ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Thách thức bất ngờ từ quyết định rút quân khỏi Afghanistan của ông Biden (VNN 13/8/2021)-Cựu đại sứ Ted Osius: Hoa Kỳ ủng hộ nguyện vọng cao nhất của Việt Nam (BBC 12-8-21)-Bức tường Berlin (Phần 1): Nước Đức chia cắt (TD 12/8/2021)- Nguyễn Thọ-Nước Mỹ với một di sản tệ hại hơn cả đại dịch Covid-19 (TD 12/8/2021)-Việt Linh-Mỹ rút quân, Taliban thần tốc chiếm 2/3 Afghanistan (VNN 12/8/2021)-Mỹ kích mìn nổ ‘như động đất’ cạnh tàu sân bay chục tỷ USD (VNN 11/8/2021)-Quan hệ Mỹ-Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung (BVN 11/8/2021)-Nguyễn Quang Dy-Hàn Quốc trong đại dịch Covid-19: Phòng chống tốt, tăng trưởng cao (TVN 10/8/2021)-Mỹ - Hàn tập trận, Triều Tiên 'thề' tăng khả năng đánh phủ đầu (VNN 10/8/2021)-Tàu ngầm Trung Quốc bí mật bám đuôi tàu sân bay Anh (VNN 9/8/2021)-Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ (BVN 9/8/2021)-Oanh tạc cơ Mỹ tiêu diệt hàng trăm tay súng Taliban (VNN 8/8/2021)-Điều gì đang chia rẽ người Mỹ? (TD 7/8/2021)-Việt Linh-Nhật vượt mốc 1 triệu ca Covid-19, Philippines tái áp phong tỏa thủ đô (VNN 7/8/2021)-Mỹ-Indonesia tập trận lớn trên biển (VNN 6/8/2021)-Chuyến công du của Phó tổng thống Mỹ và ước mong quan hệ Việt - Mỹ (RFA 6-8-21)-Ông Biden muốn 'cấm cửa' người nước ngoài chưa tiêm vắc xin (VNN 5/8/2021)-Mỹ-Indonesia cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông (VNN 4/8/2021)-
- Trong nước: Chính phủ khóa XV họp phiên toàn thể đầu tiên (GD 11/8/2021)-Tổng Bí thư: Tiền bạc lắm làm gì, danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý! (DT 11-8-21)-Tổng Trọng lại mạnh miệng hô hào chống tham nhũng để “đánh bóng” tên tuổi? (RFA 11-8-21) -Về lý do TBT Trọng muốn mở rộng chống tham nhũng trong Đảng (BVN 11/8/2021)-BBC-"Hiệu quả vaccine" là gì? (BVN 11/8/2021)-Nguyễn Văn Tuấn-Tổng Bí thư: Loại bỏ tư tưởng bàn lùi trong một số cán bộ lãnh đạo, quản lý (NĐT 11-8-21)-Chén” được vợ đồng chí, Bùi Trường Giang ngạo nghễ thăng chức (Thời Báo 10-8-21)-Cố Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo trong ký ức ông Phạm Thế Duyệt (DV 9-8-21)- Nguyễn Duy Linh bị truy tố tội nhận hối lộ: Những cuộc gọi tiền tỷ (ĐĐK 8-8-21)-"Tránh nói biện pháp chống dịch rất cao, nhưng thực hiện thì lỏng dần" (DT 7-8-21)-Vũ Đức Đam-Bí thư TPHCM: Sẽ giao tro cốt người mất vì Covid-19 chu đáo nhất (DT 7-8-21)-Ông Bùi Trường Giang làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng lý luận Trung ương (TP 7-8-21)- HĐLLTƯ hết ...lý luận!-Hà Nội chính thức giãn cách xã hội thêm 15 ngày để chống COVID-19 (GD 6/8/2021)-Phòng chống tham nhũng: Quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa (GD 6/8/2021)-Vì sao tỷ lệ tử vong vì Covid tại Việt Nam cao? (Blog VOA 6-8-21)-Nguyễn Hùng-Tổng Bí thư chủ trì họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng (GD 5/8/2021)-Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với cử tri chuyện văn bản ký lúc 2 giờ sáng (DT 5-8-21)-Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ năm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII (GD 5/8/2021)-Việt Nam: Tiêm chủng quá chậm chạp, Covid hoành hành ở Sài Gòn (RFI 4-8-21)-1 ngày, Sở Y tế TP.HCM 2 lần ra văn bản khẩn thu hồi 2 văn bản ban hành trước (TT 3-8-21)-Truy tố cựu Phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công an (SGGP 3-8-21)-Vũ ‘nhôm’ hối lộ ông Nguyễn Duy Linh 5 tỷ đồng và được khuyên bỏ trốn (TP 3-8-21)-
- Kinh tế: Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp (GD 12/8/2021)-Chính phủ thống nhất những vấn đề then chốt, quan trọng nhất trong 5 năm tới (GD 12/8/2021)-Đề nghị giảm lãi suất và cho thế chấp lúa gạo thu mua đối với doanh nghiệp ĐBSCL (KTSG 12/8/2021)-Đồng Nai đề xuất ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân các doanh nghiệp '3 tại chỗ' (KTSG 12/8/2021)-Thông tin “không cho người dân di chuyển trong 7 ngày” là giả mạo (KTSG 12/8/2021)-Thái Lan thử nghiệm vaccine Covid-19 dạng xịt mũi (KTSG 12/8/2021)-TPHCM: phát hiện hàng ngàn khẩu trang, kit test nhanh không rõ nguồn gốc (KTSG 12/8/2021)-Quan sai cũng phải phạt thẳng tay (KTSG 12/8/2021)-Lo giá dầu cao đe dọa kinh tế toàn cầu, Mỹ hối thúc OPEC + tăng sản lượng (KTSG 12/8/2021)-Đà Nẵng tìm cách chặn đà đóng cửa của doanh nghiệp (KTSG 12/8/2021)-Chính phủ chỉ đạo quyết tâm cao để tháng 9 có vaccine trong nước (KTSG 12/8/2021)-Hành khách bay từ Việt Nam đến Nhật đã sử dụng được IATA Travel Pass (KTSG 12/8/2021)-Không còn thiếu hụt container rỗng nhưng cước tàu vẫn chưa hạ nhiệt (KTSG 12/8/2021)-Bộ Công an triển khai phần mềm quản lý công dân vùng dịch (KTSG 12/8/2021)-Sẽ sửa đổi mô hình '3 tại chỗ' để duy trì sản xuất (TT 11-8-21)-Bộ Công Thương: Áp dụng phương pháp '3 tại chỗ' ở phía Nam có bất cập (Zing 11-8-21)-TP.HCM: Tạm giữ nhóm người hoạt động bát nháo ở Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (TN 11-8-21)-"Sang nhượng quan tài"!-Bước tiến dài của trái cây xuất khẩu (NLĐ 11-8-21)-
- Giáo dục: Dự kiến, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ khai giảng trực tuyến vào giữa tháng 9 (GD 13/8/2021)-Cục trưởng mách cách học chứng chỉ khỏi tốn tiền, thầy cô đâu hiểu nhầm văn bản (GD 13/8/2021)-Giám đốc Sở Giáo dục Thanh Hóa: Tỷ lệ 30% học bạ 70% điểm thi là chấp nhận được (GD 13/8/2021)-Á khoa khối B toàn quốc: không có bí quyết gì ngoài thích học, tự học (GD 13/8/2021)-Tiến sĩ Trương Tiến Tùng: giáo dục phải là phi lợi nhuận (GD 13/8/2021)-Nhiều trung tâm ngoại ngữ, trường tư phải đóng cửa, "điêu đứng" vì Covid-19 (GD 13/8/2021)-Hiệp hội có ý kiến về việc bầu Hội đồng trường của Trường Mỹ thuật Công nghiệp (GD 13/8/2021)-Dịch COVID phức tạp, thầy Khang "mách" cách học trò lớp 1 học online có hiệu quả (GD 13/8/2021)-Nữ sinh chuyên ngữ giành học bổng 100% trường đại học nổi tiếng Nhật Bản (GD 13/8/2021)-Trường đại học tư vấn trực tuyến cho thí sinh ở giai đoạn "nước rút" chọn ngành (GD 13/8/2021)-Phổ điểm, có phải bị lẫn chút sạn? (GD 12/8/2021)-Nên có gói hỗ trợ về giáo dục (KTSG 13/8/2021)-Kỹ sư IT chinh phục học bổng tiến sĩ ở Mỹ sau 1 năm (VNN 13/8/2021)-Hàng loạt ĐH cho thí sinh thi năng khiếu vẽ, hát, thể thao... trực tuyến (VNN 13/8/2021)-
- Phản biện: Âm thanh tiếng ho F0 (TD 13/8/2021)-Mai Quốc Ấn-Từ vụ ‘bác sĩ Khoa’, nói về ‘chia sẻ cảm xúc’ và ‘bịa đặt’ (TD 13/8/2021)-Trân Văn-Tại sao có nhiều người tin vào những lời nói dối? (TD 12/8/2021)-Việt Linh-Sa thải cô giáo vì phát ngôn, một tiền lệ nguy hiểm, đi ngược sự tiến bộ xã hội (TD 12/8/2021)-Nguyễn Thanh Huy-Trục lợi từ thiện (TD 12/8/2021)-Dương Quốc Chính-Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Văn Nên (TD 12/8/2021)-J.Nguyễn-Hiệu ứng ngược của chính sách (TT 11-8-21)-Olympic và sức mạnh quốc gia (VnEx 11-8-21)-Trần Văn Thọ-Chính trị và Khoa học (TD 11/8/2021)-Huy Đức-Con vua lại được làm vua (TD 11/8/2021)-Ngọc Vinh-Quốc hội cần làm rõ ai là người đứng đầu (TD 11/8/2021)-Ngô Huy Cương-Hà Nội cần phòng chống dịch Covid-19 bằng khoa học và công nghệ, không bằng duy ý chí (TD 10/8/2021)-Trần Vũ Hải-Vụ “Giấy Đi Đường” bộc lộ chất lượng bộ máy quản lý hành chính (TD 10/8/2021)-Ngô Ngọc Trai-Đừng “ru ngủ” người dân khi “lửa đang cháy dưới đống củi” (TD 10/8/2021)-Huy Đức-Xử lý khủng hoảng kiểu… Thủ tướng? (TD 9/8/2021)-Trân Văn-Cần nghĩ lại quy trình thực thi giãn cách ở Hà Nội (TD 9/8/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Thủ tướng và ngân hàng (TD 9/8/2021)-Nguyễn Thông- Lộ trình tiêm vaccine chống COVID-19 cho mục tiêu kép “mới” của Việt Nam (TS 9-8-21)-Nguyễn Ngọc Anh ...-Chống tham nhũng bước sang giai đoạn mới (TVN 9/8/2021)-Đinh Văn Minh-Sụp đổ (Phần 1)(Phần 2) (TD 9/8/2021)-Nguyễn Thông-Nguy cơ 'bật' khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu (BVN 8/8/2021)-Chí Hiếu-Bế mạc Olympic Tokyo và những điều nghĩ về Việt Nam (BVN 8/8/2021)-Vũ Kim Hạnh-Hãy giữ thể diện cho quốc gia mình (TD 8/8/2021)-Nhà Duy-Sài Gòn, dịch Covid, Hoa và Lệ! (TD 8/8/2021)-Lê Thiên-Cộng sản Việt Nam đối diện khủng hoảng Covid, viễn cảnh một quốc gia thất bại (TD 8/8/2021)-J. Nguyễn-Phòng chống dịch Covid-19: Để tiêm vaccine được nhanh hơn, nhiều hơn, dân dễ tiếp cận hơn (TD 7/8/2021)-Trần Tuấn-Khẩu trang cho tâm trí (VnEx 7-8-21)- Nguyễn Thị Ngọc Hải-Thống kê chi ngân sách và thống kê GDP (TBKTSG 6-8-21)-Vũ Quang Việt-Con số (TD 6/8/2021)-Nguyễn Thông-Việt Nam và ‘không bỏ ai lại phía sau’! (TD 5/8/2021)-Trân Văn-Câu hỏi lớn hơn đằng sau chuyện quan chức chơi golf mùa dịch (TD 5/8/2021)-Yên Khắc Chính-Dân khí (TD 5/8/2021)-Nguyễn Tiến Tường-Chuyên gia lập pháp cảnh báo về "vòng tròn quyền lực" tại địa phương (GD 4/8/2021)-Chính sách ưu tiên trong tiêm vaccine Covid-19 ở các nước ra sao? (BVN 4/8/2021)-Thiện Khang-Các vị tuyên thệ những gì? (TD 4/8/2021)-Nguyễn Đình Cống-
- Thư giãn: Hoàng Tuấn Anh ‘ATM oxy’: Thành công và tình yêu bắt đầu bằng sự tử tế (VNN 9/8/2021)-Người đàn ông 'gom' đồ của nhà giàu xưa bày kín căn nhà 3 tầng (VNN 9/8/2021)-
Mấy năm qua, tuy quan hệ Mỹ-Việt đã có những bước tiến dài, nhưng phải đặt quan hệ song phương trong bối cảnh an ninh khu vực và bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung. Không phải ngẫu nhiên mà tàu sân bay Mỹ đã đến thăm Đà Nẵng hai lần, và Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam hai tàu tuần duyên lớp Hamilton, nhằm nâng cao năng lực hàng hải. Đó mới chỉ là bước đầu. Vai trò trung tâm của ASEAN và vai trò trụ cột của “Bộ Tứ” (Quad) ngày càng quan trọng trong cơ chế an ninh khu vực, theo tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong sáu tháng đầu năm 2021, tuy Mỹ nhấn mạnh tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng đã chú trọng nhiều hơn đến khu vực Châu Âu, Trung Đông, và Đông Bắc Á, trong khi có phần coi nhẹ Đông Nam Á. Vì vậy trong sáu tháng cuối năm, Washington phải tăng cường quan hệ với các nước ở khu vực này. Đó là bối cảnh chuyến thăm Singapore và Việt Nam của Phó tổng thống Kamala Harris trong tháng 8, tiếp theo chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam, và Philippines cuối tháng 7 vừa rồi.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng, Phó tổng thống Kamala Harris sẽ thăm chính thức Singapore và Việt Nam từ ngày 20 đến ngày 26/8/2021. Đây là lần đầu tiên một phó tổng thống đương nhiệm của Mỹ thăm Việt Nam. Chuyến thăm của bà Harris sẽ tập trung vào bốn vấn đề lớn. Một là nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden. Hai là cam kết của Mỹ đối với các nỗ lực đảm bảo an ninh khu vực. Ba là thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Mỹ và các nước ASEAN. Bốn là bảo vệ những giá trị của Mỹ như dân chủ và nhân quyền.
Ngoại trưởng Antony Blinken phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ-ASEAN ngày 4/8, đã khẳng định cam kết của Mỹ đối với vai trò trung tâm của ASEAN và ủng hộ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Blinken và các ngoại trưởng ASEAN đã thảo luận những thách thức cấp bách trong khu vực và trên thế giới, bao gồm ứng phó với đại dịch Covid-19, hành động mạnh mẽ chống biến đổi khí hậu, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, và hành động cấp thiết đối với tình hình Myanmar.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen ngày 3/8 đã hoan nghênh và đánh giá cao các chuyến thăm cấp cao “rất giá trị” của Mỹ. Đó là chỉ dấu cho thấy Washington nhận thức được rằng họ cần bảo vệ và thúc đẩy những lợi ích thực chất và quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi và mong muốn không tụt dốc hơn nữa.
Tại Hà Nội, ngày 5/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời báo chí rằng hai bên đang phối hợp chuẩn bị cho chuyến thăm của Phó tổng thống Kamala Harris. Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh việc đưa quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, không đi với nước này để chống nước kia. Về đối tác chiến lược, Việt Nam cho rằng tên gọi không quan trọng bằng thực chất và sự bền vững của quan hệ giữa hai nước.
Chủ trương của Mỹ
Theo Symone Sanders (người phát ngôn của Phó tổng thống), chuyến thăm của bà Harris nhằm nhấn mạnh “Mỹ đang Quay Lại”, và trao đổi về đối phó với đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, cũng như an ninh khu vực. Chuyến thăm này sẽ khẳng định tầm quan trọng của “tham dự toàn diện và đối tác chiến lược” trong chính sách đối ngoại của Mỹ. “Chúng ta phải cùng cố gắng cổ vũ cho trật tự quốc tế dựa trên pháp luật”.
Theo các chuyên gia, Mỹ vừa phải cạnh tranh với Trung Quốc, vừa phải điều chỉnh lập trường phù hợp với nguyện vọng của các nước Đông Nam Á. Vì vậy, Mỹ không thể ép các nước khu vực chọn phe. Tuy trong sáu tháng đầu năm 2021, Washington tỏ ra coi nhẹ khu vực, nhưng bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tại Singapore (27/7) đã khẳng định rằng chính quyền Biden đang quan tâm tới Đông Nam Á, và ủng hộ các nước trong khu vực bảo vệ chủ quyền và tài nguyên của họ.
Tổng thống Biden và Phó tổng thống Harris ưu tiên việc xây dựng lại các quan hệ đối tác để đảm bảo an ninh cho Mỹ, và an toàn bền vững cho chuỗi cung ứng. Tìm giải pháp để tránh bị thiếu hụt là ưu tiên chính của chuyến đi này. Việc thiếu hụt chất bán dẫn trên thế giới và khó khăn về chuỗi cung ứng là trọng tâm của bà Harris trong chuyến thăm Đông Nam Á, nơi Mỹ phải tăng cường quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc.
Việc thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu tiếp tục làm trì trệ các ngành sản xuất điện tử. Nhà Trắng đang thảo luận khả năng ký một hiệp định thương mại tự do về công nghệ số với các nước khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gồm Singapore và Việt Nam. Singapore sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại thông minh trị giá 4 tỷ USD dự kiến sẽ vận hành vào năm 2023, trong khi Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng khi nhiều công ty đã chuyển dây chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Theo Murray Hiebert (CSIS), chuyến thăm của bà Harris rất quan trọng vì nhấn mạnh cam kết của Mỹ tại Đông Nam Á, với hứa hẹn tăng thêm viện trợ vaccine cho khu vực. Chuyến thăm của bà Harris cũng như ông Austin chứng tỏ với Đông Nam Á là Mỹ muốn can dự. Gần đây, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã đến thăm Indonesia, Campuchia và Thailand (cuối tháng 5 – đầu tháng 6), và đến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ (tháng 7) trước khi đến thăm Trung Quốc để hội đàm, nhưng không giảm được căng thẳng.
Bà Kamala Harris vốn là một luật sư và công tố viên của bang California, nổi tiếng là một người sắc sảo tại các cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ. Ở tuổi 57, Phó tổng thống Harris trẻ hơn nhiều so với Tổng thống Biden, nay đã 79 tuổi. Chắc bà Harris sẽ phải thay mặt ông Biden đảm đương một số chuyến viếng thăm quốc tế, đặc biệt là đến Đông Nam Á, nơi lãnh đạo các nước ASEAN thường phàn nàn là bị các tổng thống Mỹ coi nhẹ.
Theo James Crabtree (IISS), chính quyền Biden thường bị dư luận phê phán là coi nhẹ các nước đồng minh và đối tác khu vực. “Quan hệ kinh tế của Mỹ với Singapore, Việt Nam, và Indonesia gần đây có một số thay đổi có lợi cho Trung Quốc”. Ông cho rằng một chính quyền Biden lúng túng có thể để mất Đông Nam Á vào tay Trung Quốc.
Phản ứng của Trung Quốc
Theo Derek Grossman (chuyên gia phân tích tại RAND Corporation), Trung Quốc không chuẩn bị cho một điều chỉnh chiến lược lớn nào của Việt Nam trong tương lai, nên bất cứ một biến đổi nào trong hợp tác an ninh Mỹ-Việt sẽ làm Trung Quốc bất ngờ và phản ứng. Vì Trung Quốc không muốn làm đảo lộn hòa bình và ổn định khu vực chỉ vì Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau, nên việc nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt từ đối tác “toàn diện” lên thành đối tác “chiến lược” ít có khả năng làm cho Trung Quốc phản ứng mạnh.
Derek Grossman khuyến nghị Washington nên theo đuổi một chiến lược đa dạng bao gồm hợp tác ngoại giao, kinh tế, và an ninh, để tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á đang phải chơi trò đu dây (hedging and balancing) như Việt Nam có thể hợp tác với Mỹ mà không sợ bị ép buộc phải chọn phe giữa các nước lớn (như Mỹ và Trung Quốc). Nói cách khác, Washington không nên và không thể tác động vào quyết sách của Hà Nội, cho đến khi nào Hà Nội thấy đã đến lúc chín muồi để tự điều chỉnh chiến lược.
Theo Kevin Rudd (Chủ tịch Asia Society, cựu thủ tướng Úc), “Bộ Tứ” (Quad) là thách thức có tác động lớn lớn nhất đối với tham vọng của Trung Quốc trong những năm tới. Tuy lúc đầu họ coi thường, nhưng từ cuộc họp cấp cao trực tuyến (3/2021) của nhóm này thì Bắc Kinh ngày càng lo ngại về triển vọng “Bộ Tứ” có thể tập hợp lực lượng, như Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tuyên bố: “Cuộc họp cấp cao hôm nay chứng tỏ “Bộ Tứ đã trưởng thành như một trụ cột quan trọng cho ổn định trong khu vực”.
Cuộc họp cấp cao G-7 làm Bắc Kinh càng lo ngại về “Bộ Tứ” như một liên minh chống Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm Hàn Quốc để “Quad” trở thành “Quint” (Bộ Ngũ). Đó là một nhân tố định hình quan hệ Mỹ-Trung, và tham vọng của Trung Quốc. Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tuyên bố thẳng thừng rằng mục tiêu của Mỹ là thể chế hóa “Bộ Tứ” thành “Bộ tứ Mở rộng” (Quad plus) gồm New Zealand, Hàn Quốc, Việt Nam, để hợp tác đảm bảo an ninh thương mại, công nghệ, và chuỗi cung ứng.
Bắc Kinh rất lo ngại “Bộ Tứ” có thể phối hợp với “Sáng kiến Răn Đe Thái Bình Dương” của Mỹ và chia sẻ thông tin nhạy cảm về chiến lược của Trung Quốc với các đối tác trong nhóm “Five Eyes”. Nhưng điều Bắc Kinh lo ngại nhất là “Bộ Tứ” trở thành nền tảng và đòn bẩy cho một liên minh toàn cầu chống Trung Quốc.
Tại sao Việt Nam?
Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã đến thăm Việt Nam, Singapore và Philippines (cuối tháng 7) để chuẩn bị cho chuyến thăm của bà Harris tới Singapore và Việt Nam. Tại sao bà Harris đến thăm Singapore và Việt Nam trước, mà không đến thăm Ấn Độ trước, tuy Ấn Độ là đối tác chiến lược của Mỹ trong “Bộ Tứ” và “quê ngoại” của bà Harris? Phải chăng Singapore và Việt Nam có vị trí chiến lược trong tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?
Chuyến thăm Việt Nam của ông Austin tuy không được báo chí đưa tin nhiều, nhưng không kém phần quan trọng. Trong khi thâm hụt thương mại Mỹ-Việt ngày càng tăng (69,7 tỷ đô la năm 2020), thì chương trình hợp tác quốc phòng trở thành một trụ cột chính trong quan hệ Mỹ-Việt. Việt Nam ngày càng quan trọng đối với Mỹ, và Hà Nội cũng như Singapore đang trở thành các mỏ neo (anchors) trong chính sách của Mỹ.
Trong khi bờ biển Việt Nam dài hơn 3.000 km giáp Biển Đông và án ngữ lối ra Biển Đông của Trung Quốc, thì Singapore án ngữ eo biển Malacca là yết hầu (choke point) nối Tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Singapore là nước ASEAN duy nhất cho Mỹ sử dụng căn cứ hải quân (Changi), gia hạn 15 năm (đến 2035), trong khi căn cứ hải quân Cam Ranh của Việt Nam được các nước lớn chú ý vì vị trí chiến lược trọng yếu tại Biển Đông.
Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ bán cho Singapore 12 máy bay chiến đấu F-35B (thế hệ mới) như một ưu tiên đặc biệt. Singapore là nước ASEAN đầu tiên có máy bay F-35B (trước đây đã mua F-15 và F-16). Nếu Mỹ quyết định thành lập “hạm đội 1” như đề xuất của Bộ trưởng Hải quân Mỹ để tăng cường lực lượng cho Hạm đội 7 và Hạm đội 5 tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thì Singapore sẽ là một lựa chọn cho căn cứ của hạm đội mới. Nói cách khác, Singapore và Việt Nam đều rất quan trọng, cả về chiến lược và thương mại.
Chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Phó tổng thống Harris, và chuyến thăm của Tổng thống Biden vào dịp họp cấp cao ASEAN và Đông Á (dự kiến vào cuối năm) chứng tỏ hai điều cơ bản. Một là khu vực bao gồm ASEAN là một phần thiết yếu trong bàn cờ chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP). Hai là Mỹ muốn thăm dò Việt Nam về khả năng đồng thuận nâng cấp quan hệ lên thành “đối tác chiến lược”.
Hợp tác chiến lược với Mỹ không chỉ là vấn đề đối ngoại, mà còn là vấn đề đối nội vì liên quan đến đổi mới thể chế và chiến lược phát triển quốc gia. Khi quan hệ Mỹ-Trung càng xấu đi, thì quan hệ Mỹ-Việt càng tốt lên, làm quan hệ Trung-Việt càng nhạy cảm trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung-Việt. Trong khi xây dựng lòng tin chiến lược với Mỹ, Việt Nam vẫn duy trì cân bằng chiến lược với Trung Quốc. Đó là nguyên tắc “không chọn phe” trong đối ngoại, và chủ trương “ba không một nếu” trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam.
Về an ninh quốc phòng, Đô đốc Karl Schultz (Tư lệnh tuần duyên Mỹ) nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực. Ông cho biết lãnh đạo Việt Nam cam kết sử dụng các tàu tuần duyên của Mỹ chuyển giao phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia trong khu vực. Ông tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là đối tác quan trọng của lực lượng Tuần duyên Mỹ. Tuỳ viên Quân sự Mỹ tại Hà Nội Thomas Stevenson cũng cho rằng chính sách quốc phòng “ba không một nếu” của Việt Nam có thể tạo ra khuôn khổ đối thoại hiệu quả để tránh xung đột. Vì vậy, hai bên đã nhất trí, “không ai yêu cầu các nước khu vực phải chọn phe”.
Hợp tác Mỹ-Việt không chỉ về an ninh quốc phòng (như tàu sân bay Mỹ đến thăm Việt Nam hai lần, Mỹ chuyển giao hai tàu tuần duyên cho Việt Nam để nâng cao năng lực hàng hải), mà còn về y tế (Mỹ viện trợ vaccine và giúp Việt Nam công nghệ sản xuất vaccine), khắc phục hậu quả chiến tranh (như phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam, tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh), đối phó với biến đổi khí hậu (đang diễn ra tại lưu vực sông Mekong), về thương mại (như rút Việt Nam khỏi danh sách bị Mỹ cáo buộc “thao túng tiền tệ”).
Về y tế, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam 5 triệu liều vaccine Moderna, cùng với 20 triệu USD giúp Việt Nam chống Covid-19. Mỹ là nước tặng nhiều vaccine nhất cho Việt Nam (dù nhận trực tiếp hay thông qua COVAX). Trước mắt, Mỹ đã cam kết sẽ tiếp tục viện trợ vaccine cho Việt Nam. Về lâu dài, VinBioCare (Vingroup) đã nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine VBC-COV19-154 của hãng Arcturus Therapeutics, có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta, Alpha, Beta, Gamma.
Trở về tương lai
Theo huyền sử (chưa được kiểm chứng), ông Bùi Viện được vua Tự Đức cử làm sứ thần sang Mỹ hai lần (1873-1875) không chỉ để thiết lập bang giao song phương, mà còn nhằm cầu viện Mỹ làm đối trọng với Pháp, lúc đó đang muốn biến Việt Nam thành thuộc địa. Nhưng sứ mệnh của ông Bùi Viện không thành, đã để lại một kinh nghiệm đáng buồn về “bị nhỡ tàu”, được lặp đi lặp lại trong quan hệ Mỹ-Việt.
Lịch sử dường như lặp lại khi ông Hồ Chí Minh chủ trương hợp tác với Mỹ để chống Nhật (1944-1945), thông qua các đầu mối OSS như Archimedes Patti và Charles Fenn cùng nhóm “Con Hươu” (Deer Team), để vận động Mỹ giúp Việt Minh. Hồ Chí Minh đã gửi 8 bức thư và điện cho Tổng thống Mỹ Herry Truman (1945-1946) nhưng không được hồi đáp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Mỹ đã giúp Pháp đánh Việt Minh, và trong cuộc Chiến tranh Việt Nam (1955-1975), Mỹ đã quyết định can thiệp trực tiếp.
Chiến tranh Việt Nam là một thảm họa cho cả hai bên, vì đó là “một cuộc chiến tranh sai lầm, tại một địa điểm sai lầm, vào một thời điểm sai lầm, và chống một kẻ thù sai lầm (a wrong war, at the wrong place, at the wrong time, and with the wrong enemy) như lời tướng Omar Bradley. Hơn 45 năm sau, tuy “vết thương Việt Nam” chưa lành và “bóng ma Việt Nam” chưa chết hẳn, Mỹ và Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng lòng tin chiến lược cho một trang mới trong quan hệ giữa hai nước.
Trong lịch sử của Việt Nam với Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, thì quan hệ với Trung Quốc là phức tạp nhất, như một định mệnh. Hai nước gắn liền với nhau về địa lý (núi liền núi, sông liền sông), về lịch sử (ngàn năm Bắc thuộc), về kinh tế (phụ thuộc vào nhau), về chính trị (cùng hệ tư tưởng). Quan hệ Trung-Việt như cục nam châm vừa hút vừa đẩy, phản ánh thực trạng “vừa yêu vừa ghét” như “anh em thù địch” (brother enemy).
Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Việt không phải là định mệnh vì có thể hóa giải được. Hơn 45 năm sau Chiến tranh Việt Nam, và 25 năm sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Mỹ và Việt Nam đang dần trở thành đối tác chiến lược. Điều đó phản ánh không chỉ nhu cầu phát triển của mỗi nước, mà còn cả tầm nhìn chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng.
Nội dung quan trọng nhất trong chuyến thăm Việt Nam của ông Austin là khắc phục hậu quả chiến tranh, để thúc đẩy hòa giải và xây dựng lòng tin. Hai bên đã ký một bản ghi nhớ (MOU) về việc giúp Việt Nam tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA). Điều đó rất thiết yếu để tăng cường hợp tác an ninh và xây dựng lòng tin. Quan hệ Mỹ-Việt không chỉ dựa trên tầm nhìn chiến lược chung về Trung Quốc và trật tự khu vực, mà còn phải bắt nguồn từ lòng tin giữa hai quốc gia. Nói cách khác, hóa giải quá khứ là kiến tạo tương lai.
Sau thời Trump với “nước Mỹ trên hết”, đến thời Biden với “nước Mỹ trở lại”. Tuy chính quyền Biden cũng nhận diện Trung Quốc là “thách thức lớn nhất”, nhưng Mỹ không thể đối phó một mình, mà phải tập hợp đồng minh và đối tác, như “Bộ Tứ” (có Nhật, Ấn, Úc), và ASEAN (có Singapore, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Indonesia). Để có đồng minh và đối tác bền vững, Mỹ cần xây dựng lòng tin và sức mạnh “răn đe tích hợp” (integrated deterrence) trong cơ chế an ninh khu vực, bao gồm cả quan hệ với Việt Nam.
Thay lời kết
Trong các bài viết trước đây, tôi thường đề cập đến khả năng Việt Nam dễ bị mắc kẹt trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung. Khi quan hệ Mỹ-Trung càng xấu đi, thì quan hệ Mỹ-Việt càng tốt lên, làm quan hệ Trung-Việt càng nhạy cảm. Việt Nam cũng như các nước khu vực không muốn chọn phe vì ba lo ngại chính. Một là Trung quốc có thể trả đũa làm cho họ thiệt hại hơn là được lợi từ Mỹ. Hai là Mỹ có thể bỏ rơi họ để bắt tay với Trung Quốc như bài học trong quá khứ. Ba là Mỹ có thể tìm cách diễn biến làm cho họ phải thay đổi chế độ.
Theo các chuyên gia, các lo ngại đó vừa phản ánh thực tế vừa phản ánh não trạng. Lo ngại thái quá sẽ làm gia tăng năng lượng tiêu cực, “biến nhận thức thành thực tế”, có thể gây nhầm lẫn đáng tiếc. Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, mọi thứ đều có thể bị đảo lộn, kể cả thói quen tư duy và hệ quy chiếu. Diễn biến càng khó lường thì quyết sách càng dễ nhầm lẫn. Vì vậy, quyết định về “đối tác chiến lược” với Mỹ đúng lúc rất hệ trọng, vì quyết định quá sớm có thể rủi ro cao, nhưng quá muộn có thể đánh mất cơ hội chiến lược.
9/8/2021
N.Q.D.
Tham khảo
1. Tracking Chinese Perceptions of Vietnam’s Relations with China and the United States, Derek Grossman and Paul Orner, Asia Policy, April 2021.
2. A Confused Biden Team Risks Losing Southeast Asia to China, James Crabtree, Foreign Policy, June 27, 2021.
3. Austin Accomplishes Two Missions in Southeast Asia, Gregory Poling, CSIS, July 30, 2021.
4. Reconciling the Past for a Stronger Partnership: Shaping US-Vietnam Relations under the Biden Administration, Hương Le Thu, CSIS, August 4, 2021.
5. Why the Quad Alarms China, Kevin Rudd, Foreign Affairs, August 6, 2021.
Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét