ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump có thoát nổi tình cảnh 'tứ bề thọ địch'? (VNN 6/3/2019)-Tổng thống Venezuela 'thề' đánh bại phe Chủ tịch Quốc hội (VNN 6/3/2019)- Mỹ - Trung tiến gần thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thuế (KTSG 5/3/2019)-Thượng đỉnh Mỹ - Triều mở ra cơ hội củng cố, làm mới quan hệ Việt-Triều (GD 5/3/2019)-TS Vũ Cao Phan-Dấu hỏi về ‘tính người’ của Mao Trạch Đông (NCQT 5/3/2019)-Xung đột cơ cấu dẫn đến va chạm thương mại Trung-Mỹ (GD 4/3/2019)-Tháng 3- thời điểm then chốt với kinh tế toàn cầu (KTSG 4/3/2019)-Tư tưởng Tập Cận Bình là gì? (NCQT 4/3/2019)-Việt Nam, nơi hội tụ của những toan tính địa chính trị toàn cầu (GD 3/3/2019)-Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai(NCQT 3/3/2019)-Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’ (NCQT 3/3/2019)-Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Canh bạc của Trung Quốc? (NCQT 2/3/2019)-‘Bàn tay’ TQ làm hỏng thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội? (BVN 2/3/2019)-VOA
- Trong nước: Doanh nghiệp dựa dẫm vào tâm linh, kiếm tiền nơi cửa Phật (GD 6/3/2019)-yk Nguyễn Bá Thuyền-Hôm nay, hai tàu chiến của Nhật Bản cập cảng Đà Nẵng (GD 6/3/2019)-Hà Nội mạnh tay với cả người nước ngoài nếu bị nghi lật đổ (RFA 5-3-19)-Để không còn cán bộ rao giảng đạo đức mà việc làm lại phi đạo đức (VOV 5-3-19)-Suối Cam Ly (Lâm Đồng) ngập xác lợn chết vì dịch bệnh (VOV 5-3-19)-Đại gia Xuân Trường bán vé dân đi lễ Phật, sao lại đóng dấu Giáo hội Phật giáo? (GD 5/3/2019)-Yk Lưu Bình Nhưỡng-"Phải làm rõ trách nhiệm Bí thư, Chủ tịch dính tới vi phạm Thủ Thiêm" (GD 5/3/2019)-yk Ngô Văn Sửu-Kỷ luật Chủ tịch huyện Hoành Bồ vì làm thất thoát hơn 25 tỷ đồng (GD 5/3/2019)-Nhớ thương anh Sáu Khải (SGGP 5-3-19)-Cuộc đại di cư của những 'cư dân thủy diện' (VnEx 5-3-19)-Thông cáo số 04 của nhóm luật sư Lộc Hưng (BVN 5/3/2019)-Thủ đoạn trơ trẽn xuyên tạc, quấy phá Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều (CAND 4-3-19)-Ông Phạm Minh Chính: 'Anh nào chạy chức thì không dùng' (VnEx 4-3-19)-Xe công đón người nhà Bộ trưởng: Bộ Công thương nể nang? (ĐV 4-3-19)-
- Kinh tế: NHNN yêu cầu đẩy mạnh hỗ trợ ngành lúa gạo (KTSG 5/3/2019)-Đặt vé xe khách dễ hàng hơn nhờ phần mềm kết nối (KTSG 5/3/2019)-Niềm hy vọng xuất khẩu văn hóa (KTSG 5/3/2019)-Thúc đẩy kết nối trong ngành công nghiệp phụ trợ (KTSG 5/3/2019)-Cuối tháng này sẽ tăng giá điện thêm 8,36% (KTSG 5/3/2019)-Ô tô Việt Nam không yếu đến như thế! (KTSG 5/3/2019)-Apple sụt giảm tại Việt Nam, "miếng bánh lớn" rơi vào tay ai? (DT 5-3-19)-Điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn (KTSG 5/3/2019)-Quy hoạch Vân Đồn thành trung tâm công nghiệp giải trí có casino (VNN 4/3/2019)-Startup Trung Quốc lao đao vì khó khăn (KTSG 4/3/2019)-Sắp khởi công nhà ga T3 sân bay Đà Nẵng, công suất 30 triệu khách/năm (KTSG 4/3/2019)-Ai sẽ quyết định dự án đầu tư từ 2.300-5.000 tỉ đồng? (KTSG 4/3/2019)-Tỷ lệ nội địa hóa “chuẩn" Việt Nam còn thấp (KTSG 4/3/2019)-Châu Á 2019, thương mại điện tử chiếm lĩnh ngôi vua (KTSG 4/3/2019)-Quanh vụ VietJet mua 100 máy bay Boeing của Mỹ (BBC 4-3-19)-Nước mắm truyền thống lo xóa sổ: Trấn an nóng (ĐV 4-3-19)-Không thể đặt 30%GDP ra "ngoài vòng pháp luật" (TVN 4/3/2019)-Vũ Tiến Lộc-Đại biểu Quốc hội chỉ ra sự bất thường ở dự án gắn mác tâm linh của Xuân Trường (GD 4/3/2019)-Cấm và hạn chế thì cũng hạn chế kiến tạo phát triển (KTSG 4/3/2019)-Ngân hàng không dễ lặp lại thành tích lợi nhuận (KTSG 4/3/2019)
- Giáo dục: Tôi làm lãnh đạo, có phải nhân viên đâu mà luân chuyển (GD 6/3/2019)-Nhà giáo Hoàng Nhâm, cả đời khát khao cống hiến (GD 6/3/2019)-Thanh tra phát hiện có sai phạm tại trường chuyên Lê Hồng Phong (GD 6/3/2019)-Cách xét tuyển mới của Đại học Quốc gia năm 2019 (GD 6/3/2019)-Công nghệ giáo dục giúp mọi người dễ dàng học tập mọi lúc, mọi nơi (GD 6/3/2019)-Vụ thầy giáo bị tố dâm ô học sinh, cần làm cẩn thận để tránh hàm oan (GD 6/3/2019)-Thầy Bắc nói sẽ khiếu nại các báo đưa tin sai vụ nghi thầy giáo dâm ô (GD 6/3/2019)-Thành phố Hồ Chí Minh công bố kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp (GD 6/3/2019)-Hiệp hội các Trường đại học Cao đẳng sẽ có những đột phá đón đầu Nhiệm kỳ II (GD 6/3/2019)-Sức khỏe 46 học sinh ăn phải bột thông bồn cầu đã ổn định, xuất viện (GD 6/3/2019)-Giáo viên có hành vi “bất thường” với nữ sinh chưa bị kỷ luật đã chuyển trường (GD 6/3/2019)-Thầy giáo Trường chuyên Thái Bình gạ tình nữ sinh lớp 10, công an vào cuộc (GD 5/3/2019)-Sở Giáo dục Hà Nội có quan liêu, thờ ơ với gánh nặng ngân sách? (GD 5/3/2019)-
- Phản biện: Triết lý giáo dục phải là "Trách Nhiệm - Thành Thật - Tự Do" (BVN 6/3/2019)-Nguyễn Ngọc Già-Một quốc gia không có đường đi! (BVN 6/3/2019)-Trần Mã Thượng-EU: Hãy gây sức ép với Việt Nam trước đối thoại nhân quyền tháng 3! (BVN 6/3/2019)-Nguyễn Hiền dịch-Hãy bảo vệ người chống BOT bẩn (GD 6/3/2019)-Bạch Cúc-Sàng lọc đảng viên: Quan trọng là… sàng ai, ai sàng? (TVN 5/3/2019)-Nguyễn Duy Xuân-Tôi thách Đảng Cộng sản Việt Nam tôn trọng pháp luật! (BVN 5/3/2019)-Nguyễn Tường Thụy-Kịch bản nào cho Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam-Châu Âu sau khi bị hoãn? (BVN 5/3/2019)-Phạm Chí Dũng-Mỹ bật đèn xanh, Việt Nam ‘khởi động dự án khí Cá Voi Xanh trong năm 2019’ (BVN 5/3/2019)-Minh Quân-Sau Kim sắp đến Tập Cận Bình (BVN 5/3/2019)-Ngô Nhân Dụng-Ông Lê Duẩn đã định làm bom nguyên tử như thế nào? (BVN 5/3/2019)-Lê Phú Khải-Toan tính lợi ích riêng, nhiều quốc gia, chính khách nợ Việt Nam một lời xin lỗi (GD 4/3/2019)-Xuân Dương-Đồng thầy không có văn hóa, tham lam, sẽ gây hoạ cho xã hội (GD 4/3/2019)-Tùng Dương-
- Thư giãn: Mỹ học Việt Nam sử dụng địa đạo trong chiến tranh (ĐV 5-3-19)-'Thót tim' 2 chàng trai ôm ngôi mộ uống cà phê trong đêm mờ (VNN 5/3/2019)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (57) - Fukuzawa Yukichi dạy con (GD 4/3/2019)-Loại mắm đặc biệt phái đoàn Triều Tiên muốn thử khi ăn trưa ở Hà Nội (VNN 4/3/2019)-Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Chủ hàng phở ngày ngủ 2 tiếng, thái thịt xuyên đêm (VNN 4/3/2019)
HÃY BẢO VỆ NGƯỜI CHỐNG BOT BẨN
BẠCH CÚC/ BVN 6-3-2019
Hà Văn Nam – Một tài xế dũng cảm thường xuyên tham gia các hoạt động phản đối BOT bẩn như: BOT Tân Đệ, BOT Bắc Thanh Long – Nội Bài, BOT An Sương sáng nay đã chính thức bị bắt và bị chụp tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Được biết trước khi bị bắt, ngày 28/1 anh Nam đã bị một nhóm người lạ mặt bắt lên xe ô tô. Họ trói cả 2 tay, 2 chân anh rồi chụp túi bóng lên đầu, dùng gậy đánh dã man anh gây nên những thương tích trầm trọng như trong hình.
Thương tích của anh Nam có xác nhận của bệnh viện và anh Nam đã gửi hồ sơ tố cáo đến các cơ quan chức năng. Từ đoạn ghi âm nói đến việc nhóm bắt cóc hỏi nhau nên đưa anh Nam về đồn hay về phường hay lên quận, dư luận nghi vấn chính Công an đã bị nhóm BOT bẩn mua chuộc để tổ chức bắt cóc, đánh hội đồng nhằm dằn mặt anh và các bạn đồng hành.
Khi chưa kịp ổn về sức khỏe, anh Nam vẫn lên đường tiếp tục hành trình chống lại các BOT bẩn nên ngay sáng nay, nhà cầm quyền đã bắt giữ cáo buộc anh tội “Gây rối trật tự công cộng”!
Mong các luật sư hãy góp sức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho anh Nam và mọi người hãy lên tiếng, đồng hành cùng nhóm chống BOT bẩn. Anh Nam và họ không chống chế độ, không phản đối chính quyền. Họ chỉ vạch mặt đám Doanh nghiệp lợi ích ngày đêm ăn bẩn đồng tiền xương máu của nhân dân… Vậy hà cớ gì anh Nam lại bị bắt và bị khép tội một cách oan uổng như vậy. Nếu xã hội lặng im thì sau này còn ai dám đứng lên chống lại những tệ nạn, đòi lại những lợi ích hợp pháp của cộng đồng?
Nếu Nhà nước này không đối thoại và biết lắng nghe dân, vẫn cố ý sử dụng pháp luật để đối phó với dân, sử dụng nhà tù để giam giữ những người dân dám hành động cao đẹp vì lợi ích dân sinh công cộng thì chỉ gây thêm nhiều bất mãn và gieo oán hận trong lòng dân.
Việc bắt bớ gán ghép tội danh “Gây rối trật tự công cộng” với anh Nam, cho thấy, nhà nước đã cố ý hình sự hóa các hành vi dân sự của công dân, cố ý cản trở quyền giám sát của nhân dân nhằm bao che, dung dưỡng che tội cho các Tập đoàn lợi ích.
Việc bắt bớ người dân một cách tùy tiện thế này chắc chắn chỉ khiến nhân dân khẳng định nhà nước đang sử dụng luật pháp với mục đích đê hèn nhằm trả đũa, ngăn chặn nhóm chống BOT bẩn đang đấu tranh vì quyền lợi cộng đồng.
Đã đến lúc chính quyền cần hành xử một cách công bằng và công tâm với nhân dân trong vấn đề dân sinh công cộng. Hãy dẹp bỏ các BOT bẩn ngày đêm bóc lột xương máu người dân và đừng để dân từ chỗ hoài nghi đi đến khẳng định: phải chăng chính Nhà nước đang chống lưng, hợp tác chặt chẽ, ăn chia với các BOT bẩn nên mới dung dưỡng cho các nhóm lợi ích tác oai tác quái, dùng tiền điều khiển các lực lượng công quyền nên mới an toàn bóc lột nhân dân lâu dài như vậy?
Việc cần thiết nhà nước phải làm ngay để an lòng dân:
Trả anh Nam về lại với gia đình;
Trả người công chính về với xã hội!
Nguồn: FB Bạch Cúc
MỘT QUỐC GIA KHÔNG CÓ ĐƯỜNG ĐI !
TRẦN MÃ THƯỢNG/ BVN 6-3-2019
Việt Nam có thể là quốc gia duy nhất không có đường đi cho quốc dân đồng bào mình, theo một cái nghĩa nào đó vì lẽ đơn giản là muốn đi, người dân phải bỏ tiền ra mua đường, nếu không thì họ không bao giờ đi đâu được. Ai cho họ qua trạm BOT?
Có một nỗi buồn cay đắng hơn khi người ta lấy tên vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới, vì người ấy mà hàng triệu người sẵn sàng hy sinh tính mạng và của cải để xả thân chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, để đặt tên cho một con đường, đó là đường Hồ Chí Minh. Ấy vậy mà con đường ấy không bất kỳ ai có thể đi được nếu không phải móc tiền ra.
Nếu đi từ thành phố Hồ Chí Minh lên Gia Lai thì người ta thấy trên đất Bình Dương có hai trạm BOT thu phí 15000đ/ lượt đối với xe ô-tô con,các trạm còn lại, cứ cách nhau 70km là có một trạm, mỗi tram thu 35000đ/lượt đối với ô-tô con, 140000đ/ lượt đối với ô-tô tải. Trên đoạn đường trên dưới 800 km này, người ta phải chi vào khoảng 500.000đ tiền thu phí (đối với ô-tô con), số tiền này tương đương với một nửa tiền xăng dầu của chiếc xe.
Câu hỏi đặt ra là nếu người ta không muốn đi trên đường BOT thì còn có con đường nào để đi không? Nếu không thì rõ ràng quốc gia không có đường đi. Vậy là đường đi là tài sản riêng của những người có tiền? Ai cho phép họ tự tiện tiếm quyền của đất nước? Đây là việc làm tệ hại hơn thời kỳ phong kiến, thực dân!
Một khía cạnh khác là ai mà không biết Ban Quản lý đường Hồ Chí Minh đã sử dụng hàng trăm ngàn tỷ ngân sách vào việc xây dựng con đường này, mà sao giờ nó lại biến thành tài sản của các nhà mạo nhận BOT? Vì lý do họ cơi nới ra thêm một chút mà tất cả đều thành sở hữu của họ?
Cái lắc léo là nó nằm ở chỗ cơi nới, thêm thắt chút đỉnh này. Nó có ý đồ và kịch bản ngay từ đầu. Một thứ chủ trương xấu xa, bẩn thỉu của lợi ích nhóm mà trong đó chỉ “nhà đầu tư” trá hình, những kẻ nắm tiền và Bộ Giao thông. Họ kê khống cho cố sát những khoảng đầu tư bổ sung mà đôi lúc cũng chưa thật sự cần thiết, để chia chát ngay từ khi dự án vừa chuẩn bị đầu tư và ngay lúc khởi công. Họ đổi chác nhau thời gian thu phí với những tính khác xa thực tế và viễn cảnh phát triển kinh tế đất nước. Đây cũng lại là một khoản tiền bỏ túi không nhỏ của những kẻ có thẩm quyền.
Sự lộ mặt sau vụ việc trạm BOT Dầu Giây bị cướp, cho đến việc thanh tra vào cuộc và kết luận rằng “không có gì bất thường”, người ta nhắm mắt cũng biết nó là cái gì. Giờ đây người dân bò ra đường để đếm xe qua trạm, làm lộ rõ những toan tính khốn nạn của những nhóm lợi ích thì Nhà nước trả lời như thế nào đây? Do tính toán dở, tính không sát thực tế ư? Láo! Các ông là những kẻ gian hùng đầy mưu ma chuớc quỷ, khôn lỏi và lọc lừa chứ đừng nói là thơ ngây.
Bây giờ biết hết rồi thì tính sao đây hay tiếp tục lì lợm và chay mặt chịu đấm để tiếp tục ăn xôi? Nhân dân đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ phải nhìn thẳng vào sự thật để có biện pháp tức thì chứ không thể để cho bọn đầu trâu mặt ngựa ngang nhiên tung hoành xâm phạm tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân. Trước mắt là giảm giá xăng dầu, trừ ngay cái khoản tiền cầu đường cấu thành trong giá đó.
Đất nước này có ngóc đầu nổi không khi để các nhóm lợi ích ngang nhiên tồn tại? Xuất nhập khẩu có thể cạnh tranh hay không khi mà phí chồng lên phí? Và đất nước này có vô lý hay không khi không có con đường đi cho người dân? Có ngôi nhà nào được xây lên ở chỗ không có lối đi? Có kiến trúc sư nào ngu ngốc đến thế không? Có Chính phủ nào kiến tạo như thế không?
Tôi đang nói đến không chỉ là con đường Hồ Chí Minh mà muốn nói đến tất cả con đường trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhưng cay đắng nhất vẫn là con đường mang tên Hồ Chí Minh (QL14).
Hay là đến một ngày nào đó con đường Hồ Chí Minh trên biển cũng sẽ có trạm BOT?
Nguồn: FB Trần Mã Thượng
VNTB gửi BVN
CHỐNG BOT BẨN: ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN TỪ NHỮNG NGƯỜI NHƯ THẾ !
AN VIÊN/ BVN 7-3-2019
Một ‘nhóm người lạ’ mà chủ đầu tư và cánh báo chí ám chỉ về một nhóm người dân không đeo khẩu trang, đeo CMND trước ngực, tay cầm sổ và bút để… đếm lượt xe qua BOT Ninh Lộc.
Không một ai trong số ‘nhóm người lạ’ đó tin tưởng kết quả đếm lưu lượng xe mà Tổng cục đường bộ công bố. Và họ phải gánh chịu nắng mưa, khói bụi,… để thực hành cái gọi là quyền giám sát của nhân dân.
Cuộc chiến chống BOT bẩn đã đưa những con người ‘vì đại cục’ thực sự đi vào trận chiến thầm lặng. Và ‘đất nước đứng lên nhờ những con người như thế’, theo sự chia sẻ trên trang Facebook của nhà báo Trương Châu Hữu Danh.
Đếm xe thủ công, nhưng những công dân dấn thân đã phát hiện ra, con số thu về ở BOT lớn hơn con số mà Tổng cục đường bộ kiểm soát được và chủ đầu tư báo cáo, số liệu có thể vượt mức hàng ngàn tỷ đồng.
Facebooker Việt Võ cho rằng, ‘nhóm người lạ’, bằng phương pháp thủ công của mình đã ‘chỉ ra được sai phạm hết sức nghiêm trọng của tập đoàn BOT bẩn, điều mà Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước không làm được’. Và đây có thể là lý do vì sao, BOT đang được hiểu là sân sau của nhóm quan chức địa phương lẫn trung ương, nơi mà lực lượng vũ trang, bán vũ trang và côn đồ (đeo khẩu trang xanh) được huy động để trấn áp tinh thần của những người phản đối sự thiếu minh bạch, tại một địa điểm vốn thuần túy là giao dịch dân sự.
Khởi đầu bằng vụ cướp trạm BOT (2,22 tỷ đồng) làm lộ ra cả một đường dân lợi ích nhóm, cấu kết giữa quan chức và đội nhóm tư nhân. Và hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế của nhà nước đã bị chảy vào túi nhóm lợi ích, trong khi người dân bị ‘vặt lông’ theo cách không ai ngờ tới.
Trong cuộc chiến chống BOT bẩn cũng trở thành một hình mẫu cho những câu chuyện ngược đời tại Việt Nam: cơ quan công quyền đứng ngoài cuộc; người dân nhúng tay vào chống BOT bẩn; đeo khẩu trang để hung hãn phá xe, đánh người; không đeo khẩu trang để thực hành quyền giám sát nhân dân.
Vào ngày 4.3.2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng chỉ đạo Bộ GTVT, Thanh Tra Chính phủ kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu phí BOT. Đây là sự chỉ ‘kịp thời’, bởi ít nhất nó cho thấy dấu hiệu kiến tạo và liêm chính mà bản thân Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh. Nhưng khi tin mừng chỉ đạo còn chưa được được phổ biến rộng rãi, thì tin anh Hà Văn Nam (người chống BOT bẩn và từng bị côn đồ đánh đập) đã bị công an huyện Quế Võ (Bắc Ninh) bắt giữ với tội gây rối trật tự công cộng (?) và việc ‘khám nhà khẩn cấp’ được đồn đoán là cơ sở để mở rộng tội danh. Việc bắt giữ này không chỉ cho thấy tính chất kỳ lạ trong vấn đề BOT ở Việt Nam, mà cho thấy tính chất lợi ích nhóm gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt.
Trở lại cuộc chiến chống BOT bẩn, đây là sức mạnh của xã hội dân sự, bởi nếu không có những người như nhóm anh Trương Châu Hữu Danh hay Hà Văn Nam cùng hàng chục người khác, thì vấn đề lạm thu – thu sai – thu trái quy định tiếp tục tồn tại.
Thế nhưng, ‘xã hội dân sự’ lại được ông Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông xếp vào quy định ‘cấm’ trong đảng viên. Cái làm nên sự chia sẻ với công việc Nhà nước, điều làm nên giá trị của sự minh bạch trong xã hội lại là điều cấm tại Việt Nam.
Một sự học hỏi không hề khôn ngoan của Việt Nam trước Trung Quốc. Bởi nó khiến cho tính lợi ích nhóm tiếp tục được quy kết, trong khi quyền dân chủ cơ sở của nhân dân bị giảm xuống (đảng viên vẫn là một công dân trong xã hội và việc cấm đảng viên bàn về xã hội dân sự đã gián tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của số đông người dân còn lại).
Có lẽ, khi đoàn xe của ông Nguyễn Phú Trọng hay các thành viên gia đình ông đi qua các trạm BOT thì ông và gia đình ông đã nợ ‘xã hội dân sự’ một lời xin lỗi. Khi ngân sách nhà nước tăng lên, bức xúc xã hội về BOT giảm xuống, và nạn tham nhũng tiếp tục bị diệt trừ,... thì Chính phủ kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc hay những Ủy viên Bộ Chính trị thực tâm chống tham nhũng đã nợ anh Hà Văn Nam, nhóm Trương Châu Hữu Danh và ‘nhóm người lạ’ đeo CMND, không bịt khẩu trang… một lời cảm ơn.
Và giá như các vị ‘tinh hoa’ của Bộ máy chính trị hiện thời có đủ sự can đảm, trung thực, thẳng thắn,… Có đủ lương tâm, trách nhiệm, và nhu cầu minh bạch,… Có đủ ý chí bước qua sự kiêu ngạo chức quyền. Thì có lẽ, cuộc chiến chống BOT bẩn nên được coi là bài học đáng giá về quyền giám sát nhân dân, về cái ‘dân chủ cơ sở’ đã được hô khẩu hiệu hàng triệu lần, và về tiền đề cho ‘đất nước đứng lên nhờ những người như thế’.
A.V.VNTB gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét