ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ukraine yêu cầu tướng lĩnh không làm lộ chiến thuật, Nga mất hơn 20 chiếc Su-35 (VNN 12/8/2022)-Kẻ bắt giữ con tin ở Lebanon trở thành 'người hùng bất đắc dĩ' (VNN 12/8/2022)-Nhà nước cảnh sát mới của Putin (BVN 12/8/2022)-Ukraine nói Nga mất 9 máy bay quân sự sau loạt vụ nổ tại Crưm (VNN 11/8/2022)-Phản ứng của bà Pelosi về lệnh trừng phạt từ Trung Quốc (VNN 11/8/2022)-Nga chẳng thể nào thắng nổi cuộc chiến này (BVN 11/8/2022)-Phan Châu Thành-Ông Trump cáo buộc Tổng thống Joe Biden biết trước vụ đột kích dinh thự (VNN 10/8/2022)-Những tín hiệu sau cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ - Trung (VNN 10/8/2022)-Vì sao Nga không vô hiệu hóa hoàn toàn GPS ở Ukraine? (VNN 10/8/2022)-Ukraine hé lộ mối đe dọa châu Âu, Mỹ nói lính Nga được huấn luyện dùng UAV Iran (VNN 10/8/2022)-Quan hệ Mỹ - Việt đang khởi sắc hay có nốt trầm bế tắc? (BVN 10/8/2022)-BBC-Những hình ảnh Đài Loan chuẩn bị cho cuộc sống dưới lòng đất (VNN 9/8/2022)-Ông Zelensky cầu cứu cựu Tổng thống Mỹ, kêu gọi phương Tây cấm người Nga nhập cảnh (VNN 9/8/2022)-Sa lầy Ukraine, Kremlin tiếp tục bưng bít số tử vong (BVN 9/8/2022)-Lê Tây Sơn-Nga bị tố tăng lực lượng ở Belarus, Ukraine cảnh báo Moscow không trưng cầu dân ý sáp nhập (VNN 8/8/2022)-Lý giải chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi (BVN 8/8/2022)-Nguyễn Quang Dy-Trung Quốc “tiến thoái lưỡng nan” khi giải quyết chuyện Đài Loan (BVN 8/8/2022)-Hoàng Vũ-Mùa Đông 1941 của Hitler và mùa Đông 2022 của Putin có gì khác? (VNN 7/8/2022)-Việt Linh-Chiến sự Ukraine trong ngày 7/8/2022 (BVN 7/8/2022)-Sức mạnh tên lửa hành trình Hùng Phong IIE của Đài Loan (VNN 7/8/2022)-Ukraine nhận vũ khí mới, rộ tin Mỹ viện trợ thêm 1 tỷ USD cho Kiev (VNN 7/8/2022)-
- Trong nước: Trách nhiệm người đứng đầu qua sai phạm ở Hải Dương (VNN 12/8/2022)-Xem xét kỷ luật Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng do liên quan đến Việt Á (VNN 11/8/2022)-Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang buông lỏng lãnh đạo để xảy ra một số vi phạm (GD 11/8/2022)-19 hành vi tiêu cực: Tổ chức tiệc đình đám chỉ là cái cớ để vụ lợi (VNN 11/8/2022)-Bộ Công an nhận trách nhiệm về hộ chiếu mới, đang điều tra vụ bán 30 triệu dữ liệu cá nhân (VNN 10/8/2022)-Vụ Hồng Đăng - Hồ Hoài Anh: Từ sụp đổ hình ảnh tới 'phong sát'? (VNN 9/8/2022)-Hai nghệ sĩ bị cáo buộc hiếp dâm ở Tây Ban Nha đã về Việt Nam (VNN 8/8/2022)-Nữ đại gia từng ngủ nghĩa địa xây khách sạn, nuôi trăm trẻ bị bỏ rơi (VNN 6/8/20220-Bán rẻ đất công cho mẹ Cường ‘đô la’, ông Tất Thành Cang tiếp tục bị truy tố (VNN 3/8/2022)-Hà Nội xét khen thưởng, truy tặng 3 chiến sĩ cứu hỏa hy sinh dũng cảm (VNN 2/8/2022)-Phố Chùa Láng ngày đội trưởng phòng cháy chữa cháy không về (VNN 2/8/2022)-Ông Lê Tùng Vân kháng cáo (VNN 29/7/2022)-Một bị can vụ Tịnh thất Bồng Lai ra đầu thú (VNN 28/7/2022)-Phê chuẩn Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên (GD 27/7/2022)-Khởi tố nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh và 5 bị can (GD 25/7/2022)-Liệt sĩ chưa xác định danh tính cần được lưu giữ ADN càng sớm càng tốt (VNN 25/7/2022)-Bắt cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa liên quan dự án 'đất vàng giá bèo' (VNN 24/7/2022)-Tổng Bí thư gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu toàn quốc (GD 23/7/2022)-Bắt cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Xuân Thanh (VNN 23/7/2022)-
- Kinh tế: Mưa kéo dài gây ngập các ngả đường Hà Nội, xe máy đi vào ngõ cũng không thoát (VNN 12/8/2022)-Đói đơn hàng, thị trường xuất khẩu đang xấu đi (VNN 12/8/2022)-Nhà thuốc uy hiếp, 'không cho con này thoát' khi khách đem trả thuốc mua giá chặt chém (VNN 12/8/2022)-Thêm hơn 5.000 tỷ đồng, nhà băng của nữ tỷ phú đô la có vốn tỷ USD (VNN 12/8/2022)-Ông chủ vũ trường New Century sắp hầu tòa vụ thâu tóm đất vàng ở Bình Dương (VNN 12/8/2022)-Bà lão ra nghĩa địa dựng nhà trên 5 mộ người thân, khách lạ rùng mình (VNN 12/8/2022)-'Ăn vạ' giá xăng dầu quá lâu, rau thịt nay mới bớt đắt đỏ (VNN 12/8/2022)-Hàng loạt cây sầu riêng đang cho thu hoạch bị cưa hạ (VNN 12/8/2022)-Tiêu 36 tỷ một ngày, thiếu gia nức tiếng Sài thành giàu cỡ nào? (VNN 12/8/2022)-Cuộc chiến sản xuất chip đến hồi gay cấn (KTSG 12/8/2022)-Để Phú Quốc không chỉ là nơi của bất động sản nghỉ dưỡng (KTSG 12/8/2022)-Cần đánh thuế hỗn hợp với mặt hàng thuốc lá (KTSG 12/8/2022)-Nội thất The One: Bước chuyển mình đầy ấn tượng của thương hiệu nội thất quốc dân (KTSG 12/8/2022)-Hơn 640 ngàn lượt sử dụng ETC tại TPHCM trong tuần đầu triển khai (KTSG 11/8/2022)-Hàng hóa phục vụ mùa Trung thu tăng giá, phong phú và đa dạng (KTSG 11/8/2022)-
- Giáo dục: Sớm phê chuẩn quy chế về tổ chức và hoạt động riêng cho từng đại học đa lĩnh vực (GD 12/8/2022)-Thanh Hóa thiếu hơn 6.000 giáo viên nhưng mới được phân bổ 1.681 chỉ tiêu (GD 12/8/2022)-Thiếu nhiều giáo viên nhưng khi tuyển dụng biên chế lại rất ít thí sinh tham gia (GD 12/8/2022)-Năm học vừa qua ngành GD đạt nhiều kết quả, điều trăn trở nhất vẫn là đội ngũ GV (GD 12/8/2022)-Nhiều thí sinh lầm tưởng học Lâm nghiệp xong sẽ đi bảo vệ rừng cả đời (GD 12/8/2022)-Khi nào giáo viên đi học chứng chỉ tích hợp không phải đóng tiền? (GD 12/8/2022)-Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19 (GD 12/8/2022)-Giao thông đi lại hạn chế khiến trường vùng cao khó tuyển dụng dẫn tới thiếu GV (GD 12/8/2022)-6 địa phương công bố lịch tựu trường năm học 2022-2023 (GD 12/8/2022)-NXB Giáo dục lập đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh, học sinh mua sách giáo khoa (GD 12/8/2022)-Trường ĐH đột ngột hủy kết quả trúng tuyển của thí sinh, Bộ GD-ĐT nói gì ? (VNN 12/8/2022)-
- Phản biện: Singapore - bậc thầy về tuyển chọn, cử người ra nước ngoài học tập (TVN 12/8/2022)-Phạm Mạnh Hùng-Mặt nào của văn hóa - đạo đức xuống cấp? (BVN 12/8/2022)-Chu Mộng Long-Người tài không bỏ việc, chỉ rời bỏ sếp kém (TVN 11/8/2022)-Đỗ Ngô Trần-Từ cuốn hộ chiếu thiếu mục nơi sinh, nghĩ tới tờ lý lịch và cái giấy căn cước (BVN 11/8/2022)-Nguyễn Thông-Một tử tù – ba đời Chủ tịch nước (BVN 10/8/2022)-Mai Quốc Ấn-Làm sao giải bài toán hòa nhập cho lao động di cư lên thành phố? (BVN 10/8/2022)-Sơn Nguyễn/DT-Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơ sở nào để nói CPI sai? (VNN 9/8/2022)-Nông dân thì vẫn bấp bênh (BVN 9/8/2022)-KTSG-Tránh rủi ro pháp lý trong ngành dữ liệu và phân tích dữ liệu (BVN 9/8/2022)-Đặng Thế Đức-Vì sao con người ta ngu lâu? (BVN 9/8/2022)-Nguyễn Kim Chi-Điều 4 Hiến pháp-Đảng phải chịu trách nhiệm cụ thể ra sao trước nhân dân về những quyết định của mình? (*) (BVN 8/8/2022)-Định Tường-Để kế hoạch làm 1,3 triệu căn nhà ở xã hội của doanh nghiệp về đích hiệu quả (BVN 8/8/2022)-V.Dũng-ĐBQH: Ai phải chịu trách nhiệm về sự sa sút của Trường ĐH Tôn Đức Thắng? (GD 8/8/2022)-Vài khía cạnh về “tri thức hoá” trong lĩnh vực nông nghiệp (BVN 7/8/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Những con số báo động của ngành y tế tại Sài Gòn (BVN 7/8/2022)-Mai Lan-Đà Lạt đi trăm lần không chán, đến vạn lần vẫn mê (VNN 7/8/2022)-Sửa Luật Đất đai, xác định giá đất thế nào? (VNN 6/8/2022)-Làm ăn ‘lớt lớt’ sao khá nổi! (KTSG 6/8/2022)-Mục Nhĩ-Còn mãi hình tượng người lính cứu hoả và con chó (BVN 6/8/2022)-Lưu Trọng Văn-Bài học chống lạm phát (KTSG 5/8/2022)-Lăng Kính-Vị vua cải trang làm thợ ở Hà Lan để học đóng tàu (VNN 5/8/2022)-Thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (BVN 5/8/2022)-Mạc Văn Trang-Ứng xử với tiền tệ và tài khóa khi lạm phát Việt Nam thấp bậc nhất thế giới (TVN 4/8/2022)-Tư Giang-
- Thư giãn: Đến Côn Đảo, tận mắt xem rùa biển quý hiếm lên bờ đào tổ, đẻ trăm trứng giữa đêm (VNN 12/8/2022)-Khám phá dinh thự trăm năm tuổi, chứa nhiều 'báu vật' của công tử Bạc Liêu (VNN 8/8/2022)-
Thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, thay vì lấy ngân sách cử đi đào tạo tốn kém mà nhiều khi hiệu quả chưa tương xứng, nên chăng để cho xã hội tự cung ứng.
Nhà nước tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, cạnh tranh công bằng cho mọi người cũng như linh hoạt thu hút nhân tài bằng nhiều hình thức phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân sử dụng nhân tài.
Ở đâu đội ngũ nhân tài cũng luôn là lực lượng lao động đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trao cơ hội và làm cho nhân tài phát triển chính là trực tiếp nâng tầm sức mạnh đất nước, bộ máy công quyền và các tổ chức xã hội, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngại cấp trên bảo thủ khó tiếp nhận cái mới
Ở nước ta, hầu hết tỉnh thành đều có chính sách và đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Không chỉ vậy, nhiều cơ quan và doanh nghiệp nhà nước cũng có hẳn cơ chế thu hút nhân tài và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Ảnh minh họa
Thế nhưng lại có một nghịch lý, người tài đi theo diện được trải thảm đỏ ở một số nơi chỉ sau một thời gian thì xin nghỉ việc, người được đưa đi đào tạo và sau khi tốt nghiệp được bố trí công việc cũng xin nghỉ hoặc chuyển công tác ra ngoài cơ quan nhà nước. Điển hình ở TP Đà Nẵng, nhiều thạc sĩ, tiến sĩ được cử đi học bài bản ở nước ngoài bằng tiền ngân sách về làm việc ở các cơ quan một thời gian rồi bỏ việc, chấp nhận đền bù chi phí đào tạo.
Người viết từng làm việc với một tập đoàn lớn của nước ngoài, nơi có nhiều nhân sự là du học sinh người Việt Nam được đào tạo bài bản. Qua tiếp xúc được biết phần lớn trong số đó cũng muốn làm việc cho cơ quan nhà nước nhưng ngoài chuyện lương thấp, họ còn e ngại môi trường thiếu chuyên nghiệp, nền tảng cũ sẽ khó phát triển ý tưởng, cấp trên bảo thủ khó tiếp nhận cái mới.
Thực tế, nhiều người sau khi tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài trở về phục vụ quê hương theo kêu gọi và hứa hẹn của lãnh đạo. Chỉ một thời gian sau, họ không thể bám trụ ở cơ quan nhà nước vì sử dụng nhân sự không phù hợp khả năng, giao việc không đúng sở trường, chưa tạo cơ hội phát triển.
Trong khi đó, nhiều nơi tuyển dụng người chưa đáp ứng yêu cầu, qua quan hệ thân quen gửi gắm, chạy chọt bằng tiền… Nhiều trường hợp tuyển dụng rồi cho đi học để lấy bằng cấp bổ túc hồ sơ, hợp thức hóa công việc.
Tạo cơ hội đồng đều cho mọi ứng viên
Hiện nay có nhiều người Việt Nam được đào tạo bài bản ở nước ngoài, đạt thành tựu nhất định. Nhiều người trong số này, khi có điều kiện, sẵn sàng đóng góp cho quê hương đất nước. Một quốc gia hơn 90 triệu dân như nước ta, ngay từ trong nước chắc cũng không thiếu nhân tài.
“Chiêu hiền đãi sĩ” dựa vào học vị nào là tiến sĩ, thạc sĩ để đãi ngộ có thể không sai, vì phải có cái gì đó căn cứ làm chính sách. Nhưng có lẽ chưa đủ, liệu những người có học vị ấy đều là nhân tài thật sự? Thực tế không biết bao luận án tiến sĩ, thạc sĩ phải cất kỹ trong tủ không bao giờ đưa ra ứng dụng.
Mỗi năm nước ta có thêm hàng vạn tiến sĩ, thạc sĩ, trong số đó ai thật ai giả rất khó kiểm chứng. Chưa ở đâu xuất hiện nhanh và nhiều bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ như nước ta nhưng chỉ số cạnh tranh về nghiên cứu khoa học, sáng kiến lại thua xa các nước trên thế giới.
Thực tế, người muốn vào làm cho khu vực nhà nước chưa thấy một quy trình tuyển dụng minh bạch, công bằng để tin tưởng và theo đuổi. Nhà nước đang chịu thua thiệt so với tư nhân trong việc thu hút, sử dụng nhân tài vì môi trường làm việc không nhiều thử thách, lắm khi sự đúng đắn không được nhìn nhận, lại dễ dàng tuyển người không thích hợp.
Doanh nghiệp tư nhân thì không bao giờ để lãng phí nhân tài hay dễ dàng tuyển những người không làm được việc, vì làm như thế chẳng khác nào tự hại mình.
Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần chi phí trả cho nhân tài
Chuyện thu hút, sử dụng nhân tài không thể một ngành hay đơn vị nào đó làm nổi mà phải là tầm chiến lược, tầm nhìn phát triển bằng chính sách chung.
Đã tới lúc dỡ bỏ các rào cản để người tài, nhân lực chất lượng cao tham gia giữ chức vụ quan trọng ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước. Cần công khai nhu cầu, đối tượng tuyển dụng. Tạo cơ hội đồng đều cho mọi ứng viên bằng cách tổ chức thi tuyển cạnh tranh chọn người để bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý, điều hành. Đối tượng dự thi ngoài đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, nên mở rộng ra cho Việt kiều, du học sinh Việt Nam.
Tùy theo lĩnh vực mà có thể mời gọi cả người nước ngoài như lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y tế, giáo dục và đào tạo... Nhân tố này sẽ là luồng gió mới và giải pháp chống các bệnh trì trệ, xơ cứng, bảo thủ, chủ quan duy ý chí trong bộ máy nhà nước, đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, phải nhường chỗ cho người khác.
Tập hợp nhiều thành phần đến với mình cũng là chiến lược chiêu hiền, khâu quan trọng để phát hiện, sử dụng nhân tài. Nên linh hoạt thu hút nhân tài như tạo diễn đàn gọi thầu công khai các đề tài sẽ nghiên cứu hay giải pháp cho những vấn đề quan trọng, hóc búa để mời làm tư vấn, hiến kế, giải quyết.
Cải cách thể chế, đổi mới quy trình lãnh đạo và quản lý sao cho tạo điều kiện để nhân tài phát huy hết khả năng. Như ở lĩnh vực kinh tế, người quản lý hoặc điều hành không nhất thiết là công chức, không chỉ nghĩ đến làm tốt công việc được giao phó mà phải mang đầu óc tầm vóc một doanh nhân chấp nhận rủi ro sử dụng đồng vốn để phát triển và sẵn sàng chuyển đổi hướng đầu tư, sản xuất nhằm tạo giá trị lớn có lợi nhuận cao hơn.
Thu hút nhân tài cho hiệu quả phải là cả một quá trình gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu rõ ràng, nhu cầu thiết thực từng lĩnh vực phù hợp với nơi tuyển dụng, sắp xếp việc làm. Một khi tổ chức, cá nhân chủ động tìm kiếm và sẵn sàng bỏ một phần tiền túi để mời nhân tài cùng các ràng buộc bằng hợp đồng, hẳn sẽ có cách sử dụng thiết thực để có lợi nhất.
Đây còn là cơ hội cho các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước tự chủ tài chính để hoạt động trong việc thu hút nhân tài. Nhà nước tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, cạnh tranh công bằng cho mọi người. Nhà nước tạo điều kiện về chính sách và cơ chế, thủ tục sao cho nhanh gọn và thuận lợi, ưu đãi cho vay vốn lãi suất thấp, chỉ nên hỗ trợ một phần chi phí trả cho nhân tài và phần còn lại nơi sử dụng tự chịu.
Cần lắm một bộ khung chuẩn với số lượng thành phần nhân tài để biết sẽ làm công việc nào và tham gia vào các dự án cụ thể như nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội.
Người sử dụng nhân tài phải vì lợi ích chung, có toàn quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm. Đặc biệt, không bị ràng buộc bởi ý kiến chỉ đạo hay các quy định chồng chéo, phải có khả năng thuyết phục và bản lĩnh chấp nhận thử nghiệm những ý tưởng mới, không tư lợi. Bởi lẽ thực tế, nhân tài không rời bỏ công việc mà chỉ rời bỏ người quản lý yếu kém.
Đỗ Ngô Trần
SINGAPORE-BẬC THẦY VỀ TUYỂN CHỌN, CỬ NGƯỜI RA NƯỚC NGOÀI
HỌC TẬP
PHẠM MẠNH HÙNG/ TVN 12-8-2022
Một trong những đặc điểm đặc sắc trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Singapore là chế độ học bổng mở cho cả đối tượng bên ngoài hệ thống công vụ. Nước này tuyển chọn từ nhóm những sinh viên xuất sắc nhất ở các trường rồi cử đi du học ở đại học danh tiếng của thế giới, sau đó về làm việc cho nhà nước.
Học bổng chính phủ của Singapore không dành riêng cho những người đang làm trong hệ thống nhà nước mà mở cho mọi người đủ điều kiện tham gia cạnh tranh. Ảnh minh họa
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nhấn mạnh rằng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các nước tiên tiến là rất quan trọng vì không chỉ học từ kiến thức sách vở mà còn học cách thích ứng với một hệ thống quản lý khác, một nền văn hóa của dân tộc khác. Trong môi trường như vậy, các nhà lãnh đạo phải học cách ứng phó với sự thay đổi và khác biệt của cuộc sống.
Tuyển chọn kỹ lưỡng trên phạm vi rộng
Trên tinh thần đó, ngay từ năm 1962, Singapore đã cấp học bổng để tuyển dụng những người sau này sẽ đảm đương trọng trách trong khu vực công.
Hàng năm, Ủy ban Dịch vụ công cấp khoảng 60 suất học bổng để thu hút những người có tài năng, đảm bảo đủ nhân lực chất lượng cao làm việc trong các cơ quan công quyền, đồng thời để tạo nguồn bổ sung, thay thế những người chuyển sang khu vực khác hoặc nghỉ hưu. Sau đó, chính phủ thiết lập hàng loạt chương trình học bổng du học nước ngoài như học bổng chính phủ, học bổng tổng thống, học bổng nhân văn…
Khác với nhiều nước, học bổng chính phủ của Singapore không dành riêng cho những người đang làm trong hệ thống nhà nước mà mở cho mọi người đủ điều kiện tham gia cạnh tranh. Nguồn chính là sinh viên xuất sắc nhất của những trường danh tiếng.
Các ứng viên phải vượt qua quá trình sàng lọc hết sức kỹ lưỡng do Ủy ban Dịch vụ công tiến hành. Ủy ban này nghiên cứu rất kỹ hồ sơ của ứng viên gồm báo cáo kết quả học tập, báo cáo đánh giá của hiệu trưởng, hoạt động xã hội và đánh giá tâm lý của ứng viên. Vượt qua vòng hồ sơ, các ứng viên phải trải qua vòng phỏng vấn, đa số du học tại các trường đại học danh tiếng như Oxford, Cambridge, Harvard...
Sau khi tốt nghiệp, họ phải về nước làm việc cho bộ máy công quyền trong một thời gian xác định, tối thiểu thường là 4-6 năm. Họ được bố trí làm việc ở bộ phận công chức hành chính. Đây là bộ phận đỉnh tháp trong trật tự thứ bậc hành chính ở các bộ, gồm một đội ngũ công chức hành chính ưu tú nòng cốt gần 300 người với sứ mệnh dẫn dắt nền công vụ, xây dựng và lãnh đạo việc thực thi chính sách quốc gia cũng như tư vấn, tham mưu cho chính khách… Đó là một vinh dự vô cùng lớn, họ được hưởng lương thưởng thỏa đáng và sự tôn trọng của dân chúng cùng một tiền đồ sáng lạn.
Rèn luyện trong môi trường thực tiễn đa dạng, phức tạp
Họ lại phải trải qua “đánh giá sàng lọc” nhưng lần này là qua thực tiễn công việc để chọn ra những nhà lãnh đạo sáng giá cho đất nước. Ông Lý Quang Diệu cho rằng phương pháp sàng lọc gồm các báo cáo đánh giá và một cuộc phỏng vấn mới chỉ chính xác 60-70%. Hơn nữa, việc phát hiện nhân tài ở độ tuổi 18-19 rất khó vì mới chỉ đánh giá về học lực, trí thông minh, trong khi cần phải đánh giá cả những nhân tố như lòng say mê, nhiệt huyết, động cơ làm việc, sự cân bằng trong cuộc sống...
Các ứng cử viên được đánh giá toàn diện từ thực tiễn để thể hiện khả năng giải quyết các công việc nhà nước vốn rất đa dạng và phức tạp. Căn cứ vào kết quả, sự đóng góp thực tế cũng như tiềm năng phát triển, họ sẽ được bố trí phù hợp. Đa số được bổ nhiệm vào ngạch hành chính và thăng tiến theo qui trình thông thường.
Những cá nhân được đánh giá là đặc biệt xuất sắc, triển vọng phát triển thì được bồi dưỡng, rèn luyện để nhanh chóng trở thành cán bộ lãnh đạo hàng đầu trong nền công vụ, như thứ trưởng thường trực ở các bộ, thậm chí có thể là bộ trưởng nếu là nghị sĩ quốc hội.
Họ được luân chuyển đảm nhiệm các chức trách ở nhiều bộ phận khác nhau trong khu vực công nhằm đảm bảo có năng lực toàn diện, tầm nhìn bao quát và các kỹ năng quản trị cần thiết cho việc xây dựng chính sách, đồng thời cũng để đánh giá, rèn luyện ở các hoàn cảnh công việc khác nhau, đảm bảo có thể đáp ứng tốt vị trí lãnh đạo cấp cao trong nền công vụ.
Cụ thể, chính phủ Singapore thiết lập "lộ trình sự nghiệp kép". Ban đầu, các công chức hành chính đã đi du học được phân công quản lý một lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn thuần túy. Sau vài năm, họ được luân chuyển sang vị trí quản lý cao cấp để điều hành các vấn đề mang tính vĩ mô và hưởng lương cao đặc biệt. Thông thường, họ sẽ được bổ nhiệm vào vị trí thứ trưởng thường trực phụ trách bộ máy công chức của một bộ ở độ tuổi 30 và thuộc đội B - hỗ trợ chuyên môn cho các bộ trưởng thuộc đội A, là các nhà lãnh đạo chính trị được bổ nhiệm, thường trong độ tuổi 40.
Các thứ trưởng thường trực làm việc trong nhiệm kỳ cố định 10 năm để bảo đảm sự ổn định cho hệ thống công chức. Nhưng cũng có một số người nhanh chóng trở thành bộ trưởng nếu là nghị sĩ quốc hội và ứng cử vào nội các.
Năm 2009, có tới 16/20 thứ trưởng là người nhận học bổng chính phủ. Điều này cho thấy hiệu quả của biện pháp cấp học bổng để có nhân tài ưu tú cho nền công vụ của Singapore. Không chỉ vậy, các nhà lãnh đạo chính trị hiện nay, từ Thủ tướng Lý Hiển Long đến Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Lim Hong Kiang, Ngoại trưởng George Yeo và Bộ trưởng Quốc phòng Teo Chee Hean đều từng nhận học bổng du học.
Song không phải cứ được gia nhập đội ngũ công chức hành chính là chắc chân, ấm thân cả đời bởi lẽ ở độ tuổi 35-36, họ phải trải qua sự sàng lọc vô cùng khắc nghiệt và được đánh giá về triển vọng nghề nghiệp. Nếu kết quả cho thấy tiềm năng của họ thấp hơn so với năng lực của các thứ trưởng thường trực hiện thời thì sẽ bị yêu cầu rời khỏi hệ thống công chức hành chính để nhường chỗ cho những người tài giỏi hơn, nhằm bổ sung sinh khí mới, giúp hệ thống vận hành hiệu quả hơn.
Như vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các nước tiên tiến là một quá trình gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ tuyển chọn, cử đi học và sử dụng. Đặc biệt, đảo quốc không giới hạn đối tượng tuyển chọn là cán bộ đang làm trong hệ thống nhà nước mà mở cho cả đối tượng bên ngoài.
Do vậy, chính phủ Singapore có thể tuyển được những người xuất sắc nhất trên phạm vi rộng, tạo cơ hội cho con em nhà nghèo nhưng có khả năng được học tập ở nước ngoài và cống hiến cho đất nước. Những sinh viên giỏi được nhận học bổng của chính phủ trở thành công chức trẻ triển vọng và có nhiều cống hiến xuất sắc, sau đó bước chân vào chính trường, trở thành những bộ trưởng giỏi giang.
PMH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét