ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Triều Tiên sẽ không dám bắn hạ máy bay Mỹ (GD 8/10/2017)-'Át chủ bài' Triều Tiên sẽ tung ra nếu chiến tranh với Mỹ (VNN 9/10/2017)-Mỗi lần Mỹ điều cụm tàu này, Triều Tiên lại 'nhảy dựng'(VNN 9/10/2017)-Hậu quả của việc Đức đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (BVN 9/10/2017)-Hiếu Bá Linh dịch-
- Trong nước: Gần đây, những Ủy viên Trung ương nào đã bị kỷ luật, cách chức? (GD 9/10/2017)-Chi tiết Quy định luân chuyển cán bộ của Bộ Chính trị (GD 9/10/2017)-Cần khởi tố, điều tra dấu hiệu đưa - nhận hối lộ trong vụ Nguyễn Xuân Anh (GD 8/10/2017)-Tân bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa là người thế nào? (Calitoday 7-10-17)-Con trai cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có mất chức bí thư Kiên Giang? (NV 7-10-17)-Những 'hạt giống đỏ' cũng bị xử lý, thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Chính trị (infonet 8-10-17)-Không điều động về Trung ương cán bộ bị kỷ luật (DT 8-10-17)-Con trai chủ tịch tỉnh Nghệ An làm phó Bí thư Tỉnh đoàn (VietFact 8-10-17)-Phát hiện một phóng viên là đối tượng truy nã (VNN 9/10/2017)-
- Kinh tế: Thuế chuyển nhượng vốn và M&A (KTSG 9/10/2017)-Nhà đầu tư Việt đã hiểu đúng về cổ tức? (KTSG 9/10/2017)-Sắp đến thời của VAMC? (KTSG 8/10/2017)-Đất Mũi chẳng còn xa (KTSG 9/10/2017)-Đề xuất tăng mức phạt đối với vi phạm về an toàn thực phẩm (KTSG 8/10/2017)-Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ: Tôm cải thiện, cá tra giảm (KTSG 8/10/2017)-Nguyên nhân Tổng giám đốc Vietlott bất ngờ từ chức? (DV 8-10-17)- Sai phạm của PVFC dưới thời ông Tống Quốc Trường (MTG 8-10-17)-Sếp lớn DNNN thôi chức: Khi nhóm lợi ích lộ ra... (ĐV 8-10-17)-
- Giáo dục: Học trò hỏi Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Thời đại 4.0, con có bị thất nghiệp không? (GD 9/10/2017)-Đôi điều trao đổi với Giáo sư Đỗ Đức Thái về nhận định “giáo viên ngại thay đổi”(GD 9/10/2017)-Con quay như chong chóng, tối mắt tối mũi vì lịch học, có cha mẹ nào biết không? (GD 9/10/2017)-Thầy Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80 (GD 9/10/2017)-Hà Nội vinh danh 84 thủ khoa xuất sắc nhất năm 2017 (GD 9/10/2017)-Lãng phí trong giáo dục còn nhiều thủ đoạn "bòn" ngân sách (GD 9/10/2017)-Cậu bé tạo cầu nối giữa hải quân Mỹ với học sinh Việt (GD 9/10/2017)-Trường Nguyễn Trường Tộ để xảy ra sai phạm gần 393 triệu đồng (GD 9/10/2017)-Ngành giáo dục đang lãng phí quá nhiều (GD 8/10/2017)-Có phải thực sự Việt Nam đang thừa thầy, thiếu thợ? (GD 8/10/2017)-
- Phản biện: "Tôi muốn day dốn em, em…" (GD 8/10/2017)-Xuân Dương-BOT – xử lý sao với “buông lỏng quản lý”? (TVN 8-10-17)-Khắc Giang-Chậm tinh giản bộ máy là tự gây khó chính mình? (TVN 9/10/2017)-Quốc Phong-Một lời cảnh cáo khó hiểu lầm của ông Trọng (BVB 8/10/2017)-Vũ Thạch-Xử án tham nhũng cần sắt đá như Singapore? (BVB 8/10/2017)-LS Ngô Ngọc Trai/BBC-Hãy là Một trong Triệu chàng David nhỏ bé (BVN 9/10/2017)-Hoàng Hưng-Góp ý với Hội nghị Trung ương 6 (BVN 9/10/2017)-Nguyễn Đình Cống-Hội nghị TW6, sự thất bại của Nhất thể hoá (BVN 9/10/2017)-Bùi Quang Vơm-Tăng thuế hàng loạt: Bốn câu hỏi lớn cho Bộ Tài chính (BVN 9/10/2017)-Tiêu Phong-Từ ‘sụp đổ tài khóa quốc gia’ đến ‘xin tiền không hoàn lại’ (BVN 9/10/2017)-Phạm Chí Dũng- Bị kỷ luật cách chức và thuyên chuyển công tác do có những sai phạm liên quan Formosa rồi lị làm Phó đoàn kiểm tra Formosa, giới chức trách và người dân nói gì* (BVN 9/10/2017)-Hải Ninh và nnk-
- Thư giãn:Bí thư Nguyễn Thiện Nhân xuống phố đi bộ, trò chuyện với khách Tây (TT 8-10-17) -10 cách nói lời chào tạm biệt trong tiếng Anh (VNN 9/10/2017)-Cách phân biệt thịt lợn tồn dư kháng sinh, thuốc an thần (VNN 9/10/2017)-
MỘT LỜI CẢNH CÁO KHÓ HIỂU LẦM CỦA ÔNG TRỌNG
VŨ THẠCH/ HNC/ BVB 8-10-2017
Hầu như mọi tuyên bố chính sách của lãnh đạo đảng tại các cuộc họp lớn đều được nói bằng 2 phiên bản, hoặc có 2 ý nghĩa nhắm vào 2 loại đối tượng khác nhau - một cho nội bộ đảng và một để tuyên truyền đến quần chúng.
Vậy 3 điều mang tính chính sách mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa nêu tại Hội Nghị Trung Ương nên được hiểu như thế nào?
Một cách tóm tắt, ông muốn làm 3 chuyện một lúc:
- Cắt giảm biên chế,
- Cải tổ hệ thống chính trị cồng kềnh,
- Cải tổ hệ thống kinh tế đi kèm với cải tổ chính trị.
Trước hết cả 3 việc trên đều không có gì mới. Trong nhiều năm qua, những việc này đã được nêu lên bởi các văn phòng thủ tướng, chủ tịch nước, quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương đảng, và nhiều ban ngành thấp hơn. Cụ thể như 30% cán bộ dư thừa, cứ 11 người dân phải nuôi một cán bộ, v.v. Nhưng có thể nói toàn bộ giới lãnh đạo đảng đã chấp nhận chịu thua, vì nếu giải quyết sẽ đụng đến nền tảng "an toàn chính trị" của đảng.
Đặc biệt với lập trường quan điểm tư tưởng của ông Nguyễn Phú Trọng xưa nay, ai cũng thấy chính ông Trọng biết rõ là không làm nổi một, chứ nói gì tới 3 chỉ tiêu đó. Suốt mấy thập niên, nhân dân đã nghe rất nhiều những tuyên bố thuộc loại: "Đổi mới chứ không đổi màu", "hoà hợp chứ không hòa tan", "chống tự diễn biến, tự chuyển hóa", "tự chuyển hóa là suy thoái tư tưởng", "ta không đánh ta", "không vô tình làm vỡ bình quí", v.v. Nếu cộng cả lại thì hy vọng ông Trọng thực sự muốn đổi mới tại điểm này trong sự nghiệp chính trị của ông chỉ còn là số không hay số âm.
Vì vậy thông điệp 3 chỉ tiêu này nhắm chính vào nội bộ đảng, và đặc biệt nhắm tới những "đệ tử" của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn ngồi trên các ghế quyền lực. Nói cách khác, đây là một lời cảnh cáo khó có thể hiểu lầm và rất nghiêm khắc về những gì sắp đến:
- Cắt giảm biên chế có nghĩa là quyền lực sẽ được thu tóm lại vào một vòng nhỏ hơn. Không để tình trạng chia quyền quá rộng như hiện nay.
- Từ đó, cải tổ hệ thống chính trị nghĩa là chấm dứt tình trạng nhập nhằng quyền lực giữa 2 phe. Các ghế do tay chân ông Dũng đang nắm sẽ bị loại bỏ hay thay thế nhân sự.
- Và sau cùng, để củng cố hàng ngũ của mình, ông Trọng hứa hẹn các lợi nhuận kinh tế đi kèm với thay đổi chính trị đó.
Câu hỏi còn lại là tại sao ông Nguyễn Phú Trọng không lẳng lặng tiến hành mà lại công khai cảnh cáo như thế?
Câu trả lời đã khá rõ. Ông Trọng muốn các tay chân của ông Dũng tự xin nghỉ hưu sớm như loại Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh, thay vì phải quật ngã công khai như loại Bí thư Thành ủy HCM Đinh La Thăng. Các biểu hiện sát phạt công khai đều làm thiệt hại cho uy tín đảng và uy tín của cá nhân ông Trọng.
Ông Trọng cũng biết nỗi lo lớn nhất của các đối tượng này là liệu có giữ được khối tài sản riêng không nếu hết quyền. Chính vì thế mà cả ông Trọng lẫn bà Ngân đều lập đi lập lại các hứa hẹn: nếu cần chỉ cách các chức danh CŨ để xoa dịu dân thôi.
Để xem có bao nhiêu người trong cánh ông Dũng dám tin vào các hứa hẹn đó.
Vũ Thạch/(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)
GÓP Ý VỚI HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 9-10-2017
Theo diễn văn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội nghị sẽ bàn 5 vấn đề: 1- Kinh tế, tài chính năm 2017- 2018; 2- Sức khỏe; 3- Dân số ; 4- Sắp xếp bộ máy tinh gọn; 5-Chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập. Tôi không quan tâm đến 3 vấn đề đầu tiên. Hình như chúng được nêu ra cho có chuyện. Tôi chỉ nêu một số ý kiến về nguyên nhân và biện pháp của vấn đề 4.
Trong truyền thống văn hóa của người Việt có nhiều điều tốt, nhưng cũng có vài điều xấu. Một trong các điều xấu là tham danh lợi, thích làm ít mà được hưởng nhiều. Khi chính quyền sáng suốt, nghiêm minh, thói xấu ấy bị hạn chế. Nhưng rồi từ sau Cách mạng tháng 8, đặc biệt là sau 1975, nó gặp được môi trường thuận lợi nên phát triển mạnh. Đó là vào được biên chế trong các cơ quan nhà nước, có danh vọng, khá nhiều công việc nhẹ nhàng, có thu nhập và đặc biệt là có lương hưu suốt đời. Việc này dẫn đến tình trạng như ông Trọng đã nêu ra: “tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý…”.
Hỏi: Ai, cái gì đã tạo nên bộ máy cồng kếnh ấy? Thì chính Đảng cộng sản chứ ngoài ra có ai vào đấy nữa. Chính vì chủ trương độc tài toàn trị mà đảng đã cướp quyền của dân. Để củng cố sự độc quyền đảng đã tạo ra 3 lớp chồng chéo lên nhau: Đảng, Chính quyền, Mặt trận. Cả 3 cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp đều là của đảng. Mặt trận với các đoàn thể chính trị là sự kéo dài của đảng, để buộc mọi tầng lớp nhân dân phải ở trong tổ chức, phải trung thành với đảng. Trong lịch sử thế giới chỉ có chế độ phát xít và cộng sản mới tổ chức hệ thống cai trị như vậy. Thể chế đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ đẻ ra sự chồng chéo như vậy.
Thói xấu muốn làm nhẹ nhàng mà hưởng lợi suốt đời được kết hợp với, cộng hưởng với bản chất độc tài toàn trị của ĐCS, trong đó khá đông những kẻ lãnh đạo, vừa ngu vừa tham, có điều kiện tự tạo cho mình đặc quyền đặc lợi và được đảng bảo lãnh quyền đó. Sự kết hợp ấy, sự cộng hưởng ấy tất nhiên làm sản sinh ra tình trạng đã nêu. Trong nhiều năm, từ 1950, đảng và chính quyền nhiều lần kêu gọi tinh giảm biên chế, nhưng chỉ một số rất ít nơi làm được, còn phần đông đã không giảm được mà còn tăng thêm. Những nơi làm được là nhờ một vài người lãnh đạo có trí tuệ và ít tham. Nhưng rồi khi không còn những con người như vậy thì đâu lại hoàn đó.
Trong nhiều năm tình trạng bộ máy cồng kềnh vẫn được chấp nhận vì nguồn lực của nhà nước còn đủ để trả lương. Đến bây giờ ngân sách cạn kiệt, nợ nần chồng chất, quỹ lương và quỹ bảo hiểm xã hội bị thâm thủng, đứng bên bờ sụp đổ thì đảng mới giật mình.
Để khắc phục thì quan trọng nhất là loại bỏ nguyên nhân sinh ra. Về nhận thức không khó. Việc muốn làm ít hưởng nhiều thì chưa thể triệt ngay được trong thời gian ngắn. Để hạn chế thói xấu này cần xây dựng được chính quyền trong sạch, vững mạnh. Chính quyền đó sẽ thông qua giáo dục, tổ chức, luật pháp mà làm cho người dân không muốn, không thể, không dám thực hành thói xấu. Còn về phía đảng, vấn đề là đảng có dám nhìn thẳng vào sự thật, có dám làm hay không, có dám chữa tận gốc căn bệnh hệ thống hay chỉ tìm cách gãi loa qua ngoài da cho tạm đỡ ngứa mà thôi.
Để chữa trị tận gốc thì trước tiên phải xóa bỏ sự độc tài đảng trị. Có 2 cách. Một là đảng tự thấy không thể tiếp tục sự độc tài toàn trị mà chủ động cải cách, thay đổi thành một đảng chính trị cầm quyền. Đó là sự chuyển hóa hòa bình. Hai là, nếu đảng không chủ động cải cách, sẽ bị phân hóa, bị đánh đổ.
Khi mà không còn nhu cầu độc tài toàn trị, đảng trả quyền lực về cho nhân dân, trở thành một đảng chính trị, cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức chính trị khác để thiết lập nền dân chủ với tam quyền phân lập. Lúc đó sẽ không thể có các cơ quan đảng bao trùm lên nhà nước, không cần Mặt trận và các đoàn thể làm bộ phận kéo dài của đảng. Giảm được biết bao là người.
Tôi có tìm hiểu sự hoạt động của các đảng và đoàn thể trong các nước dân chủ. Họ không được nhà nước nuôi như ở CHXHCN VN. Chủ yếu họ tổ chức thành các Hội dân sự, tự lo kinh phí để hoạt động. Ở ta, về lâu dài mọi đảng phái chính trị cũng như các hội dân sự phải tự lo kinh phí. Trong thời gian vài năm chuyển tiếp Quốc hội có thể thông qua một khoản trợ cấp công khai, tổng cộng không quá một số phần trăm nào đó của ngân sách cho đảng cầm quyền và một số đoàn thể quần chúng của đảng.
Riêng số cán bộ trong các cơ quan hành chính tại các địa phương, chính phủ cần có quy định chặt chẽ về số lượng. Tôi đề nghị công thức sau: Số cán bộ A = B + C + D. Trong đó B là số tối thiểu, bằng nhau cho mọi đơn vị. C được lấy tỷ lệ theo số dân. D lấy theo tỷ lệ số tiền thuế thu được.
Vấn đề khó là sẽ giải quyết một số khá đông những người trước đây vẫn ăn bám vào ngân sách, nay bị giảm biên chế thì sẽ làm gì để sống. Điều này phụ thuộc vào 2 phía. Phía người lao động và phía nhà nước, làm như thế nào nên được nghiên cứu kỹ càng. Tôi cũng đã có một số nghiên cứu, sẽ sẵn sàng trình bày khi được tham vấn.
Trong bài viết GÓP Ý VỚI ĐẢNG tôi đề nghị chấp nhận có 2 loại đảng viên: cố thủ và thức thời. Tôi biết những ý kiến trên đây không thể nào lọt tai các đảng viên cố thủ, chỉ hy vọng được các đảng viên thức thời cũng như những người dân có quan tâm tham khảo và suy ngẫm.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
HỘI NGHỊ TƯ 6 VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA
BÙI QUANG VƠM/ BVN 9-10-2017
Hội nghị TW6, một hội nghị vốn chứa đựng rất nhiều kịch tính và được dự báo rất nhiều bất ngờ, đã khai mạc ngày 4/10/2017, sớm hơn dự đoán hai tuần lễ, như một cuộc phục kích, nhưng nội dung nhạt nhẽo, vừa giáo điều vừa mâu thuẫn.
Kiểm điểm tình hình kinh tế và công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trở thành hai nội dung chính.
Chủ trương Nhất thể hoá bị bỏ ra ngoài chương trình nghị sự và được rút lại thành «tinh giản biên chế», một loại quyết tâm được lặp đi lặp lại từ thời bao cấp.
Có điều gì bất thường đã xảy ra?
Quyết tâm của Đại hội XII thực chất chỉ gói gọn trong hai nội dung chính: Thị trường hoá nền kinh tế có sự kiểm soát của đảng, và cải cách tổ chức để tăng cường sự lãnh đạo của đảng, được tóm gọn thành hai mục tiêu: tăng trưởng kinh tế và giữ vững chế độ, thực chất chỉ là một chủ trương duy nhất: duy trì chế độ độc đảng cộng sản cầm quyền. Tăng trưởng kinh tế chỉ là một điều kiện không thể tách rời. Tăng trưởng để giải toả nhu cầu sinh tồn, pha loãng bức xúc có nguy cơ chính trị hoá, chĩa mũi nhọn vào thể chế chính trị. Tăng trưởng để tìm kiếm chính danh độc quyền lãnh đạo, che đậy bộ mặt phi dân chủ, vi phạm nhân quyền của chế độ.
Vì thế, tăng trưởng và mị dân, giả dân chủ là hai thủ đoạn chính trị cơ bản có tính chiến lược.
Nếu nội dung «kiểm điểm tình hình kinh tế», một loại sinh hoạt có tính quy luật, mà ông Trọng nói là hoạt động «thường kỳ hằng năm tại các hội nghị cuối năm», thì có thể hiểu, trọng tâm kỳ họp lần này là «công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân».
Người ta thấy ngay cái giả tạo, vừa mị dân, vừa thể hiện sự lúng túng, bị động của Bộ Chính trị trong việc quyết định các nội dung thảo luận của hội nghị TW vào quý III của một năm.
Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cuả nhân dân rõ ràng phải được đảm bảo từ các đầu tư chủ yếu từ ngân sách. Nhưng từ hai năm nay, ngân sách Trung ương thiếu hụt, ngân sách địa phương không còn.
Báo Vnexpress ngày 12/06 cho biết: Giải trình trước Quốc hội tại phiên thảo luận về quyết toán ngân sách năm 2015, ngày 12/6/2017, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận những tồn tại trong điều hành ngân sách hiện nay như: chi thường xuyên cao, nợ công, bội chi "ngấp nghé" vượt trần... "Bội chi ngân sách đảm bảo trong số tuyệt đối, nhưng do GDP không đạt kế hoạch nên xét về tương đối thì bội chi, nợ công tăng nhanh".
Ông Bộ trưởng cho rằng «trong bối cảnh này, không còn cách nào khác là phải tiết kiệm chi; đẩy mạnh khoán chi thường xuyên và sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế. Thế nhưng, thực tế, dù ngành tài chính cố gắng siết, giảm chi, nhưng bộ máy biên chế cứ "phình" ra thì không ngân sách nào cơ cấu lại được».
«Bây giờ cắt gì thì cắt, nhưng biên chế cứ phình ra thì không thể nào cơ cấu lại được ngân sách, không thể nào giảm chi thường xuyên được», ông Dũng nói.
Ngay từ tháng 10/2015, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh đã nói: “Những con số nghe rất vui, nhưng bản chất số tuyệt đối năm nay hụt so với năm ngoái. Các địa phương không có tiền, tăng chỉ mang tính nghiệp vụ thôi”... “Cả nước ngân sách Trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả”.
Chiều 6/1/2017 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau 9 tháng điều hành chính phủ đã phải kêu lên: “Tôi nghe chuyên gia báo cáo, cảnh báo “nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần chứ không phải sát trần”. Nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ nền tài khóa quốc gia không thể tránh khỏi”.
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch gay gắt: «Chúng ta phải mạnh dạn, xem xét lại toàn bộ cách chi tiêu hiện nay, tôi đề nghị cắt hết các khoản: tiếp khách, nghiên cứu, sơ kết, kỉ niệm ngành, đi nước ngoài…».
Giữa lúc tình trạng ngân sách như vậy mà đem việc «bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân» ra bàn, thì chỉ là chuyện vui giữa «những người thích đùa», chuyện bôi bác chế độ hoặc là chuyện của những kẻ vô công rồi nghề.
Trong khi đó, theo kế hoạch định trước, mục tiêu trọng tâm của hội nghị TW6 lần này là vấn đề Nhất thể hoá, laị bị bỏ ra ngoài.
Nhất thể hoá, cụ thể là nhất thể hoá các chức danh thuộc hệ thống đảng chuyên trách với các chức danh tương ứng bên chính phủ là vấn đề được đặt ra từ rất lâu. Chương trình thí điểm nhất thể hoá tới cấp tỉnh đã được thực hiện tại Quảng Ninh từ sau đaị hội XI, năm 2011.
Vấn đề Nhà nước song trùng và sự khập khiễng giữa cơ cấu của thể chế độc đảng với cơ cấu tương ứng theo thông lệ quốc tế gây trở ngại cho các hoạt động đối ngoại trước nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nhà nước Việt Nam, bộc lộ tính bất hợp lý và thử thách tính chính danh của đảng cộng sản cầm quyền. Sự vênh lệch này đã tới đỉnh điểm khi công tác chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ của chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 phải cần hơn một năm và một chuyến đi tập trước của ông bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Đại hội đảng lần thứ XII, ông Phạm Minh Chính, nguyên bí thư đảng uỷ Tỉnh Quảng Ninh, nơi đi đầu cả nước về chương trình thí điểm Nhất thể hoá, được đưa vào Bộ chính trị và giữ chức Trưởng ban tổ chức trung ương.
Ngày 4/9/2016, ông Nhị Lê, phó Tổng biên tập Tạp chí cộng sản, một người được biết là «rất gần gũi» với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc trả lời phỏng vấn rất dài, sâu về đề tài Nhất thể hoá, trong đó ông khẳng định, «từ nhất thể hoá các chức danh sang nhất nguyên hoá thể chế là một tất yếu cho công việc cải cách tổ chức đảng».
Mười tháng trước, vào ngày 28/11/2016, để chuẩn bị báo cáo TW6, Ban bí thư đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" do ông Phạm Minh Chính trực tiếp trưởng Ban. Đây thực chất là Dự án Nhất thể hoá.
Ngày 27/3/2017, đoàn giám sát của Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016, đã có chuyến kiểm tra, khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định: «Việc thực hiện nhất thể hóa chức danh đảm bảo vai trò lãnh đạo của đảng, thực hiện nghiêm quy chế, cơ chế kiểm soát quyền lực và kỷ luật kỷ cương».
Ngày 27/07/2017, tại kỳ họp thứ ba Hội đồng lý luận trung ương, ông Phạm Minh Chính đã kết luận: «trong những ngày qua, Ban chỉ đạo Đề án "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã tổ chức Hội thảo tại 2 miền Nam - Bắc để lấy ý kiến đóng góp của các bí thư tỉnh ủy, thành ủy và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung Dự thảo Đề án» «...đánh giá thực trạng nhận thức về phương thức lãnh đạo của Đảng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cũng như những hạn chế, yếu kém trong thực tiễn xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của nước ta hiện nay; làm rõ thêm về lộ trình, các bước thực hiện để vừa bảo đảm sự đồng bộ của thể chế kinh tế với thể chế chính trị, giữa giữ vững ổn định chính trị - kinh tế - xã hội với phát triển nhanh và bền vững đất nước trong những năm tới».
Như vậy, việc chuẩn bị cho một lộ trình «từ nhất thể hoá chức danh tới nhất nguyên thể chế» đã được đảng chuẩn bị công phu và tổ chức thực hiện hết sức bài bản, nhưng Đề án từ chỗ là báo cáo chính, đã không được sắp đặt vào nội dung trọng tâm, mà bị đưa xuống vị trí thứ tư và chỉ còn là việc «tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả» và cuối cùng chỉ là việc «tinh giản biên chế», một công việc vốn được đảng quyết tâm từ hơn ba chục năm nay, ngay từ thời bao cấp, nhưng cứ mỗi lần «quyết tâm» thì bộ máy lại «phình ra to hơn».
Có nghĩa là Hội nghị TW6 vừa khai mạc đã thất bại, hay đúng hơn là chương trình cải tổ, sắp xếp lại tổ chức đảng đã thất bại.
Mới chỉ khơi lên vụ án Trịnh Xuân Thanh, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn, thực chất mới chỉ là một vụ PVN, đã có một tử hình, một chung thân và hàng trăm tội phạm mang thẻ đảng từ trung đến cao cấp, chuyện ông Đinh La Thăng phải ra khỏi đảng và phải vào tù chỉ là chuyện chưa nói ra.
Nếu cả 12 vụ đại án nằm trong chương trình phải xử hết trong năm nay, thì sẽ có bao nhiêu cán bộ đảng nữa phải vào tù? Cứ bắt xử vụ này thì lòi ra vụ khác, cứ bắt người này thì lòi ra người kia, như phản ứng dây chuyền, vì không có vụ việc nào có thể thực hành độc lập, không con người nào có thể một mình «tác chiến», không có phi vụ nào có thể ăn lẻ một mình. Không có kẻ nào dính việc mà từ chối khoản ăn chia.
Ông Trọng, nếu sự thật định bứng «cả cụm», liệu có dám làm không? Nếu «tất cả mọi tập đoàn, mọi doanh nghiệp đều phải chi» và «đã thành lệ từ hàng chục năm nay, từ cấp cơ sở tới cao cấp» như lời khai của tử tù Nguyễn Xuân Sơn, thì trong hệ thống hiện nay, có kẻ nào thoát tội, có kẻ nào tay không nhúng chàm, vì xét cho cùng, dù dưới hình thức nào, các loại tiền đó đều là tiền bẩn, tiền ăn cắp của dân, của nước, và người nhận, không có kẻ nào không biết. Xung quanh ông sẽ không còn ai, thậm chí cả chính ông. Nếu đánh đến cùng, đảng của ông sẽ không còn lấy một người. Đó là lỗi hệ thống, lỗi thể chế, không phải lỗi đạo đức hay «diễn biến».
Cho nên việc cải tổ theo phương thức Nhất thể hoá trở thành vô duyên. Nếu nhất thể hoá chỉ là cớ để thanh lọc, để giãn mỏng và chiếm chỗ, thì ông Trọng và ngay cả Bộ chính trị đang chứng kiến nguy cơ không còn cán bộ, một nhà nước trống hoác hoặc chỉ còn những kẻ ăn hại.
Nhưng Dự án Nhất thể hoá bị thất bại có nguyên nhân từ sự bất cập của hiệu lực kiểm soát quyền lực. Giải pháp đạo đức của ông Trọng mang tính dị đoan và giáo điều, không đủ sức thuyết phục. Việc tập trung quyền lực vào một người duy nhất, trong khi hệ thống pháp luật vừa thấp kém vừa không độc lập, thì không ai có thể biết tình trạng tham nhũng và tha hoá của hệ thống còn trầm trọng đến đâu.
Nhất thể hoá cả quyền đảng lẫn chính quyền, đưa một ông bí thư tỉnh kiêm luôn chức chủ tịch tỉnh, trong khi Toà án và Cảnh sát đều dưới quyền điều khiển của ông ta, thì chả mấy lúc tài sản cả tỉnh thành tài sản của riêng gia đình ông ta. Chưa nhất thể hoá, tiền nhà nước còn biến đi hàng trăm nghìn tỷ đồng cho một vài ông có quyền có chức, như những vụ án đang xử, nếu nhất thể, cho quyền ông bí thư một mình tác oai nữa thì mất cả tỉnh. Ở cấp trung ương, nếu nhất thể Tổng bí thư với Chủ tịch nước, thì với điều 4 Hiến pháp, với quy định đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, thì không có gì có thể cản được ông ta trở thành nhà độc tài và trùm tham nhũng.
Cho nên trước khi nhất thể hoá giữa đảng và chính quyền, việc đầu tiên là phải tách hệ thống tư pháp và hệ thống hành pháp ra khỏi hệ thống lập pháp, không thể «phân công nhưng thống nhất về mặt chính trị», một thứ «vải thưa» dùng để che mắt thiên hạ.
Nhất thể hoá như thế nào?
Thất bại của Hội nghị TW6, hay thất bại của chủ trương nhất thể hoá thể chế là đương nhiên, nguyên nhân là cơ chế đảng độc quyền lãnh đạo, đảng đứng ngoài và đứng trên luật pháp. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là điều 4 hiến pháp.
Trong một chế độ dân chủ đích thực, không phải là chế độ dân chủ giả hiệu như hiện nay, quyền lực tuyệt đối thuộc về ý chí và nguyện vọng của dân và quyền đó được bảo đảm bất khả xâm phạm bởi một hệ thống tư pháp (bao gồm Toà án và Cảnh sát) độc lập, phi chính trị, trung lập và không có tính đảng.
Các ông chủ tịch cơ sở như xã, huyện do dân bầu trực tiếp. Người trúng chủ tịch, đương nhiên và tự động là bí thư đảng cùng cấp, bởi vì nếu bầu cử là trong sáng, thì chính họ là người uy tín nhất có quyền lực nhất đối với dân. Nếu trong đảng bầu ra người khác, hoặc phân công người khác, là trong đảng có «vấn đề».
Từ cấp tỉnh tới Trung ương, người dân trực tiếp bầu ra Hội đồng nhân dân và bầu ra Quốc hội (đương nhiên là nếu dân trực tiếp bầu Chủ tịch ở cả cấp này thì càng tốt). Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch tỉnh, Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước. Chủ tịch tỉnh và Chủ tịch nước đương nhiên và tự động là Bí thư Tỉnh và Tổng bí thư đảng. Nếu Chủ tịch nước do dân bầu trực tiếp, thì đại hội đảng không phải bầu Tổng bí thư, hay có thể thay Quốc Dân Đại hội chính là Đại hội đảng.
Tất cả mọi kết cấu dân cử đều tự động là kết cấu tương ứng của đảng. Cấp cao nhất trong chính quyền do dân trực tiếp hay gián tiếp bầu đều đương nhiên là cấp cao nhất tương ứng trong đảng. Các kết cấu khác trong bộ máy chính quyền do nội bộ đảng phân công. Việc Nhất thể hoá trở nên đơn giản và tự động.
Như vậy, việc giải thoát tình trạng «nhiều tầng nấc, kém hiệu lực và kém hiệu quả của sự lãnh đạo của đảng» thông qua con đường nhất thể hoá, để đảng cầm nắm trực tiếp quyền lãnh đạo chính quyền, tức là trực tiếp nắm quyền hành pháp là việc vi hiến. Đã nắm quyền lập pháp, lại trực tiếp nắm quyền hành pháp, thì tư pháp tự nhiên bị vô hiệu hoá. Không còn gì để kiểm soát và chế tài quyền lực. Lồng quyền lực bằng đạo đức do Tổng bí thư vừa sáng tác chỉ còn là tranh vẽ.
Vì vậy mà quyền lực buộc phải chia nhỏ, và trách nhiệm phải trở thành tập thể. Không ai được phép quyết một mình, đương nhiên là cũng không ai có thể bị buộc chịu trách nhiệm cá nhân. Bộ chính trị 19 người là sản phẩm tất yếu của chế độ vua tập thể. Nhất thể hoá là không thể.
Ông Trọng và Bộ Chính trị có thể đã lao tâm khổ tứ, nhưng vô ích. Đây là bài toán vòng, một loại phương trình vô định, không có nghiệm. Ông đã cố gắng chạy, cắm đầu chạy, nhưng như một con chuột chạy trong lồng xoay, chạy mãi, thực chất vẫn đứng nguyên tại chỗ. Cái lồng đó là thể chế độc đảng. Ông không thể ra ngoài để biết rằng ông vẫn chạy tại chỗ. Việc đơn giản với những người đứng ngoài lại là việc không thể với những người thông thái ở bên trong.
Hội nghị TW6 với ý định làm một cuộc cách mạng mà có lẽ ông Trọng âm thầm thai nghén từ rất lâu đã thất bại.
Những ước mơ mà ông Tập thèm khát thấy ảnh của mình bên cạnh ảnh của Mao, cũng từng giống như ước mơ của Đặng Tiểu Bình, của Giang Trạch Dân, là một thứ bệnh phổ biến, dễ lây khi đã nhiễm máu cộng sản trong người. Nhưng cũng như Tôn Ngộ Không, bay đi đâu vẫn trong lòng tay Phật tổ. Ngoài vòng tay ấy mới là vũ trụ bao la.
06/10/2017
B.Q.V.
Tác giả gửi BVN
CHẬM TINH GIẢN BỘ MÁY LÀ TỰ GÂY KHÓ CHO CHÍNH MÌNH
QUỐC PHONG/ TVN 9-10-2017
Ảnh minh hoạ: Báo Dân trí.
Một cuộc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy được triển khai hiệu quả sẽ trở thành lực đẩy mạnh mẽ cho sự đồng bộ của đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị.
Tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 6 mới đây, sau khi đánh giá những mặt được của công tác tổ chức, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận: "Tuy nhiên, cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý; tổ chức bộ máy của khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới; tổ chức và biên chế ngày càng phình to; số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ "hàm" không hợp lý; cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập...".
Trong Hội nghị Trung ương VI lần này, vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong Đảng là một trong những nội dung được Ban chấp hành thảo luận và cho ý kiến. Đây có thể xem là một cuộc cải cách quan trọng mà Đảng ta buộc phải lựa chọn, một bài toán rất khó đòi hỏi hệ thống chính trị phải có một quyết tâm thật cao.
Chúng ta vừa nhận được tin vui từ phiên họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ. Khả năng năm 2017 này sẽ là năm đầu tiên sau hàng chục năm, GDP nước ta có thể tăng trưởng cao và đạt 6,7%. Song dù có vậy cũng vẫn rất khó nuôi nổi bộ máy có đến gần 6,5 triệu công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách.
Trong lịch sử, sau hoà bình lập lại 1954, các cơ quan tham mưu cho Đảng ở Trung ương và địa phương còn có cả Ban Công nghiệp, Ban Nông nghiệp và có đến hàng chục ban như thế. Đến sau 1975, chúng ta dần cải cách và có chút gọn nhẹ hơn nhưng vẫn cồng kềnh. Nhưng rồi cũng có lúc lại thành lập hơi nhiều ban bệ, mà cao điểm nhất là Đại hội Đảng Khoá IX với cả chục Ban tham mưu, để rồi Khóa X lại giải thể... theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khoá X, ngày 9/2/2007, về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội.
Đây cũng chính là nền tảng để sau này Đảng tiếp tục có những kết luận, như Kết luận 64/TW về tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương xuống cơ sở (28/5/2013), cũng như Nghị quyết 39/NQTW của Bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức (17/4/2015) mà chúng ta đã và đang thực hiện.
Tuy nhiên, thực tế việc tinh gọn bộ máy không đi đến giảm mà ngược lại, số đầu mối đơn vị hành chính có xu hướng tăng lên do các bộ, ngành bổ sung theo yêu cầu dù đầu mối cấp ban, bộ có giảm. Theo số liệu của Tạp chí Xây dựng Đảng số tháng 9/2017, trong 5 năm 2011-2016, số đơn vị hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tăng 28 đơn vị, số lượng các đơn vị hành chính trực thuộc tổng cục tăng 822 đơn vị. Có đến 29 cục được thành lập trong thời gian này, như Bộ Tư pháp tăng 4 cục, Bộ Y tế tăng 3 cục...
Số lượng lãnh đạo cấp bộ cũng tăng, số lượng cán bộ quản lý cấp cục cũng vượt quá quy định, số lượng cấp phòng tăng rất nhanh. Nếu chỉ tính cán bộ cấp phòng của các cơ quan ban, bộ thì số công chức cấp phòng trở lên (gồm cả người có chức vụ "hàm") cũng đã tăng từ 12.216 người lên 13.556 người, cấp vụ tăng từ 3.871 người lên 4.619 người...
Như vậy, Nghị quyết 39 của Bộ chính trị dù đã ban hành nhưng số biên chế sự nghiệp vẫn tăng 5.401 người. Chính vì thế, bộ máy của chúng ta, nếu tính riêng số người hưởng lương từ ngân sách, theo số liệu của Bộ Nội vụ ngày 21/11/2016, thì có đến hơn 6,5 triệu (chưa tính khối quân đội, công an) với tổng quỹ lương lên đến khoảng 295.000 tỷ đồng [1].
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, chúng ta đều có những lý lẽ để thuyết phục rằng việc tái lập ban này bộ nọ là cần thiết hoặc ngược lại. Nhưng thực ra tổ chức các cục, vụ của ban, bộ lại phình ra rất ghê gớm, khó kiểm soát.
Câu chuyện từ Quảng Ninh
Năm 2014, tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện Đề án 25 về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế. Sau gần bốn năm, tỉnh đã giảm 4 đơn vị sự nghiệp; 107 phòng, ban; 686 biên chế công chức, viên chức. Trong đó, hai giải pháp được quan tâm nhất là nhất thể hóa chức danh lãnh đạo, quản lý và sáp nhập các cơ quan đảng, chính quyền có chung chức năng, nhiệm vụ. Đây là một sáng kiến chính trị, hành chính có tính đột phá.
Chẳng hạn, ở cấp xã, Quảng Ninh đã tiến hành nhất thể hóa chức danh bí thư đồng thời là chủ tịch UBND tại 76/186 địa phương. Đối với cấp huyện là hai huyện… Việc hợp nhất các cơ quan đảng và chính quyền có chung chức năng, nhiệm vụ cũng đang được thực hiện ở cấp huyện và cơ sở. Chẳng hạn, 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Ninh đã sáp nhập MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội vào một cơ quan với tên gọi ở cấp huyện là “Cơ quan tham mưu giúp việc chung Khối MTTQ và các đoàn thể chính trị”[2].
Mô hình nhất thể hoá bộ máy đảng, chính quyền các cấp mà Quảng Ninh đang tiến hành có thể xem là một trong những giải pháp khả thi, hiệu quả để thực hiện tinh giản cán bộ và bộ máy. Nên chăng, trong thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục được triển khai rộng hơn (có thể cũng vẫn là thí điểm), sau đó chúng ta sẽ tổng kết, bổ sung, chỉnh sửa hệ thống luật pháp, điều lệ - quy định của Đảng cho phù hợp rồi tiến hành trên diện rộng?
Một cuộc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy được triển khai hiệu quả sẽ trở thành lực đẩy mạnh mẽ cho sự đồng bộ của đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị. Đương nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi có những điểm chưa hoàn hảo, cần chỉnh sửa dần, nhưng đó vẫn là điều tất yếu phải làm, vì chậm tinh giản bộ máy chính là chúng ta tự gây khó chính mình.
Bộ máy và biên chế là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự vận hành của cả hệ thống chính trị. Chúng ta có thể tin rằng, trong hội nghị Trung ương 6, vấn đề này sẽ được bàn thảo rốt ráo để thực hiện có hiệu quả. Đó chính là mong mỏi của cả xã hội chứ không của riêng ai...
Quốc Phong
--------
[1] Hơn 6,5 triệu người hưởng lương từ ngân sách, Báo Lao động, 21/11/2016.
Trong Hội nghị Trung ương VI lần này, vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong Đảng là một trong những nội dung được Ban chấp hành thảo luận và cho ý kiến. Đây có thể xem là một cuộc cải cách quan trọng mà Đảng ta buộc phải lựa chọn, một bài toán rất khó đòi hỏi hệ thống chính trị phải có một quyết tâm thật cao.
Chúng ta vừa nhận được tin vui từ phiên họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ. Khả năng năm 2017 này sẽ là năm đầu tiên sau hàng chục năm, GDP nước ta có thể tăng trưởng cao và đạt 6,7%. Song dù có vậy cũng vẫn rất khó nuôi nổi bộ máy có đến gần 6,5 triệu công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách.
Trong lịch sử, sau hoà bình lập lại 1954, các cơ quan tham mưu cho Đảng ở Trung ương và địa phương còn có cả Ban Công nghiệp, Ban Nông nghiệp và có đến hàng chục ban như thế. Đến sau 1975, chúng ta dần cải cách và có chút gọn nhẹ hơn nhưng vẫn cồng kềnh. Nhưng rồi cũng có lúc lại thành lập hơi nhiều ban bệ, mà cao điểm nhất là Đại hội Đảng Khoá IX với cả chục Ban tham mưu, để rồi Khóa X lại giải thể... theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khoá X, ngày 9/2/2007, về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội.
Đây cũng chính là nền tảng để sau này Đảng tiếp tục có những kết luận, như Kết luận 64/TW về tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương xuống cơ sở (28/5/2013), cũng như Nghị quyết 39/NQTW của Bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức (17/4/2015) mà chúng ta đã và đang thực hiện.
Tuy nhiên, thực tế việc tinh gọn bộ máy không đi đến giảm mà ngược lại, số đầu mối đơn vị hành chính có xu hướng tăng lên do các bộ, ngành bổ sung theo yêu cầu dù đầu mối cấp ban, bộ có giảm. Theo số liệu của Tạp chí Xây dựng Đảng số tháng 9/2017, trong 5 năm 2011-2016, số đơn vị hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tăng 28 đơn vị, số lượng các đơn vị hành chính trực thuộc tổng cục tăng 822 đơn vị. Có đến 29 cục được thành lập trong thời gian này, như Bộ Tư pháp tăng 4 cục, Bộ Y tế tăng 3 cục...
Số lượng lãnh đạo cấp bộ cũng tăng, số lượng cán bộ quản lý cấp cục cũng vượt quá quy định, số lượng cấp phòng tăng rất nhanh. Nếu chỉ tính cán bộ cấp phòng của các cơ quan ban, bộ thì số công chức cấp phòng trở lên (gồm cả người có chức vụ "hàm") cũng đã tăng từ 12.216 người lên 13.556 người, cấp vụ tăng từ 3.871 người lên 4.619 người...
Như vậy, Nghị quyết 39 của Bộ chính trị dù đã ban hành nhưng số biên chế sự nghiệp vẫn tăng 5.401 người. Chính vì thế, bộ máy của chúng ta, nếu tính riêng số người hưởng lương từ ngân sách, theo số liệu của Bộ Nội vụ ngày 21/11/2016, thì có đến hơn 6,5 triệu (chưa tính khối quân đội, công an) với tổng quỹ lương lên đến khoảng 295.000 tỷ đồng [1].
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, chúng ta đều có những lý lẽ để thuyết phục rằng việc tái lập ban này bộ nọ là cần thiết hoặc ngược lại. Nhưng thực ra tổ chức các cục, vụ của ban, bộ lại phình ra rất ghê gớm, khó kiểm soát.
Câu chuyện từ Quảng Ninh
Năm 2014, tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện Đề án 25 về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế. Sau gần bốn năm, tỉnh đã giảm 4 đơn vị sự nghiệp; 107 phòng, ban; 686 biên chế công chức, viên chức. Trong đó, hai giải pháp được quan tâm nhất là nhất thể hóa chức danh lãnh đạo, quản lý và sáp nhập các cơ quan đảng, chính quyền có chung chức năng, nhiệm vụ. Đây là một sáng kiến chính trị, hành chính có tính đột phá.
Chẳng hạn, ở cấp xã, Quảng Ninh đã tiến hành nhất thể hóa chức danh bí thư đồng thời là chủ tịch UBND tại 76/186 địa phương. Đối với cấp huyện là hai huyện… Việc hợp nhất các cơ quan đảng và chính quyền có chung chức năng, nhiệm vụ cũng đang được thực hiện ở cấp huyện và cơ sở. Chẳng hạn, 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Ninh đã sáp nhập MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội vào một cơ quan với tên gọi ở cấp huyện là “Cơ quan tham mưu giúp việc chung Khối MTTQ và các đoàn thể chính trị”[2].
Mô hình nhất thể hoá bộ máy đảng, chính quyền các cấp mà Quảng Ninh đang tiến hành có thể xem là một trong những giải pháp khả thi, hiệu quả để thực hiện tinh giản cán bộ và bộ máy. Nên chăng, trong thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục được triển khai rộng hơn (có thể cũng vẫn là thí điểm), sau đó chúng ta sẽ tổng kết, bổ sung, chỉnh sửa hệ thống luật pháp, điều lệ - quy định của Đảng cho phù hợp rồi tiến hành trên diện rộng?
Một cuộc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy được triển khai hiệu quả sẽ trở thành lực đẩy mạnh mẽ cho sự đồng bộ của đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị. Đương nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi có những điểm chưa hoàn hảo, cần chỉnh sửa dần, nhưng đó vẫn là điều tất yếu phải làm, vì chậm tinh giản bộ máy chính là chúng ta tự gây khó chính mình.
Bộ máy và biên chế là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự vận hành của cả hệ thống chính trị. Chúng ta có thể tin rằng, trong hội nghị Trung ương 6, vấn đề này sẽ được bàn thảo rốt ráo để thực hiện có hiệu quả. Đó chính là mong mỏi của cả xã hội chứ không của riêng ai...
Quốc Phong
--------
[1] Hơn 6,5 triệu người hưởng lương từ ngân sách, Báo Lao động, 21/11/2016.
[2] Tinh giản tổ chức, biên chế - nhìn từ Quảng Ninh, Báo Nhân dân, 27/06/2017.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cùng giữ chức bí thư ở tuổi 39 như ông Nguyễn Xuân Anh – cựu bí thư Thành Ủy Đà Nẵng vừa “ngã ngựa,” dư luận đang dấy lên những đồn đoán về nhân vật tiếp theo sẽ bị mất chức bí thư là ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nghị, 41 tuổi, từng đảm nhiệm các vị trí phó hiệu trưởng trường Đại Học Kiến Trúc TP.HCM, thứ trưởng Bộ Xây Dựng, phó bí thư rồi bí thư Tỉnh Ủy Kiên Giang.
Tin gần đây nhất mà báo chí trong nước đăng về ông này là bản tin “Bí Thư Nguyễn Thanh Nghị nói về việc Kiên Giang mượn xe biển xanh” do báo điện tử VietNamNet đăng hồi Tháng Mười Một, 2016.
Facebooker Truong Huy San, tức nhà báo Huy Đức, tác giả bộ sách “Bên Thắng Cuộc” và là người am hiểu tình hình chính trị tại Việt Nam, bình luận: “Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Xuân Anh tạm chấm dứt ở đây. Phần lớn các sai lầm chính trị có bóng dáng đàn bà và trong trường hợp này, không biết 200 phu nhân hiện thời có rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học về ‘thái hậu’ Trần Thị Thủy (mẹ của ông Xuân Anh). Sở dĩ Xuân Anh, Thanh Nghị lọt vào trung ương khóa XI (dự khuyết) cũng có nguyên nhân sâu xa từ… bà Thủy.”
“Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương cũng nên làm rõ, những bàn tay nào đã giúp Nghị, một người bị đại hội đại biểu đảng bộ TP.HCM loại ra khỏi danh sách đại biểu đi dự Đại Hội XI, lại có thể được đại hội ấy bầu làm ủy viên dự khuyết,” ông viết thêm.
Tháng trước, nhà báo Nguyễn Thông, cựu biên tập viên báo Thanh Niên, đưa nhận định trên mạng xã hội: “Sau này, lịch sử sẽ bạch hóa những chuyện mờ ám, xấu xa trong đời sống chính trị xứ ta. Khi chỉ có một lực lượng chính trị nắm quyền lãnh đạo thì nó còn giấu, giấu được tới đâu hay tới đó, theo nguyên tắc ‘đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại.’ Nhưng dưới gầm trời chả có gì giấu mãi được. Một trong những điều ấy là vụ chia chác, ăn chia, bắt tay với nhau, liên minh ma quỷ, ngã giá thỏa thuận quyền lợi cá nhân, gia đình, dòng họ hồi trước Đại Hội Đảng lần thứ XI hồi năm 2011.”
“Nổi rõ nhất là việc phải thu xếp cho các thái tử, công tử vào ghế trung ương, gồm Nông Quốc Tuấn – con ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Thanh Nghị – con ông Nguyễn Tấn Dũng, và ông Nguyễn Xuân Anh – con ông Nguyễn Văn Chi. Liên minh ma quỷ đã công khai sự trắng trợn ăn chia sau khi ngã giá được với nhau. Và trong vụ này, ông Nguyễn Phú Trọng chứ không ai khác phải chịu trách nhiệm khi ông biết mình sẽ nắm chắc chức tổng bí thư. Bây giờ ông có dọn dẹp, đốt lò mấy đi chăng nữa thì cũng chỉ là dọn những thứ rác mà chính ông đã góp phần tạo ra,” theo Facebook của ông.
Nhà văn Trần Quốc Quân từ Ba Lan điểm qua một loạt cuộc đua gieo “hạt giống đỏ” trên chính trường Việt Nam thời gian qua và bình luận: “Qua các vụ lùm sùm ‘con ông cháu cha’ mới thấy, phàm là người nào không nỗ lực tự thân phấn đấu mà được đặt vào vị trí lãnh đạo vênh với khả năng đều gây ra những chuyện nhố nhăng, hại dân hại nước.” (T.K)
CON TRAI CỰU THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG CÓ MẤT CHỨC BÍ THƯ KIÊN GIANG?
T.K /NV 7-10-2017
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cùng giữ chức bí thư ở tuổi 39 như ông Nguyễn Xuân Anh – cựu bí thư Thành Ủy Đà Nẵng vừa “ngã ngựa,” dư luận đang dấy lên những đồn đoán về nhân vật tiếp theo sẽ bị mất chức bí thư là ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nghị, 41 tuổi, từng đảm nhiệm các vị trí phó hiệu trưởng trường Đại Học Kiến Trúc TP.HCM, thứ trưởng Bộ Xây Dựng, phó bí thư rồi bí thư Tỉnh Ủy Kiên Giang.
Tin gần đây nhất mà báo chí trong nước đăng về ông này là bản tin “Bí Thư Nguyễn Thanh Nghị nói về việc Kiên Giang mượn xe biển xanh” do báo điện tử VietNamNet đăng hồi Tháng Mười Một, 2016.
Facebooker Truong Huy San, tức nhà báo Huy Đức, tác giả bộ sách “Bên Thắng Cuộc” và là người am hiểu tình hình chính trị tại Việt Nam, bình luận: “Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Xuân Anh tạm chấm dứt ở đây. Phần lớn các sai lầm chính trị có bóng dáng đàn bà và trong trường hợp này, không biết 200 phu nhân hiện thời có rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học về ‘thái hậu’ Trần Thị Thủy (mẹ của ông Xuân Anh). Sở dĩ Xuân Anh, Thanh Nghị lọt vào trung ương khóa XI (dự khuyết) cũng có nguyên nhân sâu xa từ… bà Thủy.”
“Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương cũng nên làm rõ, những bàn tay nào đã giúp Nghị, một người bị đại hội đại biểu đảng bộ TP.HCM loại ra khỏi danh sách đại biểu đi dự Đại Hội XI, lại có thể được đại hội ấy bầu làm ủy viên dự khuyết,” ông viết thêm.
Tháng trước, nhà báo Nguyễn Thông, cựu biên tập viên báo Thanh Niên, đưa nhận định trên mạng xã hội: “Sau này, lịch sử sẽ bạch hóa những chuyện mờ ám, xấu xa trong đời sống chính trị xứ ta. Khi chỉ có một lực lượng chính trị nắm quyền lãnh đạo thì nó còn giấu, giấu được tới đâu hay tới đó, theo nguyên tắc ‘đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại.’ Nhưng dưới gầm trời chả có gì giấu mãi được. Một trong những điều ấy là vụ chia chác, ăn chia, bắt tay với nhau, liên minh ma quỷ, ngã giá thỏa thuận quyền lợi cá nhân, gia đình, dòng họ hồi trước Đại Hội Đảng lần thứ XI hồi năm 2011.”
“Nổi rõ nhất là việc phải thu xếp cho các thái tử, công tử vào ghế trung ương, gồm Nông Quốc Tuấn – con ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Thanh Nghị – con ông Nguyễn Tấn Dũng, và ông Nguyễn Xuân Anh – con ông Nguyễn Văn Chi. Liên minh ma quỷ đã công khai sự trắng trợn ăn chia sau khi ngã giá được với nhau. Và trong vụ này, ông Nguyễn Phú Trọng chứ không ai khác phải chịu trách nhiệm khi ông biết mình sẽ nắm chắc chức tổng bí thư. Bây giờ ông có dọn dẹp, đốt lò mấy đi chăng nữa thì cũng chỉ là dọn những thứ rác mà chính ông đã góp phần tạo ra,” theo Facebook của ông.
Nhà văn Trần Quốc Quân từ Ba Lan điểm qua một loạt cuộc đua gieo “hạt giống đỏ” trên chính trường Việt Nam thời gian qua và bình luận: “Qua các vụ lùm sùm ‘con ông cháu cha’ mới thấy, phàm là người nào không nỗ lực tự thân phấn đấu mà được đặt vào vị trí lãnh đạo vênh với khả năng đều gây ra những chuyện nhố nhăng, hại dân hại nước.” (T.K)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét