ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Quyết định mạnh tay, Joe Biden đưa sức mạnh Mỹ lên đỉnh lịch sử (VNN 16/4/2021)-'Sóng thần' Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ, Đan Mạch nói không với AstraZeneca (VNN 15/4/2021)-Jeff Le: Tôi tưởng mình nắm bí quyết thành công ở xã hội Mỹ, 'nhưng tôi đã sai' (BBC 14-4-21)-TNS California tố cáo nhóm tin tặc do chính phủ Việt Nam điều hành phá trang mạng (VOA 14-4-21)-Sự thật về dân quân biển của Trung Quốc (VNN 14/4/2021)-Nhức nhối với tỉ lệ 1% và đau đầu với kiểu cài cắm thâm độc đường lưỡi bò (BVN 14/4/2021)-Vũ Kim Hạnh-Chủ trương quốc phòng “bốn không” của Việt Nam phải chăng là kết tinh của việc 'không suy nghĩ'? (TD 14/4/2021)-Trương Nhân Tuấn-Trung Quốc biến các khoản vay thành công cụ bành trướng quyền lực (BVN 14/4/2021)-Nguyễn Quốc Vinh-Trung Quốc nếm "trái đắng" từ mặt trái của Sáng kiến Vành đai-Con đường (VOV 13-4-21)-Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc có thể bị ông Biden làm cho phá sản (TD 13/4/2021)-Trương Nhân Tuấn-Chừng nào người Việt mới bằng ‘bọn mọi đen’? (SGN 12-4-21)- Phạm Thanh Giao-Mỹ cảnh báo "rắn" Trung Quốc: Thay đổi hiện trạng ở Đài Loan sẽ là một sai lầm "nghiêm trọng"! (BVN 13/4/2021)-Hồng Anh-Trùm tài chính chỉ ra kẻ thù lớn nhất của Mỹ (BVN 13/4/2021)-Thanh Tâm-Những cuộc xâm lăng mềm (đọc sách "Hidden Hand" của Clive Hamilton và Mareike Ohlberg) (BVN 12/4/2021)-Nguyễn văn Tuấn-Trở ngại của Mỹ ở Đông Nam Á: Từ Việt Nam và Philippines (TD 12/4/2021)-J.Nguyễn-Biển Đông : Việt Nam, Philippines sẽ bớt “đơn độc” đối đầu với Trung Quốc? (RFI 12-4-21)-Báo Mỹ viết về người được kỳ vọng đưa Việt Nam đến kỷ nguyên phát triển mới (VNN 12/4/2021)-Người ủng hộ ông Trump bị mất tiền oan vì thiếu cảnh giác? (BVN 12/4/2021)-Ông Trump tuyên bố giúp đảng Cộng hòa giành lại lưỡng viện (VNN 11/4/2021)-Tại sao người da đen bắt đầu tấn công người Mỹ gốc Á? (SGN 11-4-21)-Thiếu nguyên vật liệu sản xuất dẫn tới phụ thuộc (ĐV 11-4-21)-Ô tô Trung Quốc cài "đường lưỡi bò" phi pháp vào Việt Nam bằng cách nào? (DT 11-4-21)-Anh lệnh dẫn độ nghi phạm người Việt vụ 39 người chết trong xe đông lạnh (VNN 10/4/2021)-Những cột mốc khó quên trong cuộc đời Hoàng thân Philip (VNN 10/4/2021)-Một dân tộc đáng nể phục và đáng học hỏi (BVN 10/4/2021)-LS Lê Luân-TQ bao vây Đài Loan bằng máy bay ném bom: Nhìn thì thắng "dễ như ăn kẹo" nhưng thất bại ở ngay trước mắt (BVN 10/4/2021)-An An-TS Vũ Minh Khương: “Cái hay của Việt Nam là mình nằm ngay cạnh Trung Quốc (TD 9/4/2021)-J.Nguyễn-
- Trong nước: Giới thiệu chữ ký của Thủ tướng Phạm Minh Chính, 2 Phó Thủ tướng (GD 14/4/2021)-Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và lộ trình công nghiệp hóa đất nước (VNN 14/3/2021)-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại Quảng Ninh (TP 14-4-21)-Bí thư Nguyễn Văn Nên: Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế (DT 14-4-21)-Xâm nhập "chợ" làm giấy tờ, bằng tiến sĩ giả giá 10 triệu đồng (DV 14-4-21)-Tân Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đứng trước thuận lợi và thách thức gì? (BBC 13-4-21)-Có nghề tình báo, liệu ông Phạm Minh Chính có quật được Nguyễn Phú Trọng? (TB 12-4-21)-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An (ĐĐK 12-4-21)-Ông Nguyễn Hồng Diên: ‘Bộ Công thương là bộ đa ngành, chưa bộ trưởng nào thông thạo tất cả’ (TN 12-4-21)-Xét xử vụ án thất thoát 830 tỉ đồng tại Công ty Gang thép Thái Nguyên (KTSG 12/4/2021)-Ông Đoàn Ngọc Hải không đòi lại tiền, tiếp tục xây nhà cho người nghèo ở Quảng Nam (VNN 12/4/2021)-Bắt bà Nguyễn Thúy Hạnh: Nhà nước muốn xóa bỏ quyền tự do ngôn luận (BVN 12/4/2021)-Ngọc Vân-Vết chàm của Đinh Tiến Dũng trong vụ khủng hoảng cấm xuất khẩu gạo năm 2020 (RFA 11-4-21)-Chiến dịch Mậu Thân 1968 và tổ bay cảm tử: 32 chiến sĩ ra đi, không ai trở về (DV 12-4-21)-Chỉ đạo đầu tiên của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính là gì? (DT 11-4-21)-Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài (GD 10/4/2021)-Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai (GD 10/4/2021)-VN: Vì sao Quốc hội khóa cũ lại bầu nhân sự Chính phủ khóa mới? (BBC 10-4-21)-Kẻ núp bóng “vì tù nhân lương tâm” để chống phá, kích động (QĐND 10-4-21)-‘Đoạn trường’ Tất Thành Cang (ĐĐK 11-4-21)-Tân Thủ tướng VN nếu đề xuất đúng sẽ được 'ủng hộ ở các cấp cao nhất' (BBC 9-4-21)-Những thách thức cấp bách nào đang chờ đợi Chính phủ mới? (DT 9-4-21)-Khu kinh tế hay đặc khu kinh tế: bài toán chính sách cho Chính phủ Hà Nội (RFA 8-4-21)- P/v Võ Văn Tạo, Nguyễn Trí Hiếu-Chân dung nữ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đầu tiên của Đảng (VNN 8/4/2021)->Trương Thị Mai-Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh 'bị bắt' khi VN vừa có tân Chính phủ (BVN 8/4/2021)-BBC-Việt Nam: Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là 'bất ngờ'? (BBC 8-4-21)-pv Lê Hồng Hiệp-Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính: diễn văn mười phút vấp đôi lần (Blog VOA 8-4-21)-Hôm nay Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp nhận bộ máy Chính phủ mới (DT 8-4-21)-Ông Tất Thành Cang, Lê Văn Phước dính lỗi gì để bị khai trừ ra khỏi Đảng? (TP 8-4-21)-
- Kinh tế: Khai thác tài nguyên cát dưới góc nhìn kinh tế và quản lý bền vững (KTSG 15/4/2021)-Từ vụ đấu giá mỏ cát trên sông Tiền: Họa từ đâu mà ra? (TD 15/4/2021)-Trân Văn-Quảng Nam sẽ là điểm đến đầu tiên cho du khách quốc tế có ‘hộ chiếu vaccine’ (KTSG 15/4/2021)-10 dự án xử lý nước thải, rác thải đang triển khai tại Đà Nẵng (KTSG 15/4/2021)-Quảng Ninh đứng đầu bảng xếp hạng PCI năm thứ tư liên tiếp (KTSG 15/4/2021)-Trạm BOT Cai Lậy thu phí từ tháng 5, mức giá thấp nhất 15.000 đồng/lượt (KTSG 15/4/2021)-Giá thép liên tục tăng cao, doanh nghiệp xây dựng lao đao (KTSG 15/4/2021)-Lại nói về 'thuận thiên' (KTSG 15/4/2021)-Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Chim sẻ’ hợp lại sức mạnh sánh ngang ‘đại bàng’ (VNN 15/4/2021)-
Giáo dục: Sở Giáo dục cấm trường tư thục thi tuyển vào lớp 10 là làm khó cơ sở, phụ huynh (GD 16/4/2021)-Thưa Bộ trưởng Sơn, vấn nạn ngồi nhầm lớp nằm ở tiêu chí trường chuẩn quốc gia (GD 16/4/2021)-“Là nhà khoa học, chúng ta có thể làm từ thiện bằng trí tuệ, sản phẩm công nghệ" (GD 16/4/2021)-Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có tân Chủ tịch Hội đồng trường (GD 16/4/2021)-Doanh nghiệp nói gì về việc lần đầu tiên có trường đào tạo "nghề giúp việc"? (GD 16/4/2021)-Bổ nhiệm lại Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (GD 16/4/2021)-10 trường đại học đào tạo môn Vật lý hàng đầu thế giới (GD 16/4/2021)-
- Phản biện: Vài điều suy nghĩ về thư của Tân Bộ trưởng GD-ĐT (BVN 16/4/2021)-Trương Quang Đệ-Tình ‘đồng chí’ và chiến dịch ‘đốt lò’ (TD 16/4/2021)-J.Nguyễn-“Chống đảng Cộng sản và nhà nước, chỉ có thể là tâm thần” (TD 16/4/2021)-Tuấn Khanh-Đến năm 2045 Việt Nam có phải là nước công nghiệp hiện đại? (BVN 15/4/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Cát trong lòng sông Cửu Long: Cần phải xem là tài nguyên chung của cả đồng bằng (BVN 15/4/2021)-Lê Tuấn Anh-Làm luật như viết truyện chưởng: Mấy nguyên nhân cần khắc phục ngay (TD 15/4/2021)-Ngô Huy Cương-Còi cọc tư tưởng, còi cọc thẩm mĩ, còi cọc nhân cách, còi cọc tòan tập (TD 15/4/2021)-Đoàn Bảo Châu-Cảm nhận về sự tham gia của người dân trong việc tạo lập chính... (TD 15/4/2021)-Lê Vĩnh Triển-Để giáo viên bớt khổ (TD 15/4/2021)-Nguyễn Tiến Tường-Ba đề xuất gửi tân Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn (TVN 15/4/2021)-Chủ nghĩa tư bản thân hữu Việt Nam bước sang trang mới qua trường hợp Nguyễn Hồng Diên (TD 14/4/2021)-J.Nguyễn-Trải thảm đỏ chiêu mộ nhân tài công nghệ tầm cỡ thế giới (TVN 13/4/2021)-Bùi Khắc Linh-Trí thức và tiếng nói phản biện (BVN 13/4/2021)-Tạ Duy Anh-Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính và “Lằn ranh đỏ mong manh” (RFA 12-4-21)-Lịch sử muôn mặt của “mặt trận”: Từ thế giới đến Việt Nam (Luật Khoa 12-4-21)-Tuyên giáo làm Công thương (VNTB 12-4-21)-Nhờ bảo kê Đường Nhuệ, Nguyễn Hồng Diên được Phạm Minh Chính trọng dụng? (TB 11-4-21)-Nhập nhằng các dự án sân golf (DT 12-4-21)-‘Ngày bầu cử toàn quốc’ là ‘ngày hội lớn’? (TD 12/4/2021)-Trân Văn-Bàn về “chính trị gia” (TD 12/4/2021)-Trương Nhân Tuấn-Bổ nhiệm Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên: Bất thường hay hợp lý? (NCQT 12-4-21)-Lê Hồng Hiệp-Nhân-Quả cay đắng (1) (BVN 12/4/2021)-Lưu Trọng Văn-Thần thánh hoá lãnh đạo (TD 11/42021)-Lâm Bình Duy Niên-Giải cứu cầu Long Biên và chuyện những cây cầu làm giàu cho thành phố (TVN 11/4/2021)-Trần Huy Ánh-Cấu trúc quyền lực “lõi” Cộng sản (viet-studies 11-4-21)-Nguyễn Khoa-Hai tuần cấp phép một sân golf (TT 11-4-21)-Hành trình Singapore chuyển đổi số xây dựng quốc gia thông minh (TVN 10/4/2021)-Phạm Mạnh Hùng-Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục có thể làm được gì? (TD 10/4/2021)-Đỗ Ngà-Khu kinh tế hay đặc khu kinh tế: bài toán chính sách cho Chính phủ Hà Nội (RFA 8-4-21)- P/v Võ Văn Tạo, Nguyễn Trí Hiếu-Vì sao Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt? (BVN 9/4/2021)-JB Nguyễn Hữu Vinh-Xóa bỏ độc quyền trong ngành điện: Chậm ngày nào, hại ngày ấy (BVN 9/4/2021)-RFA-Còn đâu những tiếng nói phản biện? (TD 8/4/2021)-Ngô Anh Tuấn-Từ hôm nay nghĩ về ngày mai Việt Nam (Viet-studies 8-4-21)-Trần Văn Thọ, Nguyễn Xuân Sanh-Những ai hưởng lợi sau cuộc thi khoa học kỹ thuật biến học sinh thành thần đồng? (GD 8/4/2021)- Lê Mai-Chọn đường sắt hay sân bay (VNN 8/4/2021)-Vũ Điệp-Đường sắt Việt Nam kết nối các nước: Mong ước bất ngờ (ĐV 8-4-21)-Ông Phạm Minh Chính phải “quyết đoán” để đưa nền kinh tế Việt Nam thoát Trung (TD 8/4/2021)-J. Nguyễn-Nhân vật Phạm Minh Chính (TD 8/4/2021)-Lê Minh Nguyên-Nhiệm vụ của Phạm Minh Chính trong vai trò thủ tướng là gì? (TD 7/4/2021)-Đỗ Ngà-Chuyện đùa về “nhiệm vụ chính trị mới” của giáo viên (BVN 7/4/2021)-Thái Hạo-Về lý lịch bần nông (TD 6/4/2021)-Thái Hạo-Bàn thêm về nhân tài (TD 5/4/2021)-Nguyễn Đình Cống-Xây 650 km đường sắt tốc độ cao trong 10 năm có khả thi? (Zing 4-4-21)-Bênh vực tội ác thủy điện Vân Nam cũng là một tội ác (BVN 4/4/2021)-Nguyễn Tuấn Khoa-Vì sao cần phân biệt nghiệp đoàn và công đoàn ở Việt Nam? (BVN 4/3/2021)-T.K. Trần-Tử tế (TD 4/4/2021)-Nguyễn Thông-Nhân chuyện bản đồ (TD 4/4/2021)-Lê Quang-Mô hình công an trị trong nhà trường (TD 4/4/2021)-Đỗ Ngà-Một nhà trường vô pháp! (TD 3/4/2021)-Thái Hạo-Cuộc chiến tranh trong giáo dục (TD 2/4/2021)-Thái Hạo-Mong Chính phủ cẩn trọng trong việc lựa chọn vắc-xin phòng chống Covid-19 (TD 2/4/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Danh sách các dự án có số phận như Cát Linh – Hà Đông dài như sợi dây kinh nghiệm (TD 2/4/2021)-Hoàng Tư Giang-Đường sắt Bắc-Nam: Nâng cấp cũ hay làm cao tốc mới? (TP 2-4-20)-Covid-19, cơ hội thoát Trung cho Việt Nam? (TD 2/4/2021)-J.Nguyễn-Quan hệ thương mại Trung - Mỹ và một số nước châu Á (TBKTSG 1-4-20)-(BVN)-Vũ Quang Việt-Tranh luận "nảy lửa" của ĐB Lưu Bình Nhưỡng và tướng công an Nguyễn Thanh Hồng về tỷ lệ oan sai (BVN 31/3/2021)-Hoàng Đan-Khi bầu cử là quyền rơm, tham nhũng thành vạ đá (TD 29/3/2021)-Trân Văn-Chuyện bắt bớ, đàn áp ở VN: Vì sao người này bị bắt, người kia thì không? (TD 29/3/2021)-J. Nguyễn-Bằng tiến sĩ lưỡng dụng: “vừa tiến vừa… sĩ” (GD 29/3/2021)-Đinh Văn Minh-
- Thư giãn: Vườn thanh long được ‘trải' thảm hoa mười giờ đẹp ngỡ ngàng ở miền Tây (VNN13/4/2021)-Bí mật về lời thỉnh cầu của Churchill với Stalin (VNN 12/4/2021)-
Tân Bộ trưởng Công thương hơn một lần nhắc đến
tinh thần “nỗ lực hết mình, khiêm tốn học hỏi” tại hội nghị triển khai các nghị
quyết, quyết định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ của Bộ hôm 12/4.
Ông Nguyễn Hồng Diên nói: “Tôi ý thức sâu sắc rằng Bộ Công thương có
chức năng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm hầu hết các ngành,
lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân…”.
Nhắc lại chuyện Bộ được hợp nhất từ nhiều bộ và cơ quan ngang bộ 15 năm
trước, ông thẳng thắn: “Có thể nói chưa có một vị Bộ trưởng nào từ trước tới
nay hoặc cả từ nay về sau có thể giỏi giang, hiểu biết và thông thạo tất cả
từng lĩnh mà Bộ được giao quản lý. Đương nhiên tôi cũng không là ngoại
lệ”.
Trải qua nhiều vị trí công tác ở tỉnh Thái Bình, ông Diên đã có 30 năm
công tác ở địa phương và đảm nhiệm hầu hết các chức danh chủ chốt của hệ thống
chính trị cấp huyện và tỉnh để thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước và thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Ông thừa nhận “chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu” ở vị
trí “trọng trách” là Bộ trưởng Công thương.
Như vậy, trong nhiệm kỳ này, từ vai thực hiện các chủ trương, đường lối,
ông Diên sẽ chuyển sang vai có vai trò quan trọng hơn là “thiết kế luật pháp,
chính sách” không những cho ngành và mà còn cho sư phát triển của đất nước.
Đó là một nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi tầm nhìn, quyết tâm và hành
động của rất nhiều người, nhất là của ban lãnh đạo mới, trong đó ông Diên đóng
vai trò đặc biệt quan trọng.
Muốn giúp đất nước đạt được các mốc phát triển ở mức cao các năm 2030 và
2045, một lộ trình phát triển công nghiệp phải được hoạch định ngay từ bây giờ
kèm trách nhiệm và hành động cụ thể để tránh các mục tiêu đó lặp lại vết xe đổ
của chương trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa 2020 đã thất bại.
Di sản
Ông Diên được thừa hưởng một di sản khá tích cực của ngành công nghiệp.
Theo xếp hạng của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), năng
lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp nước ta tăng từ vị trí 58 năm
2015 lên thứ 42 vào năm 2019.
Trong nhiệm kỳ qua xuất hiện một số tên tuổi của các doanh nghiệp công
nghiệp ô tô Việt Nam như Vinfast, Thaco và Thành Công, hàng trăm dự án điện
năng lượng tái tạo với tổng công suất hàng chục ngàn MW được cấp phép…
Tuy nhiên, những tên tuổi đó chưa thể tương xứng với các đối thủ nước
ngoài đang áp đảo không chỉ trong ngành ô tô mà còn ở tất các ngành công nghiệp
khác, đặc biệt là chế biến chế tạo.
Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng ở mức gần
37,9% năm 2016 chỉ nhích lên tí ti 38,8% năm 2020, tức là không có nhiều cải
thiện.
Bộ trưởng tiền nhiệm Trần Tuấn Anh đã nỗ lực cắt giảm 880 điều kiện đầu
tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý và ký kết 4 hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới để đưa hàng Việt Nam tới 230 thị trường trên thế giới.
Bài học công
nghiệp hóa 2020
Tuy nhiên, các văn kiện tại Đại hội Đảng 13 thừa nhận: Việc tạo nền tảng
để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại “chưa đạt mục tiêu đề ra”.
Bộ trưởng tiền nhiệm Trần Tuấn Anh
Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam trở thành nước đang phát
triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình
thấp, cũng như các mốc 2030 và 2045 như nghị quyết của Đại hội 13 thì một lộ
trình phát triển công nghiệp cần được thiết kế chi tiết và thực thi nghiêm túc.
Nhiều thành quả công nghiệp đến nay thuộc về khu vực FDI vì họ chiếm tới
50% giá trị sản xuất công nghiệp và hơn 70% giá trị xuất khẩu của cả nước.
Trong các ngành xuất khẩu chủ lực như điện - điện tử, dệt may, da giày, số
lượng doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 20% nhưng lại chiếm tới hơn 80% kim ngạch
xuất khẩu. Các doanh nghiệp FDI này tập trung trung ở khu vực hạ nguồn để tận
dụng các ưu đãi về thuế và các chi phí đầu vào như nhân công giá rẻ và các yêu
cầu về môi trường, lao động còn thấp.
Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp vẫn đang sử dụng công
nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ, trong đó có đến
76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ
những năm 1960-1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% thiết bị được tân
trang lại.
Trình độ cơ khí chế tạo - trụ cột của sản xuất công nghiệp - đặc biệt là
cơ khí chính xác còn lạc hậu so với nhiều nước từ 2-3 thế hệ. Có đến 60-70% ở
trình độ công nghệ những năm 1950.
Với 15 FTAs, Việt Nam đã trở thành một trong 10 quốc gia có độ mở cửa
lớn nhất thế giới. Nước ta phụ thuộc ngày càng lớn vào bên ngoài không chỉ về
thị trường xuất nhập khẩu, đặt biệt là một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung
Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… mà còn về công nghệ, nguyên liệu đầu vào cho phát
triển các ngành sản xuất (tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất trong tổng giá
trị hàng hóa nhập khẩu chiếm xấp xỉ 90% tổng kim ngạch nhập khẩu).
Các ngành công nghiệp lớn, có đóng góp chủ yếu cho xuất khẩu mới tham
gia được vào các khâu có giá trị gia tăng thấp.
Chặng đường
phía trước
Trả lời báo chí về “những điều nuối tiếc chưa làm được” trong nhiệm kỳ
2016-2021, người tiền nhiệm Trần Tuấn Anh tâm sự còn nhiều điều “chưa hài
lòng”, thậm chí “thấy rất xót xa” vì thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành làm
cản trở sự phát triển.
Ông nói về lĩnh vực công nghiệp: “Có rất nhiều yếu tố đòi hỏi phải có
được sự phát triển tốt hơn, nhanh hơn và bền vững hơn của một số ngành công
nghiệp, đặc biệt là hướng tới sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong
nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, Việt Nam hiện nay mới chỉ đang ở bước chuyển tiếp từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 trong quá trình phát triển công nghiệp 4 bước. Ảnh: Lê Anh Dũng
Nhưng cách tiếp cận vấn đề, những giải pháp nhiều khi không những đã
khác biệt mà còn chậm, thậm chí buông xuôi, dẫn đến không đạt được như kỳ vọng.
Thậm chí còn tiếp tục tồn tại nhiều bất cập - vốn đã có từ lâu rồi chưa giải
quyết được - mà nguyên nhân của nó tôi vẫn phải khẳng định là có sự làm chưa
hết trách nhiệm và cần hơn nữa sự quyết đoán…”.
Nhưng cách tiếp cận vấn đề, những giải pháp nhiều khi không những đã
khác biệt mà còn chậm, thậm chí buông xuôi, dẫn đến không đạt được như kỳ vọng.
Thậm chí còn tiếp tục tồn tại nhiều bất cập - vốn đã có từ lâu rồi chưa giải
quyết được - mà nguyên nhân của nó tôi vẫn phải khẳng định là có sự làm chưa
hết trách nhiệm và cần hơn nữa sự quyết đoán…”.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, Việt Nam hiện nay mới chỉ đang ở
bước chuyển tiếp từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 trong quá trình phát triển
công nghiệp 4 bước, trong đó, mức độ hấp thụ công nghệ và trình độ quản lý sản
xuất vẫn đang ở mức rất hạn chế.
Quá trình chuyển đổi này hiện diễn ra tương đối chậm chạp, mối liên kết
giữa các doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ và các doanh nghiệp trong nước
lỏng lẻo, chưa tạo ra được sự lan tỏa và tận dụng tối đa hiệu quả của FDI đầu
tư tại Việt Nam.
Như vậy, về thực chất, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước
thời gian qua là nhờ vốn FDI chứ ko phải do vốn trong nước, không phải do nội
lực. Nhưng, điều rất nguy hiểm là kết quả chuyển dịch đó đã làm nhiều lãnh đạo
nhầm tưởng rằng, công nghiệp hóa đất nước tự nhiên thành một cách dễ dàng!
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn diện, thuế nhập khẩu về 0, sản xuất
ra sản phẩm còn đắt đỏ hơn nhập khẩu hàng hóa về tiêu dùng, nền kinh tế phụ
thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, vào FDI thì đa số người lao động chỉ ngụp lặn
ở khâu gia công, lắp ráp là may.
Liệu tiến trình công nghiệp hóa đất nước sẽ có lộ trình như thế nào trên
nền tảng đó? Liệu người Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam có còn cơ hội để vươn
lên làm chủ trong những nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị? Đâu là những cơ
chế, chính sách hỗ trợ họ?
Đó là một lộ trình dài và đòi hỏi được đặt ra ngay trong nhiệm kỳ này
của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Là Bộ trưởng tức là nhà chính trị hơn là nhà
chuyên môn, ông Diên được hi vọng sẽ tập hợp được nhiều chất xám và ý kiến của
nhiều giới từ đó thiết kế ra lộ trình để công nghiệp hóa đất nước thành
công.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: “Về phần mình, tôi xin hứa với các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, lãnh đạo
Bộ Công thương và các đồng chí sẽ toàn tâm toàn ý với công việc, nỗ lực hết
mình, khiêm tốn học hỏi, phát huy dân chủ trong thảo luận, nhất là trước các
vấn đề lớn, phức tạp, nhạy cảm, tuân thủ nghiêm các quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, quyết định đúng thẩm quyền trước những vấn đề khó thuộc thẩm
quyền thì cần được thảo luận, quyết định theo đa số”.
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THÂN HỮU VIỆT NAM BƯỚC SANG TRANG MỚI
JACKHAMMER NGUYỄN / TD 14-4-2021
Chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism) ở Việt Nam đã được nói đến từ lâu, ngay từ khi Việt Nam bắt đầu cho phép kinh tế thị trường hoạt động, khi có những người trong lĩnh vực tư nhân giàu lên. Có tiền sẽ có thêm quyền hành và quyền hành sẽ giúp tạo thêm sự giàu có.
Nói một cách cụ thể là, các quan chức, từ thấp đến cao móc nối với các nhà tư bản ở Việt Nam, được gọi là “đại gia”. Các “đại gia” bỏ tiền ra cho quan chức, quan chức bảo kê cho “đại gia”. Và cuối cùng là, “đại gia” đảm nhiệm luôn các chức vụ, làm quan.
Chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam có lẽ đã bước sang giai đoạn cuối cùng đó. Điều này có thể thấy rõ nhất qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Diên, con rể của một “đại gia” ở tỉnh Thái Bình, làm Bộ trưởng Bộ Công thương, một bộ mà mới nghe cái tên người ta cũng hình dung ra bao nhiêu là tiền.
Theo tác giả Phạm Vũ Hiệp, trong bài viết “Chuyện tân bộ trưởng Bộ Công thương và ông chủ hãng bia Đại Việt” đăng trên Tiếng Dân ngày 12/4/2021, ông Diên là con rể ông Trần Văn Sen, chủ nhân tập đoàn Hương Sen.
Các nguồn tin của Phạm Vũ Hiệp cho biết, ông Sen có quan hệ thân thiết với các viên chức thuần đảng cao cấp như Trần Quốc Vượng (nhân vật thân tín mà ông Nguyễn Phú Trọng định đưa lên thay mình để làm tổng bí thư nhưng thất bại, dẫn đến những thay đổi ngoạn mục trong việc chia chác quyền lực vừa qua), Trần Cẩm Tú…
Như vậy, Nguyễn Hồng Diên không thuộc nhóm thái tử đảng như các ông Trần Tuấn Anh (cựu Bộ trưởng Công thương, con trai cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương), hay Nguyễn Thanh Nghị (Bộ trưởng Xây dựng, con trai cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)…
Ông Diên tham gia đoàn thanh niên rồi vào các cơ quan thuần đảng để leo lên, với sự giúp sức của bố vợ là “đại gia” Trần Văn Sen. Ông Diên được bổ sung vào Ban Tuyên giáo Trung ương hồi năm 2020, như là một bệ phóng, cùng phe thuần đảng của ông Nguyễn Phú Trọng, tranh đoạt quyền lực trong kỳ đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam.
Vừa được vào Ban Tuyên giáo hồi tháng 5/2020, ông Diên đã đăng đàn ca ngợi chuyện ông Trọng dù cao tuổi vẫn ở lại cầm quyền, mà thực chất là chuẩn bị dư luận để vài tháng sau ông Trọng xé bỏ điều lệ đảng của chính ông đưa ra, để trở thành một trường hợp siêu đặc biệt, ở lại cầm quyền thêm một lần nữa.
Câu chuyện “nâng bi” này được giới blogger “lề trái” chỉ trích thậm tệ, cũng như những đồn đoán về sự liên quan giữa Nguyễn Hồng Diên với băng nhóm xã hội đen Đường Nhuệ.
Hai việc này làm cho “lề trái” quên đi thân phận “đại gia” của ông Nguyễn Hồng Diên, một chi tiết quan trọng trong sự thay đổi cấu trúc quyền lực của xã hội Việt Nam hiện nay.
Sau khi mở cửa làm ăn kiểu tư bản, người ta hay nói về những doanh nghiệp sân sau, trong đó các “đại gia” với sự đỡ đầu của một quan chức cao cấp nào đó, như trường hợp Nguyễn Phương Bình, giám đốc ngân hàng Đông Á, được cho là sân sau của một số quan chức cao cấp gốc miền Trung cùng quê với ông Bình.
Trương Mỹ Lan, nữ “đại gia” địa ốc người Việt gốc Hoa, được cho là đứng sau lưng các quan chức chính trị thành Hồ.
Nổi bật hơn hết là “đại gia” Phạm Nhật Vượng, tỷ phú đô la của Việt Nam, được cho là rất khôn khéo, đứng đằng sau nhiều phe nhóm khác nhau trong chính trường Việt Nam.
Nhưng các trường hợp Nguyễn Phương Bình, Phạm Nhật Vượng, Trương Mỹ Lan, người ta không thấy họ trực tiếp tham gia chính trường Việt Nam. Nguyễn Hồng Diên là nhân vật không phải thái tử đảng, lại là “đại gia”, trực tiếp tham gia chính trường.
Sự thăng tiến của Nguyễn Hồng Diên có thể báo hiệu một thời kỳ mới của chủ nghĩa tư bản thân hữu Việt Nam, tương tự như Trung Quốc, nơi có sự tham gia chính trường của các “đại gia”, theo thuyết ba đại diện của cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân. Theo thuyết này ĐCS Trung Quốc đưa vào đội hình các “đại gia” của mình, như bài phân tích đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế của ông Lê Hồng Hiệp, từ Singapore.
Sau sự kiện ông Nguyễn Hồng Diên được bổ nhiệm Bộ trưởng Công thương, chỉ vài tháng sau khi vào Ban Tuyên giáo Trung ương, tạp chí này có bài phân tích, nhấn mạnh khía cạnh được cho là hợp lý của việc bổ nhiệm ông Diên. Sự “hợp lý” này dựa trên tiền đề, rằng phe “thuần đảng” của ông Nguyễn Phú Trọng, với đàn em Nguyễn Hồng Diên sẽ kiểm soát các hoạt động kinh tế (mà Bộ Công thương là đầu mối) chặt chẽ hơn, sẽ chống tham nhũng tốt hơn.
Tạp chí này “quên” (hay là không biết?) lý lịch “đại gia” của Nguyễn Hồng Diên mà tác giả Phạm Vũ Hiệp nêu ra?
Thật ra, việc một thành viên gia đình của quan chức cao cấp là “đại gia”, không phải lần đầu xuất hiện trên chính trường Việt Nam, như trường hợp người trong gia đình bà cựu bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, có một doanh nghiệp kinh doanh thuốc nhập cảng, nhưng đây là trật tự chính trị trước, “đại gia” theo sau. Ngược lại, trường hợp Nguyễn Hồng Diên là “đại gia” trước, chính trị theo sau.
Một số người có thể lập luận rằng, Nguyễn Hồng Diên đã bắt đầu con đường hoạn lộ từ địa phương, leo lên đến trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh. Nhưng trong biết bao nhiêu viên chức cấp trung làng nhàng như vậy, mà chỉ chưa đầy một năm sau, ông Diên nhảy vọt lên, ngồi vào ghế Bộ trưởng, qua bước đệm Ban Tuyên giáo Trung ương.
Trường hợp ông Diên cũng khác hai chị em “đại gia” Đặng Thị Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm. Hai người này chỉ mon men đến Quốc hội trang trí, họ phải đành lòng làm… sân sau cho ai đó mà thôi. Ông Tâm trong cương vị đứng đầu tập đoàn Tân Tạo, một thời là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến từng là đại biểu Quốc hội, bị truất phế vì không khai mình có quốc tịch Mỹ.
Đã có những thái tử, công chúa đảng, rời môi trường chính trị của gia đình mình để làm “đại gia”, như ông Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẫn, bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nay Nguyễn Hồng Diên, xuất thân từ gia đình “đại gia”, bước vào nội các chính phủ.
Quyền lực và tiền bạc là hai thứ rất gắn bó với nhau, từ cổ chí kim, từ đông sang tây. Tuy nhiên, ở phương Tây, người dân có nhiều quyền hành, thông qua lá phiếu của mình.
Chủ nghĩa tư bản thân hữu cũng đã tấn công dữ dội các định chế dân chủ, như trường hợp bốn năm vừa qua tại Mỹ, khi “doanh nhân địa ốc” Donald Trump bổ nhiệm “doanh nhân địa ốc con rể” Jared Kushner làm cố vấn cao cấp. Ông Kushner thậm chí có lúc được xem như tổng thống thật sự (de facto president) khi ông ở đằng sau điều hành chính phủ. Nhưng lá phiếu của người dân Mỹ đã làm tan tành giấc mộng chính trường của hai “đại gia – chính trị gia Mỹ”, con rể – bố vợ này.
Người Việt Nam không có quyền quyết định ai làm lãnh đạo của mình thông qua lá phiếu. Họ sẽ cũng giống như người Trung Quốc, chờ đợi thuyết ba đại diện, phiên bản Việt Nam, mà Nguyễn Hồng Diên có thể là kẻ bắt đầu.
BỔ NHIỆM BỘ TRƯỞNG CÔNG THƯƠNG NGUYỄN HỒNG DIÊN: BẤT THƯỜNG HAY HỢP LÝ ?
LÊ HỒNG HIỆP/ NCQT 12-4-2021
Hôm 08/04/2021, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn việc bổ nhiệm hai phó thủ tướng và 12 bộ trưởng mới trong nội các của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các ứng viên được bổ nhiệm phù hợp với những tin đồn đã được lan truyền từ sau Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kết thúc cách đây hai tháng, trừ trường hợp Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Việc ông Diên được chọn làm người đứng đầu Bộ Công Thương là điều gây bất ngờ. Cho đến gần đây, ứng viên hàng đầu cho vị trí này được cho là ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (CMSC). Nền tảng giáo dục và chuyên môn của ông Anh khiến ông trở thành ứng viên phù hợp cho vị trí này do ông được đào tạo về kinh tế và trước đây từng làm việc tại một công ty thương mại ở thành phố Hải Phòng. Tại CMSC, ông giám sát vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp từng do Bộ Công Thương quản lý trước khi chuyển giao cho ủy ban.
Ngược lại, lý lịch của ông Diên khiến ông trông có vẻ không phù hợp với công việc này. Ông Diên quê ở Thái Bình, có bằng tiến sĩ chính sách công và hai bằng cử nhân, một về lịch sử và một về kinh tế. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với tư cách là Bí thư Tỉnh đoàn Thái Bình trước khi leo lên các nấc thang sự nghiệp để trở thành trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy và sau đó là bí thư và chủ tịch tỉnh. Ông chỉ mới xuất hiện trên chính trường quốc gia vào tháng 5 năm 2020 khi được bổ nhiệm làm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Việc tại sao Đảng bổ nhiệm một chuyên gia tuyên giáo đứng đầu một bộ quan trọng phụ trách các vấn đề kinh tế vẫn là một câu hỏi lớn. Tuy nhiên, việc xem xét kỹ hơn bối cảnh chính trị hiện tại của Việt Nam, tiểu sử của ông Diên cũng như những diễn biến gần đây ở Bộ Công Thương có thể mang lại một số manh mối hữu ích.
Việc bổ nhiệm ông Diên có thể là một nỗ lực của nhóm kiểm soát Đảng nhằm áp đặt quyền kiểm soát của mình đối với Bộ Công Thương, một bộ đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Được coi là một siêu bộ, Bộ Công Thương quản lý các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế từ dầu khí và điện, đến sản xuất thép và nền kinh tế số. Bộ cũng giám sát tất cả các vấn đề liên quan đến nội thương và ngoại thương, từ điều tiết giá xăng dầu đến chống buôn lậu, xúc tiến thương mại và đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Vai trò thiết yếu của Bộ có nghĩa là bất kỳ phe phái nào kiểm soát Bộ đều sẽ có một công cụ thiết yếu để thúc đẩy các chương trình nghị sự về kinh tế và chính trị của mình.
Gốc gác của ông Diên với vai trò là một quan chức đảng ở Thái Bình cho thấy ông có thể đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng minh, đặc biệt là ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, hậu thuẫn. Ông Tú, một đồng minh thân thiết và là cánh tay phải đắc lực cho chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của ông Trọng, từng là Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình từ năm 2011 đến năm 2015, khi ông Diên là chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh. Nếu xét mối liên hệ gần gũi này, ông Tú, và xa hơn là ông Trọng, có thể đã hậu thuẫn cho việc bổ nhiệm ông Diên vào vị trí này. Đổi lại, ông Diên được kỳ vọng sẽ ủng hộ các chương trình nghị sự của ông Trọng, đặc biệt là việc lựa chọn một ứng viên phù hợp để kế nhiệm ông và tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng.
Tổng Bí thư Trọng từng được dự kiến sẽ nghỉ hưu tại Đại hội 13 vừa qua do quy định về giới hạn nhiệm kỳ, tuổi cao và sức yếu. Tuy nhiên, ông đã được bầu ở lại nhiệm kỳ thứ ba, một điều chưa từng có tiền lệ, chủ yếu vì Đảng không thể thống nhất được về ứng cử viên phù hợp kế nhiệm ông. Với việc một trong những đồng minh của mình kiểm soát Bộ Công Thương, một bộ có nhiều ảnh hưởng đối với các quan chức chủ chốt ở trung ương và địa phương, ông Trọng và các đồng minh của ông có thể có một công cụ quan trọng để tác động đến việc bỏ phiếu cho người kế nhiệm theo hướng phù hợp với các tính toán của mình.
Ông Diên cũng sẽ được kỳ vọng chống tham nhũng và siết chặt kỷ luật tại Bộ Công Thương, nơi tham nhũng diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng dự kiến sẽ ra hầu tòa vào cuối tháng này về các tội danh liên quan đến tham nhũng và buông lỏng quản lý. Gần đây, các thủ tục cấp phép không minh bạch liên quan đến các dự án năng lượng tái tạo, trong đó nhiều nhà đầu tư được cho là đã bỏ tiền “chạy giấy phép”, khiến công suất năng lượng mặt trời của Việt Nam tăng đột biến lên 9.000 MW bất chấp mục tiêu ban đầu là 800 MW mà Tổng sơ đồ điện 7 đặt ra cho năm 2020. Sự gia tăng thiếu kiểm soát các dự án điện mặt trời đã tạo ra các vấn đề đối với sự an toàn của hệ thống điện quốc gia, khiến cơ quan điều tiết điện lực phải cắt giảm công suất của các dự án điện mặt trời hiện có. Việc cắt giảm công suất này có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của nhiều dự án, gây căng thẳng cho hệ thống ngân hàng, vì hầu hết các dự án này đều được tài trợ bởi các khoản vay từ các ngân hàng thương mại.
Mặc dù việc bổ nhiệm ông Diên trông có vẻ bất thường nhìn từ khía cạnh chuyên môn, nhưng lại hợp lý nếu nhìn từ góc độ chính trị. Dưới sự lãnh đạo của ông, Bộ Công Thương có thể có một cách tiếp cận thận trọng hơn, điều có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như năng lượng tái tạo. Là một người ngoài cuộc, việc không quen với các công việc của Bộ sẽ khiến ông Diên mất nhiều thời gian hơn trong việc học hỏi và tiếp nhận công việc mới, một điều cũng có thể sẽ làm chậm quá trình ra quyết định của Bộ. Tuy nhiên, ông có thể ở vị trí thuận lợi để cải cách Bộ Công Thương nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Nếu ông Diên thành công trong việc giảm tham nhũng trong các quan chức của Bộ cũng như các doanh nghiệp nhà nước, thì nền kinh tế Việt Nam, và có thể là cả sự nghiệp chính trị của ông, sẽ được hưởng lợi về lâu dài.
Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên Fulcrum.sg.
TUYÊN GIÁO LÀM CÔNG THƯƠNG
NGUYỄN THỊ SEN/ VNTB /viet-studies 11-4-2021
“Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng” được thì tuyên giáo làm công thương là điều bình thường
"Có một thời kỳ ở ta "nhà thơ làm kinh tế, thống chế đặt vòng". Đấy là một sự chua chát nhưng lại điển hình của việc sử dụng năng lực con người không đúng chỗ. Đến bây giờ, nó vẫn còn tồn tại. Lãng phí lắm! Cái nguy hiểm là giá trị không được khẳng định, thật giả lẫn lộn. Do đó, phải tạo ra môi trường, thể chế để mọi trình độ được sử dụng cho phù hợp, để người ta có cơ hội được dấn thân, cống hiến!"
Ông Thang Văn Phúc Nguyên thứ trường Bộ Nội Vụ
Việc bổ nhiệm các quan chức mới của chính phủ Việt Nam năm nay có nhiều điều bất ngờ. Nhưng có lẽ người gây ra nhiều bất ngờ nhất là ông Nguyễn Hồng Diên khiến người ta liên tưởng đến thời kỳ "nhà thơ làm kinh tế, thống chế đặt vòng" ở cuối thế kỷ trước.
Ông Nguyễn Hồng Diên đã nổi tiếng từ hồi tháng 5 năm 2020 khi lên tiếng nịnh Tổng bí thư rằng “trường hợp đặc biệt về tuổi như Tổng bí thư là hạnh phúc của đảng, dân tộc.” Mạng xã hội từ hôm được tin ông Diên được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công Thương đã được dịp mỉa mai rằng nhờ câu nói nịnh trên mà ông Diên đã được cân nhắc lên chức vụ này.
Ông Diên xuất thân từ cán bộ đoàn, rồi lần lần đi lên bí thư tỉnh đoàn Thái Bình. Đến năm 2000, ông Diên đã là Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Thái Bình với tuổi đời còn rất trẻ, 35 tuổi. Từ đó cho đến này ông đã được lần lượt cất nhắc lên các chức vụ ở tỉnh Thái Bình và Trung Ương, làm Phó ban Tuyên giáo Trung Ương. Nói như vậy có nghĩa là ông Diên dù là cử nhân kính tế nhưng chưa có một ngày nào làm kinh tế.
Ông Lê Hồng Hiệp, viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) Singapore, cho biết người đáng ra phải ngồi vào vị trí này là ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ông Anh được cho là thích hợp với vị trí này hơn vì có kinh nghiệm thực tế lẫn đã được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.
Nhận xét về việc bổ nhiệm ông Diên vào vị trí cai quản các ngành kinh tế mũi nhọn lẫn các hiệp định thương mại với quốc tế, ông Lê Hồng Hiệp nhận định nhờ mối liên hệ cá nhân và sự ủng hộ đối với chương trình làm việc của ông Trọng mà ông Diên đã được cất nhắc ngoạn mục như thế.
Tuy nhiên như chính ông Diên đã từng nói cũng trong tháng 5 năm 2020 rằng “Năng lực đào tạo rất cần nhưng năng lực bẩm sinh quan trọng nhất, tố chất con người quan trọng nhất” khi đề cập việc bổ nhiệm quan chức cần phải theo đúng chuyên môn được đào tạo lẫn kinh nghiệm.
Ông Lê Hồng Hiệp nhận xét rằng có lẽ ông Diên, dù không thích hợp cho vị trí này, vẫn được bổ nhiệm để hoàn thành mục tiêu chính trị hơn là kinh tế nếu xét lý lịch của ông Diên và tình hình gần đây ở Bộ Công Thương.
Ông Hiệp cho rằng phe nào trong đảng kiểm soát được Bộ Công Thương thì có thể sẽ có được công cụ thiết yếu để thúc đẩy các chương trình nghĩ sự về kinh tế và chính trị của phe đó. Bởi siêu bộ này quản lý các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế từ dầu khí và điện, đến sản xuất thép và nền kinh tế kỹ thuật số. Siêu bộ giám sát tất cả các vấn đề liên quan đến thương mại trong và ngoài nước, từ điều tiết giá xăng dầu đến chống buôn lậu, thúc đẩy xuất khẩu và đàm phán các hiệp định thương mại tự do.
Lý lịch Thái Bình cũng là yếu tố giúp cho ông Diên được hạnh thông trên con đường hoan lộ bất ngờ. Cánh tay đắc lực của ông Trọng trong chiến dịch đốt lò là cựu Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình 2011-2015, Trần Cẩm Tú hiện là Trưởng ban Kiểm Tra Trung Ương, cùng thời gian đó ông Diên là chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh. Mối liên hệ chặt chẽ này đã giúp cho ông Diên có được cái ghế Bộ trưởng với kỳ vọng “sẽ hỗ trợ các chương trình nghị sự của tổng bí thư, đặc biệt là việc lựa chọn một ứng cử viên kế nhiệm phù hợp và tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng.
Ngoài ra kiểm soát được Bộ Công thương có ảnh hưởng rộng lớn đối với các quan chức chủ chốt ở trung ương và địa phương, phe cánh ông Trọng có thể có được công cụ quan trọng để xoay chuyển cuộc bỏ phiếu tiếp theo nhằm chọn người có lợi cho họ kế nhiệm ông Trọng.
Ông Hiệp cho rằng Đảng kỳ vọng ông Diên sẽ tích cực chống tham nhũng và áp đặt kỷ luật cao hơn ở một bộ đang đầy tai tiếng về nạn tham nhũng tràn lan đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước. Những vụ bê bối nổi cộm ở Bộ Công thương có thể kể đến cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đang phải ngồi tù do tham nhũng và quản lý yếu kém phát triển năng lượng mặt trời không kiểm soát nổi có nguy cơ tác động đến hệ thống ngân hàng cho vay tiền phát triển dự án.
Ông Hiệp nhận định việc bổ nhiệm bất thường này đối với ông Diên rất có ý nghĩa về mặt chính trị. Dự báo trong thời gian tới với sự thận trọng của tân Bộ Trưởng tốc độ tăng trưởng ở một số lĩnh vực như năng lượng tái tạo có thể chậm lại. Vừa thiếu kinh nghiệm lại là người ngoài cuộc nên ông Diên sẽ làm cản trở quá trình ra quyết định của bộ. Nhưng về dại hạn theo ông Hiệp nếu ông Diên có thể giảm tham nhũng trong Bộ và các DNNH thông qua việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thì người được hưởng lợi là kinh tế Việt Nam và sự nghiệp chính trị của bản thân tân Bộ trưởng.
Ông Diên đã từng dẫn việc có người được đào tạo chuyên môn lĩnh vực này nhưng chưa chắc làm lĩnh vực đó đã tốt bằng người khác. Nay ông được điều qua một lĩnh vực mà ông hoàn toàn thiếu kinh nghiệm. Bộ Công thương đòi hỏi vừa nói vừa làm vừa phải tính toán. Vậy thì hãy chờ xem ông Diên sẽ khá hơn cựu Bộ trưởng/Thái tử Trần Tuấn Anh tới mức nào trong việc điều hành một bộ đa ngành, da lĩnh vực bao trù đến 80% GDP của cả nước.
Cần nói thêm là ông Trần Tuấn Anh đã tốt nghiệp Học viện Ngoại giao, có bằng Tiến sĩ kinh tế. Ông Trần Tuấn Anh đã làm việc tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chuyên viên kinh tế đối ngoại tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư rồi lên đến Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhưng vẫn thất bại hoàn toàn trong việc điều hành Bộ Công thương và gặt hái nhiều tai tiếng.
Hơn mười năm (2010-2020) làm lãnh đạo cấp cao tại Thái Bình, trong đó có 5 năm (2010-2015) với cặp lãnh đạo Trần Cẩm Tú – Nguyễn Hồng Diên nhưng vẫn không dẹp nổi băng nhóm Đường Nhuệ, băng đảng khét tiếng được coi là “còn tàn bạo hơn cả Năm Cam Sài Gòn”. Vậy thì lấy gì làm bảo đảm ông Diên sẽ mạnh tay dẹp loạn do chính các đồng chí của mình gây ra?
Với ông Diên, có lẽ cũng chẳng nên kỳ vọng gì hơn ngoài nhiệm vụ chính trị trong ngắn hạn là cố đánh tiếng đốt lò với kết quả cực kỳ khiêm tốn. Bởi minh bạch và trách nhiệm giải trình chẳng thể nào thực hiện được trong cơ chế độc đảng, thiếu cơ quan giám sát độc lập. Tuyên giáo làm kinh tế, có lẽ nền kinh tế với cái đuôi định hương xã hội chủ nghĩa sẽ vẫn dài ra mãi. Về dài hạn, nhân dân và nền kinh tế Việt Nam lại sẽ lãnh đủ hậu quả của sự thử nghiệm chính trị kỳ quặc này.
NHỜ BẢO KÊ ĐƯỜNG NHUỆ, NGUYỄN HỒNG DIÊN ĐƯỢC PHẠM MINH CHÍNH TRỌNG DỤNG
NGUYỄN DUY/ TB ĐỨC/ viet-studies 11-4-2021
Nguyễn Hồng Diên 56 tuổi là một nhân vật mới được Phạm Minh Chính xếp vào ghế bộ trưởng bộ Công Thương, bộ nắm hầu hết sức mạnh kinh tế đất nước. Cũng như bao quan chức cấp hàm ủy viên trung ương khác, ông Diên cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Diên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Trước đó ông Diên đã giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
Từ tháng 7/2016 ông Diên vào Trung ương với chức Trưởng Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Thái Bình, và là Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội
Ngày 27/4/2018, Tỉnh ủy Thái Bình đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (kỳ họp thứ 22) để kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020. Ông trúng cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2015 – 2020 với số phiếu đồng ý 53/53, đạt 100%.
Ngày 30 tháng 7 năm 2018, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình họp phiên bất thường bầu ông Nguyễn Hồng Diên, Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; ông Đặng Trọng Thăng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ngày 07 tháng 05 năm 2020, theo quyết định của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình để giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ngày 08 tháng 4 năm 2021, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã phê chuẩn Nghị quyết bầu ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng làm Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Như vậy là ông Diên dân Thái Bình, sinh ra ở Thái Bình lớn lên và thành danh tại tỉnh Thái Bình. Điều đáng nói là trình độ học vấn của ông Diên là cử nhân ngành lịch sử sau đó mới lấy cử nhân kinh tế.
Dưới thời Nguyễn Hồng Diên, Đường Nhuệ lớn mạnh và tung hoành
Đường “Nhuệ” tên đầy đủ là Nguyễn Xuân Đường, sinh năm 1971, quê Kiến Xương, giờ trú tại TP Thái Bình. Ở TP Thái Bình nhiều người không lạ gì tiệm vàng Hồng Kông của vợ chồng Đường Nhuệ.
Nhờ có chút máu giang hồ và nhờ vào tài ngoại giao của Dương nên vợ chồng Đường Nhuệ có “quan hệ tốt” với một vài vị tai to mặt lớn ở Thái Bình… Và cũng vì thế vợ chồng Đường phất nhanh như diều gặp gió.
Dựa vào sự bảo kê của các quan chức đầu tỉnh Thái Bình, công ty kinh doanh bất động sản, xây dựng, xuất nhập khẩu phất lên và trở thành nơi bất khả xâm phạm với với hàng chục đàn em làm bảo kê, cho vay, đòi nợ thuê, đấu giá kiểu quân xanh, quân đỏ…
Được thế lực lớn bảo kê, Đường Nhuệ nổi lên như ông vua không ngai ở Thái Bình, thích đánh ai thì đánh mà không bị công an sờ gáy. Nhiều nguồn tin tố cáo Đường Nhuệ chèn ép quay tiền của nhiều người dân một số khu đô thị ở Tiền Hải và TP Thái Bình; thậm chí còn “ăn tiền” người chết khi mỗi xe đưa thi hài đi từ bệnh viện đa khoa Thái Bình đi hỏa thiêu đều bị thu 500 ngàn đến 2 triệu.
Đường Nhuệ gây ra không ít vụ án ở Thái Bình khiến người dân căm phẫn. Ví dụ như vụ đập phá, ép nợ rồi tống 2 vợ chồng một gia đình ở Thái Bình đi tù; vụ ép nợ hành hung 2 mẹ con ngay trong trụ sở công an phường; nhiều vụ hành hung người mua hồ sơ đấu thầu tài sản để quây thầu ở Tiền Hải và TP Thái Bình. Hầu hết các vụ Đường Nhuệ trúng thầu đều mình vợ chồng này một sân và đều trúng với giá sát sạt giá mời thầu. Riêng lĩnh vực này Nhà nước thất thoát một số tiền khổng lồ.
Câu hỏi “vì sao vợ chồng Đường Dương có thể lộng hành, vi phạm pháp luật trắng trợn ở Thái bình hơn chục năm mà không bị trả giá?” Câu trả lời là, nếu không có sự ngó lơ có chủ ý của người đứng đầu tỉnh thì Đường Nhuệ không thể lộng hành vậy.
Nuôi án để lập thành tích
Nuôi án nghĩa là quan chức chính quyền nhận tiền cống nạp của bọn tội phạm để làm lơ cho bạn này lộng hành và từ đó chúng lớn mạnh tạo nên tình trạng nghiêm trọng cho xã hội. Khi tình trạng bức xúc trong người dân lên cao thì quan chức đó lại ra tay dẹp bọn tội phạm mà mình đã từng bảo kê để lập thành tích. Nhờ đó mà mà quan chức có được thành tích ấn tượng và được lên chức.
Tình trạng băng đảng giang hồ Đường Nhuệ lớn mạnh suốt 10 năm cầm quyền của Nguyễn Hồng Diên đã cho thấy, chính Nguyễn Hồng Diên đã nuôi cho nhóm giang hồ này lớn mạnh.
Sau khi nuôi Đường Nhuệ đủ lớn thì ngày 7/4, Nguyễn Hồng Diên cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can gồm: Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Đức Mạnh, Phạm Ngọc Quý về tội Cố ý gây thương tích, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở để điều tra. Chỉ sau đó 3 ngày, chồng của đối tượng này là Nguyễn Xuân Đường cũng bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh ra quyết định truy nã với tội danh nói trên và tối cùng ngày, Đường bị lực lượng chức năng bắt giữ khi đang lẩn trốn tại huyện Lý Nhân- tỉnh Hà Nam.
Ngày 14/4/2020, ông Nguyễn Hồng Diên – bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình – cùng ông Đặng Trọng Thăng – chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình – đã đến gặp, động viên công an tỉnh đã triệt hạ Đường Nhuệ.
Tại buổi thăm, ông Nguyễn Hồng Diên cũng động viên các cán bộ chiến sĩ công an như là ông Diên muốn quảng bá hình ảnh của mình trước công chúng vậy.
Những ngày đó, hình ảnh ông Diên yêu cầu lực lượng công an phải đấu tranh xử lý nghiêm, khách quan, đúng pháp luật và phải làm rõ từng hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án này, kiên quyết không để sót tội phạm, cũng không để người vô tội bị oan khuất. được đưa lên khắp các phương tiện truyền thông cả nước.
Ai nuôi Đường Nhuệ lớn suốt 10 năm thì không thấy đài báo đài nào nhắc, nhưng khi lên báo chí thể hiện sự quyết tâm phá án thì tên tuổi Nguyễn Hồng Diên được báo chí hết mực ca tụng. Đó chính là một loại thủ đoạn chính trị, loại thủ đoạn này rất được các quan chức cộng sản ưa chuộng. Việc nuôi tội phạm suốt nhiều năm dân không biết, nhưng chỉ cần một lần bắt tội phạm thì nhân dân quên hết tội lớn của quan chức ngay.
Được Phạm Minh Chính đưa về Trung Ương
Ngày 14/4/2020 báo chí ghi nhận ông Diên chỉ đạo phá án thì ngày 07 tháng 05 năm 2020, Bộ Chính trị quyết định đưa ông ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình để giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Thực chất của việc thuyên chuyển này là ý của Phạm Minh Chính lúc đó đang là trưởng ban tổ chức trung ương.
Ngày 08 tháng 4 năm 2021, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã phê chuẩn Nghị quyết bầu ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng làm Bộ trưởng Bộ Công thương.
Việc đưa một cử nhân lịch sử lên nắm một bộ cần một nhà kỹ trị có kiến thức chuyên sâu về kinh tế đã cho thấy, ông Phạm Minh Chính không hề chọn người vì nhu cầu của đất nước mà là vì nhu cầu của chính ông.
Được biết hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ thay đổi thái độ bắt tay với thế lực Trương Tấn Sang để giữ đối thủ của Phạm Minh Chính ở lại kèm chính ông Phạm Minh Chính thì cho thấy ông Phạm Minh Chính cần những cánh tay hữu ích. Khi cảm thấy chiếc ghế quyền lực bị đe dọa thì Phạm Minh Chính đã chọn cách an toàn nhất cho mình. Đó là thủ đoạn chính trị quen thuộc.
Ông Nguyễn Hồng Diên biết nuôi án cho lớn rồi triệt để tạo thành tích và từ đó vào Trung Ương thì có thể nói ông Phạm Minh Chính cần những con người như vậy để ông ta liên tục xuất chiêu làm cho phe Nguyễn Phú trọng mỏi mệt mà buông xuôi. Điều đặc biệt là bên cạnh ông Phạm Minh Chính có Trương Hòa Bình, rất cần con người như Nguyễn Hồng Diên canh chừng ông Nguyễn Hòa Bình để ông Phạm Minh Chính rảnh tay làm việc khác.
Trò chơi vương quyền là vậy, ông Phạm Minh Chính mới ngồi vào chiếc ghế thủ tướng nhưng đã cho thấy ông không có gì xuất sắc so với Nguyễn Xuân Phúc. Có lẽ điều duy nhất mà ông hơn Nguyễn Xuân Phúc đó là ông ít nổ hơn mà thôi.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét