ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Kiev nói Nga nã pháo vùng nhạy cảm, EU trừng phạt cựu Tổng thống Ukraine (VNN 5/8/2022)-Hàng trăm chuyến bay tránh khu vực tập trận quanh đảo Đài Loan (VNN 5/8/2022)-Trung Quốc hay Mỹ đang chiếm lợi thế trong cuộc đua tàu sân bay? (VNN 5/8/2022)-Trung Hoa Dân Quốc (BVN 5/8/2022)-Hoàng Hải Vân-Cuộc chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan (BVN 5/8/2022)-Ukraine nêu điều kiện khôi phục đàm phán với Nga (VNN 4/8/2022)-Khám phá Switchblade, UAV cảm tử 'nhỏ bé' nhưng nguy hiểm (VNN 4/8/2022)-Tổng thống Zelensky muốn gặp Chủ tịch Tập Cận Bình (VNN 4/8/2022)-Nga tìm ra tuyến đường xuất khẩu dầu mới qua Ai Cập (VNN 4/8/2022)-Thủy quân lục chiến Mỹ có đại tướng da màu đầu tiên sau 246 năm (VNN 4/8/2022)-Tại sao tôi dẫn phái đoàn Quốc hội đến Đài Loan (BVN 4/8/2022)-Nancy Pelosi-Bà Nancy Pelosi tới Đài Loan, Trung Quốc phản ứng mạnh, triệu tập đại sứ Mỹ (VNN 3/8/2022)-Mất mặt hay vận Trời? (BVN 3/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Nga tuyên bố tiêu diệt hàng trăm lính nước ngoài ở Ukraine (VNN 3/8/2022)-Con đường từ bác sĩ tới trùm khủng bố của thủ lĩnh al-Qaeda mới bị Mỹ tiêu diệt (VNN 3/8/2022)-Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh khủng bố al-Qaeda như thế nào? (VNN 2/8/2022)-Ukraine nhận thêm khí tài, Kiev tuyên bố giành lại nhiều nơi ở Kherson (VNN 2/8/2022)-Đoàn tàu tiếp tế Nga nổ tung ở Kherson. Tiểu đội Nga ra đầu hàng TQLC Ukraine (BVN 2/8/2022)-Nga không có cách gì giữ được Kherson (BVN 2/8/2022)-Kim Văn Chinh-Điện đàm lãnh đạo Mỹ - Trung: Nỗ lực tìm kiếm thỏa hiệp giữa những bất đồng (VNN 1/8/2022)-NASA chỉ trích Trung Quốc vì không công bố vị trí rơi của tên lửa Trường Chinh (VNN 1/8/2022)-Tàu sân bay INS Vikrant, biểu tượng mới của hải quân Ấn Độ (VNN 1/8/2022)-Chiến tranh Ukraine thay đổi thế giới, có thể mãi mãi (BVN 1/8/2022)-AP-Nga phá hủy 2 xe lựu pháo của Ukraine, ông Zelensky ra lệnh sơ tán bắt buộc tại Donetsk (VNN 31/7/2022)-
- Trong nước: Bán rẻ đất công cho mẹ Cường ‘đô la’, ông Tất Thành Cang tiếp tục bị truy tố (VNN 3/8/2022)-Hà Nội xét khen thưởng, truy tặng 3 chiến sĩ cứu hỏa hy sinh dũng cảm (VNN 2/8/2022)-Phố Chùa Láng ngày đội trưởng phòng cháy chữa cháy không về (VNN 2/8/2022)-Ông Lê Tùng Vân kháng cáo (VNN 29/7/2022)-Một bị can vụ Tịnh thất Bồng Lai ra đầu thú (VNN 28/7/2022)-Phê chuẩn Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên (GD 27/7/2022)-Khởi tố nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh và 5 bị can (GD 25/7/2022)-Liệt sĩ chưa xác định danh tính cần được lưu giữ ADN càng sớm càng tốt (VNN 25/7/2022)-Bắt cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa liên quan dự án 'đất vàng giá bèo' (VNN 24/7/2022)-Tổng Bí thư gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu toàn quốc (GD 23/7/2022)-Bắt cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Xuân Thanh (VNN 23/7/2022)-
- Kinh tế: Tách ô tô, xe máy đi làn riêng, đường Nguyễn Trãi có hết hỗn loạn? (VNN 5/8/2022)-Hà Nội kiểm tra khí thải xe máy cũ, không xét thưởng nếu để dân đốt (VNN 5/8/2022)-Giá xăng dầu rớt xa đỉnh, bó tay giá hàng hóa neo cao (VNN 5/8/2022)-Tốc độ 'rùa bò', cả trăm dự án tỷ lệ giải ngân bằng 0 (VNN 5/8/2022)-Gắn biển ô tô giả ngũ quý 9 lượn phố 'cho oai', nam thanh niên bị phạt 16 triệu (VNN 5/8/2022)-Làng "mổ xác" máy bay, tàu hỏa, dân thu nhập bạc triệu mỗi ngày ở Bắc Ninh (VNN 5/8/2022)-Xôn xao vụ ăn 2 con cua, mấy con vọp, 5 con cá thòi lòi bị tính 2,5 triệu đồng (VNN 5/8/2022)-Gần chạm mốc 10 tỷ USD, thế mạnh Việt bất ngờ 'rơi tự do' (VNN 5/8/2022)-Bài học chống lạm phát (KTSG 5/8/2022)-Làm thế nào để duy trì nước và khoáng chất liên tục cho cơ thể khi tập luyện thể thao (KTSG 5/8/2022)-DPM duy trì vị thế dẫn đầu về cung cấp ammonia tại Việt Nam (KTSG 5/8/2022)-Cần thuế xăng dầu linh hoạt và lãi suất hợp lý (KTSG 5/8/2022)-Cân nhắc đề xuất xây dựng thêm bãi đậu xe trong sân bay Tân Sơn Nhất (KTSG 4/8/2022)-Triển khai đợt kiểm tra về giá cả và cung cầu hàng hóa (KTSG 4/8/2022)-
- Giáo dục: Ở nhiều trường đại học, thiết chế HĐT - Ban giám hiệu chưa phân định rõ ràng (GD 5/8/2022)-Thí sinh trượt tốt nghiệp do ngủ quên: Cà Mau rút kinh nghiệm 2 cán bộ coi thi (GD 5/8/2022)-Phụ huynh Tiểu học Mễ Trì phản ánh tình trạng "nhồi nhét" HS, nhà trường nói gì? (GD 5/8/2022)-Trưởng phòng GD quận Tân Bình giải thích lý do tuyển giáo viên trên cả nước (GD 5/8/2022)-Điểm chuẩn khối sức khoẻ sẽ ảnh hưởng vì phổ điểm môn Sinh thấp nhất 3 năm qua (GD 5/8/2022)-Đối tượng cử tuyển tâm tư vì ra trường về địa phương không được bố trí việc (GD 5/8/2022)-"Chạy trường, chạy lớp, chạy giáo viên": Không có lửa sao lại khói um? (GD 5/8/2022)-Bổ sung gần 66.000 biên chế GV là tin vui với ngành giáo dục các địa phương (GD 5/8/2022)-Nhiều giáo viên chưa bao giờ có một kì nghỉ hè trọn vẹn (GD 5/8/2022)-Nhu cầu tuyển dụng viên chức ngành giáo dục sẽ ít dần sau năm 2022? (GD 5/8/2022)-Ưu tiên môn tiếng Anh, Tin học, trường phải bố trí phòng học tạm các môn khác (GD 5/8/2022)-Sở GD Hà Nội công khai danh sách các trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài (GD 5/8/2022)-Đà Nẵng hủy kết quả thi đối với thí sinh làm lộ đề Toán (GD 4/8/2022)-Thi tốt nghiệp THPT hay không đã quy định rõ tại Luật GD, sao vẫn còn tranh cãi? (GD 4/8/2022)-Nữ sinh đậu học bổng ASEAN đến trường top đầu thế giới (VNN 5/8/2022)-Vụ thí sinh ngủ quên trong phòng thi: Cà Mau kết luận là 'bài học sâu sắc' (VNN 5/8/2022)-
- Phản biện: Bài học chống lạm phát (KTSG 5/8/2022)-Lăng Kính-Vị vua cải trang làm thợ ở Hà Lan để học đóng tàu (VNN 5/8/2022)-Thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (BVN 5/8/2022)-Mạc Văn Trang-Ứng xử với tiền tệ và tài khóa khi lạm phát Việt Nam thấp bậc nhất thế giới (TVN 4/8/2022)-Tư Giang-Lao động Việt có nguy cơ "thua trên sân nhà" (BVN 4/8/2022)-Xuân Hinh-Cho cán bộ yếu kém từ chức, Hà Nội có nói và làm (TVN 3/8/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Đại học châu Á cải biên lễ phục tốt nghiệp phương Tây ra sao? (VNN 3/8/2022)-Sao phải ầm ĩ chuyện lễ phục tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế? (GD 2/8/2022)-Cao Nguyên-Bố đa đoan quá… (BVN 2/8/2022)-Nguyễn Huy Cường-Xót ruột, sốt ruột nào đủ? (BVN 2/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Báo VNExpress đứng về đâu trong cuộc chiến Nga – Ukraine? (BVN 2/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Vụ máu nữ sinh có nồng độ cồn (BVN 2/8/2022)-Đỗ Duy Ngọc-Doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu – Phình bong bóng nợ? (BVN 2/8/2022)-Nguyen Khan-Cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế (BVN 2/8/2022)-Vân Phong/KTSG-Để dập được lửa lạm phát… (KTSG 2/8/2022)-Phan Minh Ngọc-Yêu cầu báo cáo vụ Hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ tốt nghiệp (VNN 1/8/2022)- Tầm văn hóa nào? (BVN 1/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Kiên định kiểm soát lạm phát dưới 4% (TVN 31/7/2022)-Lan Anh-Thư cho con (BVN 31/7/2022)-Tưởng Năng Tiến-Có nên săn nhân tài như thế? (KTSG 31/7/2022)-TS Nguyễn Minh Hòa-Loa phường (BVN 31/7/2022)-Tạ Duy Anh-So với Thái, ta ở đâu? (BVN 31/7/2022)-Đỗ Ngà-Điểm phim "Honecker và ông Mục sư" (BVN 31/7/2022)-Nguyễn Thọ-Quan chức và những lần vội đền tiền để được... giảm án (VNN 30/7/2022)-T.Nhung-Tình cảnh trớ trêu của những chiếc loa phường đeo cột điện (VNN 30/7/2022)-Anh Nguyễn-Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang: Tôi đã gửi niềm tin nhầm chỗ! (BVN 30/7/2022)-Phạm Đình Trọng-Sao cứ để người bị kỷ luật rao giảng đạo đức (TVN 29/7/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Cái nhìn thiện cảm về loa phường (VNN 29/7/2022)-Cù Văn Trung-Bài học vụ Việt Á qua kết luận của Uỷ ban Kiểm tra (VNN 29/7/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Sự khốn nạn & lưu manh đẩy một người thợ vào vòng lao lý! (BVN 29/7/2022)-Đoàn Bảo Châu-Chuyện con bò trong tòa (BVN 28/7/2022)-Tuấn Khanh-
- Thư giãn: Bí mật thành phố 'trận đồ bát quái' ở Trung Quốc: Không sợ lũ lụt, không đèn giao thông (VNN 1/8/2022)-Gốc cây si ôm trọn ngôi đền cổ ở Thanh Hóa (VNN 30/7/2022)-
(KTSG) – Trước thông tin TPHCM thu hút nhân tài: 19 người vào làm việc, 14 người ra đi, ba năm qua không tuyển thêm được người nào, thực sự tôi không lấy làm lạ vì bản thân đã từng tham gia vào công việc này. Tôi bàn về nó với tư cách là người trong cuộc và kể những câu chuyện rời rạc để mọi người xâu chuỗi lại và tự rút ra kết luận thì tốt hơn.
Người tài họ là ai?
Chương trình thu hút người tài ở TPHCM và các trường đại học đưa ra từ năm 2005, có lúc sôi động, có lúc trầm lắng, nhưng về cơ bản cho đến nay chưa bao giờ thành công.
Lương, thưởng, nhà ở, môi trường làm việc, quan hệ đa bên, sử dụng kết quả, thái độ trọng thị,… năm nào cũng được đặt ra như một điệp khúc. Không chỉ cơ quan công quyền, một vài trường đại học lớn ở TPHCM có tiếp nhận một số người được coi là tài từ nước ngoài về đầu quân, nhưng rốt cuộc thì cũng lại đường ai nấy đi, số trụ lại chỉ còn 1-2 người và dường như họ cũng chìm nghỉm đâu đó.
Họ là ai thế? Có thể chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là một số người Việt Nam có tài ở các trường đại học nước ngoài, nhưng đã nghỉ hưu. Người dẫu có tài nhưng nghỉ hưu và không còn chức vụ gì nữa thì năng lực thực tế bị hạn chế vì họ không có danh nghĩa chính thức mang tính đại diện một thiết chế để mời, bảo lãnh cho đồng nghiệp, tổ chức hợp tác với đối tác theo kiểu hai chiều… Nhóm thứ nhất này dường như không có động lực.
Nhóm thứ hai, tài vừa phải nhưng có khả năng “nói” rất giỏi. Một vài người có chút năng lực, nhưng họ không chơi được với ai, và ngược lại không ai chơi với họ. Họ nhận được đề tài, được đầu tư lớn, nhưng ôm một mình, không chia sẻ quyền lợi và cả kiến thức cho ai, họ tự tỏa sáng một mình…
Nơi nào cần người tài?
TPHCM trải chiếu cạp điều tiếp nhận người tài, nhưng giả sử có người tài thật về thì làm ở đâu? Những người tài năng đặc biệt như thế cần có một môi trường và chế độ làm việc không chỉ rất tốt mà còn phù hợp với công việc và cả cá tính nữa.
Các cấp quản lý hành chính và quản lý nhà nước như phường, quận và các sở cần người tài và người tài đặc biệt? Thực tế ở Đà Nẵng cho thấy hầu hết các thạc sĩ, tiến sĩ học bài bản ở nước ngoài về làm việc ở các cơ quan này một thời gian rồi bỏ việc, chấp nhận đền bù chi phí đào tạo. Công việc ở các đơn vị này không cần đến người có bằng cấp cao, bởi bộ máy ở đó hoạt động theo chức năng, quy chế, quy định có sẵn theo luật định…, một người học trung cấp là đủ hoàn thành tốt công việc ở phường hay quận. Những người có năng lực rất dễ bị quy cho là “phá đám” khi đưa ra những sáng kiến làm thay đổi một quy trình đã có.
Tôi là người hiếm hoi tham gia rất lâu dài, hơn 25 năm, vào hoạt động của thành phố ở hai lĩnh vực khá quan trọng là quy hoạch – kiến trúc và giao thông. Tôi chưa bao giờ thấy một cán bộ cấp phó của lãnh đạo thành phố và cấp sở tranh luận với người đứng đầu. Khi người lãnh đạo cao nhất đã “kết luận” thì coi như đó là pháp lệnh, là đúng. Lãnh đạo phát biểu thì các lãnh đạo sở, ban ngành ghi chép lia lịa, gật đầu tán thành. Nếu có một ai đó được mời tới coi như đại diện giới khoa học thì đó hầu hết là “thợ nói chuyên nghiệp”. Cái họ nói rất đúng nhưng không trúng, đại loại như “nhiều thách thức, lắm cơ hội; hãy biết biến nguy thành cơ; cần huy động tối đa nguồn lực”.
Thực ra điều này đã diễn ra lâu nay cả ở nhiều tỉnh thành khác. Trong những cuộc họp như thế, nếu có chuyên gia nào phản bác trực diện điều sai hoặc đặt vấn đề khác đi là từ đó không mấy khi thấy xuất hiện nữa. Có những điều sai mười mươi, nhưng cấp dưới chỉ than ở bàn nhậu thôi, và khi vị đó bị kỷ luật hay về hưu thì ai cũng nói “biết từ hồi đó”. Cách làm việc như thế liệu có chuyên gia nào hội nhập được?
Nhà tham mưu giỏi không chỉ là người tài ba, nhìn xa trông rộng mà cón có phẩm chất cao quý của nhà “phản biện”. Trong xã hội hiện đại, bên cạnh thị trưởng, hội đồng thành phố bao giờ cũng có hội đồng cố vấn đóng vai trò tham mưu. Bên cạnh Tổng thống Mỹ có hàng chục cố vấn danh tiếng là vậy.
Ngoài ra, có một chuyện cần nói đến, đó là dù anh là người tài nhất thì vẫn có thể bị coi là người ngoài hệ thống (ví dụ Việt kiều, chuyên gia nước ngoài, người ngoài Đảng) và anh cũng phải làm việc trong một tập thể chính danh. Hàng năm anh vẫn phải làm báo cáo công việc, giải trình, cuối năm phải làm bản kiểm điểm cá nhân, phải qua bình bầu để có thể được tiếp tục ký hợp đồng, được tăng lương, nhận thưởng hay không. Và điều khó chịu nhất là các quy định ngặt nghèo, nhiều vô lý khi tiến hành làm thủ tục kết thúc một hợp đồng nghiên cứu. Những thứ đó không hợp với chuyên gia từ bên ngoài hệ thống. Đó là một thực tế.
Chúng ta thiếu người tài nào?
Trước khi mời người tài về thì câu hỏi quan trọng nhất đặt ra là chúng ta đang thiếu loại người tài nào? Đất nước cần ưu tiên thu hút loại người tài nào trước tiên, quan trọng nhất và sử dụng họ ở những lĩnh vực nào? Nếu không xác định đúng được điều này thì công cuộc tìm kiếm người tài vừa mất công, tốn sức, phí của mà lại vô vọng.
Thực sự thì chúng ta không thiếu người tài ở các lĩnh vực cụ thể, nhưng thật sự thiếu những “nhà tổ chức đại tài” có khả năng thu hút những người tài khác, kể cả những người tài hơn mình và khác biệt mình để cùng tham gia cuộc chơi, cùng nhìn về một hướng, cùng nhau thực hiện những chương trình có khả năng đột phá, xoay chuyển cả một lĩnh vực. Chúng ta hãy bắt đầu từ một ví dụ rất điển hình trong khoa học.
GS. Trần Thanh Vân, không hẳn là nhà vật lý xuất sắc nhất thế giới, nhưng theo ý kiến cá nhân tôi, ông là nhà tổ chức khoa học xuất sắc nhất ở Việt Nam hiện nay. Ông đã tổ chức thành công Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành Quy Nhơn (ICISE) nổi tiếng với một cơ ngơi bề thế trên diện tích 20 héc ta, có đầy đủ không gian làm việc cho hàng trăm nhà khoa học. Nơi đây đã tổ chức được 15 lần gặp gỡ Việt Nam thu hút hàng ngàn nhà khoa học nổi tiếng thế giới, rất nhiều trong số họ là những nhà khoa học đoạt giải Nobel và các giải thưởng danh giá trên thế giới. Họ không chỉ tự bỏ mọi chi phí cho mỗi lần đến Quy Nhơn mà còn đóng góp kiến thức, uy tín và cả tài chính cùng GS. Trần Thanh Vân thực hiện dự án của mình.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam (và nhiều quốc gia nghèo trên thế giới) cần những người có tài năng đặc biệt trong lĩnh vực “tổ chức”. Họ là “nhà tổ chức” thực thụ, tài năng. Họ là những người giỏi chuyên môn, nhưng điều quan trọng nhất là họ có khả năng tập hợp xung quanh mình những người tài, rất tài, và tài năng hơn cả mình nữa, lập thành một ê kíp mạnh.
Ở Việt Nam hiện nay, nhìn đi nhìn lại quả thật có quá ít những người vừa có tầm bao quát đủ rộng vừa có khả năng tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Có người có nhiều ý tưởng hay, nhưng không biết phải làm thế nào hiện thực hóa nó; có người lại chỉ biết thừa hành như là các kỹ thuật viên theo kiểu chỉ đâu đánh đấy mà không biết đầu quân vào đâu.
Một bác sĩ xuất chúng, một chuyên gia công nghệ thông tin siêu hạng, một nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng, một vận động viên thể thao đỉnh cao, thậm chí là một bác học được giải Nobel “đầu quân” cho TPHCM là điều tốt, họ sẽ phát huy trong lĩnh vực hẹp của mình (giả định là mọi chuyện hanh thông) nhưng thực tế cho thấy một bác sĩ giỏi chưa chắc đã làm thay đổi được đơn vị (bệnh viện, khoa) nơi anh ta làm việc, chưa kể hoàn cảnh làm hỏng anh ta, hoặc anh ta làm hỏng cái tổ chức đó. Chính những người được coi là tài năng đơn lẻ ấy rất cần một nhà tổ chức hướng dẫn, dẫn dắt mình để phát huy tài năng.
Nhà tổ chức giỏi là người có khả năng phát kiến ra ý tưởng mới, biết tìm hướng đi cho nó sao đúng quy trình pháp lý, biết bày binh bố trận, biết tìm kiếm nguồn lực tài chính, lôi kéo mọi người phù hợp vào cuộc chơi, biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ các phía (chính quyền, nhà tài trợ, đối tác) đồng thời tổ chức triển khai từ A-Z để hiện thực hóa ý tưởng đó trong thực tế, kể cả việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Đôi ở khi một trường đại học, một thành phố, một lĩnh vực hoạt động rộng lớn chỉ cần một vài nhà tổ chức như thế là làm thay đổi hẳn diện mạo, chất lượng hoạt động và sản phẩm đầu ra. Nhà chính trị giỏi lãnh đạo quốc gia, bộ ngành, các thành phố lớn không cần cất công trải chiếu cạp điều đi tìm từng nhà kỹ thuật, nghệ thuật giỏi mà chỉ cần tìm cho được vài “nhà tổ chức giỏi”, khi ấy những nhà tổ chức này sẽ biết làm cách nào để hút người giỏi vào đội mình, còn làm cách nào hút được người tổ chức giỏi như thế lại là một nghệ thuật. Nếu TPHCM thu hút được dăm người như GS. Trần Thanh Vân ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao thì tự khắc sẽ hình thành nên mạng lưới những người tài, người có năng lực, những người có khả năng sáng tạo ở các cấp độ khác nhau. Chính vì thế mà trên thế giới những người tài năng trong lĩnh vực tổ chức được coi là “tài năng đặc biệt”, trong vài chục triệu người, vài chục năm mới xuất hiện được vài người. Họ là báu vật của quốc gia là vậy.
Do vậy mà nơi thu nạp người tài năng và đặc biệt trước hết là các trường đại học, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao; còn với cơ quan công quyền thì thường là ở các bộ phận và vị trí đóng vai trò “tham mưu”. Với một quốc gia, cũng như thành phố, bộ phận và cá nhân đảm nhiệm tham mưu đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bởi họ là người tham gia vào việc nghiên cứu ban hành các chính sách mới, ra các quyết sách, các quyết định quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh.
Nhìn sang Singapore, chúng ta sẽ thấy các đời lãnh đạo đều thu hút những người cực tài từ các quốc gia khác nhau vào bộ máy tham mưu cho chính phủ (60% thành viên trong bộ máy tham mưu của ông Lý Quang Diệu là người nước ngoài). Ngoài ra chính phủ khuyến khích các trường đại học, các doanh nghiệp thu hút người tài thông qua các chính sách về thu nhập, đào tạo, nhập cư, sở hữu bất động sản,… Những doanh nghiệp phát triển bền vững đều có trong tay vài ba nhà tổ chức giỏi. Họ chính là hạt nhân quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp, do vậy họ luôn là hàng hiếm trên thị trường quốc tế và trở thành mục tiêu của hoạt động “săn đầu người”.
Hãy quay trở về với người tài nội địa
Với tất cả kinh nghiệm làm việc trong thể chế này gần 50 năm, tôi cho rằng với các chuyên gia từ bên ngoài thì hãy đưa vào diện cộng tác viên (có nhiều cấp độ), như thế rất dễ ứng xử. Cái quan trọng nhất là hãy “thâm canh” ngay trên mảnh đất của mình. Sao cứ phải cho là người ở đâu đó giỏi hơn người bản địa. Thực tế cho thấy ngay trong một việc (dự án, công trình, đơn vị), nếu được cung cấp đầy đủ điều kiện (thiết bị, công nghệ, cơ chế), chuyên gia Việt Nam làm không kém gì chuyên gia nước ngoài. Trọng dụng người tài của đất nước là con đường bền vững và đi xa nhất; chỉ sử dụng người bên ngoài ở những lĩnh vực quá mới trong những giai đoạn cần thiết.
Việt Nam không thiếu người tài, nhất là trong các đơn vị công lập. Nhưng chính cách thức vận hành và quy chế của bộ máy đã làm cho người tài cùn lụt đi. Cùng một công việc, trách nhiệm như nhau, lương của người Việt chỉ bằng một phần ba đến một phần năm chuyên gia nước ngoài. Nhiều vị là hiệu trưởng, trưởng khoa, giám đốc trung tâm, trưởng ban, giám đốc sở thực tài, nhưng cứ hết nhiệm kỳ (không qua 10 năm) hay đến 60 tuổi là nghỉ cho dù còn sức khỏe, uy tín cao; người trẻ lên chưa kịp trưởng thành thế là lĩnh vực đó suy giảm, thậm chí suy tàn. Chính do cách hành xử như vậy mà một đội ngũ hùng hậu các nhà khoa học sau 60 tuổi, và có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đi sang khối các trường tư thục và các công ty tư nhân.
Nguyễn Trãi từng nói rằng “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”, vấn đề là ở chỗ có tìm ra người tài và biết trọng dụng người tài hay không thì cần phải có người thực tài, có con mắt tinh tường và hơn hết là một tấm lòng cầu hiền, bởi “Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu”. Nếu không cẩn thận thì chỉ có được “những nhà giả thuật kim” mà thôi.
Theo Michael Nguyễn Minh, Chuyên gia kinh tế, tài chính Singapore thì hàng năm trường đào tạo quản lý uy tín hàng đầu thế giới INSEAD đều có Báo cáo đánh giá mức độ cạnh tranh về nhân tài trên toàn cầu (Global talent competitiveness index) của 134 quốc gia. Theo Báo cáo 2021, Singapore đứng thứ nhất đạt 79,4 điểm, Việt Nam đứng thứ 82, đạt 40,85 điểm, xếp sau các nước trong khu vực như Thái Lan ( thứ 68) Philippines (70) và Indonesia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét