ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Taliban chuẩn bị thành lập chính phủ mới ở Afghanistan (VNN 29/8/2021)-Mỹ tấn công trả đũa IS tại Afghanistan (VNN 28/8/2021)-Ông Biden trao toàn quyền trả đũa vụ tấn công sân bay Kabul cho các tư lệnh Mỹ (VNN 28/8/2021)-Từ ‘đại dịch’ đến ‘bệnh đặc hữu’ ở Singapore (TVN 27/8/2021)-Harris nói, bà đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người bất đồng chính kiến (TD 27/8/2021)-Việt Nam – Hoa Kỳ thận trọng trong chuyến thăm của bà Harris (TD 27/8/2021)-Tập Cận Bình, ngài có muốn hàng triệu dân VN đổ ra đường chào đón ngài không ? (TD 27/8/2021)-Lưu Trọng Văn-Vài thắc mắc dành cho sứ quán Trung Quốc (TD 27/8/2021)-Đặng Sơn Duân-Bài diễn văn huyền thoại của Abraham Lincoln hơn 150 năm trước (VNN 27/8/2021)-Luận điệu bất nhân của Việt Tân khi xuyên tạc công tác phòng chống dịch Covid-19 (QĐND 25-8-21)
- Trong nước: Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (GD 26/8/2021)-Kiện toàn Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (GD 26/8/2021)-Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (GD 25/8/2021)-Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu (ND 25-8-21)-Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng thực chất, hiệu quả, ổn định lâu dài (ND 25-8-21)-Hôm nay, Thành phố Hồ Chí Minh miễn nhiệm chức vụ của ông Nguyễn Thành Phong (GD 24/8/2021)-Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID (GD 24/8/2021)-Ông Phan Văn Mãi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh (GD 24/8/2021)-Tháo bỏ 'bức tường' tôn cao 2 m, dài 200m chia đôi đường tại Hà Nội để... phòng dịch (TP 24-8-21)-Bí thư TPHCM: "Anh Tư Phong rất áy náy khi rời thành phố lúc này" (DT 24-8-21)-
- Kinh tế: Đà Nẵng làm gì để ngăn chặn thực phẩm bẩn vào các khu phong tỏa? (GD 29/8/2021)-Thông tin về việc thu hồi sản phẩm mì khô vị bò gà của Công ty Thiên Hương (GD 29/8/2021)-Thất bại mà tốt! (KTSG 29/8/2021)-Sự va đập của những giá trị trong thời kỳ Covid-19 (KTSG 29/8/2021)-Châu Á tăng tốc cuộc đua vaccin nội địa (KTSG 29/8/2021)-Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu: Tôi trở về để phụng sự quê hương (ĐĐK 29-8-21)-Người dân "tố" thực phẩm ôi thiu trên face, lực lượng chức năng vào cuộc ngay (GD 28/8/2021)-Cục ATTP đề nghị Vụ KH&CN làm rõ thông tin mì tôm Hảo Hảo có chất Ethylene Oxide (GD 28/8/2021)-Đà Nẵng: Giúp nông dân gặt lúa trong giai đoạn ‘ai ở đâu thì ở đó' (KTSG 28/8/2021)-Công bố kết luận cuộc họp khẩn cấp đánh giá vắc xin 'made in Việt Nam' Nano Covax (TP 28-8-21)-Hàng hóa TP.HCM không thiếu, nhưng khâu giao hàng gặp nhiều trở ngại (Zing 28-8-21)-Nhiều đơn hàng không người nhận, phải tính cách khác đi chợ giúp dân (TT 28-8-21)-Các đại gia mì gói kiếm bộn tiền từ thói quen tiêu dùng của người Việt (NĐầu Tư 29-8-21)-Đế chế mì Hảo Hảo và 'mảnh ghép' trăm triệu đô của doanh nhân Hoàng Cao Trí (NĐầu Tư 28-8-21)-Bắt hai cán bộ y tế ở Thái Bình nhận hối lộ, cho nhiều công nhân qua chốt (VNN 28/8/2021)-
- Giáo dục: Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Lưu ý các giải pháp hỗ trợ đối với học sinh lớp 1, lớp 2 (GD 29/8/2021)-Hôm nay (29/8), thí sinh chính thức điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học (GD 29/8/2021)-Xóa bỏ môn chính - môn phụ: Trước chỉ học thêm 3 môn, giờ phải đầu tư 6 môn (KTSG 29/8/2021)-Giáo viên chủ nhiệm - “nghề khổ trước, sướng sau” (KTSG 29/8/2021)-Đề xuất lùi thời gian thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 10 (GD 29/8/2021)-Phát giấy khen tiên tiến cho nhiều em không xứng đáng, giáo viên cũng ngượng (GD 29/8/2021)-Nhà giáo còn phải đuổi theo các chứng chỉ đến bao giờ? (GD 29/8/2021)-Có bao nhiêu trường đại học thật sự quan tâm tới nghiên cứu khoa học? (GD 29/8/2021)-Nhờ các cuộc thi, nữ sinh "giật" học bổng thạc sĩ của Chính phủ Trung Quốc (GD 29/8/2021)-Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất kéo dài năm học, nhất là đối với lớp 1,2,3 (GD 28/8/2021)-Mức trần học phí đại học năm 2021-2022 từ 980.000 từ 1.430.000 đồng/sinh viên (GD 28/8/2021)-
- Phản biện: Phổ biến văn hóa Trung Hoa là nhiệm vụ của Đài truyền hình Việt Nam ? (TD 29/8/2021)-Ngô Huy Cương-Nếu không làm được, hãy để người dân tự cứu mình (TD 29/8/2021)-Tâm Đặng-Hai con mèo và đỉnh cao trí tuệ (TD 29/8/2021)-Đỗ Thành Nhân-Có nên làm cho rõ (TD 28/8/2021)-Nguyễn Đình Cống-Liên quan vụ mì Hảo Hảo bị phát hiện chất gây ung thư (TD 28/8/2021)-Lê Ngọc Sơn-Mì Hảo Hảo chứa chất có thể gây ung thư? (TD 28/8/2021)-Nguyễn Thùy Dương-Nanocovax – Ứng cử viên cho vaccine Covid-19 thứ 7 của Việt Nam (TD 28/8/2021)-Nguyễn Hồng Vũ-Tổ dân phố qua vài con số (TD 28/8/2021)-Nguyễn Đắc Kiên-Đảng CSVN và sự gian dối vô giới hạn (TD 28/8/2021)-Đào Tăng Dực-Phản biện (TD 28/8/2021)-Nguyễn Thông-Chống dịch tháng 8 (TD 28/8/2021)-Nguyễn Quốc Tấn Trung-Gần ở mức tuyệt chủng (BVN 28/8/2021)-Tạ Duy Anh-Bộ máy nhà nước và đòi hỏi từ cuộc sống (BVN 28/8/2021)-Đinh Đức Sinh-Trả lời cho câu “Không làm được gì thì đừng chỉ trích” (TD 28/8/2021)-Nguyễn vi Yên-Từ cái áo đẫm mồ hôi của Thủ tướng, nghĩ về quyết sách gần dân (Dv 28-8-21)-Chống dịch như giặc, chỉ mong đừng chống giặc như dịch (TD 27/8/2021)-Trân Văn-Một số điều cần khắc phục sau ba ngày cách ly tuyệt đối (TD 27/8/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Thư ngỏ thứ hai gởi ông Vũ Thành Tự Anh: Cá nhân ông và Fulbright, bên vào nặng hơn ? (TD 27/8/2021)-Làm gì để giảm áp lực và sợ hãi? (TD 27/8/2021)-Chu Mộng Long-Chuỗi cung ứng Bắc-Nam lại tắc vì rối tung quy định của từng địa phương (BVN 27/8/2021)-Lan Nhi/ KTSG-Thư của các phóng viên báo Công an TPHCM gửi các cấp lãnh đạo (TD 26/8/2021)-Nhà công vụ hay là sự phân biệt đẳng cấp (TD 26/8/2021)-Vũ Hữu Sự-Lúng túng và lung tung: Hàng loạt cách làm không giãn cách, Covid “thừa thắng xông lên" (TD 26/8/2021)-Cù Mai Công-Cường 'béo' - người từng hết mình vì cộng đồng xứng đáng được công nhận liệt sĩ (TVN 26/8/2021)-Quốc Phong-Đại dịch, uổng tử, bao giờ sẽ chất vấn đảng về ‘thù địch’? (TD 25/8/2021)-Trân Văn-Từ chuyện ông Nguyễn Thành Phong bị điều chuyển giữa dịch, bàn về những cái “nếu như” của thể chế (Luật Khoa 24-8-21)-(TD )- Võ Văn Quản-Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển (DV 24-8-21)-Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện có bao nhiêu sách? (TD 22/8/2021)-Nguyễn Quốc Vương-Thời cơ không muốn (TD 22/8/2021)-Nguyễn Thông-Phản biện và chính thể (TD 21/8/2021)-Ngô Huy Cương-Đằng sau vụ Trần Hùng, cựu Cục phó Cục Quản lý Thị trường, bị bắt giam (TD 21/8/2021)-Thu Hà-
- Thư giãn: "Cười ra nước mắt" với những lý do ra đường giữa mùa dịch (DT 28-8-21)-Sự thông thái là có thật (TD 24/8/2021)-Chu Mộng Long-
Hoàn thiện bộ máy nhà nước là đòi hỏi khách quan, cần được giải quyết sớm.
Không nên quên rằng, đã có thời từ năm 1987, Việt Nam có Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Còn về mảng “Phát triển nông thôn” của bộ thì “cầu, đường, trường, trạm” hiện nay đều do các bộ khác đảm nhiệm.
Đây lại là sự không thích hợp lớn, bởi những công trình hạ tầng trên đây đều nhỏ về qui mô, nhưng vô cùng nhiều về số lượng, trải đều trên khắp các làng xã, chỉ Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn mới thấu hiểu hết về cung-cầu.
Nhiều cây cầu bị cuốn trôi trong mưa lũ năm ngoái, đến nay vẫn chưa được phục hồi. Lý do không phải vì đầu tư lớn, hoặc công trình có yêu cầu kỹ thuật cao mà vì phải chờ những bộ không phải là Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vào cuộc.
Với bộ này, điều đương nhiên không được làm, điều được làm không phải là việc đương nhiên. Nghịch lý này đã và đang phát sinh nhiều nghịch cảnh trên hoạt động thực tiễn như doanh nghiệp trồng cỏ, nuôi bò, chế biến sữa chịu sự quản lý của hai bộ, một bộ về nông nghiệp, một bộ về công nghiệp.
Trong thời gian tới, bộ này cần được giao việc đúng với những thích hợp cũ và mới của mình.
Bộ Xây dựng quản lý đa ngành xây dựng, nhưng làm sao quản được xây dựng giao thông, xây dựng công nghiệp... Nếu thực hiện quản tất cả các đa ngành đó thì Bộ Xây dựng cần phải sáp nhập với nhiều bộ chứ không chỉ với Bộ Giao thông - Vận tải.
![]() |
Tại sao không có Bộ Phát triển đô thị, trong khi đô thị hóa đã tăng lên mức 30%, rồi 40%? |
Trong khi chức năng quản lý đa ngành xây dựng ít có giá trị thực tiễn như vậy, xây dựng đô thị lại bị hạ thấp, chỉ được coi là một trong các đa ngành đó.
Trước Đổi Mới, đô thị hóa của Việt Nam chỉ đạt trên dưới 20%, những năm qua đã tăng lên mức 30%, rồi 40%, và sẽ lên tới 50%, 60%... Vậy tại sao không có Bộ Phát triển đô thị mà lại có một bộ quản lý đa ngành xây dựng?
Đối với quốc gia, về không gian, đất đai, dân số đã được hoạch định thành hai cấu phần là nông thôn và đô thị. Nếu phát triển nông thôn đã có một bộ quản lý, thì phát triển đô thị sao không giao hẳn cho một bộ đủ mạnh chuyên trách, và không phải tìm đâu xa, đó chính là Bộ Xây dựng.
Còn các “đa ngành xây dựng” khác đều đã có nhiều bộ đang đảm trách, trong đó xây dựng giao thông do Bộ Giao thông - Vận tải quản, xây dựng công nghiệp do Bộ Công Thương quản...
Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước đối với hai đa ngành, đó là đa ngành công nghiệp và đa ngành thương mại. Đây là một bộ thuộc loại hiếm có trên thế giới.
Nước Mỹ không có Bộ Công nghiệp mà chỉ có Bộ Thương mại. Nước Pháp không có Bộ Công nghiệp, không có Bộ Thương mại mà chỉ có Bộ Kinh tế -Tài chính. Nước Nhật có Bộ Kinh tế - Thương mại - Công nghiệp. Trung Quốc có riêng Bộ Thương mại, còn Công nghiệp và Truyền thông nhập lại thành một bộ.
Bộ Công Thương của Việt Nam không chỉ hiếm có trên thế giới, mà còn đặc biệt ở chức năng quản lý các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong đa ngành công nghiệp và đa ngành thương mại.
Từ vài thập kỷ qua, hệ thống doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam luôn đóng góp trên 30% GDP, trong đó phần lớn từ các doanh nghiệp thuộc hai đa ngành của Bộ Công Thương.
Sự sáp nhập này đã đẩy Bộ Công Thương vào một mê cung quản lý, trong đó chức năng của bộ này va chạm với hầu như mọi bộ khác.
Dễ thấy nhất, với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn về quản lý công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm; Bộ Xây dựng về quản lý xây dựng công nghiệp; Bộ Giao thông - Vận tải về quản lý sản xuất thiết bị vận tải; nhiều bộ về quản lý thương mại; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về quản vốn của doanh nghiệp thuộc ngành công thương.
Thực hiện một mê cung quản lý như vậy, thành tựu của Bộ Công Thương kể mãi cũng không hết, nhưng tạo khuyết tật cho nền kinh tế cũng sửa mãi vẫn chưa xong, điển hình sự không thành công của một loạt tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã từng trực thuộc bộ.
Bộ Giao thông - Vận tải ngoài việc thực hiện quản lý đa ngành giao thông -vận tải (đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường hàng hải, đường thủy nội địa), hiện nay đang quản lý trên 80 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 8 tổng công ty, trên 20 đơn vị sự nghiệp (gồm 2 viện nghiên cứu, 3 trường đại học, 6 trường cao đẳng, vài ba bệnh viện, 9 ban quản lý dự án).
Rõ ràng bộ này không chỉ là bộ quản lý đa ngành giao thông - vận tải mà còn quản lý trên 100 đơn vị sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ công cho xã hội.
Đây là một bộ điển hình của Việt Nam, bởi bộ này không chỉ thực hiện quản lý đa ngành mà còn thực hiện công việc quản lý của đa bộ trong chính phủ. Không thể phủ định những thành tựu mà bộ này đã tạo ra được cho nền kinh tế những năm qua, nhưng vì phải dàn trải lực lượng để thực hiện công việc đã đa ngành lại còn đa bộ nữa, nên nhiều việc đích thực là của giao thông, vận tải lại bị bỏ lại phía sau.
Đó là sự tắc nghẽn giao thông ở cấp độ “toàn tập”, ở cả tỉnh lộ, quốc lộ, đường cao tốc và trong nôị đô của nhiều thành phố. Đó là đường sắt phải cam chịu với những nền tảng có được từ thế kỷ trước. Đường hàng hải có năng lực vận chuyển quá thấp đối với một quốc gia có chủ quyền Biển Đông và bờ biển hơn 3 nghìn km như Việt Nam. Nền kinh tế nhiều thành phần trong giao thông, vận tải đang cần nhận được sự kiến tạo phát triển không chỉ trong khu vực doanh nghiệp nhà nước mà còn ở khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước.
Thiếu sự kiến tạo này của Bộ Giao thông - Vận tải, nhiều việc lớn của toàn ngành sẽ không thể thực hiện được, trước mắt là tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Để phù hợp với nền kinh tế đã, đang và sẽ Đổi Mới với tốc độ và qui mô ngày càng lớn theo đường lối, chủ trương, chính sách tại nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, việc hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước là một đòi hỏi khách quan, cần được giải quyết.
Việc này không nhằm sáp nhập Bộ một lần nữa, mà nhằm phân định đúng vai, đúng việc giữa các bộ trong những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm chung của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Mở đầu cho sự hoàn thiện này, ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn là Thủ tướng cho biết Chính phủ đã đề nghị đổi tên Bộ Xây dựng thành “Bộ Xây dựng phát triển đô thị và nhà ở”.
Đây là tin vui về bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương được bắt đầu tiếp tục cải cách lên một thang bậc mới.
TS Đinh Đức Sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét