ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: "Quốc hội Việt Nam luôn hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác kinh tế với Anh" (GD 30/6/2022)-ASEAN trong vòng xoáy quan hệ Mỹ - Trung (VNN 30/6/2022)-Ukraine 'nhận lại' 144 binh sĩ, ông Putin phủ nhận tấn công trung tâm thương mại (VNN 30/6/2022)-Chủ tịch Quốc hội đến London, bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Anh (GD 29/6/2022)-Thổ Nhĩ Kỳ mở đường cho Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO (VNN 29/6/2022)-G7 tuyên bố sẽ khiến Nga 'trả giá', Ukraine bác cáo buộc chứa vũ khí trong khu dân sự (VNN 29/6/2022)-Các quốc đảo Thái Bình Dương trong ‘vòng ngắm’ của Trung Quốc (VNN 28/6/2022)-Trung tâm mua sắm trúng tên lửa, Tổng thống Ukraine đặt mốc chấm dứt giao tranh (VNN 28/6/2022)-Chủ tịch Quốc hội gặp mặt cộng đồng người Việt Nam tại Hungary (GD 27/6/2022)-'Anh hùng' đặc biệt của người Ukraine chống quân Nga (VNN 27/6/2022)-G7 nhất trí hỗ trợ Ukraine vô thời hạn, duy trì trừng phạt Nga (VNN 27/6/2022)-Suy thoái kinh tế và Zero Covid đe dọa tham vọng toàn cầu của Trung Quốc (VNN 26/6/2022)-Ukraine tuyên bố Severodonetsk thất thủ, Nga sẽ gửi tên lửa cho Belarus (VNN 26/6/2022)-Lý do Nga 'đứng ngoài' hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (VNN 26/6/2022)-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Hungary (GD 25/6/2022)-Đổ nát ở thành phố miền đông Ukraine, Kiev lệnh rút quân khỏi 'chảo lửa' Severodonetsk (VNN 25/6/2022)-Vì sao Trung Đông không đứng về phía Mỹ trong xung đột Nga - Ukraine? (VNN 25/6/2022)-Moscow lên án EU cấp tư cách ứng viên cho Ukraine, Kiev phát hiện đường dây gián điệp Nga (VNN 25/6/2022)-Ông Kim Jong Un yêu cầu 'tăng cường răn đe chiến tranh' (VNN 24/6/2022)-Nga tuyên bố trả nợ nước ngoài bằng đồng Rúp (VNN 24/6/2022)-Ukraine chính thức nhận tư cách ứng viên EU, Mỹ viện trợ thêm cho Kiev (VNN 24/6/2022)-Ukraine nhận pháo của Đức, G7 sắp bàn ‘kế hoạch Marshall’ cho Kiev (VNN 23/6/2022)-Hàng loạt tàu chiến Nga, Trung Quốc xuất hiện gần Nhật Bản (VNN 23/6/2022)-Ukraine tấn công đảo Rắn, mất nhiều làng ở phía đông vào tay Nga (VNN 22/6/2022)-Hàng chục chiến cơ Trung Quốc đại lục bay ngang vùng trời Đài Loan (VNN 22/6/2022)-Ukraine gặp khó khăn ở miền đông, Nga cho triệu đại sứ EU (VNN 21/6/2022)-Ukraine nói lính Syria đầu quân cho Nga, Crưm tố Kiev tấn công giàn khoan dầu (VNN 21/6/2022)-Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mozambique (GD 20/6/2022)-Sức mạnh hai hệ thống phòng không Nga bố trí tại Đảo Rắn (VNN 20/6/2022)-NATO cảnh báo cuộc chiến Ukraine sẽ kéo dài, tên lửa Nga bắn trúng nhà máy khí đốt (VNN 19/6/2022)-Ông Zelensky tin Ukraine trụ vững, Nga có khả năng gửi thêm quân tới Severodonetsk (VNN 19/6/2022)-Công nghệ làm nên phép màu Israel (VNN 18/6/2022)-Hải quân Ukraine tấn công tàu Nga ở Biển Đen (VNN 18/6/2022)-Thủ tướng Anh lần thứ 2 bất ngờ công du Ukraine (VNN 18/6/2022)-
- Trong nước: Tổng Bí thư chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm phòng chống tham nhũng, tiêu cực (GD 30/6/2022)-Lý do hoãn phiên tòa xử ông Lê Tùng Vân và nhóm người ở 'Tịnh thất Bồng Lai (VNN 30/6/2022)-Phòng chống tham nhũng không chịu bất cứ tác động không trong sáng nào (VNN 30/6/2022)-Khánh Ly hát 'Gia tài của mẹ' chưa xin phép, BTC đêm nhạc bị mời làm việc (VNN 30/6/2022)-Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo kết luận thanh tra Báo Pháp luật Việt Nam (GD 29/6/2022)-Báo chí mạnh dạn tham gia giải quyết các vấn đề lớn của đất nước (VNN 27/6/2022)-Quy chế làm việc của Chính phủ (GD 25/6/2022)-Ban hành 4 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII (GD 25/6/2022)-Bắt tạm giam 2 cựu Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai (GD 25/6/2022)-Cách chức chủ tịch hội phụ nữ quan hệ bất chính với chủ tịch xã (VNN 25/6/2022)-Bộ Ngoại giao thông tin về việc bắt giữ và xét xử bà Ngụy Thị Khanh (VNN 24/6/2022)-Ông Nguyễn Đức Chung và quyết định khôn ngoan vào phút chót (VNN 23/6/2022)-được giảm 3 năm tù-Cảnh cáo Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam Lê Minh Chuẩn (GD 22/6/2022)-Xem xét kỷ luật Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Huỳnh Tấn Việt (GD 22/6/2022)-Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật ông Nguyễn Thành Phong (GD 22/6/2022)-Tạm giam thêm 2 tháng với bà Nguyễn Phương Hằng (VNN 22/6/2022)-Nhà báo cần hướng tới chuyên sâu, chuyên biệt, luôn tìm tòi sáng tạo (GD 21/6/2022)-Đường đi của 'núi tiền' và vai trò của người liên quan vụ bắt Giám đốc CDC Đà Nẵng (VNN 21/6/2022)-
- Kinh tế: Quảng Ninh thành lập 1.473 tổ công nghệ số cộng đồng (GD 30/6/2022)-Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch không gian biển quốc gia (GD 30/6/2022)-Bảo hiểm xã hội Hải Phòng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI (GD 30/6/2022)-BIC trao hơn 1 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Bến Tre (GD 30/6/2022)-Bổ sung tiền mã hóa vào luật chống rửa tiền (KTSG 30/6/2022)-Hưng Thịnh Incons tối ưu lợi thế để phát triển đột phá (KTSG 30/6/2022)-Bất động sản Bình Dương thu hút vốn đầu tư khối ngoại (KTSG 30/6/2022)-Akari City “đốt nóng” thị trường căn hộ khu Tây (KTSG 30/6/2022)-Ô tô đỗ chắn cửa, chủ nhà ‘cắn răng’ gọi taxi đi làm (VNN 30/6/2022)-Cao điểm du lịch hè: Chi chục triệu vẫn đỏ mắt tìm phòng, miền Trung (VNN 30/6/2022)-Tân Hoàng Minh ngừng kinh doanh, đóng cửa các chi nhánh (VNN 30/6/2022)-Giá xăng giảm sau 7 lần tăng mạnh liên tiếp (VNN 30/6/2022)-Xe biển xanh không chịu nộp tiền qua trạm thu phí Bắc hầm Hải Vân (VNN 30/6/2022)-Thủ tướng: Rà soát số lượng y bác sỹ nghỉ việc, sửa đổi phụ cấp ưu đãi ngành y (VNN 30/6/2022)-Hành trình từ ô sin đến người có doanh thu tiền tỉ của 8X Quảng Nam (VNN 30/6/2022)-Bắp cải, trứng gà... đến mỳ tôm đồng loạt tăng giá, bà nội trợ đau ví (VNN 30/6/2022)-Vì sao nhiều người chịu đi làm xa hàng chục km dù xót xăng, đau lưng? (GD 29/6/2022)-Hàng hóa thông qua cảng biển chỉ tăng 1% trong 5 tháng đầu năm (GD 29/6/2022)-Đề xuất chuyển 58.420 tỉ đồng vốn chưa phân bổ cho chương trình phục hồi kinh tế (GD 29/6/2022)-
- Giáo dục: Yêu cầu HS chuyển trường để lên chuẩn là nóng vội, có dấu hiệu "bệnh thành tích" (GD 30/6/2022)-Có thiếu sót trong mua sắm thiết bị giáo dục tại Sở GD Đà Nẵng (GD 30/6/2022)-Thanh Hóa nghiêm cấm các trường tổ chức dạy học trong thời gian nghỉ hè (GD 30/6/2022)-HS khó khăn thiếu SGK, Sở GD Bà Rịa- Vũng Tàu lên phương án đi vận động (GD 30/6/2022)-Chưa có Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, HS cần làm gì để được xét tuyển? (GD 30/6/2022)-Đề xuất Bộ Giáo dục cấm bán sách tham khảo trong trường học (GD 30/6/2022)-Hải Phòng: Quận Hồng Bàng có 6 thủ khoa tại kỳ thi vào lớp 10 (GD 30/6/2022)-Hải Phòng: Quận Hồng Bàng có 6 thủ khoa tại kỳ thi vào lớp 10 (GD 30/6/2022)-Quảng Ninh thành lập 1.473 tổ công nghệ số cộng đồng (GD 30/6/2022)-Mãn nhãn trước Show diễn thời trang tốt nghiệp của sinh viên Trường ĐH Hòa Bình (GD 30/6/2022)-Sinh viên VinUni học cách tư duy khởi nghiệp - sớm thất bại để đón thành công (GD 29/6/2022)-
- Phản biện: Phòng chống tham nhũng không chịu bất cứ tác động không trong sáng nào (VNN 30/6/2022)-Thu Hằng-Án tham nhũng, có 37 bị cáo nguyên là cán bộ diện Trung ương quản lý (VNN 29/6/2022)-Then chốt là Bí thư tỉnh, thành phố phải trong sạch, có năng lực (GD 28/6/2022)-Ngân Chi-Hết lo 'kỷ luật nhiều như thế lấy ai để làm việc' (TVN 27/6/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Vụ kit test Việt Á: Phép thử cho sự liêm chính của cán bộ (GD 27/6/20220-Mạnh Đoàn-Sứ mệnh của báo chí cách mạng với khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng (VNN 21/6/2022)-BTTT-Viết giữa hai dòng chữ trên báo và trên Facebook (VNN 20/6/2022)-Tư Giang-Bộ Y tế lên tiếng về thông tin thiếu thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện (GD 18/6/2022)-50% DN thiết bị y tế chi hoa hồng để trúng thầu: Cảnh báo từ khởi tố Bộ trưởng, thứ trưởng (VNN 18/6/2022)-Những vấn đề đặt ra với giáo dục ĐH trên con đường đổi mới căn bản và toàn diện (GD 16/6/2022)-Phạm Đỗ Nhật Tiến-Khi bộ trưởng lệch chuẩn (TVN 15/6/2022)-Nguyễn Văn Đáng-Quan chức 'dính án' và chuyện kê biên tài sản (VNN 14/6/2022)-T.Nhung-
- Thư giãn: Mối liên hệ giữa chiều dài ngón tay và tuổi thọ (VNN 28/6/2022)-Nhan sắc đời thường của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Ngọc Châu (VNN 26/6/2022)-
(KTSG) – Sau sự càn quét của đại dịch Covid-19, giờ đây là lúc hệ thống tài chính trong nước đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Bất cứ một sai lầm nào dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Hệ thống tài chính tín dụng được ví như hệ tuần hoàn, cơ bản giúp huy động vốn từ các đối tượng có nguồn lực nhàn rỗi để bơm vào các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhằm tạo ra lợi nhuận, như những mạch máu nuôi dưỡng cơ thể, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế của địa phương, khu vực hay quốc gia tăng trưởng. Nói như vậy để thấy rằng bất cứ một điểm nào trong hệ thống tài chính bị tắc nghẽn thì nền kinh tế sẽ có hiện tượng “thiếu máu” gây ra rất nhiều trục trặc. Trong khi đó, việc “bơm máu” dù nhiều nhưng không đúng chỗ, đúng lúc cũng khiến cho cả “cơ thể” của nền kinh tế gặp rất nhiều vấn đề trục trặc.
Đối với một nền kinh tế đang suy kiệt sau đại dịch, việc lưu thông tuần hoàn máu huyết để bơm vào đầy đủ và đúng lúc là điều cần thiết. Tuy nhiên, để vạch ra một chiến lược hỗ trợ nền kinh tế hiệu quả cho ngành tài chính, bắt mạch các vấn đề của nền kinh tế và lường trước những rủi ro tiềm ẩn nhằm có biện pháp phòng bị là điều nên được thực hiện.
Nền kinh tế sau đại dịch cần gì ở hệ thống tài chính?
Tác động tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế là điều không thể chối cãi, những ảnh hưởng vẫn có thể tiếp tục kéo dài và sự hồi phục sẽ có độ trễ nhất định. Đặc điểm của nền kinh tế sau đại dịch đó là nhiều doanh nghiệp bị tàn phá nặng nề sau thời gian đứt gãy chuỗi cung ứng; những dòng vốn tháo chạy vì tâm lý lo lắng và mất niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng thị trường quay trở lại bình thường và phát triển; một phần không nhỏ người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc giảm thu nhập; đa phần người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu; thị trường bị co cụm lại đến mức có thể bị bóp nghẹt. Trong khi đó, nguồn lực của khu vực công lại hạn hẹp do vừa phải sử dụng để giải quyết các vấn đề trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát và ngay cả sau khi dịch bệnh qua đi vẫn còn rất nhiều tồn tại cần Nhà nước ưu tiên giải quyết trước.
Tuy nhiên, bức tranh ảm đạm bên trên vẫn còn có những điểm sáng mà trong giai đoạn bình thường chưa chắc gì nền kinh tế có được. Sức mạnh tinh thần khởi nghiệp sau dịch trở nên mạnh hơn bất cứ giai đoạn nào khác. Khi đại dịch qua đi, nền kinh tế có khuynh hướng trả về lại như ban đầu khi mà tất cả doanh nghiệp có cơ hội một lần nữa bước vào điểm xuất phát. Lúc này, những công ty nhỏ, những dự án khởi nghiệp sẽ có thêm niềm tin vào khả năng vượt lên chiếm lĩnh vị trí của mình trên thị trường. Lợi thế của người đi đầu một lần nữa lại là phần thưởng cho những doanh nghiệp dám vượt qua những khó khăn và tiếp tục phát triển. Người tiêu dùng sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng sẽ có khuynh hướng trân trọng và đề cao những giá trị thực trong cuộc sống, họ có thể sẽ tiêu dùng ít hơn nhưng đó sẽ là quyết định tiêu dùng khôn ngoan, một sự lựa chọn những sản phẩm thiết yếu và có chất lượng. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp có uy tín, những thương hiệu gắn liền với chất lượng và tính cam kết cao, khẳng định bản thân trên thị trường.
Tài chính phát triển sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng, tuy nhiên, trong giai đoạn hậu đại dịch, câu chuyện sẽ không chỉ dừng lại ở nhận định này. Thị trường tài chính vừa có vai trò như cú huých, thúc đẩy những ngành nghề cốt lõi bật lên, khởi động lại năng lượng lưu thông cả bộ máy, vừa có nghĩa vụ bôi trơn làm cho các hoạt động vận hành, bổ trợ được diễn ra một cách suôn sẻ. Để làm được điều đó, các định chế tài chính cần có đủ năng lực để sàng lọc và hỗ trợ các dự án thật sự hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tham gia vào quá trình giao dịch giúp các hoạt động mua bán trên thị trường diễn ra dễ dàng, hiệu quả lại tiết kiệm chi phí cũng là cách hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Dù là nền kinh tế sau dịch đang rất cần nguồn vốn để khởi động và tăng trưởng, nhưng nguồn lực không phải là vô hạn, do đó, hệ thống tài chính cũng cần phải có khả năng bơm vốn vào đúng những nơi cần được ưu tiên để kích hoạt nền kinh tế. Những ngành sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất, sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho cuộc sống, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, những ngành có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và những ngành có thể đẩy mạnh xuất khẩu rất cần được ưu tiên hỗ trợ vốn để phục hồi. Các ngành này có đặc điểm tạo ra nhu cầu tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ. Nếu nguồn vốn không được cung ứng kịp thời và hiệu quả cho những lĩnh vực cần ưu tiên thì thời gian vàng để phục hồi và phát triển nền kinh tế sẽ mau chóng qua đi, trong khi đó, những thách thức tiếp theo sẽ tiếp tục đổ xô đến.
Tuy nhiên, việc giải ngân ồ ạt nguồn vốn ra nền kinh tế cũng không hẳn là giải pháp tốt, giải ngân đúng chỗ đúng lúc mới là căn nguyên giải quyết vấn đề. Rất nhiều doanh nghiệp cần ưu tiên hỗ trợ vốn sẽ có độ trễ trong phục hồi. Nếu ở thời điểm hiện tại, nguồn vốn cứ tùy tiện được bơm vào thị trường thì hệ thống ngân hàng sẽ không còn nguồn để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi trễ hơn trong tương lai. Hơn nữa, khi thị trường xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng, lạm phát từ các nước khác sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam gây khó khăn cho hoạt động tiếp tục bơm vốn vào nền kinh tế. Một khi lạm phát tăng cao nhưng doanh nghiệp lại không có đủ nguồn vốn để sản xuất nhằm tạo ra hàng hóa để cân đối với nguồn tiền đang tràn ngập kênh lưu thông, một hiện tượng nguy hiểm nữa sẽ xảy ra, đó chính là đình lạm.
Hệ thống tài chính nên làm gì?
Vấn đề không phải là siết chặt hay thả lỏng tín dụng mà là làm sao để nới room dòng tiền chảy đến những hoạt động, dự án kinh doanh hiệu quả và có khả năng thúc đẩy nền kinh tế phục hồi.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) giải trình, chứng minh dòng vốn giải ngân để đảm bảo tín dụng được cung ứng đúng đối tượng cần ưu tiên, nếu đáp ứng được điều đó thì NHNN có thể mở room cho những NHTM giải ngân hiệu quả. Ngoài ra, để rút ngắn độ trễ của phục hồi thông qua khuyến khích các doanh nghiệp tốt, các ngành nghề cần ưu tiên nhanh chóng quay trở lại đường đua thì NHNN có thể đưa ra các gói tín dụng ưu đãi hấp dẫn được áp dụng trong một giai đoạn nhất định.
Trong điều kiện bình thường, các NHTM vẫn được xem như một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, đóng vai trò định chế trung gian tài chính, cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ, giải pháp hiệu quả cho việc điều phối nguồn vốn hay lưu thông các dòng tiền. Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế đang đương đầu với nhiều khó khăn như hiện nay thì các NHTM cần nỗ lực thực hiện vai trò công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước, chủ động đề ra giải pháp hay tích cực tham gia xây dựng cơ chế giúp hệ thống tài chính có thể bơm vốn hiệu quả. Có lẽ không một tổ chức nào có thể hiểu thị trường vốn và thực trạng hoạt động của nền kinh tế sau đại dịch hơn các NHTM. Chính vì vậy, việc thiết kế và thực thi các chính sách tín dụng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế có thể được xây dựng theo hướng từ dưới lên với sự tham gia của các NHTM, đặc biệt là những ngân hàng có thị phần lớn và giữ vai trò dẫn dắt thị trường. Tất nhiên cũng cần có chế tài để các NHTM thực sự có động cơ đặt lợi ích của nền kinh tế lên trên lợi ích của họ.
Trong thời gian đại dịch đang bùng phát, các chính sách chống dịch đa dạng và được áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng khu vực hay từng ngành nghề, nhóm người. Giờ đây đối với thị trường tài chính, NHNN cũng nên có những chính sách dạng như vậy. Lãi suất vay không nên chỉ có một mức chung cho tất cả các hoạt động kinh tế như trong giai đoạn bình thường mà nên áp dụng chính sách linh hoạt, cung cấp vốn với lãi vay thấp hơn ở những mức độ khác nhau và/hoặc có kèm thêm một số chính sách ưu đãi đối với các ngành cần ưu tiên bơm vốn để các ngành đó có đủ động lực phục hồi và phát triển nhanh chóng, thúc đẩy cả nền kinh tế đi lên.
T.H.G
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét