ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Việt Nam, nơi hội tụ của những toan tính địa chính trị toàn cầu (GD 3/3/2019)-Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai (NCQT 3/3/2019)-Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’ (NCQT 3/3/2019)-Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Canh bạc của Trung Quốc? (NCQT 2/3/2019)-‘Bàn tay’ TQ làm hỏng thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội? (BVN 2/3/2019)-VOA- 30 chưa phải Tết, thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 củng cố nền móng cho cả tiến trình (GD 1/3/2019)-‘Phi hạt nhân hóa’: Lời giải duy nhất cho ‘bài toán’ Triều Tiên? (TVN 1/3/2019)-Ông Trump phản ứng thế nào trước họp báo bất ngờ của Triều Tiên? (VNN 1/3/2019)-TT Trump và Chủ tịch Kim ‘không đạt thỏa thuận’ ở Việt Nam (BVN 1/3/2019)-Viễn Đông-Bảy đại nguy cơ của Trung Quốc (VHNA 1-3-19)- Mỹ-Triều không ra được tuyên bố chung: Đừng thất vọng (TVN 28/2/2019)-Quốc tế xem thượng đỉnh Mỹ - Triều là cơ hội lớn cho Việt Nam (KTSG 28/2/2019)-Thượng đỉnh Mỹ - Triều kết thúc sớm hơn kế hoạch, không thỏa thuận nào được ký kết (KTSG 28/2/2019)-Tổng thống Trump: “Cuộc gặp tiếp theo với ông Kim có thể diễn ra sớm nhưng cũng có thể rất lâu" (KTSG 28/2/2019)-
- Trong nước: Cán bộ, đảng viên là phải gương mẫu, đi đầu (GD 2/3/2019)-QĐND-Thủ tướng làm việc với 27 chuyên gia kinh tế hàng đầu (VOV 2-3-19)-Bộ Công thương lại hứa xử lý vụ xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng (GD 1/3/2019)-Đảng viên thế nào sẽ bị thanh lọc? (GD 1/3/2019)-yk PGS Ng Tr Phúc-Lại xuất hiện công văn giả chữ ký của Chủ tịch tỉnh Quảng Nam(GD 1/3/2019)-Những điểm sáng của nước chủ nhà khi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều (TP 1-3-19)-
- Kinh tế: “Tránh” hay “trốn” thuế? (KTSG 3/3/2019)-Toyota tung chương trình giảm giá, khuyến mại hiếm hoi (KTSG 3/3/2019)-Ngành ô tô Đức lâm nguy khi nhu cầu xe cá nhân chạm đỉnh (KTSG 2/3/2019)-Thị trường lao động Mỹ nóng nhất trong nửa thế kỷ (KTSG 2/3/2019)-Khi Việt kiều giật mình giá nhà mặt tiền ở Việt Nam (VNN 2-3-19)-Ma trận dịch vụ khi đến chùa Bái Đính, không có tiền đừng mong lễ Phật (GD 2/3/2019)-Có những người tối mắt vì tiền, lợi dụng hầu đồng để làm trò bịp bợm (GD 2/3/2019)-Đã chuyển kết luận thanh tra dự án Gang thép Thái nguyên sang Bộ Công an (GD 2/3/2019)-Gỡ “rối” cho du lịch miền Trung - Tây Nguyên (KTSG 2/3/2019)-Áp dụng luật riêng cho lao động nước ngoài tại Việt Nam: Người làm sai, kẻ cố tìm cách lách luật (Leader 2-3-19)-Cảng Quy Nhơn trên đường “về” tài sản Nhà nước (KTSG 1/3/2019)-Thủy sản 2019: Mục tiêu 10 tỉ đô la và thách thức cần vượt qua (KTSG 1/3/2019)-Sớm lựa chọn nhà đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (KTSG 1/3/2019)-Amazon nỗ lực chống hàng giả (KTSG 1/3/2019)-Công nghệ AI tìm cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0 (KTSG 1/3/2019)-Singapore tham vọng dẫn đầu thế giới về xe tự lái (KTSG 1/3/2019)-GS Nguyễn Kế Tuấn: "Ví các tập đoàn như quả đấm thép, đấm ai ở thời đại này?" (DT 1-3-19)-Những đại gia nào đang hưởng lợi từ dự án nửa du lịch, nửa tâm linh? (GD 1/3/2019)-Ồ ạt xây chùa, kinh doanh tâm linh và nhiều hệ lụy không thể đong đếm (GD 1/3/2019)-Công ty Hạ Long trồng cây hay phá rừng để khai thác than trái phép? (GD 1/3/2019)-Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhưng phải chống tiêu cực, lãng phí (GD 1/3/2019)-Thông điệp cấm xe máy: coi chừng lợi bất cập hại (KTSG 1/3/2019)-
- Giáo dục: Bộ Giáo dục có nên làm bộ sách giáo khoa cho chương mới nữa không? (GD 3/3/2019)-Còn Thông tư 17, học sinh hạnh phúc sao được? (GD 3/3/2019)-Học sinh không biết đọc, xin đừng đổ hết tội lên giáo viên chúng tôi (GD 3/3/2019)-Thầy giáo Vũ truyền cảm hứng cho học sinh học mỹ thuật (GD 3/3/2019)-Khi đã chọn nghề là hết lòng, hết sức (GD 3/3/2019)-Thầy cô đang bị biến thành công cụ kiếm tiền cho ai đó (GD 2/3/2019)-Trả bài cũ trên lớp, học trò khiếp sợ (GD 2/3/2019)-Nghe họ gọi "bọn giáo viên", lòng tôi thắt lại, nghẹn lời (GD 2/3/2019)-Tố cáo Hiệu trưởng tiêu cực, Hiệu phó bị khởi tố vì đồng phạm, giúp sức (GD 2/3/2019)-Cần mấy bộ sách giáo khoa cho chương trình mới? (GD 2/3/2019)-Làm thế nào để học sinh nông thôn không thua kém thành thị? (GD 2/3/2019)-Sách Đại học, một cái nhìn toàn diện (KTSG 2/3/2019)-
- Phản biện: Việt Nam, nơi hội tụ củnhững toan tính địa chính trị toàn cầu (GD 3/3/2019)-Xuân Dương-Đại gia Xuân Trường xây chùa, núp bóng tâm linh sẽ hưởng lợi vô thời hạn? (GD 3/3/2019)-Tùng Dương-Ma trận dịch vụ khi đến chùa Bái Đính, không có tiền đừng mong lễ Phật (GD 2/3/2019)-Vũ Phương-Vài điều về Tết Trồng cây (BVN 2/3/2019)-Nguyễn Đình Cống-Vì sao “buôn thần-bán thánh” nở rộ như nấm sau cơn mưa? (GD 2/3/2019)-Tô Văn Trường- Sau Son - Tuấn sẽ bắt ai? (Blog VOA 2-3-19)-Phạm Chí Dũng-Vụ buôn chính trị của nhà buôn địa ốc và sự thảm hại của tờ báo nô (BVN 2/3/2019)-Phạm Đình Trọng- Hỏi thêm ông Dũng (BVN 2/3/2019)-Nguyễn Đình Cống-Biểu tượng của nền giáo dục cai trị? (BVN 2/3/2019)-Đỗ Thành Nhân-Venezuela: những gì cần biết và hiểu? (BVN 1/3/2019)-Nguyễn Gia Kiểng-Giáo sư Chu Hảo: Quĩ Phan Chu Trinh ngưng hoạt động không từ một sức ép nào cả (BVN 1/3/2019)-Kính Hòa/RFA-Chào mừng Kim cháu tới Việt Nam nhắc lại một chuyện thời Kim ông (BVN 28/2/2019)-Vũ Thư Hiên-Hãy cho Trump một cơ hội về Bắc Hàn (BVN 28/2/2019)-Daniel DePetris -Bàn về một chỉ thị của Ban Bí thư TƯ Đảng(BVN 28/2/2019)-Nguyễn Đình Cống-Đàn ông xây nhà, Đàn bà xây tổ ấm, cổ nhân dạy có sai bao giờ!(GD 28/2/2019)- Xuân Dương-KHI HỘI NHÀ THỎ CHƠI XỎ CÁC NHÀ THƠ (BVN 27/2/2019)-Chu Mộng Long-Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu? (BVN 27/2/2019)-Ben Ngô/BBC-Những dấu hỏi từ vụ bắt Son - Tuấn (BVN 27/2/2019)-Phạm Chí Dũng-Tại sao Triều Tiên không thể sao rập Việt Nam(BVN 272/2019)-Diên Vỹ dịch-Vì sao ầm ĩ lên án ‘giặc Trung Quốc xâm lược?’ (BVN 26/2/2019)-Phạm Chí Dũng-Những tâm ma khoác áo Tuyên giáo (BVN 26/2/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-
- Thư giãn: Giải mã tháng Tư tử thần ám ảnh số phận bà Trần Lệ Xuân (DV 2-3-19)-Tìm bạn đời bằng… thuật toán (KTSG 1/3/2019)-Người phiên dịch cho Kim Jong-un từng học ở Việt Nam (VNN 1-3-19)-Người phiên dịch cho Chủ tịch Triều Tiên là ai? (TT 1-3-19)-Vì sao ngay cả đặc nhiệm Mỹ cũng ngán Đặc công Việt Nam? (DV 1-3-19)-Phi công và tâm lý chiến Triều Tiên ở VN (BBC 1-3-19)
NHỮNG TÂM MA KHOÁC ÁO TUYÊN GIÁO
NGUYỄN NGỌC CHU/ BVN 26-2-2019
Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn.
Bắt giam hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là bước đi cần thiết trong công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ. Hai kẻ cầm đầu vụ cướp 8900 tỷ mà không bị trừng trị thì lòng tin của dân vào Đảng sẽ càng tiếp tục giảm xuống. Nhưng ngay cả khi đã trị tội thích đáng Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn, thì cũng không làm người dân bớt lo lắng.
Là bởi vì, không chỉ băng cướp Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn, mà hàng ngàn băng cướp khác đã và đang cướp tiền ngàn tỷ của dân ở khắp mọi nơi. Không thể bỏ tù hết những băng cướp này vì chúng đã đông lại còn ngày càng tiếp tục sinh sôi nảy nở. Tiêu diệt tận gốc nguyên do sinh ra các băng cướp này mới là điều nhân dân thiết tha chờ đợi.
Muốn tiêu diệt tận gốc nguyên do sinh ra các băng cướp như Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn, thì phải hỏi ai là người đã đưa Nguyễn Bắc Son - Trương Minh Tuấn lên cầm đầu Bộ Thông tin và Truyền thông? Chỉ có ở vị trí Bộ trưởng Bộ 4 T thì Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn mới có quyền lực để thực hiện vụ cướp đoạt 8900 tỷ. Chính những nhân tố đưa Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn lên chức vụ Bộ trưởng Bộ 4 T mới là những mục tiêu cần tiêu diệt.
Nhưng không chỉ chức vụ Bộ trưởng Bộ 4T mà còn chức vụ Phó ban Tuyên giáo Trung ương nữa - đều là phương tiện cướp đoạt của Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn. Chức vụ Bộ trưởng là công cụ Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cướp đoạt tiền bạc và quyền lực. Còn chiếc áo Phó ban Tuyên giáo Trung ương là công cụ để Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn cướp đoạt tiếng nói và suy nghĩ.
Những kẻ thấp văn hóa như Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn mà lại đứng trong hàng đầu Ban Tuyên giáo (Ban Tư tưởng – Văn hóa) của Đảng thì thật là tai vạ cho Đảng, làm hủy hoại danh tiếng Tư tưởng – Văn hóa của Đảng. Bởi vậy, để tránh tai vạ tương tự cho Đảng trong tương lai, thì phải truy rõ nguồn cơn qua câu hỏi sau:
Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn là những tâm ma khoác áo Tuyên giáo thì đã rõ, nhưng có chăng khi khoác chiếc áo Truyên giáo thì tâm của Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn mới thành tâm ma thực sự nguy hiểm?
Trả lời cả hai vế thuận nghịch của chiếc áo Tuyên giáo sẽ rõ thêm nguồn cơn mà đề phòng. Rằng, tâm ma đã đưa Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn lên ghế Bộ trưởng – Phó ban Tuyên giáo Trung ương, nhưng chính chiếc ghế Bộ trưởng và chiếc áo Tuyên giáo đã biến Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn đã tâm ma càng thêm tâm ma. Nghĩa là, ở mặt khác, Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn cũng là nạn nhân.
TBT Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành cuộc chống tham nhũng hiệu quả hơn nhiều so với người đứng đầu Ban chống tham nhũng trước đó là cựu TT Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng thời gian nhiệm kỳ 2 sắp hết, TBT Nguyễn Phú Trọng không thể bỏ tù tất cả bọn tham nhũng đông hằng hà sa số. Điều cấp thiết hơn là đưa ra Thuật toán loại trừ nguồn gốc sinh ra những tâm ma cướp đoạt tiền bạc, cướp đoạt quyền lực, cướp đoạt tiếng nói, cướp đoạt suy nghĩ – như cặp Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn.
Muốn thế, phải rút quyền lực đưa những Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn vào ghế Bộ trưởng trả lại cho cơ chế khác. Muốn thế, phải trút bỏ chiếc áo Tuyên giáo khỏi vai Bộ trưởng Bộ 4T.
Công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi vai trò Ban Tuyên giáo. Ban Tuyên giáo chỉ tiêu tốn tiền của dân, chỉ làm thêm cho Đảng cồng kềnh rắc rối. Đã đến lúc phải nghĩ đến sự tồn tại của Ban Tuyên giáo trong cấu trúc của Đảng. Đảng muốn mạnh, nhất thiết phải tái cấu trúc.
Nhiều người dân đang đợi chờ Thuật toán mới của TBT Nguyễn Phú Trọng. Thuật toán không còn những chiếc áo Tuyên giáo cho những tâm ma đi rao giảng.
N.N.C.Nguồn: FB Nguyễn Ngọc Chu
NHỮNG ĐẤU HỎI TỪ VỤ BẮT SON-TUẤN
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 27-2-2019
Có những điểm giống nhau ‘chết người’ giữa vụ cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn ‘nhập kho’ vào tháng 2 năm 2019 với vụ hình ảnh cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng phải ngậm ngùi tra tay vào còng hơn một năm trước đó: cả hai đều còn giữ cương vị Ủy viên trung ương khi bị khởi tố và bắt giam; và cả hai đều có ‘độ trễ’ từ lần mất chức gần nhất đến lúc bị bắt là 7 tháng.
Sau khi bị cách lột chức vụ Ủy viên Bộ chính trị vào tháng 5 năm 2017, Đinh La Thăng được Bộ chính trị ‘phân công’ về làm Phó trưởng ban Kinh tế trung ương như một thủ thuật ‘nhốt quyền lực vào lồng’, sau đó đến tháng 12 năm 2017 thì bị bắt; còn Tương Minh Tuấn sau khi bị cách chức Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông vào tháng 7 năm 2018, 7 tháng sau cũng bị bắt nốt.
Tại sao Tuấn ‘thoát’ tại Hội nghị trung ương 9?
Vụ hai cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị tống giam vào ngày 23/2 - hai tuần sau tết nguyên đán năm 2019 có thể xem là tương đương với sự kiện hai tướng Phan Văn Vĩnh - cựu Tổng cục trưởng cảnh sát nhân dân và Nguyễn Thanh Hóa - Cục trưởng Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao - cả hai đều thuộc Bộ Công an - bị khởi tố và bắt giam sau tết nguyên đán năm 2018 vì bảo kê cho đường dây đánh bạc công nghệ cao.
Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7000 tỷ.
Một dẫn chứng phát lộ gần nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.
Trong khi đó, Trương Minh Tuấn là quan chức bị nghi ngờ rất lớn về ‘âm mưu chia chác’ bởi nhân vật này đã trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho đàn anh Nguyễn Bắc Son, để Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG.
Dường như ý chỉ của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng là khá rõ ràng: cứ để cho ‘hai ông’ Son và Tuấn ăn tết nguyên đán Kỷ Hợi với gia đình lần cuối rồi mới bắt, theo đúng một tư tưởng mới nhen nhóm của ông Trọng: ‘chống tham nhũng phải nhân văn’.
Nhưng một dấu hỏi lớn vẫn chằn chặn là tại sao tại Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2018, ‘Tổng chủ’ lại không cách chức ủy viên trung ương của Trương Minh Tuấn mà chỉ làm động tác này đối với Nguyễn Bắc Son và một ‘chuột cống’ khác là Tất Thành Cang - khi đó giữ chức Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM và có nhiều dấu hiệu dính đậm tham nhũng trong hai vụ khu đô thị mới Thủ Thiêm và Nhà Bè?
Trọng thực hành ‘công bằng và đối ứng’ hay sự biến khác?
Từ giữa năm 2018 và đặc biệt sau vụ Trương Minh Tuấn bị mất chức Bí thư ban cán sự đảng bộ Thông tin và Truyền thông cho đến thời điểm diễn ra Hội nghị trung ương 9, đã ồn ào tin tức về khả năng Tuấn sẽ bị bắt. Tuy nhiên sau đó bầu không khí hăm hở này lắng dần theo thời gian, chỉ còn loáng thoáng một ít tin tức ngoài lề về việc Son và Tuấn bị giám sát, câu lưu và hàng ngày phải ‘phục vụ ‘ cơ quan điều tra. Cũng có tin cho rằng cả Son và Tuấn đều ‘thoát’, hoặc Son bị bắt nhưng Tuấn vẫn được cho ‘hạ cánh an toàn’.
Trong năm 2018, Trương Minh Tuấn đã thoát hiểm đến hai lần. Đặc biệt lần thoát hiểm thứ hai của Tuấn trùng với thời điểm cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Lê Nam Trà - cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty MobiFone và Phạm Đình Trọng - Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp Bộ TT-TT vào ngày 10/7/2018. Vào lúc đó, đã không hiện ra cái tên Trương Minh Tuấn trong danh sách khởi tố bắt giam.
Nhưng hiện tượng Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son ‘thoát’ mà chỉ có Lê Nam Trà và Phạm Đình Trọng bị khởi tố và bắt giam đã khiến dậy lên dư luận xã hội, giới cách mạng lão thành, cựu chiến binh và cả dư luận trong nội bộ đảng cho rằng Trà và Trọng chỉ là kẻ thừa hành, trong khi cựu bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son mới là kẻ chủ mưu, cùng một kẻ chủ mưu khác và thừa hành đắc lực là Trương Minh Tuấn thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, cho dù cả Son và Tuấn đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận vi phạm là ‘rất nghiêm trọng’.
Khi đó, cũng có nhiều dư luận cho rằng tình cảm ưu ái của Nguyễn Phú Trọng dành cho Trương Minh Tuấn là khá rõ, khác hẳn với trường hợp Đinh La Thăng.
Vậy phải chăng từ sau Hội nghị trung ương 9 đến nay đã xảy ra những động thái đủ lớn trong nội bộ mà đã khiến Trương Minh Tuấn cuối cùng đã không thể ‘thoát’?
Cho tới giờ thì đã rõ: dù được gấp rút và đặc cách chỉ định ngồi vào ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương khi âm mưu ăn cắp tiền ‘MobiFone mua AVG’ còn chưa hoàn tất cái bi kịch lịch sử của nó, số phận của Trương Minh Tuấn không chỉ phụ thuộc vào ý chỉ của Nguyễn Phú Trọng mà vẫn rất bấp bênh.
Một yếu tố tâm lý quan trọng cần xét đến là sự thay đổi bất thường trong quan điểm Nguyễn Phú Trọng, trong trường hợp ông Trọng bị những cựu thần và tướng lĩnh lão thành - giới mà ông Trọng dành cho nhiều tình cảm về ý chủ nghĩa ý thức hệ cộng sản và nhiệm vụ bảo vệ đảng và do đó thường tham khảo ý kiến - chỉ trích nặng nề vì đã không xử nghiêm Trương Minh Tuấn để công bằng với các vụ xử ‘phe Nguyễn Tấn Dũng’, vô hình trung sẽ khiến ‘uy tín của Tổng bí thư bị ảnh hưởng’, chưa kể ước mơ tái hiện hình ảnh cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với ‘Đổi Mới’ ba chục năm về trước và ‘lưu truyền sử xanh’ của Nguyễn Phú Trọng trong tương lai có thể bị tan vỡ như bong bóng xà phòng.
Vụ hai cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son và đặc biệt là Trương Minh Tuấn bị tống giam vào cuối tháng 2 năm 2019 chỉ xảy ra ít ngày trước cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong Un tại Hà Nội.
Nếu quả thật Nguyễn Phú Trọng muốn xử Son và Tuấn như một liệu pháp công bằng giữa ‘củi nhà’ với ‘củi rừng’, sẽ có một điểm tương ứng giữa ông ta với Donald Trump: vào đầu năm 2017 và chỉ vài tháng sau khi nhậm chức Tổng thống nước Mỹ, Trump đã liệt kê Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia ‘gây hại’ cho Mỹ, trong đó Việt Nam đứng thứ 6 trong số các nước đầu bảng khiến Mỹ phải nhập siêu nặng nề. Không bao lâu sau đó, Trump đã đề ra nguyên tắc ‘công bằng và đối ứng’ đối với hàng hóa Việt Nam, nghĩa là bắt buộc Việt Nam phải giảm giá trị xuất siêu hàng năm vào Mỹ và phải nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa từ Mỹ.
Phải chăng Nguyễn Phú Trọng cũng đang thực hành nguyên tắc ‘công bằng và đối ứng’, có qua có lại đầy đủ giữa ‘phe ta’ và phe đối phương’?
Nếu đúng thế, vụ tống giam hai người được xem là là ‘phe ta’ - Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn - đang phát đi thông điệp rằng ‘Minh quân’ sẽ có thể không nương tay với ‘củi rừng’ - chẳng hạn như nhóm lợi ích Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang… và có thể còn ‘máu lửa’ hơn nữa trong năm 2019 này.
Nhưng cũng còn một dấu hỏi khác: vụ bắt Son - Tuấn xảy ra khi Nguyễn Phú Trọng có một chuyến công du đến Campuchia và Lào, tức có thể ông Trọng không hẳn là người trực tiếp chỉ đạo đối với vụ bắt bớ này, thậm chí ông ta ‘không biết’. Nếu giả thiết này là đúng, dù chỉ với xác suất nhỏ, chóp bu nào mới là người ra lệnh bắt Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn? Liệu có xảy ra một sự biến gì trong nội bộ giới lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam khi Trọng vắng mặt?
P.C.D.Tác giả gửi BVN
SAU SON-TUẤN SẼ BẮT AI ?
PHẠM CHÍ DŨNG/ Blog VOA 2-3-2019
Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son bị bắt vào tháng 2 năm 2019 không chỉ là vụ bắt quan tham, mà còn bằng vào đó để đánh giá và phân tích về sự thay đổi trong quan điểm và hành động của Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch ‘đốt lò’.
Không chỉ giới quan sát chính trị mà nhiều người dân Việt đang xoay vần một câu hỏi: sau Son và Tuấn sẽ đến lượt kẻ nào?
Những kẻ ‘ăn đất’
Cái tên đang hiện ra nhiều nhất trong suy đoán của dư luận là Tất Thành Cang - kẻ tưởng như đã phải tra tay vào còng tại Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2019.
Khi đó, nhiều thông tin không chính thức cho biết Tất Thành Cang đang bị điều tra về vụ ‘ăn đất’ Nhà Bè và vụ ‘nuốt’ hơn 1000 tỷ đồng cho mỗi km đường của 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm. Cả hai vụ này đều được cho là có bằng chứng cụ thể. Những bằng chứng này đã hiện ra trên mặt một số tờ báo nhà nước trong suốt mấy tháng kể từ lúc Cang bị ‘lên máu’ mà phải vào điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Nhưng nhiều nguồn tin còn cho biết cơ quan điều tra của Bộ Công an đã nắm được đến mức chi tiết từng phi vụ làm ăn của Tất Thành Cang với các ‘đối tác’.
Tuy nhiên Hội nghị trung ương 9 đã chỉ cách chức trung ương ủy viên đối với Cang, còn cho tới nay y vẫn còn giữ được ghế thành ủy viên ở trong Thành ủy TP.HCM - một hiện tượng chính trị mà đã tạo nên một mối ngạc nhiên lớn trong dư luận, đặc biệt trong giới cán bộ lão thành và những người vẫn đang nuôi hy vọng vào một công cuộc ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ của nhân vật được xưng tụng là ‘Minh quân’ - Nguyễn Phú Trọng.
Sau vụ bắt Son - Tuấn, dư luận xã hội và người dân, đặc biệt là khối dân oan đất đai lên đến hàng trăm ngàn người Việt Nam - đang nhìn vào quan điểm và thái độ xử lý Tất Thành Cang của Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ Chính trị của ông ta như một phép thử quan trọng về thực chất của chiến dịch ‘đốt lò’ là gì, hay chỉ là ‘chống tham nhũng một bên’ và ‘đầu voi đuôi chuột’.
Với quá nhiều sai phạm của một ‘đảng viên gương mẫu’ và chuyên đi răn dạy ‘học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’ và nhiều vi phạm pháp luật như Tất Thành Cang, quan chức này phải bị khởi tố, tống giam, truy tố và và nhận một bản án tù thích đáng.
Nhưng liệu Cang có ‘thoát’?
Thành ủy TP.HCM bao che cho ‘lũ người quỷ ám’?
Nếu nhìn vào những động thái ở Thành ủy TP.HCM, cơ hội tham sống sợ chết của Tất Thành Cang không phải là không có. Thành ủy TP.HCM trước đó hầu như đã chẳng làm gì để xử lý Tất Thành Cang.
Chỉ đến tháng 11 năm 2018 khi sắp diễn ra Hội nghị trung ương 9, nhân vật nổi tiếng bởi thói quen ‘tự bó miệng’ là Nguyễn Thiện Nhân mới lần đầu tiên phải thẽ thọt về ‘Bộ Chính trị sẽ quyết định mức kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang vào tháng Mười Hai năm 2018’.
Trước đây, Nguyễn Thiện Nhân đã hứa như đinh đóng cột trước công luận và người dân Thủ Thiêm là đến tháng Mười Một năm 2018 sẽ xử lý kỷ luật Tất Thành Cang. Song khi tháng Mười Một đã trôi qua, Thành ủy TP.HCM vẫn bình chân như vại trong cảnh nước mắt Thủ Thiêm đã cạn khô, chỉ còn vẳng lại những lời chửi rủa và động tác ném giày vào mặt quan chức.
Về Sài Gòn làm ‘vua’ đã được một năm rưỡi, nhưng năng lực của một bí thư thành ủy như Nguyễn Thiện Nhân chỉ được chứng tỏ bởi thái độ nhu nhược, co thủ và để cho ‘lũ người quỷ ám’ (tên một tác phẩm của đại văn hào Nga Dostoievsky) như Tất Thành Cang, Nguyễn Thị Quyết Tâm lộng hành và qua mặt.
Không những không làm được bất cứ điều gì giúp cho dân oan Thủ Thiêm ngoài những hứa hẹn có cánh và ý đồ chỉ muốn đẩy dân oan vào khu tái định cư để khỏi đi khiếu kiện tố cáo, Nguyễn Thiện Nhân còn trực tiếp chỉ đạo vụ chính quyền quận Tân Bình giải tỏa như một hình thức cướp đất tại Vườn Rau Lộc Hưng, thậm chí còn cả gan chỉ đạo di dời lư hương trước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở trung tâm Sài Gòn.
Sắp ‘đóng hòm’?
Thế cờ ‘Nam tiến’ trong chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng nhắm vào Thành ủy TP.HCM trong ít nhất năm 2019 là không thể nghi ngờ, khi vào nửa cuối năm 2018 và đặc biệt vào thời ‘hậu Trần Đại Quang’, Trọng và Ủy ban Kiểm tra trung ương của ông ta đã có khá nhiều động thái ‘rung cây dọa khỉ’ tại thành phố này. Khá nhiều người thân của ‘bố già’ Lê Thanh Hải như vợ, con trai, em trai đã bước đầu bị ‘siết’. Những thủ hạ đắc lực một thời của Lê Thanh Hải như Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài đều đã phải ‘nhập kho’…
Bởi vụ bắt Nguyễn Bắc Son và đặc biệt là Trương Minh Tuấn xảy ra chỉ hai tuần sau tết nguyên đán 2019, có thể cho rằng Nguyễn Phú Trọng đang muốn khởi đầu năm nay với tốc độ ‘đốt lò’ mạnh hơn và nóng hơn khoảng thời gian đầu năm 2018. Theo đó, số phận Tất Thành Cang và nhóm Lê Thanh Hải có thể sẽ được ‘chung quyết’ không bao lâu sau cuộc gặp Trump - Kim tại Hà Nội.
Nếu Nguyễn Bắc Son đã về hưu từ ít năm qua và được xem là không có mối quan hệ ‘đặc biệt’ với Nguyễn Phú Trọng, thì Trương Minh Tuấn - kẻ đang thọ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương - lại được xem là ‘gà’ của ‘Tổng chủ’ cho đến tận gần đây. Một khi Trọng đã phải ‘trảm’ Tuấn thì chẳng có lý do gì để ông ta nương tay với những kẻ khác.
Vụ tống giam hai người được xem là là ‘phe ta’ - Nguyễn Bắc Son và đặc biệt là Trương Minh Tuấn - đã phát đi tín hiệu về một sự thay đổi đáng kể trong quan điểm và hành động của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian qua, có thể từ thái độ trù trừ và nương tay với ‘phe ta’ sang quyết đoán và quyết liệt hơn. Sự thay đổi này nhiều khả năng xuất hiện từ sức ép của một số cựu thần và tướng lĩnh lão thành - giới mà ông Trọng dành cho nhiều tình cảm về ý chủ nghĩa ý thức hệ cộng sản và nhiệm vụ bảo vệ đảng và do đó thường tham khảo ý kiến. Muốn được ‘lưu truyền sử xanh’ thì không còn cách nào khác, ‘bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ phải hành xử quyết liệt với chính đàn em mà ông ta đã từng dung dưỡng.
Mặt khác muốn chiếm được tình cảm của người dân Nam Bộ - một nhiệm vụ chính trị rất lớn mà từ năm 2016 đến nay có nhiều biểu hiện cho thấy cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang, dù đã về hưu, vẫn có những hoạt động ‘dân vận’ và đóng một vai trò khá quan trọng bên cạnh tổng bí thư để nắm tình hình diễn biến tư tưởng và tâm lý của giới quan chức miền Nam - Nguyễn Phú Trọng không thể không tận dụng vụ khiếu kiện của nhiều ngàn dân oan ở khu đô thị mới Thủ Thiêm cùng nhiều dấu hiệu và bằng chứng khó chối cãi của nhóm lợi ích ‘ăn đất’ Lê Thanh Hải. Không thể nghi ngờ rằng nếu được điều tra làm rõ và xử lý đến nơi đến chốn trách nhiệm hình sự của những quan chức vi phạm, vụ Thủ Thiêm sẽ mang lại một điểm son chính trị khó tả cho Nguyễn Phú Trọng, nhất là nếu ‘Minh Quân’ còn giữ tâm thế ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa tại đại hội 13 vào năm 2021.
Cuối tháng 2 năm 2019, cái ghế phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM của Tất Thành Cang đã chính thức được Bộ Chính trị điều động cho một quan chức khác: Trần Lưu Quang - cựu Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh. Thêm một dấu hiệu cho thấy hồ sơ của Cang sắp ‘đóng hòm’.
Số phận Tất Thành Cang chỉ còn là vấn đề thời gian. Cú ‘cẩu đầu trảm’ sẽ giáng lên Cang vào một thời điểm có lẽ không còn xa nữa, và thình lình như cái cách mà Đinh La Thăng và Trương Minh Tuấn đã phải hứng chịu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét