ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Thủ lĩnh bí ẩn của Taliban đang ở đâu? (VNN 21/8/2021)-Taliban đối mặt thách thức không ngờ (VNN 21/8/2021)-Phe chống Taliban tái chiếm một tỉnh, các cường quốc chật vật sơ tán người khỏi Kabul (VNN 21/8/2021)-Chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 nhanh không tưởng của Ấn Độ (VNN 21/8/2021)-Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương nói chuyến thăm Việt Nam của bà Harris 'mang tính thăm dò' (TD 21/8/2021)-Lịch sử lặp lại sau nửa thế kỷ (TD 21/8/2021)-Đỗ Hùng-Chúng ta đều có lỗi với Afghanistan (TD 20/8/2021)-Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á? (TD 20/8/2021)-NCQT-Sai lầm lặp lại (TD 20/8/2021)-Nguyễn Đại-Kabul 15-8-2021 (viet-studies 20-8-21)-Nguyễn Trung-Biểu tình lan tới Kabul, Taliban chật vật điều hành Afghanistan (VNN 20/8/2021)-Tương lai quyền lực của Hoa Kỳ: Bàn luận của Francis Fukuyama về sự chấm dứt bá quyền của Hoa Kỳ (TD 20/8/2021)-Việt Nam: Afghanistan có ảnh hưởng chuyến thăm của PTT Mỹ Kamala Harris? (BBC 19-8-21)-(TD )- P/v Đinh Hoàng Thắng-TS. Hà Hoàng Hợp: chuyến công du của Phó Tổng thống Harris sẽ giúp Việt Nam thêm tự do, mạnh mẽ hơn (VOA 19-8-21)-Tổng thống Afghanistan phủ nhận cáo buộc 'ôm tiền bỏ trốn' (VNN 19/8/2021)-Taliban giàu tới mức nào? (VNN 18/8/2021)-Great Game nằm ở Hà Nội chứ không phải Kabul (TD 18/8/2021)-J.Nguyễn-Ngoại giao phó tổng thống: Điều hành quan hệ của Mỹ ở Châu Á (viet-studies 18-8-21)-(BVN )-Nguyễn Quang Dy-Chuyến thăm của Phó TT Mỹ Harris đến Việt Nam (kỳ 1): 'Chúng tôi cần vaccine' (VOA 18-8-21)-Quân đội Afghanistan: Nhụt chí. Đầu hàng (TD 17/8/2021)-GS Ngô Vĩnh Long nhận định về nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (BBC 17-8-21)-Hoa Kỳ và chọn lựa thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam qua chuyến thăm của PTT Kamala Harris (RFA 16-8-21)-Taliban chiến thắng “đế quốc Mỹ”? (TD 16/8/2021)-Nguyễn Đại-WHO: ‘Hệ thống y tế Việt Nam đang chịu áp lực cực lớn’ (BBC 16-8-21)-Khi Trung Quốc chọn Biển Đông để “chuyển lửa” ra ngoài (TD 15/8/2021)-Trần Việt Trung-Bức tường Berlin (Phần 1)(Phần 2)(Phần 3)(TD 12/8/2021)-Nguyễn Thọ-
- Trong nước: Hà Nội sẽ tiếp tục giãn cách xã hội đến ngày 6-9 (KTSG 20/8/2021)-Hoàn tất kết luận điều tra vụ án thứ hai liên quan ông Tất Thành Cang (GD 20/8/2021)-VN triển khai quân đội, áp đặt lệnh ‘ai ở đâu ở yên đấy’ giữa vòng xoáy tử vong COVID-19 (VOA/Reuters 20-8-21)-Quân đội có mặt ngay để lo hậu sự cho người mất vì COVID-19 (TT 19-8-21)-Gần 300 tấn lương thực đã được phát miễn phí cho người dân gặp khó khăn vì Covid-19 (VNN 17/8/2021)-“Ai ở đâu thì ở đó” - dân sống làm sao? (RFA 17-8-21)-Kỷ luật một số cựu lãnh đạo Hà Nội, TP.HCM (ĐV 17-8-21)-Quyết định chưa có tiền lệ của Quốc hội, Chính phủ trong phòng chống dịch (VNN 16/8/2021)-Không để xảy ra khủng hoảng y tế (NLĐ 16-8-21)-Thủ tướng yêu cầu không để dân nơi đang giãn cách tự ý về quê (DV 16-8-21)-Bí thư Thành ủy TP.HCM: Hàng trăm nghìn người bỏ về quê vì cuộc sống thiếu thốn trăm bề (DV 16-8-21)-Thủ tướng: tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân (GD 15/8/2021)-Thắng nhanh COVID: hô khẩu hiệu dễ hơn làm (Việt Nam Thời Báo 14-8-21)- Thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine (GD 14/8/2021)-Vắc xin tốt nhất là tiêm sớm nhất (VNN 14/8/2021)-Việt Nam: Chính quyền bị động trước Covid do thiếu ‘‘điều tra kháng thể’’ (RFI 14-8-21)-Covid-19: Con Bí thư có giấy phép đi đường đặc biệt? (BBC 13-8-21)-Xử lý nghiêm “cò hỏa táng” trước Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (CAND 13-8-21)-Báo nhà nước gỡ bài “Bí thư Tam Kỳ lấy ô tô đưa con gái lên Nội Bài đi du học Mỹ” (RFA 13-8-21)-Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nói về tiêm vaccine và phản ứng của người dân (BBC 13-8-21)-Chính phủ khóa XV họp phiên toàn thể đầu tiên (GD 11/8/2021)-Tổng Bí thư: Tiền bạc lắm làm gì, danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý! (DT 11-8-21)-"Hiệu quả vaccine" là gì? (BVN 11/8/2021)-Nguyễn Văn Tuấn-Tổng Bí thư: Loại bỏ tư tưởng bàn lùi trong một số cán bộ lãnh đạo, quản lý (NĐT 11-8-21)-Chén” được vợ đồng chí, Bùi Trường Giang ngạo nghễ thăng chức (Thời Báo 10-8-21)-Cố Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo trong ký ức ông Phạm Thế Duyệt (DV 9-8-21)-
- Kinh tế: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (GD 21/8/2021)-Xuất hơn 130.000 tấn gạo cho 24 tỉnh, thành phố hỗ trợ người dân gặp khó do dịch (GD 21/8/2021)-Những khó khăn từ thị trường sản phẩm dầu khí (GD 20/8/2021)-Petrovietnam chủ động rà soát các vướng mắc quy định của pháp luật (GD 20/8/2021)-Petrovietnam trao tặng 200 máy thở dòng chức năng cao phục vụ điều trị COVID-19 (GD 20/8/2021)-Đến lượt doanh nghiệp bất động sản cũng kêu cứu (KTSG 20/8/2021)-Luật mới của Trung Quốc phạt nặng hành vi thu thập trái phép thông tin cá nhân (KTSG 20/8/2021)-Chủ tịch UBND TPHCM làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương (KTSG 20/8/2021)-TP Hồ Chí Minh chuẩn bị có tân chủ tịch (BBC 20-8-21)-thay Lê Thành Phong-Yêu cầu các nhà xuất khẩu chỉ chuyển hàng lên biên giới khi có khách mua (KTSG 20/8/2021)-‘Luồng xanh’ vận tải nơi thông thoáng, chỗ ách tắc (KTSG 20/8/2021)-Chuẩn bị cho hậu Covid (KTSG 20/8/2021)-Thị trường logistics và hạ tầng công nghiệp thu hút đầu tư trong mùa dịch (KTSG 20/8/2021)-Giá chào gạo Việt Nam thấp hơn Thái Lan, tiệm cận Ấn Độ (KTSG 20/8/2021)-‘Chảy máu' lao động – mối lo của doanh nghiệp hậu đại dịch (KTSG 20/8/2021)-Tiêu chí nào để một địa phương được xem là kiểm soát được dịch? (KTSG 20/8/2021)-Việt Nam xuất siêu lớn qua UAE (KTSG 20/8/2021)-Blockchain gaming, vốn hóa tỉ đô và câu chuyện đánh thuế (KTSG 20/8/2021)-Chuyên gia nói về điểm cốt yếu trong sản xuất vắc xin Covid-19 tại Việt Nam (DT 20-8-21)-P/v Trần Quốc Hùng-GDP Việt Nam được dự báo hạ khi dịch COVID-19 phức tạp (LĐ 19-8-21)-3 lý do khiến đường phố TP HCM đông đúc (VnEx 19-8-21)- 'Đường đi ít nên tạo cảm giác người đi đông' (TT 19-8-21)-Shipper tố bị "vòi" tiền khi qua chốt kiểm dịch (DT 19-8-21)-Giấy xét nghiệm COVID-19 giả để qua chốt đã xuất hiện (TT 19-8-21)-Nhiều xe sang trị giá chục tỷ đồng nhập khẩu về làm quà biếu, Tổng Cục Hải quan ra công văn hoả tốc (DV 19-8-21)-Phát hiện người nằm cốp xe qua chốt, lộ giá 5 triệu đưa từ Đồng Nai về Bắc Ninh (VNN 21/8/2021)-97,7 % tiền Quỹ Vaccine Covid vẫn đang để ngân hàng thương mại ??? (BVN 21/8/2021)-Hoang Tran-Người dân thiếu đói bị làm khó khi xin hỗ trợ của Nhà nước (BVN 21/8/2021)-Cao Nguyên-Lo vốn ngoại rời đi nếu TP HCM kéo dài giãn cách (BVN 21/8/2021)-Tấn Đạt-
- Giáo dục: Thầy Bùi Nam nhận xét Thông tư 22 rất tiến bộ, tiếp thu đa số ý kiến thầy cô (GD 21/8/2021)-Mở lớp mầm non đúng 2 năm đại dịch, tôi mất trắng hơn 1 tỷ đồng (GD 21/8/2021)-Nếu được phép ý kiến, chúng tôi mong lùi thời gian năm học mới với lớp 1,2 (GD 21/8/2021)-Bộ mới nghĩ được 4 chủ đề thì “tích hợp” Lịch sử với Địa lý làm gì cho khổ? (GD 21/8/2021)-Hiệp hội thảo luận về chiến lược phát triển giáo dục đại học (GD 21/8/2021)-Bộ trưởng Giáo dục: Mục tiêu ưu tiên số 1 của giáo dục phổ thông là dạy người (GD 21/8/2021)-Muốn có "học bạ thật" thì nên bỏ cơ cấu 30% trong điểm xét tốt nghiệp (GD 21/8/2021)-Văn mẫu là biểu hiện xuống cấp trầm trọng của hoạt động dạy-học Ngữ văn (GD 21/8/2021)-Biên soạn sách Tiếng dân tộc thiểu số chậm so với tiến độ, Bộ Giáo dục nói gì? (GD 21/8/2021)-Từ 5/9, bỏ tính điểm trung bình tất cả môn học ở trung học cơ sở và phổ thông (GD 20/8/2021)-
- Phản biện: Văn mẫu là biểu hiện xuống cấp trầm trọng của hoạt động dạy-học Ngữ văn (GD 21/8/2021)-Cao Kim Anh-Quản trị quốc gia trong đại dịch (VNN 21/8/2021)-Huỳnh Thế Du-Phản biện và chính thể (TD 21/8/2021)-Ngô Huy Cương-Đằng sau vụ Trần Hùng, cựu Cục phó Cục Quản lý Thị trường, bị bắt giam (TD 21/8/2021)-Thu Hà-Khủng hoảng Covid-19 ở Sài Gòn thể hiện sự ngu xuẩn và tham lam của chế độ (TD 20/8/2021)-J. Nguyễn-Ngày mai như thế nào khi ngày hôm nay… (TD 20/8/2021)-Trân Văn-Dập dịch phải theo khoa học, dựa vào chuyên môn, không dựa vào ý chí chính trị (TD 20/8/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Thực chất “Tình trạng Khẩn cấp” đang được chuẩn bị để thực hiện ở Sài Gòn từ 0 giờ 23/8 (TD 20/8/2021)-Lưu Trọng Văn-Tiền hỗ trợ của tôi đâu? (TD 20/8/2021)-Đỗ Hùng-COVID-19 vẽ lên bộ mặt người quản lý xã hội (TD 20/8/2021)-Phạm Đình Trọng-Sân Golf Phan Thiết – Những người Cộng sản (TD 20/8/2021)-Phan Bình Minh-Xét nghiệm diện rộng tại TP.HCM: “Lợi bất cập hại”, nên cân nhắc lại! (TD 20/8/2021)-Nguyễn Hồng Vũ-Không có gì là hoàn hảo, sự hoàn hảo là không có gì (TD 20/8/2021)-Chu Mộng Long-Đại dịch và chính phủ chỉ… ‘phát’ chứ không… ‘động’! (TD 19/8/2021)-Trân Văn-Sao có thể thấy đói mà không giúp? (TD 19/8/2021)-Lê Thanh Uyên-Điểm tin kiểu “xì-tin” (TD 19/8/2021)-Nguyễn Danh Quế-Kiêu ngạo, ngu dốt, dẫn tới hàng loạt sai lầm (TD 19/8/2021)-Đỗ Ngà-Lạm bàn về văn mẫu (TD 19/8/2021)-Đỗ Xuân Thảo-Phân vùng “Lãnh thổ kháng dịch”: Xanh – Vàng – Cam – Đỏ? (TD 19/8/2021)-Mai Bá Kiếm-Thắc mắc biết hỏi ai? (TD 19/8/2021)-Nguyễn Đắc Kiên-Thư gửi một Thiếu tướng (TD 19/8/2021)-Mai Quốc Ấn-Chống dịch dựa trên khoa học (TVN 19/8/2021)-Tư Giang-Đánh “giặc dịch” hay đánh dân? (TD 19/8/2021)-Blog RFA-Chỉ chống “Văn mẫu” thôi sao? (TD 19/8/2021)-Chu Mộng Long-Chính phủ hãy hành động! (TD 18/8/2021)-Thái Hạo-Không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra (BVN 18/8/2021)-Võ Xuân Sơn-Người Sài Gòn làm thiện nguyện (TD 18/8/2021)-Mạc Văn Trang-Người di cư thời Covid an sinh xã hội và những thứ khác (BVN 18/8/2021)-Phạm Quỳnh Hương-Gượng chút Oxy cho một góc nhỏ Sài Gòn kiệt sức (BVN 18/8/2021)-Cù Mai Công-Sài Gòn – Nhìn từ phía đói ăn (BVN 18/8/2021)-Đỗ Hùng-“Lấy sức dân chăm lo cho dân” và xã hội dân sự (TD 18/8/2021)-Nguyễn Vi Yên-Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng (TD 17/8/2021)-Lê Quảng Hà-“Nhà nước pháp quyền” và “Công bằng, dân chủ, văn minh” không phải là thứ sáo mép (TD 17/8/2021)-Ngô Huy Cương-Lại Nghỉ Về Nhân Quả (viet-studies 17-8-21)-Nguyễn Minh Đào-Lãnh đạo dám làm nhưng cũng cần được pháp luật bảo vệ (TVN 16/8/2021)-Quốc Phong-Sự khốn khổ mang tên “Khai báo y tế” (TD 16/8/2021)-Ngô Anh Tuấn-Lấy dân làm gốc (TD 16/8/2021)-Nguyễn Vi Yên-Minh bạch và thực thà với dân (TD 14/8/2021)-Vũ Kim Hạnh-Vắc xin dịch vụ: chưa phải lúc (BVN 13/8/2021)-Huỳnh Thế Du-Hiệu ứng ngược của chính sách (TT 11-8-21)-Olympic và sức mạnh quốc gia (VnEx 11-8-21)-Trần Văn Thọ-Con vua lại được làm vua (TD 11/8/2021)-Ngọc Vinh-Quốc hội cần làm rõ ai là người đứng đầu (TD 11/8/2021)-Ngô Huy Cương-Đừng “ru ngủ” người dân khi “lửa đang cháy dưới đống củi” (TD 10/8/2021)-Huy Đức-Lộ trình tiêm vaccine chống COVID-19 cho mục tiêu kép “mới” của Việt Nam (TS 9-8-21)-Nguyễn Ngọc Anh
- Thư giãn: Cơn sốt cá rồng: Món ăn nhà nghèo thành báu vật trăm triệu của dân giàu (VNN 19/8/2021)-Hoàng thân trở thành Chính ủy Trung đoàn (SGGP 19-8-21)
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris có kế hoạch thăm Singapore ngày 22/8 và Việt Nam ngày 24/8. Đây là lần đầu tiên một phó tổng thống Mỹ đương nhiệm sang thăm Việt Nam, tiếp theo chuyến thăm thành công của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam, và Philippines vào cuối tháng bảy. Tổng thống Joe Biden dự kiến có thể tham gia các hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á vào cuối năm nay.
Tại sao Việt Nam và Singapore?
Trong sáu tháng đầu năm, trong khi tiếp tục cổ vũ cho tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chính quyền Biden đã tập trung vào các khu vực khác. Trong sáu tháng cuối năm, khu vực này chắc sẽ được chú ý hơn với nhiều chuyến thăm cấp cao. Nhưng tại sao đoàn Austin và Harris đến thăm Singapore và Việt Nam hai lần trong một tháng, mà không chú ý tới Indonesia và Thailand là hai nước đối tác khác cũng quan trọng?
Tuy các quan chức cấp cao không thể đến mọi nơi trong một chuyến đi, nhưng việc lựa chọn đến đâu, vào lúc nào là có ý nghĩa. Chuyến thăm của Harris vào cuối tháng tám sẽ làm rõ vai trò của Đông Nam Á nói chung là một phần thiết yếu của “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” để đẩy lùi Trung Quốc, trong khi đặc biệt nhấn mạnh tiềm năng của Việt Nam và Singapore là hai đối tác chiến lược của Mỹ trong khu vực.
Với bờ biển dài hơn 3000km, Việt Nam có vị trí thuận lợi để ngăn chặn Trung Quốc tiến xuống Đông Nam Á. Căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược đặc biệt đối với Biển Đông. Trong khi đó, Singapore kiểm soát vị trí yết hầu tại eo biển Malacca nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Năm 2019, Singapore đã gia hạn cho Mỹ sử dụng căn cứ hải quân và không quân ở Changi thêm 15 năm tới 2035.
Hợp tác quốc phòng đã trở thành một trụ cột chính trong quan hệ Mỹ-Việt, mặc dù có những điểm bất đồng tiềm ẩn. Vẫn còn rủi ro khi sự phát triển quan hệ chiến lược có thể bị cản trở vì chính quyền Biden nhấn mạnh đến giá trị dân chủ và nhân quyền sẽ tác động thế nào đến chính phủ Việt Nam do đảng Cộng sản lãnh đạo.
Đối với Singapore, Mỹ vừa quyết định bán 12 máy bay chiến đấu F-35B, làm Singapore trở thành nước ASEAN đầu tiên có loại máy bay chiến đấu thế hệ mới, ngoài số F-15 và F-16 hiện đang sử dụng. Nếu Mỹ quyết định xây dựng Hạm đội 1, như đề xuất của Bộ trưởng Hải quân để tăng cường cho Hạm đội 7 và Hạm đội 5 ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thì Singapore sẽ là lựa chọn hàng đầu làm căn cứ của hạm đội mới.
Quan hệ chiến lược: tới đâu và lúc nào?
Kavi Chongkittavorn, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn, lập luận rằng do thời gian hạn chế nên chương trình của ông Austin phản ánh quan điểm của bộ quốc phòng Mỹ về sự lựa chọn “các nước đồng minh và đối tác quan trọng nhất khu vực”. Nhưng Kavi cảnh báo: “Nước thành viên ASEAN nào quyết định tham gia “Bộ Tứ” (Quad) dù với hình thức nào, đều có thể làm suy yếu cơ chế khu vực của ASEAN”.
Ý tưởng nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt lên đối tác chiến lược chính thức đã có từ mấy năm qua. Tiếp theo cuộc gặp cấp cao Trump-Kim tại Hà Nội vào tháng 2/2019, Tổng thống Trump đã mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Washington. Lúc đó tôi đã lập luận rằng “đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ còn xa vời” (a bridge too far), vì thời điểm chưa chín muồi, do sức khỏe của ông Trọng, và phản ứng của Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao của hai nước đều cho rằng vấn đề cốt lõi của đối tác chiến lược chủ yếu là thực chất hành động chứ không phải là hình thức tên gọi. Vì vậy, họ ủng hộ chủ trương từng bước để đạt được đối tác chiến lược. Việt Nam đã ký thỏa thuận về đối tác chiến lược chính thức với 18 nước với mức độ khác nhau, gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, và Úc, nên việc nâng cấp đối tác chiến lược với Mỹ là hợp tình hợp lý.
Chuyên gia phân tích của RAND Corporation, Derek Grossman, cho rằng đó là một chủ đề trong chuyến thăm Việt Nam của bà Harris. Grossman tin rằng bà Harris có thể mở đường cho ông Biden quyết định về đối tác chiến lược vào cuối năm nay.
Điều đó có thể làm Trung Quốc bất ngờ, vì Derek Grossman và Paul Orner lập luận rằng theo đánh giá của Bắc Kinh thì Việt Nam “sẽ không hợp tác quá chặt chẽ với Mỹ”. Điều đó được phản ánh qua tuyên bố chính thức của Hà Nội. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong họp báo ngày 30/7 là Việt Nam “không liên kết với nước này để chống nước khác”. Tuy nhiên, ít có khả năng Trung Quốc sẽ phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực vì Việt Nam và Mỹ có bước tăng cường hợp tác an ninh chặt chẽ hơn.
Sẽ không khôn ngoan nếu Mỹ thúc ép Hà Nội phải chọn phe, cho đến khi Hà Nội thấy đến lúc phải tự quyết định. Điều đó cũng đúng với các nước Đông Nam Á khác. Mỹ cần theo đuổi một chiến lược đa dạng bao gồm hợp tác về ngoại giao, kinh tế, và an ninh khu vực, để các nước ASEAN khác có thể chơi trò đu dây cùng Việt Nam
Việc quan trọng nhất mà ông Austin đã làm ở Singapore là trấn an các đồng minh và đối tác khu vực rằng chính quyền Biden coi họ là “thiết yếu” (vital) đồng thời khẳng định rằng Washington sẽ không thúc ép ASEAN phải chọn phe.
Washington có thể tập trung vào chuyến thăm Singapore, Viêt Nam, và Philippines vì họ thấy hợp tác với các nước này dễ hơn, và có thể cho rằng ASEAN đã bị “phân liệt” (dysfunctional), nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ có thể hay nên coi nhẹ ASEAN.
Nước Mỹ trở lại...tương lai
Với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết” của Trump đã lui vào quá khứ, Biden hứa “nước Mỹ trở lại” đang khuấy động các nước mà họ cảm thấy bị Mỹ bỏ rơi. Nhưng ông Biden (năm nay 79 tưổi) chắc sẽ không xuất hiện nhiều trong các hoạt động quốc tế, mà ông có thể ủy quyền cho bà Haris thay mặt mình trong một số chuyến thăm.
Nhưng trong khi ganh đua với Trung Quốc, Mỹ có thể gần gũi hơn với nguyện vọng của các đồng minh và đối tác khu vực như ASEAN. Ngay sau chuyến thăm của ông Austin, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nói rằng các chuyến thăm cấp cao của Mỹ được khu vực đánh giá cao. “Mỹ đang đầu tư băng thông rộng và tài nguyên vào khu vực mà Mỹ có các sự lựa chọn và lợi ích đáng kể để họ phải bảo vệ và thúc đẩy”. Nay các nước đang mong đợi Mỹ có sự nhất quán về chiến lược lâu dài, và hy vọng vào “một nước Mỹ đáng tin cậy và dễ đoán”, làm cái neo ổn định cho trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.
Thực ra đang có những dấu hiệu tích cực. Sau sự cố truyền thông đáng tiếc làm ngoại trưởng Antony Blinken không tham dự được cuộc họp trực tuyến với các ngoại trưởng ASEAN ngày 25/5, ông Blinken đã có tới năm cuộc họp trực tuyến với các quan chức ASEAN, gồm hai cuộc họp riêng về vấn đề hạ lưu sông Mekong, và cuộc họp thường niên của ngoại trưởng ASEAN ngày 4/8. Mỹ cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Khi thế giới cố gắng thoát khỏi đại dịch Covid-19 và đứng trước một loạt thách thức cấp bách về chiến lược, kinh tế, và môi trường, thì có nhiều chương trình để hợp tác. Ngoại trưởng Blinken và các đồng nghiệp ASEAN đã thảo luận về những thách thức mới gồm đại dịch, biến đổi khí hậu, phát triển nguồn nhân lực, và tình hình Myanmar.
Một vấn đề mấu chốt khác là sự bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thiếu chất bán dẫn tiếp tục làm đình trệ nghành điện tử và sản xuất ô-tô.
Nhà Trắng đang trao đổi về một hiệp định tự do thương mại kỹ thuật số với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gồm Singapore và Việt Nam. Cả hai nước cùng với ASEAN, sẽ có vai trò quan trọng hơn để đảm bảo chuỗi cung ứng vì các công ty tìm cách đa dạng hóa rủi ro về chiến lược và thương mại do quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Chương trình này thừa nhận một yếu tố cốt yếu để Mỹ tham dự vào khu vực là phải đề ra một chiến lược kinh tế rõ ràng cho Châu Á. Kurt Campbell, người phụ trách Châu Á cho Biden, từ lâu đã lập luận rằng lợi ích kinh tế và an ninh gắn liền với nhau ở Châu Á, và quốc sách về kinh tế phải được nâng lên thành cốt lõi của chính sách đối ngoại Mỹ.
Nói cách khác, sẽ chẳng có gì khác biệt dù các quan chức Mỹ có nói bao nhiêu lần là Mỹ đang cạnh tranh với Trung Quốc, đang xoay trục, đang tái cân bằng, hay đang điều chỉnh tầm nhìn về Châu Á. Điều quan trọng là họ đang thực sự làm cái gì. Để đạt được tham vọng của Biden về Châu Á, không chỉ đòi hỏi tầm nhìn, mà còn cả thực hiện.
Tham khảo
1. Trump-Trọng Summit Remains in Limbo, Nguyen Quang Dy, Yale Global, January 2, 2020.
2. Tracking Chinese Perceptions of Vietnam’s Relations with China and the United States, Derek Grossman and Paul Orner, Asia Policy, April 2021.
3. A Confused Biden Team Risks Losing Southeast Asia to China, James Crabtree, Foreign Policy, June 27, 2021.
4. Austin Accomplishes Two Missions in Southeast Asia, Gregory Poling, CSIS, July 30, 2021
5. Reconciling the Past for a Stronger Partnership: Shaping US-Vietnam Relations under the Biden Administration, Hương Le Thu, CSIS, August 4, 2021.
6. Why the Quad Alarms China, Kevin Rudd, Foreign Affairs, August 6, 2021
7. Can Vice President Harris Convince Vietnam to Engage Biden’s Indo-Pacific Strategy? Carlyle Thayer, August 9, 2021
8. America Still Needs to Rebalance to Asia, Zack Cooper and Adam Lifff, Foreign Affairs, August 11, 2021 Asia Review,
9. Subtle threat to ASEAN: US indifference to Indonesia and Thailand, Toru Takahashi, Nikkei Asia Review, August 11, 2021
N.Q.D.
18/8/2021
Tác giả gửi BVN
AFGHANISTAN CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYẾN THĂM
CỦA PTT MỸ KAMALA HARRIS
BBC/ TD 19-8-2021
Liệu ngoại giao cấp cao của chính quyền Mỹ, mà cụ thể là chuyến thăm chính thức vào hạ tuần tháng Tám 2021 của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Việt Nam được lên kế hoạch từ trước, có bị ảnh hưởng hay phủ bóng bởi biến cố chính trị đang xảy ra ở Afghanistan hay không là vấn đề được một cựu quan chức và chuyên viên cấp cao Bộ Ngoại giao Việt Nam phân tích với BBC hôm thứ Năm.
“Việt Nam đang ‘khát’ vaccine do đại dịch bết bát, ngư dân bị Trung Quốc cấm ra Biển Đông đánh bắt cá, cuộc mưu sinh đang gõ cửa từng nhà. Bối cảnh này khiến chuyến thăm của Phó TT Mỹ có ý nghĩa đặc biệt” bên cạnh biến cố với Taliban hiện nay ở Afghanistan, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan, hiện là Giám đốc Truyền thông của Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) nêu quan điểm riêng với BBC News Tiếng Việt hôm 19/8 từ Hà Nội.
Tên gọi hay thực chất?
BBC: Theo Tiến sĩ, diễn biến thời sự ở Afghanistan liệu có ảnh hưởng gì đến kế hoạch chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sang Đông Nam Á và thăm chính thức Việt Nam tới đây không?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Cho đến giờ này, theo những gì tôi quan sát được, chưa thấy có dấu hiệu gì về việc hoãn kế hoạch chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sang Đông Nam Á và Việt Nam vào cuối tháng này. Cho dù hàng loạt bối cảnh bất ngờ – hỗn loạn do đại dịch Covid 19 gây ra trong khu vực lẫn hỗn loạn do quân Taliban tiến vào thủ đô Kabul – tôi nghĩ cả hai nước vẫn tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm đầu tiên của nhân vật số hai trong chính quyền Hoa Kỳ.
Không chỉ cá nhân tôi, mà có khá nhiều quan chức trong chính quyền, giới doanh nghiệp, đặc biệt là những người dân thường cũng như xã hội dân sự ở trong nước đều đón đợi chuyến thăm của bà Harris. Việt Nam đang “khát” vaccine do đại dịch bết bát, ngư dân thì bị Trung Quốc cấm ra Biển Đông đánh bắt cá, cuộc mưu sinh đang gõ cửa từng nhà. Bối cảnh này khiến chuyến thăm của bà Phó Tổng thống Mỹ có ý nghĩa đặc biệt.
BBC: Liệu theo Tiến sĩ, quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ có thể được nâng cấp lên đối tác chiến lược trong dịp này không, hay còn đợi dịp nào khác và dịp nào, khi nào?
TS. Đinh Hoàng Thắng:Chuyện nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ lên đối tác chiến lược đã được giới học giả cũng như các nhà ngoại giao hai nước phân tích và bàn luận từ cả hơn chục năm có lẻ. Lần này sang Hà Nội, nếu bà Harris và lãnh đạo Việt Nam tái khẳng định lập trường chính trị của cả hai phía về khuôn khổ pháp lý cho cái đối tác chiến lược ấy và công bố kế hoạch trong tương lai gần để ký một thoả thuận cấp nhà nước, thì đấy sẽ là phần kết có hậu, một “happy-end” của mối quan hệ đầy duyên nợ này.
Đánh giá về thực chất, trong tất cả các thành tố tạo nên quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, từ lâu đã tích tụ đầy đủ các chất lượng mang tính chiến lược rồi. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm “hội tụ chiến lược” giữa Mỹ và Việt Nam để mô tả thực trạng này.
BBC: Có ý kiến nói chỉ cần giữ quan hệ đối tác Việt – Mỹ như hiện nay mà không cần nâng cấp lên đối tác chiến lược, vì thực chất quan trọng hơn hình thức và không nhất thiết phải nâng cấp như thế làm gì, ông có đồng tình hay không?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Tôi e khó chia sẻ với ý kiến trên. Có lẽ cựu Đại sứ Mỹ Michael Michalak là một trong những người đầu tiên đưa ra cách lập luận như vậy từ năm 2010. Lập luận thế là chưa đề cập hết các khía cạnh khác nhau của mối bang giao. Mối quan hệ này dù quan trọng đến mấy, cũng có một số khía cạnh phải tuỳ thuộc vào các biến số thứ ba, thứ tư… đó là bang giao Việt – Trung và quan hệ Việt Nam với các lân bang truyền thống. Và chính bối cảnh quốc tế giờ đây là lúc “just in time” để công bố đối tác chiến lược Mỹ – Việt.
Thế giới và châu Á, trong đó có Việt Nam đang khốn đốn về đại dịch thế kỷ, vậy mà nhân cơ hội này Trung Quốc lại chuẩn bị ồ ạt cho hàng trăm tàu thuyền xuống Biển Đông thực thi lệnh cấm đánh bắt cá, tăng cường tập trận, đẩy mạnh các hoạt động phi pháp, ngay tại các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và một số nước ASEAN khác. Do đó, việc công bố quyết định nâng cấp đối tác chiến lược là đúng lúc, cả về ý nghĩa song phương cũng như liên quan đến tình hình khu vực và quốc tế.
Về song phương, tình hình an ninh cả truyền thống lẫn phi truyền thống của Việt Nam ngày càng có nhiều vấn đề, đặc biệt nhìn vào các động thái quân sự của Trung Quốc giữa mùa đại dịch Covid 19. Ở đây không phải bị chi phối bởi tâm lý “bài Trung” không có cơ sở của một bộ phận nào đấy, mà vấn đề là phải xuất phát từ tình trạng tứ bề thọ địch của Việt Nam.
Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên đất Chùa Tháp là một “bí mật công khai”. Trường hợp có khủng hoảng ở Biển Đông hay các vùng biển lân cận, Trung Quốc có thể triển khai tàu chiến và máy bay quân sự tới Campuchia thông qua Căn cứ hải quân lẫn không quân ở Koh Kong. Các cơ quan tình báo đánh giá rằng mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là thiết lập các chuỗi cảng quân sự trên khắp khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các cảng này có thể đóng vai trò “quá giang” cho chiến hạm hay là căn cứ thường trực cho hải quân Trung Quốc.
Trong bối cảnh an ninh của đất nước như thế, đừng nói là không nhất thiết phải nâng cấp quan hệ, hay cho rằng, thực chất quan trọng hơn hình thức. Nâng quan hệ Việt – Mỹ lên đối tác chiến lược sao lại là vấn đề hình thức? Vả lại cứ cho là hình thức đi nữa, thì xin thưa, hình thức nào sẽ phản ánh thực chất ấy của mối bang giao. Danh chính thì ngôn mới thuận, mà ngôn có thuận thì hành động mới có ý nghĩa răn đe, nhất là trong chiến lược “răn đe tích hợp” mà Bộ trưởng Austin vừa tuyên bố.
‘Chư hầu’ hay đối tác ‘chiến lược’?
BBC: Cũng có ý kiến từ truyền thông khu vực (Trung Quốc) cho rằng Việt Nam nên thận trọng, không nên mắc mưu, hay tự đánh bẫy mình để nâng quan hệ lên đối tác chiến lược với người Mỹ, đi với Mỹ hay nhất biên đảo có thể nguy hiểm, nguy hại cho Việt Nam và nên nhìn vào 30/4/1975 cũng như những gì đang diễn ra ở Afghanistan để học bài học, ông có đồng ý với ý kiến này hay không? Và vì sao?
TS. Đinh Hoàng Thắng:Việc truyền thông trong khu vực, kể cả những “mõ làng” của tư tưởng bá quyền khuyên Việt Nam “không nên mắc mưu”, “không nên tự đánh bẫy mình”… là những tiếng nói lạc lõng. Điều này khiến ta nhớ lại phát ngôn của người phụ trách đối ngoại của Trung Quốc sang Việt Nam thời giàn khoan 981. Về nước, ông này tuyên bố với báo đảng của ông rằng, sang Hà Nội để kêu gọi “đứa con hoang đàng hãy trở về!” Ông xác quyết trách nhiệm là để “minh định giới hạn cuối cùng cũng như những điều thuận và bất thuận” của tình hình.
Những lời khuyên bảo như trên là những “nghiêm dụ” cho các loại quan hệ giữa chính quốc với chư hầu. Tình hình căng thẳng trên Biển Đông gần đây đặt nền ngoại giao Việt Nam trước sự lựa chọn mang ý nghĩa lịch sử. Đó là, Việt Nam sẽ chọn dạng thức nào (chọn paradigm nào) trong quan hệ quốc tế? Ở đây không phải là vấn đề chọn phe, mà bản chất là chọn thân phận chư hầu hay chọn con đường tiến tới đối tác chiến lược.
Sự khác nhau về chất giữa hai loại quan hệ này là, nếu tuân theo các “nghiêm dụ”, Việt Nam sẽ đi vào con đường phụ thuộc, mất độc lập tự chủ. Còn nếu chọn đa dạng hoá, chọn ra với thế giới văn minh, thế giới của những giá trị phổ quát mà đại bộ phận các quốc gia Tây Âu và các con rồng Đông Á đều theo đuổi, thì không chỉ có được đối tác chiến lược đúng nghĩa, mà bản thân Việt Nam cũng sẽ có sức hút mạnh mẽ hơn hiện nay.
Chư hầu hay đối tác chiến lược còn khác nhau ở chỗ: Làm chư hầu thì quyền lợi quốc gia-dân tộc sẽ bị coi rẻ, vị thế của đất nước luôn luôn ở bậc thang thấp kém, vì chính quốc bao giờ cũng chủ trương “dìm cho yếu để trị”. Còn tiến tới đối tác chiến lược, tiến tới con đường liên minh thì đất nước được độc lập, tự chủ, quyền lợi quốc gia-dân tộc được coi trọng, bình đẳng với đối tác.
So sánh tình hình Afganistan hiện nay với Việt Nam năm 1975 theo tôi là khập khiễng, dù giữa hai sự kiện có thể có một vài khía cạnh giống nhau. Nhưng Việt Nam không thể là Afghanistan! Hãy nghe lại tuyên bố của Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương mới đây hôm 17/8/2021: “Bài học rút ra từ Afghanistan là nếu đang hỗn loạn nội bộ, những người từ bên ngoài sẽ không thể giúp bạn, ngay cả khi họ muốn. Chỉ khi bạn tự giúp mình thì người khác mới có thể giúp bạn”.
Hơn nữa tính chính danh của nhà nước Việt Nam từ lâu là một thực tế. Rồi nữa, cả Việt Nam và Mỹ đều có lợi ích chiến lược chung là hoà bình và ổn định ở Biển Đông, nhằm bảo đảm tự do hàng hải. Mà những đe doạ cho điều này trước mắt và lâu dài đều đến từ Trung Quốc. Tình hình tại Afganistan hiện nay khiến các đối tác Đông Á của Mỹ, trong đó có Việt Nam, càng trở nên có giá trị.
Nếu có bài học nào có thể rút ra từ quá trình Việt Nam vốn là một cuộc chiến sang Việt Nam là đất nước của hoà bình, hợp tác, thì bài học tất yếu là “Độc lập dân tộc phải gắn liền với hội nhập quốc tế!” Độc lập dân tộc là một tài sản vô giá từ bao đời nay, từ triều đại này đến triều đại khác trong lịch sử hàng ngàn năm của Việt tộc, không thể gắn liền với thứ chủ nghĩa xã hội không còn tồn tại. Ngày nay, cái gọi là “chủ nghĩa xã hội thế giới” từng tồn tại trong chiến tranh lạnh, đã thuộc về lịch sử.
Càng hội nhập sâu rộng và toàn diện, Việt Nam càng có không gian để vươn lên trở thành một cường quốc bậc trung, “độc lập, hùng cường và thịnh vượng” như các nhà lãnh đạo nước Mỹ nhiều lần mong muốn. Vấn đề Biển Đông hiện nay khác xa so với hàng chục năm về trước, không còn là vấn đề song phương, vấn đề khu vực mà đã là vấn đề của toàn cầu. Bởi thế, vị thế của Việt Nam ngày nay hoàn toàn khác trước đây.
BBC: Theo Tiến sĩ trọng tâm của chuyến thăm Phó Tổng thống Mỹ tới Việt Nam tới đây là thế nào, trong đó quan hệ song phương Mỹ – Việt, Việt – Mỹ, cần ưu tiên điều gì? Để quan hệ Việt – Mỹ đi vào thực chất, hiệu quả, về mặt nhận thức luận, cần quan tâm điều gì và về mặt hành động, cần ưu tiên gì để hiệu quả, khả thi và đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng?
TS. Đinh Hoàng Thắng:Trọng tâm của chuyến thăm, như lẽ thông thường, đôi bên sẽ chính thức trả lời về việc sẽ đáp ứng như thế nào các mong muốn của phía bên kia. Mỹ muốn Việt Nam góp tay thực hiện FOIP. Việt Nam muốn Mỹ giúp hiện thực hoá các mục tiêu của quốc gia duyên hải. Là nước có tỷ lệ bờ biển trên diện tích lục địa xếp thứ 11 trên hơn 200 quốc gia lãnh thổ, không gian sinh tồn của Việt Nam là không gian biển. Bảo vệ không gian sinh tồn ấy trước mắt cũng như lâu dài là ưu tiên số một.
Ngoài chủ đề song phương, khu vực, hai bên sẽ bàn thảo xung quanh các cụm vấn đề toàn cầu, không chỉ về an ninh mà cả về kinh tế, trong đó có vấn đề khôi phục các chuỗi cung ứng bị đứt gãy. ASEAN đã có tầm nhìn đối với chiến lược từ Bộ Tứ (AOIP), nên vai trò của Việt Nam trong quá trình trình triển khai FOIP trong bối cảnh hiện nay càng quan trọng.
Để quan hệ Việt – Mỹ đi vào thực chất, hiệu quả, về nhận thức luận, cũng như về thực tiễn, hai bên nên quan tâm 3 việc. Thứ nhất, cần đạt thống nhất cao về triển vọng của khung khổ “đối tác chiến lược” trong những năm tới đây. Nếu như các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ từng nói cách đây hàng chục năm, không gì là không thể trong quan hệ song phương, hay gần đây từng tuyên bố, chỉ có bầu trời là giới hạn đối với quan hệ Mỹ – Việt, thì hai bên cần chỉ rõ ngay trong các cuộc hồi đàm tới đây, đâu là những điểm nghẽn, nếu có, cần vượt qua để không ngừng thăng tiến mối bang giao.
Thứ hai, các bên cần giải quyết rốt ráo hội chứng Mỹ ở Việt Nam cũng như hội chứng Việt Nam ở Mỹ. Hội chứng chiến tranh tuy không ngăn được quá trình tiến hoá của bang giao, nhưng chúng có thể làm chậm lại, một cách đáng tiếc, một số bước trong quan hệ chiến lược. Nếu có thăm dò dư luận, kết quả sẽ cho thấy, đa số người dân ủng hộ việc quan hệ với Mỹ, nhất là sau vụ lựa chọn Pfizer/BioNTech hay Sinopharm.
Thứ ba, về hành động cụ thể, hai nước cần công khai hoá với người dân về các giá trị của mối quan hệ này. Đó không chỉ là những hỗ trợ vaccine và thiết bị y tế chống dịch, mà còn là những hợp tác khác về giáo dục, luật pháp, công nghệ, dầu khí, đặc biệt là an ninh và an toàn trong thời buổi Trung Quốc lộng hành trên Biển. Đại dịch đang là mối nguy với người dân và gánh nặng trực tiếp lên chính quyền địa phương. Nếu người dân đồng lòng về mối quan hệ này thì sẽ trở thành động lực xã hội, hỗ trợ cho quyết định của chính quyền trung ương.
Cuối cùng, phải thừa nhận, bên chống hay bên ủng hộ nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ đều xuất phát từ cái nhìn riêng đối với lịch sử, cũng như đối với các vấn đề tồn tại trong bang giao. Thật ra, chẳng có quan hệ liên minh nào vĩnh viễn. Dù đối tác chiến lược, thậm chí là liên minh, nhưng nếu cản trở lợi ích toàn cầu của nước lớn, trước sau cũng bị bỏ rơi. Tuy nhiên, trường hợp Đài Loan hồi tháng 1/1979 cho thấy, dù bị bỏ rơi, song nếu vẫn duy trì và phát triển bản lĩnh và hệ giá trị quốc gia, các nước lớn vẫn có thể quay lại, vẫn cần vai trò và vị thế của anh trên thế cờ và bàn cờ mới. Quan hệ Việt – Mỹ không phải là ngoại lệ.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng từng là Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan, nguyên Trưởng nhóm Tư vấn chiến lược cho lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam thời kỳ trước đây,hiện là Giám đốc Truyền thông của Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta).
Một viên chức Nhà Trắng cho biết chuyến công du của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Singapore và Việt Nam vào cuối tháng tám sẽ diễn ra như dự tính trong bối cảnh Hoa Kỳ đang rút ra khỏi Afghanistan, theo tin của tờ Washington Post hôm 16 tháng 8.
Sau cuộc viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đến Việt Nam vào tháng trước, chuyến công du của Phó Tổng Thống Kamala Harris đến Đông Nam Á sẽ một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đối với chính sách ngoại giao của Tổng thống Joe Biden, đã được ông công bố trong Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời vào tháng 3/2021.
Nhà nghiên cứu Biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt, nhận định với Đài Á Châu Tự Do như sau:
“Chuyến đi của bà Harris sang Việt Nam, và Đông Nam Á nói chung, đánh dấu những vấn đề quan trọng. Thứ nhất là một mặt cho thấy quyết tâm của chính quyền Biden đối với cả khu vực Đông Nam Á. Trước đây có rất nhiều người lo ngại, đặc biệt là trong thời gian vừa qua từ khi ông Biden nắm quyền tổng thống từ tháng 1 năm 2021 thì gần như những cuộc gọi của ông để trao với các lãnh đạo của Đông Nam Á dường như là không có.
Điều thứ hai là một điều mà nhiều quốc gia Đông Nam Á lo ngại: khu vực Đông Nam Á, đặc biệt nơi Biến Đông, là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Trung Quốc, và đặc biệt chúng ta thấy sự lấn lướt gần đây của Trung Quốc trên biển”.
Trước đó, Nhà Trắng đã công bố mục tiêu của chuyến đi của bà Harris nhằm “tăng cường quan hệ và mở rộng hợp tác kinh tế với hai đối tác quan trọng của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong chuyến đi, Phó Tổng thống sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo của cả hai chính phủ (Singapore và Việt Nam) về các vấn đề cùng quan tâm, bao gồm an ninh khu vực, ứng phó toàn cầu với đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và các nỗ lực chung... nhằm thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”.
Một câu hỏi được các chuyên gia quan sát tình hình bàn cãi là liệu trong chuyến thăm lần này đến Việt Nam của Phó Tổng thống Harris, quan hệ đối tác toàn diện hiện nay có thể được nâng lên quan hệ đối tác chiến lược?
Nhà phân tích Derek Grossman trong một cuộc trao đổi với RFA hôm 12 tháng 8 cho biết, có nguồn tin thân cận với sự việc đưa ra khả năng quan hệ sẽ bước thêm một nấc. Ông nói:
“Đây là thông tin từ một nguồn tin thân cận với sự việc. Tất nhiên không thể đảm bảo rằng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Việt Nam vào cuối tháng này. Nhưng chúng ta có thể đặt câu hỏi nếu có một vị khách cấp cao như vậy từ chính phủ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, chắc hẳn phải có thành quả cụ thể được đưa ra trong chuyến công du này. Vì vậy, những gì tôi được nghe trong vài ngày qua khiến tôi tin rằng việc này khả thi.
Trong quá khứ, cả hai bên đã đưa ra ý nâng cấp quan hệ đối tác nhưng việc này chưa được triển khai. Một số người, trong đó có tôi, quan niệm rằng lý do là vì trong thời gian vài năm gần đây đã không có một cuộc gặp cấp tổng thống giữa hai bên. Tất nhiên hệ thống chính trị Việt Nam có khác, họ có chủ tịch nước, có thủ tướng và tổng bí thư Đảng. Nếu phía Việt Nam ở cấp cao nhất có thể, như tổng bí thư, có được một cuộc gặp gỡ với Tổng thống Biden thì rất có thể sẽ có thành quả là việc nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện lên thành đối tác chiến lược. Nay có Phó Tổng thống Harris đến Việt Nam nên tôi nghĩ đây là cơ hội đó. Chúng ta chờ xem điều gì sẽ xảy ra”.
Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra cho rằng việc này sẽ không xảy ra. Ông đã nêu một số lý do trong một bản nhận định, bao gồm khoảng cách giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về giá trị còn quá xa và Hoa Kỳ chưa có dấu hiệu chuẩn bị cho một sự nâng cấp quan hệ. Điển hình là người mà Tổng thống Biden chọn làm tân đại sứ, ông Mark Knapper, chưa chính thức nhậm chức, và một số phát biểu của phát ngôn nhân Việt Nam cho thấy hai bên chưa hẳn đồng quan điểm về mọi mặt.
Ông giải thích: “Nói thẳng ra là Việt Nam và Mỹ có thể ‘đồng sàng’ về mặt an ninh nhưng hai bên lại ‘dị mộng’ vì có những giấc mơ khác nhau.
Tại thời điểm này Việt Nam không muốn gây hấn với Trung Quốc. Nếu chúng ta nhìn vào hơn 21 tháng qua, không có một sự cố hàng hải nào đáng kể xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam. Vì vậy, nhìn từ quan điểm của Việt Nam, tình hình như hiện nay với Trung Quốc không thể tốt hơn nữa và họ không muốn phá hỏng bầu khí hiện tại”.
Thạc sĩ Hoàng Việt đồng quan điểm với Giáo sư Thayer. Ông lý giải:
“Một trong quan ngại lớn nhất của Việt trong quan hệ Việt-Mỹ đó chính là Việt Nam e ngại phản ứng của Trung Quốc và đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc thì đang trong giai đoạn căng thẳng rất cao và chúng ta cũng biết sự cạnh tranh chiến lược giữa hai quốc gia này đang xảy ra. Việt Nam e ngại là vì Việt Nam không muốn bị lệ thuộc vào phe nào. Quan điểm này không những chỉ riêng Việt Nam mà kể cả các quốc gia ASEAN cũng thể hiện và các nước ASEAN không muốn chọn phe. Hoa kỳ cũng khẳng định điều đó rằng Hoa Kỳ không buộc Việt Nam phải chọn phe. Mối lo ngại lớn nhất khi Việt Nam muốn phát triển quan hệ với Hoa Kỳ là phản ứng từ phía Trung Quốc”.
Theo Giáo sư Thayer, bà Harris có thể sẽ lập lại ý muốn nâng cấp quan hệ sang quan hệ đối tác chiến lược nhưng phía Việt Nam có vẻ chưa muốn hưởng ứng trong lúc này.
“Bộ trưởng Austin phát biểu tại Singapore về chiến lược ‘răn đe tích hợp’, kêu gọi các nước thiết lập quan hệ đối tác với Mỹ để đẩy lùi Trung Quốc. Nhưng nghe lại những lời của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyến thăm của bà Harris thì đã nhắc đến Trung Quốc và Hoa Kỳ trong cùng một câu. Bà ấy nói về việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp với cả hai nước. Đối với tôi, điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ duy trì lập trường độc lập của mình và họ sẽ hợp tác trên bất kỳ lĩnh vực nào mà chính phủ Biden nêu ra vì quan hệ đối tác toàn diện rất rộng”.
Nhà phân tích, Giáo sư Derek Grossman cũng công nhận rằng cho dù có sự nâng cấp quan hệ, nhưng trên thực tế không thay đổi gì nhiều vì quan hệ hợp tác quốc phòng vốn đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
Còn nhà nghiên cứu Trần Thị Bích của Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế gần đây nhận định trong một cuộc phỏng vấn với RFA:
“Những quan chức của Mỹ và những quan chức của Việt Nam đều nói rằng nội hàm của mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ hiện tại đã đạt đến mức chiến lược rồi. Thế nhưng tôi cũng tự hỏi rất nhiều lần vậy tại sao vẫn chỉ là quan hệ đối tác toàn diện? Tôi cũng như rất nhiều người theo dõi Việt Nam cũng đang rất mong chờ hai nước đồng ý chính thức nâng cấp mối quan hệ này lên mức chiến lược”.
Theo Bloomberg, Phó Tổng thống Harris dự tính sẽ có những cuộc gặp gỡ với đại diện công đoàn Hoa Kỳ trước chuyến đi, và tại Singapore và Việt Nam, bà dự kiến gặp gỡ với các nhóm xã hội dân sự.
Vấn đề nhân quyền là một cản trở lớn trong việc nâng cấp quan hệ hai bên, được Giáo sư Thayer chỉ ra.
“Một trong những vấn đề là nhân quyền, vì bà Harris thuộc Đảng Dân Chủ và bà là một người cấp tiến. Tôi được những viên chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết rằng vấn đề nhân quyền đã được Bộ trưởng Austin nêu lên (trong chuyến công du của ông). Tuy nhiên báo chí Việt Nam thì không hề nhắc đến điều đó. Chính quyền Biden nói rằng họ sẽ nâng cao nhân quyền, rằng các giá trị là quan trọng và nhiều người như ông Austin đã nhắc đến. Vâng, có lẽ ông ấy đã nêu vấn đề nhân quyền (với Việt Nam) nhưng chẳng đi đến đâu.
Tình hình nhân quyền tại Việt Nam, sự đàn áp các bloggers, đã trở nên tồi tệ hơn trong năm nay và có thể việc này đã là một trở ngại trong quan hệ song phương”.
Trong những ngày qua, nhiều tổ chức đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam, như Human Rights Watch, Mạng Lưới Nhân quyền, gia đình các tù nhân lương tâm, và một số dân biểu Hoa Kỳ đã gửi kiến nghị thúc giục bà Harris đặt vấn đề nhân quyền với Hà Nội.
NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN THẾ PHƯƠNG NÓI CHUYẾN THĂM VIỆT NAM
CỦA BÀ HARRIS 'MANG TÍNH THĂM DÒ'
VOA/ TD 21-8-2021
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh nói với VOA rằng chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong tuần tới (từ ngày 24-26/8) sẽ bàn đến “điểm nghẽn” nhân quyền trong quan hệ Mỹ – Việt, điều mà ông cho rằng có thể giúp Washington củng cố việc “thăm dò” khả năng nâng cấp mối quan hệ lên tầm chiếc lược với Hà Nội trong tương lai.
Sau đây là nội dung chi tiết cuộc phỏng vấn với Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương.
VOA: Xin ông cho biết ý nghĩa chuyến công du Việt Nam sắp tới của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris?
NNC Nguyễn Thế Phương: Chuyến thăm này có nhiều hàm ý, khẳng định mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa Mỹ và Việt Nam trong giai đoạn COVID-19. Phía Mỹ muốn đưa ra thông điệp rằng Việt Nam vẫn được Mỹ xem là một trong những đối tác hàng đầu của Mỹ ở Đông Nam Á. Ngoài vấn đề liên quan đến an ninh Biển Đông, còn tập trung vào hai vấn đề khác – Chuỗi cung ứng và nhân quyền.
Chuyến thăm này để thăm dò khả năng trong tương lai khi nào và như thế nào thì Việt Nam và Mỹ sẽ nâng cấp mối quan hệ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược. Quá trình nâng cấp này có điểm nghẽn lớn nhất là dân chủ, nhân quyền, khi mà một số thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ [Hoa Kỳ] đặt điều kiện nâng cấp quan hệ rằng Việt Nam phải làm như thế này, thế kia về nhân quyền.
VOA: Theo ông thì Việt Nam và Mỹ sẽ có những thỏa hiệp nào về nhân quyền trong chuyến thăm này?
NNC Nguyễn Thế Phương: Thật là khó biết được việc này, nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng mối quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian hiện tại là mối quan hệ cả hai bên đều rất thực dụng. Mỹ thực dụng trong mối quan hệ với Việt Nam vì Mỹ biết rằng Việt Nam là một trong những mắt xích an ninh rất quan trọng. Việt Nam cũng thực dụng, Việt Nam coi Mỹ như một trong những đối tác lớn nhất để cân bằng cán cân quyền lực với Trung Quốc. Với cái góc nhìn thực dụng như vậy cho nên ở một phần nào đó về mặt dân chủ và nhân quyền cả hai bên sẽ hài hòa với nhau, hai bên nhượng bộ với nhau một chút.
Cái nhượng bộ của Việt Nam trong một số trường hợp cụ thể, tối đa là thả người, thả những người bất đồng chính kiến, hoặc Việt Nam thể hiện với Mỹ thông qua một cách thức nào khác… Tuy nhiên, sẽ không có một bước nhảy vọt nào cả vì hai bên nhìn nhau với một cái nhìn rất thực dụng.
Mỹ biết rằng vấn đề dân chủ và nhân quyền là quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng trong trường hợp Việt Nam, họ có thể điều hòa, giảm nhẹ một chút để thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách của mình.
VOA: Ở tầm khu vực, ông nghĩ gì khi chính quyền Biden-Harris chọn hai nước Singapore và Việt Nam trong chuyến đi châu Á đầu tiên của bà Harris?
NNC Nguyễn Thế Phương: Chuyến thăm này cùng với chuyến thăm trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và sự sốt sắng của Mỹ trong các cuộc họp với ASEAN cho thấy rằng Mỹ vẫn coi Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những trọng tâm chính, nếu như không nói là trọng tâm lớn nhất trong chính sách đối ngoại toàn cầu của Mỹ hiện nay. Châu Á – Thái Bình Dương nổi lên như là một trọng tâm chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ, mà trong đó ASEAN, mà đứng đầu là Singapore, Việt Nam, Indonesia… cho thấy tầm quan trọng của khu vực này trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Rõ ràng ở đây có liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Trong các chính sách đối ngoại của Mỹ, từ chính quyền của Donald Trump đến Joe Biden, vẫn luôn coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, và như vậy khu vực này là một khu vực quan trọng.
VOA: Ông kỳ vọng điều gì từ chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Harris?
NNC Nguyễn Thế Phương: Nhiều người mong muốn một kết quả cụ thể nào đó, nhưng riêng tôi, đây chỉ là một chuyến thăm có hàm ý tương lai. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden hoàn toàn có khả năng rằng sẽ có một chuyến thăm cấp cao, có thể ông Biden sang Việt Nam hay lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ để nâng cấp mối quan hệ lên mức đối tác chiến lược chính thức.
Chuyến thăm của bà Harris không chỉ liên quan đến quốc phòng an ninh, mà còn tập trung vào mảng kinh tế và nhân quyền. Nhân quyền ở đây không chỉ liên quan đến những người chống đối, mà còn liên quan đến quyền trẻ em, quyền phụ nữ, quyền cho nhóm yếu thế…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét