ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ tấn công trả đũa IS tại Afghanistan (VNN 28/8/2021)-Ông Biden trao toàn quyền trả đũa vụ tấn công sân bay Kabul cho các tư lệnh Mỹ (VNN 28/8/2021)-Từ ‘đại dịch’ đến ‘bệnh đặc hữu’ ở Singapore (TVN 27/8/2021)-Harris nói, bà đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người bất đồng chính kiến (TD 27/8/2021)-Việt Nam – Hoa Kỳ thận trọng trong chuyến thăm của bà Harris (TD 27/8/2021)-Tập Cận Bình, ngài có muốn hàng triệu dân VN đổ ra đường chào đón ngài không ? (TD 27/8/2021)-Lưu Trọng Văn-Vài thắc mắc dành cho sứ quán Trung Quốc (TD 27/8/2021)-Đặng Sơn Duân-Bài diễn văn huyền thoại của Abraham Lincoln hơn 150 năm trước (VNN 27/8/2021)-Thấy gì qua chuyến viếng thăm Việt Nam của PTT Mỹ Kamala Harris? (TD 27/8/2021)-J.Nguyễn-Phải chăng như thế là đu dây? (TD 27/8/2021)-Nguyễn Đình Cống-48 giờ Kamala Harris ở Hà Nội: Ngắn ngủi nhưng tác động lâu dài (BVN 27/8/2021)-Lê Quỳnh-Cán cân lệch sẽ... ngã (BVN 26/8/2021)-Lưu Trọng Văn-Toàn văn ‘sách lược’ của Mỹ về chuyến thăm Hà Nội của Kamala Harris (BVN 26/8/2021)-Chuyện “lạ mà quen” nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (TD 25/8/2021)-Tại Việt Nam, Kamala Harris tiếp tục công kích Trung Cộng (TD 25/8/2021)-Nhã Duy-Chào mừng bà Phó Tổng thống Hoa Kỳ! (BVN 25/8/2021)-Tạ Duy Anh-Cựu Đại sứ Mỹ Ted Osius: Thăm Việt Nam, bà Harris có thể tìm thấy nguồn cảm hứng từ Bà Trưng, Bà Triệu (BVN 25/8/2021)-Đoàn Lan Hương-Năm điều cần biết nhân chuyến công du của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại Singapore và Việt Nam (BVN 25/8/2021)-Kính chào Chị Kamala Harris - Phó Tổng thống Hoa kỳ đến Việt Nam (BVN 25/8/2021)-Nguyễn Khắc Mai-Kamala Harris có dịp đứng về phía dân chủ trong tuần này. Bà nên sử dụng nó (TD 24/8/2021)-Trúc Lam-Tại Singapore, Kamala Harris đã thẳng thừng lên án đích danh Bắc Kinh (TD 24/8/2021)-Nhã Duy-Không lực 2 của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Nội Bài (NLĐ 24-8-21)- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc (NLĐ 24-8-21)-đi dây?-Quan hệ Việt - Mỹ mang cả tính toàn diện và chiến lược (TVN 24/8/2021)-Diệu Thúy-Các nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 thấp nhất thế giới (VNN 24/8/2021)-Vì sao một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trở thành tâm điểm cho các thuyết âm mưu về covid 19 của TQ (TD 24/8/2021)-Vũ Ngọc Chi/BBC-Tôi không thể quên những bài học về Việt Nam. Bạn cũng không nên quên.(Diễn Đàn 24-8-21)-Harris: Đông Nam Á không giống như A Phú Hãn (TD 23/8/2021)-Lê Minh Nguyên-Tôi nghĩ gì về Tổng thống Joe Biden… (TD 23/8/2021)-Phạm Thanh Giao-Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ? (BVN 24/8/2021)-pv Lê Hồng Hiệp-Trường hợp Thuỵ Điển (BVN 24/8/2021)-Nguyễn Tuấn-Cái còn lại và cái còn thiếu (BVN 24/8/2021)-Mạc Văn Trang-Số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc về zero sau 1 tháng xét nghiệm, phong tỏa (KTSG 23/8/2021)-Đại sứ Phạm Quang Vinh: Đã đến thời điểm chín muồi định danh tương xứng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (SOHA 23-8-21)-
- Trong nước: Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (GD 26/8/2021)-Kiện toàn Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (GD 26/8/2021)-Luận điệu xảo trá, phá hoại cuộc chiến chống dịch ở TP Hồ Chí Minh (CAND 26-8-21)-Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (GD 25/8/2021)-Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu (ND 25-8-21)-Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng thực chất, hiệu quả, ổn định lâu dài (ND 25-8-21)-Hôm nay, Thành phố Hồ Chí Minh miễn nhiệm chức vụ của ông Nguyễn Thành Phong (GD 24/8/2021)-Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID (GD 24/8/2021)-Ông Phan Văn Mãi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh (GD 24/8/2021)-Tháo bỏ 'bức tường' tôn cao 2 m, dài 200m chia đôi đường tại Hà Nội để... phòng dịch (TP 24-8-21)-Bí thư TPHCM: "Anh Tư Phong rất áy náy khi rời thành phố lúc này" (DT 24-8-21)-
- Kinh tế: Quy định mới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (GD 28/8/2021)-Ở nơi… chú bộ đội chưa về (KTSG 28/8/2021)-Bộ GTVT sẽ đề nghị Cần Thơ dừng việc phân luồng... (KTSG 28/8/2021)-Thái Lan cho phép một vài loại hình doanh nghiệp mở cửa trở lại từ 1/9 (KTSG 28/8/2021)-Phát hiện nhiều ca Covid-19 là tiểu thương, người đến viện khám, bảo vệ công ty (NLĐ 28-8-21)-Giá tôm ở miền Tây lại giảm mạnh (Zing 28-8-21)-Quá tải đơn hàng "đi chợ hộ" (NLĐ 28-8-21)-Bảo vệ trại lợn chi tiền triệu mua trang phục cảnh sát cơ động mặc cho oai (TN 28-8-21)-'Tổ bán hàng' đặc biệt, mỗi ngày chốt đơn 1.000 tấn rau quả (VNN 28/8/2021)-Gắn "mắt thần" giám sát khu cách ly 1.000 giường bệnh ở Hà Nội (VNN 28/8/2021)-“Vắc-xin” để Petrovietnam vượt qua khó khăn trong mùa dịch (GD 27/8/2021)-Hướng dẫn cách đăng ký online nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng cá nhân (GD 27/8/2021)-Thủ tướng chỉ đạo rà soát, thu dung người 'lang thang, cơ nhỡ' (GD 27/8/2021)-Có thể điều chỉnh thông tin tiêm chủng vaccine Covid-19 trên sổ sức khỏe điện tử (KTSG 27/8/2021)-Trung Quốc đẩy mạnh điều tra trốn thuế nhằm vào những người có thu nhập cao (KTSG 27/8/2021)-Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể được hỗ trợ hàng trăm triệu đồng/ năm (KTSG 27/8/2021)-Cổ phiếu của công ty nhập vắc-xin COVID tăng giá 15 phiên liên tiếp (TP 27-8-21)-Hành trình vắc xin Việt (TT 27-8-21)-Nanocovax: Những chông gai trên đường về đích (TS 27-8-21)-Giấy đi đường vẫn mỗi nơi một kiểu, hàng hóa khan hiếm, đồ y tế cũng 'tắc tị' (TT 27-8-21)- Đơn hàng ‘đi chợ hộ’ đang dồn ứ ở các siêu thị (KTSG 27-8-21)-Hàng nghìn tấn chuối có nguy cơ đổ bỏ (TP 27-8-21)-Nhân tài về Vĩnh Phúc làm việc có thể được hỗ trợ 600 triệu đồng (DT 27-8-21)-Xin hỏi Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về "tất cả hàng hóa đều là thiết yếu" (LĐ 27-8-21)-
- Giáo dục: Theo tôi, cho điểm vẫn là khách quan nhất, bỏ giấy khen tiên tiến càng sai (GD 28/8/2021)-Không nên xếp loại, so sánh chất lượng giáo dục tỉnh này với tỉnh kia (GD 28/8/2021)-Huyện Trảng Bom trả lời về xếp lương, tập sự của các giáo viên vừa vào viên chức (GD 28/8/2021)-Thi tuyển công khai chức danh hiệu trưởng rất đáng hoan nghênh, cần nhân rộng (GD 28/8/2021)-Tôi thấy có vẻ Bộ vẫn chưa muốn bỏ chứng chỉ bồi chức danh nghề nghiệp giáo viên (GD 28/8/2021)-Loại bỏ văn mẫu cần bắt đầu từ "dạy theo mẫu", "giáo án mẫu" (GD 28/8/2021)-An Giang lên kịch bản khai giảng qua truyền hình (GD 28/8/2021)-Đại học Thái Nguyên công bố điểm sàn xét tuyển đại học chính quy 2021 (GD 28/8/2021)-Hai chị em vượt khó vươn lên đạt học sinh giỏi Văn nhiều năm (GD 28/8/2021)-Những thành phố du học lý tưởng nhất thế giới năm 2022 (GD 28/8/2021)-
- Phản biện: Bộ máy nhà nước và đòi hỏi từ cuộc sống (BVN 28/8/2021)-Đặng Đức Sinh-Trả lời cho câu “Không làm được gì thì đừng chỉ trích” (TD 28/8/2021)-Nguyễn vi Yên-Chống dịch như giặc, chỉ mong đừng chống giặc như dịch (TD 27/8/2021)-Trân Văn-Một số điều cần khắc phục sau ba ngày cách ly tuyệt đối (TD 27/8/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Thư ngỏ thứ hai gởi ông Vũ Thành Tự Anh: Cá nhân ông và Fulbright, bên vào nặng hơn ? (TD 27/8/2021)-Làm gì để giảm áp lực và sợ hãi? (TD 27/8/2021)-Chu Mộng Long-Chuỗi cung ứng Bắc-Nam lại tắc vì rối tung quy định của từng địa phương (BVN 27/8/2021)-Lan Nhi/ KTSG-Thư của các phóng viên báo Công an TPHCM gửi các cấp lãnh đạo (TD 26/8/2021)-Nhà công vụ hay là sự phân biệt đẳng cấp (TD 26/8/2021)-Vũ Hữu Sự-Lúng túng và lung tung: Hàng loạt cách làm không giãn cách, Covid “thừa thắng xông lên" (TD 26/8/2021)-Cù Mai Công-Cường 'béo' - người từng hết mình vì cộng đồng xứng đáng được công nhận liệt sĩ (TVN 26/8/2021)-Quốc Phong-Đại dịch, uổng tử, bao giờ sẽ chất vấn đảng về ‘thù địch’? (TD 25/8/2021)-Trân Văn-Từ chuyện ông Nguyễn Thành Phong bị điều chuyển giữa dịch, bàn về những cái “nếu như” của thể chế (Luật Khoa 24-8-21)-(TD )- Võ Văn Quản-Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Muốn bảo vệ chủ quyền, không gì hay hơn là trở thành cường quốc biển (DV 24-8-21)-Chứng nhân lịch sử (TD 23/8/2021)-Nguyễn Thùy Dương-Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện có bao nhiêu sách? (TD 22/8/2021)-Nguyễn Quốc Vương-Thời cơ không muốn (TD 22/8/2021)-Nguyễn Thông-Phản biện và chính thể (TD 21/8/2021)-Ngô Huy Cương-Đằng sau vụ Trần Hùng, cựu Cục phó Cục Quản lý Thị trường, bị bắt giam (TD 21/8/2021)-Thu Hà-Thực chất “Tình trạng Khẩn cấp” đang được chuẩn bị để thực hiện ở Sài Gòn từ 0 giờ 23/8 (TD 20/8/2021)-Lưu Trọng Văn-Tiền hỗ trợ của tôi đâu? (TD 20/8/2021)-Đỗ Hùng-Sân Golf Phan Thiết – Những người Cộng sản (TD 20/8/2021)-Phan Bình Minh-
- Thư giãn: Fansipan–Ngày trở về (GD 27/8/2021)-Sự thông thái là có thật (TD 24/8/2021)-Chu Mộng Long-
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tổ chức họp báo trước khi rời Hà Nội, Việt Nam, ngày 26 tháng 8 năm 2021
Chiều 26/8, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tạm biệt Hà Nội, với hoạt động cuối cùng là cuộc họp báo 20 phút.
Dựa theo tài liệu của phía Hoa Kỳ và Việt Nam, chúng tôi dựng lại các hoạt động của bà trong 48 giờ thăm Việt Nam.
Toàn văn ‘sách lược’ của Mỹ về chuyến thăm Hà Nội của Kamala Harris
Từ Việt Nam, PTT Mỹ Harris lần thứ nhì 'công kích Trung Quốc'
Thứ Ba 24/8/2021, 10 giờ tối:
Chuyến máy bay của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris từ Singapore đến Việt Nam tối 24/8 đã bị hoãn ba giờ đồng hồ do một cuộc điều tra về nghi ngờ xảy ra 'Hội chứng Havana' cho nhân viên Mỹ ở Hà Nội.
Bà Harris đã đáp xuống Nội Bài vào khoảng 10 giờ tối, giờ Hà Nội.
Hội chứng Havana là tên gọi của một loạt các sự cố sức khỏe bí ẩn được cho là xảy ra lần đầu tiên với các nhà ngoại giao Mỹ và các nhân viên chính phủ khác ở thủ đô Cuba bắt đầu từ năm 2016.
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội ra thông cáo:
"Cuối giờ chiều nay, phái đoàn công tác của Phó Tổng thống đã bị trì hoãn trong việc rời Singapore bởi vì Văn phòng Phó Tổng thống đã được thông báo về một báo cáo về một sự việc y tế mới đây có thể là bất thường tại Hà Nội, Việt Nam. Sau khi đánh giá một cách cẩn trọng, quyết định được đưa ra là chuyến thăm sẽ tiếp tục."
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói trường hợp ở Hà Nội không phải là "trường hợp đã được xác nhận" của Hội chứng Havana. Bà nói rằng ca này xảy ra "từ vài ngày trước" liên quan đến một người không đi cùng bà Harris.
Theo kế hoạch, bà Harris sẽ rời Singapore đến Việt Nam, lúc 4 giờ chiều theo giờ Singapore. Nhưng các phóng viên đi cùng phó tổng thống đã đột ngột được đưa trở lại khách sạn Shangri-La lúc 3.30 chiều giờ địa phương.
Máy bay của phái đoàn Mỹ cuối cùng đã cất cánh vào khoảng 7.30 tối giờ Singapore và bà Harris có mặt tại sân bay Nội Bài khoảng 10 giờ tối giờ Hà Nội. Phái đoàn Mỹ ở tại khách sạn JW Marriott.
Thứ Tư 25/8/2021
10 giờ sáng, Phủ Chủ tịch
Phái đoàn Mỹ, gồm cả nhóm phóng viên, bắt đầu khởi hành đi tới Phủ Chủ tịch, Hà Nội. Nhóm phóng viên đến trước đoàn của Kamala Harris, khoảng 9.20 sáng.
Phó Tổng thống có mặt ở Phòng khách Phủ Chủ tịch lúc 10.29, được Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân chủ trì lễ đón.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (phải) đón tiếp Phó tổng thống Mỹ Harris
Phó Chủ tịch nước cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ cho các dự án tăng cường cơ hội tham gia của phụ nữ cũng như các chương trình hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương. Bà hoan nghênh việc các tình nguyện viên Hoa Kỳ sẽ sớm vào Việt Nam giảng dạy tiếng Anh.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ làm ăn, sinh sống, "ngày càng phát triển và trở thành cầu nối hiệu quả đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ gần gũi hơn".
10 giờ 56 phút, gặp Chủ tịch nước
Cuộc gặp song phương của bà Kamala Harris với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bắt đầu lúc 10.56 tại Phủ Chủ tịch.
Chủ tịch nước Việt Nam mở đầu cuộc trò chuyện, sau đó đến lượt mình, Phó Tổng thống Mỹ nói:
"Tôi rất vinh dự được trở thành Phó tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Tôi rất mong có một cuộc trò chuyện hữu ích tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ tiếp tục của chúng tôi đối với một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập."
"Mối quan hệ của chúng ta đã trải qua một chặng đường dài trong một phần tư thế kỷ...Tất cả những điều này là biểu tượng cho mối quan hệ lâu bền của chúng tôi với Việt Nam và Đông Nam Á với tư cách là một thành viên của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương."
"Tôi cũng muốn trong khi chúng tôi ở đây, chúng ta xem xét làm những gì có thể để nâng cấp mối quan hệ của chúng ta thành đối tác chiến lược. Điều này sẽ gửi một thông điệp tích cực đến chính phủ, và người dân cũng như khu vực khi chúng ta làm sâu sắc hơn mối quan hệ của mình. Và tôi xin cảm ơn vì sự giúp đỡ của các bạn trong việc trả tự do cho các công dân Mỹ."
"Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để duy trì quyền tự do hàng hải quốc tế dựa trên luật pháp, một vấn đề mà chúng tôi coi trọng, vì nó liên quan đến Biển Đông."
"Chúng ta cần phải tìm cách gây áp lực và gia tăng sức để Bắc Kinh phải tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức của họ."
"Hoa Kỳ cũng muốn duy trì hợp tác an ninh của chúng ta. Và tôi khẳng định rằng Hải quân Hoa Kỳ sẽ duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Biển Đông và sẽ tiếp tục thách thức sự bắt nạt và yêu sách hàng hải quá đáng của Bắc Kinh."
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris gặp Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam về cuộc gặp này nói: "Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc cũng như các diễn đàn đa phương khác, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển tại khu vực và trên thế giới, ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không, và mọi tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế."
Bản tin cho biết: "Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời hỏi thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Tổng thống Joe Biden. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam trong thời gian tới."
Gặp Thủ tướng
Tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Tổng thống Kamala Harris.
Trang web Chính phủ Việt Nam nói ông Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; trong đó, coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ và mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện ngày càng thực chất, hiệu quả, ổn định lâu dài, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đón Phó tổng thống Mỹ
Thủ tướng Việt Nam thông báo về cuộc điện đàm gần đây với Chủ tịch, Giám đốc Điều hành của Pfizer và cho biết đã ký hợp đồng mua khoảng 50 triệu liều vaccine của Pfizer nhưng tới nay số lượng nhận được vẫn còn khiêm tốn. Ông đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ, tạo điều kiện để Pfizer đẩy nhanh tiến độ giao vaccine cho Việt Nam nhanh hơn, nhiều hơn trong năm nay, lưu ý sớm bàn giao vaccine cho trẻ em và người dưới 18 tuổi khi năm học mới sắp bắt đầu.
Ông đề nghị phía Hoa Kỳ đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa; tiếp tục tăng ngân sách hỗ trợ phát triển cho Việt Nam.
Theo văn bản mà phía Hoa Kỳ công bố, bà Harris cảm ơn sự đón tiếp của Việt Nam và nói:
"Tôi đến đây hôm nay vì chính quyền Biden-Harris cam kết thực hiện các quan hệ đối tác của chúng tôi trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đông Nam Á và tại Việt Nam."
"Những quan hệ đối tác này có tầm quan trọng thiết yếu đối với chúng tôi, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh vượng và an ninh của người dân Mỹ."
Bà thông báo Mỹ sẽ tặng Việt Nam thêm một triệu liều vaccine Pfizer, bắt đầu được đưa về Việt Nam trong vòng 24 giờ tới.
Về kinh tế, bà nói: "Việt Nam là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ hiện nay."
Bà nói về quan hệ an ninh: "Hai nước chúng ta có chung tầm nhìn về tương lai của một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở."
"Chúng tôi biết ơn sự lãnh đạo mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc duy trì quyền tự do trên biển. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các bạn để đẩy lùi các mối đe dọa đối với trật tự quốc tế dựa trên pháp luật."
Bà nói bà "tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh và mối quan hệ bền vững và lâu dài giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như sức mạnh của quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam".
L.Q.
Nguồn: bbc.com/vietnamese
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Kamala Harris hy vọng sẽ củng cố mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đối tác trong khu vực, Singapore và Việt Nam
Ngày 25/8 trong lúc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang ở Hà Nội, trang web Nhà Trắng công bố văn bản có tựa đề Tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.
Văn bản này tiết lộ những thông báo và nội dung trao đổi của bà Kamala Harris tại Việt Nam, đồng thời thể hiện tầm nhìn chiến lược của Mỹ về quan hệ với Việt Nam.
Dưới đây là bản dịch toàn bộ văn bản này, của BBC News Tiếng Việt:
Năm ngoái, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong vài thập niên qua, mối quan hệ song phương đạt được những bước tiến đáng kể, để chúng ta hiện hợp tác trong nhiều vấn đề, bao gồm chống dịch Covid-19 và chuẩn bị cho các mối đe dọa an ninh y tế trong tương lai, biến đổi khí hậu, và giải quyết những di sản chung của chiến tranh.
Chúng tôi đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế với tư cách là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, và sự hỗ trợ lẫn nhau đang cùng mang lại hiệu quả: một nền kinh tế Việt Nam sôi động là rất quan trọng đối với các chuỗi cung ứng mà người Mỹ phụ thuộc vào, một điểm mà Covid-19 càng làm nổi bật khi ngừng sản xuất ở nước ngoài đã dẫn đến khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa trong nước.
Mối quan hệ an ninh của chúng tôi đã mở rộng đáng kể khi chúng tôi ủng hộ độc lập và chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải. Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã nâng cao năng lực để ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa từ bệnh truyền nhiễm thông qua quan hệ đối tác trong Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu. Mối quan hệ đối tác vốn đã bền chặt và ngày càng phát triển giữa hai dân tộc đã giúp gần 30.000 người Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ, đóng góp gần 1 tỷ đôla cho nền kinh tế Hoa Kỳ và gần đây đã có việc mở văn phòng của Tổ chức Hòa bình tại Hà Nội.
Chuyến công du của Phó Tổng thống tới Việt Nam thể hiện cam kết sâu sắc của Hoa Kỳ không chỉ đối với khu vực, mà còn đối với mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Trong các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Phó Tổng thống Harris tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ cho một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, cũng như một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, lành mạnh và kiên cường.
Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam
5-9 tháng 3 năm 2020
Việt Nam tiếp đón tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ.
5-9 tháng 3 năm 2018
Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đã có chuyến ghé thăm lịch sử tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, lần đầu tiên một con tàu cỡ này đến thăm kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.
11-12 tháng 11 năm 2017
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC.
29-31 tháng 5 năm 2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ.
22-24 tháng 5 năm 2016
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam và thông báo Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam
6-10 tháng 7 năm 2015
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ. Hai nước thông qua Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
2 tháng 10 năm 2014
Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam.
24-26 tháng 7 năm 2013
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ.
23-26 tháng 6 năm 2008
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ.
18-23 tháng 6 năm 2007
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ.
17-20 tháng 11 năm 2006
Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thăm Việt Nam và dự APEC 2006.
31 tháng 5 năm 2006
Ký kết hiệp định song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
19-25 tháng 6 năm 2005
Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ.
10 tháng 12 năm 2001
Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực. Sản phẩm Việt Nam được giảm thuế từ mức trung bình 40% xuống trung bình 3% khi vào Hoa Kỳ.
16-19 tháng 11 năm 2000
Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam.
Tháng 5 năm 1997
Hai nước trao đổi Đại sứ. Ông Lê Văn Bang trở thành Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và ông Douglas Peterson trở thành Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
5 tháng 8 năm 1995
Warren Christopher khánh thành Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội khi ông có chuyến thăm chính thức đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ tới Việt Nam.
11 tháng 7 năm 1995
Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
3 tháng 2 năm 1994
Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.
11 tháng 11 năm 1991
Chính phủ Hoa Kỳ chính thức cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo, doanh nhân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam.
30 tháng 4 năm 1975
Cấm vận thương mại của Hoa Kỳ, đã có hiệu lực đối với Bắc Việt Nam từ năm 1964, được mở rộng cho toàn bộ Việt Nam.
Xem thêm
COVID-19 và An ninh Y tế:
Phó Tổng thống củng cố cam kết của Hoa Kỳ trong việc dẫn đầu thế giới trong việc chấm dứt đại dịch COVID-19. Bà đã thông báo về việc tài trợ vaccine COVID-19 mới cho Việt Nam, hỗ trợ quan trọng cho việc phân phối vaccine và mở văn phòng CDC khu vực mới để tăng cường hợp tác an ninh y tế.
Tài trợ vaccine: Nhận thấy thiệt hại nghiêm trọng mà COVID-19 đã gây ra đối với cả hai nước và nỗ lực của Chính quyền Biden-Harris nhằm phục vụ như một kho vaccine cho thế giới, Phó Tổng thống thông báo rằng Hoa Kỳ tài trợ thêm một triệu liều Pfizer đến Việt Nam, nâng tổng số vaccine của chúng tôi cho Việt Nam lên 6 triệu liều.
Hỗ trợ kỹ thuật và chương trình về COVID-19: Thông qua Đạo luật Kế hoạch Cứu hộ Hoa Kỳ (ARPA) và các nguồn hỗ trợ khẩn cấp khác cho đến nay, USAID và CDC đang hỗ trợ Việt Nam ứng phó với COVID-19 với ngân khoản thêm 23 triệu đôla hỗ trợ, mang lại tổng số hỗ trợ được cung cấp kể từ khi bắt đầu đại dịch lên tới gần 44 triệu đôla. Sự hỗ trợ này sẽ thúc đẩy việc tiếp cận công bằng và cung cấp vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả, củng cố hệ thống y tế của Việt Nam để ứng phó với COVID-19 và xây dựng năng lực để phát hiện và giám sát COVID-19 và các mối đe dọa dịch bệnh trong tương lai. USAID cũng cung cấp cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 1 triệu đôla để giảm tác động và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Hỗ trợ phân phối vaccine: Bộ Quốc phòng đã cam kết cung cấp 77 tủ đông lạnh vaccine ở nhiệt độ cực thấp để hỗ trợ các nỗ lực phân phối vaccine ở tất cả 63 tỉnh thành ở Việt Nam. Các tủ đông này được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu bảo quản vaccine khắc nghiệt nhất, nâng cao đáng kể mạng lưới phân phối vaccine quốc gia của Việt Nam.
Hoạt động khẩn cấp: Thông qua cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng, Hoa Kỳ đã cung cấp hai Trung tâm Điều hành Khẩn cấp Y tế Công cộng Khu vực, hiện đang hoạt động 24/7 để thu thập và chia sẻ thông tin giám sát COVID-19 thông qua Bộ Y tế.
Ra mắt Văn phòng Khu vực Đông Nam Á CDC mới: Phó Tổng thống đã ra mắt Văn phòng Khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội cùng với Phó Thủ tướng Việt Nam và các Bộ trưởng Y tế từ ASEAN và Papua New Guinea. Văn phòng CDC sẽ thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu bằng cách duy trì sự hiện diện bền vững trong khu vực, cho phép phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các mối đe dọa sức khỏe — bất cứ khi nào chúng xảy ra — và củng cố sứ mệnh cốt lõi của CDC là bảo vệ người Mỹ.
Đối phó biến đổi khí hậu:
Phó Tổng thống cùng các lãnh đạo chính phủ và xã hội dân sự Việt Nam nhất trí về tầm quan trọng của việc ứng phó khủng hoảng khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu và hợp tác hướng tới một tương lai năng lượng sạch.
Tận dụng Khu vực tư nhân trong Hành động vì Khí hậu: USAID và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, mở rộng cơ hội thị trường cho các công ty Hoa Kỳ và củng cố chính sách môi trường của Việt Nam. Biên bản ghi nhớ này với VCCI sẽ giúp VCCI cải thiện trọng tâm vào tính bền vững, công nghệ xanh và biến đổi khí hậu. USAID cũng dự định hỗ trợ VCCI xây dựng Chỉ số Xanh để giúp các doanh nghiệp Hoa Kỳ lựa chọn các tỉnh đang đầu tư vào các hoạt động xanh.
Mở rộng Năng lượng sạch và Xe điện: Chính phủ Hoa Kỳ đã công bố Chương trình Năng lượng Phát thải Thấp Việt Nam II (V-LEEP II), một dự án 5 năm trị giá 36 triệu USD của USAID nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một hệ thống năng lượng sạch, an toàn và định hướng thị trường. Dự án sẽ hoạt động để cải thiện quy hoạch năng lượng của chính phủ, tăng cường cạnh tranh để khuyến khích khu vực tư nhân Hoa Kỳ tham gia vào cung cấp dịch vụ năng lượng và tăng cường hệ thống năng lượng sạch. Dự án sẽ giúp Việt Nam mở rộng quy mô áp dụng xe máy điện và thực hiện cơ chế Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA) cho phép các doanh nghiệp mua điện trực tiếp từ các công ty tư nhân sản xuất năng lượng tái tạo.
Hoa Kỳ và các đồng minh tập trận vì Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở
Bảo vệ khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Thông qua USAID, chính phủ Hoa Kỳ đã khởi động dự án Bảo tồn môi trường sống ven biển sông Mê Kông, một dự án mới kéo dài 3 năm, trị giá 2,9 triệu đôla với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Dự án này nhằm bảo vệ các sinh cảnh ven biển trọng điểm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm phục vụ nghề cá bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.
Đẩy nhanh nông nghiệp có ích cho khí hậu: Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam tham gia Sứ mệnh đổi mới nông nghiệp vì khí hậu (AIM4C), một sáng kiến được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Tổng thống Biden và sẽ chính thức đưa ra tại COP-26 vào tháng 11 năm 2021. Các bên tham gia AIM4C sẽ cùng làm việc để tăng tốc đổi mới nông nghiệp toàn cầu và áp dụng các công nghệ có ích với khí hậu. Hoa Kỳ và Việt Nam cùng với các đối tác toàn cầu có thể giải quyết những thách thức chung về khí hậu và tạo ra các giải pháp sáng tạo để cải thiện an ninh lương thực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.
Hỗ trợ Phát triển và Tiếp cận Thị trường:
Phó Tổng thống nhấn mạnh nỗ lực của Chính quyền Biden-Harris nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cơ hội.
Thúc đẩy doanh nghiệp do phụ nữ và doanh nghiệp do người dân tộc thiểu số làm chủ: Chính phủ Hoa Kỳ đã công bố dự án Cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân (IPSC), một nỗ lực hàng đầu của USAID trị giá 36 triệu đôla nhằm phát triển doanh nghiệp do phụ nữ và doanh nghiệp do người dân tộc thiểu số làm chủ và thúc đẩy tăng trưởng việc làm ở các khu vực nông thôn thông qua việc áp dụng công nghệ mới của Mỹ.
Hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số: Chính phủ Hoa Kỳ đã công bố Lực lượng nhân sự cho Hệ sinh thái Khởi nghiệp và Đổi mới (WISE), một dự án của USAID cung cấp tới 2 triệu đôla để hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam trong việc chuyển đổi từ một nền kinh tế sử dụng nhiều lao động, kỹ năng thấp sang lực lượng lao động được trang bị tốt hơn để tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu. Xây dựng các kỹ năng kỹ thuật số của Việt Nam sẽ tăng cơ hội giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và sẽ thúc đẩy các công nghệ của Hoa Kỳ.
Giảm thuế đối với hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ: Nông dân Hoa Kỳ và các nhà sản xuất thịt lợn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thị trường Việt Nam - thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ bảy của Hoa Kỳ - do Việt Nam tích cực xem xét đề xuất của chúng tôi về việc loại bỏ hoặc giảm thuế nhập khẩu theo cơ chế ưu đãi MFN đối với ngô, lúa mì và các sản phẩm từ thịt lợn. Việc cắt giảm thuế quan này cho phép nông dân Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm chất lượng và giá cả cạnh tranh đồng thời giúp giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam.
Nhân quyền và Xã hội Dân sự:
Chính quyền Biden-Harris đang đặt nhân quyền vào trung tâm trong chính sách đối ngoại của chúng tôi và khi ở Việt Nam, Phó Tổng thống Harris nhấn mạnh vai trò thiết yếu của xã hội dân sự đối với sự phát triển toàn cầu.
Thúc đẩy xã hội dân sự và vận động chính sách cơ sở: Hoa Kỳ ủng hộ xã hội dân sự của Việt Nam và ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng và lập hội ở Việt Nam — như Phó Tổng thống đã nêu ra trong các cuộc gặp chính phủ. Ngoài ra, bà sẽ tổ chức một cuộc gặp vào ngày 26 tháng 8 với đại diện của các nhóm vận động cấp cơ sở, trong đó bà sẽ nhấn mạnh vai trò quan trọng của xã hội dân sự như một động lực của phát triển bền vững và thịnh vượng cho tất cả.
Giải quyết các Vấn đề Di sản của Chiến tranh:
Hoa Kỳ và Việt Nam đã vượt qua một quá khứ khó khăn để trở thành đối tác đáng tin cậy. Phó Tổng thống Harris cam kết với các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam quyết tâm của chúng tôi trong việc tiếp tục giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh chung.
Giải quyết các di sản chiến tranh chung: Hoa Kỳ cam kết cung cấp thêm 17,5 triệu đôla để khảo sát và rà phá bom mìn chưa nổ (UXO), thể hiện cam kết tiếp tục của chúng tôi trong việc giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh. Bộ Ngoại giao cam kết tiếp tục các dự án khảo sát và rà phá bom mìn trên diện rộng, nâng cao năng lực cho trung tâm hành động bom mìn quốc gia và thực hiện các sáng kiến giáo dục rủi ro để cứu người và tạo cơ hội kinh tế.
Hỗ trợ người khuyết tật: Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua USAID, đã công bố hai giải thưởng mới cho các tổ chức địa phương của Việt Nam nhằm hỗ trợ người khuyết tật: Nâng cao tiếng nói, Tạo cơ hội II và Nắm lấy tay tôi II. Các dự án này, với tổng kinh phí khoảng 4 triệu USD, sẽ hỗ trợ người khuyết tật bằng cách cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy hòa nhập xã hội. Là một trong những sáng kiến di sản chiến tranh lâu đời nhất của chúng tôi, thuộc Quỹ Nạn nhân Chiến tranh của Thượng nghị sĩ Leahy từ năm 1989, chương trình cho người khuyết tật từ lâu đã trở thành yếu tố cốt lõi của hợp tác song phương.
Hợp tác An ninh:
Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng thực thi pháp luật và an ninh hàng hải của mình.
Cam kết Đối tác An ninh: Hoa Kỳ và Việt Nam khẳng định cam kết tiếp tục hợp tác an ninh cấp cao nhằm hỗ trợ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, bao gồm các cam kết nhân đạo như Đối tác Thái Bình Dương và các chuyến thăm của các tàu Hoa Kỳ, bao gồm cả tàu sân bay.
Tăng cường quan hệ Đối tác Cảnh sát biển: Phó Tổng thống đã thảo luận về mối quan hệ sâu sắc giữa Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Hoa Kỳ, bao gồm cả việc có thể cung cấp một tàu tuần tra độ bền cao thứ ba của Cảnh sát biển Hoa Kỳ, phụ thuộc sự xét duyệt của Quốc hội. Tàu này sẽ bổ sung cho hai tàu khác do Hoa Kỳ cung cấp, một đội gồm 24 tàu tuần tra, căn cứ, cầu tàu, đào tạo thực thi pháp luật và các hoạt động chung khác nhằm tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc đóng góp vào an ninh hàng hải ở Biển Đông.
Mở rộng hợp tác ứng phó thảm họa và nhân đạo: Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết thiết lập một cuộc trao đổi về chấn thương y tế giữa Quân đội Việt Nam và Bộ Quốc phòng Mỹ để mở rộng năng lực ứng phó thảm họa và nhân đạo, đồng thời hợp tác thúc đẩy chăm sóc bệnh nhân cho binh lính, cựu chiến binh và người dân Việt Nam.
Đầu tư vào quan hệ song phương:
Phó Tổng thống Harris và các nhà lãnh đạo chính phủ Việt Nam tái khẳng định sức mạnh của quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, thể hiện qua việc ký kết xây Đại sứ quán Hoa Kỳ mới và khai trương Tổ chức Hòa bình Việt Nam.
Thành lập Tổ chức Hòa bình Việt Nam: Phó Chủ tịch nước tuyên bố thành lập Tổ chức Hòa bình Việt Nam, đánh dấu kết thúc 17 năm đàm phán, đồng thời mở ra một kỷ nguyên cơ hội mới cho những người Mỹ trẻ tuổi phục vụ ở nước ngoài và thúc đẩy mối quan hệ giao lưu nhân dân giữa hai quốc gia của chúng ta. Tổ chức Hòa bình Việt Nam sẽ chào đón nhóm Tình nguyện viên của Peace Corps ra mắt vào năm 2022.
Ký kết xây Khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ mới: Phó Tổng thống sẽ chứng kiến việc ký kết hợp đồng cho thuê Khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ mới tại Hà Nội, để tượng trưng cho tương lai của mối quan hệ đối tác của chúng ta. Đại sứ quán Hoa Kỳ đã tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa vào năm 2020 và việc chính thức hóa hợp đồng cho thuê cho phép chúng tôi nhìn về phía trước trong 25 năm tới và xa hơn nữa về sự tham gia của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Phó TT Kamala Harris: Vaccine Mỹ tặng VN 'sẽ tới trong 24 giờ'
Tăng cường các Quy tắc Quốc tế về Thăm dò Không gian Hòa bình:
Hoa Kỳ và Việt Nam ủng hộ các nỗ lực nhằm đảm bảo các hoạt động không gian được tiến hành một cách có trách nhiệm và bền vững.
Hoa Kỳ và Việt Nam nhận thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của không gian trong việc cung cấp lợi ích cho toàn thể nhân loại, giải quyết các thách thức khí hậu và đảm bảo sự phát triển trên Trái đất. Chúng tôi cũng đã trao đổi quan điểm về Thỏa thuận Artemis trong chuyến thăm và thừa nhận vai trò then chốt của hợp tác quốc tế trong việc duy trì môi trường ngoài vũ trụ nhằm tối đa hóa lợi ích mà không gian mang lại. Về vấn đề này, Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tiến hành một cuộc đối thoại không gian dân sự, sẽ diễn ra vào quý đầu tiên của năm 2022, nhằm điều chỉnh các mục tiêu của chúng ta là đảm bảo các hoạt động không gian được tiến hành một cách có trách nhiệm và bền vững.
Hỗ trợ Giáo dục Đại học:
Phó Tổng thống Harris nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ đối với tương lai của Việt Nam và bản chất lâu dài của quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Việt Nam.
Hợp tác cải cách giáo dục: USAID đã công bố Đối tác Cải cách Giáo dục Đại học, một dự án kéo dài 5 năm cung cấp tối đa 14,2 triệu USD nhằm tăng cường giảng dạy, nghiên cứu, đổi mới và quản trị trong ba trường đại học quốc gia lớn nhất Việt Nam. Với các trường đại học Hoa Kỳ và các đối tác khu vực tư nhân, dự án sẽ hỗ trợ các cơ hội kinh tế toàn diện cho gần 150.000 sinh viên Việt Nam nhằm hỗ trợ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập với tư cách là một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ.
Nguồn: bbc.com/vietnamese
CHUYỆN 'LẠ MÀ QUEN' NHÂN CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA PHÓ TỔNG THỐNG KAMALA HARRIS
TRẦN HƯNG ĐẠO/ TD 25-8-2021
Không lực số 2 của Mỹ chở bà Kamala Harris đêm qua đã lăn bánh đáp xuống sân bân bay quốc tế Nội Bài lúc 22h35’. Cho đến trưa nay 25/8 (giờ Hà Nội), có biết bao chuyện “lạ mà quen” xung quanh chuyến công du đầu tiên của Phó Tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam. Có lẽ khi về đến Washington, bà Kalama Harris và người Mỹ vẫn đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, mà không hiểu nổi cái văn hoá chính trị của xứ sở này: “Văn hoá” của sự không minh bạch hay sự không minh bạch của văn hoá?
Tàu (khựa) chẳng lạ mà sự hèn hạ thì quá quen! Chỉ vài tiếng trước khi chuyên cơ bà Harris đáp xuống phi trường quốc tế Nội Bài, “sứ thần của đại quốc” gõ cửa yêu cầu “tể tướng nước Việt” phải tiếp ông ta, không được chậm trễ. Thật ra, nếu nghĩ đến quốc thể, Phạm Minh Chính có thể cử một Phó Thủ tướng, thậm chí một Bộ trưởng tiếp sứ thần dù được cho là để nhận 2 triệu liều vaccine chống Covid Vũ Hán, với cái cớ phải trao gấp cho chính phủ Việt Nam.
Nhưng vốn đã quen thói nhận chiếu chỉ từ “Tập triều”, dù đang bận lút đầu, Phạm Minh Chính vẫn phải thù tiếp Hùng Ba chiều muộn hôm qua (24/8). Không chỉ tiếp, Thủ tướng Việt Nam còn phải thề thốt với “sứ thần đại quốc” rằng, Hà Nội “không liên kết với nước này để chống lại nước kia”. Chẳng rõ, Tàu có đưa ra tối hậu thư gì khác nữa không, nhưng “tể tướng nước Việt” phải tuyên bố như thế trước bàn dân thiên hạ, chỉ vài giờ trước khi chuyên cơ của quốc khách hạ cánh.
Chuyện “lạ mà quen” ấy không lọt qua được mắt người Mỹ. Đồng nghiệp một tờ báo lớn trong nước nói với tôi, anh không chuộng thuyết âm mưu, nhưng rõ ràng sự cố sức khoẻ không thể khắc phục một cách mau chóng vậy. Phải chăng toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội đã kịp điện cho bà Phó Tổng thống đang chuẩn bị ra sân bay quân sự Paya Lebar, lên đường sang Việt Nam. Mất 3 tiếng đồng hồ để liên lạc giữa Văn phòng Phó Tổng thống với Hoa Thịnh Đốn: “Bay hay không bay tiếp?”
Và thông cáo cuối cùng của Đại sứ quán Hoa Kỳ công bố là: “Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, quyết định được đưa ra là chuyến đi của Phó Tổng thống vẫn tiếp tục.” Thông cáo cho biết thế nhưng không nêu chi tiết. Dường như cả chủ nhà lẫn khách cuối cùng đã thoả thuận được một thứ ngôn ngữ ngoại giao “trung tính”, đó là “sự cố sức khoẻ bất thường” hay còn gọi là “hội chứng Havana”, để khoả lấp xì-căng-đan ngoại giao hiếm hoi nói trên. Phó Tổng thống Mỹ vẫn tới Hà Nội sau khi chuyến bay bị trì hoãn vì cái “sự cố sức khoẻ” hy hữu như thượng dẫn.
Qua màn hình, nhìn bà “tập sự Phó Chủ tịch” của Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân xúng xính, bẽn lẽn và ngượng nghịu trước yếu nhân số hai của chính quyền Biden, người ta thấy “nghĩa lộ” ngay một ý đồ “lạ mà quen” khác. Muốn hạ thấp giá trị tự nhiên từ chuyến thăm của bà Phó Tổng thống Kamala Harris. Ngó sang quốc đảo Singapore mà giật mình, đích thân Thủ tướng Lý Hiển Long đứng ra mời, trực tiếp hội đàm và họp báo chung với bà Harris. Tiểu quốc ấy có một nền văn hoá ngoại giao của nước lớn!
Việt Nam “oai như cóc” khi cố tình hạ thấp hình ảnh của bà Harris – một chính khách Hoa Kỳ quán quân nhiều cái nhất – và đưa một người mới vào nghề vào cuộc, làm sao thể hiện nổi khí phách của tiền nhân như Bà Trưng, Bà Triệu mà chính bản thân người Mỹ rất ngưỡng mộ. Chính sự non nớt này chắc khiến bà Harris cũng ngỡ ngàng. Kẻ nghĩ ra mấy cái trò láu cá ấy hình như không để ý thấy, bà Harris giản dị tới mức đã tự đi vào khách sạn bằng cửa hậu của nhà bếp!
Trước khi Phó Tổng thống Mỹ sang Hà Nội mấy ngày, một dư luận viên “lạ mà quen” trên tờ Quân đội Nhân dân tung chưởng đánh vỗ mặt bà Harris. Đó là bài viết dưới dạng chính đề, đầy tiếng súng gươm và sặc máu hận thù. Xứng đáng là một xã luận “kháng Mỹ viện Tàu” khét tiếng, chửi Mỹ có thể nói không còn lời nào thô thiển hơn trên mặt báo.
Giá thử lúc Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an Tàu khựa sang Hà Nội, Ban biên tập cũng “đằng đằng sát khí” nhắc lại cuộc chiến tranh biên giới 1979 và những vụ thảm sát chiến sĩ ta ngoài Trường Sa, Hoàng Sa thì những hồn tử sĩ mới đây chắc được an ủi phần nào. Một học sinh trung học hớt hải hỏi ông bố, tại sao trước khi mời khách sang Việt Nam, Đảng ta lại chửi Mỹ hăng vậy bố. Ông bố, vốn là quân nhân về hưu, giải thích ngoằn nghèo, cậu học sinh thẳng thắn, thế mỗi khi bố đón bạn, có bao giờ bố hắt cả thùng nước gạo vào mặt khách trước khi khách vào nhà không?
***
Chuyện “lạ mà quen” hỗn hào khác: Nhiều người dân Việt Nam thời gian qua đã bày tỏ nghi ngờ về hiệu quả và độ an toàn của vaccine Trung Quốc và bày tỏ mong muốn không phải tiêm Sinopharm và muốn được dùng vaccine của Mỹ như Pfizer hay Moderna… Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM hồi cuối tuần trước đã đăng tải trên Facebook tranh biếm hoạ công kích người dân Việt Nam sắp chết đuối vì đại dịch mà lại chê “phao” vaccine của Trung Quốc.
Sau khi bị cư dân mạng kịch liệt chỉ trích, Lãnh sự quán Trung Quốc buộc phải rút dòng trạng thái ấy khỏi trang Facebook. Đọc những dòng trạng thái sặc mùi Đại Hán, thấy ngay được “não trạng bệnh hoạn” của nhà đương cục Tàu, chuyên doạ dẫm, ức hiếp Việt Nam, không chỉ trên biển đảo quê hương, mà ngay mỗi khi Việt Nam và Hoa Kỳ có trao đổi đoàn cấp cao qua lại thăm viếng nhau.
Chuyện “lạ mà quen” về chính sách, đó là truyền thống nói một đằng làm một nẻo của lãnh đạo Việt Nam. Ở trong nước, đàn áp khốc liệt xã hội dân sự nếu dám đứng lên đòi kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Nhưng khi ra nước ngoài hay đón khách nước ngoài thăm Việt Nam, thì từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước đến Thủ tướng… đều ngửa tay “xin” đối tác công nhận “Việt Nam chúng tôi có kinh tế thị trường”.
Tương tự, một câu chuyện khác cấp thiết hơn nhiều: Rất cần có quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, rất muốn Mỹ và đồng minh có mặt trên Biển Đông để ngăn chặn Tàu khựa “múa gậy vườn hoang”, nhưng rồi lần lữa chục năm có lẻ, không ra nổi một tuyên bố đàng hoàng. Đành selfie (tự sướng): Tên gọi không quan trọng, thực chất mới là cần thiết. Hội đàm với Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, bà Harris tuyên bố ủng hộ việc nâng tầm mối quan hệ với Việt Nam từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược. Tuy nhiên, ông Phúc đã đánh bài lờ kiến nghị này của phía Mỹ.
Cuối cùng, vấn đề cốt tử của nước Mỹ hiện nay sau khi triệt thoái khỏi Afganistan là “quay lại châu Á” và “quay lại để ở lại”. Bà Harris đã trình bày trước cả ông Phúc lẫn ông Chính về tầm nhìn Indo-Pacific và kêu gọi hai nước, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng bàn bạc những bước đi cụ thể nhằm chia sẻ tầm nhìn chung liên quan đến tương lai của khu vực “Indo-Pacific tự do và rộng mở” (FOIP).
Một lần nữa trong phát biểu của cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lẫn Thủ tướng Phạm Minh Chính đều không có một câu nào bày tỏ sự hưởng ứng đối với lời kêu gọi của bà Phó Tổng thống. Có lẽ cho đến khi về tận Washington, bà Kalama Harris và người Mỹ vẫn còn đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, không hiểu nổi cái văn hoá chính trị của xứ sở này: “văn hoá” của sự không minh bạch hay sự không minh bạch của văn hoá?
Có nhiều điều mà mọi người có thể nhận ra trong chuyến viếng thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam, tuy nhiên điều quan trọng nhất, như tác giả Trần Hưng Đạo, trong bài “Chuyện lạ mà quen”, đó là bà Harris rủ Việt Nam về phe Mỹ để chống lại Trung Quốc, nhưng các vị lãnh đạo Việt Nam cứ ậm à ậm ừ.
Có lẽ tác giả Trần Hưng Đạo cũng không ngạc nhiên về điều này, rằng Hà Nội vẫn tiếp tục chính sách đu dây cố hữu của họ giữa Bắc Kinh và Washington.
Tác giả cũng nêu lên “sự cố sức khỏe hội chứng Havana” làm trì hoãn chuyến đi của bà Harris vài giờ đồng hồ, và cho rằng, có lẽ phía Mỹ dùng “sự cố” này để dằn mặt Hà Nội về chuyện đu dây, khi trước đó thủ tướng Phạm Minh Chính vội vã tiếp ông Hùng Ba, đại sứ của Bắc Kinh, cám ơn ông ta về “món quà” 2 triệu liều vắc xin Trung Quốc, và tuyên bố luôn rằng, Hà Nội không vào phe ai cả.
Về điểm này tôi không đồng ý với tác giả Trần Hưng Đạo.
Hội chứng Havana là điều bí ẩn làm đau đầu giới tình báo Mỹ gần 10 năm nay. Các nhà ngoại giao, nhân viên chính phủ Mỹ ở nước ngoài dường như bị một kẻ thù nào đó tấn công bằng vũ khí âm thanh, gây tổn hại sức khỏe, đến nỗi có người phải nghỉ việc.
Có khoảng 200 người Mỹ đã bị tấn công, cùng một số người Canada. Đầu tiên những người Mỹ ở Havana, Cuba, bị tấn công. Sau đó tại một số nơi khác như Bắc Kinh, Vienna (Áo) và… Hà Nội, với hai người mắc phải, và người sau cùng bị “sự cố” vào ngày trước khi chiếc Không Lực Hai của bà Harris cất cánh từ Singapore.
Theo một số người thạo tin ngoại giao Việt Nam, thì hai người Mỹ này đã bị “hội chứng Havana” trước khi đến Việt Nam. Điều này càng làm cho giả định “dằn mặt” của người Mỹ thêm phần chắc chắn.
Theo tôi thì chuyện ông Phạm Minh Chính tiếp ông Hùng Ba không có gì là quan trọng đối với phía Mỹ. Họ đã quá quen thuộc với lối ngoại giao phùng mang trợn má, nhưng hớt hơ hớt hải của Bắc Kinh. Họ cũng chẳng lạ cái chuyện Hà Nội tiếp tục… đu dây. Lần lại lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ, có lẽ ta sẽ không thấy kiểu đòn gió như vậy. “Sự số sức khỏe” xảy ra ngay trước chuyến đi làm cho người Mỹ “cẩn tắc vô áy náy” mà thôi. Và đó cũng lại là một thói quen của họ từ xưa đến nay.
Chính vì Hà Nội đu dây nên chuyến ngoại giao của bà Harris đã được báo chí Mỹ mệnh danh là charming offensive (nếu vui vẻ thì ta dịch là “ngoai giao thân thiện”, nếu bực bội như Bắc Kinh thì gọi là “ve vãn”).
Mà không chỉ là charming offensive, một hành động của người Mỹ thường bao gồm nhiều mục tiêu, đúng với thói quen tính toán từ vị trí một cường quốc toàn cầu của họ (Những người CSVN gọi là “sen đầm quốc tế”). Một chuyến đi như vậy là để giải quyết nhiều vấn đề đối ngoại, và cả đối nội nữa.
Về đối ngoại thì rõ ràng là chuyến đi này được dự trù từ lâu, trước những biến cố ở Afghanistan, nhưng là một bước song hành với việc từ bỏ Afghanistan. Trò chơi lớn (great game) vùng Trung Á đã lỗi thời và tốn kém, bỏ nó đi để chơi tiếp trò chơi lớn vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương là một điều rất hợp lý.
Như trong một bài trước đây tôi có nói về trọng tâm của Mỹ không còn là Kabul nữa, mà có thể là Hà Nội, điểm quan trọng trên bức tường phía Đông, Tokyo-Seoul-Đài Bắc-Hà Nội-Singapore, ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh.
Trên cái trục này, Washington không phải tốn kém vào cái gọi là “xây dựng quốc gia” nữa, vì các nước này đều là những nước đang được điều khiển bởi những chính quyền mạnh, và có cùng lợi ích với Mỹ.
Về đối nội, rất có khả năng là bà Harris được giao trọng trách ngoại giao đi Đông Nam Á lần này chính là kế hoạch chuẩn bị thế hệ lãnh đạo tương lai của đảng Dân chủ Mỹ, với một Harris có quan điểm trung tả, phù hợp với đại đa số cử tri của đảng này, một loại standard bearer, dạn dày chính trường Hoa Kỳ, nhưng còn lạ lẫm về đối ngoại. Bà Harris đã được giao chuyện di dân từ Nam Mỹ, một chức trách tạo điều kiện cho bà thực hiện chuyến đối ngoại đầu tiên tới Mexico và Guatemala.
Khi đã quyết định charming (“duyên dáng” cũng được mà “ve vãn” cũng được) thì có sá gì cái chuyện đỏng đảnh của đương sự! Một triệu liều vắc xin Pfizer, một chiếc tàu tuần tra biển đường dài, hàng chục triệu Mỹ kim viện trợ,… không nằm ngoài cái charming đó. Nó chưa phải là cái gì lớn lao như hàng tỷ Mỹ kim vũ khí đối với Đài Bắc, nó mới chỉ là một số vốn nhỏ để đầu tư vào dự án… Hà Nội.
Huống hồ chi nếu căn cứ vào sự bối rối của ông Phạm Minh Chính trước người phụ nữ duyên dáng Kamala Harris, hay là lời tán dương nữ tổng thống Mỹ da màu đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Phúc (mà tôi cho là chân thành), thì ta thấy Hà Nội không dám ỏng ẹo tí nào. Cũng dễ hiểu thôi, họ đang rối bời vì Covid, họ đang cần thị trường Mỹ như ốc đảo giữa sa mạc cho thời kỳ hậu Covid.
Cuối cùng, có ba điều mà tôi cho là quan trọng trong chuyến đi của bà Harris mà khá đông người bỏ qua, đó là xây dựng cơ sở của Cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, ngay tại Hà Nội, sát nách Trung Quốc. Thứ hai là chính thức tổ chức hoạt động cho đội chí nguyện hòa bình Hoa Kỳ, Peace Corp, và thứ ba là công bố dự án cơ ngơi bề thế của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tất cả chứng tỏ ý định của người Mỹ ở lại lâu dài trên mảnh đất có đến 100 triệu dân này, mà đa số dân chúng đã rất cảm kích sau cái charming offensive của bà Harris, như lời cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Quốc Cường, viết trên báo Tuổi Trẻ: Người bạn trong lúc khó khăn là người bạn đích thực.
CÁN CÂN LỆCH SẼ... NGÃ
LƯU TRỌNG VĂN/ BVN 26-8-2021
Sau phản ứng của dư luận trong nước và có thể cả từ phía Mỹ, chắc lãnh đạo Việt Nam đã có chỉ đạo cho truyền thông phải đưa tin đầy đủ cùng nội dung chính các cuộc hội đàm cấp cao Việt-Mỹ.
Sáng nay Tuổi trẻ - tờ báo chính trị xã hội hàng đầu VN đã tường thuật:
"Phát biểu tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, bà Harris cho biết Mỹ cân nhắc "làm những điều chúng tôi có thể" nhằm nâng tầm mối quan hệ đối tác toàn diện hiện nay giữa hai nước lên đối tác chiến lược. "Điều này sẽ gửi đi một tín hiệu tích cực tới chính phủ, nhân dân hai nước cũng như khu vực khi chúng ta làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai bên".
Khi truyền thông VN công khai đề nghị này của đại diện hàng đầu Chính phủ Mỹ thì lãnh đạo Việt Nam, cụ thể người có toàn quyền cao nhất là TBT Nguyễn Phú Trọng không thể im lặng mà phải chỉ đạo trả lời đề nghị chính thức của Mỹ.
Đu dây là nghệ thuật của các nhà lãnh đạo các quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng. Trong mối tương quan của thế giới, việc không chọn phe là sự khôn ngoan để quốc gia của mình có sự ổn định cần thiết, không bị lệ thuộc vào bất cứ cường quốc nào. Thuật ngữ "đu dây" là biểu hiện của việc không chọn phe ấy.
Việc đu dây chỉ an toàn nếu không bị lệch cán cân.
Hiện Việt Nam đang phải vào tình thế đu dây giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Nhưng VN lại đang chính danh có hiệp định mức cao nhất của sự gắn bó là "Đối tác Toàn diện Chiến lược” với Trung Quốc, trong khi đó lại chỉ chính danh ký kết hiệp định "Đối tác Toàn diện", mức thứ ba của sự gắn bó, với Mỹ.
Điều này thể hiện ở khía cạnh chính danh, cán cân quá lệch về phía Trung Quốc bấy lâu nay.
Chúng ta phải minh bạch và sòng phẳng trước thực tế chính danh này.
Sự lệch cán cân quá rõ ấy, nếu không chỉ chính danh mà trên thực tế, thì đương nhiên không thể tạo an toàn cho người đu dây. Và, điều mấu chốt của sự không an toàn ấy sẽ đẩy cả một Quốc gia, một Dân tộc mất an toàn.
Cần phải điều chỉnh sự quá lệch cân này vì quyền lợi Quốc gia, Dân tộc mà chính TBT Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: với Đảng CS VN thì quyền lợi Quốc gia, Dân tộc là trên hết.
Cân bằng các mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ, Trung Quốc một cách công khai, minh bạch, tự chủ, độc lập với niềm tự hào Dân tộc là đòi hỏi vô cùng chính đáng mang tính Lịch sử của Nhân dân Việt Nam đối với TBT Nguyễn Phú Trọng - người thực tế theo điều 4 Hiến pháp là lãnh đạo cao nhất hiện nay của Việt Nam.
Đáp ứng hay không đòi hỏi này là trách nhiệm Lịch sử của chính nhà lãnh đạo cao nhất ấy.
Tác giả gửi BVN
PHẢI CHĂNG NHƯ THẾ LÀ ĐU DÂY ?
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ TD 27-8-2021
Lâu nay, nhiều người cho rằng lãnh đạo nhà nước Việt Nam đang chọn cách đu dây giữa các cường quốc. Họ nghĩ rằng chọn cách đó là khôn ngoan. Tôi lại nghĩ hơi khác, rằng chỉ nên xem đu dây là giải pháp tình thế, tạm thời, vì đó là sự khôn ngoan của kẻ yếu thế mà láu cá, chứ không phải cách hành xử lâu dài của người thông minh.
Nhưng có phải Việt Nam đang đu dây thật không? Tôi cho là không. Vậy thực chất, Việt Nam đang làm gì với các cường quốc?
Trang Bauxit ngày 27/8 đăng bài ‘Cán cân lệch sẽ …ngã’ của Lưu Trọng Văn, trong đó có đoạn: “Hiện Việt Nam đang phải vào tình thế đu dây giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Nhưng VN lại đang chính danh có hiệp định mức cao nhất của sự gắn bó là ‘Đối tác Toàn diện Chiến lược’ với Trung Quốc, trong khi đó lại chỉ chính danh ký kết hiệp định ‘Đối tác Toàn diện’, mức thứ ba của sự gắn bó, với Mỹ. Điều này thể hiện ở khía cạnh chính danh, cán cân quá lệch về phía Trung Quốc bấy lâu nay… Chúng ta phải minh bạch và sòng phẳng trước thực tế chính danh này”.
Bài của Lưu Trọng Văn gợi cho tôi ý nghĩ rằng, lãnh đạo nhà nước Việt Nam không đu dây mà đang làm một việc tồi tệ hơn, đó là ôm chân Trung Cộng và lợi dụng lòng tốt của Mỹ, với ý nghĩ rằng Mỹ đang cần sự ủng hộ của Việt Nam.
Khái niệm cơ bản của đu dây là giữ cân bằng. Không những Lưu Trọng văn mà rất nhiều người thấy rõ sự mất cân bằng trong quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc.
Việt Nam đề ra chính sách ba không, rồi nâng lên thành bốn không, là mắc vào âm mưu thâm độc của Trung Cộng, là theo chỉ đạo của chúng nó. Làm như vậy đã không biết hỗ thẹn, mà còn ra sức tự hào. Đáng chê trách và cũng đáng thương thay!
Mất cân bằng (hoặc cán cân lệch) sẽ… ngã đổ khi nó đạt đến và vượt qua trạng thái giới hạn. Sự lạnh nhạt trong việc đón bà Phó Tổng thống Mỹ vừa qua là thêm một giọt nước về phía mất cân bằng. Nếu vẫn tiếp tục như thế này, không sớm thì muộn, sẽ ngã đổ. Biết làm sao bây giờ!
Xin chép lại đây lời đề nghị của Lưu Trọng Văn: “Cân bằng các mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ, Trung Quốc một cách công khai, minh bạch, tự chủ, độc lập với niềm tự hào Dân tộc là đòi hỏi vô cùng chính đáng mang tính Lịch sử của Nhân dân Việt Nam đối với TBT Nguyễn Phú Trọng – người thực tế theo điều 4 Hiến pháp là lãnh đạo cao nhất hiện nay của Việt Nam. Đáp ứng hay không đòi hỏi này, là trách nhiệm Lịch sử của chính nhà lãnh đạo cao nhất ấy”.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris kết thúc chuyến công du châu Á bằng việc lên tiếng phản đối CSVN đàn áp các nhà hoạt động và nhà báo. Đồng thời, bà tái khẳng định sự can dự của Mỹ với các đồng minh trong khu vực để chống lại TQ.
Tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm thứ Năm 26/8, bà nói rằng đã thúc ép CSVN về các vấn đề nhân quyền và đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến. Bà cho biết, Mỹ sẽ không “né tránh những cuộc đối thoại khó khăn… Những cuộc trò chuyện khó khăn thường phải có với những người mà bạn có quan hệ đối tác”.
Bà đã tham gia sự kiện mà đội của bà gọi là “những người làm thay đổi” (changemakers), gặp các nhà hoạt động xã hội dân sự hoạt động về quyền của người chuyển giới, và biến đổi khí hậu.
Theo New York Times ngày 26/8, bà với tư cách là người tiên phong và là một trong những phụ nữ hiếm hoi lãnh đạo một cường quốc trên trường thế giới – ở vào thời điểm mà một trong những người đàn bà nổi tiếng thế giới, Angela Merkel của Đức sắp từ chức – nên mọi tuyên bố và sự lựa chọn trang phục của bà mang theo biểu tượng của người đi trước. Những quyết định của bà không chỉ tác động đến cá nhân bà mà còn ảnh hưởng đến những người sau bà, họ sẽ học hỏi từ tấm gương của bà. Từ Singapore đến VN, bà đều mặc trang phục màu sậm để phản ánh tình trạng ảm đạm của thế giới.
Hôm 26/8, bà khai trương văn phòng Peace Corps và ký hợp đồng thuê đất cho đại sứ quán mới. Chuyến đi cũng xây dựng các mối quan hệ y tế, tài trợ 1 triệu liều vaccine mà không có ràng buộc nào.
Theo Reuters, ngày 26/8, bà nói Mỹ hoan nghênh cạnh tranh và không tìm kiếm xung đột với TQ, nhưng sẽ lên tiếng về các vấn đề như tranh chấp hàng hải ở Biển Đông: “Chúng tôi hoan nghênh sự cạnh tranh gay gắt, chúng tôi không tìm kiếm xung đột, nhưng về các vấn đề như Biển Đông, chúng tôi phải lên tiếng… Chúng tôi sẽ lên tiếng khi có những hành động mà Bắc Kinh thực hiện nó đe dọa trật tự quốc tế dựa trên luật lệ“.
Trước đó, hôm 25/8 bà nói “sự bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức” của TQ trong vùng biển này nên bị các nước thách thức và Mỹ muốn hỗ trợ tăng cường an ninh hàng hải cho VN, bao gồm các chuyến thăm nhiều hơn của tàu chiến Mỹ.
Các tuyên bố của bà đã thu hút sự phản công từ TQ. Hôm 25/8, tờ China Daily phản công lời bình luận của bà ở Singapore, nói rằng bà đã “cố tình bỏ qua thói đạo đức giả” khi kêu gọi các nước trong khu vực chống lại TQ.
Hôm 26/8, sau các cuộc gặp của bà ở Hà Nội, tờ Hoàn Cầu Thời báo nói rằng, Mỹ đang “mơ” khi xúi giục VN đối đầu với TQ: “Đối với Washington, điều họ mong muốn là một cuộc chiến mới giữa Bắc Kinh và Hà Nội nổ ra“. Lời phản công này với Mỹ cũng là một lời đe doạ cho VN.
Ngoài việc Bộ Ngoại giao và truyền thông TQ phản pháo, Bắc Kinh đã cố dàn dựng một đòn ngoại giao đánh chặn bất ngờ tại VN, diễn ra khi chuyến đi của bà Harris từ Singapore bị hoãn 3 giờ.
Trong cuộc gặp không được sắp đặt trước giữa Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính và Đại sứ TQ Hùng Ba, ông Chính xoa vuốt TQ rằng, VN không đứng về phía nào trong chính sách đối ngoại và cảm ơn Đại sứ đã tài trợ 2 triệu liều vaccine mới.
Báo chí TQ cho biết, TQ cần ra tay trước, đánh phủ đầu Mỹ với 2 triệu liều vaccine khi biết bà Harris sẽ công bố cho VN 1 triệu liều. Nó làm cho người ta nghi ngờ rằng, TQ tạo tình huống bằng cách gây ra sự cố Hội chứng Havana ở Hà Nội để câu giờ, hầu thực hiện cuộc đánh chặn.
Chính quyền Mỹ đã gọi sự cạnh tranh với TQ là “thử thách địa chính trị lớn nhất” trong thế kỷ 21.
Hà Nội lâu nay bị TQ kẹp cổ nên không dám hó hé khi bà Harris đề nghị nâng mối quan hệ lên tầm chiến lược. Là đảng CS đàn em, CSVN và CSTQ duy trì mối quan hệ chặt chẽ, hơn nữa Việt Nam phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu của TQ để hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nên lo sợ TQ quậy.
Dù mối quan hệ Mỹ-Việt ngày càng trở nên khăng khít, nhưng Washington đã nói rằng, có những giới hạn cho đến khi VN đạt được tiến bộ về nhân quyền, bởi vì nhân quyền nằm trong chiến lược đối ngoại của Mỹ.
Bà Harris hôm 26/8 đã thẳng thắng nói rằng: “Chúng tôi sẽ không né tránh việc nói ra, ngay cả khi những cuộc thảo luận như vậy là khó nói và khó nghe”.
Theo NPR, ngày 26/8, bà Harris đã nhấn mạnh đến các vấn đề quyền của người lao động và quyền tự do dân sự khi bà kết thúc chuyến đi.
Tuy nhiên, vì cả hai bên không muốn vấn đề nhân quyền làm trật đường ray an ninh chiến lược, cho nên trong khi bà Harris nói về sự cần thiết phải bảo vệ phụ nữ và quyền cho người chuyển giới, bà đã không công khai chỉ trích CSVN về những vi phạm của họ, trong khi các phóng viên có mặt tại buổi họp báo.
Những mong đợi về nhân quyền thì cao hơn những gì mà bà Harris nêu ra trong chuyến đi. Người ta mong bà gặp những nhà bất đồng chính kiến, mong bà áp lực CSVN thả tù chính trị, mong bà công khai lên án CSVN vi phạm nhân quyền trong cuộc họp báo…, nhưng nó đã không xảy ra.
Đúng một tuần nữa là đến ngày 2/9, ngày lễ quốc khánh của CSVN, đây là dịp phóng thích tù nhân qua danh nghĩa nhân đạo mà không bị mất mặt. Nếu tù chính trị được thả ra ngày này thì đó là chỉ dấu người CS muốn cầm tay lái để thay đổi. Nếu họ không thả tù chính trị, thì thay đổi cũng vẫn sẽ xảy ra nhưng họ không thể chủ động được.
Ví von mà nói, một cô gái có thể vừa có bồ cũ (TQ) vừa có bồ mới (Mỹ), nhưng không thể ở vậy mãi mà phải lấy chồng. Ai cũng thấy bồ mới đáng lập gia đình hơn bồ cũ vốn là một tay vũ phu. Nếu không thay đổi thì gia đình cô gái sẽ bị xào xáo, đó là chưa nói đến bồ mới bằng mọi giá phải cưới cho được cô gái này.
Cuối thập niên 1970, có hiện tượng xào xáo Hoàng Văn Hoan – Trương Như Tảng. Nếu đầu thập niên 2020s lịch sử phải lập lại, thì nó sẽ trầm trọng hơn nhiều, khi mà bồ mới có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đại đa số thành viên gia đình cô gái ở bên trong VN và ở bên ngoài thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét