Thứ Năm, 2 tháng 6, 2022

20220603. BÀN VỀ HAI CHỮ 'LÝ TƯỞNG'

 ĐIỂM BÁO MẠNG


GƯƠNG MẶT CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM ?

MẠC VĂN TRANG/ TD 2-6-2022


Những lời lẽ tuyên truyền về Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) thì rất tuyệt vời: Không còn người bóc lột người; mọi người đều tự do, bình đẳng; làm theo năng lực, hưởng theo lao động; mình vì mọi người, mọi người vì mình; người với người là bạn, là đồng chí anh em; chính quyền của dân, do dân, vì dân; Đảng và Nhà nước chăm lo cho mọi người dân, “không để ai tụt lại phía sau”...
Đặc biệt bộ mặt của CNXH: Giai cấp Công nhân là giai cấp lãnh đạo, Nông dân là chủ lực được đề cao trên biểu tượng cờ Búa- Liềm và trong đời sống xã hội; Giáo dục, Y tế bình đẳng cho mọi người và miễn phí.
Thời bao cấp, Chính phủ đi “ăn xin” khắp thế giới, cả nước ăn bo bo nhưng Giáo dục và Y tế vẫn phục vụ người dân thực sự; hầu hết các xã đều có trạm Y tế, có y sĩ, y tá phục vụ dân vô điều kiện; có trường cấp 1, cấp 2, học sinh học miễn phí. Giáo viên cũng nghèo khổ, nhưng khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu” là sự thật!
Nhớ thời đó, bác Nguyễn Khắc Viện rất chịu khó rủ anh em Viện Khoa học giáo dục chúng tôi đi thực tế các trường học ở nông thôn, vùng sâu xa. Cụ bảo Việt Nam chẳng có cái gì tuyên truyền về CNXH ra thế giới, ngoài Y tế và Giáo dục. Đây được coi là “Hai bông hoa của chế độ”. Cụ viết nhiều bài giới thiệu ra thế giới về trường Bắc Lý, trường Thanh niên lao động XHCN Hoà Bình, trường phổ thông công nghiệp, trường phổ thông nông nghiệp, trường dân tộc miền núi, giáo dục mầm non; giới thiệu mô hình Y tế cộng đồng của các trạm Y tế xã… Cụ bảo dù ta còn rất nghèo, xã hội có nhiều vấn đề, nhưng nhìn vào Y tế, Giáo dục khiến người ta thấy có bộ mặt của CNXH.
Nay Việt Nam vẫn khẳng định mạnh mẽ xây dựng CNXH nhưng những gì là “bộ mặt của CNXH” hình như biến dạng hết:
- Giai cấp Công Nhân, lực lượng lãnh đạo cách mạng thì bị bóc lột với đồng lương rẻ mạt, điều kiện sống nhiều nơi chả khác gì “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” mà F. Engels mô tả năm 1848 (1).
Chính phủ quy định bảng lương tối thiểu trả cho công nhân mức thấp để thu hút các nhà Tư bản, giúp họ có lợi nhuận cao, vậy là phần thua thiệt người công nhân phải gánh chịu (2)
Công nhân là giai cấp lãnh đạo, vậy có mấy công nhân vào Ủy viên Trung ương Đảng hay Bộ Chính trị không nhỉ? Thành phần Công nhân trong Quốc hội mấy phần trăm? Như vậy “lý luận công nhân là giai cấp lãnh đạo” xã hội có còn giá trị?
- Nông dân thì khốn khổ trăm bề. Luật quy định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, nên thực chất nông dân lo ngay ngáy, vì cái tư liệu sản xuất sống còn đó có thể bị chính quyền “thu hồi” bất cứ lúc nào. Bao nhiêu dân oan mất đất điêu đứng, kể cả vì giữ đất mà bị giết, bị tù tội đau thương. Về nông thôn thấy có nhiều nhà xây, thấy “nông thôn mới”, nhưng không phải nông dân khá lên từ nông nghiệp, mà do tha phương cầu thực, đi làm thuê, làm mướn khắp nơi trong nước, ngoài nước, kể cả làm điếm, gửi tiền về cho cha mẹ mua xe máy, xây nhà… Câu chuyện đau lòng về 39 người chết trong xe đông lạnh tại Anh (3) đã nói lên một phần sự thật về thân phận người nông dân trong quá trình Việt Nam “Tiến lên CNXH”!
- Ngành Y tế chỉ qua vụ lãnh đạo Bộ Y tế từ Bộ trưởng đến Thứ trưởng, Cục trưởng dung túng cho VN Pharma buôn bán thuốc giả, gây nên biết bao hậu quả không thể tính được; tiếp đó là vụ Việt Á đã tàn phá cả bộ máy ngành Y tế từ trung ương đến cơ sở (4). Nhưng tất cả tai ương đều đổ vào đầu người dân gánh chịu.
- Giáo dục thì không còn gì để nói. Luật phổ cập giáo dục đến THCS được ban ra, nghĩa là trẻ em trong độ tuổi đó phải/được đi học miễn phí, nhà nước sẽ chăm lo cho mọi trẻ em được học hành, ai, kể cả cha mẹ trẻ em, gây cản trở việc học hành của trẻ sẽ bị pháp luật xử lý.
Nhưng thực tế, học sinh từ lớp Một phải mua hàng chục cuốn sách giáo khoa với giá đắt gấp 2-3 lần giá bình thường; học sinh phải đóng đủ thứ tiền: Tiền học, tiền ăn, tiền phí dịch vụ, tiền học thêm. Không thể hiểu nổi, tại sao trường công lại phải đóng học phí và tăng gấp 5 lần?! (5)
Đời sống giai cấp Công - Nông khốn khổ, Giáo dục và Y tế ngày càng chi phí cao thì tăng trưởng GDP 6 - 7% tiền đi đâu, vào túi ai, chi cái gì? Nhà nước sinh ra để quản lý xã hội, điều tiết các nguồn lực và đảm bảo cho phúc lợi xã hội ngày càng cao hơn, tốt hơn, nhất là về Y tế, giáo dục và hỗ trợ nhóm người yếu thế.
Nhưng nhìn vào bộ mặt xã hội của Việt Nam thấy thật xa lạ với mục tiêu, lý tưởng của CNXH; nó cũng đi ngược với các nước vốn là CNXH chuyển sang chế độ dân chủ như ở Đông Âu; nó cũng không giống sự phát triển tuần tự của các nước tư bản như Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc.
Có lẽ nó đúng như cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói nhân dịp nguyên UVBCT Việt Nam Đinh Thế Huynh thăm Mỹ: Tôi không thấy Chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam, mà chỉ thấy chủ nghĩa tư bản sống động (6).
Nhưng có lẽ “chủ nghĩa tư bản sống động” ở Việt Nam lại theo định hướng XHCN nên bộ mặt của nó méo mó, kỳ cục, không giống ai?
_____
THAM KHẢO:


NGÀI PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC HĐND TP ĐÀ NẴNG BỎ ĐẢNG...

ĐAN THANH/ TD 2-6-2022


Ngày 26-5-2022, tại trụ sở Trung ương đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư và đưa ra quyết định kỷ luật bằng hình thức: Cách chức tất cả các chức vụ trong đảng đối với Lê Minh Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch thường trực HĐND TP Đà Nẵng.
Điều đáng bàn ở đây là, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông đã làm cái việc quá dư thừa, vì trước đó Lê Minh Trung đã… bỏ đảng mà đi.
Tin nội bộ từ Đà Nẵng cho hay, trước khi “chuyện tình” giữa Lê Minh Trung và cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền bị lộ, ông Trung và cô Hiền đã có một thời gian dài êm ấm. Trung đã mua cho mẹ con cô giáo Hiền một căn biệt thự ở khu đô thị Hoà Xuân, nơi trước đây Nguyễn Bá Thanh cướp của giáo dân Cồn Dầu rồi bán cho Tập đoàn Sun Group. Căn biệt thự và xe sang Audi mà ông Trung tặng cho “bồ nhí” có giá không dưới 20 tỷ đồng.
Có người đặt câu hỏi, quan chức cộng sản tiền đâu lắm thế? Xin nói ngay, tiền cướp đất và nhận hối lộ mà có.
Lê Minh Trung điều khiển một kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng. Nguồn: HĐND TP Đà Nẵng
Theo “tố ngược” của Lê Minh Trung với Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương thì nội tình còn rất nhiều phức tạp và bê bối. Ông Trung cho rằng, ông bị các đồng chí, đồng đảng của ông ta “đâm sau lưng”. Lần theo tường trình của Lê Minh Trung, câu chuyện rẽ sang một hướng khác.
Người cặp bồ đầu tiên với cô Nguyễn Thị Thu Hiền là Nguyễn Đình Vĩnh, sinh năm 1975, quê Điện Bàn, Quảng Nam. Ông Vĩnh vốn là giáo viên trường Hermann Gmeiner Đà Nẵng, vào dịp đi “làm tiến sĩ”, tình cờ ông gặp Bùi Văn Tiếng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban tổ chức Thành uỷ Đà Nẵng.
Lúc đó, Bùi Văn Tiếng là nhân vật quyền lực số 3 ở Đà Nẵng, chỉ đứng sau Nguyễn Bá Thanh và Trần Thọ. Ông Tiếng cũng đi “kiếm tấm bằng tiến sĩ” vậy là ông Vĩnh kết thân. Từ đó, Nguyễn Đình Vĩnh lên như diều gặp gió, lần lượt nắm chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng kiêm Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Tổng Biên tập báo Đà Nẵng, Giám đốc Sở GD - ĐT, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn, Phó Trưởng ban Dân vận và hiện nay là Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức thành uỷ Đà Nẵng.
Năm 2017, sau khi dính nhiều thị phi, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền xin nghỉ dạy ở trường PTTH tỉnh Quảng Bình và khăn gói tìm vào thành phố biển. Muốn tiếp tục dạy học, dĩ nhiên cô Hiền phải dò la, tìm đến Sở GDĐT Đà Nẵng. Cô giáo trẻ, tuổi chưa đến ba mươi, đơn thân, xinh đẹp, đã nhanh chóng hớp hồn vị lãnh đạo sở có tên Nguyễn Đình Vĩnh.
Chân dung Nguyễn Đình Vĩnh (trên) và cô giáo Thu Hiền (dưới). Photo Courtesy
Thời điểm làm giám đốc Sở GDĐT, Nguyễn Đình Vĩnh đưa cả ba chị em Nguyễn Thị Thu Hiền vào biên chế công chức Đà Nẵng. Ông Vĩnh cũng ưu ái bố trí “bồ nhí” Nguyễn Thu Hiền vào dạy ở ngôi trường danh tiếng là trường PTTH Phan Chu Trinh. Trong khi đó, hàng ngàn cử nhân tốt nghiệp Đại học sư phạm, quê ở thành phố này, vẫn thất nhiệp, không kiếm được việc, phải đi làm bảo vệ, nhân viên lễ tân, chạy bàn… Được biết giá “chạy” một suất công chức hiện nay ở Đà Nẵng được đẩy lên đến nửa tỷ đồng.
Tháng 1/2019, Nguyễn Đình Vĩnh rời ghế Giám đốc Sở GDĐT, chuyển qua làm Bí thư Quận uỷ Ngũ Hành Sơn, nơi có Phùng Văn Cưng, một gã lưu manh chính trị “đa thê lắm thiếp” đang làm Phó Bí thư thường trực. Có lẽ nhờ “huấn luyện” của cấp phó Phùng Văn Cưng về cách “ăn vụng chùi mép” nên Nguyễn Đình Vĩnh bỏ rơi Nguyễn Thị Thu Hiền, để kiếm “bồ nhí” mới. Cô đơn, cô giáo Hiền đã tìm đến một quan chức triển vọng đang lên là Lê Minh Trung và những gì diễn ra như mọi người đã rõ.
Tại đại hội đảng bộ Đà Nẵng lần thứ 22, cả Nguyễn Đình Vĩnh và Lê Minh Trung đều được bầu vào Uỷ viên Ban Thường vụ, nhiệm kỳ 2020-2025. Nhân việc hai Uỷ viên Ban Thường vụ khác là Ngô Xuân Thắng và Võ Công Chánh “đánh nhau” để tranh chiếc ghế Trưởng Ban tổ chức Thành uỷ Đà Nẵng, Nguyễn Đình Vĩnh đã nhanh chân “chạy” để hốt được chức vụ béo bở này về phía mình. Khi thấy Lê Minh Trung lập “phòng nhì” cùng cô giáo Hiền, Nguyễn Đình Vĩnh nóng mặt, muốn đánh văng ông Trung ra khỏi thành uỷ.
Có thông tin cho rằng, chính Nguyễn Đình Vĩnh cùng phe nhóm đã dồn ép cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền yêu cầu vợ chồng Lê Minh Trung trả cho Hiền số tiền 10 tỷ đồng, nếu không muốn bị tố cáo những “sai phạm về đạo đức và lối sống” đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tuy nhiên, khi đối diện với sự việc đi quá xa, cũng như nhận ra những bộ mặt tồi tệ trong thành uỷ, Lê Minh Trung đã chọn cách đóng cửa văn phòng, tự ý bỏ việc và bỏ đảng, chứ không muốn bị tống tiền.
Đây không phải là lần đầu cán bộ cốt cán bỏ mặc tổ chức đảng mà đi. Cũng cần đề cập thêm một số trường hợp đảng viên từng dự lớp “đào tạo cán bộ nguồn cao cấp”, những “hạt giống đỏ” của đảng CSVN ở Đà Nẵng, đã quay lưng với đảng.
Năm 2017, khi bị kỷ luật, Bí thư thành uỷ Nguyễn Xuân Anh lúc ấy đã tự ý bỏ việc, bỏ sinh hoạt đảng, không thèm đến dự bãi nhiệm và bàn giao chức Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng. Để không bị “bẽ mặt” đảng và cũng để xoa dịu bố Nguyễn Xuân Anh (cựu Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi), thành uỷ Đà Nẵng đã đồng ý cho Nguyễn Xuân Anh “được miễn sinh hoạt đảng vì mắc bệnh nặng”. Trong khi đó Nguyễn Xuân Anh vẫn khoẻ như vâm, dắt vợ là hoa hậu Bùi Thị Diễm đi tập thể hình và đánh tenis mỗi ngày.
Năm 2018, Trần Văn Minh, cựu Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng bị khởi tố, bắt giam. Buồn chán, con trai ông Minh là Trần Văn Mẫn, đương chức Trưởng phòng Thẩm định, Đấu thầu, Giám sát, diện quy hoạch Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng đã bỏ việc, bỏ đảng. Vợ ông Mẫn cũng là đảng viên, cao cấp chính trị, Phó phòng tại Sở Du lịch, cũng giã biệt đảng để cùng chồng vào Sài Gòn sinh sống.
Năm 2019, Thành uỷ viên, đại biểu HĐND, Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Nguyễn Bá Cảnh, con trai ông Nguyễn Bá Thanh, cũng bị Trung ương kỷ luật vì sai phạm y như trường hợp Lê Minh Trung. Chẳng thèm báo cáo, ông Cảnh bỏ vợ, bỏ việc, bỏ đại biểu HĐND, bỏ luôn đảng để đưa “bồ nhí” là hotgirl Dương Thể Ny ra nước ngoài định cư.
Trần Văn Mẫn (trái) và Nguyễn Bá Cảnh, hai thái tử đảng đã từng bỏ đảng.
Hôm khai mạc hội nghị Trung ương 5, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng, “những đảng viên hữu danh vô thực thì cho không chúng ta cũng không cần”. Các trường hợp đảng viên vừa nêu trên, cho thấy điều ông Trọng nói là không chính xác. Làm gì có cái gọi là “lý tưởng”, “cống hiến”, “vì dân vì nước” trong hàng ngũ đảng viên đảng CSVN?
Thời nay, hầu hết những người vào đảng, kể cả đảng viên cao cấp đều vụ lợi và thực dụng. Khi đảng không còn giá trị lợi dụng làm đẹp lý lịch để kiếm ăn, làm giàu, tiến thân và tranh giành quyền lực, các đảng viên cộng sản sẽ bỏ đảng, tránh xa như tránh ổ bệnh truyền nhiễm. Lúc ấy, đảng “cho không, biếu không” các quan chức cũng lắc đầu từ chối.
***
Trở lại câu chuyện Lê Minh Trung. Các thông tin rò rỉ cho biết, trong thời gian UBKT Trung ương làm việc ở Đà Nẵng, những tố cáo của Lê Minh Trung về bê bối của “các đồng chí chưa bị lộ”, việc ăn chia các phe nhóm trong đảng… đã được UBKT Trung ương ghi nhận và báo cáo lên cấp cao hơn. Hy vọng khi bị các “đồng chí thân yêu” dồn đến bước đường cùng, Lê Minh Trung sẽ giật phăng tấm màn nhung hậu trường sân khấu chính trị của đảng bộ “thành phố đáng sống” này.
Từ lâu, người chúng đã quá ngán ngẫm về những việc bê bối trong đảng, cũng như những thối nát trong cơ quan chính quyền các cấp. Dân chúng đồng cảm, dễ rơi nước mắt trước những mảnh đời bất hạnh hoặc xót thương những trí thức, nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh chẳng may phải từ giã cõi đời bao nhiêu, thì ngược lại, người dân càng hả hê khi quan chức cộng sản bị gạch tên, đuổi khỏi quan trường, tống vào nhà giam bấy nhiêu.
Thái độ bàng quang, dửng dưng trước “quốc tang” hoặc bĩu môi, văng tục khi quan chức cộng sản bị tai nạn, đột quỵ và “đứt bóng”… cho thấy rằng, dân chúng không còn chút cảm tình nào dành cho thể chế độc tài đảng trị này. Mỗi ngày, dân tình càng nhận ra “tảng đá vĩ đại” gây khổ đau, tai ương và đói nghèo mà họ bị buộc phải đội trên đầu là quá nặng và quá lâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét