ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump cáo buộc Tổng thống Joe Biden biết trước vụ đột kích dinh thự (VNN 10/8/2022)-Những tín hiệu sau cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ - Trung (VNN 10/8/2022)-Vì sao Nga không vô hiệu hóa hoàn toàn GPS ở Ukraine? (VNN 10/8/2022)-Ukraine hé lộ mối đe dọa châu Âu, Mỹ nói lính Nga được huấn luyện dùng UAV Iran (VNN 10/8/2022)-Quan hệ Mỹ - Việt đang khởi sắc hay có nốt trầm bế tắc? (BVN 10/8/2022)-BBC-Những hình ảnh Đài Loan chuẩn bị cho cuộc sống dưới lòng đất (VNN 9/8/2022)-Ông Zelensky cầu cứu cựu Tổng thống Mỹ, kêu gọi phương Tây cấm người Nga nhập cảnh (VNN 9/8/2022)-Sa lầy Ukraine, Kremlin tiếp tục bưng bít số tử vong (BVN 9/8/2022)-Lê Tây Sơn-Nga bị tố tăng lực lượng ở Belarus, Ukraine cảnh báo Moscow không trưng cầu dân ý sáp nhập (VNN 8/8/2022)-Lý giải chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi (BVN 8/8/2022)-Nguyễn Quang Dy-Trung Quốc “tiến thoái lưỡng nan” khi giải quyết chuyện Đài Loan (BVN 8/8/2022)-Hoàng Vũ-Mùa Đông 1941 của Hitler và mùa Đông 2022 của Putin có gì khác? (VNN 7/8/2022)-Việt Linh-Chiến sự Ukraine trong ngày 7/8/2022 (BVN 7/8/2022)-Sức mạnh tên lửa hành trình Hùng Phong IIE của Đài Loan (VNN 7/8/2022)-Ukraine nhận vũ khí mới, rộ tin Mỹ viện trợ thêm 1 tỷ USD cho Kiev (VNN 7/8/2022)-Đài Loan bắn cảnh cáo UAV, Trung Quốc yêu cầu Mỹ 'không hành động hấp tấp (VNN 6/8/2022)-Moscow, Kiev đổ lỗi lẫn nhau về vụ pháo kích nhà máy hạt nhân Ukraine (VNN 6/8/2022)-Chiến cơ J-20 của Trung Quốc có phải là đối thủ của F-35 do Mỹ sản xuất? (VNN 6/8/2022)-Giận cá chém thớt? (BVN 6/8/2022)-Nguyen Khan-Tại sao Tập Cận Bình đang quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao? (BVN 6/8/2022)-Kiev nói Nga nã pháo vùng nhạy cảm, EU trừng phạt cựu Tổng thống Ukraine (VNN 5/8/2022)-Hàng trăm chuyến bay tránh khu vực tập trận quanh đảo Đài Loan (VNN 5/8/2022)-Trung Quốc hay Mỹ đang chiếm lợi thế trong cuộc đua tàu sân bay? (VNN 5/8/2022)-Trung Hoa Dân Quốc (BVN 5/8/2022)-Hoàng Hải Vân-
- Trong nước: Bộ Công an nhận trách nhiệm về hộ chiếu mới, đang điều tra vụ bán 30 triệu dữ liệu cá nhân (VNN 10/8/2022)-Vụ Hồng Đăng - Hồ Hoài Anh: Từ sụp đổ hình ảnh tới 'phong sát'? (VNN 9/8/2022)-Hai nghệ sĩ bị cáo buộc hiếp dâm ở Tây Ban Nha đã về Việt Nam (VNN 8/8/2022)-Nữ đại gia từng ngủ nghĩa địa xây khách sạn, nuôi trăm trẻ bị bỏ rơi (VNN 6/8/20220-Bán rẻ đất công cho mẹ Cường ‘đô la’, ông Tất Thành Cang tiếp tục bị truy tố (VNN 3/8/2022)-Hà Nội xét khen thưởng, truy tặng 3 chiến sĩ cứu hỏa hy sinh dũng cảm (VNN 2/8/2022)-Phố Chùa Láng ngày đội trưởng phòng cháy chữa cháy không về (VNN 2/8/2022)-Ông Lê Tùng Vân kháng cáo (VNN 29/7/2022)-Một bị can vụ Tịnh thất Bồng Lai ra đầu thú (VNN 28/7/2022)-Phê chuẩn Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên (GD 27/7/2022)-Khởi tố nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh và 5 bị can (GD 25/7/2022)-Liệt sĩ chưa xác định danh tính cần được lưu giữ ADN càng sớm càng tốt (VNN 25/7/2022)-Bắt cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa liên quan dự án 'đất vàng giá bèo' (VNN 24/7/2022)-Tổng Bí thư gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu toàn quốc (GD 23/7/2022)-Bắt cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Xuân Thanh (VNN 23/7/2022)-
- Kinh tế: Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên họp thứ 3 của Ủy ban Quốc gia về CĐS (VNN 10/8/2022)-Ông trùm số 1 Việt Nam ra tay, dễ dàng gom 7,4 nghìn tỷ giữa khó khăn (VNN 10/8/2022)-Bỏ phương án chia cả nước thành 7 vùng: Lâm Đồng vẫn ở Tây Nguyên (VNN 10/8/2022)-Thu phí tự động không dừng, thẻ dán chồng thẻ sao không phạt? (VNN 10/8/2022)-Cựu chủ tịch lừa nghìn người và những giọt nước mắt đắng cay (VNN 10/8/2022)-Bộ GTVT yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm chèn ép khách ở Tân Sơn Nhất (VNN 10/8/2022)-'Đại bàng' đổ bộ, chuyên gia cảnh báo mối nguy (VNN 10/8/2022)-Ngày mai giá xăng sẽ giảm mạnh lần thứ 5 liên tiếp (VNN 10/8/2022)-Đan Trường siết bản quyền 157 bài hit, 'không có vùng cấm' (VNN 10/8/2022)-Tuổi thọ trung bình người Việt hơn 73 nhưng tuổi sống khoẻ chỉ đạt 64 (VNN 10/8/2022)-Doanh nghiệp gian nan thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai (KTSG 10/8/2022)-Nền tảng tái sử dụng container rỗng COS hợp tác với MatchBox Exchange (KTSG 10/8/2022)-Thông báo về việc chấm dứt hoạt động VPĐD Công ty Penm Partners Aps tại Thành phố Hồ Chí Minh (KTSG 10/8/2022)-MB tiếp tục dẫn đầu thị trường phái sinh Việt Nam, theo The Asian Banker (KTSG 10/8/2022)-Màn bắn pháo hoa “mãn nhãn” tại sự kiện kick-off dự án Saigon Town, Tân Trụ (Long An) (KTSG 10/8/2022)-TPHCM chuẩn bị xây dựng 17 km đường vành đai 4 (KTSG 9/8/2022)-'Cá thần' tiến vua đắt đỏ ở Việt Nam: Thế giới chỉ 3 nước có (VNN 9/8/2022)-
- Giáo dục: Bộ trưởng Bộ GD: Qua khảo sát đa số ý kiến đồng tình với phân hạng giáo viên (GD 10/8/2022)-Nghệ An: TH Nguyễn Trãi vẫn đóng gói SGK lẫn sách bài tập, Hiệu trưởng nói gì? (GD 10/8/2022)-Hải Dương: Thiếu hàng nghìn giáo viên, tỉnh sẽ tổ chức tuyển dụng vào tháng 10 (GD 10/8/2022)-Trường đại học thiếu nguồn nhân lực ngành nghệ thuật ở trình độ tiến sĩ (GD 10/8/2022)-Lai Châu kiến nghị không thực hiện tinh giản 10% biên chế giáo viên (GD 10/8/2022)-Quảng Nam: 7 cử nhân sư phạm xuất sắc được tuyển theo diện thu hút “nhân tài” (GD 10/8/2022)-Quảng Nam cần 4.164 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng dự án làng Đại học Đà Nẵng (GD 10/8/2022)-Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố? (GD 10/8/2022)-Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố? (GD 10/8/2022)-Bồi dưỡng SGK, sao nhà xuất bản lại được kiểm tra, đánh giá giáo viên? (GD 10/8/2022)-10 năm thi KHKT QG học sinh: Làm gì để tăng ứng dụng, bớt dự án "siêu phàm" (GD 10/8/2022)-
- Phản biện: Một tử tù – ba đời Chủ tịch nước (BVN 10/8/2022)-Mai Quốc Ấn-Làm sao giải bài toán hòa nhập cho lao động di cư lên thành phố? (BVN 10/8/2022)-Sơn Nguyễn/DT-Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơ sở nào để nói CPI sai? (VNN 9/8/2022)-Nông dân thì vẫn bấp bênh (BVN 9/8/2022)-KTSG-Tránh rủi ro pháp lý trong ngành dữ liệu và phân tích dữ liệu (BVN 9/8/2022)-Đặng Thế Đức-Vì sao con người ta ngu lâu? (BVN 9/8/2022)-Nguyễn Kim Chi-Điều 4 Hiến pháp-Đảng phải chịu trách nhiệm cụ thể ra sao trước nhân dân về những quyết định của mình? (*) (BVN 8/8/2022)-Định Tường-Để kế hoạch làm 1,3 triệu căn nhà ở xã hội của doanh nghiệp về đích hiệu quả (BVN 8/8/2022)-V.Dũng-ĐBQH: Ai phải chịu trách nhiệm về sự sa sút của Trường ĐH Tôn Đức Thắng? (GD 8/8/2022)-Vài khía cạnh về “tri thức hoá” trong lĩnh vực nông nghiệp (BVN 7/8/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Những con số báo động của ngành y tế tại Sài Gòn (BVN 7/8/2022)-Mai Lan-Đà Lạt đi trăm lần không chán, đến vạn lần vẫn mê (VNN 7/8/2022)-Sửa Luật Đất đai, xác định giá đất thế nào? (VNN 6/8/2022)-Làm ăn ‘lớt lớt’ sao khá nổi! (KTSG 6/8/2022)-Mục Nhĩ-Còn mãi hình tượng người lính cứu hoả và con chó (BVN 6/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Bài học chống lạm phát (KTSG 5/8/2022)-Lăng Kính-Vị vua cải trang làm thợ ở Hà Lan để học đóng tàu (VNN 5/8/2022)-Thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (BVN 5/8/2022)-Mạc Văn Trang-Ứng xử với tiền tệ và tài khóa khi lạm phát Việt Nam thấp bậc nhất thế giới (TVN 4/8/2022)-Tư Giang-Lao động Việt có nguy cơ "thua trên sân nhà" (BVN 4/8/2022)-Xuân Hinh-Cho cán bộ yếu kém từ chức, Hà Nội có nói và làm (TVN 3/8/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Đại học châu Á cải biên lễ phục tốt nghiệp phương Tây ra sao? (VNN 3/8/2022)-Sao phải ầm ĩ chuyện lễ phục tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế? (GD 2/8/2022)-Cao Nguyên-Bố đa đoan quá… (BVN 2/8/2022)-Nguyễn Huy Cường-Xót ruột, sốt ruột nào đủ? (BVN 2/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Báo VNExpress đứng về đâu trong cuộc chiến Nga – Ukraine? (BVN 2/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Vụ máu nữ sinh có nồng độ cồn (BVN 2/8/2022)-Đỗ Duy Ngọc-Doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu – Phình bong bóng nợ? (BVN 2/8/2022)-Nguyen Khan-Cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế (BVN 2/8/2022)-Vân Phong/KTSG-Để dập được lửa lạm phát… (KTSG 2/8/2022)-Phan Minh Ngọc-Yêu cầu báo cáo vụ Hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ tốt nghiệp (VNN 1/8/2022)- Tầm văn hóa nào? (BVN 1/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Kiên định kiểm soát lạm phát dưới 4% (TVN 31/7/2022)-Lan Anh-Thư cho con (BVN 31/7/2022)-Tưởng Năng Tiến-Có nên săn nhân tài như thế? (KTSG 31/7/2022)-TS Nguyễn Minh Hòa-Loa phường (BVN 31/7/2022)-Tạ Duy Anh-So với Thái, ta ở đâu? (BVN 31/7/2022)-Đỗ Ngà-Điểm phim "Honecker và ông Mục sư" (BVN 31/7/2022)-Nguyễn Thọ-
- Thư giãn: Khám phá dinh thự trăm năm tuổi, chứa nhiều 'báu vật' của công tử Bạc Liêu (VNN 8/8/2022)-Cầu treo không trụ, không dây văng vắt qua hẻm núi, tài xế 'gan hùm' mới dám đi qua (VNN 6/8/2022)-
Điểm chung đó là việc học hỏi kinh nghiệm của nước khác để xem xét, vận dụng vào quốc gia mình. Tất nhiên, sự thành bại ở mỗi nước lại không giống nhau.
Kể từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có 36 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đó cũng chính là 36 năm tự dò dẫm và học hỏi kinh nghiệm nước ngoài trên con đường phát triển.
Rất nhiều thứ mới lạ của kinh tế thị trường buộc phải học của nước ngoài, buộc phải cải cách kinh tế. Rồi đến lượt mình, cải cách kinh tế lại buộc nhiều thứ phải thay đổi theo, phải tiến hành nhiều cuộc cải cách khác như cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, cải cách giáo dục… Ngần ấy thứ cải cách là ngần ấy thứ phải học, phải tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài.
Đã có lúc khá nhiều đoàn cán bộ, công chức đi khảo sát, nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng tại nước ngoài. Kết quả thu được qua đó cũng có, nhưng những hạn chế, kém hiệu quả cũng không ít.
Rất nhiều đoàn đi cùng nghiên cứu một chủ đề, đoàn trung ương, đoàn địa phương, đoàn của các tổ chức chính trị - xã hội, nhưng hiểu cặn kẽ về chủ đề đó của nước ngoài lại rất bập bõm. Khá nhiều vấn đề đã được nghiên cứu tại các nước, nhưng câu trả lời cho một loạt câu hỏi vẫn còn chưa rõ.
Quốc hội của ta có gì giống nghị viện các nước, nghị viện Mỹ có gì khác nghị viện Anh, Đức? Sao có nước vừa Thượng viện và Hạ viện, mà có nước lại chỉ 1 viện? Có nhất thiết đại biểu Quốc hội của ta phải 100% là chuyên trách? Bộ trưởng của các nước có giống bộ trưởng của ta, sao họ là chính khách mà ở ta lại không hẳn?
Chính quyền địa phương của đa phần các nước tại sao lại là tự quản? Chính quyền địa phương của ta có tự quản được không? Tại sao đơn vị sự nghiệp công lập của ta lại buộc phải vươn lên tự chủ, tự lo kinh phí hoạt động? Đơn vị sự nghiệp công lập của nước ngoài có buộc phải tự kiếm tiền để tự lo hoạt động?
Vô vàn các câu hỏi được đặt ra.
Và vì vậy, câu chuyện học kinh nghiệm nước ngoài sao cho hiệu quả vẫn đang là vấn đề lớn đối với chúng ta. Trên thế giới có những ví dụ điển hình cho sự học hỏi thành công kinh nghiệm của nước ngoài đưa vào vận dụng trong nước. Pierre Đại Đế của nước Nga thế kỷ 17, 18 và Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bản thế kỷ 19 là những bằng chứng sống động cho câu chuyện này.
Kỳ 1: Pierre Đại Đế của nước Nga thế kỷ 17 và 18
Pierre I (1672-1725) là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của đế quốc Nga. Ông được tôn là Pierre Đại Đế và được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga. Ông đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng.
Hình tượng Pierre Đại Đế - vị hoàng đế cải cách của Nga
Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và trong một thời gian ngắn trở thành một đế quốc hùng cường. Ông đã đưa một nước Nga lạc hậu, đi sau các nước Tây Âu hàng trăm năm, trong một thời gian ngắn vươn lên thành một cường quốc khiến cho các nước châu Âu còn lại phải nể vì. Một trong các bằng chứng hùng hồn chính là việc nước Nga đã đủ sức giành chiến thắng trước 2 cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển.
Tại sao nước Nga có thể làm được điều đó? Một trong các câu trả lời nằm ở chính sự học hỏi kinh nghiệm nước ngoài của Pierre Đại Đế đưa vào vận dụng trong nước.
Cắt ngắn râu, bỏ tục mặc áo thụng
Trong 2 năm 1697 và 1698, Pierre Đại Đế đã tổ chức một Đại Phái bộ sứ thần của triều đình ra nước ngoài. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Sa hoàng ra nước ngoài, đứng đầu một phái bộ lớn với mục tiêu chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm của các nước Tây Âu với thời gian khoảng 18 tháng. Đây là cơ hội để Pierre Đại đế tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân và sự phát triển của xã hội Tây Âu.
Sa hoàng thường cải trang thành một người bình thường để dễ dàng thâm nhập thực tế. Ở Hà Lan, ông trực tiếp làm thợ, học cách đóng tàu. Ở Anh, ông cũng học cách đóng tàu và kinh nghiệm xây dựng hải quân. Đây là những kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng hải quân Nga sau này.
Ông học cách thức và kinh nghiệm xây dựng thành phố non trẻ Manchester mà sau này rất hữu ích cho việc xây dựng Saint Petersburg. Ông tham quan các nhà máy, trường học, viện bảo tàng, xưởng chế tạo vũ khí…
Ông học cách chế tạo đại bác của nước Phổ, dự các buổi họp của nghị viện Anh. Có thể nói, trong suốt 18 tháng trời, ông học hỏi bất kể điều gì về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế, quân sự, nhà nước… của các nước mà phái bộ ghé thăm. Phái bộ cũng đến Leipzig, Dresden và Vienna. Pierre Đại Đế đã nói chuyện với vua Ba Lan August II và Hoàng đế La Mã Thần thánh Leopold I.
Trở về nước năm 1698, Pierre bắt đầu triển khai những cải tổ đất nước theo đường hướng Tây Âu mà nổi bật là các chính sách, biện pháp sau:
- Người Nga có truyền thống để râu dài. Pierre hạ lệnh cắt ngắn râu. Để lệnh có khả năng thực thi, ông ban hành kèm theo biện pháp kinh tế. Người dân muốn để râu dài phải nộp 30 rouble, lãnh chúa và quan lại phải nộp 60 rouble, tầng lớp phú thương phải nộp 100 rouble.
- Tiếp theo, Pierre ra lệnh bỏ tục mặc áo thụng. Mặc áo thụng theo kiểu truyền thống của giới quý tộc làm trở ngại cho hoạt động của con người.
Ý nghĩa sâu xa của hai biện pháp trên giúp cho vẻ bề ngoài không có sự khác biệt lớn giữa người Nga và người Tây Âu. Quả là những biện pháp phù hợp trong triết lý đưa nước Nga lạc hậu vươn lên trên mọi phương diện cùng hòa đồng với các nước phát triển Tây Âu thời đó.
- Định ra quy tắc ứng xử nơi công cộng, ra lệnh cho phụ nữ không được nhuộm răng đen bằng bồ hóng, dạy người dân đổ rác ở những nơi chứa rác…
Đưa du học sinh đi Tây Âu, bắt buộc con em quý tộc phải giỏi 1 ngoại ngữ
- Áp dụng niên lịch theo Tây Âu. Trước đây người Nga dùng thứ lịch riêng, và năm mới thường bắt đầu vào 1/9. Việc này mang lại những bất tiện trong giao thương với Tây Âu. Ông quyết định phải thay đổi và bắt đầu theo lịch Tây Âu, đón năm mới theo lịch này.
Biểu tượng Pierre Đại Đế thành lập Saint Petersburg
- Cải cách chữ viết cho giản tiện hơn, bỏ những câu từ cổ, sáo rỗng.
- Xây dựng hàng loạt trường học mới dạy đủ các ngành khoa học như toán học, hàng hải, y học, xây dựng, đóng tàu, khai thác mỏ… Nhà nước phái du học sinh đến các nước Tây Âu để học tập. Quy định bắt buộc con em quý tộc đều phải đi học và phải giỏi 1 ngoại ngữ. Nếu không được như vậy sẽ bị tước đoạt quyền thừa kế. Thậm chí có quy định nếu học sinh không tốt nghiệp sẽ không được kết hôn. Pierre cũng cho phép con em dân thường được đi học. Ông cho dịch hàng ngàn cuốn sách khoa học kỹ thuật và lịch sử của các nước khác.
- Đưa rất nhiều người nước ngoài vào Nga để làm việc ở ngành đóng tàu, các nhà máy, xí nghiệp, phục vụ trong quân ngũ, dạy học, nghiên cứu khoa học…
- Xây dựng ở Moscow một bệnh viện nhân dân chữa bệnh miễn phí cho người dân và một y viện ngoại khoa có phòng mổ đầu tiên; ở tất cả các thành phố đều có nhà thuốc.
- Xây dựng Saint Petersburg là thành phố mang tính châu Âu nhất trong toàn bộ các đô thị của Nga.
- Xây dựng các bảo tàng, xưởng in, thư viện và kịch viện đầu tiên ở Nga. Năm 1724 trước khi qua đời, ông vẫn dốc tâm xây dựng Viện Khoa học Nga.
- Nhà nước chủ động đúc tiền. Trước đây, người dân Nga dùng đồng kopek, chất lượng và kích thước khác nhau. Khi cần tiền lẻ, người ta lấy dao chặt đồng kopek thành đồng lẻ.
Tham quan xưởng đúc tiền của Hoàng gia Anh, Pierre nhận thấy nhà nước phải kiểm soát và đúc tiền. Thế là ông cho đúc loại tiền bằng đồng to và đẹp hơn, cùng một kích thước để thay thế đồng kopek. Sau đó dùng bạc đúc ra đồng tiền có mệnh giá cao hơn, cứ 100 kopek đổi được 1 đồng đó. Và đó chính là đồng ruble.
- Xây dựng hải quân Nga. Trước triều đại Pierre Đại Đế, nước Nga không có hải quân, chỉ có một cảng biển thông ra bên ngoài, nhưng chỉ sử dụng được 6 tháng mỗi năm. Nước Nga bằng lòng với một đội thuyền đi trên sông, không hề biết đến ở các nước đã có thuyền buồm không những có thể đi xuôi gió mà còn đi ngược chiều gió.
Chuyến đi của phái bộ Nga đặc biệt ở Hà Lan và Anh đã giúp cho Pierre Đại Đế nhận ra sự cần thiết phải có nhiều cảng biển, phải có xưởng đóng tàu và trên hết phải có lực lượng hải quân hùng mạnh.
- Tổ chức lại bộ máy nhà nước. Pierre Đại Đế xóa bỏ Viện Duma quý tộc là cơ quan ngày càng bất mãn với những cải cách của ông. Ông xóa bỏ bộ máy nhà nước cồng kềnh, xây dựng một nhà nước tập quyền, lập ra Viện tham nghị gồm 9 thành viên do ông chỉ định và 9 hội đồng tiền thân của các bộ sau này có nhiệm vụ quản lý toàn quốc các lĩnh vực khác nhau.
Năm 1714, ông đích thân chủ trì soạn thảo và ban bố Quy định đẳng cấp của quan chức, chia quan chức văn, võ thành 14 bậc. Ông dựa vào trình độ, tài năng và đóng góp của các quan mà quyết định thăng hoặc giáng chức. Nhờ các cải cách này mà địa vị giới quý tộc cũ bị hạn chế, xuất hiện thêm một bộ phận quý tộc mới. Ông cũng bãi bỏ tước hiệu boyar, thiết lập hệ thống tước hiệu giống như Tây Âu.
Có thể nói, với những kinh nghiệm học hỏi từ các nước Tây Âu, Pierre Đại Đế đã áp dụng một cách phù hợp vào nước Nga và nhờ đó đã đạt được mục tiêu tạo ra một nước Nga hùng cường vươn lên ngang bằng nhiều nước Tây Âu đã phát triển đi trước mình hàng trăm năm.
(Bài viết có sử dụng một số tài liệu có liên quan)
MINH TRỊ THIÊN HOÀNG VỚI QUYẾT TÂM CANH TÂN NƯỚC NHẬT, HỌC BÊN NGOÀI ĐỂ VƯƠN LÊN
TS ĐINH DUY HÒA/TVN 6-8-2022
Minh Trị Thiên Hoàng đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, hùng cường, thoát nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
Vào thời điểm ông lên ngôi, Nhật Bản căn bản là một nước nông nghiệp lạc hậu, thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng từ hàng trăm năm trước, ngại và sợ nước ngoài, bị nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nga… buộc phải ký một loạt hiệp ước bất bình đẳng.
Cầu trí thức ở thế giới, tự lực, tự cường
Ngay trong “Năm lời tuyên thệ“ của ông khi làm lễ đăng quang Thiên Hoàng năm 1868 đã thể hiện quyết tâm canh tân đất nước, học hỏi bên ngoài để vươn lên:
- Mở ra hội nghị rộng rãi, trăm công ngàn việc đều lấy theo công luận mà quyết định;
- Trên dưới một lòng, ra sức sửa sang việc nước;
- Văn võ một đường, từ công khanh đến thứ dân, đều được toại chí, khiến cho lòng người hăm hở sốt sắng;
- Thảy bỏ hết những thói hư mối tệ chất chứa lâu đời, từ đây gắng gổ duy tân tự cường, hiệp theo công đạo của Trời Đất;
- Cầu trí thức ở thế giới, làm cho nước nhà trở lên mạnh lớn vẻ vang.
Minh Trị Thiên Hoàng đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, hùng cường
Năm 1871, Minh Trị cử một phái đoàn lớn đi nghiên cứu các nước phương Tây với 2 sứ mạng: một là đàm phán với các nước phương Tây để xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng mà Nhật Bản buộc phải ký trước đây; hai là tìm hiểu, học hỏi các nước phương Tây mang về áp dụng trong nước.
Phái đoàn đã đi với tổng thời gian khoảng 22 tháng, trong đó ở Mỹ lâu nhất - 10 tháng, còn lại là đến các nước như Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Ý… Trở về nước, phái đoàn đã trình lên Minh Trị câu trả lời cho sứ mạng thứ nhất là không thể thay đổi được các hiệp ước mà Nhật Bản đã ký với các nước phương Tây.
Con đường duy nhất mà Nhật Bản phải đi là vươn lên, tự lực, tự cường ngang bằng với các nước phương Tây, đến lúc đó mới có thể xóa bỏ các hiệp ước đó. Đồng thời, một loạt kiến thức, hiểu biết cũng như kinh nghiệm của các nước trên nhiều lĩnh vực đã được phái đoàn ghi nhận và sau này được Minh Trị cho áp dụng vào Nhật Bản, trong đó có đề xuất quan trọng là tổ chức nhà nước Nhật Bản nên theo mô hình đại nghị chế của Anh, Đức.
Năm 1882, một phái đoàn được cử đến các nước châu Âu để tham khảo hiến pháp và luật pháp của các nước này nhằm chuẩn bị cho việc soạn thảo một bản hiến pháp của Nhật Bản.
Bản thân Minh Trị cũng tự học và được các thầy của mình dạy, phổ biến khá nhiều kiến thức trên các lĩnh vực của các nước phương Tây như chính trị và luật pháp của nước Pháp, luật pháp của Đức…
Có thể nêu những chính sách, biện pháp cải cách thông qua học kinh nghiệm nước ngoài được Minh Trị Thiên Hoàng áp dụng như sau:
- Cắt tóc ngắn thay cho để tóc dài;
- Bãi bỏ chế độ ăn chay trong toàn dân, khuyến khích ăn thịt như người phương Tây để có sức khỏe và trí thông minh;
- Xóa bỏ lịch cũ, chuyển sang sử dụng lịch như các nước phương Tây, bỏ ăn tết theo âm lịch và chuyển sang đón năm mới theo dương lịch;
- Cử du học sinh sang các nước như Anh, Đức, Mỹ… học về chính trị, quân sự và kinh tế. Những người giỏi trở về nước tham gia vào việc giúp triều đình xây dựng và phát triển đất nước;
- Đưa vào áp dụng các tước vị như các nước phương Tây là Công, Hầu, Bá, Tử, Nam, dần hình thành một tầng lớp quý tộc mới trung thành với vua;
- Ban bố Hiến pháp năm 1889. Đây là bản Hiến pháp lấy hiến pháp của Phổ làm khuôn mẫu;
- Tổ chức nhà nước Nhật Bản theo hệ thống đại nghị, mà biểu hiện cụ thể là nhà nước quân chủ lập hiến giống như các nước như Anh, Đức; xây dựng chế độ nội các dập khuôn theo hình mẫu phương Tây;
- Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Người Phổ giúp Nhật Bản xây dựng quân đội, người Anh cho mượn tàu thuyền cùng chuyên gia đóng tàu;
Kết quả của công cuộc canh tân đất nước, của việc học kinh nghiệm nước ngoài đưa vào vận dụng trên rất nhiều lĩnh vực của xã hội đã góp phần đưa Nhật Bản vươn lên trở thành một cường quốc, thắng Trung Quốc trong cuộc chiến 1894, thắng Nga trong cuộc chiến 1904 và tất cả các hiệp ước bất bình đẳng trước đây với các nước phương Tây đã bị xóa bỏ.
Đôi điều đáng nói về học kinh nghiệm nước ngoài trong 2 cuộc canh tân đất nước dưới thời Pierre Đại Đế và Minh Trị Thiên Hoàng:
- Có nhiều sự giống nhau đến kỳ lạ giữa 2 cuộc cải cách, canh tân đất nước, mặc dù khoảng cách về thời gian là khoảng 2 thể kỷ: từ những thay đổi nếp sống hàng đời nay của người dân như bỏ để râu dài, cắt tóc ngắn, bỏ áo thụng, ăn thịt, cho đến học nước ngoài trong phát triển kinh tế, giáo dục, xây dựng quân đội cho đến tổ chức nhà nước…
- Học nước ngoài vận dụng vào trong nước, nhưng về cơ bản hồn cốt dân tộc, đất nước vẫn được bảo tồn và gia tăng giá trị trong quá trình phát triển đi lên;
- Tầm nhìn người lãnh đạo cao nhất là bảo đảm cho đường hướng phát triển chuẩn, là bảo đảm cho việc vận dụng kinh nghiệm, tri thức của nước ngoài vào trong nước;
- Cả Pierre Đại Đế và Minh Trị Thiên Hoàng đều có một triết lý giống nhau, đó là cái gì của Tây Âu, của thế giới đã chuẩn mà hợp ta thì cứ việc theo, đỡ được rất nhiều thứ lòng vòng, không cần thiết phải làm trong quá trình vận dụng.
(Bài viết có sử dụng một số tài liệu có liên quan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét