ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: LHQ yêu cầu Taliban dừng tấn công, Mỹ lệnh sứ quán hủy tài liệu (VNN 14/8/2021)-Ngoại giao Việt Nam thời kỳ mới cần 'đi vào chiều sâu và thực chất hơn' (BBC 13-8-21)-Thách thức bất ngờ từ quyết định rút quân khỏi Afghanistan của ông Biden (VNN 13/8/2021)-Cựu đại sứ Ted Osius: Hoa Kỳ ủng hộ nguyện vọng cao nhất của Việt Nam (BBC 12-8-21)-Bức tường Berlin (Phần 1): Nước Đức chia cắt (TD 12/8/2021)- Nguyễn Thọ-Nước Mỹ với một di sản tệ hại hơn cả đại dịch Covid-19 (TD 12/8/2021)-Việt Linh-Mỹ rút quân, Taliban thần tốc chiếm 2/3 Afghanistan (VNN 12/8/2021)-Mỹ kích mìn nổ ‘như động đất’ cạnh tàu sân bay chục tỷ USD (VNN 11/8/2021)-Quan hệ Mỹ-Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung (BVN 11/8/2021)-Nguyễn Quang Dy-Hàn Quốc trong đại dịch Covid-19: Phòng chống tốt, tăng trưởng cao (TVN 10/8/2021)-Mỹ - Hàn tập trận, Triều Tiên 'thề' tăng khả năng đánh phủ đầu (VNN 10/8/2021)-Tàu ngầm Trung Quốc bí mật bám đuôi tàu sân bay Anh (VNN 9/8/2021)-Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ (BVN 9/8/2021)-Oanh tạc cơ Mỹ tiêu diệt hàng trăm tay súng Taliban (VNN 8/8/2021)-Điều gì đang chia rẽ người Mỹ? (TD 7/8/2021)-Việt Linh-Nhật vượt mốc 1 triệu ca Covid-19, Philippines tái áp phong tỏa thủ đô (VNN 7/8/2021)-Mỹ-Indonesia tập trận lớn trên biển (VNN 6/8/2021)-Chuyến công du của Phó tổng thống Mỹ và ước mong quan hệ Việt - Mỹ (RFA 6-8-21)-Ông Biden muốn 'cấm cửa' người nước ngoài chưa tiêm vắc xin (VNN 5/8/2021)-Mỹ-Indonesia cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông (VNN 4/8/2021)-
- Trong nước: Thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine (GD 14/8/2021)-Vắc xin tốt nhất là tiêm sớm nhất (VNN 14/8/2021)-Covid-19: Con Bí thư có giấy phép đi đường đặc biệt? (BBC 13-8-21)-Xử lý nghiêm “cò hỏa táng” trước Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (CAND 13-8-21)- Chính phủ khóa XV họp phiên toàn thể đầu tiên (GD 11/8/2021)-Tổng Bí thư: Tiền bạc lắm làm gì, danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý! (DT 11-8-21)-Tổng Trọng lại mạnh miệng hô hào chống tham nhũng để “đánh bóng” tên tuổi? (RFA 11-8-21) -Về lý do TBT Trọng muốn mở rộng chống tham nhũng trong Đảng (BVN 11/8/2021)-BBC-"Hiệu quả vaccine" là gì? (BVN 11/8/2021)-Nguyễn Văn Tuấn-Tổng Bí thư: Loại bỏ tư tưởng bàn lùi trong một số cán bộ lãnh đạo, quản lý (NĐT 11-8-21)-Chén” được vợ đồng chí, Bùi Trường Giang ngạo nghễ thăng chức (Thời Báo 10-8-21)-Cố Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo trong ký ức ông Phạm Thế Duyệt (DV 9-8-21)- Nguyễn Duy Linh bị truy tố tội nhận hối lộ: Những cuộc gọi tiền tỷ (ĐĐK 8-8-21)-"Tránh nói biện pháp chống dịch rất cao, nhưng thực hiện thì lỏng dần" (DT 7-8-21)-Vũ Đức Đam-Bí thư TPHCM: Sẽ giao tro cốt người mất vì Covid-19 chu đáo nhất (DT 7-8-21)-Ông Bùi Trường Giang làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng lý luận Trung ương (TP 7-8-21)- HĐLLTƯ hết ...lý luận!-Hà Nội chính thức giãn cách xã hội thêm 15 ngày để chống COVID-19 (GD 6/8/2021)-Phòng chống tham nhũng: Quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa (GD 6/8/2021)-Vì sao tỷ lệ tử vong vì Covid tại Việt Nam cao? (Blog VOA 6-8-21)-Nguyễn Hùng-Tổng Bí thư chủ trì họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng (GD 5/8/2021)-Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với cử tri chuyện văn bản ký lúc 2 giờ sáng (DT 5-8-21)-Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ năm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII (GD 5/8/2021)-Việt Nam: Tiêm chủng quá chậm chạp, Covid hoành hành ở Sài Gòn (RFI 4-8-21)-1 ngày, Sở Y tế TP.HCM 2 lần ra văn bản khẩn thu hồi 2 văn bản ban hành trước (TT 3-8-21)-Truy tố cựu Phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công an (SGGP 3-8-21)-Vũ ‘nhôm’ hối lộ ông Nguyễn Duy Linh 5 tỷ đồng và được khuyên bỏ trốn (TP 3-8-21)-
- Kinh tế: Trung Quốc đóng cửa một phần cảng container lớn thứ 3 thế giới vì 1 ca nhiễm Covid-19 (KTSG 13/8/2021)-Nông sản trên hành trình tiêu thụ đa kênh trong mùa dịch (KTSG 13/8/2021)-Giá lúa giảm, giá phân bón tăng, nông dân thiệt hại nặng (KTSG 13/8/2021)-Cấp hàng dự trữ quốc gia cho TPHCM, người dân bắt đầu tiêm vaccine Vero Cell (KTSG 13/8/2021)-Việt Nam trở thành nhà cung cấp sản phẩm tôm lớn nhất cho Úc (KTSG 13/8/2021)-TPHCM: người dân ở 'vùng xanh' điểm danh hàng ngày (KTSG 13/8/2021)-Cát Lái nghẽn, xuất nhập khẩu sẽ bị tổn thương (KTSG 13/8/2021)-Toàn cảnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch (KTSG 13/8/2021)-TPHCM tiếp tục giãn cách xã hội sau ngày 15-8, mục tiêu đến 15-9 khống chế được dịch (KTSG 13/8/2021)-Các hãng bay gần như ‘ngủ đông’ trông chờ giải cứu (KTSG 13/8/2021)-Đừng để nghẹn vì chốt kiểm soát (KTSG 13/8/2021)-Tâm lý và biện pháp cần có trước khi quyết định 'ở yên tại chỗ' (KTSG 13/8/2021)-Trung Quốc ngừng hoàn thuế 23 sản phẩm gang thép xuất khẩu (KTSG 13/8/2021)-Nghèo, di cư và dịch Covid - liệu có lối thoát? (KTSG 13/8/2021)- ‘3 tại chỗ’ bộc lộ nhiều bất cập: Cần sớm có phương án thay thế (ĐĐK 13-8-21)-
- Giáo dục: Các Giám đốc Sở nêu quan điểm về bỏ hay giữ 30% điểm học bạ trong xét tốt nghiệp (GD 14/8/2021)-Huyện Hậu Lộc yêu cầu kiểm điểm Hiệu trưởng, ban giám hiệu trường cấp 2 Ngư Lộc (GD 14/8/2021)-Ai còn than thở về cuộc sống hãy nhìn nghị lực của cô gái 7 tuổi mới biết ngồi (GD 14/8/2021)-Tháo gỡ khó khăn, cùng các trường đại học địa phương phát triển (GD 14/7/2021)-"Hên xui" chuyện xếp lương nhà giáo theo các thông tư mới (GD 14/7/2021)-Lớp 1 chương trình mới chất lượng tốt hơn nhờ học thêm hay học trên lớp? (GD 14/7/2021)-Năm học tới, số lượng học sinh Thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 31.000 em (GD 14/7/2021)-Hà Nội thưởng học sinh đoạt huy chương vàng quốc tế 20 triệu đồng (GD 14/7/2021)-Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu, cần chấm dứt học môn Ngữ văn theo văn mẫu (GD 13/8/2021)-Đổi tên Trường Đại học Xây dựng từ ngày 13/8 (VNN 13/8/2021)-
- Phản biện: Minh bạch và thực thà với dân (TD 14/8/2021)-Vũ Kim Hạnh-Vắc xin dịch vụ: chưa phải lúc (BVN 13/8/2021)-Huỳnh Thế Du-Nhân sự kiện một cô giáo ở Đại Học Duy Tân bị đuổi việc, tản mạn về phần tử trí thức đại học (viet-studies 13-8-21)-Trần Văn Chánh-Trên mảnh đất được tưới tắm bởi những bông hoa của sự thật (TT 13-8-21)-Lê Ngọc Sơn-Vaccine và dàn nhạc không có nhạc trưởng! (TD 13/7/2021)-Trân Văn-Âm thanh tiếng ho F0 (TD 13/8/2021)-Mai Quốc Ấn-Từ vụ ‘bác sĩ Khoa’, nói về ‘chia sẻ cảm xúc’ và ‘bịa đặt’ (TD 13/8/2021)-Trân Văn-Tại sao có nhiều người tin vào những lời nói dối? (TD 12/8/2021)-Việt Linh-Sa thải cô giáo vì phát ngôn, một tiền lệ nguy hiểm, đi ngược sự tiến bộ xã hội (TD 12/8/2021)-Nguyễn Thanh Huy-Trục lợi từ thiện (TD 12/8/2021)-Dương Quốc Chính-Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Văn Nên (TD 12/8/2021)-J.Nguyễn-Hiệu ứng ngược của chính sách (TT 11-8-21)-Olympic và sức mạnh quốc gia (VnEx 11-8-21)-Trần Văn Thọ-Chính trị và Khoa học (TD 11/8/2021)-Huy Đức-Con vua lại được làm vua (TD 11/8/2021)-Ngọc Vinh-Quốc hội cần làm rõ ai là người đứng đầu (TD 11/8/2021)-Ngô Huy Cương-Hà Nội cần phòng chống dịch Covid-19 bằng khoa học và công nghệ, không bằng duy ý chí (TD 10/8/2021)-Trần Vũ Hải-Vụ “Giấy Đi Đường” bộc lộ chất lượng bộ máy quản lý hành chính (TD 10/8/2021)-Ngô Ngọc Trai-Đừng “ru ngủ” người dân khi “lửa đang cháy dưới đống củi” (TD 10/8/2021)-Huy Đức-Xử lý khủng hoảng kiểu… Thủ tướng? (TD 9/8/2021)-Trân Văn-Cần nghĩ lại quy trình thực thi giãn cách ở Hà Nội (TD 9/8/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Lộ trình tiêm vaccine chống COVID-19 cho mục tiêu kép “mới” của Việt Nam (TS 9-8-21)-Nguyễn Ngọc Anh ...-Chống tham nhũng bước sang giai đoạn mới (TVN 9/8/2021)-Đinh Văn Minh-Sụp đổ (Phần 1)(Phần 2) (TD 9/8/2021)-Nguyễn Thông-Nguy cơ 'bật' khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu (BVN 8/8/2021)-Chí Hiếu-Bế mạc Olympic Tokyo và những điều nghĩ về Việt Nam (BVN 8/8/2021)-Vũ Kim Hạnh-Hãy giữ thể diện cho quốc gia mình (TD 8/8/2021)-Nhà Duy-Sài Gòn, dịch Covid, Hoa và Lệ! (TD 8/8/2021)-Lê Thiên-Cộng sản Việt Nam đối diện khủng hoảng Covid, viễn cảnh một quốc gia thất bại (TD 8/8/2021)-J. Nguyễn-Phòng chống dịch Covid-19: Để tiêm vaccine được nhanh hơn, nhiều hơn, dân dễ tiếp cận hơn (TD 7/8/2021)-Trần Tuấn-Khẩu trang cho tâm trí (VnEx 7-8-21)- Nguyễn Thị Ngọc Hải-Thống kê chi ngân sách và thống kê GDP (TBKTSG 6-8-21)-Vũ Quang Việt-Con số (TD 6/8/2021)-Nguyễn Thông-Việt Nam và ‘không bỏ ai lại phía sau’! (TD 5/8/2021)-Trân Văn-Câu hỏi lớn hơn đằng sau chuyện quan chức chơi golf mùa dịch (TD 5/8/2021)-Yên Khắc Chính-Dân khí (TD 5/8/2021)-Nguyễn Tiến Tường-Chuyên gia lập pháp cảnh báo về "vòng tròn quyền lực" tại địa phương (GD 4/8/2021)-Chính sách ưu tiên trong tiêm vaccine Covid-19 ở các nước ra sao? (BVN 4/8/2021)-Thiện Khang-Các vị tuyên thệ những gì? (TD 4/8/2021)-Nguyễn Đình Cống-
- Thư giãn: Chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ (Phiên bản @) (TD 14/8/2021)-Hoàng Tuấn Anh ‘ATM oxy’: Thành công và tình yêu bắt đầu bằng sự tử tế (VNN 9/8/2021)-
Có thể nói tiêu cực là môi trường dung dưỡng cho tham nhũng nên phòng chống tiêu cực cũng chính là ngăn chặn từ xa mầm mống của tham nhũng.
Công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm Trưởng Ban.
Tuy nhiên, đấu tranh chống tham nhũng vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt quá trình phát triển, đó là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ, thể hiện bản lĩnh và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta chống lại thói hư tật xấu của quyền lực.
'Phép thử Covid'
Bên cạnh những hành vi tham nhũng đã được xác định rõ ràng về mặt pháp luật, thực tế còn cho thấy vô vàn những hành vi tiêu cực khác, xét cho cùng cũng là những mầm mống hay biểu hiện của tham nhũng mà chúng ta cần nhận diện và đấu tranh.
![]() |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 20 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN |
Đề cập đến vấn đề này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã nhấn mạnh: "Không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai cái này có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Lợi ích kinh tế thường gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sống".
Tiêu cực và tham nhũng có gắn bó mật thiết với nhau nên muốn chống tham nhũng hiệu quả thì phải chống từ gốc, tức là chống những tiêu cực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chống tiêu cực tốt là ngăn ngừa tham nhũng trước một bước, như vậy mới có thể trị "cả gốc lẫn ngọn" tình trạng tham nhũng.
Có thể nói tiêu cực là môi trường dung dưỡng cho tham nhũng nên phòng chống tiêu cực cũng chính là ngăn chặn từ xa mầm mống của tham nhũng. Một cán bộ đảng viên suy thoái về chính trị tư tưởng, tha hóa về phẩm chất đạo đức, thích hưởng lạc xa hoa ắt dẫn đến xa rời Điều lệ và các nguyên tắc của Đảng, sẽ gần gũi với thói xu nịnh, chạy chức, chạy quyền, sẽ dễ dàng sa ngã trước đồng tiền quỷ ám, thực hiện những hành vi trái với đạo đức lương tâm, vi phạm pháp luật.
Hàng loạt vụ án, vụ việc gần đây cho thấy rõ điều này. Mới đây nhất, thời sự nhất là những vụ việc liên quan đến sai phạm của cán bộ, đảng viên có chức, có quyền chỉ cần qua “phép thử Covid” đã thấy rõ.
Một Phó chánh Văn phòng coi thường chỉ thị của Trung ương và thành phố về chống dịch mà còn lớn tiếng thậm chí tát nhân viên y tế chỉ vì người này làm đúng chức trách công vụ của mình ngăn vi phạm. Một cán bộ thuế hung hăng lăng mạ tổ kiểm soát với lời lẽ không thể có của một người trong cơ quan công quyền: “Tao mà không đi làm thì tụi mày không có lương”.
Tệ hơn nữa là các quan chức cấp sở vẫn nhởn nhơ đi chơi golf trong vùng dịch bất chấp lệnh giãn cách... Họ bất chấp quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cả những phê phán, chê cười của người dân và xã hội. Đó chính là những biểu hiện suy thoái về chính tư tưởng, sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức, lối sống.
Họ đã quên đi trách nhiệm của một công dân bình thường chứ chưa nói đến sự gương mẫu của một cán bộ, đảng viên, thậm chí lại còn là người lãnh đạo và không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ những người được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin cậy và giao cho trọng trách.
“Lấy pháp trị gần, lấy đức trị xa”
Tại phiên họp thứ 20 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ngày 5/8 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị nghiên cứu để mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo và đổi tên là Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Điều đó cho thấy chúng ta đã bước sang giai đoạn mới, không chỉ thúc đẩy việc xử lý vụ án, vụ việc tham nhũng cũng như xử lý nghiêm những kẻ vi phạm mà còn tập trung vào cả nhiệm vụ chống tiêu cực vốn được coi là những biểu hiện đa dạng hơn, thậm chí nguy hiểm hơn vì nó là cái gốc của tham nhũng.
Những biểu hiện tiêu cực không phải là vấn đề mới và đã được chỉ ra tại 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 và như TS Nguyễn Thái Học, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh, là tập trung vào một số hành vi cần nhận diện.
Đó là: Chấp hành không đúng, không đầy đủ các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình; suy thoái về tư tưởng chính trị, quan liêu, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo quản lý; kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định; vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản ngân sách nhà nước; cản trở, can thiệp trái quy định vào hoạt động kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử; lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, bao che, tiếp tay cho chạy chức chạy quyền... và các hành vi tiêu cực nghiêm trọng khác.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã sang trang như một mệnh lệnh của cuộc sống. Nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng dưới sự chỉ đạo của Đảng đứng đầu là Tổng bí thư sẽ cam go và quyết liệt hơn nhưng chúng ta có niềm tin từ những kết quả đạt được vừa qua và những định hướng đúng đắn trong thời gian tới.
Cùng với việc tiếp tục phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng theo pháp luật là việc đẩy mạnh đấu tranh chống tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ “lấy pháp trị gần" đến "lấy đức trị xa”, không chỉ giữ nghiêm kỷ luật đảng, kỷ cương phép nước mà còn làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, là “đạo đức là văn minh” như lời Bác dạy.
Hơn ai hết, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu, cần chủ động tự răn dạy, soi lại mình, không ngừng rèn luyện tu dưỡng để không sa vào cái hố tham nhũng, tiêu cực rồi trả giá bằng những kết cục đau xót.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do quá trình đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
TS Đinh Văn Minh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ)
VỀ LÝ DO TBT TRỌNG MUỐN MỞ RỘNG CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG ĐẢNG
BBC/ BVN 11-8-2021
Tại phiên họp thứ 20 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ngày 5/8/2021, TBT ĐCSVN ông Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị nghiên cứu mở rộng quyền hạn của Ban này.
Chụp lại hình ảnh: Hàng chục vụ án trọng điểm và nhiều quan chức cấp cao của ĐCSVN đã và đang được đưa ra xử lý từ mấy năm qua tại Việt Nam
Tên mới của cơ quan này sẽ là Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Cùng lúc, truyền thông của Đảng CS ở Việt Nam cũng thừa nhận chỉ số cảm nhận tham nhũng còn rất thấp so với chuẩn quốc tế của quốc gia này, và cam kết sẽ làm tốt hơn.
Tuy thế, có câu hỏi là việc thêm chức năng vào một cơ quan của Đảng CS có làm thay đổi bản chất vấn đề chống tham nhũng mang tính cơ chế hay không.
BBC News Tiếng Việt ghi nhận ý kiến một số nhà quan sát thời sự Việt Nam:
"Với đề nghị của ông Tổng Bí thư, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng muốn mở rộng nhiệm vụ quyền hạn của ban này thì tôi thấy có vẻ như ông Trọng muốn có quyền lớn hơn để xử lý hoặc răn đe (nói nôm na là cho vào lò) một số đối thủ mới, phe phái mới, có thể còn ở các chức vị cao hơn ông Đinh La Thăng chăng, chẳng hạn", từ Hà Nội, hôm 09/8, bà Nguyễn Nguyên Bình, cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt.
"Động thái này cho thấy kết quả khá tốt của công cuộc chống tham nhũng, nên bây giờ theo tôi, ông Tổng Bí thư muốn mở rộng ra", luật gia, nhà báo độc lập Trần Đình Thu nói với BBC từ Sài Gòn.
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Vũ Bình, nguyên biên tập viên Tạp chí Sự thật của ĐCSVN, đưa ra bình luận:
"Tôi thấy rằng mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực là bình thường. Nhưng mở rộng trên cơ sở đặt vấn đề tiêu cực là gốc của tham nhũng là không đúng, không hợp lý. Trước đây đặt vấn đề phòng chống tham nhũng, tiêu cực là đúng, tiêu cực là hệ quả của tham nhũng, chứ không phải là gốc của tham nhũng".
Tiêu cực và tham nhũng 'gắn bó' thế nào?
Còn từ Nha Trang, nhà báo tự do Võ Văn Tạo nêu quan điểm:
"Việc đổi tên 'Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng' thành 'Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực' có chút thay đổi nhất định, nhưng theo tôi là không căn bản, không tạo bước đột phá.
"Từ lâu, ai cũng biết, tham nhũng và tiêu cực luôn song hành. Không tham nhũng thì lấy gì để tiêu cực? Đã tiêu cực, không thể không do tham nhũng. Ví dụ: quan chức được đại gia bao ăn chơi phủ phê, trụy lạc, có nguyên nhân từ lạm quyền (tham nhũng quyền lực), ban phát tài nguyên quốc gia, ưu ái độc quyền, hoặc quảng cáo trá hình... Chẳng qua, tham nhũng là hành vi kín đáo hơn, khó phát hiện hơn. Tiêu cực thì nó lồ lộ ra".
Khi được hỏi việc bổ sung nội dung chống tiêu cực bên cạnh nội dung có sẵn là chống tham nhũng và đề cao tôn chỉ "Lấy pháp trị gần, lấy đức trị xa" có thể giúp giải quyết được gốc rễ vấn đề mà ĐCSVN đang quan tâm trong lĩnh vực chống tham nhũng và chỉnh đốn đảng, chấn chỉnh đảng viên, cán bộ lãnh đạo do đảng quản lý hay không, các nhà quan sát nêu góc nhìn của mình:
Bà Nguyễn Nguyên Bình nói:
"Việc bổ sung thêm nội dung "chống tiêu cực" bên cạnh các nội dung có sẵn, tôi nghĩ rằng có thể là đã có những cá nhân hoặc thế lực nào đó họ đang không hăng hái tích cực hưởng ứng chủ trương đẩy mạnh xử lý các vụ tham nhũng ở địa phương hoặc trong các bộ ngành thuộc phạm vi của họ? Có những sự trì trệ như ở TP. Hồ Chí Minh mà mấy năm qua dư luận vẫn nói là ông Trọng chưa đánh bật được cụm Lê Thanh Hải, người đã bị Đảng kỷ luật, chẳng hạn".
Ông Trần Đình Thu nói:
"Ông Nguyễn Phú Trọng là một người tin tưởng chân thành vào Đảng Cộng sản, ông ấy muốn chỉnh đốn đảng của ông ấy để cho mạnh lên. Có thể ông ấy sẽ làm được một số điều nhưng không thể diệt tận gốc tham nhũng tiêu cực trong hàng ngũ đảng viên, cán bộ lãnh đạo của đảng ông ấy đâu. Tuy vậy những việc ông ấy làm cũng có lợi cho quốc gia nói chung".
Ông Võ Văn Tạo nói:
"Tôi xin gián tiếp trả lời thế này chỉ cần nhìn vào lối sống xa hoa, phung phí của giới chức, ai cũng biết họ tham nhũng, vì mức lương, phụ cấp của cán bộ, công chức không thể đủ cho họ mức mua sắm ăn xài xa xỉ như vậy.
Chụp lại hình ảnh: Đầu tư công.
Các dự án đấu thầu và xây cất, mua sắm dùng ngân quỹ quốc gia được dư luận chú ý nhiều vì các vụ thất thoát, biển thủ, hoặc ăn tiền công trắng trợn.
"Hiện tượng tiêu cực của quan chức ngày càng ngang nhiên, trắng trợn, mà chưa được đưa vào thành điều luật hình sự để răn đe ngăn chặn, trừng phạt, làm quốc nạn tham nhũng ngày càng nặng nề, nếu không xử nghiêm theo luật của nhà nước mà chỉ xử châm chước lý theo nội quy của đảng, theo tôi là chưa khả thi và chưa thỏa đáng.
"Tôi lấy ví dụ, mấy năm trước, báo chí nhà nước rộ lên phanh phui phó tổng Thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh với tài sản khổng lồ, gồm nhà, đất, cổ phiếu... và việc ông cản trở tiến trình thanh tra sai phạm đất đai ở Thủ Thiêm, nhưng đến nay, vụ ông Khánh kể như chìm xuồng.
"Rồi vụ hai ông nguyên bộ trưởng Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, một ví dụ khác, ăn hối lộ của Phạm Nhật Vũ - Cty AVG đến mấy triệu USD, suýt làm ngân sách thất thoát 7-8 nghìn tỷ đồng, nếu ở Hàn Quốc hay Nhật Bản và các nước dân chủ văn minh, chắc tù mọt gông, nhưng chỉ bị tòa án Việt Nam kết án tù vài ba năm, xử lý như thế thì chống tham nhũng của đảng có thực chất thế nào?".
Ông Nguyễn Vũ Bình bình luận:
"Tham nhũng theo tôi có nguồn gốc do cơ chế, đó là mức lương không đủ sống (cấu trúc chế độ cộng sản gồm nhiều hệ thống với một lượng nhân lực khổng lồ, 100 triệu dân các nước chỉ có 2-3 triệu công chức, còn các chế độ cộng sản gấp 10, vì vậy lương của quan chức và công chức không đủ sống) và do đảng cộng sản không có bất kỳ một sự đối trọng, đối lập hay giám sát nào. Quyền lực của đảng không bị kiểm soát, giám sát là quyền lực tuyệt đối, dẫn tới tha hóa tuyệt đối. Tham nhũng là phương thức tự tồn tại của những người có điều kiện tham nhũng doc mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan bán tước.
"Tiêu cực được đề cập có hai nội dung chính, tiêu cực trong lĩnh vực tư tưởng chính trị và tiêu cực trong đạo đức, lối sống. Tuyệt đại bộ phận quan chức cộng sản tham nhũng không có tiêu cực trong tư tưởng chính trị, tức là tuyệt đối theo đường lối quan điểm của đảng.
"Họ chỉ có tiêu cực trong đạo đức, lối sống. Và chỉ khi tham nhũng, mới có tiền để sống xa hoa, từ đó xa rời người dân. Vậy nên, tiêu cực là hệ quả của tham nhũng chứ không phải nguồn gốc của tham nhũng. Đặt vấn đề sai, gốc rễ sai thì theo tôi không thể giải quyết được gốc rễ, là do cơ chế, do chế độ".
Liệu 'giai đoạn mới' sẽ thành công?
Truyền thông Việt Nam cũng tường thuật về công cuộc chống tham nhũng của ĐCSVN qua hội nghị mới nhất của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương và cho rằng công cuộc này đã 'bước sang giai đoạn mới'. Trước câu hỏi giai đoạn mới này sẽ thành công hay không và có chỉ báo nào cho thấy trước điều đó, các ý kiến từ giới bình luận thời sự từ Việt Nam tiếp tục nêu quan điểm với BBC:
Bà Nguyễn Nguyên Bình nói:
"Truyền thông nói sự nghiệp chống tham nhũng của Đảng bước sang giai đoạn mới: có thể là sẽ tăng tốc và quyết liệt hơn thật. Vì có vấn đề thời gian và sức khỏe của người đứng đầu đòi hỏi.
Chụp lại hình ảnh: Nhiều quan chức công an, quân đội cũng bị xử lý trong chiến dịch 'đốt lò' chống tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua
"Cũng có thể có hiệu quả hơn, đưa ra xử lý nhiều quan tham hơn, như báo cáo tại cuộc họp lần thứ 20 của Ban chỉ đạo TW phòng chống tham nhũng nói rằng chỉ 6 tháng đã thi hành kỷ luật 70 tổ chức Đảng, trên 8.000 đảng viên, trong đó gần 180 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái, hơn 20 đảng viên bị kỷ luật do vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập.
"Uỷ ban còn kiến nghị xử lý kỷ luật một số tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương, 7 cán bộ thuộc diện TƯ quản lý và nhiều cán bộ, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước… Và một khía cạnh "hiệu quả" khác về mặt xã hội: để dân chúng một lần nữa nhận thấy sự suy thoái đáng kể của các tổ chức đảng và đảng viên và hệ luỵ tất yếu… Và nếu có cái mới thì ở chỗ nhấn mạnh hơn việc thu các tài sản khủng của quan tham để sung công quỹ, và nếu không có điều này thì theo tôi chống tham nhũng chỉ là "bỏ bóng đá người, rõ ràng là hiệu quả kém mà thôi".
Ông Trần Đình Thu thì nêu ý kiến:
"Thực tế lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy chưa có một lãnh đạo nào xử lý mạnh tay cán bộ tham nhũng như ông Nguyễn Phú Trọng. Ngay cả ông Hồ Chí Minh khi xưa cũng không mạnh tay bằng. Ông Hồ chỉ xử tử một ông cục trưởng để làm gương chứ không bỏ tù hàng loạt cán bộ cao cấp như ông Trọng. Tôi nghĩ có thể sắp tới mức độ mạnh tay sẽ tăng cao hơn nữa".
Còn ông Võ Văn Tạo nói:
"Báo chí Việt Nam có đưa tin và bình luận rằng sự kiện đổi tên của Ban Chỉ đạo TW sẽ cho phép công cuộc chống tham nhũng bước sang giai đoạn mới, nhưng theo tôi đây chỉ là tập quán tô hồng, tán dương lâu nay của hệ thống tuyên truyền.
"Muốn tạo ra đột phá, giảm đáng kể nạn tham nhũng, cần thay đổi căn bản trong thiết chế chính trị như chấp nhận đa nguyên chính trị, chấp nhận đa đảng, đề cao tự do báo chí, tự do ngôn luận... để quyền lực bị kiểm soát một cách thực chất".
Ông Nguyễn Vũ Bình nêu quan điểm:
"Theo tôi giai đoạn mới này ngay từ đầu đã dựa trên quan niệm sai, quan niệm rằng tiêu cực đẻ ra tham nhũng là không đúng, nên chắc chắn không có hiệu quả. Tôi cho rằng cơ chế đẻ ra tham nhũng, tham nhũng đẻ ra tiêu cực. Giai đoạn mới này do đó nên tập trung giải quyết cơ chế, xóa bỏ độc tài sẽ xóa bỏ tham nhũng".
Chống tham nhũng 'ở giai đoạn mới'
Báo Việt Nam đưa tin về phiên họp mới nhất của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, nói chống tham nhũng ở nước này bước sang giai đoạn mới.
"Có thể nói tiêu cực là môi trường dung dưỡng cho tham nhũng nên phòng chống tiêu cực cũng chính là ngăn chặn từ xa mầm mống của tham nhũng", báo mạng VietnamNet viết hôm 09/08.
"Công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm Trưởng Ban.
"Tuy nhiên, đấu tranh chống tham nhũng vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt quá trình phát triển, đó là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ, thể hiện bản lĩnh và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta chống lại thói hư tật xấu của quyền lực", theo báo mạng VietnamNet.
Trang Nội chính của Trung ương ĐCS Việt Nam nay cũng ghi nhận Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở nước này mà Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International-TI) nêu ra.
Trong một bài hồi tháng 2/2021, trang web này viết:
"Theo xếp hạng CPI năm 2020, Việt Nam đứng thứ 104 /180 với 36 điểm, tăng 5 điểm và 15 bậc so với năm 2014. Tuy nhiên, so với năm 2019, CPI của Việt Nam bị giảm 1 điểm và 8 bậc, đồng thời vẫn nằm trong số 2/3 các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50".
Nguồn: bbc.com/vietnamese
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét