ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Sự thật về dân quân biển của Trung Quốc (VNN 14/4/2021)-Nhức nhối với tỉ lệ 1% và đau đầu với kiểu cài cắm thâm độc đường lưỡi bò (BVN 14/4/2021)-Vũ Kim Hạnh-Trung Quốc biến các khoản vay thành công cụ bành trướng quyền lực (BVN 14/4/2021)-Nguyễn Quốc Vinh-Trung Quốc nếm "trái đắng" từ mặt trái của Sáng kiến Vành đai-Con đường (VOV 13-4-21)-Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc có thể bị ông Biden làm cho phá sản (TD 13/4/2021)-Trương Nhân Tuấn-Chừng nào người Việt mới bằng ‘bọn mọi đen’? (SGN 12-4-21)- Phạm Thanh Giao-Mỹ cảnh báo "rắn" Trung Quốc: Thay đổi hiện trạng ở Đài Loan sẽ là một sai lầm "nghiêm trọng"! (BVN 13/4/2021)-Hồng Anh-Trùm tài chính chỉ ra kẻ thù lớn nhất của Mỹ (BVN 13/4/2021)-Thanh Tâm-Những cuộc xâm lăng mềm (đọc sách "Hidden Hand" của Clive Hamilton và Mareike Ohlberg) (BVN 12/4/2021)-Nguyễn văn Tuấn-Trở ngại của Mỹ ở Đông Nam Á: Từ Việt Nam và Philippines (TD 12/4/2021)-J.Nguyễn-Biển Đông : Việt Nam, Philippines sẽ bớt “đơn độc” đối đầu với Trung Quốc? (RFI 12-4-21)-Báo Mỹ viết về người được kỳ vọng đưa Việt Nam đến kỷ nguyên phát triển mới (VNN 12/4/2021)-Người ủng hộ ông Trump bị mất tiền oan vì thiếu cảnh giác? (BVN 12/4/2021)-Ông Trump tuyên bố giúp đảng Cộng hòa giành lại lưỡng viện (VNN 11/4/2021)-Tại sao người da đen bắt đầu tấn công người Mỹ gốc Á? (SGN 11-4-21)-Thiếu nguyên vật liệu sản xuất dẫn tới phụ thuộc (ĐV 11-4-21)-Ô tô Trung Quốc cài "đường lưỡi bò" phi pháp vào Việt Nam bằng cách nào? (DT 11-4-21)-Anh lệnh dẫn độ nghi phạm người Việt vụ 39 người chết trong xe đông lạnh (VNN 10/4/2021)-Những cột mốc khó quên trong cuộc đời Hoàng thân Philip (VNN 10/4/2021)-Một dân tộc đáng nể phục và đáng học hỏi (BVN 10/4/2021)-LS Lê Luân-TQ bao vây Đài Loan bằng máy bay ném bom: Nhìn thì thắng "dễ như ăn kẹo" nhưng thất bại ở ngay trước mắt (BVN 10/4/2021)-An An-TS Vũ Minh Khương: “Cái hay của Việt Nam là mình nằm ngay cạnh Trung Quốc (TD 9/4/2021)-J.Nguyễn-Từ sự kiện Đá Ba Đầu nhìn về chiến thuật “Vùng xám” & “Chiến tranh nhân dân trên biển” của Trung Quốc (RFA 8-4-21)-4 ưu tiên của tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (SGGP 8-4-21) Triển vọng quan hệ Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc dưới thời lãnh đạo mới (LĐ 8-4-21)-Sự cố kênh đào Suez: nhìn từ Việt Nam (KTSG 8/4/2021)-
- Trong nước: Giới thiệu chữ ký của Thủ tướng Phạm Minh Chính, 2 Phó Thủ tướng (GD 14/4/2021)-Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và lộ trình công nghiệp hóa đất nước (VNN 14/3/2021)-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An (ĐĐK 12-4-21)-Ông Nguyễn Hồng Diên: ‘Bộ Công thương là bộ đa ngành, chưa bộ trưởng nào thông thạo tất cả’ (TN 12-4-21)-Xét xử vụ án thất thoát 830 tỉ đồng tại Công ty Gang thép Thái Nguyên (KTSG 12/4/2021)-Ông Đoàn Ngọc Hải không đòi lại tiền, tiếp tục xây nhà cho người nghèo ở Quảng Nam (VNN 12/4/2021)-Bắt bà Nguyễn Thúy Hạnh: Nhà nước muốn xóa bỏ quyền tự do ngôn luận (BVN 12/4/2021)-Ngọc Vân-Vết chàm của Đinh Tiến Dũng trong vụ khủng hoảng cấm xuất khẩu gạo năm 2020 (RFA 11-4-21)-Chiêu trò xúi giục phá hoại (QĐND 12-4-21)-Dân chủ nghĩa là ‘không biết, cứ bầu’? (Blog VOA 13-4-21)-Trân Văn-Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử ? (VOV 12-4-21)-Chiến dịch Mậu Thân 1968 và tổ bay cảm tử: 32 chiến sĩ ra đi, không ai trở về (DV 12-4-21)-Chỉ đạo đầu tiên của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính là gì? (DT 11-4-21)-Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài (GD 10/4/2021)-Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai (GD 10/4/2021)-VN: Vì sao Quốc hội khóa cũ lại bầu nhân sự Chính phủ khóa mới? (BBC 10-4-21)-Kẻ núp bóng “vì tù nhân lương tâm” để chống phá, kích động (QĐND 10-4-21)-‘Đoạn trường’ Tất Thành Cang (ĐĐK 11-4-21)-Tân Thủ tướng VN nếu đề xuất đúng sẽ được 'ủng hộ ở các cấp cao nhất' (BBC 9-4-21)-Những thách thức cấp bách nào đang chờ đợi Chính phủ mới? (DT 9-4-21)-Khu kinh tế hay đặc khu kinh tế: bài toán chính sách cho Chính phủ Hà Nội (RFA 8-4-21)- P/v Võ Văn Tạo, Nguyễn Trí Hiếu-Tân Chủ tịch Quốc hội và 'thần linh pháp quyền' (VNN 9/4/2021)-Chân dung nữ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đầu tiên của Đảng (VNN 8/4/2021)->Trương Thị Mai-Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh 'bị bắt' khi VN vừa có tân Chính phủ (BVN 8/4/2021)-BBC-Việt Nam: Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là 'bất ngờ'? (BBC 8-4-21)-pv Lê Hồng Hiệp-Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính: diễn văn mười phút vấp đôi lần (Blog VOA 8-4-21)-Hôm nay Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp nhận bộ máy Chính phủ mới (DT 8-4-21)-Ông Tất Thành Cang, Lê Văn Phước dính lỗi gì để bị khai trừ ra khỏi Đảng? (TP 8-4-21)-Từ 1-7, TPHCM sẽ chỉ còn một cấp chính quyền là UBND TPHCM (KTSG 7/4/2021)-Những bài toán của nhiệm kỳ mới (VNN 7/4/2021)-Nữ Bí thư Tỉnh ủy An Giang được bầu làm Phó Chủ tịch nước (KTSG 6/4/2021)-Võ Thị Ánh Xuân-Bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường được giới thiệu bầu làm Tổng thư ký Quốc hội (VNN 6/4/2021)-Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính 'quyết đoán' là 'quyết đoán' thế nào? (BBC 6-4-21)- pv Đinh Hoàng Thắng-
- Kinh tế: Đất Xanh E&C - tiên phong trong cung cấp giải pháp phát triển dự án bất động sản và tổng thầu xây dựng ở Việt Nam (KTSG 14/4/2021)-Triển vọng của bạc sáng hơn vàng nhờ nhu cầu đầu tư (KTSG 13/4/2021)-TPHCM: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (KTSG 13/4/2021)-Đầu tư cảng Liên Chiểu: Những thách thức trước mắt về kết nối hạ tầng (KTSG 13/4/2021)-T&T Group đề xuất quy hoạch đô thị Tràm Chim mang hình sếu đầu đỏ (KTSG 13/4/2021)-Vingroup lên kế hoạch IPO Vinfast ở Mỹ, kỳ vọng mức định giá từ 50-60 tỉ đô la (KTSG 13/4/2021)-Lỗ lũy kế của Hoàng Anh Gia Lai tăng thêm 1.216 tỉ đồng sau kiểm toán (KTSG 13/4/2021)-Jungle Ventures đầu tư vào một startup sản xuất xe máy điện (KTSG 13/4/2021)-Thêm một quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa gia nhập hệ sinh thái khởi nghiệp (KTSG 13/4/2021)-Ô tô nhập khẩu đắt hàng so với xe lắp ráp trong nước (KTSG 13/4/2021)-Chưa tới hè, Đà Nẵng đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng (KTSG 13/4/2021)-Hòa Phát sẽ cung cấp vỏ container rỗng ra thị trường vào quí 2-2022 (KTSG 13/4/2021)-Kiến nghị Chính phủ gia hạn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngành vận tải (KTSG 13/4/2021)-Dịch vụ quản lý tài sản - Lợi ích tiềm năng của nhà đầu tư (KTSG 13/4/2021)-PwC: mô hình quản trị doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang thay đổi (KTSG 13/4/2021)-Quảng Nam mở rộng mạng lưới bán hàng OCOP xuống từng huyện (KTSG 13/4/2021)-Điện mặt trời nổi lên ngôi: Cần bình tĩnh (ĐV 12-4-21)-Doanh nghiệp than cải tạo chung cư cũ khó như 'gặm xương' (TP 12-4-21)-Cát bớt về rồi sao còn bán mỏ? (TT 12-4-21)-Công ty trúng thầu dự án khai thác mỏ cát hơn 2.800 tỉ đồng chỉ có 2 nhân sự? (NLĐ 12-4-21)-“Sạt lở mỹ quan” và đô thị “xấu hóa” (NĐT 12-4-21)-
Giáo dục: 5 nguyện vọng giáo viên phổ thông gửi gắm tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (GD 14/4/2021)-Có hay không chuyện “đẽo luật” cho vừa … nguyện vọng? (GD 14/4/2021)-Xuân Dương-Mỗi thí sinh Hà Nội được đăng ký tối đa 15 nguyện vọng vào lớp 10 (GD 14/4/2021)-Làm thế nào để duy trì, phát triển hiệu quả các trường đại học địa phương? (GD 14/4/2021)-Dự giờ kiểu VNEN, cô trò cùng bị áp lực lớn (GD 14/4/2021)-Thầy giáo Huy làm loa tự động giúp tuyên truyền trong trường học (GD 14/4/2021)-Có 2 trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội tổ chức dạy tiếng Hàn (GD 14/4/2021)-Nam sinh đam mê khoa học, giành học bổng toàn phần du học châu Âu (GD 14/4/2021)-Bài thi Ngữ văn tốt nghiệp lớp 12 phải trúng, đúng, đủ ý, tránh lan man (GD 14/4/2021)-Đại học Y Hà Nội: Có chứng chỉ ngoại ngữ được áp dụng điểm chuẩn thấp hơn 3 điểm (GD 14/4/2021)-Học sinh 14 xã của Hà Nội được dự tuyển Trường phổ thông dân tộc nội trú (GD 14/4/2021)-Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội (GD 14/4/2021)-Tiến sĩ Việt trong top 5 nhà khoa học trẻ hàng đầu nước Úc (VNN 14/4/2921)-
- Phản biện: Chủ nghĩa tư bản thân hữu Việt Nam bước sang trang mới qua trường hợp Nguyễn Hồng Diên (TD 14/4/2021)-J.Nguyễn-Trải thảm đỏ chiêu mộ nhân tài công nghệ tầm cỡ thế giới (TVN 13/4/2021)-Bùi Khắc Linh-Trí thức và tiếng nói phản biện (BVN 13/4/2021)-Tạ Duy Anh-Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính và “Lằn ranh đỏ mong manh” (RFA 12-4-21)-Lịch sử muôn mặt của “mặt trận”: Từ thế giới đến Việt Nam (Luật Khoa 12-4-21)-Tuyên giáo làm Công thương (VNTB 12-4-21)-Nhờ bảo kê Đường Nhuệ, Nguyễn Hồng Diên được Phạm Minh Chính trọng dụng? (TB 11-4-21)-Nhập nhằng các dự án sân golf (DT 12-4-21)-‘Ngày bầu cử toàn quốc’ là ‘ngày hội lớn’? (TD 12/4/2021)-Trân Văn-Bàn về “chính trị gia” (TD 12/4/2021)-Trương Nhân Tuấn-Bổ nhiệm Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên: Bất thường hay hợp lý? (NCQT 12-4-21)-Lê Hồng Hiệp-Nhân-Quả cay đắng (1) (BVN 12/4/2021)-Lưu Trọng Văn-Thần thánh hoá lãnh đạo (TD 11/42021)-Lâm Bình Duy Niên-Tuổi thơ dữ dội của Vương Đình Huệ (TD 11/4/2021)-Đỗ Duy Ngọc-Giải cứu cầu Long Biên và chuyện những cây cầu làm giàu cho thành phố (TVN 11/4/2021)-Trần Huy Ánh-Cấu trúc quyền lực “lõi” Cộng sản (viet-studies 11-4-21)-Nguyễn Khoa-Hai tuần cấp phép một sân golf (TT 11-4-21)-Hành trình Singapore chuyển đổi số xây dựng quốc gia thông minh (TVN 10/4/2021)-Phạm Mạnh Hùng-Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục có thể làm được gì? (TD 10/4/2021)-Đỗ Ngà-Cuộc cách mạng làng Mùi ở An Nam (TD 9/4/2021)-Nguyễn Thông-Khu kinh tế hay đặc khu kinh tế: bài toán chính sách cho Chính phủ Hà Nội (RFA 8-4-21)- P/v Võ Văn Tạo, Nguyễn Trí Hiếu-Vì sao Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt? (BVN 9/4/2021)-JB Nguyễn Hữu Vinh-Xóa bỏ độc quyền trong ngành điện: Chậm ngày nào, hại ngày ấy (BVN 9/4/2021)-RFA-Slot bay hay câu chuyện “giữ xương cho chó già”…(TD 9/4/2021)-Mạnh Quân-Còn đâu những tiếng nói phản biện? (TD 8/4/2021)-Ngô Anh Tuấn-Từ hôm nay nghĩ về ngày mai Việt Nam (Viet-studies 8-4-21)-Trần Văn Thọ, Nguyễn Xuân Sanh-Những ai hưởng lợi sau cuộc thi khoa học kỹ thuật biến học sinh thành thần đồng? (GD 8/4/2021)- Lê Mai-Chọn đường sắt hay sân bay (VNN 8/4/2021)-Vũ Điệp-Đường sắt Việt Nam kết nối các nước: Mong ước bất ngờ (ĐV 8-4-21)-Ông Phạm Minh Chính phải “quyết đoán” để đưa nền kinh tế Việt Nam thoát Trung (TD 8/4/2021)-J. Nguyễn-Nhân vật Phạm Minh Chính (TD 8/4/2021)-Lê Minh Nguyên-Nhiệm vụ của Phạm Minh Chính trong vai trò thủ tướng là gì? (TD 7/4/2021)-Đỗ Ngà-Chuyện đùa về “nhiệm vụ chính trị mới” của giáo viên (BVN 7/4/2021)-Thái Hạo-Vương Đình Huệ cũng có một ‘tuổi thơ dữ dội’ (TD 6/4/2021)-Trân Văn-Về lý lịch bần nông (TD 6/4/2021)-Thái Hạo-Bàn thêm về nhân tài (TD 5/4/2021)-Nguyễn Đình Cống-Xây 650 km đường sắt tốc độ cao trong 10 năm có khả thi? (Zing 4-4-21)-Bênh vực tội ác thủy điện Vân Nam cũng là một tội ác (BVN 4/4/2021)-Nguyễn Tuấn Khoa-Vì sao cần phân biệt nghiệp đoàn và công đoàn ở Việt Nam? (BVN 4/3/2021)-T.K. Trần-Tử tế (TD 4/4/2021)-Nguyễn Thông-Nhân chuyện bản đồ (TD 4/4/2021)-Lê Quang-Mô hình công an trị trong nhà trường (TD 4/4/2021)-Đỗ Ngà-Một nhà trường vô pháp! (TD 3/4/2021)-Thái Hạo-Cậu trò nghèo học giỏi Vương Đình Huệ trong ký ức thầy cô (GT 2/4/2021)-Cuộc chiến tranh trong giáo dục (TD 2/4/2021)-Thái Hạo-Mong Chính phủ cẩn trọng trong việc lựa chọn vắc-xin phòng chống Covid-19 (TD 2/4/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Danh sách các dự án có số phận như Cát Linh – Hà Đông dài như sợi dây kinh nghiệm (TD 2/4/2021)-Hoàng Tư Giang-Đường sắt Bắc-Nam: Nâng cấp cũ hay làm cao tốc mới? (TP 2-4-20)-Covid-19, cơ hội thoát Trung cho Việt Nam? (TD 2/4/2021)-J.Nguyễn-Quan hệ thương mại Trung - Mỹ và một số nước châu Á (TBKTSG 1-4-20)-(BVN)-Vũ Quang Việt-Tranh luận "nảy lửa" của ĐB Lưu Bình Nhưỡng và tướng công an Nguyễn Thanh Hồng về tỷ lệ oan sai (BVN 31/3/2021)-Hoàng Đan-Khi bầu cử là quyền rơm, tham nhũng thành vạ đá (TD 29/3/2021)-Trân Văn-Chuyện bắt bớ, đàn áp ở VN: Vì sao người này bị bắt, người kia thì không? (TD 29/3/2021)-J. Nguyễn-Bằng tiến sĩ lưỡng dụng: “vừa tiến vừa… sĩ” (GD 29/3/2021)-Đinh Văn Minh-Tuổi thơ “dữ dội” của Bộ trưởng Vương Đình Huệ (GD 26/9/2011)-Đèn đom đóm Mạc Đĩnh Chi, khi khoa học bó tay với trí tưởng...(Trạm Sách 26/9/2011)-
Vĩnh biệt cậu trò nghèo bắt đom đóm làm đèn học (PN 21/9/2018)-T.Minh-
- Thư giãn: Vườn thanh long được ‘trải' thảm hoa mười giờ đẹp ngỡ ngàng ở miền Tây (VNN13/4/2021)-Bí mật về lời thỉnh cầu của Churchill với Stalin (VNN 12/4/2021)-
Sáng nay (31/3), sau khi nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu về dự kiến nhân sự, Quốc hội khoá XIV đã biểu quyết thông qua danh sách và bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ mới.
Với 100% ĐBQH tham gia bỏ phiếu tán thành , ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được Ban kiểm phiếu công bố, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức trước quốc kỳ, Quốc hội và nhân dân, cử tri cả nước theo quy định của Hiến pháp 2013.
Phát biểu tuyên thệ nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tân Chủ tịch Quốc hội khẳng định, đây là vinh dự vô cùng to lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề đối với cá nhân ông.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kỳ họp lần này là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 14, diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 và chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Vì vậy, cần phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ, vừa đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của Quốc hội, vừa tổ chức thành công bầu cử trên phạm vi cả nước.
"Với cương vị Chủ tịch Quốc hội, tôi nguyện sẽ đem hết sức mình, cùng tập thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và thành tựu to lớn của Quốc hội qua các thời kỳ, tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích của Quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Là Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, tôi sẽ cùng các thành viên trong Hội đồng thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật định; tổ chức thành công cuộc bầu cử nhằm bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp trong nhiệm kỳ mới", Chủ tịch Quốc hội cam kết.
Trân trọng cảm ơn Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân và các vị Chủ tịch tiền nhiệm đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động của Quốc hội và nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhìn nhận, nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 sắp khép lại cùng nhiều kết quả to lớn trên cả ba phương diện: Lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, để lại nhiều dấu ấn và tình cảm tốt đẹp trong lòng Nhân dân và cử tri cả nước.
Tiểu sử Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
- Ngày sinh: 15/3/1957 (Quê quán: xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)
- Ngày vào Đảng: 9/3/1984 Ngày chính thức: 9/9/1985
- Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sỹ Kinh tế
- Lý luận chính trị: Cao cấp
- Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI, XII, XIII
- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII
- Đại biểu Quốc hội khoá XIII, XIV
Tóm tắt quá trình công tác:
9/1979 - 1985: Giảng viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính); Phó Bí thư Liên đoàn khoa kế toán; Uỷ viên Ban Thường vụ Đoàn trường.
1985 - 1986: Học viên khoa Châu Âu, lớp tiếng Tiệp, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
1986 - 1990: Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia; Bí thư chi bộ, đơn vị trưởng lưu học sinh và sau đó là Trưởng thành hội lưu học sinh Việt Nam tại Bratislava.
1991 - 1992: Giảng viên Khoa Kế toán, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
10/1992 - 4/1994: Đảng uỷ viên Đảng bộ Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Phó Trưởng khoa Kế toán, Quyền Trưởng khoa Kế Toán, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
5/1994 - 02/1999: Trưởng khoa Kế toán, Đảng ủy viên Đảng bộ Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
3/1999 - 6/2001: Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đảng ủy viên Đảng bộ Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
7/2001 - 6/2006: Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy viên Đảng bộ khối kinh tế Trung ương.
7/2006 - 8/2011: Tổng Kiểm toán Nhà nước; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Bí thư Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước; được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
8/2011 - 12/2012: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ Trưởng Bộ Tài chính; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
12/2012 – 01/2016: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
01/2016 – 4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
4/2016 - 2/2020: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (tháng 6/2016), Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Ngày 7/2/2020, Bộ Chính trị có Quyết định số 1818-QĐ/TW điều động ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thôi tham gia Ban Cán sự Đảng Chính phủ, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngày 11/6/2020, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vương Đình Huệ.
Tháng 1/2021: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.
Ngày 31/3/2021: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
BA LỢI THẾ CỦA TÂN CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
THANH BÌNH, PHÙNG ĐÔ/ GT 31-3-2021
Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Nói về tân Chủ tịch Quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân khẳng định "có thể kỳ vọng nhiều thay đổi trong việc chủ trì các công việc của Quốc hội".
Quốc hội khoá mới sẽ chuyển biến về phong thái, cách thức làm việc
Theo đại biểu Lê Thanh Vân, ông Vương Đình Huệ - người vừa được Quốc hội tín nhiệm cao bầu làm Chủ tịch Quốc hội là người có nhiều lợi thế. Thứ nhất, lợi thế của một nhà sư phạm, giúp cho công tác chủ trì các hoạt động của Quốc hội thuận lợi hơn bởi người có kỹ năng sư phạm luôn có sự bao quát, tổng kết và dung hòa, rất phù hợp với vai Chủ tịch Quốc hội.
Thứ hai là lợi thế là một nhà kinh tế. Chuyên ngành đào tạo của ông Vương Đình Huệ là một nhà kinh tế và ông đã trải qua các chức vụ rất quan trong bộ máy, từ Tổng Kiểm toán Nhà nước đến Bộ trưởng Tài chính, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế tổng hợp. Đây là lợi thế quan trọng để một vị Chủ tịch Quốc hội có thể quán xuyến được định hướng trong hoạt động của Quốc hội.
Lợi thế thứ ba là việc ông Huệ đã kinh qua vị trí Bí thư Thành uỷ một đơn vị hành chính đặc biệt là Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội tuy không lâu nhưng ông Huệ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong tầm nhìn, tư duy chính sách.
"Về cá nhân, tôi thấy ông Vương Đình Huệ là con người dễ gần, chan hòa và rất nhẹ nhàng, uyển chuyển nên tôi có nhiều kỳ vọng khi ông chủ trì các hoạt động của Quốc hội, trực tiếp chủ tọa điều hành một số phiên họp của Quốc hội. Nhiệm kỳ tới, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Vương Đình Huệ, tôi kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến phong thái làm việc của Quốc hội khóa mới", ông Vân nói và bày tỏ dự đoán: Tân Chủ tịch Quốc hội sẽ quan tâm đến lĩnh vực lập pháp.
"Với những bài học rút ra từ nhiệm kỳ này, tôi biết đồng chí Vương Đình Huệ khi thảo luận ở Quốc hội rất chú tâm, dường như đang ấp ủ những ý định nào đó để thay đổi phương thức hoạt động của Quốc hội tốt hơn. Tôi cho rằng lĩnh vực lập pháp sẽ có cách tiếp cận mới", ông Vân nói và dẫn ví dụ có thể có sự thay đổi trong chương trình làm việc của Quốc hội từng năm và cả nhiệm kỳ để khắc phục tình trạng đưa vào rồi lại rút ra các đạo luật; Tổ chức phương thức soạn thảo các đạo luật như thế nào để phù hợp với tính khách quan ngay từ khi soạn thảo luật để không có lợi ích nhóm chi phối.
Quan tâm đến hậu giám sát bởi đó mới là thực quyền của Quốc hội
Trong hoạt động giám sát tối cao, rõ ràng những bài học từ Quốc hội khóa XIV đã để lại những dấu ấn quan trọng, đó là lựa chọn vấn đề giám sát trúng với vấn đề bức xúc của xã hội, được dư luận cử tri nhân dân và ĐBQH quan tâm. Đây chính là hơi thở của cuộc sống mà Quốc hội phải bắt nhịp và từ đó thay đổi phương thức giám sát.
"Tôi nghĩ rằng tân Chủ tịch Quốc hội sẽ quan tâm đến hậu giám sát, đó mới là thực quyền của Quốc hội”, vị đại biểu đoàn Cà Mau nhấn mạnh.
Cuối cùng, theo đại biểu Lê Thanh Vân, việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước cũng sẽ có những chuyển biến.
Nói về áp lực với ông Vương Đình Huệ trong vai trò Chủ tịch Quốc hội, ông Vân cho rằng áp lực lớn nhất là làm sao vừa hoàn thành một nhiệm vụ chính trị, vừa hoàn thành vai trò của một nhân vật chính trị - pháp lý trên cương vị Chủ tịch Quốc hội.
"Với một nhân vật lão luyện như ông Vương Đình Huệ thì tôi thấy áp lực đó là không lớn. Điều quan trọng là sự tương tác của Chủ tịch Quốc hội với các đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, với cơ quan truyền thông và cử tri thế nào để nắm được tâm nguyện chung, đưa cuộc sống sinh động vào nghị trường, biến Quốc hội thành cơ quan thực sự phản ánh đúng ý chí nguyện vọng của người dân và cử tri cả nước. Và khi thực hành quyền hạn của mình thì thực chất, thực quyền", đại biểu Vân khẳng định.
Nền tảng của niềm tin
“Niềm tin” của Quốc hội (QH) khóa 14 cũng chính là trọng trách và sức ép đặt lên vai ông Huệ trong vai trò là Chủ tịch QH, một trong ba vị trí chủ chốt vừa được bầu và phê chuẩn để điều hành đất nước trong 5 năm tới.
Dưới sự điều hành của các vị Chủ tịch tiền nhiệm như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Sinh Hùng, ông Nguyễn Phú Trọng,… QH hoạt động ngày càng thực chất và hiệu quả. Quyền của QH nói chung và các vị đại biểu nói riêng ngày càng được củng cố qua các hoạt động lập pháp, giám sát.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Người tiền nhiệm của ông Huệ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là nữ Chủ tịch bao quát và quyền biến, lúc ôn hòa, khi triệt để trong điều hành các phiên họp, làm các bộ trưởng lúng túng không ít lần nếu không “thuộc bài”. Nhiều đại biểu như Trương Trọng Nghĩa, Lê Thanh Vân, Phạm Thị Minh Hiền... đã luôn cất tiếng nói của dân trong nhiều vấn đề gai góc. Hoạt động giám sát được tổ chức chuyên nghiệp hơn, làm cho cơ quan hành pháp phải công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình hơn trong nhiều hoạt động.
Nhiệm kỳ QH 13 đã ban hành 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết mà nhiều trong số đó thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tôn trọng quyền tự do kinh doanh; đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, như báo cáo công tác nhiệm kỳ của QH khóa 13 tự đánh giá.
Trong đó, các luật đáng kể nhất giúp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường được thông qua là luật Đầu tư; luật Doanh nghiệp; luật Các tổ chức tín dụng; luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư...
Vẫn ngổn ngang thể chế
Những đóng góp trong công tác lập pháp của QH khóa 13 rất đáng ghi nhận, dù vậy, vẫn chưa giúp giải tỏa nhiều nút thắt thể chế trong giải quyết những đòi hỏi bức bách của cuộc sống. Cơ chế xin -cho, điều kiện kinh danh vẫn còn rất nhiều; nạn doanh nghiệp sân sau ngày càng nở rộ; khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn tiêu tốn nhiều nguồn lực mà kém hiệu quả; khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn bị phân biệt đối xử và chưa lớn lên được…
Như vậy, điểm nghẽn thể chế để thị trường vận hành trơn chu và hiệu quả vẫn chưa được tháo gỡ như hai báo cáo kinh tế xã hội tại Đại hội 13 khẳng định:
“Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở một số nội dung còn chưa thực sự sâu sắc, thống nhất, nhất là vấn đề quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, sở hữu đất đai, phân bổ nguồn lực, mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và bền vững, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân... Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa đầy đủ, hiện đại, hội nhập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển”.
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ, người từng là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, được đặt nhiều kỳ vọng sẽ khơi thông “nhận thức” bằng việc thông qua các luật để đảm bảo thị trường vận hành hiệu quả và nguồn lực được phân bổ không bằng mệnh lệnh hành chính. Liệu luật Đất đai sẽ được sửa đổi theo hướng nào? Liệu luật Thuế tài sản để đánh thuế lũy tiến tài sản sẽ được xem xét?
Lập pháp và hành pháp
QH là cơ quan làm luật nhưng có tới 90-95% các dự luật được soạn thảo và trình bởi Chính phủ. Cơ chế này là phổ biến trên thế giới vì suy cho cùng, bản chất quyền lập pháp của QH chính là quyền thông qua hoặc không thông qua luật, theo chuyên gia Nguyễn Sĩ Dũng.
Tuy nhiên, một thống kê nhân khi sửa đổi luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho thấy, các dự luật thường bị sửa đổi lên đến trên dưới 70% sau khi trình lên QH.
Trước thực tế này, chuyên gia Nguyễn Sĩ Dũng đặt câu hỏi: “Vấn đề đặt ra là QH có quyền thay thế một chính sách lập pháp do Chính phủ đề ra bằng một chính sách khác hay không?” và ông khẳng định là không.
Cách làm như vậy, theo chuyên gia Nguyễn Đình Cung, khiến một số luật như luật Doanh nghiệp đối diện với nguy cơ “8 không” là không cụ thể, không rõ ràng, không hệ thống, không hợp lý, không minh bạch, không tiên liệu được, không hiệu quả và không hiệu lực.
Một tư lệnh ngành từng nói thêm về thực trạng này: “Trong quá trình xây dựng thể chế, chúng ta hay tạo rào cản vì chưa hiểu đúng vai trò, chức năng giữa nhà nước và thị trường; chưa hiểu rõ quản lí nhà nước là gì và nên quản lý bằng công cụ nào. Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta cứ cấm cái đã, dựng rào cản cái đã, chưa nói cố tình dựng rào cản lên… Rồi khi thấy bất cập lại sửa, mỗi lần sửa lại coi đó là cải cách. Khác nào dòng nước đang chảy, ta lấy đá lấp đi khiến dòng chảy chậm lại, tắc nghẽn, sau đó ta dỡ đá ra khiến nước chảy bình thường trở lại, rồi ta gọi đó là cải cách. Tư duy vậy là không đúng”.
Rõ ràng, để giải quyết những nút thắt này cần đến bản lĩnh và trí tuệ của vị tân Chủ tịch, đồng thời cần một QH chuyên nghiệp hơn. Theo luật Tổ chức QH, ”số lượng đại biểu chuyên trách ít nhất là 40% tổng số đại biểu QH” sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công tác lập pháp.
Trọng trách và kỳ vọng
Ông Vương Đình Huệ được để lại di sản khá bền vững. Đó là một nền tảng kinh tế vĩ mô khá ổn định với nợ công, nợ xấu, lạm phát đều giảm nhiều so với trước, là tiền đề để người dân và doanh nghiệp bỏ tiền ra làm ăn. Ông đã trải qua vị trí Bộ trưởng Tài chính, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế nên chắc chắn sẽ duy trì, củng cố nền tảng này.
Ở góc độ khác, một vấn đề cũng cần được ông Huệ xử lý ngay, đó là thúc đẩy phát triển các công trình hạ tầng lớn như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam đều sử dụng vốn nhà nước. Làm sao cân bằng giữa “ổn định để phát triển” và “phát triển để ổn định” là bài toán không dễ.
Là người thông minh, nhiều kiến thức lại trải qua 4 vị trí là Bộ trưởng Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng và Bí thư Thành ủy Hà Nội trong hai nhiệm kỳ QH gần đây, ông Huệ đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và năng lượng để dẫn dắt QH khóa tới giải quyết nhiều nút thắt thể chế nhằm đảm bảo các quyền của công dân, để doanh nghiệp và người dân yên tâm làm ăn.
Bên cạnh đó là xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu thực sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Một số luật phát huy quyền làm chủ của nhân dân hi vọng rồi sẽ được xem xét, thông qua.
Dù chỉ giữ 1 lá phiếu, ông Vương Đình Huệ sẽ dẫn dắt, điều hành QH khóa tới thực hiện ước nguyện của Hồ Chủ tịch: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” để phục vụ mục đích tối thượng “dân giàu, nước mạnh” trong một thế giới dịch bệnh Covid biến đổi không lường được. Đó là trọng trách nhưng cũng là kỳ vọng với ông để cổ vũ tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong các vị đại biểu, trong QH.
Vũ Minh
TUỔI THƠ 'DỮ DỘI' CỦA BỘ TRƯỞNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
TIẾN DŨNG/ GT/ GDVN 26-9-2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét