ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Triển vọng nào cho quan hệ Trung - Hàn sau Đại hội 19? (GD 26/10/2017)-Những bất ngờ đáng chú ý trong dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc (TVN 27/10/2017)-Định hình kinh tế Trung Quốc sau Đại hội 19 (KTSG 27/10/2017)-Trung Quốc với tham vọng lật đổ sự thống trị của đồng đô la (KTSG 26/10/2017)-Ý lên kế hoạch loại bỏ dần các nhà máy điện than (KTSG 25/10/2017)-Bao nhiêu nhiệm kỳ nữa thì đến mạt kỳ? (Blog VOA (Trân Văn) 26-10-17)-Những căn bệnh mãn tính của quan chức Việt (Blog RFA (Song Chi) 25-10-17)-Kỳ vọng gì từ chuyến thăm châu Á đầu tiên của Tổng thống Trump? (Sputnik 26-10-17)-Lào: Đấu trường cạnh tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc (Sputnik 26-10-17)-Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối với Đông Nam Á (TCCS 25-10-17)-APEC 2017: Mỹ – Nga- Trung và quân bài Việt Nam (BVB 26/10/2017)-Hiệu Minh-Tập Cận Bình, người cầm lái một Trung Quốc ngập nợ (BVN 26/10/2017)-Thụy Mi-
- Trong nước: BOT là thách thức với tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GD 27/10/2017)-Người dân nghĩ sao khi bà Phạm Khánh Phong Lan phát biểu kiểu "tung hỏa mù"? (GD 27/10/2017)-Đại biểu Quốc hội kỳ vọng gì ở Tổng Thanh tra Chính phủ mới? (GD 27/10/2017)-Có dấu hiệu hình sự trong vụ việc ông Phạm Sỹ Quý (GD 27/10/2017)-Xử lý chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân của ông Xuân Anh như thế nào? (GD 26/10/2017)-Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (CAND 25-10-17)-Biệt phủ của con hay của cha? (NLĐ 26-10-17)- Biệt phủ của cô gái 22 tuổi rộng gần 900m2 (ĐV 26-10-17)- Biệt phủ: nhục đúng cách, hèn đúng tầm(VNTB 27-10-17)-Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Bùi Cách Tuyến phản hồi về biệt phủ (NLĐ 25-10-17)-
- Kinh tế: Đà Nẵng khẳng định không “hợp thức hóa” sai phạm của Mường Thanh (GD 27/10/2017)-Chưa có phương án thu hồi sân golf mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (GD 25/10/2017)-Cạn kiệt không gian tài khóa và hệ lụy vĩ mô (KTSG 27/10/2017)-Năm nay, thu hút vốn nước ngoài sẽ vượt mốc 30 tỉ đô la (KTSG 27/10/2017)-Xử lý nợ xấu vẫn sẽ gian nan! (KTSG 27/10/2017)-Sức khỏe nền kinh tế Việt Nam nhìn từ trường hợp Samsung (KTSG 24/10/2017)-Tăng trưởng có bền vững khi không dựa vào nội lực? (KTSG 26/10/2017)-Xử lý vụ khăn lụa Trung Quốc dán mác Việt Nam như thế nào? (KTSG 26/10/2017)-Khaisilk bán lụa Trung Quốc: Đủ căn cứ có thể khởi tố hình sự (VNN 27/10/2017)-Nền kinh tế số Việt Nam đang đi thụt lùi? (Leader 25-10-17)-Dễ như đi buôn hàng xách tay (LĐ 26-10-17)-
- Giáo dục: Chờ Bộ quá lâu, Đà Nẵng dừng cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay (GD 27/10/2017)-Lãnh đạo chỉ đạo chống lạm thu, nhà trường vẫn bỏ ngoài tai (GD 27/10/2017)-Nghĩ về cách tổ chức cuộc thi tiếng Anh qua mạng ở trường mà thấy sợ (GD 27/10/2017)-7 giáo viên giỏi “bật” khỏi trường Nhữ Bá Sỹ vì kế hoạch lạ của huyện Hoằng Hóa (GD 27/10/2017)-Trường Xuân Hòa lạm thu, nói dối phụ huynh, không trả lại tiền (GD 27/10/2017)-Thượng đỉnh APEC sớm tại trường quốc tế Việt – Úc Hà Nội (GD 27/10/2017)-Khai giảng khóa II chương trình cử nhân quốc tế truyền thông và quảng cáo (GD 27/10/2017)-Tự chủ đại học đương nhiên sẽ xóa vai trò của bộ chủ quản (GD 27/10/2017)-
- Phản biện: Ngọng ở xứ Ngô (GD 27/10/2017)-Xuân Dương-Bao nhiêu nhiệm kỳ nữa thì đến mạt kỳ?(BVN 27/10/2017)-Trân Văn-Ái chà chà, giọng điệu của trang Giáo dục Việt Nam (BVN 27/10/2017)-Hãy nói thẳng ra là sợ...(BVN 27/10/2017)-Lưu Trọng Văn- Chất đất sét của đá tảng Macxit (Bài 3) (BVN 27/10/2017)-Nguyễn Đình Cống-Góp ý về thông tin “Việt Nam mất 15 ngàn km2 diện tích” (BVN 26/10/2017)-BP-Kết luận Thanh tra Chính phủ nhằm chạy tội cho ông Phạm Sỹ Quý (BVN 26/10/2017)-Người Quan Sát
- Thư giãn: Nghe Bolero là biết được sức khỏe của nền kinh tế? (TT 25-10-17)-Khó rời mắt trước đường cong đáng ghen tỵ của Huyền My (VNN 27/10/2017)-Dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng bỏ qua (VNN 26/10/2017)-
SỨC KHỎE NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NHÌN TỪ TRƯỜNG
HỢP SAMSUNG
LAN NHI/ TBKTSG 24-10-2017
Samsung Display tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỉ đô la Mỹ và xuất khẩu sản phẩm trị giá 10 tỉ đô la Mỹ trong năm 2017, ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ảnh:TL
(TBKTSG Online) - Các đại biểu Quốc hội đều ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ và các thành phần kinh tế đã đưa tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm nay lên mức ngoạn mục. Tuy nhiên, nhiều đại biểu tỏ ra thận trọng khi thấy rằng mức tăng trưởng đột biến này dựa nhiều vào “sức khỏe” của một số doanh nghiệp FDI lớn, trong đó có Samsung.
Samsung, Ford, Formosa ảnh hưởng đến công nghiệp như thế nào?
“Tăng trưởng quí 3 năm nay phải có một số yếu tố đột biến mới có thể đạt được mức 7,46%. Như tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu điện tử lên mức 34% do Samsung có sản phẩm mới xuất xưởng là Samsung S8”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại cuộc thảo luận tổ về tình hình kinh tế-xã hội 2017 (kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XIV) diễn ra tại Hà Nội hôm 24-10.
Theo Chủ tịch Quốc hội, không thể tin được trong điều kiện khó khăn, tăng trưởng GDP 3 tháng đầu năm không bằng cùng kỳ năm trước mà đến 9 tháng đã có khả năng đạt và vượt chỉ tiêu; và vượt cả 13/13 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với mức tăng trưởng quí 3, theo người đứng đầu Quốc hội, thì trong quí 4 cũng không nên chủ quan vì để đạt được mức tăng trưởng cả năm 6,7% thì trong quí cuối cùng phải có mức tăng trưởng 7,31%. “Nếu cho rằng 9 tháng qua đã đạt tăng trưởng 6,41% thì đến cuối năm “chắc ăn” 6,7% là không có”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Vẫn theo bà Ngân, vấn đề là trong diễn biến tăng trưởng quí 3 có một số yếu tố đột biến mới có thể đạt được 6,7% như mức hồi phục, tăng trưởng mạnh của công nghiệp chủ yếu “rơi” vào sản phẩm điện tử tại hãng Samsung (tăng 34%, giá trị xuất khẩu ước đạt 10 tỉ đô la Mỹ), do Samsung có sản phẩm mới là Samsung S8; hoặc sản xuất thép tăng gần 25% do nhà máy của Formosa đi vào hoạt động, dự kiến sản lượng năm nay đạt khoảng 1,5 triệu tấn thép thô.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị không phân biệt doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước. Song cần phân tích, đánh giá để biết nội tại nền kinh tế đang khỏe chỗ nào, chỗ nào chưa khỏe và chỗ nào thật sự yếu.
Một ví dụ được bà Ngân dẫn ra là hồi trước, nguồn thu chủ yếu của tỉnh Hải Dương dựa vào nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Ford (Mỹ). Khi Ford “hắt hơi, sổ mũi” là ngân sách tỉnh có vấn đề do dựa vào một doanh nghiệp, một sản phẩm chủ yếu. “Tất nhiên địa phương nào cũng phải có một sản phẩm chủ yếu nhưng chúng ta phải đa dạng hóa, đừng lệ thuộc vào một sản phẩm”, bà Ngân nhắc. Và bổ sung rằng năm trước Samsung bị lỗi sản phẩm Samsung Note 7 là ảnh hưởng ngay tới chỉ tiêu xuất khẩu và nguồn thu ngân sách của tỉnh Bắc Ninh cũng như ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước nói chung.
Phân tích như vậy để thấy được một số sản phẩm nhất định đều có tính thời điểm và khó bền vững trong khi những ngành hướng tới thị trường nội địa tăng trưởng chậm.
Vẫn liên quan đến vấn đề của Samsung và tình hình xuất khẩu, theo nhận định của Chủ tịch Quốc hội là tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI. Khối doanh nghiệp này nhập nguyên vật liệu từ các nước, chủ yếu là từ chính quốc khiến cho tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam với các quốc gia đó tăng đột biến. Trong khi doanh nghiệp trong nước vẫn chưa tham gia được đáng kể vào chuỗi cung ứng nguyên liệu cho các tập đoàn.
Cũng liên quan đến vấn đề này, theo đại biểu Phạm Phú Quốc (TPHCM), Samsung xuất khẩu rất lớn nhưng 70% nguyên liệu là phải nhập khẩu chứng tỏ sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào doanh nghiệp FDI, trong khi chưa thấy được sự gắn kết của doanh nghiệp FDI với các nhà sản xuất trong nước và cũng chưa thấy chính sách nào có thể gắn kết khối FDI với doanh nghiệp tại chỗ.
Có tiền mà tiêu không hết
Cũng tại cuộc thảo luận tổ, liên quan đến vấn đề chi tiêu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính đặt câu hỏi xung quanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư trong 9 tháng đầu năm nay mới đạt 50% kế hoạch, vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân được 34%; trong khi vay về phải trả lãi ngay mà chưa bố trí được nguồn vốn vào nền kinh tế là vì lý do gì? Nhiều dự án trọng điểm lớn của các địa phương đang thiếu vốn, nhiều dự án chưa có tiền giải ngân trong khi dòng vốn đang “tắc”, ảnh hưởng đến sự phát triển chung.
Về vấn đề này, tại một tổ khác (đoàn đại biểu Quốc hội Ninh Bình), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nói rằng năm 2017 có tổng vốn trái phiếu Chính phủ cần giải ngân là 67 ngàn tỉ đồng nhưng đến nay mới giao được 35 ngàn tỉ đồng. “Chúng ta có tiền mà tiêu không hết, vẫn kêu thiếu động lực tăng trưởng, trong khi số tiền này chính là động lực tăng trưởng vì một đồng vốn đầu tư kéo theo 2-3 đồng vốn từ xã hội”, theo ông Dũng.
Người đứng đầu ngành tài chính nói với các đại biểu rằng năm nay tính trái phiếu Chính phủ vào bội chi ngân sách, trong khi năm trước trái phiếu Chính phủ không nằm trong bội chi. Năm nay, Quốc hội duyệt kế hoạch bội chi bằng 178,3 ngàn tỉ đồng (3,5% GDP), trong đó huy động trái phiếu Chính phủ 50 ngàn tỉ đồng, vay vốn ODA 60 ngàn tỉ đồng. Với tốc độ giải ngân như hiện nay thì việc quản lý bội chi ngân sách, cả con số tuyệt đối và tương đối đều nằm trong tầm kiểm soát sau 10 năm liên tục vượt. Tuy nhiên, đó cũng chưa hẳn là tín hiệu đáng mừng.
TĂNG TRƯỞNG CÓ BỀN VỮNG KHI KHÔNG DỰA VÀO NỘI LỰC ?
VÕ ĐÌNH TRÍ/ TBKTSG 26-10-2017
Thị trường tiêu dùng với gần 100 triệu người là một lợi thế cho sự phát triển của Việt Nam. Ảnh: THÀNH HOA
(TBKTSG) - Thông tin về việc tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Công ty Samsung có lẽ gây ngạc nhiên và lo lắng cho nhiều người. Việc dựa vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển kinh tế là phù hợp, nhưng “để trứng cùng một giỏ” hay thổi phồng vai trò của FDI chắc chắn hàm chứa nhiều rủi ro. Hơn thế nữa, cơ cấu kinh tế của Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển dựa trên nội lực.
Samsung có thực sự là nhân tố chính?
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), cơ cấu kinh tế chín tháng đầu năm 2017 của Việt Nam như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,66%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,5%, khu vực dịch vụ chiếm 42,67%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,17%. Như vậy, khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm khoảng một phần ba quy mô nền kinh tế. Về tốc độ tăng trưởng, đóng góp của khu vực này vào mức tăng 6,41% của chín tháng đầu năm là 2,45 điểm phần trăm, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp 2,15 điểm phần trăm, tương đương 33,5% mức tăng chung.
Nhưng số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đến hết tháng 6-2017, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút 12.075 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 180,68 tỉ đô la Mỹ. Đến tháng 4-2017, vốn đầu tư cam kết của Samsung khoảng 15 tỉ đô la Mỹ, như vậy chỉ chiếm khoảng 8%. Không những thế, nếu nhìn vào giá trị doanh thu và xuất khẩu của Samsung, thì có lẽ đóng góp của Samsung vào tăng trưởng không nhiều đến thế. Cụ thể, doanh thu của Samsung năm 2016 là 46,3 tỉ đô la Mỹ thì xuất khẩu là 40 tỉ đô la Mỹ. Ước tính năm 2017 doanh thu 60 tỉ đô la Mỹ thì xuất khẩu khoảng 50 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, trung bình có khoảng 10 tỉ đô la Mỹ là doanh thu từ thị trường nội địa.
Với thị trường dân số gần 100 triệu người, tỷ trọng ngành dịch vụ (gồm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ lưu trú ăn uống) khoảng 40%, thì chú trọng phát triển thị trường nội địa là hướng đi để đảm bảo tăng trưởng chất lượng và bền vững, tránh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố hay cú sốc bên ngoài. |
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều FDI ngoài lý do chi phí lao động thấp, nhiều ưu đãi về thuế, môi trường, thì còn có một lý do khác không kém phần quan trọng: nước nhận FDI là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp này. Nhiều nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra rằng, mối quan hệ FDI - tăng trưởng không chỉ một chiều (FDI giúp tăng trưởng), mà còn có tác động qua lại (causality) khi tăng trưởng của một nước thu hút tăng FDI vào nước đó.
Đã vậy, phương pháp tính GDP của Việt Nam là theo phương pháp sản xuất (từ phía cung), nên giá trị xuất khẩu lớn của Samsung không có nhiều ý nghĩa. Với tỷ trọng vốn đầu tư và doanh thu nội địa không thật sự lớn, đóng góp của Samsung vào giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp dịch vụ nói riêng và GDP nói chung dường như đang được thổi phồng. Khi chỉ nhìn vào giá trị xuất khẩu lớn mà cho rằng bị lệ thuộc vào Samsung thì sẽ phải nhượng bộ nhiều trong đàm phán. Thực tế là doanh nghiệp này đã tiếp tục đòi cơ chế ưu đãi, từ cơ chế công nghệ cao sang cơ chế quy mô lớn (ưu đãi như cũ), kể cả với các khoản đầu tư mới.
Điều này cũng đúng với khu vực FDI, khi chênh lệch xuất, nhập khẩu không nhiều, xuất khẩu chỉ nhỉnh hơn nhập khẩu một chút (năm 2016, xuất khẩu là 123 tỉ đô la Mỹ, nhập khẩu là 102 tỉ đô la Mỹ; năm 2015 xuất khẩu là 110 tỉ đô la Mỹ, nhập khẩu 97 tỉ đô la Mỹ).
Nội lực chưa được phát huy
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 174,8 tỉ đô la Mỹ. Trong số này, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 102,44 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, thị trường trong nước nhập khẩu khoảng 72,4 tỉ đô la Mỹ. Với quy mô nền kinh tế khoảng 200 tỉ đô la Mỹ vào năm 2016 và dự kiến 225 tỉ đô la Mỹ vào năm 2017, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn hơn GDP, và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Ngoài một số mặt hàng nhập khẩu hầu như cho thị trường trong nước có giá trị lớn như xăng dầu ( 5,08 tỉ đô la Mỹ), dược phẩm (2,56 tỉ đô la Mỹ), linh kiện phụ tùng ô tô (3,57 tỉ đô la Mỹ), nhiều mặt hàng khác giá trị nhập khẩu cũng khá lớn (xem bảng số liệu). Trong số này, đặc biệt là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác nhập khẩu cho thị trường trong nước lên đến 13,03 tỉ đô la Mỹ, kế đó là mặt hàng vải và chất dẻo (nhựa). Nếu nền sản xuất trong nước có thể thay thế dần hàng nhập khẩu thì quy mô nền kinh tế sẽ rất khác, và không phải lệ thuộc nhiều vào FDI. Tiếc rằng, các doanh nghiệp lớn, kể cả của Nhà nước và tư nhân, đã và đang bỏ lơ các mảng thị trường này, dồn nguồn lực cho bất động sản và ngân hàng.
Để tăng trưởng là thực chất và bền vững
Dù biết rằng tăng trưởng GDP là một chỉ số kinh tế quan trọng, nhưng cần tính đủ các “chi phí” như môi trường, chất lượng cuộc sống của người dân để tăng trưởng là thực chất. Cách tính GDP theo phương pháp sản xuất cần được đối chiếu với hai phương pháp còn lại để tránh GDP bị ước tính sai (ước tính tăng). Không nên vì con số tăng trưởng (danh nghĩa) liên tục mà bám theo mãi mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.
Với thị trường dân số gần 100 triệu người, tỷ trọng ngành dịch vụ (gồm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ lưu trú ăn uống) khoảng 40%, thì chú trọng phát triển thị trường nội địa là hướng đi để đảm bảo tăng trưởng chất lượng và bền vững, tránh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố hay cú sốc bên ngoài. Vì trong điều kiện lý tưởng thay thế hoàn toàn nhập khẩu, sản xuất trong nước sẽ tăng lên khoảng 40-42 tỉ đô la Mỹ.
(*) Đại học Kinh tế TPHCM và IPAG Business School Paris, Hội các nhà chuyên gia và khoa học Việt Nam (AVSE).
Phía sau bức tranh tăng trưởng
Báo cáo của Chính phủ gửi tới Quốc hội dự báo, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 6,7% trong năm nay sau khi đã đạt mức 6,41% trong chín tháng. Bên cạnh đó, toàn bộ 13 chỉ tiêu cũng sẽ đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, phía sau bức tranh tăng trưởng vẫn còn không ít điều đáng lưu tâm.
Điều đầu tiên, là thu ngân sách nhà nước (NSNN) không còn tăng cao so với dự toán như nhiều năm trước đây. Cả năm nay, dự kiến tổng thu NSNN chỉ tăng 2,3% so với dự toán. Đây là mức tăng thấp nhất trong vài năm gần đây so với mức tăng 9,6% trong các năm 2014 và 2015, và 8,6% năm 2016.
Bên cạnh đó, trong chín tháng đầu năm, thu NSNN mới đạt 69,5% dự toán, đạt thấp cả về tiến độ dự toán và tăng trưởng so với cùng kỳ ba năm gần đây; trong đó một số khoản thu rất thấp như thu bán vốn đạt 16,7% và nhất là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, nhiều khoản chi tiêu từ ngân sách vẫn phải duy trì. Và, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Quốc hội, thực trạng tài chính của một số ngân hàng thương mại sau thời gian được xử lý vẫn không được cải thiện, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn, việc âm vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, và nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu thì sẽ tiếp tục lỗ.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong báo cáo thẩm tra báo cáo nói trên của Chính phủ cho rằng, với tình hình tăng trưởng kinh tế khả quan, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát và các cân đối vĩ mô cơ bản ổn định, cần xem xét, điều chỉnh lại các giải pháp, chính sách đã đề ra. Đây là cơ hội để đẩy mạnh thực hiện các chính sách với tầm nhìn trung và dài hạn như chương trình cơ cấu lại nền kinh tế, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có giá trị gia tăng thấp sang ngành có giá trị gia tăng cao hơn, tiếp tục tạo ra thay đổi tích cực về thể chế, môi trường kinh doanh, chủ động điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý.
Bên cạnh đó, cần quan tâm đánh giá kỹ lưỡng các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn như phấn đấu tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 21% so với chỉ tiêu khoảng 18% từ đầu năm, đẩy mạnh thoái vốn nhà nước, thúc đẩy tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất trong bối cảnh nợ xấu còn cao. Ngoài ra, trong điều hành nền kinh tế cần hạn chế việc ban hành quyết định mang tính hành chính, áp đặt, can thiệp không phù hợp quy luật thị trường.
Những giải pháp đó mới mang lại tăng trưởng bền vững.
Tư Hoàng
BAO NHIÊU NHIỆM KỲ NỮA THÌ ĐẾN MẠT KỲ ?
TRÂN VĂN/ VOA/BVN 27-10-2017
Đúng một tháng sau khi Tổng cục Thống kê của Chính phủ Việt Nam “hồ hởi, phấn khởi” loan báo, tăng trưởng GDP của quý ba tăng 7,46%, giúp GDP trong chín tháng đầu năm nay tăng 6.41% so với cùng kỳ năm ngoái, ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê hoan hỉ khẳng định, kinh tế đang… “khởi sắc”, có nhiều… “điểm sáng”, tạo ra những “kết quả ấn tượng”…, lúc tham dự kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa 14 (đã khai mạc hôm 23 tháng 10 và dự trù sẽ kéo dài đến 25 tháng 11), nhiều viên chức hữu trách thú thật, Việt Nam đang trên miệng vực!
Ngày 24 tháng 10, khi thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách năm nay tại Tổ Đại biểu Quốc hội của mình, ông Đinh Tiến Dũng – một Đại biểu Quốc hội đang đảm nhận vai trò Bộ trưởng Tài chính – cho biết, các thống kê chỉ công bố số doanh nghiệp mới thành lập, trong thực tế, cứ có thêm bốn doanh nghiệp mới thì có ba doanh nghiệp đã thành lập trước đó ngưng hoạt động, xin giải thể hoặc phá sản. Ông Dũng than là các doanh nghiệp tại Việt Nam đang thiếu tới 73.900 tỉ tiền thuế, trong số này có tới 28.221 tỉ thuộc loại không có khả năng truy thu, thành ra ông mong Quốc hội xóa khối nợ khó đòi ấy cho Bộ Tài chính đỡ nhức đầu.
Cũng ngày 24 tháng 10, tại cuộc thảo luận với một Tổ Đại biểu Quốc hội khác, ông Hồ Đức Phớc – Tổng Kiểm toán Nhà nước – bảo rằng, kinh tế Việt Nam đang “tiềm ẩn nhiều rủi ro” vì “sức mạnh nội sinh” yếu (tăng trưởng GDP trong quý 3 có đột biến là nhờ đầu tư của Samsung và… Formosa), nợ xấu (nợ có khả năng mất cả vốn lẫn lãi) cao, nợ nần (cả ngoại quốc lẫn trong nước) cũng như các khoản phải trả do nợ đến hạn thanh toán tiếp tục tăng (mỗi năm phải dành 98.000 tỉ trả nợ gốc và lãi, đồng thời phải vay 160.000 tỉ để đảo nợ – dùng nợ mới trả nợ cũ) bởi ngân sách liên tục thất thu.
Giống như nhiều viên chức lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam, ông Vương Đình Huệ – một trong các Phó Thủ tướng – vẫn tỏ ra hết sức lạc quan. Khi tham gia thảo luận tại Tổ Đại biểu Quốc hội của mình, ông Huệ thừa nhận không thể trông vào dầu thô để “cân đối ngân sách” vì giá dầu trên thị trường thế giới tiếp tục giảm, chi phí khai thác cao hơn do cả trữ lượng lẫn chất lượng dầu thô cùng giảm, khai trường xa hơn… nhưng ông Huệ tin rằng vẫn có thể đạt “chỉ tiêu tăng trưởng” nhờ khoản thu từ việc… bán các doanh nghiệp nhà nước! Ông Huệ và nhiều ông khác không bận tâm như ông Phớc: Bán hết rồi thì nhiệm kỳ sau lấy gì để chi tiêu (?)!
***
Cho đến giờ, điều duy nhất khiến các viên chức lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam bận tâm chỉ là làm sao tạo ra những “dấu ấn” trong “nhiệm kỳ” của mình. Đó là nguyên nhân dẫn tới việc xiển dương các ý tưởng kiểu như “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, hút toàn bộ nguồn lực quốc gia bơm cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhằm biến khối doanh nghiệp này trở thành “anh cả” của nền kinh tế. Đó cũng là nguyên nhân hình thành các “chủ trương, giải pháp” bất kể hậu họa, miễn là trước mắt giúp tỉ lệ tăng trưởng trên giấy, “vị thế” trở thành “điểm sáng”, tạo ra “ấn tượng” tốt đẹp về sự “tài tình, sáng suốt”.
Cho dù hơn hẳn ông Huệ về viễn kiến và ý thức trách nhiệm nhưng ông Phớc cũng chỉ mới nhìn đến “nhiệm kỳ sau”. Không ai bận tâm đến vận mệnh quốc gia, tương lai lâu dài của cả dân tộc khi nợ nần ngập đầu, doanh giới teo tóp cả về số lượng lẫn qui mô, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào đầu tư trực tiếp của ngoại quốc, thất nghiệp tràn lan. Đó cũng là lý do vừa qua, giới lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ không nhận trách nhiệm về 12 dự án của ngành Công Thương (sau khi ngốn của quốc gia khoảng 64.000 tỉ, không những không sinh lợi mà còn tạo ra khoản nợ khoảng 47.000 tỉ) và sắp tới, chắc chắn cũng sẽ không có bất kỳ cá nhân nào trong giới lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhận trách nhiệm khi con số dự án yếu kém, thua lỗ vừa được thông báo là đã lên tới 40!
Bao nhiêu “nhiệm kỳ” nữa thì Việt Nam trở thành một Venezuela ở châu Á? Dưới sự dẫn dắt của Hugo Chávez, Venezuela trở thành quốc gia đi tiên phong trong việc phát triển “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” ở Nam Mỹ. Sau 14 năm dựa vào dầu thô, vay mượn để đầu tư cho những dự án vô bổ, thiếu căn cơ, băm bổ lao theo quốc hữu hóa, kinh tế Venezuela sụp đổ khi giá dầu trên thị trường thế giới liên tục sụt giảm, không còn khả năng trả nợ. Ba năm nay Venezuela luôn luôn dẫn đầu thế giới về lạm phát, dân chúng Venezuela chết dần, chết mòn vì thiếu thực phẩm, thuốc men. Riêng năm 2016, có 11.000 trẻ sơ sinh uổng mạng vì thiếu thuốc và suy dinh dưỡng. Kết quả một cuộc khảo sát khác cho biết, ¾ người lớn xác nhận trọng lượng của họ giảm 9 ký/năm. Cướp bóc xảy ra khắp nơi nhưng Nicolás Maduro – người được Hugo Chávez chỉ định làm người kế nhiệm để tiếp tục phát triển “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” tại Nam Mỹ – chỉ quan tâm tới việc đàn áp đối lập để duy trì sự lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối” của mình.
T.V.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét