ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Triều Tiên đang tìm cách “mặc cả” với Mỹ trong vấn đề phi hạt nhân? (GD 25/3/2019)-Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập (NCQT 25/3/2019)-Sự phát triển trong mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (BVN 25/3/2019)-Dân Anh sôi sục đòi trưng cầu dân ý lại về Brexit (KTSG 24/3/2019)-Cạm bẫy pháp lý, chủ quyền trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” (GD 24/3/2019)-Bẫy nợ trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” (GD 23/3/2019)-Thỏa hiệp với Trung Quốc: Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ(NCQT 22/3/2019)-Xung đột thương mại Mỹ-Trung rồi sẽ về đâu? (GD 21/3/2019)-EU chia rẽ lập trường về Trung Quốc (KTSG 21/3/2019)-Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’ (NCQT 20/3/2019)-Mối lo ngại của Triều Tiên khi đàm phán phi hạt nhân (GD 18/3/2019)-Lệnh cấm Boeing 737 Max cản trở đàm phán Mỹ - Trung (KTSG 18/3/2019)-
- Trong nước: Bóc mẽ trò gọi vong ở chùa Ba Vàng (GD 25/3/2019)-TT. Thích Thanh Quyết: 'Thầy Thái Minh tính rất lạ' (VNN 25/3/2019)-Chùa Ba Vàng đột ngột ngừng 'gọi vong, cúng oan gia trái chủ'? (VNN 24/3/2019)-Ông Nhị Lê: ‘Là đảng viên, tôi suy nghĩ rất nhiều về chữ liêm sỷ’ (TVN 23-3-19)-nếu không phải đv thì suy nghĩ rất ít?-Lời một người mẹ gửi Bí thư Nguyễn Nhân Chiến! (GD 23/3/2019)-Không công khai thí sinh gian lận là bao che cho tham nhũng, tiêu cực (GD 23/3/2019)-yk Lưu Bình Nhưỡng-Ai đứng sau trò "vong báo oán" ở chùa Ba Vàng? (GD 23/3/2019)-Trụ trì chùa Ba Vàng, người bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh (Blog VOA 23-3-19)-Bệnh viện Bạch Mai ngỡ ngàng với bác sĩ khuyên dân đến chùa Ba Vàng chữa bệnh (GD 23/3/2019)-Giả dối - thói xấu tệ hại, người cộng sản cần loại bỏ (GD 23/3/2019)-QĐND- trước hết là tự loại bỏ?-Thanh tra Chỉnh phủ kết luận gì về lô biệt thự L09 ở Sơn Trà? (GD 23/3/2019)-Công an vào cuộc xác minh hoạt động mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng (GD 22/3/2019)-Truyền bá vong báo oán vào xã hội là làm ngu dân (GD 22/3/2019)-còn nhiều thứ làm ngu dân?-Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm trong chuyển đổi "đất vàng" ở Đà Nẵng (GD 22/3/2019)-"Việt Nam cần một cuộc Đổi Mới" (VNN 21-3-19)-"Thỉnh oan gia trái chủ" chùa Ba Vàng là chủ trương của Đại đức trụ trì (GD 21/3/2019)-
- Kinh tế: Có thể đo lường bất ổn của kinh tế Việt Nam (KTSG 25/3/2019)-nc của Đh Stanford-Thiếu than vẫn xin xuất hàng triệu tấn: Trung Quốc từ chối, hàng Việt ế (Vef 25-3-2019)-Trung Quốc tăng tốc lộ trình triển khai luật thuế bất động sản (KTSG 24/3/2019)-Đã đến lúc cần “dân chủ hóa” dữ liệu (KTSG 24/3/2019)-Người Việt làm khổ cây trái? (KTSG 24/3/2019)-Thủ tướng mong muốn "những con sếu đầu đàn" đầu tư vào Chu Lai (GD 24/3/2019)-Thủ tướng chỉ thị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (GD 24/3/2019)-Đừng xem Trung Quốc là thị trường dễ tính! (KTSG 24/3/2019)-Công nghệ và tôn giáo (KTSG 24/3/2019)-Đà Lạt nhìn từ flycam: thành phố bêtông chứ đâu phải thành phố trong rừng? (TT 24-3-19)- Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng: không nên hoài niệm quá mà cản trở phát triển Đà Lạt (NĐT 24-3-19)-Lọc dầu Dung Quất lo thua lỗ vì thuế suất nhập khẩu dầu thô (Zing 23-3-19)-Công nghệ 5G tạo đột phá trong ngành sản xuất (KTSG 23/3/2019)-Lazada triển khai tính năng “live streaming” (KTSG 23/3/2019)-Sữa lạc đà, “vàng trắng” từ sa mạc (KTSG 23/3/2019)-Bảng điện tử trạm BOT không hiển thị biển số phương tiện, liệu có gian lận? (KTSG 23/3/2019)-Doanh nghiệp FDI lo ngại ùn tắc giao thông, chậm phát triển hạ tầng (KTSG 23/3/2019)-Muốn có quốc gia sáng tạo thì phải có môi trường sáng tạo (KTSG 23/3/2019)-Nói dễ, làm mới khó (KTSG 23/3/2019)-Khi những bàn tay thô ráp quẹt “Za-lô” (KTSG 23/3/2019)-Hà Nội vẫn chưa thu hồi khu đất FLC trúng đấu giá nhưng không nộp đủ tiền (GD 23/3/2019)
- Giáo dục: Tiết lộ choáng váng của một đầu mối cung cấp thực phẩm trong trường học (GD 25/3/2019)-Thủ khoa nào mới là… thủ khoa thật? (GD 25/3/2019)-Học sinh nghi bị nhiễm sán và trách nhiệm của quản lí nhà nước (GD 25/3/2019)-“Thắp sáng ước mơ” một chương trình ý nghĩa nhân văn cần được nhân rộng (GD 25/3/2019)-Ai đảm bảo tương lai sinh viên sư phạm sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn? (GD 24/3/2019)-Sán, trong tâm của hiệu trưởng? (GD 24/3/2019)-Sơn La có 44 thí sinh điểm thi không đúng, có em được nâng 26,55 điểm (GD 24/3/2019)-Tại sao không ai dám biên soạn khác? (KTSG 24/3/2019)-
- Phản biện: Những bức tường ngăn cách "tinh hoa" và đại chúng (GD 25/3/2019)-Xuân Dương-Việt Nam đã ‘đụng trần’ để kích thích tư duy, sáng tạo cho phát triển đất nước (TVN 25/3/2019)-Nguyễn Đình Cung-“Đạo của ta chỉ có một vị…” (GD 25/3/2019)-Trương Khắc Trà-Bóc mẽ trò gọi vong ở chùa Ba Vàng (GD 25/3/2019)-Tùng Dương-Dự luật đặc khu kinh tế đang hồi sinh (BVN 25/3/2019)-Phạm Chí Dũng-Chủ nghĩa tư bản lấn át dần chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam (BVN 25/3/2019)-Nolan Finley-Đi chùa để làm gì? (BVN 25/3/2019)-Mạnh Kim-‘Thỉnh vong báo oán’ ở chùa Ba Vàng và sự thao túng đức tin (TVN 24/3/2019)-Trúc Nguyễn-Không phải chấn chỉnh, cần có cuộc chấn hưng Phật giáo (TT 24-3-19)-Minh Tự-Sự đốn mạt của Phật giáo quốc doanh: cần một cuộc chỉnh đốn? (BVN 23/3/2019)-Hoa Nghi-Đôi lời với Cục Báo chí, Bộ Thông tin - Truyền thông (BVN 22/3/2019)-Nguyễn Đăng Quang-“Ta chỉ cho ngọn lửa, chúng sinh thắp đuốc mà đi” (GD 22/3/2019)-Xuân Dương-Giả dối - thói xấu tệ hại, người cộng sản cần loại bỏ (QĐND 21/3/2019)- Thiện Văn-15 Năm Một Nghị Quyết- Vết Thương Dân Tộc Vẫn Chưa Lành !!! (viet-studies 20/3/2019)-FB Nguyễn Đình Bin
- Thư giãn: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (60) - Bài giảng cuối cùng (GD 25/3/2019)-Hầm trú bom 5 sao dưới phòng họp của ông Trump - Kim Jong-un (VNN 25/3/2019)-Ngôi làng Việt Nam nổi tiếng Âu - Mỹ nhờ món hàng độc (VNN 24/3/2019)-Quán cà phê bên 'đường ray tử thần' đông nghẹt khách Tây ở Hà Nội (VNN 23-3-19)-Xổ số để chống thất thu thuế (KTSG 22/3/2019)-Nữ điệp viên chiến lược của Việt Nam (TP 22-3-19)-
'THỈNH VONG BÁO OÁN' Ở CHÙA BA VÀNG VÀ SỰ THAO TÚNG ĐỨC TIN
TRÚC NGUYỄN/ TVN 24-3-2019
Quang cảnh lễ khai hội Xuân chùa Ba Vàng 2019. Ảnh: TTXVN

Chưa đi hết mùa lễ hội năm 2019, chùa chiền trong nước xảy ra ít nhất 2 sự kiện gây đau lòng những phật tử chân chính: Chùa Phúc Khánh ở Hà Nội ra bảng giá cúng sao giải hạn, từ chối người thiếu lễ 50 nghìn đồng; và sự kiện đang “dậy sóng” là chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh thao túng đức tin người đi lễ, truyền bá mê tín thu lợi hàng chục tỷ đồng... [1]
Điều đáng nói là nơi khởi nguồn các sự việc tai tiếng là những chùa to nổi tiếng, người đứng đầu cũng là những người có bằng cấp chức sắc cao trong giáo hội. Chùa Phúc Khánh vì tọa lạc trung tâm thủ đô nên chỉ dừng ở mức "chùa to", còn chùa Ba Vàng có diện tích hàng chục ngàn m2 và đang dính nghi án chiếm dụng đất rừng! [2]
Chùa to, chùa nổi tiếng, chức sắc to, học vị cao... đáng ra phải là nơi mẫu mực của chánh đạo, nơi làm nên những việc tốt đạo đẹp đời. Phải chăng đạo cũng như đời, bằng cấp, chức sắc, hoành tráng... mà không biết thúc liễm thân tâm thì cũng sớm đi vào con đường lệch lạc!?
Tháng trước, sau khi bài viết của tôi Chùa nhỏ, chùa to, chùa ‘siêu to’... chùa nào có Phật? được đăng tải, xuất hiện clip trả lời báo chí của một nhà sư, cũng nổi tiếng bằng cấp cao. Ông so sánh với các tôn giáo khác ở nhiều nước trên thế giới có nhiều cơ sở to lớn thì tại sao chùa to ở Việt Nam bị phê phán.
Hàng chục lần nhà sư dùng cụm từ "Cách mạng 4.0", "tư duy 0.4" để phản bác ý kiến báo chí về tình trạng chùa to xuất hiện ngày càng nhiều... Đáng tiếc những vấn đề cốt lõi là sự khiêm cung tiếp thu ý kiến từ dư luận cũng như câu hỏi tại sao chùa nhiều, sư đông... mà xã hội đạo đức xuống cấp, bạo lực tràn lan đã không nghe thấy nhà sư đề cập!
Trong sự việc Chùa Ba Vàng gây phẫn nộ dư luận hiện nay, vị trụ trì cũng "đăng đàn" bào chữa: "Vì Ba Vàng là chùa to nên bị ghen ghét đố kỵ"! Chuyện đau khổ của chúng sinh là do quả báo tiền kiếp, còn chuyện của chùa là do bị ghen ghét chứ chùa không có gì sai!? Nhà sư còn nói: "Tôi có đầy đủ tang chứng vật chứng", nhưng nói tiếp: "Chuyện tâm linh không phải ai cũng nói được mà chỉ có người trong cuộc hiểu mà thôi" [3]...
Vậy tang chứng vật chứng của chùa Ba Vàng phải chăng là những điều không thể kiểm chứng? Những lời bào chữa lấy được cho thấy không có sự cầu thị tiếp thu, toàn ngụy biện, đổ vấy trách nhiệm, càng nói nói càng xa kinh Phật.
Phật dạy tu học có 3 hình thức giáo dục là "khẩu giáo" (dùng lời nói để giảng dạy), "thân giáo" (cuộc sống đạo đức chính đạo của người tu chính là bài học sống động cho tín đồ) và "ý giáo" (khi đệ tử tu đạt trình cao thì có thể lĩnh hội được điều thầy muốn dạy từ trong ý nghĩ, như câu chuyện "Niêm hoa vi tiếu"). Ý kiến cho rằng chùa to là cần có để làm nơi giáo dục tâm tính con người hướng thiện... chỉ là suy diễn.
Thiển nghĩ, chùa to tượng lớn chẳng qua cũng chỉ là nhiều hay ít về khối lượng bê tông, sắt thép đồng... Những thứ vô tri vô giác làm sao có chức năng giáo dưỡng, làm gì có "bê tông giáo" trong kinh Phật!
Bà Yến chùa Ba Vàng dẫn vụ án rúng động tính tàn độc, thay vì lên án những kẻ gây tội, đề cao sự nghiêm minh của pháp luật... thì lại cho rằng kiếp trước cô gái nạn nhân đã từng làm kẻ cướp, hiếp dâm nên bây giờ chịu quả báo... Nghe đã thấy sự "bá đạo" của suy diễn, truyền bá mê tín gieo rắc lòng bất an để dễ bề kêu gọi tiền công đức.
Nhìn đoạn phim những người đi chùa bị kiểm xét thân thể quần áo đăng trên Báo Lao Động, tôi tự hỏi chẳng lẽ đường về cực lạc cũng có “BOT” nữa sao!? Phật dạy chỉ những người tu đạt Tam Minh, Lục Thông, Ngũ Nhãn mới thấy biết được kiếp trước của người khác. Ngay cả 10 đại đệ tử được Phật chứng nhận đắc quả A La Hán như các ngài A Nan, Ca Diếp, Mục Kiền Liên... khi ra ngoài đi khất thực gặp sự kiện khó hiểu của xã hội đều về hỏi Phật để ngài giảng dạy. Vậy mà nhà sư Thái Minh, Bà Yến có thể thấy biết về kiếp trước của chúng sinh... quả là lộng ngôn, khẩu nghiệp!
Phật giáo là tôn giáo của số đông ở nước ta nhưng sinh hoạt của tôn giáo này nhiều năm đang có phần “mất dây cương”. Những điều lộ ra chỉ là phần nổi của tảng băng, nếu không kê "một liều thuốc mạnh" thì còn tiếp tục gây nhiều nhiễu loạn nhân tình, rối ren đất nước.
Xứ Huế lưu truyền câu chuyện, có quan lớn và đoàn tùy tùng đến một ngôi chùa nhỏ trên núi, quan sai người vào nói hòa thượng trụ trì ra tiếp. Lão hòa thượng nói chú tiểu ra nói: cửa chùa rộng mở cho bá tánh thập phương không phân biệt sang hèn, ông lên chùa thì mời vào lễ Phật! Hoà thượng còn gửi lời khuyên quan về nhà cố gắng niệm Phật cho nhiều để có trí tuệ làm việc lợi ích cho dân cho nước. Người tu pháp Tịnh độ khuyên niệm Phật ý là khuyên tĩnh tâm quán xét bản ngã!
Kinh Trường Bộ ghi, một hôm đức Phật cùng đệ tử đứng chờ đò để đi qua sông thì gặp hai ông đạo sĩ già khoe khoang tài nghệ dùng thần thông đi trên nước. Một ông nói đã tu luyện phép thuật này 60 năm, đạo sĩ kia thì nói tu luyện phép thuật 70 năm... Khi đức Phật qua bên kia sông rồi, ngài hỏi đệ tử đã trả tiền đò hết bao nhiêu, đệ tử thưa hết 2 xu. Ngài nói: họ mất một đời người tu luyện để làm một việc mà chúng ta chỉ mất 2 xu là có thể làm được"!
Cuộc đời Đức Phật nổi bật nhiều bài học đạo đức trong đó có lòng khiêm cung và từ ái, tôn trọng quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội. Ngài cũng đứng đợi đò như bao người khác, năm 80 tuổi ngài cũng rời cõi thế đi vào cõi chết chứ không lạm dụng thần thông kéo dài sự sống để nhận "bằng kỷ lục" sống thọ nhất thế giới... Ngài bình thường cho nên ngài vĩ đại!
Trúc Nguyễn
---------
[1] Vụ "vong báo oán" chùa Ba Vàng: Kinh doanh trên sự mê tín của kẻ khác, Lao động online, 22/03/2019.
[2] Chùa Ba Vàng: 10 năm biến thành nguy nga rộng hàng chục ngàn mét vuông, Tuổi trẻ online, 21/03/2019.
[3] Đại đức Thích Trúc Thái Minh: Chùa Ba Vàng là chùa lớn nên "bị ganh ghét, đố kỵ", Soha, 22/03/2019.
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:- “Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng, Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên Miếu thờ”
- Mang ‘Tâm’ gì đi lễ chùa đầu năm?
- Chùa nhỏ, chùa to, chùa ‘siêu to’... chùa nào có Phật?
- Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng.
THƯỢNG TỌA THÍCH THANH QUYẾT:' THẦY THÁI MINH TÍNH RẤT LẠ'
pv TÌNH LÊ /VNN 25-3-2019
Tiền đối với nhà chùa chỉ là phương tiện
Những ngày qua, câu chuyện về chùa Ba Vàng đã khiến dư luận rất xôn xao. Với tư cách là Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Thượng toạ có gọi Đại đức Thích Trúc Thái Minh yêu cầu trình bày sự việc không?
- Thực ra tôi cũng không đọc nhiều báo lắm đâu. Thời gian này tôi giảng dạy ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn, Hà Nội, nhưng là người quản lý Phật giáo ở tỉnh Quảng Ninh nên cũng được thông báo tình hình, tôi cũng nắm được.
Thầy Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban Trị sự, Chánh Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cũng mời trân trọng trụ trì chùa Ba Vàng - thầy Thích Trúc Thái Minh để làm việc nhưng mỗi người có quan điểm cá nhân riêng. Chuyển biến hay không còn phụ thuộc vào nhận thức nữa.
Thượng toạ Thích Thanh Quyết.
Theo giáo lý của Phật giáo, hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ được hiểu như thế nào thưa Thượng toạ? Gọi vong mà vong hiện lên đòi tiền có đúng không thưa Thượng toạ?
- Trên thực tế thỉnh vong chính là cúng vong thôi. Cúng vong là một trong những nghi thức quan trọng của Phật giáo, trong Phật giáo có tiếp linh và triệu linh. Linh là vong mà. Chùa nào cũng có ban vong cả. Hàng ngày chúng tôi đều có cúng cháo, tức là cúng vong, cúng cho chúng sinh - những người không nơi nương tựa, chết oan uổng ngoài đường ngoài chợ không có người cứu vớt, không ai thờ cúng. Nhà Phật phải làm việc đó.
Còn sự việc ở chùa Ba Vàng tôi chưa thể nói gì được, còn phải chờ kết luận từ nhiều phía.
Vào chùa mà bất cứ cái gì cũng được nhà chùa quy ra tiền thế, sư lúc nào cũng gần tiền như thế có giống với chốn tu hành không thưa Thượng toạ?
- Thực ra, đối với nhà sư mà nói, tiền cũng chỉ là phương tiện để mình hành đạo. Nếu không có phương tiện, thì không ai hành được đạo. Đi ra ngoài đường chỉ cần đi xe buýt thôi, một chức sắc Phật giáo hay chức sắc Thiên chúa giáo cũng chỉ mất vài nghìn đồng, nhưng cũng phải bỏ tiền ra mua vé chứ. Lúc đó ông lái xe buýt ông có bảo tuỳ tâm đâu, không có tiền sẽ phải xin, mà lúc nào cũng có thể xin được đâu.
Nhà chùa đi ra ngoài chợ mua mớ rau, bìa đậu, người bán hàng có nói tuỳ tâm đâu. Nếu như cả thế gian này hiểu được các chức sắc tôn giáo đi đâu cũng không phải mất tiền thì nó khác. Cho nên tôi nghĩ nên nhìn mọi việc dưới nhiều góc độ, tôi xin nhắc lại, tiền với nhà chùa cũng chỉ là phương tiện, mình dùng phương tiện đó như thế nào mà thôi.
Với trường hợp của bà Phạm Thị Yến ở chùa Ba Vàng, một Phật tử bình thường nhưng ngồi giảng đạo trong chùa, lại có những bài giảng lệch đạo, ai sẽ chịu trách nhiệm việc này thưa Thượng toạ?
- Thực chất ra mà nói, người trụ trì sẽ chịu trách nhiệm toàn diện. Chưa có quy định nào nói rằng phật tử không được giảng kinh Phật cả nhưng phải giảng đúng, không xuyên tạc. Cả các chức sắc tôn giáo nói kinh của nhà Phật, Thánh, Chúa mà xuyên tạc thì đều không được phép. Phật tử giảng kinh Phật thì được, nhưng xuyên tạc, nói lái theo ý hiểu của mình, ý cá nhân của mình là không cho phép.
Kinh Phật thì nhiều nghĩa, đã tồn tại tới bây giờ rồi, dù nhiều nghĩa cũng chỉ là những ý nghĩa tích cực có lợi ích cho chúng sinh chứ không có chuyện cá nhân. Còn Phật tử vào chùa giảng không đúng, trách nhiệm của người trụ trì là phải nhắc nhở.
Bản thân người với người thôi, ngay như tôi ngồi nói chuyện với cô, cô về lại viết ra ý khác đã là không được rồi huống hồ là giảng sai các lời răn dạy của các bậc tiên thánh hiền triết. Ngoắt ngoéo theo ý cá nhân thì làm sao có thể chấp nhận được. Đây bị quy về ý thức cá nhân. Luật pháp có thể có cái quy định được, có cái chưa nhưng tất cả phải xuất phát từ phạm trù đạo đức mà ra mới giải quyết được nhiều thứ.
Cho nên trách nhiệm của trụ trì là chính nhất.
Trụ trì chùa Ba Vàng hoàn toàn chịu trách nhiệm khi để bà Phạm Thị Yến có những bài giảng pháp không đúng với giáo lý nhà Phật.
'Thầy Thái Minh tính rất lạ'
Quy trình bổ nhiệm hay truất chức danh trụ trì của một thầy nào đó vi phạm Hiến chương của GHPGVN sẽ như thế nào, trường hợp như sư trụ trì ở chùa Ba Vàng thì sẽ như thế nào thưa Thượng toạ?
- Tôi đã nói rồi, tôi mới được thông báo và nhìn sự việc dưới góc độ của tôi. Còn sự việc như thế nào tôi chưa thể đưa ra được ý kiến chính thức. Vì chưa tìm hiểu hết, kỹ mọi việc nên chưa thể quy chiếu được với Hiến chương của GHPGVN.
Thật ra quy trình bổ nhiệm một trụ trì chùa nào đó đầu tiên phải là nhân dân địa phương đó thỉnh mời, sau đó nếu chính quyền ủng hộ nguyện vọng của nhân dân, thấy nguyện vọng đó là chính đáng thì Giáo hội mới bổ nhiệm trên tinh thần niềm tin của nhân dân và đồng thuận của chính quyền.
Nhưng nếu một sư trụ trì phạm một lỗi thuộc quy định trong Hiến chương GHPGVN, trong khi niềm tin của người dân nơi đó vẫn dành cho thầy trụ trì đó, Giáo hội có truất quyền vị trụ trì này được không thưa Thượng toạ?
- Cái này tôi nói sau, còn tuỳ vào nhiều tình huống cụ thể.
Trong lần phát biểu gần đây, trụ trì chùa Ba Vàng có nói sở dĩ chùa Ba Vàng bị báo chí lên án như vậy là do có sự ganh ghét, đố kỵ. Thượng toạ nghĩ như thế nào?
- Thực tế khi xây dựng chùa Ba Vàng, tôi là người ủng hộ số 1. Chính tôi là người ký văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh cấp phép cho xây dựng chùa Ba Vàng theo quy mô to hơn. Ngày khởi công, tôi lo Thái Minh không đủ điều kiện kinh tế để xây dựng ngôi chùa to. Lễ khởi công tôi đến dự, tôi thấy mọi người phát tâm công đức vừa độ. Người nào phát tâm công đức hôm đó nhiều nhất là 50 triệu đồng.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng.
Tôi lúc đó vô cùng khó khăn, vẫn còn nợ tiền xây dựng chùa Đồng, nhưng tôi vẫn ủng hộ 100 tấn xi măng. Với tư cách là Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tới dự, phát biểu và kêu gọi nhân dân ủng hộ là quý lắm rồi mà tôi vẫn ủng hộ vì tôi lo cho thầy lắm. Vậy mà chỉ vài năm xây dựng, thầy đã huy động được nhiều nguồn và xây dựng ngôi chùa khang trang to đẹp như bây giờ. Chúng tôi không thể phủ nhận công lao của thầy Thái Minh.
Nhưng, khánh thành xong, tôi thấy thầy Thái Minh có những biểu hiện hơi buồn cười. Thầy mặc, ăn, ngủ một mình một kiểu.
Rõ ràng Phật giáo miền Bắc đang mặc kiểu Bắc Tông, một mình thầy mặc kiểu Nam Tông. Tất nhiên không ai quy định phải mặc như thế này thế kia, nhưng mình đang sinh hoạt Phật giáo ở đâu thì hoà đồng ở đó đi, tại sao phải khác, làm lập dị làm gì, còn bắt hàng trăm phật tử mặc như thế.
Còn nếu thầy thích theo Nam Tông, thầy có thể làm báo cáo đàng hoàng cho Giáo hội xin gia nhập Nam Tông, ai cấm đâu. Như vậy thầy có thể hành đạo, hành lễ theo đúng Nam Tông. Đằng này cứ riêng thầy trò thầy Thái Minh bảo nhau mặc khác như thế.
Thầy Thái Minh cũng mới tu tập thôi, đệ tử theo thầy cũng thế, đã là Phật là Thánh gì đâu mà cứ ăn một ngày một bữa, tối không dám ăn. Đi ăn với toàn bộ tăng ni trong tỉnh cứ một mình một bát, xúc tất cả thức ăn nào rau nào đậu vào bát trộn lên ăn chung. Học trò có người không ăn được, nhưng thầy bắt thì trò phải theo.
Ngủ thì bắt ngủ đất, không cho nằm chiếu, hơi đất lên cảm thì sao, tôi chịu trách nhiệm chứ ai. Ăn đã thế, mặc đã vậy, ngủ thì thế lại còn bắt ra rừng tụng kinh niệm Phật cả đêm. Tôi cũng lo, rắn cắn thì chết.
Chính vì thế mà Phật giáo tỉnh mới có ý kiến lên cơ quan ban ngành một cách có trách nhiệm, để nhiều người động viên thầy Thái Minh làm sao tu tập hoà đồng. Chứ đâu phải như cách của thầy là có thể thành Phật được đâu. Mà mãi vẫn thế đến bây giờ vẫn vậy.
Đương nhiên ngồi dưới gốc cây tu thiền, về lý cũng không sai, không ai cấm. Phật tổ Thích Ca 3000 năm trước cũng ngồi dưới gốc cây bồ đề cơ mà. Nhưng không thể lấy Phật tổ Thích Ca để so sánh với người phàm tục mới tu được. Cho nên đừng có 'cấu véo' một vài lời trong kinh Phật để áp dụng một cách cứng nhắc, cuối cùng hỏng cả kinh Phật.
Vì nhắc nhở nên thầy Thái Minh từng sám hối trước Thượng toạ nhiều lần?
- Sám hối thì có. Nhưng thật ra tính thầy Thái Minh lạ, thầy xuất gia muộn, học hành Phật pháp chưa có gì bài bản, chưa qua trung cấp, sơ cấp Học viện. Tính lại thích thể hiện. Nếu thể hiện đúng theo giáo pháp nhà Phật cũng tốt thôi.
Nhưng tại chưa có gốc học hành Phật pháp nên thầy thể hiện theo kiểu nhảy cóc, không đâu vào đâu.
Lúc nào chúng tôi cũng nói thì lại bảo chúng tôi nặng nề, tuổi thầy cũng không kém tôi nhiều, lại được học hành ngoài đời rất bài bản, chúng tôi cũng phải trân trọng, nói vừa vừa thôi. Cũng có lúc thầy sám hối, chuyện sám hối trong nhà chùa thì cũng giống như chuyện xin lỗi ngoài đời ấy.
Câu chuyện chùa Ba Vàng xảy ra, nó ảnh hưởng như thế nào tới Phật tử Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung thưa Thượng toạ?
- Theo tôi nghĩ vẫn phải chờ kết quả cơ quan chức năng vào cuộc. Ảnh hưởng như thế nào tôi cũng chưa thể nói được. Chiều 26/3 tới sẽ có hình thức cụ thể đối với trường hợp ở chùa Ba Vàng, nên tôi chưa thể đưa ra quan điểm gì lúc này.
Cảm ơn Thượng toạ đã chia sẻ!
SỰ ĐỐN MẠT CỦA PHẬT GIÁO QUỐC DOANH: CẦN MỘT CUỘC CHỈNH ĐỐN ?
HOA NGHI /BVN 23-3-2019
Khi các quốc gia tiên tiến khác đang khám phá vũ trụ, đặt chân lên vùng tối trái đất, thám hiểm Sao Hỏa,… thì tại Việt Nam, vẫn tất bật các dự án bán và chia đất của các đại gia có tiền và quyền, và sự vươn lên của một nền Phật giáo đang mất dần thuộc tính hướng thiện của nó.
Dâng sao giải hạn ở Hà Nội
Nhiều chùa to được xây dựng, nhiều Phật to được dựng lên, hàng nghìn người xếp hàng, khúm núm, tay phì phạch, miệng phì phò “Nam mô A di đà Phật” để mong giải hạn sao Thái Bạch ở chùa Phúc Khánh với giá 150 nghìn đồng. Chùa Ba Vàng, nơi thêu dệt những mẩu chuyện mê tín dị đoan, đến mức lấy hậu quả của sự quản lý yếu kém của xã hội hiện tại (làm tội phạm phát sinh) để coi đó là tiền kiếp, các bệnh tật con người phải gánh chịu cũng là “khẩu nghiệp”, và kết quả người nào muốn hết phải nộp tiền triệu vào chùa.
Cả xã hội Việt Nam đang quay cuồng với thứ Phật giáo không những đồi bại mà còn đi đến tận cùng của sự khốn nạn, nơi lòng tin và hướng thiện của người dân bị lợi dụng để lợi nhuận hóa.
Một cuộc chỉnh đốn Phật giáo là điều cần thiết
Chúng ta cần một cuộc chỉnh đốn Phật giáo, một trong những tôn giáo đang làm chủ mặt trận buôn thần bán thánh tại Việt Nam, bằng việc tái thực hiện lại những chính sách như thời Hồ Quý Ly và thời vua Minh Mạng đã từng thực hiện. Bởi thực trạng chùa đang trở thành nơi lợi nhuận hóa, trốn thuế, nơi để hưởng thụ nhiều hơn tu đạo và phổ độ chính sinh.
Đối với thời Hồ Quý Ly, áp dụng chính sách sa thải Tăng đạo, buộc hoàn tục những người chưa trên 50. Những ai thông hiểu kinh giáo thì buộc phải thi, thi đỗ thì sẽ trở thành sư, không thi đỗ thì phải hoàn tục.
Việc quản lý đội ngũ tăng sĩ là yếu tố quyết định nhất trong chấn chỉnh tình trạng hổ lốn Phật giáo hiện nay, bởi không chỉ thời Hồ Quý Ly, mà đến thời nhà Nguyễn (cụ thể thời Minh Mạng), một tăng sĩ muốn được cấp độ diệp thì phải được Bộ lễ sát hạch và ghi nhận là bậc chân tu.
Thế nhưng, hiện nay, việc quản lý tăng sĩ, đạo đức tăng sĩ đã được chú trọng hay chưa, hay chỉ đơn thuần là biến đức tin người dân trở thành một đức tin mù quáng, cam phận với những rủi ro và áp bức thời cuộc, và tự gieo trong mỗi người tin Phật pháp là “vong oan, tiền kiếp”. Phật giáo từ một tôn giáo mà Đức Phật mong muốn con người thực hành giáo lý để tìm sự bình an, hạnh phúc thông qua sự giác ngộ thì nay đã trở thành một con đường để tự bày biện ra những thứ trói buộc quanh mình.
Phật giáo Việt Nam hiện nay đang trở thành một phiên bản mẫu của Phật giáo Trung Quốc, bởi cả hai đã và đang trở thành một công cụ kiếm tiền. Ở Trung Quốc, những nhà sư làm chính trị hoặc trở thành công cụ chính trị không hề thiếu, đổi lại, anh ta trở thành một nhà sư cộng sản siêu giàu, dựa trên sự lơ là quản lý của chính quyền, sự bành trướng của mê tín và tệ kinh doanh trong chùa, gắn với niềm tin mù quáng của người dân.
Những niềm tin mù quáng như thế này cần phải được loại bỏ bằng một cuộc vận động lớn trong xã hội, nơi mà cuộc cách mạng công nghệ thông tin với số người dùng internet của Việt Nam đã chiếm hơn ½ dân số. Nhưng ngay cả khi dư luận xã hội phê phán, thì quản lý nhà nước không thể đứng ngoài cuộc, do vậy, triệt để siết chặt các hoạt động mê tín dị đoan tại chùa là điều nên làm, trong đó tiến hành kỷ luật hoặc trục suất và buộc hoàn tục những tăng ni có hành vi truyền bá những giá trị không phù hợp với triết lý đạo phật, cố ý lạm dụng tâm lý của người dân để trục lợi.
Không thể để tình trạng CEO (một thuật ngữ về người quản trị kinh doanh) xuất hiện trong chùa như tại Trung Quốc, không thể tiếp tục nhân nhượng tình trạng phát triển du lịch tâm linh một cách ồ ạt như hiện nay làm cho nền tảng Phật giáo nguyên thủy bị suy độ.
Tại sao Phật giáo lại được ưu ái?
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Phật giáo lại được ưu ái đến như vậy, đến mức suy thoái về cả giáo lý và đạo đức, nhưng Nhà nước không thể làm mạnh?. Giống như Trung Quốc, trong các tôn giáo tại Việt Nam, Phật giáo được coi là có truyền thống lành tính và dễ dàng chiêu dụ như cách mà hệ thống Nhà nước thời phong kiến được tiến hành (thời Lý, Phật giáo trở thành Quốc giáo), trong khi Nhà nước vẫn coi các thành viên Kito giáo, hay sự mở rộng Kito giáo là một cơ hội để thâm nhập và gây bất ổn nền an ninh quốc gia. Và thực tế, bài học về vai trò của Giáo hội Công giáo trong việc chống lại chính quyền Cộng sản Đông Âu đã khẳng định những nỗi sợ này. Và trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến phản ứng chính sách, chủ trương nhà nước thì cộng đồng Công giáo vẫn đi đầu, những tôn giáo khác (kể cả Phật giáo quốc doanh) vắng bóng trong dòng chảy này. Sự cưng chiều của Nhà nước, và sự lệ thuộc của Phật giáo đối với Nhà nước được biểu hiện ngay trong lý tưởng của T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Và đây có thể là một trong những mấu chốt khiến Phật giáo Việt Nam bị chỉ trích ngày càng nhiều, liên quan đến một loạt các vấn đề như thương mại hóa, tham nhũng, sự lạm dụng đức tin người dân để trục lợi.
Việt Nam có thể học theo Trung Quốc?
Tại Trung Quốc, sau sự kiện Shi Xuecheng, 52 tuổi, người đứng đầu Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc và trụ trì của chùa Long Tuyền nổi tiếng ở Bắc Kinh, người đã bị tố cáo quấy rối tình dục các đệ tử qua tin nhắn. Chính quyền Trung Quốc đã đã ra chỉ thị 10 điểm, trong đó nghiêm cấm thương mại hóa Phật giáo, và tất cả nơi thờ tự phải phi lợi nhuận. Cán bộ quản lý địa phương cấm quảng bá, trục lợi từ hoạt động tôn giáo dưới danh nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế. Cấm xây dựng các tượng Phật lớn ngoài trời. Các khoản thu nhập nếu có từ hoạt động tôn giáo chỉ sử dụng cho mục đích từ thiện, bảo trì; và các nhóm tôn giáo phải tuân thủ theo hệ thống thuế, có kiểm toán.
Những nội dung quản lý Phật giáo nêu trên của chính quyền Trung Quốc là thực trạng đang diễn ra tại Việt Nam, liệu chăng chính quyền Hà Nội cần nghiêm túc học tập và chỉnh đốn Phật giáo từ hôm nay, thay vì để xuất hiện một Shi Xuecheng phiên bản Việt Nam?.
H.N.VNTB gửi BVN.
KHÔNG PHẢI CHẤN CHỈNH, CẦN CÓ CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO
MINH TỰ/ TPO 24-3-2019
TTO - Những ngày này, nhiều tiếng nói có lương tri và trách nhiệm đang đề nghị Phật giáo Việt Nam cần phải thực hiện một cuộc chấn hưng như đã từng thực hiện vào đầu thế kỷ 20.
Cơn nhức nhối từ tục dâng sao giải hạn bị biến thành "dịch vụ tâm linh" rằm tháng giêng ở chùa Phúc Khánh, Quán Sứ chưa nguôi thì đã xuất hiện pháp thỉnh "oan gia trái chủ" ở chùa Ba Vàng. Và, tình hình này có lẽ vẫn chưa dừng lại.
Bởi vì những trò "trục lợi tâm linh" đó không phải mới xuất hiện, mà nó đã trở thành một lễ hội, "lễ hội của ma quỷ", cứ tháng giêng hằng năm lại trỗi dậy quấy phá chùa chiền, làm hại chúng sanh.
Dân tình lại lên tiếng, truyền thông tiếp tục phản ánh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lại "ra văn bản" chấn chỉnh, cơ quan chức năng của Nhà nước lại "vào cuộc".
Nhưng, tháng giêng năm sau vẫn "bổn cũ soạn lại", "lễ hội ma quỷ" vẫn đến hẹn lại lên.
Đến lúc này thì không một ai có thể tin rằng tháng giêng năm sau chùa chiền sẽ không còn cảnh đau lòng đó nữa.
Cũng như lúc này ai cũng có thể nghĩ rằng không chỉ có một ngôi chùa Ba Vàng với pháp thỉnh "oan gia trái chủ", mà rất có thể còn những "pháp môn" kỳ quặc hơn đang "hoằng bá" ở trong một hay nhiều ngôi chùa nào đó nữa.
Một vị giáo sư ở Hà Nội nói với báo Tuổi Trẻ rằng tình hình là đang có nhiều Ba Vàng, nếu không giải quyết một cách căn bản thì chỉ là "ném đá ao bèo" và như thế sẽ nguy ngập cho cả Phật giáo lẫn dân tộc.
GS Đỗ Quang Hưng - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo - cho rằng cần phải có một cuộc chấn hưng Phật giáo và những "triệu chứng" nhức nhối hiện nay chính là cơ hội để thực hiện cuộc điều trị căn bệnh "nan y mãn tính" đó.
Trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam cũng đã có lúc thịnh lúc suy, cũng bao lần pháp nạn. Những lúc suy vi như thế, Phật giáo Việt Nam luôn ra đời một cuộc chấn hưng.
Trong đó, cuộc chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20 (bắt đầu từ năm 1920 đến thập niên 1950) được xem là lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Phật giáo từ chỗ là quốc giáo của Việt Nam đã trở nên suy yếu, kéo theo nhiều hệ lụy như: tăng đồ làm điều trái giáo lý nhà Phật, mê tín tràn ngập chùa chiền...
Trước tình cảnh lúc đó, các vị chân tu đã bước ra khỏi chùa để thực hiện một cuộc chấn hưng đạo pháp, cứu vãn Phật giáo nước nhà.
Cuộc chấn hưng được khởi phát từ miền Nam ra miền Trung rồi đến miền Bắc và sau đó lan tỏa khắp cả nước. Bền bỉ qua hơn 30 năm, Phật giáo mới trở lại chính đạo, ngôi chùa đã được trả lại cho tăng chúng và phật tử, và nguyên khí nước Việt mới phục hồi.
Từ đó, cuộc chấn hưng đã lắng xuống thành dòng chảy ngầm, âm thầm tưới tắm cho đạo pháp tươi tốt qua bao khổ nạn của chiến tranh và cả trong hòa bình.
Vì lẽ đó, những ngày này, nhiều tiếng nói có lương tri và trách nhiệm đang đề nghị Phật giáo Việt Nam cần phải thực hiện một cuộc chấn hưng như đã từng thực hiện vào đầu thế kỷ 20.
Chấn hưng, chứ không phải là chấn chỉnh!
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
- 'Chùa Ba Vàng hoạt động điêu luyện, gọi vong báo oán là lừa gạt tâm linh'
- 'Kiếm tiền như Chùa Ba Vàng bất chấp giáo lý, đạo lý'
- Vụ chùa Ba Vàng: Công an sẽ triệu tập bà Phạm Thị Yến
'ĐẠO CỦA TA CHỈ CÓ MỘT VỊ...'
TRƯƠNG KHẮC TRÀ /GDVN 25-3-2019
Albert Einstein từng nói rằng: “nếu có một tôn giáo nào gần nhất với khoa học thì đó chính là phật giáo”. Max Planck cha đẻ của vật lý hiện đại kết luận: “một chút khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học khiến ta trở về với Chúa”.
Vì vậy, bản thân phật giáo đã là khoa học, mà đến nay không nhiều người có thể hiểu đến căn cội triết lý cao siêu của nó, vì trí huệ đức phật, Jesu đã vượt qua chúng ta rất xa.
Ai từng học, từng đọc phật giáo khởi thủy, hẳn rất bất ngờ với sự phát triển của phật giáo Việt Nam hiện nay. Phải chăng phật giáo ngày nay dường như khôi phục trạng thái cực thịnh như dưới thời Lý, Trần?
Ngày càng có nhiều chùa lớn, nguy nga đồ sộ, sơn son thiếp vàng, Tam Chúc - Ba Sao, Ba Vàng, Bái Đính… phá vỡ hàng loạt kỷ lục về kích thước tầm khu vực và quốc tế; những lễ nghi lạ lùng “dâng sao giải hạn”, “giải vong báo oán”; những kiểu làm kinh tế “BOT trước cổng chùa”, “tranh cãi mức tiền thu cúng giải hạn”…
Kèm theo sau là những con số về mặt tiền bạc, Tràng An đón 10 triệu lượt khách, hái ra 1.000 tỷ đồng; khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao dự kiến đạt 1.700 tỷ đồng doanh thu đến năm 2030…
Có thứ gì đó đang kết hợp với nhà chùa tạo ra ngành nghề mà người ta gọi là “công nghiệp tâm linh”. Đầu tư phải thu hồi vốn và sinh lời, từ đây có nguy cơ đẩy phật giáo ra khỏi khuôn khổ tốt đẹp, là hướng con người đến “buông bỏ” để “giải thoát”.
Triết lý nhà phật cho rằng “đời là bể khổ” - 29 tuổi, có vợ và một con, Thái tử (con vua Tịnh Phạn ở Nepal ngày nay) Tất Đạt Đa từ bỏ chốn vương quyền xuất thân dẫn theo nhiều môn đệ tu học nhiều năm, sau 49 ngày ngồi thiền dưới cây Bồ Đề ông nghiệm ra căn cốt gây dẫn đến khổ não, tìm cách buông bỏ để giải thoát đến cõi Niết bàn.
“Thập nhị nhân duyên” cho rằng có 12 nguyên nhân gây khổ, xuất phát từ “Vô minh”, tức là do u mê, lầm lạc, dẫn con người đến điều xấu xa. Vậy, “vô minh” là bản tánh của con người xuất phát từ hiện thực chứ không phải thần thánh.
Tâm ác, gian xảo, tư thù, tư lợi, chiếm đoạt, dâm dục, chà đạp công lý, tham nhũng, cửa quyền…ấy là “vô minh”, rồi dẫn đến kết quả thương đau như một lẽ dĩ nhiên. Thực tế đời sống không ít sự việc lớn nhỏ diễn ra như thế.
Trong kinh “Tăng Chi Bộ III”, chương Tám Pháp, phẩm Lớn, Đức Phật khẳng định rằng: “Ví như nước biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy, này Pahàrada, Pháp và Luật của Ta chỉ có một vị là vị giải thoát”.
“Giải thoát luận”, giúp con người giải thoát, phổ độ chúng sanh, chiếm phần lớn trong triết lý phật giáo - có thể nói đó là rường cột nhân văn của đạo phật.
Bởi thế, Tất Đạt Đa chủ trương thoát khổ bằng “bát chánh đạo”, giống như tám trở ngại trên con đường tu tập phải vượt qua giúp đạt đến trí huệ “buông bỏ”, không còn “tham, sân, si” sẽ hết khổ ải.
Đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Tám bước này - tuyệt nhiên không có bước nào dẫn con người mê tín dị đoan, đặc quánh mùi vật chất, sân si như một số biểu hiện mới đây.
Ví dụ, chánh kiến, tức là con người có hiểu biết đúng đắn, đúng sự thật, phân biệt thiện ác, thật giả, tốt xấu; chánh tư duy là suy nghĩ đúng đắn, chân thành, xét đoán sáng suốt; chánh ngữ là ăn nói đúng mực, không điêu ngoa, lộng ngôn, ác khẩu; chánh mạng là đời sống đúng đắn, mỗi người ở đúng vị trí và chức năng của mình, không hành nghề độc ác, phi pháp…
Nhắc lại để thấy rằng, vướng vào đau khổ là do con người, thoát ra khỏi khổ đau cũng do con người. Tuyệt nhiên không thể phó thác cho thần linh bằng phương tiện vật chất để cứu rỗi tội lỗi do bản thân mình gây ra.
Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện “bát chánh đạo”, ấy là tu tại tâm, tại gia, mà không cần chen lấn, xô đẩy, không cần nguy nga, đồ sộ, nghi ngút khói nhang. Mỗi cá nhân đều có thể là phật, nếu biết tiết chế cái tôi cá nhân, sống lương thiện.
Đạo phật đoạn tuyệt với tham sân si, tức là buông bỏ vật chất, tranh giành thấp hèn, ấy thế mà ở nhiều nơi người ta cứ muốn ôm vào mình thật nhiều “vật chất”, những cái “to nhất”, “lớn nhất”, “nhiều nhất”, “hiếm nhất” phỏng có ý nghĩa gì khi chúng sanh không được phổ độ, càng u mê lầm lạc và hủ tục; đạo đức luân lý xã hội ngày một xuống cấp?
Suốt quãng đời 49 năm thuyết pháp độ sanh của Đức Phật Thích Ca, Ngài đã gặp và đã giảng dạy cho không biết bao nhiêu người.
Tùy theo đặc điểm, tùy theo tâm bệnh của mỗi người và thậm chí tùy theo tính chất của vấn đề mỗi cá nhân gặp phải trong những thời điểm khác nhau.
Với người nhiều tham lam thì Phật dạy tu hạnh bố thí, cúng dường; với người nhiều sân hận thì Phật dạy tu tập tâm từ bi; với người nặng lòng luyến ái thì Phật dạy quán bất tịnh; với người nhiều tham chấp thì Phật dạy quán vô ngã; với người thuộc trình độ thấp thì Phật dạy làm phước, tu tập để được sanh lên cõi trời; với người thuộc trình độ cao thì Phật dạy tu tập để vượt thoát sanh tử, những thú vui ở cõi trời, cõi người đều chỉ là giả tạm, ẩn chứa mầm mống của khổ đau…
Nếu con người ta biết rằng, chính mình gây nghiệp quả cho mình thì không có chuyện phát sinh nhiều hủ tục quái lạ như hiện nay. Đức phật hiển linh chắc sẽ rất buồn vì giáo lý của ngài đang bị lợi dụng; những bậc chân tu cũng chạnh lòng lắm thay!
Nếu những người “góp phần” đẩy chúng sanh vào u mê, tăm tối, liệu họ có cảm thấy “rùng mình” vì đang vô minh và như lý lẽ của họ - họ có sợ bị báo oán?
Đạo phật là khoa học, triết lý của nó được đúc kết qua hàng ngàn năm, trường tồn cùng con người hướng con người đến chân thiện mỹ. Tuyệt nhiên không liên quan đến hủ tục lạc hậu.
Một đất nước muốn phát triển, thịnh vượng, văn minh, hóa rồng hóa hổ phải dựa vào khoa học, kỹ thuật và nhân văn.
Tín ngưỡng sẽ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần ở chiều sâu chứ không phải bao trùm hết thảy thế giới quan con người.
Sở dĩ, thời Lý, Trần đạt đến cực thịnh một phần nhớ phật giáo - không phải vì “nhập thế” theo cách như hiện nay. Phật giáo giúp nước giữ an bờ cõi, giúp an yên dân chúng...
Nhiều nhà sư danh tiếng như Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Từ Đạo Hạnh, Giác Hải, Pháp Loa Huyền Quang…đều xuất hiện thời Lý, Trần.
Các vua Lý: Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông và nhiều vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông đều biết phát huy đạo phật đúng cách.
Trương Khắc Trà
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
- Ai đang lợi dụng thần phật, tiền công đức?
- Chùa to, Tháp lớn là hưng thịnh, lợi ích của doanh nghiệp?
- Đại gia cũng "ăn mày" cửa Phật?
- “Phú quý trung bình sinh lễ nghĩa tăm tối”
- "Thỉnh oan gia trái chủ" chùa Ba Vàng là chủ trương của Đại đức trụ trì
ĐI CHÙA ĐỂ LÀM GÌ ?
FB MẠNH KIM/ BVN 25-3-2019
Những gì đang diễn ra đã trở thành chuỗi “đại họa” đưa Phật giáo lao vào tình trạng khủng hoảng kinh khủng chưa từng thấy. Từ các vụ nhà sư trác táng đến cơn lốc “buôn thánh, bán thần”, Phật giáo đang chứng kiến sự hỗn loạn cực độ. Nhà chùa, có nơi, trở thành “cơ sở tôn giáo”; trong khi “cán bộ tôn giáo”, có chỗ, khoác áo nhà sư; và “Phật tử” thì u u mê mê ngưỡng vọng vào tà ma, quỷ thuyết…
Chùa nhiều, Phật “đông” nhưng “quỷ ma” nhan nhản. Những bức tượng Phật “cao nhất Đông Nam Á” và những ngôi chùa “lớn nhất Đông Nam Á” đã mọc lên trên một quốc gia có những điều tồi tệ, vốn bị nghiêm cấm trong giáo lý nhà Phật, có lẽ cũng thuộc vào hạng nhất nhì Đông Nam Á, từ ăn cắp, hiếp dâm, đến thậm chí giết bố mẹ ruột… Cuộc khủng hoảng đạo đức xã hội, thật mỉa mai cùng cực, lại tỷ lệ thuận với cơn lốc xây chùa và cơn sốt đi chùa. Chùa chiền đang được “xã hội hóa” thì tại sao giáo lý Phật giáo đã không được “xã hội hóa” để giúp xã hội tốt hơn, con người sống tốt hơn, lòng người chân thành hơn, tâm trí chúng sinh bình an hơn? Nếu nhà chùa đang gieo “nhân” tốt thì tại sao “quả” gặt được lại kinh khủng đến vậy? Luật “nhân-quả” nào có thể giải thích điều này? Thực tế thì sự bùng nổ chùa chiền đã gieo những cái “nhân” khác, hơn là “nhân” đạo lý. Khó có thể có cái “quả” tốt, khi mà chính nhà chùa và nhà sư trong đó, đã tự gạt ra yếu tố đạo đức cá nhân và phẩm hạnh nhà tu, để trở thành một phần của cái gọi là thị trường “buôn thánh, bán thần”.
“Phật giả”, “giả Phật”; “chùa giả”, “giả chùa”; “tăng giả”, “giả tăng”. Chỉ có điều này là thật: “Mạt Pháp”! “Phật thật” đang khóc (có lẽ vậy). “Phật giả” vừa đếm tiền vừa cười (hẳn thế). “Bồ tát thật” đang tụng niệm để Phật giáo thoát khỏi kiếp nạn tai ương. “Bồ tát giả” thì lần tràng hạt “phổ độ chúng sinh” bằng ngoa ngôn ma mị. Câu hỏi lớn nhất cần được quan tâm không chỉ là tình trạng “kinh doanh” Phật giáo mà còn là tại sao ngày càng có nhiều Phật tử không nhìn thấy được “Phật giả” trong những kiến trúc “giả chùa”? Những hàng hàng lớp lớp người đi chùa không cho thấy Phật giáo đang phát triển. Mà là ngược lại. Nhang khói càng nghi ngút, dường như, càng che mờ con đường giác ngộ đích thực mà giáo lý Phật giáo truyền dạy. “Đi chùa viếng Phật” - một nét văn hóa tôn giáo trang nghiêm gắn liền với văn hóa dân tộc - đã biến thành một hoạt động “đi mua sắm” để mua đủ các thứ mà “thị trường” ngoài đời không thể mua, từ giấc mơ, khát vọng, đến danh và “lộc”. “Bồ tát” nào “chứng”, “Phật” nào “chứng”? Cơn lốc xây chùa có thể không bùng nổ nếu những kẻ “buôn thánh, bán thần” không “nắm bắt” được “tâm lý” và “nhu cầu thị trường”.
Trong “What The Buddha Taught” - một trong những tác phẩm kinh điển và căn bản về giáo lý Phật giáo, Hòa thượng Walpola Rahula (1907-1997) viết: “Theo Phật học, vị trí của con người là tối thượng. Con người là chủ nhân của chính mình, và không có một thực thể hay quyền năng nào cao hơn để định đoạt số phận của nó. Đức Phật dạy: “Người ta là nơi nương tựa của chính mình, còn ai khác nữa có thể làm nơi nương tựa?”. Ngài khuyên các môn đệ hãy là “một nơi nương tựa cho chính mình” và không bao giờ nên tìm nơi nương tựa hay sự giúp đỡ của bất cứ người nào khác. Ngài giảng dạy, khuyến khích và cổ vũ mỗi người hãy tự mở mang và tìm sự giải thoát cho chính mình, vì con người có năng lực giải thoát mình ra khỏi mọi ràng buộc, bằng trí tuệ và nỗ lực riêng. Đức Phật dạy: “Các người nên làm công việc của mình, vì các Đức Như Lai chỉ dạy con đường mà thôi”. Nếu Đức Phật được gọi là một người “cứu thế” đi nữa thì cũng chỉ có nghĩa rằng Ngài đã tìm ra và chỉ con đường đi đến Giải thoát, Niết Bàn. Nhưng chúng ta phải bước trên Con đường ấy bằng chính mình”(*).
Trong quyển “Thấy Phật”, Giáo sư Cao Huy Thuần viết: “Ngài ở cùng khắp, Ngài ở chung quanh chúng ta, ai cũng có thể thấy Ngài nếu tâm sáng, và tùy tâm sáng đến đâu thì thấy Phật rõ đến đấy. Niệm Phật là làm cho tâm sáng và tâm sáng thì Phật hiện, bởi vì Phật ở cùng khắp thì tất nhiên Phật cũng ở trong tâm ta... Ai đi sâu vào Phật học sẽ thán phục mối tương quan sâu thẳm giữa trí tuệ và lòng tin. Trong Phật giáo, lòng tin luôn dựa trên trí tuệ, và trí tuệ chỉ có thể sáng chiếu đến chân lý nếu được lòng tin hỗ trợ. Thấy Phật cũng chỉ bình thường vậy thôi. Không phải ở trên ngôi sao kia, mà ở ngay trong lòng. Ra đời cách đây 2.546 năm, Đức Phật vẫn còn ở quanh ta để luôn nói với ta tiếng nói từ trong tâm, rằng: Ta đã sinh làm người, và từ người, chứ không từ đâu khác, từ Ta, từ chính Ta, Ta đã chứng ngộ…”.
Thật khó có thể đòi hỏi một người “bình dân” “thấy” được Phật như cách ông Cao Huy Thuần “thấy” hoặc nhìn ra được “Con đường” để đi bằng chính mình như cách Hòa thượng Walpola Rahula viết. Tuy nhiên, Phật giáo là uyên thâm nhưng Phật tử thì không cần tu học đến uyên bác như các bậc Tuệ Sĩ hay Lê Mạnh Thát để hiểu thấu đáo Phật pháp. Muốn “thấy Phật” không phải là điều bất khả. Ai cũng có thể “thấy” rằng, Phật không ở trong chùa; Phật ở trong tâm. Không Phật tử nào mà không ít nhất một lần nghe như vậy. Chưa có bất kỳ quyển giáo lý hoặc triết học Phật giáo nào nhắc đến những hành vi mê tín ngưỡng vọng như là “phương tiện” để được chứng giám sự “thành tâm” hoặc để giúp tìm đến chân lý tối thượng của đạo Phật. Có thể có những Phật tử tu và hành cả đời theo những gì giáo lý Phật giáo truyền dụ cũng chưa “gặp” được Phật nhưng chắc chắn rằng họ sẽ chẳng bao giờ “thấy” được Phật cho dù họ đi chùa bao nhiêu lần, quỳ lạy tượng Phật bao nhiêu cái và “cúng dường” bao nhiêu tiền. Chừng nào còn mang đến chùa những thứ mà Phật giáo căn bản khuyên dạy cần phải buông bỏ, chừng nào mà trí còn loạn và tâm còn “đóng” trước cửa nhà Phật thì làm sao có thể “thấy” được Phật ngay cả khi tượng Phật sờ sờ trước mắt?
M.K.
__________
(*) Man's position, according to Buddhism, is supreme. Man is his own master, and there is no higher being or power that sits in judgment over his destiny. “One is one's own refuge, who else could be the refuge?” said the Buddha. He admonished his disciples to “be a refuge to themselves”, and never to seek refuge in or help from anybody else. He taught, encouraged and stimulated each person to develop himself and to work out his own emancipation, for man has the power to liberate himself from all bondage through his own personal effort and intelligence. The Buddha says: “You should do your work, for the Tathagatas only teach the way”. If the Buddha is to be called a “saviour” at all, it is only in the sense that he discovered and showed the Path to Liberation, Nirvana. But we must tread the Path ourselves.
Nguồn: FB Mạnh Kim
BÓC MẼ TRÒ GỌI VONG Ở CHÙA BA VÀNG
TÙNG DƯƠNG/ GDVN 25-3-2019
Trước những sự việc "gọi vong", làm lễ "oan gia trái chủ" có tính chất mê tín dị đoan và trục lợi xảy ra tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), trao đổi với viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng văn nghệ dân gian Việt Nam, chia sẻ: "Xem các clip đã diễn ra tại chùa Ba Vàng, tôi thấy rằng họ rất giỏi marketing, biết áp dụng bài bản, kết hợp với truyền thông đa phương tiện hiện đại, tạo thanh thế cho chùa, thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
Trụ trì Thích Trúc Thái Minh chịu trách nhiệm gì khi xảy ra sự việc "gọi vong" tại chùa Ba Vàng? Ảnh: Ngọc Tân.
Người ta nắm rất chắc yếu tố tâm lí, hầu hết mọi người khi đến chùa vào những ngày bình thường (không phải vào dịp lễ, tết) đó là đang có những bất an, gặp chắc trở trong cuộc sống, bệnh tật, làm ăn thua lỗ, thiếu may mắn trong công việc, hiếm muộn con cái, thi cử không đỗ…
Với mỗi bài giảng tại chùa Ba Vàng, họ áp dụng nội dung, tâm lí vào từng đối tượng khác nhau. Người thuyết giảng lấy những sự kiện đang nóng ngoài thực tế xã hội để áp dụng vào bài giảng, đây đều là những vấn đề đang được báo chí và dư luận xã hội quan tâm, như vụ cô gái đi giao gà bị kẻ xấu làm hại, những vụ tai nạn giao thông chết nhiều người, những vụ bị cướp, giết có nhiều tình tiết.
Những vấn đề nóng và thời sự đó khi được thêu dệt dưới những bài thuyết giảng ma mị, trong một không gian nặng tính tâm linh, thì sẽ làm cho mọi người dễ tin hơn, đó là yếu tố tâm lí quyết định".
Theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn: “Có hẳn một đội ngũ làm truyền thông rất chuyên nghiệp với những máy quay, máy ảnh, thiết bị kỹ thuật phục vụ livestream hiện đại để đưa các buổi thuyết pháp tại chùa Ba Vàng.
Có cả Facebook, kênh Youtube, Website… để đưa các bài thuyết pháp từ chùa Ba Vàng, trong đó có nói về sự tồn tại của vong, nghiệp, tà ma, quỷ, báo oán… gieo rắc nỗi sợ hãi.
Về vấn đề này, cơ quan chức năng phải nghiêm túc xem xét đó có phải hoạt động truyền bá mê tín dị đoan không? Mục đích của việc làm ấy để làm gì, có phải để lôi kéo và moi tiền của những người nhẹ dạ cả tin không?".
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng văn nghệ dân gian Việt Nam. Ảnh: Tùng Dương.
Trước thông tin có việc tiếp thị các hoạt động của chùa đến cả sinh viên trường đại học, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn cảnh báo: “Nếu sinh viên các trường đại học bị cuốn vào những hoạt động này của chùa Ba Vàng là rất tai hại.
Sinh viên đại diện cho tầng lớp trí thức, cần phải tập trung tối đa thời gian học tập nghiên cứu để khi tốt nghiệp sẽ có đủ kiến thức xây dựng đất nước, nhưng nếu bị dẫn dắt vào quan niệm cầu cúng một thế lực siêu nhiên là sẽ có tất cả thì sẽ dẫn tới suy nghĩ lệch lạc.
Tư tưởng này rất độc hại, bởi nó triệt tiêu hoàn toàn sự sáng suốt, ý trí vươn lên và vô tình biến mình thành mỏ vàng cho những kẻ buôn thần bán thánh”.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn cho biết, ông đã xem clip về những người truyền bá tại chùa Ba Vàng và đưa ra những thí dụ mang tính quy chụp, không có căn cứ, xúc phạm cả những người đã khuất.
"Người ta đưa cả sự việc đau xót về cô gái bán gà bị xâm hại ra để làm thí dụ, bình luận bậy bạ, cực đoan. Tệ hơn nữa là những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc cũng được mang ra làm ví dụ, nói rằng người này bị chết là do kiếp trước gây ra tội ác để kiếp này phải chết trận như vậy", ông Sơn nhấn mạnh.
Nếu không có sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ thì làm sao đất nước hòa bình được, chúng ta phải biết ơn, biết trân trọng những hy sinh ấy. Cho nên phải làm rõ xem những tuyên truyền ấy có thế lực nào đứng sau không, có phải là hành vi phá hoại không?
Trước kia chùa Ba Vàng nhỏ bé, nhưng nay đã được xây dựng rất lớn và đang gây ra bức xúc trong dư luận với trò "gọi vong". Ảnh: Ngọc Tân.
Theo Tiến sĩ Sơn:"Bày đặt truyện gọi vong để mồi chài người dân nộp tiền làm lễ chẳng khác nào làm dịch vụ tâm linh lừa đảo để kiếm tiền. Bi hài là lại có cả số tài khoản ngân hàng để bất cứ ai có nhu cầu đều có thể chuyển tiền, thậm chí cúng mà còn trả góp thì hết sức bậy bạ. Vong nào mà lại hiện về đòi tiền? Chỉ có những người đang sống mới cần đến tiền và họ bày ra để dọa nạt những ai nhẹ dạ cả tin.
Không rõ cho đến nay đã có bao nhiêu người nộp tiền vào đây? số tiền đó là bao nhiêu, ai sử dụng và dùng vào việc gì? Nếu không bị phanh phui thì không biết là chuyện nhảm nhí, mê tín dị đoan như vậy còn kéo dài đến lúc nào, còn tệ hại đến mức nào và hậu quả đối với hàng trăm, hàng nghìn gia đình sẽ ra sao?".
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn đưa ra lời khuyên, trong cuộc sống mỗi chúng ta đều có những thời điểm, những giai đoạn gặp phải chuyện buồn phiền, công việc không thuận lợi... đó là điều hết sức bình thường.
Ở vào hoàn cảnh ấy, hãy bình tĩnh suy nghĩ thấu đáo và giải quyết công việc một cách phù hợp nhất chứ đừng để mình bị chìm đắm vào những trò mê tín dị đoan, vì như thế chỉ rất dễ chuốc lấy tai họa.
"Trong đạo phật có nói, suốt một kiếp người bao giờ cũng là bể khổ với sinh, lão, bệnh, tử, nên sư trụ trì lợi dụng việc này để đưa hàng độc ra kiếm tiền. Đến chu kì lão và bệnh thì cũng là lúc cơ thể con người quá già, bệnh và chết, đó là những vẫn đề con người phải đối mặt và không thể khác được, đó cũng là quy luật của tạo hóa”, ông Sơn chia sẻ.
Phải làm rõ hành vi của bà Phạm Thị Yến tại chùa Ba Vàng. Ảnh: Cắt từ Clip.
Trên báo điện tử Zing đăng tải phát biểu của Đại đức Thích Đạo Hiển - Phó Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh: “Sư Trụ trì chùa Ba Vàng mượn tay Phật, Thánh, vong để kiếm tiền bằng cách gọi, thỉnh vong rồi bắt đầu phán nhà này phải đóng trăm triệu đồng, nhà kia đóng mấy chục triệu, có nhà phải công đức ở đó mấy tháng…”. (1)
Cho đến lúc này, cơ quan chức năng chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc, nhưng với những gì đã diễn ra thì dư luận vô cùng bức xúc, đặc biệt là sự xuất hiện của bà Phạm Thị Yến tại chùa Ba Vàng với rất nhiều phát ngôn mê tín dị đoan, xúc phạm cả anh linh những người đã mất.
Theo Tiến sĩ Sơn: "Người ta đã diễn dịch sai luật nhân quả trong triết lý đạo Phật, để gieo rắc nỗi sợ hãi vào hàng nghìn người bằng những luận điệu vô căn cứ, dần dần làm cho họ mê muội, sợ hãi, để rồi trục lợi bằng tiền đóng góp, tiền làm lễ".
Cũng trên Báo điện tử Zing có đăng tải video Đại đức Thích Trúc Thái Minh nói: “Quảng Ninh nhà mình bị mưa năm ngoái, đó là nghiệp của dân Quảng Ninh, năm ngoái thầy có thỉnh khi mà các anh các chị lãnh đạo Tỉnh điện cho thầy nhờ làm lễ.
Thầy thỉnh và nói luôn đây là nghiệp của dân Quảng Ninh và các ngài báo luôn nếu đúng theo bản nghiệp này sẽ chết 127 người”. (2)
Tiến sĩ Sơn nói thẳng: “Đây là nói bậy! Căn cứ vào đâu mà Đại đức Thích Trúc Thái Minh nói như vậy? Nước ta sống ở xứ nhiệt đới, và hiện tượng mưa gây ra lụt lội đã diễn ra hàng nghìn năm nay, điều này được ghi rõ trong Đại việt sử ký toàn thư, vùng xứ đông Quảng Ninh bao giờ cũng bị mưa, lụt lội nhiều nhất.
Những lời nói như vậy là bịa đặt, vậy cả nước Việt ta cũng bị nghiệp nặng như vậy sao? Suy ra cả Philippines nhiều mưa bão chắc cũng bị nghiệp nặng? Nước Nhật bị động đất chắc cũng là nghiệp nặng hay sao?".
Tờ rơi nói về chùa Ba Vàng. Ảnh: N.T.
Cũng theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn:"Nếu không xử lí nghiêm thì sẽ tạo ra chữ Si như trong giáo lí nhà Phật. Si ở đây nó sẽ làm con người ta mê muội, ngu si, tín những điều không có thật sẽ làm hỏng nhiều thế hệ. Một đất nước mà có nhiều người dân không tin vào sức mình mà chỉ tin vào việc cầu cúng thì điều gì sẽ xảy ra?
Bản thân mỗi người đều có khát vọng tiến lên, muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, thế mà lại đi tin vào những thứ u mê như vậy thì làm sao mà tiến lên được.
Hơn thế nữa, khi bị lật tẩy những chiêu trò mê tín dị đoan, Đại đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng lại nói vì chùa được xây nguy nga lộng lẫy nên người ta ganh ghét. Riêng cách nói này thôi, chúng ta cũng thấy nó xa lạ với tư duy và hành xử của những người tu hành chân chính”.
Tài liệu tham khảo:
(1) https://news.zing.vn/cap-sach-den-hoc-chua-ba-vang-cach-tiep-thi-thu-tien-post928235.html
(2) https://news.zing.vn/video-tru-tri-ba-vang-quang-ninh-gap-mua-bao-la-nghiep-cua-dan-post928084.html
Tùng Dương
- Ai đứng sau trò "vong báo oán" ở chùa Ba Vàng?
- Nội bộ Tăng Ni chùa Ba Vàng từng rối loạn vì những quy định kỳ lạ trong chùa
- Truyền bá vong báo oán vào xã hội là làm ngu dân
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ xử lý nghiêm nếu chùa Ba Vàng có sai phạm
BÀN VỀ SỰ GIA TĂNG MÊ TÍN
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 26-3-2019
Gần đây dân Việt gia tăng mê tín dị đoan đến chóng mặt. Các nhà nghiên cứu tìm nguyên nhân để có hướng khắc phục. Có thể quy về 3 nguồn :1- Do người dân, 2-Do bộ phận quản lý đền chùa và người hành nghề mê tín, 3- Do sai lầm và yếu kém trong sự lãnh đạo và quản lý của chính quyền cộng sản.
Trong 3 nguồn, nguyên nhân nào giữ vai trò cơ bản? Có 2 luồng ý kiến khác nhau. Luồng A cho rằng cơ bản là tại dân. Luồng B quy trách nhiệm chính cho lãnh đạo. Tôi ủng hộ luồng B và tìm ra các nguyên nhân thuộc về tác dụng phụ của đường lối cộng sản.
Tác dụng phụ xẩy ra ngoài ý muốn của chủ thể. Một số thuốc chữa bệnh có tác dụng phụ không mong muốn. Nó dùng để chữa bệnh chỗ này nhưng lại làm hại chỗ khác. Chủ nghĩa cộng sản, ngoài những độc hại thuộc bản chất và những ảo tưởng về một xã hội tốt đẹp nó cũng gây ra lắm tai họa thuộc loại tác dụng phụ. Gọi là phụ vì các tai họa đó không nằm trong phạm vi mục tiêu, những người CS vẫn rất muốn tránh nhưng không cách gì tránh được, nó cứ tự động xẩy ra. Gọi là phụ nhưng tác dụng lắm khi rất nguy hiểm. Vào tháng 10/2016 tôi đã đăng bài “Tác dụng phụ hay tai họa tất yếu sinh ra từ cộng sản”, vạch ra một số tai họa như vậy. Tôi cho rằng sự gia tăng mê tín của dân Việt có nguyên nhân trực tiếp chủ yếu nhất (trong 3 nguồn nguyên nhân) là “Tác dụng phụ của cộng sản”. Và như vậy Đảng và chính quyền phải chịu trách nhiệm chính.
Cộng sản theo duy vật, không công nhận Tâm linh, bài bác tôn giáo, mặc dầu tuyên bố chấp nhận tự do tín ngưỡng. Thế nhưng dưới sự thống trị của CS VN thì mê tín dị đoan lại ngày càng tăng. Phải chăng đó là một nghịch lý.
Tôi đã nhiều lần phân tích nguyên nhân gốc gác, sâu xa của mọi tai họa. Bài này chỉ đề cập đến 5 nguyên nhân gần, là tác dụng phụ do CS gây ra trong việc phát triển nhanh của mê tín dị đoan (mà chưa bàn đến các nguyên nhân từ 2 nguồn khác).
- Sự bật lại của cấm và phá.
Việc cấm lễ bái, phá đình chùa mà CS thực hiện trước đây đã đụng chạm đến tâm hồn người Việt. Người ta phát hiện thấy một vài người phá chùa gặp tai họa liền gán cho việc bị báo ứng. Điều đó lan truyền nhanh và rộng làm cho niềm tin vào thần thánh không mất đi mà tăng cao. Về kinh tế, trói buộc mãi không được đành phải mở vào năm 1986. Nhân đà đó dân các nơi khôi phục lại đình chùa, mở lại các lễ hội. Mà thói thường, những thứ đàn hối, bị uốn càng cong, đến khi được thả nhanh ra nó bật trở lại càng mạnh. Những thứ bị cấm càng gắt, đến khi được tháo cũi sổ lồng thì nó càng phát triển nhanh, nhiều khi lệch lạc mà không cách gì kìm lại được.
2. Sự sám hối
Nền thống trị của công sản đã tạo ra một số khá đông quan chức phạm nhiều tội ác như làm giàu bằng thủ đoạn bất chính, như khủng bố, ám hại người vô tội để lập thành tích với đảng, như cậy quyền hoặc tham lợi mà gây ra oan khuất cho dân. Bọn này sợ bị báo ứng về Tâm linh nên ra sức đến các đình chùa linh thiêng để hối lộ thần thánh. Về việc này có lẽ nguyên Chủ tịch nước là tiêu biểu. Họ đã nêu một tấm gương cho nhiều người.
3. Sự ngu dân
CS muốn làm ngu dân để dễ thống trị nhưng lại sinh ra tác dụng phụ là dân dễ mê tín. Những người buôn bán thường hay lễ bái. Nhiều khi họ kiếm được lợi nhuận cao chủ yếu là nhờ tài tháo vát, nhờ nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, nhưng họ cho rằng chính là nhờ thành tâm lễ bái. Thế là nhiều người đổ xô vào các đền chùa để lễ, để tranh cướp lộc và ấn, để cầu may.
4. Nỗi oan khuất
Thống trị của CS tạo ra nhiều dân oan. Họ khiếu nại, kiện cáo, nhưng phần lớn không được giải quyết thỏa đáng. Họ đành trông chờ vào thần thánh. Họ cầu xin các Ngài giúp lấy lại công bằng, giúp tránh rủi ro.
5- Sư quốc doanh
Lãnh đạo CS nhận thấy trong các tôn giáo thì Phật giáo dễ bị lợi dụng hơn cả, vì vậy một mặt họ lôi kéo, mua chuộc một số chức sắc, chia rẽ cộng đồng phật tử, mặt khác họ cài cắm các sư quốc doanh vào chùa chiền, làm tha hóa Đạo Phật. Từ đó một số nấp danh sư sãi để hành nghề mê tín và lừa gạt đồng bào..
Năm nguyên nhân kể trên là từ phía CS. Còn các nguyên nhân từ phía người dân, từ bộ phận quản lý đền chùa và những người hành nghề mê tín chưa được bàn đến ở đây, chúng tương đối rõ, dễ thấy và đã được nhiều người trao đổi.
N.Đ.C.Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét