hạnh phúc mà dân tộc Ukraine xứng đáng được hưởng, và là một xu thế tất yếu của lịch sử. Không một sự cưỡng ép phi tự nhiên, phi tiến hóa nào thoát khỏi quy luật của sự Vô Thường.
Một lãnh thổ rộng lớn, phì nhiêu và xinh đẹp, có đủ cả núi sông, đất liền và biển cả… có phương luân đã định, có long mạch ngàn đời, có khí ngũ hành hun đúc… do cộng nghiệp vĩ đại của một Dân tộc và muôn loài chúng sinh thành tựu nên, thì không một sức mạnh nào có thể xóa sổ hoặc chia cắt mãi mãi. Ukraine cũng thế và Việt Nam cũng thế.
Hai nước chúng ta có một sự tương đồng, xuất phát từ các yếu tố địa chính trị, lịch sử, Ukraine và Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đô hộ của ngoại bang, nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc do ngoại bang và nước láng giềng khổng lồ gây ra. Ngay cả khi đã giành được độc lập, thì vẫn chưa phải đã chấm hết mọi nguy cơ, bởi những âm mưu nhòm ngó và thôn tính… vẫn còn đó, vẫn hàng ngày lớn lên trong những cái đầu Sovanh khát máu, độc tài, phản tiến hóa và phản Nhân loại… Vì thế cho đến giờ phút này, máu người Ukraine vẫn đang tiếp tục đổ, một phần đất nước Ukraine vẫn đang bị giày xéo…
Việt Nam cũng đã phải trải qua 4 cuộc chiến tranh, kéo dài ba chục năm sau ngày tuyên bố độc lập. Trong những cuộc chiến ấy, Nhân dân Việt Nam vẫn ghi nhớ công lao giúp đỡ to lớn và hiệu quả của cộng đồng quốc tế, trong đó có tỷ lệ đóng góp không nhỏ của đất nước và Nhân dân Ukraine.
Và ngày nay, không những Nhân dân Ukraine đang chiến đấu để tự bảo vệ mình, mà còn giúp Nhân dân Việt Nam, và cộng đồng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới tỉnh ngộ trước những âm mưu nô dịch và thống trị nhân loại, của những thế lực Sovanh quốc tế vẫn đang hiện hữu.
“Tự do là giá trị lớn nhất đối với Ukraine cũng như toàn bộ thế giới dân chủ”.
Việt Nam cũng tương tự như vậy: “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”.
Nhân kỉ niệm Ngày Độc lập thiêng liêng của Ukraine, xin nghiêng mình trước các vị anh hùng và liệt sĩ của Dân tộc Ukraine vĩ đại. Cầu Chúa cho những người Ukraine vô tội đã bị giết hại, và hàng triệu người phải rời bỏ đất nước. Xin kính chúc Nhân dân và quân đội Ukraine, đứng đầu là Ngài Tổng thống Zelenxki dũng cảm và kính mến, sớm giành lại nền hòa bình vĩnh viễn trên đất nước Ukraine xinh đẹp.
Chúc Ngài Đại sứ và toàn bộ viên chức, nhân viên Sứ quán sức khỏe, sự lạc quan, tin tưởng tuyệt đối vào chiến thắng cuối cùng, vì đó là chiến thắng của lương tri, của văn minh và tiến bộ trước tội ác man rợ và những tư tưởng còn sót lại của thời Trung cổ.
Xin dẫn ra đây, những câu thơ trong tác phẩm: “Lời Di chúc” của đại thi hào của dân tộc Ukraine, Taras Shevchenko, người sống ở thế kỉ thứ 19 (xin phép mượn bản dịch của dịch giả Nguyễn Viết Thắng):
“Xin hãy quên đi rồi đứng dậy
Gông cùm xin bẻ gãy
Và máu quân thù
Hãy tưới bằng khí phách hiên ngang
Trở về tôi trong Đại gia đình
Đại gia đình tự do và Mới.
Xin hãy đừng quên nhắc tới
Một lời tốt đẹp thì thầm”.
Lời tốt đẹp ấy là gì? Là sự đồng điệu trong tâm hồn vĩ đại của hai Đại Thi hào của hai dân tộc, chỉ sống cách nhau 48 năm. Xin dùng hai câu thơ của Đại Thi hào Nguyễn Du của Việt Nam để kết thúc bài viết này:
“Khắp trong tứ hải quần chu
Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không”.
Xin cám ơn tất cả các bạn!
P.L.V.
Nguồn: FB Phạm Lưu Vũ
TÓM TẮT LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC UKRAINE
PHAN CHÂU THÀNH/BVN 25-8-2022
Hôm nay, 24-08-2022, là ngày Quốc khánh Ukraina, cũng là ngày vừa tròn 6 tháng, từ khi chính phủ Nga do tổng thống Putin cầm đầu bắt đầu cuộc xâm lược vào quốc gia này. Để thay đổi không khí, mình xin phép được tóm tắt toàn bộ lịch sử đất nước Ukraina, đôi chỗ sẽ có so sánh lịch sử nước Nga để mọi người có thông tin đối chứng, dễ hình dung, hiểu vấn đề hơn.
1. Ukraina hiện nay là quốc gia lớn thứ 4 ở châu Âu sau Nga, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp, với diện tích 603.700km2 (bằng 3,5% diện tích Nga – 17.075.400km2), dân số hiện tại đang là 41,17 triệu người (bằng 28,6% so với 144,10 triệu dân Nga), GDP năm 2021 đạt 200,09 tỷ USD – tương đương với 11,3% GDP Nga (1.775,55 tỷ USD).
2. Lịch sử Ukraina bắt đầu được ghi lại từ thế kỷ thứ V, khi giống người Slovian tràn xuống sinh sống tại đây, cho tới thế kỷ thứ 7 thì bộ tộc du mục lớn Khazan quy tụ được 25 bộ lạc và tiểu quốc, trong đó có vùng Kyiv, để lập ra một hình thức nhà nước sơ khai. Tới cuối thế kỷ thứ XI, hoàng tử Oleg đã chinh phục được nhiều bộ lạc xung quanh và thành lập nhà nước Kyivan Rus (Kievan Rus), với thủ đô là Kyiv (Kiev) – tồn tại gần 400 năm tới giữa thế kỷ thứ 13.
Bản đồ nhà nước Kyivan Rus giai đoạn 1015-1113 cho thấy Moscow khi đó còn chưa ra đời.
Mãi tới năm 1147, thành phố Moscow mới được thành lập và ban đầu chỉ là thủ phủ của một lãnh chúa.
3. Vào thế kỷ thứ 12, nhà nước Kyivan Rus tan vỡ và chia thành nhiều tiểu quốc “Rus” nhỏ. Tuy vậy, Kyiv vẫn là thủ đô, còn Moscow vẫn chưa đóng vai trò quan trọng trên bản đồ.
4. Quân Mông Cổ tấn công vào vùng đất này trong những năm 1223, 1237-1240 và ngày 6-12-1240 đã chiếm được Kyiv, đồng thời phá hủy gần như toàn bộ thành phố này, rồi chiếm hầu hết tất cả những tiểu quốc “Rus” xung quanh và lập ra chế độ cai trị phụ thuộc vào “Lều Vàng Hãn quốc”, khi các lãnh chúa Rus phải do người Mông Cổ công nhận.
Năm 1253, hoàng thân Daniel I được Giáo hoàng Innocenta IV tấn phong là “Vua Rus”, đóng đô ở Lviv và thông qua các cuộc hôn nhân, họ có nhiều quan hệ mật thiết với Vương quốc Ba Lan bên cạnh. Để phân biệt với các tiểu quốc Rus khác ở phía bắc, họ được gọi là Rus Đỏ.
Cái tên Ukraina cũng ra đời ở giai đoạn này.
Với sự phát triển mạnh của nhà nước Lithuania trong thời kỳ này, từ thế kỷ 13 tới cuối thế kỷ 15, toàn bộ lãnh thổ thuộc Ukraina ngày nay dần dần nằm trong sự kiểm soát của họ. Bản đồ cũng cho thấy, Moscow lúc này vẫn chưa đóng vai trò gì quan trọng tại châu Âu.
Ngày 05-03-1569, khi hai nước lớn là Ba Lan và Lithuania, thông qua cuộc hôn nhân của Nữ hoàng Ba Lan với hoàng tử Lithuania, để sáp nhập lại thành một đế quốc mới, lớn hơn, thì phần lớn lãnh thổ Ukraina ngày nay cùng Belarus, Latvia… cũng thuộc nhà nước mới “Ba Lan – Lithuania” này, trở thành vương quốc lớn nhất châu Âu thời điểm đó, kéo dài từ biển Baltic tới biển Đen, với gần 150 năm tồn tại.
Trong khi đó, năm 1547, nhà nước Nga (Russia) mới được thành lập bởi hoàng tử Ivan IV “Kinh khủng” (Ivan The Terrible), với thủ đô là Moscow. Sau nhiều cuộc chiến mở đất – chủ yếu về phía đông – ông ta đã lên ngôi vua, lấy hiệu là Sa Hoàng.
5. Sự trỗi dậy của nước Nga vào thế kỷ thứ 17, bắt đầu từ Peter Đại Đế, kết thúc bởi nữ hoàng Katerina II (cuối thế kỷ 18) cũng như sự sụp đổ của “Liên bang” Ba Lan – Lithuania (bắt đầu từ việc triều đại Jagiello không có người nối dõi), nước Nga dần dần xâm chiếm các tiểu quốc du mục (hetman cossack) thuộc phía đông Ukriana ngày nay và sáp nhập vào Nga.
Phần đất phía nam Ukriana ngày nay bị đế quốc Ottoman chiếm đóng, mà biên giới với Nga là sông Dnipr.
Chỉ một vùng nhỏ phía tây (Galicja) thuộc về Đế quốc Áo.
6. Suốt thế kỷ thứ 19, Ukraina bị cai trị bởi Đế quốc Nga.
7. Sau khi Nga thua trận tại thế chiến thế giới thứ I ở đầu thế kỷ 20, ngày 08-03-1917 nổ ra cuộc cách mạng dẫn tới sự sụp đổ của Sa Hoàng Nga và những người Cộng sản do Lenin đứng đầu lên nắm quyền.
Ngày 20-11-1917, Cộng hòa Nhân dân Ukraina được thành lập, là một phần của Liên bang Xô viết, sau đó được đổi tên thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Ukraina.
Nhưng ở phần phía tây, những người chống lại chủ nghĩa Bolsevic lập ra Công hòa Nhân dân Tây Ukraina, khiến nội chiến kéo dài mãi tới năm 1931 mới kết thúc, mà phần thắng thuộc về CHXHCN Xô Viết Ukraina.
8. Thế chiến thứ II nổ ra ngày 01-09-1939. 17 ngày sau đó, Liên Xô bất ngờ tấn công Ba Lan và cùng với Đức Quốc xã chia đôi quốc gia này. Stalin đem nhưng phần đất chiếm được của Ba Lan nhập vào CHXHCN Xô Viết Ukraina, rồi dần dần tăng thêm các vùng đất khác chiếm được từ Rumania và Hungaria.
Riêng bán đảo Crimea mãi tới năm 1954 mới được Liên Xô tặng cho Ukraina, cũng một phần bởi lý do: từ lãnh thổ Liên Xô khi đó không có đường đất liền nối với bán đảo này.
9. Năm 1991, Liên bang Xô viết sụp đổ.
Ngày 24-08-1991, Quốc hội Ukraina bỏ phiếu thông qua tuyên bố Độc Lập, chuyển đổi thể chế thành “Nhà nước tự do, dân chủ với người đứng đầu là tổng thống”, lấy tên là Cộng hòa Ukraina. Cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên được ấn định vào ngày 01-12-1991 và người chiến thắng là Leonid Kravchuk, sau đó đã làm tổng thống liên tiếp 2 nhiệm kỳ, tới năm 1999. Tuy đã dành được độc lập, nhưng Ukraina vẫn gia nhập tổ chức “Cộng đồng các quốc gia độc lập” của những nước thuộc Liên Xô cũ.
Tháng 12-1994, Mỹ, Nga và Anh đã ký kết hiệp ước “Memorandum” tại Budapest, trong đó ba nước này “cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập cũng như bảo vệ an toàn cho Ukraina trước mọi cuộc tấn công từ bên ngoài”, để quốc gia này tiêu hủy toàn bộ số vũ khí hạt nhân mà họ có. Vào thời điểm năm 1991, Ukraina sở hữu lượng vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới.
Năm 2004, Viktor Janukovich, một người xuất thân từ vùng Donetsk, làm tỉnh trưởng ở đây nhiều năm, có thiên hướng thân Nga, đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.
Nhưng bị cáo buộc gian lận, kết quả không được công nhận khiến các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra trên khắp đất nước, bắt đầu cho thời kỳ “Cuộc cách mạng Cam”.
Kết quả của cuộc “Cách mạng Cam” là ông Viktor Yushchenko, ứng cử viên đối lập, lên làm tổng thống với thủ tướng Yulia Tymoshenko.
Nhưng chính phủ này không hoạt động hiệu quả, để xảy ra hàng loạt các vụ tham nhũng lớn, nội bộ lục đục. Năm 2010, họ đã thua cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo mà người chiến thắng lại là Viktor Janukovich với thủ tướng là Mykola Azarov.
Ngày 30-03-2012, theo kế hoạch từ trước đó, chính phủ Ukraina sẽ ký thỏa thuận với Liên minh Châu Âu (EU) hiệp định liên kết “Quan hệ đối tác phía Đông”, nhưng tổng thống Ukraina Viktor Janukovich đưa ra từ chối và sau đó đưa ra tuyên bố rằng chính trị Ukraina sẽ gắn chặt với Liên bang Nga thay vì với EU, khiến cho những người ủng hộ Ukraina gia nhập EU xuống đường phản đối. Các cuộc biểu tình lớn nổ ra bắt đầu từ ngày 21-11-2013 tại Quảng trường Độc lập (Maidan Nezalezhnosti) kéo dài tới 30-11-2013. Chính quyền Ukriana thay vì đàm phán đã quyết định dùng sức mạnh để giải tản người biểu tình, đỉnh điểm là cuộc tấn công vào khu lều trại của họ ngày 11-12-2013 khiến một số người bị giết hại.
Nhưng bạo lực không khuất phục được họ, liên tiếp nhiều các vụ biểu tình và đụng độ với cảnh sát khác đã nổ ra ở khắp nơi, kéo dài tới tận 20-02-2014, chỉ riêng ở Kyiv đã làm ít nhất 100 người chết. Ngày 21-02-2014, không chịu nổi sức ép, tổng thống Viktor Janukovich buộc phải ký một thỏa thuận “cam kết thay đổi” với những người biểu tình nhưng rồi cùng một số người thân cận bỏ trốn sang Nga. Quốc hội Ukraina đã họp và bãi bỏ chức vụ tổng thống của ông ta ngay sau đó.
Nhân cơ hội này, Nga đem quân “không mặc sắc phục” vào Crimea, Donetsk và Lugansk, hậu thuẫn cho những người thân Nga đang đòi ly khai tại đây lập ra 3 nhà nước tự phong độc lập: Cộng hòa Nhân dân Crimea, Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tại các vùng đất phía đông và đông nam nay. Riêng Crimea ngay sau đó đã gia nhập vào Liên bang Nga và từ bỏ sự độc lập của mình.
Ngày 25-05-2014, ông Petro Proshenko đã được bầu làm tổng thống Ukraina thông qua cuộc bầu cử tự do và ngày 27-06-2014 đã ký hiệp ước “Quan hệ đối tác phía Đông” với EU.
Ngày 01-01-2016, Ukraina ký hiệp ước DCFTA với EU, theo đó sự phát triển về luật pháp, quyền con người, kinh tế, chính trị… sẽ dựa theo tiêu chuẩn chung của Liên minh châu Âu, do đó, từ 11-06-2017, EU cho phép người dân Ukraina được hưởng quy chế không cần visa vào cả khu vực Schengen.
Trong suốt thời gian này, chiến sự vẫn diễn ra liên tục ở chiến trường phía Đông giữa quân đội Ukraina và các “Nhà nước ly khai” được sự hậu thuẫn của quân đội Nga bởi Cộng hòa Nhân dân Donetsk muốn chiếm toàn bộ tỉnh Donetsk, cũng như Cộng hòa Nhân dân Lugansk muốn chiếm toàn bộ tỉnh Lugansk, còn phía Ukraina muốn lấy lại – nhưng không có bên nào đủ sức để thực hiện mong muốn của mình. Đỉnh điểm là ngày 28-11-2018, tổng thống Proshenko đã phải ký lệnh “Ban bố tình trạng chiến tranh khẩn cấp” kéo dài 60 ngày bởi chiến sự gia tăng trên chiến trường phía Đông khi hải quân Nga trực tiếp vi phạm biên giới trên biển Azov.
Ngày 20-05-2019, ông Vladimir Zelensky thắng cử và trở thành tổng thống Ukraina, tiếp tục con đường “xích lại với EU”.
Ngày 24-02-2022, lúc 5:55 giờ Moscow, tổng thống Nga Putin thông báo quyết định tấn công Ukraina, dù quân Nga đã tiến vào lãnh thổ Ukraina 2 giờ trước đó, với tin tưởng rằng cuộc chiến sẽ kết thúc nhanh chóng. Nhưng tới hôm nay, đúng 6 tháng trôi qua, quân Nga đang có dấu hiệu sa lầy trong cuộc chiến này, dù đã chiếm được một số vùng đất tại phía Đông, tổng cộng khoảng 15% lãnh thổ Ukraina (bao gồm cả Lugansk, Donetsk và Crimea đã chiếm trước đó).
Ukraina có vị trí bên cạnh một quốc gia lớn đầy tham vọng bá chủ như Nga, khiến lịch sử của họ cũng chẳng mấy khi yên ổn cả. Một điều có thể khẳng định rằng, Ukraina có trước Nga, Kyiv là thủ đô rất lâu trước Moscow, và người Nga (có sau) có thể là một phần của người Ukraina-Kyivan Rus (có trước) chứ không phải là ngược lại, như nhiều người đang lầm tưởng. Một điều chắc chắn nữa là đại đa số dân chúng Ukraina muốn quốc gia này gia nhập EU, và họ đã chiến đấu, hy sinh vì điều này trong suốt nhiều năm, chứ không phải chỉ ở cuộc chiến lúc này. Bởi họ hiểu, chỉ có gia nhập được EU mới có hòa bình, độc lập, tự do, phát triển bền vững một cách thực sự, điều mà Nga sẽ không bao giờ đem lại cho họ.
Nga chỉ muốn Ukraina mãi mãi là thuộc quốc, phụ thuộc hoàn toàn vào họ.
Viva Ukraina
P.C.T.
Nguồn: FB Chau Thanh Phan
TỔNG THỐNG ZELENSKY : UKRAINE ĐÃ TÁI SINH
MINH PHƯƠNG/ DT/BVN 25-8-2022
(Dân trí) - Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng, Ukraine đã tái sinh kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở nước này hồi tháng 2, và Kiev sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu với truyền thông hôm 23/8 (Ảnh: EPA).
Trong bài phát biểu đánh dấu 31 năm Ukraine tách khỏi Liên Xô, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói: "Một quốc gia mới đã xuất hiện trên thế giới lúc 4h sáng ngày 24/2. Đó không phải là ra đời mà là tái sinh. Một quốc gia không đổ lệ, không gào thét, không sợ hãi, không bỏ chạy, không từ bỏ".
Ông nhấn mạnh, Ukraine không còn coi kết thúc chiến sự là khi chấm dứt giao tranh mà là khi Kiev giành chiến thắng. Ông cũng khẳng định quan điểm Ukraine phản đối mọi hình thức thỏa hiệp về lãnh thổ với Nga.
"Chúng tôi sẽ không ngồi vào bàn đàm phán vì sợ hãi với họng súng chĩa vào đầu. Đối với chúng tôi, thứ khủng khiếp nhất không phải là tên lửa, máy bay và xe tăng, mà là cùm. Không phải chiến hào mà là gông cùm", ông Zelensky nói.
Nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố, đất nước ông sẽ "chiến đấu tới cùng". "Chúng tôi không quan tâm quân đội của họ là ai, chúng tôi chỉ quan tâm lãnh thổ của chúng tôi và sẽ chiến đấu đến cùng. Chúng tôi đã giữ vững suốt 6 tháng qua. Rất khó khăn nhưng chúng tôi đã nắm chặt tay nhau và đấu tranh cho vận mệnh của mình", Tổng thống Zelensky cho biết.
Tuyên bố được đưa ra giữa lúc chiến sự Nga - Ukraine tiếp tục căng thẳng sau 6 tháng. Các nguồn tin quân sự phương Tây cho biết, Nga đang đạt được những bước tiến nhỏ ở mặt trận miền Đông và miền Nam Ukraine, trong khi Kiev bắt đầu chiến dịch phản công với hy vọng giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm nay lý giải, tốc độ tiến công của Moscow ở Ukraine đang chậm lại là quyết định có chủ ý nhằm giảm thiểu thương vong cho dân thường.
Theo Reuters
M.P.
Nguồn: dantri.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét