ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Bẫy nợ trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” (GD 23/3/2019)-Thỏa hiệp với Trung Quốc: Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ(NCQT 22/3/2019)-Xung đột thương mại Mỹ-Trung rồi sẽ về đâu? (GD 21/3/2019)-EU chia rẽ lập trường về Trung Quốc (KTSG 21/3/2019)-Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’ (NCQT 20/3/2019)-Mối lo ngại của Triều Tiên khi đàm phán phi hạt nhân (GD 18/3/2019)-Lệnh cấm Boeing 737 Max cản trở đàm phán Mỹ - Trung (KTSG 18/3/2019)-Chủ tịch Hội luật gia Malaysia: Đoàn Thị Hương không được phóng thích là 'không bình thường' (PLVN 17-3-19)-Ông Trump quyết đòi 8,6 tỷ USD xây tường biên giới (TVN 17/3/2019)-HRW: ‘Đàn áp nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tăng’ (BVN 17/3/2019)-
- Trong nước: Lời một người mẹ gửi Bí thư Nguyễn Nhân Chiến! (GD 23/3/2019)-Không công khai thí sinh gian lận là bao che cho tham nhũng, tiêu cực (GD 23/3/2019)-yk Lưu Bình Nhưỡng-Ai đứng sau trò "vong báo oán" ở chùa Ba Vàng? (GD 23/3/2019)-Bệnh viện Bạch Mai ngỡ ngàng với bác sĩ khuyên dân đến chùa Ba Vàng chữa bệnh (GD 23/3/2019)-Giả dối - thói xấu tệ hại, người cộng sản cần loại bỏ (GD 23/3/2019)-QĐND- trước hết là tự loại bỏ?-Thanh tra Chỉnh phủ kết luận gì về lô biệt thự L09 ở Sơn Trà? (GD 23/3/2019)-Công an vào cuộc xác minh hoạt động mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng (GD 22/3/2019)-Truyền bá vong báo oán vào xã hội là làm ngu dân (GD 22/3/2019)-còn nhiều thứ làm ngu dân?-Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm trong chuyển đổi "đất vàng" ở Đà Nẵng (GD 22/3/2019)-"Việt Nam cần một cuộc Đổi Mới" (VNN 21-3-19)-"Thỉnh oan gia trái chủ" chùa Ba Vàng là chủ trương của Đại đức trụ trì (GD 21/3/2019)-Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật (GD 21/3/2019)-giới thiệu Nghị quyết 20/NQ-CP-Cục CSGT phản hồi phát ngôn của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về bằng lái (VNN 21-3-19)-Chính quyền đang đau đầu hợp thức hóa vụ Trương Duy Nhất? (RFA 21-3-19)
- Kinh tế: Nói dễ, làm mới khó (KTSG 23/3/2019)-Khi những bàn tay thô ráp quẹt “Za-lô” (KTSG 23/3/2019)-Hà Nội vẫn chưa thu hồi khu đất FLC trúng đấu giá nhưng không nộp đủ tiền (GD 23/3/2019)-Tăng trưởng GDP nhờ FDI: Cần minh bạch cái được và cái mất (ĐV 22-3-19)-Lam Nguyễn-Ai là người hưởng lợi khi giá điện tăng? (VNN 22-3-19)-Điện thoại Việt Nam đắt hơn Trung Quốc, Ấn Độ: Người dùng thiệt thòi (VNN 22-3-19)-Mỹ: Thanh toán phi tiền mặt vấp phải sự phản kháng (GD 22/3/2019)-Chủ chuỗi khu vui chơi tiNiWorld ra mắt thương hiệu đồ chơi trẻ em (KTSG 22/3/2019)-Vietravel mua cổ phần trường học, tiến sâu vào mảng giáo dục (KTSG 22/3/2019)-Phải thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách địa phương (KTSG 22/3/2019)-TPHCM gần 4 năm chưa làm xong 2,7km đường Vành đai 2 (KTSG 22/3/2019)-Mô hình cửa hàng tiện lợi ở Nhật bị đe dọa vì thiếu lao động (KTSG 22/23/2019)-Du lịch giúp hồi sinh kinh tế Hy Lạp (KTSG 22/3/2019)-Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng (GD 22/3/2019)-Làm sao trị “sân sau”? (KTSG 22/3/2019)-Tín dụng đen sẽ “trường tồn”! (KTSG 22/3/2019)-bàn về trần lãi suất- PVN nói gì về “tiền hoa hồng” ở các hợp đồng dầu khí? (GD 21/3/2019)-Malaysia Airlines: bán hay đóng cửa? (KTSG 21/3/2019)-Ngành công nghiệp tiền ảo suy sụp (KTSG 21/3/2019)-VinSmart mang điện thoại sang Tây Ban Nha (KTSG 21/3/2019)-Từ dự án Venezuela, nhìn về hiệu quả kinh doanh của các liên doanh dầu khí (KTSG 21/3/2019)-Gia tăng sản lượng lúa gạo dù tiêu thụ khó (GD 21/3/2019)-Logistics hàng không còn “chạy đà” đến bao giờ (KTSG 21/3/2019)-Tỷ giá ổn định quanh mức 23.200 đồng/đô la (KTSG 21/3/2019)-Doanh nghiệp Việt rơi rụng: Có cả những uẩn ức khó nói (KTSG 21/3/2019)-Giá điện tăng: EVN thu gần 1 tỷ USD, vẫn kêu chưa đủ (VNN 21/3/2019)-Thẻ BHYT và chính sách BHYT năm 2019 có nhiều điểm mới bạn nên biết (VNN 21/3/2019)-Luật Đầu tư: Đâu là những nội dung cần sửa? (KTSG 18/3/2019)
- Giáo dục: Không công khai thí sinh gian lận là bao che cho tham nhũng, tiêu cực (GD 23/3/2019)-Học sinh giỏi có chọn sư phạm không? (GD 23/3/2019)-Sau Harvard, một thành viên Ivy League giao lưu cùng nữ tỷ phú Phương Thảo (GD 23/3/2019)-Mong Bộ thương chúng con một chút, thi ít môn thôi (GD 23/3/2019)-Giáo viên nhiều địa phương lại nháo nhào đăng kí thi các loại chứng chỉ (GD 23/3/2019)-Trao học bổng Vừ A Dính cho 150 học sinh Quảng Ninh (GD 23/3/2019)-Đừng để đánh mất niềm tin vì những con sán ở Bắc Ninh (GD 23/3/2019)-Bắc Giang thành lập mới Trường trung học phổ thông Thân Nhân Trung (GD 23/3/2019)-
- Phản biện: Sự đốn mạt của Phật giáo quốc doanh: cần một cuộc chỉnh đốn? (BVN 23/3/2019)-Hoa Nghi-Tại sao phải bảo vệ “Đồi Dinh Thị trưởng cũ”? (BVN 23/3/2019)-Mai Thái Lĩnh-Nếu Trung Quốc làm đường cao tốc ở Việt Nam theo kiểu 'còn Đảng - còn mình'... (BVN 23/3/2019)-Nguyễn Hồng Phúc-Sức ép quân sự hóa biển Đông của Bắc Kinh: Hà Nội “mạnh mẽ” phản ứng hơn? (BVN 23/3/2019)-An Viên-Ngày Nước Thế giới 2019: Nước sạch có đủ cho tất cả tại Việt Nam? (BVN 22/3/2019)-Trung Khang/RFA-Đôi lời với Cục Báo chí, Bộ Thông tin - Truyền thông (BVN 22/3/2019)-Nguyễn Đăng Quang-Nhà hàng/Nhà nước & Nhà BOT (BVN 22/3/2019)-Tưởng Năng Tiến-“Ta chỉ cho ngọn lửa, chúng sinh thắp đuốc mà đi” (GD 22/3/2019)-Xuân Dương-Giả dối - thói xấu tệ hại, người cộng sản cần loại bỏ (QĐND 21/3/2019)- Thiện Văn-Đồng Bằng Sông Cửu Long: Nghịch Lý, Nghị Quyết và... Giả Dối (viet-studies 21-3-19)-Quách Hạo Nhiên-Rủi ro trong khai thác dầu khí (GD 21/3/2019)-Quế Chi-Tôi là người Việt Nam, xin hỏi: Chính trị là gì? (Phần 1 và 2) (BVN 21/3/2019)-GS Lê Hữu Khóa-Những Đại đế thời hiện đại: từ V.Putin đến Nguyễn Tấn Dũng (BVN 21/3/2019)-Nguyễn Hiền-Truyền thông nhà nước và những phiên tòa chính trị (BVN 21/3/2019)-Hòa Ái/RFA-15 Năm Một Nghị Quyết- Vết Thương Dân Tộc Vẫn Chưa Lành !!! (viet-studies 20/3/2019)-FB Nguyễn Đình Bin- Cái lò cháy chậm (BVN 20/3/2019)-Trần Mai Trung-Đằng sau ‘Bộ Công an xây dựng dự án Luật Biểu tình’ là gì? (BVN 20/3/2019)-Phạm Chí Dũng
- Thư giãn: Xổ số để chống thất thu thuế (KTSG 22/3/2019)-Nữ điệp viên chiến lược của Việt Nam (TP 22-3-19)-“Đại công trường Qatar” (KTSG 21/3/2019)-Yêu học trò, có tội không? (GD 20/3/2019)-Little Saigon: Một phụ nữ gốc Việt không nhà, thất nghiệp vì… không có chỗ tắm (Người Việt 20-3-19)-Trần Lệ Xuân và vụ đánh ghen rùng rợn nhất Sài Gòn (DV 19-3-19)-Tìm việc xứ chuột túi (TT 19-3-19)
DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT ĐẦU TƯ VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP
KL/ CP 17-3-2019
(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp nhằm tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, an toàn và thân thiện cho mọi người dân, doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật quan trọng nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, trong đó có Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Các đạo luật này đã góp phần xóa bỏ rào cản về đầu tư, kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
Bên cạnh kết quả đạt được, thực tiễn hơn hai năm thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định của các luật này bởi những lý do sau đây:
Một là, theo quy định tại Điều 8 Luật Đầu tư, Quốc hội giao Chính phủ, căn cứ điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, tiến hành rà soát ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7 của Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Do vậy, việc tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm xóa bỏ rào cản trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của người dân và doanh nghiệp.
Hai là, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có quy mô và mức độ cải cách lớn trong nhiều ngành, lĩnh vực và được triển khai trong bối cảnh một số luật khác được ban hành theo cách tiếp cận khác nhau nên quá trình thực hiện đã không tránh khỏi một số vướng mắc phát sinh từ sự thiếu đồng bộ về phạm vi điều chỉnh giữa các Luật liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh…
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
Dự thảo sửa đổi các Điều 24, 25 và 26 theo hướng: Bổ sung quy định để yêu cầu chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà ĐTNN, tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN khi góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực quan trọng hoặc tại địa bàn có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
Bãi bỏ thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp; Làm rõ quy trình, thủ tục, điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đồng thời sửa đổi, bổ sung Điều 31 theo hướng: Loại bỏ một số dự án đầu tư thuộc diện phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư, bao gồm dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ trở lên, các dự án mà điều kiện đầu tư, kinh doanh đã được quy định cụ thể tại điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan như dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;
Bổ sung quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên...
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo sửa đổi Điều 3 để áp dụng thống nhất trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.
Bãi bỏ Điều 12, khoản 1 Điều 34, khoản 2 và khoản 5 Điều 44, khoản 4 Điều 46, khoản 2 Điều 65, điểm c khoản 3 Điều 139 để bãi bỏ: Yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký mẫu dấu trước khi sử dụng; chế độ báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp; chế độ gửi thông tin cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi thành lập chi nhánh, đặt địa điểm kinh doanh mới; yêu cầu giám đốc, tổng giám đốc phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
KL
LUẬT ĐẦU TƯ: ĐÂU LÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN SỬA ?
LS NGUYỄN HƯNG QUANG / TBKTSG 18-3-2019
(TBKTSG) - LTS: Mới hơn ba năm thực hiện kể từ tháng 7-2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì soạn thảo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Một lần nữa, yêu cầu cải cách trong tư duy và kỹ thuật làm luật lại được cộng đồng doanh giới, chuyên gia pháp lý, kinh tế đặt ra.
TBKTSG lần lượt giới thiệu bài viết góp ý hai dự thảo luật này trên tinh thần thúc đẩy cải cách hơn nữa để làm bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế.
Giống như những lần sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư trước, cộng đồng doanh nghiệp quan tâm tới việc sửa đổi 2 luật này mong có được một khuôn khổ pháp lý để hoạt động kinh doanh của mình được thuận lợi.
Trong một bài viết trước đây đăng trên TBKTSG, tôi cho rằng Luật Đầu tư hiện tại đã không còn phù hợp với việc tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đối với các nhu cầu hoạt động đầu tư kinh doanh. Nhiều vấn đề của Luật Đầu tư đã được nhiều quy định pháp luật chuyên ngành điều chỉnh. Luật Đầu tư đã trở thành một chiếc áo chật hẹp đối với hoạt động đầu tư ngày một đa dạng. Câu hỏi đã được đặt ra là Luật Đầu tư có còn cần thiết?
Quyết tâm sửa Luật Đầu tư lần này cũng nhằm để Luật Đầu tư trở nên hữu ích hơn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Do đó, theo dự thảo Tờ trình Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, các mục tiêu sửa đổi Luật Đầu tư tập trung chủ yếu cho việc tiếp cận thị trường của nhà đầu tư. Với mục tiêu này, một số trở ngại đối với nhà đầu tư có thể được dỡ bỏ.
Nhưng sau 30 năm ra đời, dù đã qua một số lần chỉnh sửa, Luật Đầu tư vẫn cần phải được xem xét lại một cách tổng thể về sự cần thiết cũng như phạm vi điều chỉnh. Bên cạnh những sửa đổi về những vấn đề cải cách thủ tục hành chính, danh mục ngành nghề khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, hoàn thiện bộ máy làm việc của cơ quan nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, Luật Đầu tư cần có những thay đổi có tính chất đột phá, nhưng vẫn phải bảo đảm tính hệ thống của các quy định về đầu tư, doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong bối cảnh Nhà nước đang có các chính sách về đổi mới phát triển kinh tế (như đề án về thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới, Nghị quyết số 39-NQ/TW về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế), Luật Đầu tư cần phải có những nội dung để phù hợp với xu hướng đầu tư nước ngoài mới hiện nay (như chuyển địa điểm sản xuất về những quốc gia ở gần (near-shoring) và chuyển về nước để đầu tư nhờ tự động hóa (no shoring/automation). Một số gợi ý đối với việc sửa đổi của Luật Đầu tư:
Trước hết, Luật Đầu tư nên có các quy định khung, có tính định hướng cho các luật và các chính sách khác để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài trong bối cảnh các quốc gia đang cạnh tranh về thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài; nhiều hiệp định thương mại, đầu tư tự do được ký kết và xu thế phát triển của công nghệ.
Ví dụ Luật Đầu tư cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng tài sản trí tuệ, tài sản thương hiệu, lợi thế thương mại có giá trị để đầu tư vào Việt Nam bên cạnh việc tiếp tục thu hút các tài sản hữu hình truyền thống. Thúc đẩy hoạt động đầu tư bằng tài sản trí tuệ, thương hiệu có thể tạo ra động lực cải thiện năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo của quốc gia cũng như có thể đem lại các khả năng về việc làm.
Luật Đầu tư cũng nên đơn giản hóa các thủ tục đầu tư ra nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài nhằm thu hút công nghệ, chất xám, đặc biệt là các dự án không đòi hỏi nhiều vốn; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển, thu hút công nghệ, hoặc đầu tư dưới hình thức chuyển các nhà máy, công nghệ không còn phù hợp ở Việt Nam sang các quốc gia kém phát triển hơn.
Để có thể bảo đảm được chất lượng đầu tư bằng tài sản “vô hình” vào Việt Nam hay ra nước ngoài, các quy định pháp luật về hậu kiểm (như kiểm soát ngoại hối, thẩm định công nghệ và quản lý thuế...) cũng cần được thay đổi.
Kế đến, Luật Đầu tư cũng nên mở rộng hay quy định cụ thể các phương thức đầu tư hiện có nhưng chưa được pháp luật quy định rõ ràng. Ví dụ như đầu tư dưới hình thức “ủy quyền đầu tư” (trust), hợp tác công tư (PPP), bao gồm: các hoạt động hợp tác đối tác công tư có quy mô lớn cho các công trình cơ sở hạ tầng lẫn các hoạt động hợp tác đối tác giữa công và tư có quy mô nhỏ (thường được biết tới dưới tên gọi xã hội hóa) và các hình thức đầu tư khác. Trên thực tế, các hoạt động đầu tư này vẫn đang diễn ra khá sôi động nhưng lại chưa được Luật Đầu tư hoặc một văn bản quy phạm ở cấp tương đương ghi nhận.
Đồng thời Luật Đầu tư cần xây dựng một cơ chế giải quyết vướng mắc, khiếu nại trong hoạt động đầu tư, có tính đột phá để bổ trợ cho quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện hành đang bị các nhà đầu tư cho rằng kém hiệu quả.
Những vướng mắc phần lớn hiện nay của nhà đầu tư là thủ tục hành chính phức tạp, thiếu nhất quán giữa các quy định pháp luật, thiếu minh bạch trong việc thực thi pháp luật và có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Những vướng mắc khi không được giải quyết thấu đáo, nhanh chóng dễ dẫn tới tranh chấp đầu tư quốc tế hoặc sự rút vốn hoặc chuyển địa điểm của các nhà đầu tư.
Hoạt động “ủy quyền đầu tư” (một dạng thức của mô hình “trust”) là một hoạt động phổ biến ở các nước theo hệ thống luật án lệ (common law). Một số nước theo hệ thống dân luật cũng đã công nhận hoạt động “ủy quyền đầu tư” cho các mục tiêu kinh tế và dân sự, như Trung Quốc, Nga... Công nhận hoạt động “ủy quyền đầu tư” đã giúp cho Trung Quốc thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài, cải cách hoạt động của doanh nghiệp nhà nước... |
(*) Văn phòng Luật sư NHQuang & cộng sự
DỰ THẢO LUẬT ĐẦU TƯ VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP SỬA ĐỔI: CÒN NHIỀU NỘI DUNG BẤT CẬP CHƯA ĐƯỢC ĐƯA RA
LINH LINH/ TBNH 15-3-2019
Luật sư Trương Thanh Đức cho biết “còn nhiều nội dung bất cập chưa đưa ra sửa. Nhiều nội dung đã được sửa nhưng không triệt để, ví dụ thay vì bỏ con dấu bắt buộc, thì mới chỉ bỏ việc thông báo con dấu”.
Chưa xóa được tình trạng “gián tiếp vô hiệu hóa”
Hiện dự thảo Luật Doanh nghiệp (DN) và Luật Đầu tư sửa đổi đang trong quá trình hoàn thiện với nhiều nội dung sửa đổi quan trọng theo hướng thuận lợi nhất, minh bạch nhất. Tuy nhiên, với những nội dung như Dự thảo, Luật sư Trương Thanh Đức chưa thỏa mãn bởi “còn nhiều nội dung bất cập chưa đưa ra sửa. Nhiều nội dung đã được sửa nhưng không triệt để, ví dụ thay vì bỏ con dấu bắt buộc, thì mới chỉ bỏ việc thông báo con dấu”.
Theo quy định của Luật Đầu tư thì Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Danh mục) sẽ được sửa đổi, bổ sung trong từng thời kỳ do Chính phủ rà soát và trình Quốc hội (Điều 8). Quy định này được thiết kế với mục tiêu hạn chế tình trạng ban hành mới các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong các lĩnh vực chuyên ngành một cách không thể kiểm soát.
Thế nhưng trên thực tế, nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành trong các Luật ban hành sau Luật Đầu tư, vì vậy nằm ngoài Danh mục. Sau một thời gian, các ngành nghề này được bổ sung vào Danh mục sau với lý do là “đã được quy định trong Luật A…”.
Việc quy định tại Luật Đầu tư chưa làm rõ được mối quan hệ giữa Luật Đầu tư và các luật ban hành sau về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện dẫn đến tình trạng “gián tiếp vô hiệu hóa” Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Nhưng dự thảo Luật sửa đổi lại chưa có quy định nào để giải quyết tình trạng này. Để giải quyết vấn đề này, thì Dự thảo cần bổ sung các quy định làm rõ các nội dung trên tại Điều 8 Luật Đầu tư.
Bỏ trống các vấn đề pháp lý phát sinh
Một trong những quy định được đánh giá là có tính cải cách nhất của Luật DN 2014 là thủ tục đăng ký DN, trong đó Giấy chứng nhận đăng ký DN không còn ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, sự tiến bộ này của Luật DN đã không được hiện thực hóa trong các văn bản hướng dẫn cũng như trên thực tế. Cụ thể, khi nộp hồ sơ đăng ký DN, DN vẫn phải xác định mã ngành cấp 4 đối với ngành, nghề mà mình đăng ký kinh doanh.
Nói cách khác, đây là một trong những điểm vướng đã được xác định trong giai đoạn soạn thảo Luật DN năm 2014 nhưng lại chưa được giải quyết. Vì thế, theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI, để đảm bảo tinh thần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo tính cải cách, đột phá về thủ tục đăng ký kinh doanh, đề nghị bổ sung quy định rõ về thủ tục đăng ký DN ngay trong Dự thảo Luật lần này. Theo đó cần quy định rõ khi đăng ký kinh doanh, DN phải xác định mã ngành đối với ngành, nghề mà mình đăng ký.
Dự thảo đã có sửa đổi khá quan trọng về việc áp dụng thủ tục đăng ký DN. Theo đó, tất cả các tổ chức kinh tế khi thành lập đều phải thực hiện việc đăng ký DN theo Luật DN. Đối với các lĩnh vực mà hiện việc thành lập và hoạt động hoàn toàn theo pháp luật chuyên ngành (trong đó có quy định giấy phép hoạt động đồng thời là giấy đăng ký DN), như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…, quy định mới này của Dự thảo sẽ làm thay đổi trình tự, thủ tục thành lập và hoạt động của các DN trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn, trong Dự thảo lại chưa có quy định để “xử lý” các vấn đề pháp lý phát sinh từ thay đổi này.
Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 3 Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật, trong đó có các quy định bãi bỏ hoặc sửa đổi về các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh; thủ tục hành chính… Nhưng theo ông Đậu Anh Tuấn “quy định tại Điều 3 là chưa rõ về mục tiêu chính sách, không rõ mục tiêu của các quy định này là gì”? Bởi, nếu là sửa đổi các quy định về các điều kiện kinh doanh bất cập hiện hành thì các quy định này là chưa đủ. Nếu là sửa đổi để tương thích với sửa đổi việc áp dụng Luật DN và luật chuyên ngành về thủ tục đăng ký DN thì vẫn còn thiếu nhiều trường hợp khác.
Để góp phần hoàn thiện dự thảo luật xóa bỏ những vướng mắc hiện tại tạo môi trường thực sự tốt cho DN, VCCI dự định sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến DN về dự thảo sửa đổi 2 luật này vào ngày 20/2/2019.
Nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
Dự thảo sửa đổi các Điều 24, 25 và 26 theo hướng: Bổ sung quy định để yêu cầu chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà ĐTNN, tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN khi góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp trong DN có hoạt động đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực quan trọng hoặc tại địa bàn có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
Bãi bỏ thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong DN; Làm rõ quy trình, thủ tục, điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức, cá nhân cũng như DN có vốn nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Đồng thời sửa đổi, bổ sung Điều 31 theo hướng: Loại bỏ một số dự án đầu tư thuộc diện phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư, bao gồm dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ trở lên, các dự án mà điều kiện đầu tư, kinh doanh đã được quy định cụ thể tại điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan như dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, DN khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;
Bổ sung quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên...
Nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DN
Dự thảo sửa đổi Điều 3 để áp dụng thống nhất trình tự, thủ tục đăng ký DN theo Luật DN. Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của DN thì áp dụng quy định của Luật đó.
Bãi bỏ Điều 12, khoản 1 Điều 34, khoản 2 và khoản 5 Điều 44, khoản 4 Điều 46, khoản 2 Điều 65, điểm c khoản 3 Điều 139 để bãi bỏ: Yêu cầu DN phải đăng ký mẫu dấu trước khi sử dụng; chế độ báo cáo thay đổi thông tin người quản lý DN; chế độ gửi thông tin cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi DN đặt trụ sở chính khi thành lập chi nhánh, đặt địa điểm kinh doanh mới; yêu cầu giám đốc, tổng giám đốc phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh...
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét