ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Cạm bẫy pháp lý, chủ quyền trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” (GD 24/3/2019)-Bẫy nợ trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” (GD 23/3/2019)-Thỏa hiệp với Trung Quốc: Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ(NCQT 22/3/2019)-Xung đột thương mại Mỹ-Trung rồi sẽ về đâu? (GD 21/3/2019)-EU chia rẽ lập trường về Trung Quốc (KTSG 21/3/2019)-Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’ (NCQT 20/3/2019)-Mối lo ngại của Triều Tiên khi đàm phán phi hạt nhân (GD 18/3/2019)-Lệnh cấm Boeing 737 Max cản trở đàm phán Mỹ - Trung (KTSG 18/3/2019)-Chủ tịch Hội luật gia Malaysia: Đoàn Thị Hương không được phóng thích là 'không bình thường' (PLVN 17-3-19)-Ông Trump quyết đòi 8,6 tỷ USD xây tường biên giới (TVN 17/3/2019)-HRW: ‘Đàn áp nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tăng’ (BVN 17/3/2019)-
- Trong nước: Chùa Ba Vàng đột ngột ngừng 'gọi vong, cúng oan gia trái chủ'? (VNN 24/3/2019)-Ông Nhị Lê: ‘Là đảng viên, tôi suy nghĩ rất nhiều về chữ liêm sỷ’ (TVN 23-3-19)-nếu không phải đv thì suy nghĩ rất ít?-Lời một người mẹ gửi Bí thư Nguyễn Nhân Chiến! (GD 23/3/2019)-Không công khai thí sinh gian lận là bao che cho tham nhũng, tiêu cực (GD 23/3/2019)-yk Lưu Bình Nhưỡng-Ai đứng sau trò "vong báo oán" ở chùa Ba Vàng? (GD 23/3/2019)-Trụ trì chùa Ba Vàng, người bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh (Blog VOA 23-3-19)-Bệnh viện Bạch Mai ngỡ ngàng với bác sĩ khuyên dân đến chùa Ba Vàng chữa bệnh (GD 23/3/2019)-Giả dối - thói xấu tệ hại, người cộng sản cần loại bỏ (GD 23/3/2019)-QĐND- trước hết là tự loại bỏ?-Thanh tra Chỉnh phủ kết luận gì về lô biệt thự L09 ở Sơn Trà? (GD 23/3/2019)-Công an vào cuộc xác minh hoạt động mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng (GD 22/3/2019)-Truyền bá vong báo oán vào xã hội là làm ngu dân (GD 22/3/2019)-còn nhiều thứ làm ngu dân?-Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm trong chuyển đổi "đất vàng" ở Đà Nẵng (GD 22/3/2019)-"Việt Nam cần một cuộc Đổi Mới" (VNN 21-3-19)-"Thỉnh oan gia trái chủ" chùa Ba Vàng là chủ trương của Đại đức trụ trì (GD 21/3/2019)-Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật (GD 21/3/2019)-giới thiệu Nghị quyết 20/NQ-CP-Cục CSGT phản hồi phát ngôn của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về bằng lái (VNN 21-3-19)-Chính quyền đang đau đầu hợp thức hóa vụ Trương Duy Nhất? (RFA 21-3-19)
- Kinh tế: Thủ tướng chỉ thị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (GD 24/3/2019)-Đừng xem Trung Quốc là thị trường dễ tính! (KTSG 24/3/2019)-Công nghệ và tôn giáo (KTSG 24/3/2019)-Công nghệ 5G tạo đột phá trong ngành sản xuất (KTSG 23/3/2019)-Lazada triển khai tính năng “live streaming” (KTSG 23/3/2019)-Sữa lạc đà, “vàng trắng” từ sa mạc (KTSG 23/3/2019)-Bảng điện tử trạm BOT không hiển thị biển số phương tiện, liệu có gian lận? (KTSG 23/3/2019)-Doanh nghiệp FDI lo ngại ùn tắc giao thông, chậm phát triển hạ tầng (KTSG 23/3/2019)-Muốn có quốc gia sáng tạo thì phải có môi trường sáng tạo (KTSG 23/3/2019)-Nói dễ, làm mới khó (KTSG 23/3/2019)-Khi những bàn tay thô ráp quẹt “Za-lô” (KTSG 23/3/2019)-Hà Nội vẫn chưa thu hồi khu đất FLC trúng đấu giá nhưng không nộp đủ tiền (GD 23/3/2019)-Cần bỏ cơ chế bù chéo trong giá điện (MTG 22-3-19) -Tăng trưởng GDP nhờ FDI: Cần minh bạch cái được và cái mất (ĐV 22-3-19)-Lam Nguyễn-Ai là người hưởng lợi khi giá điện tăng? (VNN 22-3-19)-Điện thoại Việt Nam đắt hơn Trung Quốc, Ấn Độ: Người dùng thiệt thòi (VNN 22-3-19)-Mỹ: Thanh toán phi tiền mặt vấp phải sự phản kháng (GD 22/3/2019)-Chủ chuỗi khu vui chơi tiNiWorld ra mắt thương hiệu đồ chơi trẻ em (KTSG 22/3/2019)-Vietravel mua cổ phần trường học, tiến sâu vào mảng giáo dục (KTSG 22/3/2019)-Phải thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách địa phương (KTSG 22/3/2019)-TPHCM gần 4 năm chưa làm xong 2,7km đường Vành đai 2 (KTSG 22/3/2019)-Mô hình cửa hàng tiện lợi ở Nhật bị đe dọa vì thiếu lao động (KTSG 22/23/2019)-Du lịch giúp hồi sinh kinh tế Hy Lạp (KTSG 22/3/2019)-Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng (GD 22/3/2019)-Làm sao trị “sân sau”? (KTSG 22/3/2019)-Tín dụng đen sẽ “trường tồn”! (KTSG 22/3/2019)-bàn về trần lãi suất-
- Giáo dục: Sơn La có 44 thí sinh điểm thi không đúng, có em được nâng 26,55 điểm (GD 24/3/2019)-Thầy Nguyễn Văn Lự hướng dẫn học Văn để Thi quốc gia được điểm cao (GD 24/3/2019)-Sán, trong tâm của hiệu trưởng? (GD 24/3/2019)-Ai đảm bảo tương lai sinh viên sư phạm sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn? (GD 24/3/2019)-Học sinh cuối cấp: học chính là phụ, học phụ là chính (GD 24/3/2019)-Bảo vệ con khỏi nội dung độc hại trên Internet (GD 24/3/2019)-Vai trò của Hiệu trưởng trong chương trình giáo dục phổ thông mới ra sao? (GD 24/3/2019)-Hai cô học trò nghèo du học Anh (GD 24/3/2019)-Nổ bình gas mini trong trường học ở Sài Gòn (GD 24/3/2019)-Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng trao tặng 30 suất học bổng trị giá 700 triệu đồng (GD 24/3/2019)-“Nghẹt thở” tại vòng đấu loại trực tiếp English Champion 2019 (GD 24/3/2019)-Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (GD 24/3/2019)-Ngày hội tuổi trẻ sáng tạo, một nét đẹp mới của giáo dục tư thục (GD 24/3/2019)-
- Phản biện: ‘Thỉnh vong báo oán’ ở chùa Ba Vàng và sự thao túng đức tin (TVN 24/3/2019)-Trúc Nguyễn-Sự đốn mạt của Phật giáo quốc doanh: cần một cuộc chỉnh đốn? (BVN 23/3/2019)-Hoa Nghi-Tại sao phải bảo vệ “Đồi Dinh Thị trưởng cũ”? (BVN 23/3/2019)-Mai Thái Lĩnh-Nếu Trung Quốc làm đường cao tốc ở Việt Nam theo kiểu 'còn Đảng - còn mình'... (BVN 23/3/2019)-Nguyễn Hồng Phúc-Sức ép quân sự hóa biển Đông của Bắc Kinh: Hà Nội “mạnh mẽ” phản ứng hơn? (BVN 23/3/2019)-An Viên-Ngày Nước Thế giới 2019: Nước sạch có đủ cho tất cả tại Việt Nam? (BVN 22/3/2019)-Trung Khang/RFA-Đôi lời với Cục Báo chí, Bộ Thông tin - Truyền thông (BVN 22/3/2019)-Nguyễn Đăng Quang-Nhà hàng/Nhà nước & Nhà BOT (BVN 22/3/2019)-Tưởng Năng Tiến-“Ta chỉ cho ngọn lửa, chúng sinh thắp đuốc mà đi” (GD 22/3/2019)-Xuân Dương-Giả dối - thói xấu tệ hại, người cộng sản cần loại bỏ (QĐND 21/3/2019)- Thiện Văn-Đồng Bằng Sông Cửu Long: Nghịch Lý, Nghị Quyết và... Giả Dối (viet-studies 21-3-19)-Quách Hạo Nhiên-Rủi ro trong khai thác dầu khí (GD 21/3/2019)-Quế Chi-Tôi là người Việt Nam, xin hỏi: Chính trị là gì? (Phần 1 và 2) (BVN 21/3/2019)-GS Lê Hữu Khóa-Những Đại đế thời hiện đại: từ V.Putin đến Nguyễn Tấn Dũng (BVN 21/3/2019)-Nguyễn Hiền-Truyền thông nhà nước và những phiên tòa chính trị (BVN 21/3/2019)-Hòa Ái/RFA-15 Năm Một Nghị Quyết- Vết Thương Dân Tộc Vẫn Chưa Lành !!! (viet-studies 20/3/2019)-FB Nguyễn Đình Bin- Cái lò cháy chậm (BVN 20/3/2019)-Trần Mai Trung-Đằng sau ‘Bộ Công an xây dựng dự án Luật Biểu tình’ là gì? (BVN 20/3/2019)-Phạm Chí Dũng-‘Xác ướp’ hồi sinh! (BVN 19/3/2019)-Thường Sơn
- Thư giãn: Ngôi làng Việt Nam nổi tiếng Âu - Mỹ nhờ món hàng độc (VNN 24/3/2019)-Quán cà phê bên 'đường ray tử thần' đông nghẹt khách Tây ở Hà Nội (VNN 23-3-19)-Xổ số để chống thất thu thuế (KTSG 22/3/2019)-Nữ điệp viên chiến lược của Việt Nam (TP 22-3-19)-“Đại công trường Qatar” (KTSG 21/3/2019)-Yêu học trò, có tội không? (GD 20/3/2019)-
'XÁC ƯỚP' HỒI SINH !
THƯỜNG SƠN/ BVN 19-3-2019
Luật Đặc khu, còn gọi là ‘Luật bán nước’ như một tục danh mà nhân dân đặt cho nó, một kiểu ‘xác ướp’ mà đã tạo địa chấn biểu tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam vào năm 2018 rồi sau đó bị hoãn vô thời hạn vào tháng Mười năm 2018 - đang được hồi sinh!
“Về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Chính phủ cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, tại Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 30/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại buổi họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật theo hướng xây dựng một luật chung” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo.
Từ trước khi Dự luật Đặc khu được đưa ra trung ương nghị bàn, một số cựu thần và một bộ phận trong giới cách mạng lão thành đã có những phản ứng nhất định. Còn sau khi nổ ra cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu của dân chúng và khi người ta chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng cũng nói nước đôi chứ không thể ủng hộ tuyệt đối ‘luật bán nước’ theo cách mà những Phạm Minh Chính, Nguyễn Thị Kim Ngân có lẽ rất mong muốn, đã có những cựu thần công khai lên tiếng phản đối Dự luật Đặc khu trước ông Trọng và trong các cơ quan đảng. Hẳn sự phản ứng này, được tích tụ từ trước tháng Sáu và phát ra mạnh hơn sau tháng Sáu, đã tạo nên một sức ép đủ lớn khiến bộ phận quan thức yêu mến ‘luật bán nước’ phải chùn tay mà chưa dám đặt dự luật này lên bàn nghị luận như một hành vi khiêu khích toàn dân.
Đã quá rõ rằng hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình Mười tháng Sáu và phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí thức đã tác động không nhỏ đến giới cách mạng lão thành và cựu thần, tạo nên những phản ứng nội bộ với mức độ đủ lớn để đảng cầm quyền, chính phủ và một Quốc hội ‘đầu sai của đảng’ phải lùi thông qua Dự luật Đặc khu để ‘nghiên cứu tiếp’, và cho đến nay phải tìm cách hoãn bàn về ‘luật bán nước’ vì lo sợ sẽ bùng nổ một phong trào biểu tình khổng lồ mới của dân chúng, dù trước đó đã muốn đặt dự luật này vào sự đã rồi mà không thèm quan tâm đến quan điểm, chính kiến và ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
“Về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Chính phủ cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, tại Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 30/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại buổi họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật theo hướng xây dựng một luật chung” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo.
Từ trước khi Dự luật Đặc khu được đưa ra trung ương nghị bàn, một số cựu thần và một bộ phận trong giới cách mạng lão thành đã có những phản ứng nhất định. Còn sau khi nổ ra cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu của dân chúng và khi người ta chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng cũng nói nước đôi chứ không thể ủng hộ tuyệt đối ‘luật bán nước’ theo cách mà những Phạm Minh Chính, Nguyễn Thị Kim Ngân có lẽ rất mong muốn, đã có những cựu thần công khai lên tiếng phản đối Dự luật Đặc khu trước ông Trọng và trong các cơ quan đảng. Hẳn sự phản ứng này, được tích tụ từ trước tháng Sáu và phát ra mạnh hơn sau tháng Sáu, đã tạo nên một sức ép đủ lớn khiến bộ phận quan thức yêu mến ‘luật bán nước’ phải chùn tay mà chưa dám đặt dự luật này lên bàn nghị luận như một hành vi khiêu khích toàn dân.
Đã quá rõ rằng hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình Mười tháng Sáu và phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí thức đã tác động không nhỏ đến giới cách mạng lão thành và cựu thần, tạo nên những phản ứng nội bộ với mức độ đủ lớn để đảng cầm quyền, chính phủ và một Quốc hội ‘đầu sai của đảng’ phải lùi thông qua Dự luật Đặc khu để ‘nghiên cứu tiếp’, và cho đến nay phải tìm cách hoãn bàn về ‘luật bán nước’ vì lo sợ sẽ bùng nổ một phong trào biểu tình khổng lồ mới của dân chúng, dù trước đó đã muốn đặt dự luật này vào sự đã rồi mà không thèm quan tâm đến quan điểm, chính kiến và ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
Vào đầu tháng Bảy năm 2018, tức khoảng một tháng sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh hành trong cả nước, Nguyễn Phú Trọng - khi đó còn là Tổng Bí thư mà chưa ngồi hẳn vào ghế Chủ tịch nước của kẻ quá cố là Trần Đại Quang - có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình!’.
Trước khi Dự luật Đặc khu trên được tung ra, quan chức Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã ký một thông báo thay mặt Bộ Chính trị kết luận về chủ trương ‘làm’ các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, chính thức mở đường cho một khung pháp lý mà sau này bị dư luận xã hội phản ứng quyết liệt vì cho đó là ‘luật bán nước’.
Đáng chú ý, bản thông báo do Đinh Thế Huynh ký được dựa trên đề xuất của bí thư tỉnh Quảng Ninh - một địa phương giáp biên giới với Trung Quốc - vào thời đó là Phạm Minh Chính.
Có một mẩu chuyện rất đáng mổ xẻ và cần thiết thì ‘hồi tố’ kể cả về sau này: đề xuất của tác giả Phạm Minh Chính đã muốn cho thuê đất đặc khu đến 120 năm chứ không chỉ là 99 năm!
Không biết có phải do ‘thành tích’ đề xuất ý tưởng và cả kế hoạch về xây dựng đặc khu Vân Đồn dành nhiều ưu ái cho nhà đầu tư cùng giới tài phiệt Trung Quốc và lại khá tương thích với ý đồ lấn dần lãnh thổ Việt Nam của Bắc Kinh, ông Chính đã được Tổng Bí thư Trọng tưởng thưởng và đưa quan chức này vào Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tổ chức trung ương tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016.
Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam một lần nữa chứng tỏ cái năng lực nổi bật của nó: không chỉ hùa theo các nhóm lợi ích để tăng vọt thuế và ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’, ‘cơ quan dân cử’ này còn tiến xa hơn một bước bằng một kỳ họp châu đầu vào ‘luật bán nước’.
Trừ một số rất hiếm hoi dân biểu phát tiếng nói phản biện, tuyệt đại đa số còn lại trong số gần 500 đại biểu Quốc hội vẫn tiếp tục thói ‘ngủ ngày’ trong cơn mộng du vong bản và vong dân.
Sau khi Dự luật Đặc khu bị phản ứng dữ dội, người dân đã phát hiện ra nguồn cơn vì sao Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại nhấn mạnh theo lối áp đặt ‘Bộ Chính trị đã quyết định về Luật Đặc khu rồi…’: vào thời gian hội thảo về chủ trương đặc khu Vân Đồn ở Quảng Ninh, Nguyễn Thị Kim Ngân nằm trong số quan chức VIP tham dự hội thảo này và đã ‘nhiệt tình vỗ tay’ dành cho ‘luật bán nước’!
T.S.
VNTB gửi BVN.
VNTB gửi BVN.
ĐẰNG SAU 'BỘ CÔNG AN XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT BIỂU TÌNH' LÀ GÌ ?
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 20-3-2019
Người biểu tình chống hai dự luật an ninh mạng và đặc khu kinh tế bị trấn áp.
Quyền biểu tình của người dân Việt Nam đã mang trên mình một món nợ thời gian khủng khiếp: hơn một phần tư thế kỷ ma mị kể từ Hiến pháp 1992 mà không lộ hình một chút thiện tâm nào, dù chỉ là loại thiện tâm ảo ảnh.
Lại mồi nhử nhân quyền để mặc cả thương mại
Tháng 3 năm 2019, Chính phủ của Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa lấp ló: “Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Công an đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý và tổ chức khảo sát thực tế tại các đơn vị, địa phương để nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Biểu tình bảo đảm thực thi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tránh các thế lực thù địch lợi dụng biểu tình để gây rối mất trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước ta”.
Một lần nữa trong quá nhiều lần bộ luật quyền dân này bị Chính phủ từ thời ‘nắm chắc ngọn cờ dân chủ’ của Nguyễn Tấn Dũng đến ‘liêm chính, kiến tạo, hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc, cùng ‘cơ quan dân cử tối cao’ là Quốc hội lợi dụng như một thứ mồi nhử nhân quyền để mặc cả thương mại với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu - liên quan đến TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) vào những năm 2014 - 2016, và EVFTA (Hiệp- định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam) đang trong giai đoạn ‘chuẩn bị ký kết’ vào những năm 2018 - 2019.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên hay vì thành ý mà Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ Công an tái hiện hình dự án Luật Biểu tình vào lần này.
Một dấu hiệu xuống thang
Nếu yêu cầu của TPP và Hoa Kỳ trong những năm trước về Việt Nam cần có Luật Biểu tình chỉ có vai trò phụ và thứ yếu trong TPP và do đó chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng phải làm gì ngoài những lời ‘hứa cuội’, thì vào lần này con đường dẫn tới EVFTA là chông gai và khốn khổ hơn hẳn đối với chính thể đang khốn quẫn này: vào giữa tháng 11 năm 2018, lần đầu tiên Nghị viện châu Âu tung ra một bản nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền với nội dung rất rộng và sâu, lời lẽ rất cứng rắn, với một trong những đòi hỏi dứt khoát là Việt Nam phải có Luật Biểu tình; và vào tháng 2 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã thẳng tay quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA, với nguồn cơn thực chất là tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam quá trầm trọng và chẳng có gì được cải thiện, khiến chính quyền Việt Nam ‘mất ăn’ khi tưởng như đã nuốt trôi mọi thứ.
Cùng thời gian trên, Việt Nam còn phải đối mặt với cuộc đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam vào đầu tháng 3 năm 2019 và hai cuộc điều trần nhân quyền - một do Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, và một do Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tổ chức. Toàn bộ các cuộc đối thoại và điều trần đều nhắm vào tình trạng vi phạm nhân quyền quá tồi tệ ở Việt Nam.
Hơn bao giờ hết, nhân quyền đã trở nên điều kiện cần và là điều kiện số 1 trong EVFTA - điều mà giới chóp bu Việt Nam không hề mong muốn nhưng cuối cùng đã xảy ra. Không phải ngẫu nhiên mà việc hoãn vô thời hạn EVFTA theo quyết định của Hội đồng châu Âu dựa vào một trong những căn cứ chính là bản kiến nghị yêu cầu hoãn EVFTA của 18 tổ chức xã hội dân sự độc lập ở nước ngoài và tại Việt Nam.
Vào tháng Giêng năm 2019, bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp định này của một số nghị sĩ, Phòng Thương mại châu Âu (Eurocharm) và doanh nghiệp châu Âu, cùng sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam, Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - tuy là người được xem là ôn hòa, đã phản ứng cứng rắn hiếm thấy: “Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc Hội Châu Âu thông qua hết”.
Và ngay sau cuộc đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam, ông Umberto Gambini - một quan chức quan trọng của EU - đã xác nhận chính thức về việc EVFTA phải chờ nghị viện mới của châu Âu khi nghị viện này được bầu lại vào tháng 5 năm 2019. Xác nhận này đã đóng dấu chấm hết cho hy vọng của Thủ tướng Phúc, Bộ Chính trị và chính thể độc đảng chỉ muốn ‘ăn sẵn’ khi ‘mong EU linh hoạt ký kết và phê chuẩn EVFTA trong quý 1 năm 2019’.
Bây giờ thì đã rõ mồn một, nếu vẫn không chịu cải thiện nhân quyền, tương lai của EVFTA sẽ chính là kịch bản tồi tệ nhất, đen tối nhất cho nền chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam mà đang quá cần ngoại tệ để trả nợ nước ngoài. Không có bất kỳ bảo chứng nào hay chữ ký nào của những người tiền nhiệm, các thành viên mới của Nghị Viện Châu Âu mới sẽ thật khó để tìm ra lý lẽ dù thuyết phục khiến họ mau chóng gật đầu với EVFTA, để khi đó chủ đề ‘đàm phán EVFTA’ sẽ phải nhai lại từ đầu.
Thông tin Chính phủ giao “Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Biểu tình” ló ra vào tháng 3 năm 2019 có thể được xem là phản ứng xuống thang đầu tiên của ‘Đảng và Nhà nước ta’ trước EU kể từ cuối năm 2016 đến nay, sau sự kiện tiếp đón Tổng thống Mỹ Barak Obama tại Hà Nội vào giữa năm 2016 và nhận được món quà Mỹ gỡ bỏ toàn phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam mà Hà Nội chẳng phải làm gì về cải thiện nhân quyền để có qua có lại.
Nhưng ‘cải thiện nhân quyền’ như thế nào với một chính thể công an trị?
Bộ Công an ‘làm luật’ theo cách nào?
Có một sự thật hết sức trớ trêu ở Việt Nam là vào năm 2011, thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bộ Công an - cơ quan bị xem là ‘công an trị’ và chuyên trấn áp, đàn áp những cuộc xuống đường vì môi sinh môi trường của người dân, ‘chịu trách nhiệm soạn thảo Luật Biểu tình’.
Kể từ đó đến nay, đã quá nhiều lần Bộ Công an thập thò bộ luật này vào mỗi lúc mà chế độ độc trị phát hiện ra triển vọng một hiệp định thương mại quốc tế - hoặc TPP, hoặc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, hoặc EVFTA. Nhưng sau khi đã ‘ăn đủ’ hoặc cám cảnh vì ‘mất ăn’, đã quá nhiều lần cơ quan bộ này yêu cầu hoãn Luật Biểu tình khi nại ra lý do: “Trong quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như khái niệm “biểu tình”, “quyền tự do biểu tình”, “nơi công cộng”, “tụ tập đông người”…; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mít-tinh, biểu tình do Đảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không); vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình…”.
Một luật gia cho rằng đã có đủ căn cứ để thấy rằng việc cố tình kéo dài thời gian soạn thảo dự luật biểu tình của Bộ Công an là hành vi tắc trách công vụ, vi phạm vào Điều 4 của nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 do Chủ tịch Quốc hội ký ban hành tại kỳ họp thứ 7, Tháng Sáu, 2014.
Trong khi đó và chẳng cần đến luật biểu tình chưa biết khi nào mới được 500 đại biểu Quốc hội đồng gật, từ năm 2007 đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành và tọa kháng của dân oan đất đai. Năm 2011 đã làm nên dấu mốc lịch sử bởi hàng ngàn trí thức, nhân sĩ và người dân đã tổ chức hàng chục cuộc xuống đường để phản đối Trung Quốc, cùng truy vấn thái độ im lặng đầy khuất tất của đảng cầm quyền và Chính phủ trước một bí mật bắt đầu bị hé lộ: Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Ở Sài Gòn, hai cuộc biểu tình mang tính “kinh điển” vào tháng Năm 2014 phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lên đến hàng chục ngàn người, và cuộc tổng biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng vào tháng Sáu năm 2018 mà đã khiến toàn bộ lực lượng công an, dân phòng, quân đội bất động.
Những năm gần đây, phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đình công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản đối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016 và 2017, cánh lái xe liên tiếp phản đối các trạm BOT thu phí và phản kháng dân sự đối với chính quyền suốt từ năm 2017 đến nay.
Đói quá lâu sẽ hết đói. Cuối cùng, bánh vẽ Luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Cuối cùng, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.
Đến lúc này, mọi chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để “lấy lại lòng tin của nhân dân”.
Cũng quá muộn để ‘nghiên cứu xây dựng’ và ban hành Luật Biểu tình.
Tại sao không phải Bộ Nội vụ?
Về thực chất, đằng sau động thái Chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu xây dựng Luật Biểu tình chỉ là sự tiếp nối của một chuỗi động tác đối phó và ma mị nhằm đạt được mục tiêu ký kết và phê chuẩn EVFTA ngay trong năm 2019. Mà chưa có gì được xem là ‘thành tâm’.
Nhưng thủ đoạn trí trá, giảo hoạt và lươn lẹo ấy lại luôn là một sai lầm về sách lược của ‘Đảng và Nhà nước ta’.
Bởi lẽ đơn giản là với một Bộ Công an - còn được biệt danh là ‘bộ đàn áp nhân quyền’, quá tai tiếng về đàn áp biểu tình và vô số vấn nạn tra tấn người dân - việc giao cho bộ này làm Luật Biểu tình, trong khi đúng ra phải giao cho Bộ Nội vụ, là quá bất hợp lý, chẳng khác nào ‘giao trứng cho ác’ và tiếp thêm một mồi lửa thách thức EU và các chính phủ tiến bộ trên thế giới.
Hoặc cho dù Luật Biểu tình có được thông qua trong năm 2019 hoặc năm 2020, thì với những nội dung dự thảo luật chỉ siết không mở của Bộ Công an, thậm chí còn có thể hợp thức hóa cho hành vi của các ‘lực lượng công quyền’ đánh đập tra tấn người dân một cách côn đồ và lưu manh, sẽ chẳng có bất kỳ ích lợi nào cho người biểu tình ở Việt Nam, nếu không muốn nói là những cuộc biểu tình dân sinh có thể sẽ bị chế độ công an trị dìm trong biển máu.
P.C.D.Tác giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét