ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Chiến thắng bất ngờ của ông Trump trước Hạ viện Mỹ (VNN 27/3/2019)-Sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình? (NCQT 26/3/2019)-Nguyễn Quang Dy-Chiến lược bí mật của Trung Cộng để thay thế Mỹ trong vai trò Siêu Cường lãnh đạo thế giới (BVN 26/3/2019)-Nền kinh tế Venezuela bị "đô la hóa" nghiêm trọng (KTSG 26/3/2019)-Triều Tiên đang tìm cách “mặc cả” với Mỹ trong vấn đề phi hạt nhân? (GD 25/3/2019)-Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập (NCQT 25/3/2019)-Sự phát triển trong mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (BVN 25/3/2019)-
- Trong nước: Đại đức Thích Thái Trúc Minh phải quỳ nhiều giờ để sám hối? (GD 28/3/2019)-Thầy Thái Minh chùa Ba Vàng chịu hình phạt 'Sám hối Đại Tăng' (VNN 28/3/2019)-Trương Duy Nhất là ai? (BBC 27-3-19)-Bộ Công an: Trương Duy Nhất liên quan tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn’ (VOA 27-3-19)-Bộ TN-MT trả lời việc bổ nhiệm em trai Bộ trưởng Trần Hồng Hà làm Tổng cục trưởng (DT 27-3-19)-Tàu lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ đến Đà Nẵng (GD 27/3/2019)-Chữa đau bụng, vong đòi 11 triệu rồi lại hạ giá xuống 500 nghìn đồng (GD 27/3/2019)-TUYÊN BỐ VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC- NAM (BVN 27/3/2019)-Quan điểm chính thức của Quảng Ninh về vụ việc tại chùa Ba Vàng (GD 26/3/2019)-Tai tiếng vụ chùa cúng vong đặt ra câu hỏi về ‘tha hóa’ Phật giáo ở VN (VOA 26-3-19) -Chùa Ba Vàng: Đại đức Thái Minh ‘sẽ bị cách chức’ (BBC 26-3-19)- Nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân bị Đức trục xuất về VN (VOA 26-3-19)-Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân: Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo thi đua (SGGP 26-3-19)-vậy lấy gì để đo sự hài lòng?-
- Kinh tế: “Cách mạng” cần bắt đầu từ Chính phủ (KTSG 28/3/2019)-Sáng tạo để tìm chiến lược mới (KTSG 28/3/2019)-Mặt trái của thế giới phẳng (KTSG 28/3/2019)-Triều Tiên muốn thu hút khách Việt sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều (GD 28/3/2019)-Tòa tính nhầm án phí, 8 tỉ thành 80 tỉ cho vợ chồng Trung Nguyên (VNN 28/3/2019)-Câu lạc bộ Doanh nhân 2030, hành trình 17 năm (KTSG 27/3/2019)-TTC Sugar sản xuất đường hữu cơ tại Campuchia (KTSG 27/3/2019)-Bất động sản biển Bình Thuận: Bỏ tiền vào đâu? (KTSG 27/3/2019)-Kinh tế chia sẻ đang gây chia rẽ? (KTSG 27/3/2019)-Long An: Khu công nghệ môi trường xanh xử lý trên 36.000 tấn chất thải/ngày (KTSG 27/3/2019)-Cà phê robusta của Việt Nam lên ngôi tại Nhật Bản (KTSG 27/3/2019)-Muốn thu hút PPP: Nhà nước và tư nhân phải cùng gánh rủi ro (KTSG 27/3/2019)-“Bẫy nợ” có thực sự đáng sợ? (KTSG 27/3/2019)- Chức năng của Uỷ ban Quản lý vốn không phải là kinh doanh vốn (GD 27/3/2019)_-yk Vương Đình Huệ-Thị trường liên ngân hàng: Thanh khoản căng thẳng, dấu hiệu kho bạc rút tiền (KTSG 27/3/2019)-Bà Phạm Chi Lan: ‘Chính sách tài khoá của Việt Nam đang có vấn đề khá nặng’ (VnF 26-3-19)-Lý do thực khiến VinFast đưa lượng xe kỷ lục ra nước ngoài để kiểm tra, dù chi phí siêu đắt(SOHA 26-3-19)-Cuộc chinh phục mới của Vinamilk (KTSG 26/3/2019)-
- Giáo dục: Giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn bật khóc trước nguy cơ mất việc (GD 28/3/2019)-Cổ nhân “tính sổ” thế nào với gian lận thi cử? (GD 28/3/2019)-Nhận diện những giáo viên hay kêu ca và thích nói lời cay đắng! (GD 28/3/2019)-chụp ảnh lúc họ kêu ca?-Có hay không việc thiếu trách nhiệm khi lấy mẫu xét nghiệm sữa Fami Kid? (GD 28/3/2019)-Phụ huynh bối rối khi giáo viên của con mời… mua sữa, bảo hiểm (GD 28/3/2019)-Không công bố thí sinh được sửa điểm là dung dưỡng cái sai, cái xấu (GD 28/3/2019)-Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cho chương trình phổ thông mới của Bộ Giáo dục (GD 28/3/2019)-Vũng Tàu chi hàng trăm tỷ đồng mua sữa pha lại của Vinamilk, bỏ mặc nông dân? (GD 27/3/2019)-Quan lộ thần tốc của Phó hiệu trưởng trường năng khiếu Nguyễn Thị Định (GD 27/3/2019)-Sở Giáo dục tỉnh Ninh Thuận báo cáo lòng vòng với Ủy ban tỉnh (GD 27/3/2019)-Ba câu chuyện lòng của phụ huynh trường tư thục (GD 27/3/2019)-Nhà nước có cần mất tiền soạn sách giáo khoa không? (GD 27/3/2019)-
- Phản biện: Việt Nam ở vào tình thế 'bây giờ hoặc không bao giờ' (TVN 28/3/2019)-Nguyễn Đình Cung-Bà Phạm Chi Lan: ‘Chính sách tài khoá của Việt Nam đang có vấn đề khá nặng’ (BVN 28/3/2019)-Lê Ngà-Người vô hình ở trại T16 (BVN 28/3/2019)-Trịnh Chu- “Bẫy nợ” có thực sự đáng sợ? (KTSG 27/3/2019)-Phạm Sĩ Thành-Trao đổi với ông Nhị Lê (viet-studies 27-3-19)- Nguyễn Đình Cống-Suy nghĩ từ một trăn trở của ông Nguyễn Đình Bin (Blog VOA 27-3-19)-Trân Văn-Cảnh giác với ‘chạy phiếu bầu’ trong mùa đại hội (TVN 27/3/2019)-Thiện Văn-Bàn về đảng cầm quyền (BVN 27/3/2019)-Nguyễn Đình Cống-Án Junin 2 nhằm ‘đánh’ ai? (BVN 27/3/2019)-Phạm Chí Dũng-Nỗi đau MASAN (BVN 26/3/2019)-Phạm Đình Trọng-Bàn về sự gia tăng mê tín (BVN 26/3/2019)-Nguyễn Đình Cống-Khẩu nghiệp (Blog VOA 26-3-19)-Mặc Lâm-Một Đà Lạt “thơ mộng” - còn hay mất? (BVN 25/3/2019)-Mai Thái Lĩnh-Mạt pháp Phật giáo Việt Nam, cái sảy nảy cái ung? (BVN 25/3/2019)-Hoàng Hưng-Biển Đông dẫu có thế nào thì “quân đội ta” vẫn….. vô đối! (BVN 25/3/2019)-Đồng Phụng Việt-Những bức tường ngăn cách "tinh hoa" và đại chúng (GD 25/3/2019)-Xuân Dương-Việt Nam đã ‘đụng trần’ để kích thích tư duy, sáng tạo cho phát triển đất nước (TVN 25/3/2019)-Nguyễn Đình Cung-Ông Nhị Lê: ‘Là đảng viên, tôi suy nghĩ rất nhiều về chữ liêm sỷ’ (TVN 23-3-19)
- Thư giãn: Chuyện di sản: Từ chuồng bò ở Đức đến Rạp Hòa Bình ở Đà Lạt (NĐT 27-3-19)-Công nghệ có thật sự làm luật sư mất việc? (KTSG 26/3/2019)-Đi Mỹ chỉ để mua sắm ? (TN 26-3-19)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (60) - Bài giảng cuối cùng (GD 25/3/2019)-Hầm trú bom 5 sao dưới phòng họp của ông Trump - Kim Jong-un (VNN 25/3/2019)
VIỆT NAM ĐÃ 'ĐỤNG TRẦN' ĐỂ KÍCH THÍCH TƯ DUY, SÁNG TẠO CHO PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
NGUYỄN ĐÌNH CUNG/ TVN 25-3-2019
- Sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa nhằm tìm kiếm một con đường phát triển mới, Việt Nam vẫn đang đối diện với hàng loạt vấn đề chưa được xác định rõ cả về lý luận và thực tiễn.
Như thành tựu của Đổi mới, Việt Nam từ một nước nghèo, kém phát triển đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp.
Trong 30 năm từ giai đoạn 1986-2016 tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 6,51%; cao nhất 9,54% (1995), thấp nhất 2,76% (1986).
Trong 3 năm nay (2016-2018) tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6,7%, cao hơn gần 0,2 điểm phần trăm so với trung bình của 30 năm trước. Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.790 USD, theo IMF.
Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng GDP nêu trên, Việt Nam khó có thể thu hẹp khoảng cách phát triển và trở thành quốc gia có thu nhập cao trong vài thập niên sắp tới.
Có một vài ví dụ cho nhận định trên. Cũng trong vòng 30 năm (1960-1990) mà Hàn Quốc có tăng trưởng GDP hàng năm trung bình đạt 9,58%. Quốc gia này có 14 năm đạt mức tăng trưởng trên 10%; và đạt mức tăng trưởng cao nhất là 14,8% (năm 1973); GDP/người năm 2018 đạt 32.770 USD (theo IMF).
Trung Quốc trong 30 năm cải cách và phát triển (1977-2007) có tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 10,02%; đạt mức tăng trưởng cao nhất (năm 1984) là 15,14%; có 15 năm tăng trưởng GDP đạt hơn 10%; GDP/người năm 2018 đạt 10.100 USD (theo IMF).
Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan cũng cho thấy thực tế tương tự.
Với Việt Nam, điều đáng lo lắng, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1986-2016 đạt khoảng 6,5%, có nghĩa chúng ta chưa bao giờ có tốc độ tăng trưởng 2 con số như các quốc gia nêu trên dù xuất phát điểm của chúng ta rất thấp; trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP của chúng ta có xu hướng giảm dần.
Giai đoạn 1990-1999, mức tăng trưởng cao nhất là 9,5% (năm 1995); giai đoạn 2000-2010 mức tăng trưởng cao nhất là khoảng 8,5%; giai đoạn 2011-2018 mức tăng cao nhất cho đến nay 7,08% (2018). Giai đoạn 1990-2007 tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,44%; 2008-2015 bình quân là 6,43%; và ba năm 206-2018 bình quân là 6,7%.
Với thực trạng như hiện nay, mức tăng trưởng GDP/người hàng năm của Việt Nam được dự báo chỉ còn khoảng 5,5-6%, thấp xa so với của Hàn Quốc và Trung Quốc trong quá khứ.
Theo Báo cáo Việt Nam 2035, với tốc độ tăng trưởng đối đa, GDP của Việt Nam vào năm 2035 chỉ bằng Malaisia năm 2010, tức là GDP/bình quân người theo PPP khoảng 18.000 USD. Chúng ta chưa thể đạt mức của quốc gia có thu nhập trung bình cao và thậm chí khó có thể trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Nhìn lại hơn ba thập niên đổi mới (1986-2018), Việt Nam ta đã phải trải qua 12 năm khủng hoảng và xử lý khủng hoảng kinh tế, thậm chí là khủng hoảng kinh tế-xã hội. Đó là các năm 1986-1989, 1998-1999 và 2009-2014.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đang có xu hướng giảm dần về dài hạn do nền kinh tế đã và đang bộc lộ không ít yếu kém nội tại.
Hiệu quả sử dụng nguồn lực còn thấp mặc dù số nguồn lực huy động được, nhất là vốn đầu tư, không phải thuộc loại thấp trên thế giới. Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần, cơ cấu thành thị-nông thôn,.v.v.v… còn rất lệch lạc.
Tất cả những điểm yếu nói trên cho thấy nền kinh tế kém năng động và chưa có chuyển dịch quy mô lớn về phân bố nguồn lực, từ đó, thiếu động lực nội sinh thúc đẩy tận dụng hết tiểm năng phát triển của đất nước.
Những quả ngọt dễ hái đã hết
Những nguyên nhân, thành tựu kinh tế có được trong hơn 30 năm qua chủ yếu nhờ những cải cách, chuyển đổi theo định hướng thị trường và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Đổi mới chuyển hộ nông dân thành đơn vị sản xuất tự chủ đã biến Việt Nam từ một quốc gia thiếu đói thành nhà xuất khẩu gạo và nông sản thuộc nhóm hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, tự do hóa giá cả bằng việc áp dụng các công cụ quản lý tổng cầu đã giúp cho kinh tế vĩ ổn định dần vào các năm 1989-1991 sau nhiều năm bất ổn liên miên.
Ổn định kinh tế vĩ mô kết hợp với cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thu hút đầu tư trước tiếp nước ngoài (FDI) và thừa nhận sự tồn tại, bước đầu khuyến khích kinh tế tư nhân (1989-1991) đã tạo động lực tăng trưởng cao vào các năm tiép theo, hạn chế phần nào tác động khủng hoảng kinh tế Đông Á (1997-1999).
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo động lực tăng trưởng cao trong các năm 2000-2007; và gia nhập WTO năm 2007 đã giúp thu hút mạnh mẽ đầu tư FDI trong các năm tiếp theo, nhờ đó, hạn chế đáng kể tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009-2011.
Hơn nữa, những cải cách thể chế mạnh mẽ những năm gần đây đã giúp phục hồi, tạo đà và lực cho tăng trưởng cao hơn.
Tuy nhiên, như trên đã trình bày, những kết quả đạt được là chưa đủ, thậm chí còn thấp xa so với yêu cầu thu hẹp khoảng cách và bắt kịp trình độ phát triển trung bình trên thế giới, khắc phục tụt hậu đối với các quốc gia phát triển.
Tất nhiên, chúng ta vẫn đang đối diện với nhiều nguyên nhân, mà vì nhiều lý do chúng ta không mấy khi phân tích, mổ xẻ. Đổi Mới về bản chất là nhằm tìm kiếm một đường phát triển mới, nhưng đến nay chúng ta vẫn còn hàng loạt vấn đề chưa được xác định rõ cả về lý luận và thực tiễn như sau:
Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
Mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước và nội hàm mối quan hệ và thể chế thực thi mối quan hệ “Đảng lãnh đạo toàn diện, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là gì?
Đổi mới chính trị và sự phù hợp giữa đổi mới chính trị với đổi mới kinh tế là gì?
Vai trò của nhà nước, vai trò của kinh tế nhà nước và của DNNN và vai trò của thị trường, mối quan hệ giữ nhà nước và thị trường ra sao?
Xã hội dân sự và vai trò của xã hội dân sự trong bổ sung cho nhà nước và thị trường, trong quản trị và phát triển xã hội được xác định như thế nào?
Những vấn đề trên chưa được làm sáng rõ cả về lý luận và thực tiễn đã và đang tạo ra “giới hạn trần” về tư duy, sáng tạo đối với con đường cải cách và phát triển đất nước cho giai đoạn tiếp theo.
Do đó, cải cách thể chế, chuyển đổi kinh tế - xã hội không nhất quán, còn chần chừ do dự và thiếu đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị; giữa lập pháp, tư pháp và hành pháp; giữa vai trò của nhà nước và vai trò của thị trường và xã hôi.
Nhận diện những hòn đá tảng
Về thể chế kinh tế, chúng ta không dứt khoát chuyển đổi sang kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại, nâng cấp và mở rộng quy mô thị trường. Các thị trường nhân tố sản xuất còn rất sơ khai hoặc méo mó, kém phát triển; thị trường còn kém minh bạch, chưa có cạnh tranh công bằng.
Về thể chế chính trị, vai trò chức năng của nhà nước, bộ máy nhà nước, cách thức vận hành và công cụ quản lý nhà nước,…vẫn chủ yếu cải biến trong mô hình “Xô Viết” trước đây hay mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểu cũ.
Chúng ta chưa dám dứt khoát thay đổi để thoát khỏi mô hình đó; chưa dứt khoát chuyển đổi để thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại.
Các chủ trương, giải pháp cải cách, đổi mới và phát triển trên tất cả các lĩnh vực về cơ bản không đủ rõ ràng, có thể giải trình, không đủ cụ thể để có thể hành động được; hoặc không đủ mạnh, quyết liệt và nhất quán để có hành động tương ứng trên thực tế theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đưa nước ta sớm trở thành quốc gia phát triển.
Có khoảng cách lớn giữa tuyên bố đường lối, chính sách và thực tế thực hiện; nói chưa đi đôi với làm; từ đó, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Không huy động được tất cả nguồn lực, nhất là nội lực, trí tuệ và sức mạnh con người Việt nam vào công cuộc cải cách và phát triển đất nước. Không tập trung và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; không tận dụng, thậm chí bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển của đất nước.
Ngược lại, quyền lực, nguồn lực và động lực không hướng đến mục tiêu phát triển chung; mà bị phân tán theo nhiều hướng, bị giằng xé, chi phối bởi các nhóm lợi ích khác nhau.
(còn nữa)
Nguyễn Đình Cung
- Đổi mới quản trị quốc gia để Việt Nam thịnh vượng
- Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ kinh tế?
- Cần “đổi mới tư duy” để Việt Nam thịnh vượng
- LUONG NGUYEN 07:07 Thứ haiBài viết rất chất lượng và thể hiện được tinh thần nhiều chuyên gia trong và ngoài nước trước đây đã phản ánh. Tuy nhiên vấn đề là ai sẽ tiếp thu và thừa nhận sự thật này chứ chưa nói đến là liệu có dám làm không??
- 06:53 Thứ haiNão người cần môi trường sống trong lành, sạch sẽ, yên lặng để phát triển. Các khu vực công nghệ cao trên thế giới như Silicon Valley hay ở Israel đều là những vùng ngoại ô, ít nhà cao tầng, yên tĩnh rất trong lành. VN thì hoàn toàn ngược lại: ...
- 06:50 Thứ haiBộ máy cồng kềnh ngân sách không chịu đựng nổi. Nên nhập 2 3 tỉnh và chỉ còn 20 tỉnh, thúc cổ phần hoá và thoái vốn, chỉ để lại một số đoạn nghiệp quan trọng. Thực hiện thanh toán qua mạng, thẻ, không dùng tièn mặt. Thực hiện đấu thầu qua mạng,... Làm được như trên sẽ tốt hơn.
- 17:25 Thứ hai@Vutuong: chỉ để 3 thành phố lớn : Hà nội, Sài gòn, Đà Nẵng , còn lại phân chia theo 7 vùng phát triển kinh tế theo vùng dự báo thời tiết, hy vọng như vậy mới giảm gánh nặng biên chế , chọn người có tâm có tài ra quản lý thì mới có đà phát triển đột phá.
- 08:50 Thứ haiCó khoảng cách lớn giữa tuyên bố đường lối, chính sách và thực tế thực hiện; nói chưa đi đôi với làm; từ đó, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chúng ta thoái vốn, Giảm biến chế ...còn do dự, chần chừ cẩn thận, mong nhà nước phải mạnh dạn và nhanh hơn nữa. - 08:06 Thứ haiVẫn là con người, phải có sự mạnh dạn, quyết tâm rất cao của tổ chức, cá nhân có "thẩm quyền", phải quyết liệt triển khai mới đổi mới được. Đồng ý với chủ trương đổi mới phải có lộ trình, thận trọng song chậm thế này thì bao giờ Việt nam Hùng Cường.
- 06:00 Thứ haiBác Cung nhận xét rất sâu và rộng, rất thẳng thắn.
VIỆT NAM Ở VÀO TÌNH THẾ 'BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ'
NGUYỄN ĐÌNH CUNG/ TVN 28-3-2019
Phải đặt mục tiêu chiến lược đủ cao, thể hiện khát vọng của nhân dân, của dân tộc vươn tới trình độ phát triên cao.
- Chúng ta phải đặt mục tiêu chiến lược đủ cao, thể hiện khát vọng của nhân dân, của dân tộc vươn tới trình độ phát triên cao, ngang hàng với các quốc gia phát triển trên thế giới.
Trong bài viết trước, tôi đã phân tích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đến nay đã hết dư địa vì vấp phải nhiều rào cản, và chúng ta đã ‘đụng trần’ để kích thích tư duy, sáng tạo cho phát triển đất nước.
Bài này sẽ phân tích những nét chính của một thế giới đổi thay cực kỳ nhanh chóng và chúng ta cần nhận thức rõ thực tế này để có những giải pháp sao cho Việt Nam phải trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao đến năm 2030 và thành quốc gia phát triển đến năm 2045.
Tất cả những thứ khác đều chỉ là cộng cụ, phải vận dụng, thay đổi linh hoạt, phù hợp với mục tiêu tối cao nói trên.
Bối cảnh quốc tế thay đổi chóng mặt
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đối diện với nguy cơ chuyển từ hợp tác, cạnh tranh là chủ yếu sang đối đầu một cách toàn diện là chủ yếu. Sự đối đầu không chỉ giữa hai nền kinh tế mạnh nhất thế giới mà còn là đối đầu giữa hai hệ giá trị, hai hệ tư tưởng khác nhau về xây dựng hệ thống trật tự thế giới.
Trong khi đó, vai trò của các tổ chức quốc tế đa phương có xu hướng suy giảm và đang phải cải cách, cơ cấu lại. Xu hướng, định hướng cải cách của các tổ chức đó ở mức độ nhất định phụ thuộc vào tương quan mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc.
Các dòng chảy thương mại và đầu tư trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương theo nhóm các quốc gia có thể nổi lên, làm suy giảm thể chế thương mại, đầu tư đa phương toàn cầu.
Các FTA song phương hay đa phương không chỉ là gói gọn trong lĩnh vực thương mại, đầu tư,.v.v.v. mà còn điều chỉnh cả các mối quan hệ, các vấn đề trong biên giới quốc gia.
Bên cạnh đó, khoa học công nghệ sẽ phát triển nhanh, phi truyền thống, phi tuyến tính dẫn đến hàng loạt thay đổi tốc độ nhanh, quy mô và phạm vi lớn, khó lường.
Khoa học công nghệ làm thay đổi quy luật phát triển, thay đổi lợi thế so sánh của các quốc gia. Thế giới sẽ kết nối nhanh hơn, nhiều hơn; trong nhiều trường hợp không còn khoảng cách về địa lý, về thời gian và không gian.
Nhờ đó mà lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, con người, dữ liệu và tri thức tiếp tục được mở rộng về quy mô với tốc độ cực nhanh, làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, phân bố lại cơ cấu sản xuất trên phạm vi toàn cầu, thay đổi cơ bản chuỗi cung ứng.
Kết quả là hệ thống mới sẽ thay đổi cuộc sống của xã hội, của từng cá nhân; thay đổi kiến thức, kỹ năng cần có của người lao động, thay đổi cơ cấu việc làm; nhiều loại công việc hiện nay sẽ giảm hoặc mất đi, được thay thế bằng các loại công việc mới.
Tóm lại, sự thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ sẽ kéo theo sự thay đổi toàn diện và nhanh chóng trên các lĩnh vực khác của xã hội loại người. Vì lẽ đó, các thể chế truyền thống hiện hành, dù được coi là hiện đại, cũng có thể không còn phù hợp.
Quốc gia nào nắm bắt, tận dụng được các cơ hội tạo ra bởi khoa học công nghệ, thì quốc gia đó sẽ có bứt phá và phát triển; và ngược lại, sẽ tụt hậu và tụt lại phía sau của xu thế phát triển.
Thực tế những năm gần đây cho thấy, Châu Âu tuy thuộc loại phát triển nhất thế giới hiện nay, nhưng chưa có những thay đổi tư duy, thể chế theo kịp với phát triển khoa học công nghệ nên lục địa này đã có biểu hiện lạc hậu hơn so với Hoa Kỳ và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực công nghệ mới.
Bây giờ hoặc không bao giờ
Bối cảnh quốc tế kết hợp với những yếu kém mọi mặt hiện nay của nước ta, như tôi đã trình bày ở bài trước, đặt Việt Nam ở vào tình thế “bây giờ hoặc không bao giờ”.
Tôi muốn nhấn mạnh, điều này có nghĩa là chúng ta phải nhanh chóng, dứt khoát cải cách cả về tư duy lý luận, cả về thực hành để bắt kịp và tiến cùng thời đại. Việt Nam phải tận dụng được các cơ hội phát triển trong xu thế vận động chung của kinh tế thế giới, nhất là những cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0 để phát triển. Chúng ta cần đặt mục tiêu đến năm 2030 thành quốc gia có thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 thành quốc gia phát triển.
Tất cả những thứ khác đều chỉ là cộng cụ, phải vận dụng, thay đổi linh hoạt, phù hợp với mục tiêu tối cao nói trên.
Chúng ta phải có ngay những thay đổi đủ lớn, đủ nhanh và nhất quán khắc phục các nguyên nhân đã và đang tạo nên “trần” của tư duy, sáng tạo và cải cách. Nhu cầu tháo bỏ những rào cản đối với sự phát triển nhanh và bền vững hơn của nền kinh tế Việt Nam là bức thiết, thậm chí nhu cầu đó phải trở thành mệnh lệnh không thể chần chừ, do dự.
Chỉ khi nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững hơn thì mới giúp làm gia tăng vị thế và sức mạnh của quốc gia, mà nhờ đó chúng ta mới có thể giữ vững độc lập, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và linh hoạt ứng phó được với những biến động khó lường của các quan hệ quốc tế.
Sự thành bại trong xây dựng và phát triển quốc gia trong các thập kỷ tiếp theo phụ thuộc phần lớn vào những quyết định của Đại hội sắp tới của Đảng.
Tôi cho rằng, chúng ta phải đặt mục tiêu chiến lược đủ cao, thể hiện khát vọng của nhân dân, của dân tộc vươn tới trình độ phát triên cao, ngang hàng với các quốc gia phát triển trên thế giới. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, thách thức; chỉ một số ít quốc gia đạt được, nhưng không phải không đạt được.
Để đặt mục tiêu đến năm 2045 nước ta trở thành quốc gia phát triển, trước tiên cần đặt mục tiêu đến năm 2030 nước ta phải đạt là quốc gia có thu nhập trung bình cao. Từ các căn cứ đó, chúng ta cần xác định mục tiêu cho năm 2025 và hàng năm.
Theo kịch bản của Báo cáo Việt Nam 2035, muốn đạt các mục tiêu nói trên, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm phải đạt ít nhất 8% trong suốt giai đoạn nói trên.
Một số kiến nghị định hướng giải pháp
Trước tiên, tôi kiến nghị làm rõ nội hàm của khái niệm mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là “kinh tế thị trường” với (hay, và) “định hướng xã hội chủ nghĩa” chứ không phải “định hướng xã hội chủ nghĩa trong thị trường”.
Nội hàm như trên thể hiện rõ và cụ thể hóa vai trò của nhà nước trong bảo đảm công bằng xã hội, tập trung và ưu tiên hơn (so với mô hình phi xã hội chủ nghĩa) trong giải quyết các vấn đề xã hội để không ai bị bỏ lại phía sau của quá trình phát triển đất nước; không ai bị đẩy sang bên rìa của cải cách và phát triển.
Bên cạnh đó, chúng ta cần làm rõ nội hàm đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, và sự phù hợp của đổi mới chính trị với đổi mới kinh tế.
Trong đổi mới chính trị, phải có đổi mới vai trò và cách thức lãnh đạo của Đảng; làm rõ và thể chế hóa sự lãnh đạo của đảng. Thể chế kinh tế thị trường không thể vận hành trôi chảy bởi một bộ máy hành chính về bản chất gắn với thuộc tính của nền kinh tế kế hoạch hóa chỉ huy xuyên suốt từ trung ương đến địa phương như hiện nay. Tính thống nhất của nền hành chính quốc gia đã biến thành tính đồng nhất của bộ máy hành chính nhà nước.
Về đổi mới kinh tế, theo tôi, là đổi mới thể chế để đoạn tuyệt hoàn toàn với kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, đổi mới chính trị có thể bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: có thể chế ràng buộc trách nhiệm giải trình của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền; xây dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân; bảo đảm quyền tiếp cận thông tin chính xác và kịp thời của công dân và tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng; hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo không gian nhất định cho công dân tham gia vào quá trình quản trị nhà nước.
Các quy định “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đều đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa thực sự bảo đảm tính đại diện đích thực của người dân để có thể chọn được những người tốt nhất có thể được vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước các cấp. Vì thế, cần đổi mới quy trình, cách thức tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, tổ chức bầu cử và cơ chế cho sự tham gia của các tổ chức xã hội.
Cần đổi mới vai trò và chức năng của nhà nước các cấp trong quản lý kinh tế; phân quyền và trách nhiệm rõ ràng giữa trung ương và địa phương; và đổi mới cách thức phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng như sau:
Thứ nhất, tách riêng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, không để chồng chéo, xin cho như hiện nay; tạo động lực cho các địa phương xây dựng, quản lý chủ động ngân sách của mình, chủ động giải quyết các yêu cầu phát sinh mà không chờ đợi trung ương, rạch ròi trách nhiệm của mỗi cấp, tiết kiệm những chi phí không hiệu quả, hạn chế xin – cho.
Thứ hai, cần thay đổi nguyên tắc phân bổ ngân sách theo nhiệm vụ được giao, theo "đầu ra" của sản phẩm cho mỗi cơ quan đơn vị thay vì phân bổ theo "đầu vào"; "theo đầu người" (biên chế) như hiện nay. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan tinh giản bộ máy, biên chế vì ngân sách hàng năm không phân bổ theo đầu biên chế mà theo nhiệm vụ. Cơ quan được quyền tăng chi phí cho các đơn vị, cá nhân làm tốt, tiết kiệm chi phí. Hàng năm sẽ kiểm điểm việc hoàn thành các nhiệm vụ để quyết định phân bổ ngân sách nhà nước cho năm sau sao cho hợp lý hơn.
Bài viết đã quá dài, tôi xin dừng ở đây.
Nguyễn Đình CungTIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
- Việt Nam đã ‘đụng trần’ để kích thích tư duy, sáng tạo cho phát triển đất nước
- Đổi mới quản trị quốc gia để Việt Nam thịnh vượng
- Vì sao Việt Nam tụt hậu?
BÀ PHẠM CHI LAN: 'CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM ĐANG CÓ NHIỀU VẤN ĐỀ KHÁ NẶNG'
LÊ NGÀ/ VnF 26-3-2019
(VNF) – Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng chính sách tài khóa của Việt Nam đang gặp phải những vấn đề nặng nề, điển hình là chi thường xuyên quá lớn.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Bên lề hội thảo quốc gia “Đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019” đồng thời công bố ấn phẩm Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018 với chủ đề "Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng", VietnamFinance đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về một số vấn đề kinh tế - thể chế hiện nay.
Bà Phạm Chi Lan nói:
"Tôi nghĩ các dự báo về tăng trưởng năm 2019 ở các nước khác trên thế giới đều cũng thấp hơn so với năm 2018, bởi người ta lo ngại về một số rủi ro của kinh tế toàn cầu.
Ví dụ, thương mại toàn cầu đang có sự sụt giảm nhất định do các chính sách bảo hộ của một số nước hay do xung đột thương mại Mỹ - Trung. Cuộc xung đột này ảnh hưởng rất nhiều đến các nền kinh tế chứ không chỉ riêng mình hai nước đó.
Khu vực châu Âu cũng có nhiều bất ổn, đơn cử như câu chuyện Brexit. Nó đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới các nền kinh tế khác trong Liên minh châu Âu, không chỉ riêng mỗi nước Anh.
Nói chung trên toàn cầu, lúc nào người ta cũng nhìn một cách thận trọng về những rủi ro có thể xảy ra. Tại Việt Nam cũng vậy. Thực ra năm nay Chính phủ hay Quốc hội cũng đặt mức chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn so với chỉ tiêu đã đặt ra năm ngoái.
Tôi thấy chỉ tiêu đó là thực tế, bởi nền tảng năm ngoái đã rất cao thì năm sau không thể luôn luôn cao hơn được. Rất khó để chúng ta đòi hỏi một mức tăng trưởng cao hơn trong khi chưa thấy động lực mới của tăng trưởng được đưa ra.
Cho nên ở Việt Nam, việc đặt vấn đề năm nay tăng trưởng kinh tế có thể không bằng được năm ngoái, tôi nghĩ là hợp lý.
Cái “chốt” quan trọng nhất của năm 2019 cũng như là các năm tiếp theo là phải tạo được những động lực tăng trưởng mới, khi mà những nguồn lực cho tăng trưởng cũ đang cạn kiệt dần.
Ví dụ nhìn vào ngành khai khoáng, những năm gần đây đóng góp của ngành này vào nền kinh tế chung đã giảm đi đáng kể. Hay như nông nghiệp, năm ngoái tăng trưởng tương đối tốt phần nào nhờ vào điều kiện về tự nhiên, thời tiết, vậy năm nay có còn được những điều kiện tốt như vậy không.
Đối với khu vực tư nhân, năm nay các doanh nghiệp cũng hình dung được những khó khăn. Năm ngoái, tăng trưởng tốt nhưng vẫn nhìn thấy số doanh nghiệp ngưng hoạt động và giải thể tăng cao hơn. Tức là đa số doanh nghiệp vẫn khó khăn. Thậm chí năm ngoái, số doanh nghiệp giải còn cao hơn số doanh nghiệp mới thành lập.
Điều này chứng tỏ số doanh nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động một vài năm nhất định cũng không chịu nổi sức ép mới, khiến họ phải rút ra khỏi thị trường. Nếu tình hình này còn tiếp diễn thì lấy đâu ra được những lực lượng đóng góp vào tăng trưởng mới cho đất nước.
Tôi cho rằng có nhiều lý do để chúng ta cần phải có một sự thận trọng hơn trong năm 2019".
- Trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ khu vực tư nhân, theo bà việc thực hiện các chính sách này đến thời điểm hiện tại như thế nào?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ giải pháp được đề ra rất nhiều nhưng trên thực tế, việc thực hiện lại vô cùng kém.
Rõ ràng nhất là việc cải thiện môi trường kinh doanh được đề ra nhiều năm nay, năm 2017 thì tương đối khá nhưng đến năm 2018 dường như bị chững lại.
Khi Thủ tướng Chính phủ đưa ra các yêu cầu cắt giảm các điều kiện kinh doanh thì một số bộ, ngành có triển khai. Tuy nhiên, có những điều kiện được xử lý nhưng không có tác dụng thực tế, theo kiểu gom nhiều điều kiện cũ thành một điều kiện mới, hoặc bỏ một một điều kiện mới thì lại đẻ thêm nhiều điều kiện khác khó khăn hơn.
Tôi cho rằng cái này còn phải chiến đấu lâu dài và chừng nào chúng ta chưa cải cách được bộ máy của nhà nước, chưa làm rõ được trách nhiệm giải trình của các cơ quan, buộc họ phải thực hiện những chủ trương lớn của Nhà nước, để cải thiện môi trường kinh doanh, thì chừng đó chúng ta không thể làm được.
Doanh nghiệp sống và làm việc trực tiếp với bộ máy ở các cấp dưới cụ thể, những người thực hiện chứ không phải người làm chính sách, thiết kế chính sách ở cấp cao nhất.
Cho nên ở cấp cao nhất có đề ra chính sách hay mà bên dưới không thực hiện thì cũng không làm cho những chính sách tốt đó đi vào cuộc sống, hay giúp cho doanh nghiệp phát triển được.
- Bà đánh giá như thế nào về chính sách tài khoá của Việt Nam hiện nay?
Tôi nghĩ chính sách tài khoá của Việt Nam đang có vấn đề khá nặng. Tất cả các con số đưa ra qua nghiên cứu so sánh với các nước khác càng cho thấy rõ hơn những vấn đề trong tài khoá của Việt Nam hiện nay.
Tức là, không có nước nào dành ngân sách cho chi thường xuyên cao đến như vậy, cũng không có nước nào có tỷ lệ chi tiêu hay đội ngũ cán bộ nhà nước cao như ở Việt Nam.
Đây là một gánh nặng làm cho chi thường xuyên quá cao, trong khi ngân sách dành cho đầu tư phát triển thì quá thấp. Điều này làm ảnh hưởng chung đến nền kinh tế, đồng thời cũng làm giảm đi động lực của những người đóng thuế, nhất là các doanh nghiệp.
Nếu như người dân, doanh nghiệp cảm thấy tiền thuế được dùng cho đầu tư chung của đất nước như phát triển hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế, có lợi chung cho toàn dân thì họ sẵn sàng đóng thuế nhiều hơn.
Nhưng nếu họ thấy 10 đồng đóng thuế mà 7 đồng để chia cho bộ máy nhà nước mà bộ máy đó nhiều khi không phục vụ được yêu cầu của người dân, không phục vụ tốt được cho doanh nghiệp, gây khó khăn nhiều hơn cho doanh nghiệp thì họ không còn động lực để đóng thuế nhiều hơn cho nhà nước.
- Hiện nay, nguồn thu từ doanh nghiệp ngày càng tăng lên, điều này sẽ tác động như thế nào đến tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, thưa bà?
Hiện nay mức huy động từ doanh nghiệp của nước ta rất cao, nguồn thu này là lớn nhất trong tất cả các nguồn thu thuế; tiếp theo đó là đến từ thu thuế VAT (tức là đóng góp của người tiêu dùng). Tôi cho rằng điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp.
Khi thuế đánh vào doanh nghiệp cao, có những doanh nghiệp làm ăn trả lãi ngân hàng, nộp thuế xong thì không còn lợi nhuận, vậy lấy đâu động lực để cho họ làm tiếp. Đây là một trong những lý do khiến các doanh nghiệp ngưng hoạt động ngày càng tăng lên.
Kể cả đối với thuế VAT cũng vậy, khi đánh thuế cao vào người tiêu dùng và người sản xuất, họ không có khả năng chi trả sẽ dẫn tới thị trường bị thu hẹp lại, điều này lại tác động đến doanh nghiệp.
Tôi cho rằng vấn đề của nước ta là cần phải có những cuộc cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta cần phải có thêm chuyên đề sâu hơn để bàn và đưa ra giải pháp cụ thể đối với thuế như thế nào? Không giảm chi được thì làm sao có thể tăng thu mãi được…
Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
Xem thêm: Bộ Công Thương: Không có chuyện thiếu xăng