Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

20210709. 100 NĂM ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

 ĐIỂM BÁO MẠNG

100 NĂM QUÁI VẬT THÀNH TINH

NGUYỄN NGỌC CHU/ BVN 8-7-2021

I. Mượn bóng nhân dân

Theo tin được xác minh về sau, thì Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc (TQ) diễn ra từ 23 - 31/ 7/ 1921. Nhưng không biết từ đâu, lại lấy ngày 1/7/1921 làm ngày thành lập?

Như vua chúa TQ thời xưa bịa ra thần thoại xuất hiện rồng rắn báo hiệu sự lên ngôi, ở mặt khác như thừa nhận của Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô Gorbachev lúc đương nhiệm - “Cả đời các bạn chỉ được nghe những điều giả dối” - thì có quyền hoài nghi cả 2 cột mốc về sự ra đời của ĐCSTQ.

Nhưng cần gì thời điểm chính xác. Sau 100 năm, hay xấp xỉ 100 năm thì các loài vật đều “thành tinh”. Đứng xếp hàng rồng rắn cách nhau 1 m, thì ĐCSTQ với 95 triệu đảng viên sẽ là “con rắn khổng lồ dài 95 000 km”, 15 lần dài hơn Vạn lý trường thành (6259 km).

Đứng đầu “con rắn khổng lồ dài 95 000 km” là ông Tập Cận Bình. Ngày 1/7/2021 ông Tập đã có bài phát biểu tại Thiên An Môn về sự “thượng thọ” 100 năm của ĐCS TQ. Trong đó có 4 điểm cần để ý.

1. Xây đựng Quân đội Trung Quốc hùng mạnh

Minh chứng là cuộc trình diễn khai mạc với các phi cơ bay theo hình con số 100. Ông Tập khẳng định quyết tâm đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa quốc phòng và các lực lượng vũ trang.

Ngân sách quốc phòng TQ năm 2020 đạt 252 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ (772 tỷ USD) vượt xa ngân sách quốc phòng Nga (61,2 tỷ USD), và sẽ tăng đến 6,8% trong năm 2021. Trung Quốc đang xây hàng trăm hầm ngầm chứa tên lửa đạn đạo ở Tân Cương. Số lượng đầu đạn hạt nhân của TQ (350) đã vượt qua Pháp (290) lên vị trí thứ 3 thế giới. TQ đặt mục tiêu rút ngắn khoảng cách với Nga (6500) và Mỹ (6185). Riêng về số lượng tàu chiến (777) và tàu ngầm (79) thì Trung Quốc đã vượt qua Mỹ (490, 69) và Nga (605,64). Quân đội TQ về thực lực đang xếp vị trí thứ 3 thế giới. Về số lượng quân số và binh khí thông thường - đang chiếm ngôi số 1 thế giới.

Một trong các mục tiêu lớn của Trung Quốc trong thời gian tới là hiện đại hoá lực lượng hải quân. Trung Quốc đang gấp rút đóng các tàu sân bay cỡ lớn ngang Mỹ với lượng dãn nước từ 90000-100000 tấn cùng các tàu ngầm hạt nhân. Mục tiêu không chối cãi là thống trị biển, trước hết là biển Đông.

2. Duy trì chính sách 1 quốc gia 2 chế độ. Đây là sách lược trấn an dân chúng sau những bạo lực đẫm máu căng thẳng ở Hongkong trong các năm gần đây.

3. Thống nhất Đài loan. Về điểm này, cần khẳng định là chưa thể xảy ra, mà chỉ là môn võ mồm của ông Tập. Cũng giống như các lãnh đạo TQ tiền nhiệm.

4. Không cho phép thế lực nước ngoài bắt nạt. Là cách nói ngoại giao của ông Tập. Phải hiểu câu nói của ông Tập là chỉ có TQ đi bắt nạt nước khác, chứ không có nước nào có thể bắt nạt được TQ.

Để né tránh sự cô lập của thế giới đối với ĐCS TQ, ông Tập đã mượn bóng nhân dân TQ che cho chính quyền của ông Tập, rằng “Người dân TQ sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ thế lực nước ngoài nào bắt nạt, đàn áp hoặc khuất phục” (http://congan.com.vn/.../dien-van-cua-ong-tap-can-binh-ky...).

Các chính khách Hoa Kỳ và châu Âu gần đây gọi đích danh ĐCSTQ thay vì TQ - để tách biệt với nhân dân TQ. Nên ông Tập khéo léo mượn bóng người dân.

II. Một số đặc trưng của lãnh đạo ĐCS Trung Quốc sau 100 năm

Không thể khắc hoạ được lãnh đạo ĐCSTQ qua vài trang. Nhưng nhân “100 năm thượng thọ” của ĐCSTQ, xin tạm nêu 3 đặc trưng nổi trội dưới đây từ chính lịch sử của ĐCSTQ.

1. Tranh dành quyền lực tàn khốc và đàn áp đẫm máu mọi phản kháng

Các Đại hội I (1921), II (1922), III (1923), IV (1925), V (1927) của ĐCS TQ đều đậm đặc những tranh đấu với sự ra đi của TBT Trần Độc Tú vào tháng 7/1927. Sau đó là sự đổi ngôi từ Đại hội VI (1928) của Lý Lập Tam, Cù Thu Bạch, Vương Minh, Trương Văn Thiên để cuối cùng Mao Trạch Đông soán ngôi độc tôn bắt đầu từ hội nghị Tuân Nghĩa tháng 1/1935. Tháng 3/1943 tại Diên An, Mao trở thành chủ tịch ĐCS TQ cho đến cuối đời ngày 9/9/1976, trải qua các Đại hội VII (1945), VIII (1956), IX 1969), X (1974). Thời kỳ của Mao là thời kỳ tàn sát đẫm máu các đối thủ chính trị với đỉnh cao là hàng triệu sinh mạng trong Cách mạng Văn hoá cùng với cái chết của Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu và nhiều đối thủ chính trị và quân sự cao cấp.

Sau cái chết của Mao là cuộc tranh dành quyền lực giữ Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình, với phần thắng thuộc về Đặng. Giai đoạn Đại hội XI (1977), XII (1982), XII (1987) là thời kỳ cai trị của Đặng. Trong giai đoạn này, lịch sử không bao giờ quên tội ác của Đặng vào ngày 04/6/1989 khi lệnh cho 20 vạn quân với hàng trăm xe tăng tiến vào quảng trường Thiên An Môn - đang có hàng chục vạn thanh niên sinh viên ngồi biểu tình, rồi thảm sát cả hàng chục ngàn sinh mạng. Giống như vụ chính quyền Stalin thảm sát 22000 người Ba Lan tại Katyn năm 1940, lại đổ tội cho Đức Quốc xã, nhưng cuối cùng đã phải thừa nhận sự thật (1990 Gorbachev, 2010 Putin), thì sự kiện Thiên An Môn chắc chắn sẽ bị phanh phui dù phải chờ thêm nhiều năm nữa, trong khi vẫn phải tiếp tục “cả đời nghe nói dối” từ chính quyền Bắc Kinh.

Tiếp đến là thanh trừng các TBT Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương để cuối cùng Giang Trạch Dân lên cầm quyền với sự tàn sát đẫm máu nhiều vạn nhân mạng người Duy Ngô Nhĩ và Pháp Luân Công. Qua thời Hồ Cẩm Đào cho đến Tập Cận Bình, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng tiếp tục bị truy sát và giam cầm. Các chiến dịch thanh trừng nội bộ để củng cố quyền lực độc tôn thời Tập Cận Bình lên đến cao độ dưới vỏ bọc chống tham nhũng.

Lịch sử 100 năm ĐCSTQ là lịch sử của chuỗi dài các cuộc thanh trừng và đàn áp đẫm máu mà toàn bộ sự thật chỉ có thể được bạch hoá sau sự cáo chung của ĐCSTQ.

2. Mưu toan vĩnh cửu hoá tư tưởng cá nhân

Lên cầm quyền, Mao Trạch Đông đưa “Tư tưởng Mao Trạch Đông” vào Điều lệ ĐCS TQ. Đến thời Đặng thì Đặng đưa “Lý thuyết Đặng Tiểu Bình” vào Điều lệ ĐCS TQ. Đến thời Giang Trạch Dân (1992-2002) thì Giang đưa “Ba đại diện” của Giang vào Điều lệ ĐCS TQ. Đến khi Hồ Cẩm Đào lên cầm quyền (2002-2012) thì Hồ đưa “Quan điểm phát triển khoa học” của Hồ vào hệ thống lý luận của ĐCSTQ. Và đến thời Tập Cận Bình thì Tập đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cho kỷ nguyên mới” vào Điều lệ ĐCSTQ.

Tóm lại, các lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ xem Điều lệ ĐCSTQ như là cái thùng rác cá nhân của họ, để họ bỏ vào đó những điều tuỳ ý. Và họ toan “vĩnh cửu hoá” tư tưởng của họ qua Điều lệ ĐCSTQ. Dẫu tất cả họ đã biết trước, rằng đến một ngày hậu thế sẽ vứt tất cả vào thùng rác.

3. Sùng bái cá nhân và kéo dài quyền lực

Thể chế CHND Trung hoa là một biến thể của nhà nước phong kiến. Sùng bái cá nhân là thuộc tính. Kéo dài quyền lực là thuộc tính. Lịch sử thể chế CHND Trung hoa từ Mao Trạch Đông cho đến Tập Cận Bình chứng minh các khẳng định đó. Tập Cận Bình đang tìm cách phá bỏ quy định 2 nhiệm kỳ để ngồi trên ghế quyền lực cho đến lúc chết. Sùng bái cá nhân và kéo dài quyền lực là thuộc tính của dòng họ các thể chế độc tài. Nhà nước phong kiến thuộc vào dòng họ các thể chế độc tài.

III. Quái vật đội lốt minh chủ

Thảm hoạ Covid – 19 xuất phát từ Vũ Hán đang mang đến cho loài người những mất mát vô cùng to lớn. Cả thế giới bị cách ly trong suốt gần 2 năm qua kể thừ tháng 1/2020 và chưa biết đến khi nào được trở lại cuộc sống bình thường. Cho đến thời điểm hiện tại, trên toàn thế giới có hơn 185 triệu người mắc bệnh và hơn 4 triệu người chết vì Covid -19. Tổn thất kinh tế trên toàn thế giới ước tính lên đến hàng chục ngàn tỷ USD mà chưa có hồi kết. Đây là thảm hoạ dịch bệnh mang lại tổn thất lớn nhất về tài chính trong lịch sử nhân loại.

Các nhà khoa học thế giới đang đòi hỏi tìm rõ nguồn gốc xuất phát của Covid – 19 từ thiên nhiên hay từ phòng thí nghiệm để có biện pháp đối phó thích hợp. Đã có một số dữ liệu dẫn đến dấu hỏi nghi ngờ về khả năng dò rỉ Covid – 19 từ phòng thí nghiệm. Sự thật cuối cùng sẽ được làm sáng tỏ dù phải đợi chờ nhiều năm.

Điều trớ trêu, trong bối cảnh thảm hoạ Covid -19 chặn hết mọi đường đi của loài người, từ ngõ nhà ra ngõ xóm, cho đến mọi nẻo đường làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành, quốc gia, châu lục, thì hôm 06/6/2021, ông Tập Cận Bình bằng tiền bạc và ảnh hưởng mời chào cho được khoảng 500 đảng phái từ khắp các châu lục tham dự qua internet:

“Hội nghị thượng đỉnh giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và các chính đảng trên thế giới”.

Ông Tập Cận Bình làm như thảm hoạ Covid -19 xuất hiện từ Nam Cực hay một nơi nào đó, chứ không phải từ Vũ Hán.

TQ bằng sức mạnh tiền bạc và thực lực quân sự đã mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc được nhiều thế lực. Ông Tập tin tưởng rằng ông sẽ buộc mọi người phải im lặng mà đi theo Trung Quốc. Cũng như cả 1,4 tỷ người dân Trung Quốc từng phải im lặng trước tù tội của một triệu người Duy Ngô Nhĩ, cũng như 800 triệu người dân Trung Quốc im lặng trong sự kiện Thiên An Môn ngày 04/6/1989, hay như 600 trăm triệu người dân TQ thời Mao Trạch Đông luôn miệng hô Mao Chủ tịch muôn năm - dù người thân và gia đình bị tang thương trong Cách mạng Văn hoá, bị cơ cực đói rách trong “Đại nhảy vọt”.

ĐCS TQ đã tranh dành vị trí dẫn đầu Phong trào cộng sản thế giới với ĐCS Liên xô ngay từ sau khi Stalin chết. Sau khi ĐCS Liên xô tan rã năm 1991, lãnh đạo ĐCS TQ vẫn không ngừng mơ về vị trí dẫn đầu duy nhất. Và ở thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, khi TQ vươn lên thành quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, thì ĐCS TQ càng thêm duy ý chí vào vị trí dẫn đầu Phong trào cộng sản quốc tế.

Trừ vài quốc gia đếm không hết ngón tay trên một bàn tay, gần 500 đảng phái có đại diện họp trực tuyến hôm 06/7/2021 với lãnh dạo ĐCSTQ – hầu hết là những đảng phái thất thế ở quốc gia của họ. ĐCSTQ làm bạn với bất cứ nhóm, phái, băng đảng nào, dù chỉ vài chục người, để khoác cho họ vị trí một đảng chính trị - tập hợp dưới ngọn cờ của ĐCSTQ, miễn là có lợi cho ĐCSTQ.

Sau 100 năm, ĐCSTQ đã diễn biến xa lạ với mục đích ban đầu. Không còn “giai cấp vô sản đoàn kết lại”, không còn chung lý tưởng, không còn tình đồng chí… Như việc làm của Mao Trạch Đông: đánh nhau với Liên Xô, chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Như lời nói của Đặng Tiểu Bình: “mèo trắng hay đen, miễn là bắt được chuột”.

Lãnh đạo ĐCSTQ có một mục đích duy nhất là cai trị TQ và thống trị thế giới. Mọi hành động của lãnh đạo ĐCSTQ trong bang giao quốc tế chỉ vì mục đích thống trị thế giới trong “một vành đai, một con đường”. Không có ai có thể đồng chí hướng với lãnh đạo ĐCSTQ. Thật ngây thơ khi có ý định đi cùng đường với lãnh đạo ĐCSTQ. Vì sẽ bị con quái vật đội lốt “minh chủ” nuốt gọn.

Về “con quái vật ĐCSTQ”, không có cuốn sách nào viết tốt hơn cuốn sách

“Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” - một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979.

Chẳng có động vật hay tổ chức nào sống muôn năm. ĐCSTQ dù có “thượng thọ 100 năm” cũng sẽ đến ngày hết số. Bất kể diễn văn gào thét muôn năm.

N.N.C.

Tác giả gửi BVN

TRUNG CỘNG 100 TUỔI ĐÃ QUÁ GIÀ !

NGÔ NHÂN DỤNG / BVN 8-7-2021


Vương Hưng, nhà sáng lập Mỹ Đoàn, đánh tiếng coòng trong một sự kiện của công ty tại thị trường chứng khoán Hong Kong, tháng Chín, 2018.

Cộng sản Trung Quốc đang chính thức kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng, từ một buổi họp bí mật tại thành phố Thượng Hải, trong tô giới Pháp, năm 1921. Nhưng Tập Cận Bình đang giết “con gà đẻ trứng vàng” của kinh tế Trung Quốc khi đánh đòn dằn mặt các công ty kỹ thuật cao cấp nhất.

Hồi tháng Năm vừa qua, anh Vương Hưng vừa mất tiêu $2.5 tỷ đô la trong hai ngày khi cổ phần công ty anh làm chủ bị mất giá, chỉ vì anh lỡ đưa lên mạng một bài thơ Đường 28 chữ. Anh đã “biết tội,” xin lỗi tất cả mọi người và đem xóa bài thơ ngay! Nhà nước chưa nói tiếng nào hết. Nhưng ai cũng thấy bài thơ đó “có vấn đề” và chỉ bấy nhiêu cũng làm cổ phần tụt giá một phần năm!

Vương Hưng (Wang Xing, 王兴) lập công ty Meituan (Mỹ Đoàn) từ 9 năm nay; chuyên bán hàng giao tận nhà. Đầu năm nay giá cổ phần của công ty tăng gấp bốn lần so với năm trước. Vì bệnh dịch Covid, cũng giống như Amazon ở Mỹ, giá trị cả công ty Meituan lên tới $220 mỹ kim, đứng hàng thứ ba sau Tencent và Alibaba.

Tại sao một bài thơ “tứ tuyệt” (bốn câu) của Chương Kiệt nói chuyện Tần Thủy Hoàng lại gây tai họa cho một kỹ sư 42 tuổi?

Bài thơ “Phần Thư Khanh” (Cái hố Đốt sách) có bốn câu:

Trúc bạch yên tiêu đế nghiệp hư
Quan hà không tỏa tổ long cư
Khanh khôi vị lãnh san đông loạn
Lưu Hạng nguyên lai bất độc thư

Giải thích: Làn khói đốt giấy lụa làm bằng trúc làm hỏng cả đế nghiệp. Giang sơn kinh đô nơi rồng (Tần Thủy Hoàng) cư ngụ không tránh được nguy hiểm. Khói trong hố chưa lạnh thì vùng núi phía Đông đã loạn. Lưu (Bang) Hạng (Võ) thì vốn không hề đọc sách.

Bài thơ chỉ phê bình chính sách đốt sách (Đạo Nho) thời Tần Thủy Hoàng (221-206 BC). Nhưng bây giờ ở nước Trung Quốc hễ nói tới Tần Thủy Hoàng thì người ta hiểu là ám chỉ Tập Cận Bình! Tập Cận Bình có đốt sách không? “Đốt sách” có thể là văn ảnh mô tả các hành động đàn áp giới trí thức, văn nghệ, và kiểm soát các mạng internet! Coi chừng! Khói đốt sách chưa lạnh dân đã nổi lên! Mà những lãnh tụ nổi dậy họ đâu có đọc sách!

Chỉ vì bài thơ của Chương Kiệt đời Đường (618-907) mà cổ phần công ty Meituan đã bị giảm mất $26 tỷ trong hai ngày!

Một tỷ phú khác trong ngành kỹ thuật cao cũng mới bị chính quyền cộng sản làm mất hàng tỷ mỹ kim là Trình Duy (程维, Cheng Wei), người sáng lập công ty Didi (Tích Tích, 滴滴) giống như Uber thay thế các taxi ở Mỹ. Công ty này mới ghi tên trên Thị trường Chứng khoán New York, được đánh giá $70 tỷ đô la. Hai ngày sau, cơ quan Quản Lý Mạng (CAC) ở Bắc Kinh loan báo mở cuộc điều tra về hoạt động của Didi, và ra lệnh lột bỏ trên mạng các “app” của Didi như “Tích Tích Xuất Hành, Tích Tích Đả Xa). Tức là ai chưa cài sẵn các “áp” này không thể gọi xe được nữa. Ngày Thứ Ba 6 tháng Bảy, khi thị trường New York mở cửa, giá trị cả công ty giảm mất $22 tỷ.

Bắc Kinh đã liên tiếp tấn công các công ty kỹ thuật cao của tư nhân, từ các công ty tài chánh, trò chơi điện tử, đến buôn bán trên mạng (e-commerce). Trong tháng Sáu, có 129 công ty bị điều tra. Ngày 5 tháng Bảy, ba công ty giao hàng hoặc chuyên về thuê xe vận tải được lệnh ngưng nhận khách hàng mới. Một công ty chuyên việc giới thiệu và tuyển người trên mạng cũng vậy. Mấy công ty vận tải cũng mới ghi tên trên thị trường chứng khoán ở Mỹ, thâu hơn $2 tỷ đô la trong tháng trước. Các nhà đầu tư quốc tế mất tiền!

Chính quyền Trung Cộng muốn “trù ểm” các công ty ghi tên mua bán cổ phiếu ở Mỹ hay không? Không có lý. Vì các công ty chỉ thâu tiền của giới đầu tư Mỹ! Loan báo “điều tra tội lỗi” một công ty “ngay sau khi” họ bán cổ phiếu trên một thị trường quốc tế đúng là một hành động cố ý, để trừng phạt tư doanh, trong khi cuộc điều tra chưa kết thúc.

Công ty Ant Group của nhà tỷ phú Jack Ma (Mã Vân, 馬 ) may mắn hơn. Công ty tài chánh Mã Nghĩ Tập Đoàn (螞蟻集團) cũng gọi là Alipay, chuyển tiền giữa người mua kẻ bán, năm ngoái số thương vụ lên tới $20 ngàn tỷ mỹ kim, với 588 triệu người mua và 80 triệu người bán hàng. Họ định phát hành cổ phiếu, ước tính trị giá khoảng $37 tỷ đô la, lần đầu vào tháng 11 năm ngoái trên các thị trường chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải. Công ty được lệnh ngưng trước khi ra mắt giới đầu tư! Chỉ vì Jack Ma, cũng là chủ công ty Alibaba, đã lỡ miệng phê bình mấy chính sách về thị trường tài chánh của nhà nước.

Nhà nước Trung Cộng đã bắt công ty Ant Group phải cải tổ, và Alibaba phải đóng tiền phạt ¥18 tỷ đồng nguyên. Jack Ma vốn là một đảng viên cộng sản. Các công ty Alibaba và Ant Group đều lập chi bộ đảng trong hơn 200 cơ sở hoạt động, năm 2018 đã có 7,000 đảng viên. Ông ta đã “đi ẩn” không ló mặt suốt ba tháng. Bà vợ ông, nghe nói, đã xin được quốc tịch Singapore từ mấy năm nay.

Cộng sản Trung Quốc đang thắt chặt vòng kiềm tỏa trong lãnh vực tư doanh. Mặc dù vẫn “định hướng xã hội chủ nghĩa,” coi doanh nghiệp nhà nước mới là “con cưng” của Đảng, nhưng Tập Cận Bình cũng biết 80 phần trăm công ăn việc làm ở các thành phố là do tư doanh cung cấp. Năm 2017, Tập đưa ra chỉ thị “củng cố sự lãnh đạo của Đảng” trong các doanh nghiệp tư. Tiêu biểu là công ty Hodo (Công Đậu Tập Đoàn, 红豆集团) chuyên may quần áo, ở tỉnh Giang Tô. Hodo dùng 30,000 công nhân, với hàng ngàn đảng viên trong hàng trăm chi bộ. Dù công ty do một gia đình tư nhân làm chủ, tất cả các chức vụ quản lý đều nằm trong tay đảng viên. Một nửa các công ty tư nhân ở Trung Quốc đều do một đảng viên đứng đầu.

Chính sách của Tập Cận Bình bảo đảm guồng máy Đảng kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh. Nhưng chính sách đó có giúp cho nền kinh tế tiến lên để bắt kịp các nước tư bản hay không?

Nếu Trung Quốc chỉ lo bắt chước các kỹ thuật và phương pháp làm ăn của thế giới tư bản, thì Đảng Cộng sản có thể yên tâm tiếp tục “lãnh đạo!” Những công ty nổi tiếng nhất hiện nay, như Tencent, Alibaba, Ant, Didi, Huawei, vân vân, đều học hỏi các kỹ thuật được phát minh trước, rồi mô phỏng các hoạt động kinh doanh đã được các công ty Âu Mỹ thử nghiệm và thành công.

Nhưng muốn cho kinh tế vượt lên cao hơn nữa thì sẽ phải có những sáng chế mới, phát kiến những phương pháp làm ăn mới. Kinh tế tư bản phát triển không ngừng là nhờ một quá trình “phá hủy để sáng tạo.” Người ta luôn luôn phát hiện các hiểu biết khoa học mới, tìm ra những kỹ thuật mới. Trong một thế kỷ qua, những khám phá, phát minh quan trọng nhất trong ngành tin học thường xuất hiện ở Mỹ và mấy nước Âu châu. Ai đóng vai trò chủ yếu gây ra những tiến bộ đột phá đó? Phần lớn là những thanh niên “nghịch ngợm” (hackers) trong các đại học, hoặc làm trong các công ty nhưng được tự do dùng thời giờ của mình, muốn làm gì thì làm. Và cá nhân họ thường được hưởng kết quả tài chánh do sáng kiến của mình đem lại.

Những nhà sáng chế đó đã tìm ra chất bán dẫn. Họ đã tạo ra “con chíp” trên miếng silicon, từ đó có thể làm toán bằng điện tử. Họ đã làm ra các máy vi tính cá nhân, để trên bàn mỗi người! Họ đã tìm cách nối các máy đó lại với nhau, nói chuyện với nhau, gửi thư cho nhau được, rồi truyền âm thanh, hình ảnh cho nhau.

Không thể nào tưởng tượng các “chi bộ đảng”có thể tạo cơ hội cho các đảng viên biến thành các nhà sáng chế như vậy!

Khi Tập Cận Bình thắt chặt vòng kiểm soát của đảng trên các xí nghiệp kỹ thuật tối tân, ông sẽ thành công. Đảng sẽ bảo vệ được quyền hành. Lối sống trên bảo dưới nghe, không được than phiền, cấp dưới không cần góp ý kiến, không được chỉ trích, sẽ được duy trì. Nhưng tiến bộ kinh tế sẽ khó lòng đạt được.

N.N.D.

Nguồn: voatiengviet.com

LỄ KỶ NIỆM 100 NĂM CÓ THỂ LÀ  SỰ KIỆN TRỌNG THỂ CUỐI CÙNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

BÙI MẪN HÂN/ TD 5-7-20210

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm 

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuẩn bị đánh dấu một trăm năm vào ngày 1 tháng 7, kỷ lục trường thọ còn khiêm nhường hơn trong các đảng độc tài khác trong thời hiện đại, sẽ khiến cho giới lãnh đạo của Đảng lo lắng. Nếu Đảng không đi đúng hướng với sự hồi sinh của tân chủ thuyết Mao, sự kiện trọng thể của Đảng có thể là cuối cùng.

Con người sống gần 100 năm thường nghĩ về cái chết. Nhưng các đảng chính trị kỷ niệm một trăm năm, như Đảng CSTQ vào ngày 1 tháng 7, họ bị ám ảnh bởi sự bất tử. Tinh thần lạc quan như vậy có vẻ kỳ lạ đối với các đảng cai trị độc tài, bởi vì kỷ lục trường thọ của Đảng không truyền cảm hứng cho sự tự tin. Thực tế là trong thời hiện đại, không có đảng nào như vậy tồn tại trong một thế kỷ, cho nên khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng và không phải là mừng lễ kỷ niệm.

Một lý do rõ ràng cho tuổi thọ tương đối ngắn của các đảng cộng sản hoặc độc tài là, không giống như các nền dân chủ, các chế độ độc tài thống trị hiện đại chỉ xuất hiện trong thế kỷ XX. Chế độ độc tài đầu tiên ở Liên Xô được thành lập vào năm 1922. Quốc Dân Đảng (QDĐ) ở Trung Quốc, một đảng gần như Leninist, đã giành được quyền kiểm soát đất nước trên danh nghĩa vào năm 1927. Đức Quốc xã đã không nắm quyền ở Đức trước năm 1933. Gần như tất cả các chế độ cộng sản trên thế giới được thành lập sau Đệ nhị Thế chiến.

Nhưng có một lời giải thích cơ bản hơn là sự trùng hợp lịch sử. Như những người theo thuyết của Hobbe nghĩ, môi trường chính trị mà các đảng độc tài hoạt động có ngụ ý về một sự tồn tại “khó chịu, tàn bạo và ngắn ngủi” nhiều hơn khi so với những người theo thuyết dân chủ nghĩ.

Một cách chắc chắn để các đảng độc tài chết là gây chiến và thua cuộc, một số phận đã xảy ra đối với Đức Quốc xã và Phát xít Ý. Nhưng hầu hết mọi việc từ bỏ quyền lực là trong một phong cách ít bi thương hoặc chấn thương hơn.

Trong các chế độ không cộng sản, các đảng cầm quyền lâu đời và hướng tới tương lai, chẳng hạn như Quốc Dân đảng ở Đài Loan và Đảng Cách mạng Thể chế Mexico (Institutional Revolutionary Party, PRI), đã nhìn thấy những lời lẽ viết ra trên tường và các cải cách dân chủ hóa được khởi xướng trước khi các đảng này mất tất cả tính hợp pháp. Rốt cuộc, mặc dù các đảng này đã mất phiếu bầu; nhưng về phương diện chính trị, họ còn tồn tại và sau đó trở lại nắm quyền bằng cách giành chiến thắng trong cuộc bầu cử có cạnh tranh (như tại Đài Loan năm 2008 và Mexico năm 2012).

Ngược lại, các chế độ Cộng sản đều đã sụp đổ, dù cố gắng xoa dịu dân chúng thông qua các cải cách dân chủ có hạn chế. Trong khối Xô Viết cũ, các biện pháp tự do hóa trong những năm 1980 nhanh chóng tạo ra các cuộc cách mạng đưa những người cộng sản – và chính Liên Xô – vào đống rác của lịch sử.

Đảng CSTQ không muốn bàn đến chuyện lịch sử đó trong buổi lễ kỷ niệm trăm năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các đồng chí của ông rõ ràng muốn phóng chiếu hình ảnh của một tinh thần tự tin và lạc quan. Nhưng việc làm ra vẻ can đảm chính trị không thể thay thế cho một chiến lược sinh tồn, và một khi Đảng CSTQ loại trừ các cải cách xem ra là quá nguy hiểm, các lựa chọn có sẵn của Đảng là cực kỳ hạn chế.

Trước khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, một số nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hướng về mô hình của Singapore. Đảng Hành động Nhân dân (The People’s Action Party, PAP), đã cai trị một quốc gia thành phố liên tục từ năm 1959, dường như Đảng có tất cả: Gần như là hoàn toàn độc quyền, quản trị có thực lực, thành quả kinh tế vượt trội và sự hỗ trợ đáng tin cậy của dân chúng.

Nhưng khi Đảng CSTQ càng hướng về Singapore nhiều hơn – và Đảng đã phái hàng ngàn quan chức đến Singapore để nghiên cứu – Đảng càng ít muốn trở thành một phiên bản quy mô của PAP. Những người Cộng sản Trung Quốc chắc chắn là muốn cho PAP giữ quyền lực, nhưng họ không muốn áp dụng các phương pháp và thể chế tương tự đã giúp cho PAP duy trì quyền tối thượng.

Trong số tất cả các thành tố của thể chế đã làm cho sự cai trị của PAP trở nên đặc biệt, mà Đảng CSTQ ít thích thú là, các đảng đối lập được hợp pháp hóa của Singapore, các cuộc bầu cử tương đối có minh bạch và tinh thần trọng pháp. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng, các thể chế này là quan trọng sinh tử đối với sự thành công của PAP, nhưng nó sẽ là định mệnh an bài cho sự suy vi trong tình trạng độc quyền chính trị của Đảng CSTQ, nếu được du nhập vào Trung Quốc.

Đó có lẽ là lý do tại sao mô hình Singapore không thu hút trong thời đại của Tập, trong khi mô hình Bắc Triều Tiên – đàn áp toàn trị, sùng bái lãnh đạo tối cao, tự lực kinh tế – đã trở nên hấp dẫn hơn. Đúng như vậy, Trung Quốc vẫn chưa trở thành một Bắc Triều Tiên khổng lồ, nhưng trong tám năm qua, một số xu hướng đã đưa đất nước theo đường lối đó.

Về mặt chính trị, việc cai trị bằng sự sợ hãi đã trở lại, không chỉ đối với người dân bình thường, mà còn cho giới cao cấp của Đảng, vì ông Tập đã khôi phục các cuộc thanh trừng dưới vỏ bọc của một chiến dịch chống tham nhũng dài hạn. Kiểm duyệt cấp thượng tầng trong thời kỳ hậu Mao, và chế độ của ông Tập đã loại bỏ tất cả không gian cho các xã hội dân sự hoạt động, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ. Thậm chí chính quyền còn kiềm chế các doanh giới tư nhân Trung Quốc với các cuộc đàn áp theo luật, truy tố hình sự và tịch thu tài sản.

Và ông Tập đã nuôi dưỡng quyết liệt tinh thần sùng bái. Trong những ngày này, trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo tràn ngập các bài vở về các hoạt động và sắc lệnh cá nhân của ông Tập. Gần đây, để đánh dấu một trăm năm của đảng, tài liệu lịch sử giản lược của Đảng CSTQ được phát hành, dành một phần tư nội dung để nói về tám năm cầm quyền của ông Tập, trong khi chỉ dành một nửa chỗ cho bài viết về Đặng Tiểu Bình, vị cứu tinh thật sự của Đảng.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc vẫn chưa đạt được tình trạng tự túc toàn diện. Nhưng Kế hoạch Ngũ niên của Đảng dự kiến một tầm nhìn để tự cung ứng trong công nghệ và an ninh kinh tế để tập trung cho mức tăng trưởng quốc nội. Mặc dù Đảng có một lời biện minh hợp lý là, chiến lược tách rời kinh tế và công nghệ của Mỹ khiến cho họ không có một lựa chọn nào khác; chỉ có một vài nền dân chủ phương Tây muốn duy trì việc kết hợp kinh tế và xem Bắc Triều Tiên là một mô hình chính trị trong tương lai.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nâng cốc chúc mừng cho buổi lễ trăm năm của ĐCSTQ, họ nên hỏi liệu Đảng có đi đúng hướng hay không. Nếu không, lễ mừng lần này của Đảng có thể là một sự kiện trọng thể cuối cùng.

______

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei), Giáo sư Khoa Công quyền học tại Claremont McKenna College và Thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall của Đức của Hoa Kỳ.

Bài liên quan: Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ trước năm 2049*  — Trung Quốc sẽ không sụp đổ — Hung đồ của Trung Quốc với lân bang — Xuất khẩu mô hình Trung Quốc.

*Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch

NHÌN LẠI 100 NĂM ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC-NHỮNG KHOẢNH

 KHẮC TỰ DO

Willy Wo-Lap Lam/ TD 28-6-2021

(Lê Minh Nguyên, dịch)


Giới thiệu 

Sau khi Mao Trạch Đông (1893-1976) trở thành nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), năm 1936, ông bắt đầu thanh trừng toàn diện thế hệ trí thức có tư tưởng tự do từ sớm trong đảng ngay trụ sở tạm thời của đảng ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây.

Kể từ đó, ĐCSTQ phần lớn tuân theo mệnh lệnh của Mao rằng “quyền lực chính trị bắt nguồn từ nòng súng” và cả đảng viên cũng như công dân phải là “răng bánh xe của cỗ máy” trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của đảng. Việc tẩy não và thanh trừng tàn nhẫn những ai phản đối chế độ độc tài của Mao vẫn là mệnh lệnh cho đến khi kết thúc cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1976.

Trước khi trở thành lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước TQ vào năm 1949, Mao đã từng đóng vai trò là người ủng hộ dân chủ trong nhiều cuộc phỏng vấn với các cơ quan truyền thông phương Tây. Trong một cuộc họp báo năm 1944 với các thành viên báo chí châu Âu và Mỹ, ông nói “TQ có nhiều thiếu sót, trong đó nghiêm trọng nhất là thiếu dân chủ”, ông nói thêm với khán giả phương Tây “Người TQ cần dân chủ… chỉ có như vậy thì đất nước mới có thể được xây dựng tốt đẹp”. Nhưng ông ta đang nói những lời dối trá để lợi dụng cơ hội.

Những người theo chủ nghĩa tự do bị thanh trừng và loại trừ từ sớm dưới thời Mao

ĐCSTQ kỷ niệm một trăm năm thành lập vào ngày 1/7/2021. Hơn 100 năm qua, đã có những đảng viên và trí thức dũng cảm nghĩ rằng ĐCSTQ nên xoay chiều khỏi chủ nghĩa toàn trị Stalin và áp dụng ít nhất một số giá trị phổ quát về tự do ngôn luận và pháp trị được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc.

Quan điểm tự do trong đảng — đáng tiếc không bao giờ trở thành quan điểm chủ đạo — bắt đầu từ người đồng sáng lập Trần Độc Tú (Chen Duxiu 1879-1942), từng là Tổng bí thư đầu tiên của ĐCSTQ và bị đuổi khỏi đảng vào năm 1929, ông ủng hộ tự do dân chủ trong khi là một người theo chủ nghĩa Marxist và sau đó là một Trotskyite. Năm 1940, ông Trần lưu ý rằng “nền dân chủ vô sản… cũng giống như nền dân chủ tư sản, đòi hỏi mọi công dân phải có quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do ngôn luận, xuất bản và đình công”.

Trong thời kỳ “độc tài của giai cấp vô sản” mà đỉnh cao là Cách mạng Văn hóa (1966-1976), hầu hết các trí thức có tư tưởng độc lập đều bị gán cho là “cánh hữu” và phần lớn những người bất đồng chính kiến ​​đầu tiên này bị đày đến vùng biên giới Đông Bắc cằn cỗi hoặc Tân Cương nghèo khó. Một số người theo chủ nghĩa tự do, bao gồm các sinh viên Lin Zhao (1932-1969) và Zhang Zhixin (1930-1975), dám thách thức Mao và đã bị xử tử.

Các nhà văn nổi tiếng, bao gồm tiểu thuyết gia Lão Cô hay còn gọi là Shu Qingchun (1899-1966), Deng Tuo (1912-1966) và Wu Han (1909-1969) hoặc tự tử hoặc chết trong tù. Nó để lại cho Đặng Tiểu Bình (1904-1997) và hai người kế vị đầu tiên được chỉ định của ông là Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang 1915-1989) và Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang 1919-2005) nhặt các mảnh vụn sau khi Mao qua đời năm 1976.

Cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình

Đặng, Hồ và Triệu đã dẫn đầu phong trào giải phóng tư tưởng, có thể được tóm tắt bằng câu nói “thực hành là tiêu chí duy nhất của chân lý.” Nó cho rằng một chính sách chỉ có thể được xác nhận sau khi thử nghiệm thành công. Cuộc cải cách tư tưởng này đã giải phóng dân tộc khỏi sự sai khiến mù quáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.

Các cải cách chính trị thời hậu Mao của Đặng bao gồm việc cho phép các cuộc bầu cử cấp làng xã, xóa bỏ sự sùng bái cá nhân, thiết lập cơ chế nghỉ hưu và chuyển quyền lãnh đạo cũng như tách đảng và chính phủ thành hai định chế riêng.  Kiến trúc sư vĩ đại của Cải cách này nói thêm rằng, cơ chế thị trường có thể được sử dụng bởi cả các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản, do đó mở ra con đường cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài đóng những vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Người kế nhiệm họ Đặng là Triệu, từng giữ chức Thủ tướng TQ từ 1980-1987 và Tổng bí thư ĐCSTQ từ 1987-1989, đã rất ấn tượng với hệ thống kinh tế thị trường tự do (laissez-faire) của phương Tây đến mức ông thường xuyên tham khảo ý kiến ​​của các nhà kinh tế phương Tây và Trung Quốc ở nước ngoài về các hoạt động kinh tế tư bản.

Sự kiện Thiên An Môn đánh dấu một bước lùi toàn diện của tiến trình tự do hóa chính trị theo kiểu Đặng, nhưng ngay cả sau khi quay lưng lại với các cải cách chính trị, Đặng vẫn muốn thúc đẩy ít nhất một số chính sách kinh tế theo định hướng thị trường. Nhờ vậy, cuối cùng nó đã tạo điều kiện cho TQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, mà các nhà lãnh đạo hàng đầu vào thời điểm đó là chủ tịch Giang Trạch Dân (1926-) và thủ tướng Chu Dung Cơ (1928-) nhận được một phần công lao.

Nhiều trí thức khi đó nêu ra viễn cảnh có hơi lạc quan quá mức rằng việc TQ “bước vào thế giới” có nghĩa là quốc gia độc tài này có thể không chỉ áp dụng các chuẩn mực tài chính kiểu phương Tây mà còn áp dụng các giá trị toàn cầu trong quản trị dựa trên nền tảng luật pháp.

Theo ông Qin Benli (1918-1991) tổng biên tập của tờ World Economic Herald – một tờ báo tiên phong bị đóng cửa vào năm 1989 – thì một trong những mục tiêu chính của tiến trình hiện đại hóa TQ đã đạt được để trở thành “Thành viên trên thế giới” là: Sự công nhận có tính cách toàn cầu rằng TQ tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Các quan chức và học giả có khuynh hướng tự do lạc quan rằng sau khi TQ gia nhập WTO, việc nước này áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản trị sẽ đẩy nhanh các cải cách kinh tế và có lẽ cả cải cách chính trị.

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào (1942-), người giữ chức vụ Tổng Bí thư ĐCSTQ từ năm 2002-2012, TQ nói chung trở nên tự do hơn so với người tiền nhiệm của ông là Giang Trạch Dân. Hồ chủ yếu tuân theo chính sách mở cửa kinh tế do quốc sư kinh tế Chu Dung Cơ đặt ra. Trong lĩnh vực chính trị, Hồ đã khởi xướng cái gọi là “dân chủ trong nội bộ đảng”, thực hiện các cải cách cho phép các quan chức cấp địa phương được lựa chọn một phần thông qua sự giới thiệu của công chúng; cho phép bầu trực tiếp bí thư chi bộ thị trấn, thôn quê; và bầu cử cha’e (cha’e xuanze) cho Ủy ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, có nghĩa là số lượng ứng cử viên cho cơ quan cầm quyền cao nhất sẽ vượt quá các vị trí hiện có.

Nhà khoa học chính trị của Đại học Bắc Kinh, ông Yu Keping, bày tỏ hy vọng rằng các biện pháp tự do hóa tiệm tiến bên trong ĐCSTQ sẽ dần dần lan toả xuống các khu vực phi đảng phái. Một tiến trình tự do hóa khác do Hồ thúc đẩy là cho phép thế hệ đầu tiên của các tổ chức phi chính phủ TQ được tự do hoạt động mà không cần sự giám sát trực tiếp của đảng, nó mang lại lợi ích cho xã hội dân sự.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo (1942-), một phụ tá có tư tưởng cải cách của Triệu, thậm chí trên lý thuyết còn ủng hộ cho việc TQ thông qua Hiến chương Nhân quyền của Liên Hiệp quốc.  Trong một bài báo gây chú ý của Tân Hoa xã vào năm 2007, Ôn đã viết rằng, “khoa học, dân chủ, hệ thống luật pháp, tự do và nhân quyền là… những giá trị chung mà nhân loại theo đuổi”. Sau đó, ông nói với truyền thông phương Tây rằng “chúng ta cần xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập và công bằng” và rằng “chính phủ cần phải chấp nhận sự giám sát của giới truyền thông và các tổ chức khác”.

Tuy nhiên, tiến trình tự do hóa cũng gặp phải những trở ngại, khi mà các nhà lãnh đạo đảng vào đầu thế kỷ 21 tiếp tục ưu tiên cho việc duy trì kiểm soát và ổn định. Chính quyền Hồ-Ôn cũng chịu trách nhiệm về việc đàn áp phong trào Hiến chương 08, do người đoạt giải Nobel Hòa bình đã quá cố Lưu Hiểu Ba (1955-2017) và 300 trí thức hàng đầu khác khởi xướng. Được mô phỏng theo phong trào Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc do Liên Xô cai trị, Hiến chương 08 kêu gọi đảng cho phép tự do ngôn luận, hội họp, tôn giáo và thành lập một cơ quan tư pháp độc lập. Nó được ký tên ủng hộ bởi hơn 10.000 người ở cả TQ và nước ngoài. Lưu bị bắt vào năm 2009 với tội danh lật đổ và bị phạt tù 11 năm. Cuối cùng, ông đã chết trong tù vào năm 2017, chủ yếu do không được điều trị căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.

Sự phục hồi chủ nghĩa Mao của Tập Cận Bình

Tất cả các cải cách đều bị đóng băng dưới thời quay về Mao của Tập Cận Bình (1953 -), là người đã trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ năm 2012 và sau đó đã áp dụng lại nhiều chính sách chính trị và kinh tế dựa theo tư tưởng Mao. Ông Tập thường nhắc lại khẩu hiệu của Hồ “Những gì chúng ta sở hữu trong quá khứ không nhất thiết thuộc về chúng ta bây giờ; những gì chúng ta sở hữu bây giờ có thể không phải là của chúng ta mãi mãi” – nhấn mạnh nhu cầu quan trọng hàng đầu của ĐCSTQ là phải nắm giữ độc quyền hoàn toàn quyền lực.

Bất chấp sự kiểm soát chặt chẽ mà ông Tập – có biệt danh là “Chủ tịch của mọi thứ” – tóm thu trong bộ máy đảng-nhà nước-quân đội, một số nhà lãnh đạo chính trị và trí thức vẫn ủng hộ tự do hóa kinh tế và chính trị theo kiểu Đặng. Ít nhất là trong vài năm đầu tiên của nhiệm kỳ thủ tướng, ông Lý Khắc Cường (1955-), người đứng đầu Hội đồng Nhà nước vào năm 2013, nhấn mạnh việc hạn chế sự can thiệp của chính phủ và dành lối đi thoáng hơn cho các lực lượng thị trường.

Ông [Lý] nói: “Chúng ta phải có quyết tâm của một người lính dũng cảm [không sợ] chặt đứt cánh tay của chính mình”, khi đề cập đến việc hạn chế sự can thiệp của nhà  nước vào các lực lượng thị trường. Thủ tướng Lý nói thêm rằng, phải giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ để “tăng tốc độ phát triển lành mạnh của nền kinh tế, của xã hội và giảm bớt gánh nặng của chính phủ”.

Giáo sư quan hệ quốc tế đã nghỉ hưu và là chuyên gia TQ nghiên cứu về Mỹ, bà Zi Zhongyun (1930-) đã lập luận rằng sự gia tăng cạnh tranh với phương Tây có thể là một điều tốt, khiến cho chính phủ “cuối cùng phải khôi phục lại bản chất phục vụ nhân dân, chứ không phải duy trì  độc quyền”. Bà Zi, từng là thông dịch viên của Mao, cũng lưu ý rằng TQ có nhiều điều để học hỏi từ Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc y tế và chăm sóc người già.

Bà nói: “Nếu các bệnh viện kiểu Mỹ phát triển mạnh ở TQ thì mô hình y tế hút máu của TQ sẽ bị biến mất” và “Nếu nền giáo dục kiểu Mỹ bắt rễ ở TQ thì sinh viên TQ không cần ra nước ngoài để tận hưởng các khái niệm sư phạm tiên tiến”. Bà nói thêm rằng một hệ thống kinh tế đượm phần tư bản chủ nghĩa sẽ có nghĩa là lãi suất thấp hơn, tiềm năng tăng trưởng lớn hơn cho khu vực tư nhân và sự nở rộ của một xã hội tiêu dùng phát triển hơn.

Bà Cai Xia (1952-), một nhà bất đồng chính kiến ​​người TQ và là cựu giáo sư chính trị tại Trường Đảng Trung ương (CPS), thậm chí còn mạnh dạn hơn khi chỉ trích sự thục lùi của những cải cách. Bà gọi ĐCSTQ là “thây ma chính trị” và thậm chí đề xuất rằng nên thay thế ông Tập như một bước đầu tiên để cứu đảng khỏi sự tự huỷ. Bà lặp lại tuyên bố trước đó của cựu Thủ tướng Ôn “Nếu cải cách chính trị không tiến triển thì cải cách kinh tế không thể đạt được tiến bộ nào”.

Bà Cai kêu gọi cải tổ các cuộc bầu cử, mở rộng tự do ngôn luận và tăng cường sự giám sát của truyền thông lên bộ máy đảng-nhà nước. Nhưng, những chỉ trích của bà đã làm đảng phẫn nộ, bà bị tước quyền đảng viên vào tháng 8/2020. Bà Cai hiện đang sống lưu vong tại Mỹ.

Kết luận

Khi đảng chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập, nhà lãnh đạo tối cao Tập tuyên bố rằng, TQ đã bước vào “giai đoạn mới của chủ nghĩa xã hội mang đặc tính TQ”. Bộ máy tuyên truyền chỉ ra rằng Tư tưởng Tập Cận Bình sẽ là tinh thần chỉ đạo trong các vấn đề từ tài chính, phúc lợi xã hội đến chính sách đối ngoại và quân sự. Theo ông Tập, “con đường Trung Quốc” thích hợp hơn là “mô hình phương Tây” cho sự phát triển trong tương lai của thế giới, và ông cũng đã đưa ra tầm nhìn quốc tế về một “cộng đồng có vận mệnh chung cho nhân loại” được dẫn dắt bởi sự lãnh đạo chủ yếu của TQ trong  cộng đồng toàn cầu.

Mặc dù nhiều người đã viết về “mô hình Trung Quốc” mà cơ bản nó bao gồm chủ nghĩa độc tài cứng rắn, bộ máy nhà nước-công an trị, sự kiểm soát của đảng-nhà nước lên hầu hết nền kinh tế, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan công khai. Đặc biệt, chính quyền Tập đã dựa vào sự thao túng lịch sử để củng cố tính chính danh của đảng. Lễ kỷ niệm một trăm năm có ý nghĩa quan trọng đối với giới lãnh đạo ĐCSTQ, các phương tiện truyền thông đã nhấn mạnh cách TQ thành công trong việc chống lại các chủ nghĩa đế quốc cũ và mới — bao gồm cả các cường quốc phương Tây do Mỹ lãnh đạo kể từ Thế chiến II — và đồng thời cho thấy “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc TQ”.

Những sai lầm tồi tệ bao gồm Ba năm chết đói của Mao, thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 của Đặng, hệ thống giám sát và đàn áp bằng kỹ thuật số của Tập – những điều xảy ra ở Tân Cương dẫn đến cái mà ngày càng nhiều nước phương Tây gọi là tội ác chống lại loài người và diệt chủng – là các chủ đề mà hiếm khi được các phương tiện truyền thông nhà nước, với sự kiểm duyệt gắt gao, đề cập đến.

Trong những năm qua, Chủ tịch Tập đã đề cao nhu cầu ổn định chính trị và an ninh quốc gia để tránh các sự kiện bất ngờ (black swan). Sự siết chặt của ĐCSTQ đối với xã hội dân sự – thể hiện qua việc gần đây tăng án tù ngay cả đối với những người bình luận trên Internet – việc gia tăng đàn áp này nó phản bội lại nỗi sợ hãi dữ dội của giới lãnh đạo đảng cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và sức mạnh quân sự toàn cầu đang phát triển nhanh không thể chỉ dựa vào vũ lực đối với các công dân để họ phục tùng.

Nhưng không có gì cho thấy ông Tập và các cố vấn của ông sẽ xem xét lời khuyên đầy ý nghĩa của các cán bộ và trí thức theo khuynh hướng tự do kể từ khi thành lập ĐCSTQ, rằng con đường phía trước cần phải bao hàm các giá trị quốc tế đích thực.

NGUỒN :The Jamestown Foundation

KỶ NIỆM THÀNH LẬP ĐẢNG, CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC TUYÊN BỐ MỤC TIÊU TRĂM NĂM THỨ HAI

VIỆT ANH/ VNN 1-7-2021

Sáng 1/7 tại Bắc Kinh đã diễn ra buổi lễ hoành tráng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, với bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Buổi lễ kỷ niệm dấu mốc trọng đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi đầu bằng lễ thượng cờ long trọng ở quảng trường Thiên An Môn, và tiếp nối bằng màn biểu diễn của gần 80 máy bay quân sự các loại.

5 trực thăng vận tải Z-8 và 24 trực thăng do thám Z-19 tạo thành con số “100” trên bầu trời, sau khi 10 chiến đấu cơ J-10 xếp hình số “71”, những con số thể hiện tuổi đời và ngày thành lập của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Kỷ niệm thành lập Đảng, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố mục tiêu trăm năm thứ hai
Buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào sáng 1/7 tại quảng trường Thiên An Môn. Ảnh: Tân Hoa Xã

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ước tính, lễ kỷ niệm đã thu hút sự tham gia khoảng 70.000 người. Ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng. Mở đầu bài phát biểu, nhà lãnh đạo Trung Quốc gửi lời chúc mừng đến tất cả các đảng viên Đảng Cộng sản.

Kỷ niệm thành lập Đảng, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố mục tiêu trăm năm thứ hai
Lễ thượng cờ tại quảng trường Thiên An Môn vào sáng 1/7. Ảnh: Tân Hoa Xã 

“Nhân dịp đặc biệt này, tôi vinh dự thay mặt Đảng và nhân dân tuyên bố rằng: Bằng sự nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta đã thực hiện được mục tiêu trăm năm đầu tiên là xây dựng một xã hội khá giả về mọi mặt”, ông Tập Cận Bình tuyên bố. “Chúng ta đã đưa ra một giải pháp lịch sử cho vấn đề đói nghèo... ở Trung Quốc, và đang hướng tới mục tiêu trăm năm thứ hai là trở thành một xã hội thịnh vượng hơn”.

Ông Tập sau đó kể lại lịch sử các cuộc đấu tranh chống xâm lược và đô hộ của Trung Quốc, cũng như sự đoàn kết của Đảng và nhân dân trong công cuộc trẻ hóa và tái thiết Trung Quốc thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Kỷ niệm thành lập Đảng, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố mục tiêu trăm năm thứ hai
5 trực thăng vận tải Z-8 và 24 trực thăng do thám Z-19 tạo thành con số “100” trên bầu trời Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa Xã

“Người Trung Quốc không chỉ giỏi trong việc phá bỏ thế giới cũ, mà còn rất giỏi trong việc xây dựng thế giới mới. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được Trung Quốc, và chỉ có chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc mới có thể phát triển được Trung Quốc”, nhà lãnh đạo 68 tuổi khẳng định.

Chủ Tập Cận Bình cũng cho rằng, một đất nước mạnh mẽ phải có quân đội mạnh mẽ để đảm bảo an ninh quốc gia, và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đạt được "những thành tựu không thể xóa nhòa", là "trụ cột vững chắc" trong bảo vệ đất nước. Ông đồng thời khẳng định, Đảng Cộng sản phải duy trì "quyền lãnh đạo tuyệt đối" đối với quân đội, và quân đội Trung Quốc phải được phát triển và nâng tầm "lên đẳng cấp thế giới".

Kỷ niệm thành lập Đảng, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố mục tiêu trăm năm thứ hai
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Cũng trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình mong muốn Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiến về phía trước "với tất cả các lực lượng tiến bộ" để cũng phát triển và bảo vệ trật tự, hòa bình trên toàn thế giới. Ông nói rằng, Trung Quốc ủng hộ hợp tác hơn đối đầu, song cũng khẳng định Trung Quốc sẽ “duy trì sự công bằng và không bị đe dọa bởi bất kỳ thế lực nào”.

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra trong thời điểm quốc gia tỷ dân đang đứng trước một sự chuyển biến “cả thế kỷ chỉ có một lần”, trong bối cảnh địa chính trị hứa hẹn nhiều cơ hội và thách thức.

Kỷ niệm thành lập Đảng, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố mục tiêu trăm năm thứ hai
Ước tính, lễ kỷ niệm đã thu hút sự tham gia khoảng 70.000 người tại quảng trường Thiên An Môn. Ảnh: Tân Hoa Xã

Vừa qua, Trung Quốc tuyên bố lần đầu tiên xóa bỏ hoàn toàn đói nghèo trong lịch sử hiện đại. Quốc gia này cũng đang rất tự tin trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19 và đã ghi nhận mức tăng trưởng dương trong thời gian gần đây.

Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào ngày 1/7/1921. Dữ liệu được công bố hôm 30/6 cho thấy, hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng thêm 2,43 triệu người trong năm 2020, mức tăng hàng năm lớn nhất từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Con số này nâng tổng số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc lên tới hơn 95 triệu.

Việt Anh

LỄ KỶ NIỆM 100 NĂM  NGÀY THÀNH LẬP  ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC: NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH

ĐỖ KIM THÊM/ TD 2-7-2021

Lý Lập Tam, Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu và một số ít trí thức yêu nước theo đường lối Mác xít đã thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 31 tháng 7 năm 1921 tại Thượng Hải. Lúc đầu, chỉ có một vài ngàn đảng viên hoạt động yếu kém và rời rạc, nên Liên Xô không quan tâm. Về sau, Mao Trạch Đông mới xuất hiện trong một chi bộ thuộc tỉnh Quảng Đông và đến năm 1945 trở thành Chủ tịch Đảng. Hiện nay, tổng số đảng viên hơn 95 triệu.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Bắc Kinh có dịp để ôn lại truyền thống đấu tranh, đưa ra một bảng đối chiếu với hiện tại, ca ngợi các thành tựu và nhìn về tương lai.

Thật ra, lại một lần na, Trung Quốc thể hiện những mâu thuẫn rõ rệt, vừa ca ngợi thành tích có chọn lọc, vừa lừa dối lịch sử thương đau. Giống như trước đây, trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân, Trung Quốc cũng không thể làm khác hơn.

Thành tích chọn lọc?

Chắc chắn là dân chúng và ĐCSTQ có rất nhiều tự hào, nhưng nhất vẫn là về kinh tế.

Với chính sách Cải cách từ năm 1979, Đặng Tiểu Bình chủ trương tập trung sản xuất hàng chế biến để xuất khu cung ứng cho thị trường thế giới. Sau hơn 40 năm mở cửa, Trung Quốc đã biến thành một công xưởng cho thế giới và đưa trên 400 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo và không có quốc gia nào đã thành công tương tự. Nền kinh tế tập trung cho xuất khẩu lại được xem là một thành tố chủ yếu giúp cho thế giới đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do Liên Hiệp Quốc đặt ra vào năm 2000.

Trong lịch sử cận đại về phát triển kinh tế quốc gia, Trung Quốc, từ nhà nước nghèo của công nhân và nông dân, trở thành nền công nghiệp tiên tiến lớn, đứng vào thứ hai trên thế giới, đúng là một kỳ tích đáng khâm phục.

Hiện nay, kinh tế Trung Quốc vượt qua Ấn Độ và nhiều nước khác, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, công nghệ và quốc phòng. Trong khi sức mạnh mềm của Trung Quốc chưa phát triển và gây ảnh hưởng mạnh như của Mỹ, triển vọng vượt trội hơn nền kinh tế Mỹ về sản xuất công nghiệp trong thế kỷ XXI là một đề tài được tranh luận sôi nổi.

Sự trỗi dậy kinh tế còn làm thay đổi cảnh quan địa chiến lược, điển hình là dự án xây dựng “Một Vành Đai, Một Con Đường” đưa mọi con đường đều sẽ đến Bắc Kinh. Ý đồ bành trướng của Bắc Kinh càng thể hiện rõ ở biển Đông và nhiều nơi khác.

Gần đây, thành công trong việc phòng chống đại dịch COVID-19 và hồi phục kinh tế nhanh chóng làm mô hình Trung Quốc càng được đề cao: Chế độ độc đảng sẽ chiếm ưu thế trong mọi đề án phát triển kinh tế tương lai mà không cần cải cách hệ thống chính trị.

Chắc chắn một điều là, ở trong nước, với các thành tựu đã làm cho uy tín lãnh đạo của Tập Cận Bình và tính chính danh hợp pháp của chế độ càng được củng cố. Do đó, nhìn lại 100 năm thành hình cũng là một dịp để cho ĐCSTQ tự ca ngợi về thành tích lãnh đạo trước thế giới.

Tuy nhiên, vinh quang này chỉ là soi sáng một khía cạnh của vấn đề đa dạng. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không cải thiện được toàn diện hệ thống; ngược lại, các bất lực nội tại còn kéo dài, còn nhiều khía cạnh khác là trầm trọng hơn và không thể là một mô hình phát triển để cho các nước nghèo noi theo.

Cụ thể, việc vi phạm luật thương mại quốc tế, tác quyền trí tuệ và chuyển giao công nghệ, cho thấy Trung Quốc không nêu cao tinh thần trọng pháp. Ở trong nước, việc vi phạm nhân quyền, bất bình đẳng sắc tộc, đàn áp thô bạo đối với xã hội dân sự, bất đồng chính kiến và tôn giáo, kiểm soát hà khắc đối với Tây Tạng và Tân Cương, kiểm soát các phương tiện truyền thông, phát triển không bền vững và đồng bộ, làm cho môi sinh cạn kiệt và bất công xã hội phát sinh. Tất cả các đặc thù này của Trung Quốc không thể biện minh hay hãnh diện, mà cần phải cấp thiết cải thiện.

Lạm dụng việc theo đuổi mục tiêu địa chính trị để xâm chiến Biển Đông, uy hiếp Đài Loan hay hạn chế tự do ở Hong Kong, cũng không giúp cho Trung Quốc gây thiện cảm trong sinh hoạt quốc tế.

Gần đây, sau các cuộc hội thảo song phương ở Alaska, G7 và NATO, Trung Quốc càng tỏ ra không có thiện chí để giải quyết vấn đề tồn đọng với Mỹ như cạnh tranh mậu dịch và chuyển giao công nghệ. Đối với khu vực, Trung Quốc làm cho vấn đề Đài Loan, Hong Kong và Biển Đông phức tạp hơn.

Quan trọng nhất là Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích phát triển của các nước chậm tiến như châu Phi và mang lại các giá trị phổ quát cho cộng đồng quốc tế. Các Viện Khổng Tử phải đóng cửa là một vết nhơ trong nỗ lực phổ biến văn hoá truyền thống.

Đi ngược lại hy vọng của quốc tế, Trung Quốc còn trở nên gay gắt cáo buộc về bản chất của chế độ dân chủ phương Tây, thách thức trật tự quốc tế và bác bỏ chủ nghĩa đa phương, trong khi chủ trương chính là nỗ lực “Bình Thiên hạ” như một “Thiên mệnh” theo “Trung Quốc mộng”.

Do đó, vấn đề thành tựu kinh tế của Trung Quốc không thể dừng lại khi chỉ tập trung thảo luận về các luận điểm như đối tác chiến lược, cạnh tranh kinh tế hay hợp tác quốc tế.

Quan trọng hơn là phải tìm xem “Đặc thù Trung Quốc” là gì, cụ thể là có đủ nguồn lực thật sự của một cường quốc không (có nhiều vấn đề còn giấu kín như dân số già nua và mất cân bằng về giới tính, một hệ thống chính trị vô trách nhiệm theo kiểu Lenin và một hệ thống kinh tế tài chính còn do nhà nước độc quyền thống trị); niềm tin của dân chúng nơi xã hội, chính quyền và lãnh đạo có khả năng không.

Nhìn chung, không một bảo đảm nào cho Trung Quốc có thể đem đến một triển vọng cho toàn dân và đóng góp tích cực cho hòa bình thế giới. Bằng chứng là, Trung Quốc không quan tâm đến những lợi ích của các quốc gia láng giềng và quốc tế. Tình trạng bất trắc đang còn kéo dài và sẽ là một lo âu chung. Hậu quả là tình hình đối đầu ở Biển Đông trở nên sôi động và có thể dẫn đến một cuộc thế chiến.

Sự thật lịch sử?

Gần đây, Tập Cận Bình phát động chiến dịch kêu gọi dân chúng học tập lịch sử để nâng cao tinh thần tuân phục Đảng. Nhưng ký ức lịch sử là một vấn đề giáo dục có chọn lọc khôn ngoan. Trung Quốc vẫn còn cố tình che giấu những sự thật thương đau do ĐCSTQ đã gây ra.

Cho đến nay, không ai được phép nhớ, không sử gia nào có can đảm hay được phép làm sáng tỏ vai trò lịch sử của Mao Trạch Đông trong sự phát triển của Đảng.

Chính sách “Bước tiến nhảy vọt” làm cho hàng triệu nạn nhân chết oan uổng, sau đó đã kết thúc với một nạn đói kinh hoàng và có lẽ hơn 40 triệu người chết.

Hàng trăm ngàn trí thức đã bị bức hại, tra tấn hoặc giết trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Vụ thảm sát ở Thiên An Môn cũng không để lại một dấu tích nào hay một luận đề để cho thế hệ trẻ học tập nghiêm chỉnh.

 nhiên, tất cả sự thật này vẫn là điều cấm kỵ và không được đề cập đến dịp lễ kỷ niệm 100 năm.

Tóm lại, trong chiều hướng khép lại lịch sử cận đại một cách khôn ngoan, Trung Quốc sẽ không trình bày khách quan các sự thật lịch sử. Nhưng còn một hy vọng là một ngày nào đó, s thật lịch sử sẽ được sáng tỏ.

Đối sách của Phương Tây

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang là một thách thức nghiêm trọng đối với phương Tây. Trong thời gian gần đây, tinh thần bài Hoa lan rộng và thanh danh của ĐCSTQ bị mờ nhạt, nhất là trong vụ COVID 19, vì Trung Quốc tỏ ra vô trách nhiệm trong việc giải trình nguyên nhân của thảm hoạ.

Vì dị biệt văn hoá mà các nước trên thế giới không muốn trở thành Trung Quốc và noi theo “Mô hình Trung Quốc”. Ý thức được điều này, Bắc Kinh cũng luôn khẳng định rằng, “Đặc thù Trung Quốc” là ưu việt, nhưng sẽ không xuất khẩu nó và đang cố gắng cải thiện lại hình ảnh qua các biện pháp viện trợ ào ạt trang thiết bị y tế cho các nước nghèo lo chống đại dịch.

Thật ra, Trung Quốc đang tận dụng nhiều phương cách để làm lũng đoạn thế giới, mà phân hóa tiềm lực của ASEAN là một hình thức đầu tiên.

Trước đây, công luận nhận định rằng, hệ thống chính trị Trung Quốc là trở ngại chính cho vấn đề phát triển toàn diện. Muốn đạt mục tiêu này, điều kiện tiên quyết và duy nhất là Trung Quốc phải nới lỏng tự do chính trị nhiều hơn nữa.

Hiện nay, thực tế là ngược lại. Những cải cách thận trọng dưới thời Hồ Cẩm Đào đã không còn tiếp tục. Trong thời Tập Cận Bình, các biện pháp đàn áp còn gắt gao hơn, hầu như những cải cách đều bị đình trệ. Phát triển mạnh nhất là làm sống lại tinh thần sùng bái lãnh tụ “Hoàng đế Tập Cận Bình” như thời Mao Trạch Đông.

Các nước phương Tây, điển hình là Mỹ, đang lâm nguy, mà các khủng hoảng tài chánh, bất bình đẳng xã hội, bất công kinh tế và kỳ thị sắc tộc không được giải quyết là thí dụ điển hình.

Do đó, mô hình phát triển dân chủ của phương Tây cũng đã đi vào tàn lụn; không có dấu hiệu nào cho thấy phương Tây sẽ nêu cao các giá trị dân chủ để thu phục Trung Quốc thay đổi.

Ngoài ra, dân chúng và ĐCSTQ cũng không có lý do gì để muốn dân chủ hoá theo như các nước phương Tây, khi “Đặc thù Trung Quốc” đang và sẽ là một ưu việt đáng hãnh diện. Kể cả giới trẻ Trung Quốc hấp thụ được văn hoá phương Tây cũng không có những suy nghĩ khác hơn.

Trước mắt, phương Tây phải làm quen dần với một Trung Quốc hùng mạnh, thôn tính các nước láng giềng, xem sự trỗi dậy như là một tình trạng bình thường mới trong khi tìm một đối sách hữu hiệu.

Cách tốt nhất để phương Tây lấy lại vị trí lãnh đạo trong quan hệ với Bắc Kinh là hồi phục vị thế như bối cảnh trước đại dịch. Ba điều kiện chính cần theo đuổi là tăng cường nguồn lực thật sự, phát huy niềm tin của dân chúng trong xã hội và khả năng lãnh đạo của chính quyền.

Nhìn chung, hiện nay, không có một bảo đảm nào cho cả hai chế độ Trung Quốc và dân chủ phương Tây là có thể vận hành hoàn hảo trong tương lai.

Khi tình trạng bất trắc còn kéo dài, thì nỗi lo sợ thường trực là thế chiến có nguy cơ bùng phát. Vấn đề hiện nay là làm sao xác định mức độ leo thang xung đột trong khu vực Đông Á, liệu xem có biến thành thế chiến không.

Vấn đề cụ thể cần thảo luận sâu rộng hơn liên quan đến vị thế của Iran, Bắc Hàn, Đài Loan và Ấn Độ – Thái Bình Dương, khả năng tác chiến di động của Mỹ và tiềm năng công hãm trong không gian mạng và tình báo chiến lược của Trung Quốc để làm suy yếu phương Tây.

_______

Bài liên quan: Vạch trần dối trá lịch sử cận đại của Trung Quốc  —  Điều gì có thể gây ra chiến tranh Mỹ-Trung? —  Kỷ niệm 70 năm, Trung Quốc phải chấp nhận thách thức to lớn nhất — Thế kỷ của Trung Quốc

ĐẢNG CSTQ KỶ NIỆM 100 NĂM: NHỮNG BÍ QUYẾT KHIẾN

 ĐẢNG CSTQ SỐNG DAI

Nghiên cứu Việt – Mỹ/The Economist/ TD 30-6-2021

(Vũ Văn Lê, dịch)


Vào ngày 1 tháng 7 tới, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của chế độ luôn luôn tự cho mình là “tuyệt vời, vinh quang, và đúng đắn”. Khi ngự trị bắt đầu bước sang thế kỷ thứ hai, Đảng có lý do chính đáng để khoe khoang. Chế độ CSTQ không những đã tồn tại lâu hơn nhiều so với những dự đoán của học giả, mà dường như uy thế lại đang lên.

Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nhiều giới phân tích tin tưởng sẽ có một cường quốc cộng sản lớn khác rụng tiếp theo. Để thấy thế giới đã sai lầm như thế nào, hãy xem xét Tổng thống Joe Biden, tuyên bố tại một hội nghị thượng đỉnh vào ngày 13 tháng 6 vừa qua, “đã đến lúc cần phải nhận thực rằng, không phải chỉ Hoa kỳ mới có mâu thuẫn với Trung quốc, mà cả thế giới đang thắc mắc, đặt câu hỏi:“liệu ​​các nền dân chủ có thể nào cạnh tranh được với chế độ cộng sản Tầu?”

Đảng CSTQ đã cai trị nước Tầu ròng rã 72 năm mà không hề có sự ủy quyền nào của cử tri. Đó không phải là một kỷ lục thế giới. Lenin và những người thừa kế ảm đạm của ông ta đã nắm quyền ở Matxcơva lâu hơn thế, hệt như sự ngự trị của Đảng Công nhân ở Bắc Triều tiên. Nhưng phải nhận là không có chế độ độc tài nào khác ở thế giới có thể chuyển hóa từ thảm cảnh đói rệp dưới thời Mao Trạch Đông, thành nền kinh tế lớn mạnh thứ hai thế giới, với công nghệ và cơ sở hạ tầng tiên tiến, khiến những xa lộ và đường sắt xe lửa ọp ẹp của Mỹ phải xấu hổ. Quả thật, lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc là những nhà độc tài thành công nhất trên thế giới.

Đảng CSTQ có thể duy trì được quyền lực vì ba lý do. Một là, cực kỳ tàn nhẫn. Đúng thế, đã tưởng sẽ tàn lụi vào năm 1989 trước khi đè bẹp các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, nhưng cuối cùng chế độ đã đáp trả một cách điên cuồng bằng xe tăng súng đạn, khiến đất nước phải cúi đầu khuất phục. Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay không hề tỏ vẻ ngờ vực hay hối hận về vụ thảm sát đó. Mà ngược lại, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chép miệng giảng giải: “Liên Xô sụp đổ vì các lãnh đạo Sô Viết không đủ can đảm để trỗi dậy kháng cự vào thời điểm quan trọng.” Khi nói như thế, Tập công khai để lộ bản chất tàn bạo, đại ý: khác hẳn đám chúng tôi, lãnh đạo Sô Viết không có gan tàn sát những người biểu tình hòa bình bằng súng máy.

Hai là, nhanh nhạy về ý thức hệ. Chỉ vài năm sau khi Mao qua đời vào năm 1976, một nhà lãnh đạo mới, Đặng Tiểu Bình, đã bắt đầu loại bỏ chế độ công xã để chấp nhận kinh tế thị trường ở nông thôn. Những kẻ mù quáng chủ nghĩa Mao nhăn mặt lúc ban đầu, nhưng sản lượng tăng vọt. Sau khi Thiên An Môn và Liên Xô sụp đổ, Đặng đã công khai bác bỏ chủ nghĩa Mao, và chấp nhận chủ nghĩa tư bản một cách mạnh bạo hơn. Sự thể này dẫn đến việc đóng cửa nhiều xí nghiệp quốc doanh, và bắt đầu chấp nhận tư nhân hóa nhà cửa cho dân chúng. Tuy hàng triệu công nhân bị sa thải, nhưng Trung Quốc đã phát triển vượt bậc.

Dưới thời Tập Cân Bình, đảng CSTQ thay đổi một lần nữa, tập trung vào chủ nghĩa và ý thức hệ. Những người tiền nhiệm của Tập chấp nhận cho bất đồng chính kiến ​​nhẹ. Tập khởi sự đường hướng mới: Mao lại được hoan hô ca tụng. Các cán bộ Đảng bắt buộc phải thấm nhuần “Tư tưởng Tập Cận Bình”. Bộ máy hành chính, quân đội và cảnh sát phải trải qua những cuộc thanh trừng sát phạt, những quan chức ý tưởng lệch lạc và tham nhũng bị trừ khử thẳng tay. Doanh nghiệp lớn được nối nhau vào hệ thống. Tập nỗ lực xây dựng lại cơ sở đảng, tạo ra một mạng lưới gián điệp kiểm soát từ trên xuống dưới, đưa cán bộ vào các công ty tư để theo dõi. Kể từ thời Mao, chưa bao giờ nước Tầu bị kềm xiết chặt chẽ như vậy.

Ba là, Trung Quốc không hề là một chế độ dân chủ thuần túy, mà trở thành một chế độ độc tài, trong đó kẻ giàu sụ đều là những trự có quan hệ tốt. Tham nhũng tràn lan, những gia thế quyền lực nhất đều là những kẻ siêu giàu. Tuy thế, nhiều người dân TQ cảm thấy cuộc sống của họ được cải thiện, và Đảng đủ sắc sảo tinh khôn để nhận thức được những yêu cầu của dân. Thuế má nông nghiệp liền được bãi bỏ. Một hệ thống phúc lợi tức thì được thành lập, cấp lương hưu trí, chăm sóc sức khỏe cho hết mọi người. Dù lợi ích chưa thể gọi là đầy đủ, nhưng được nhận là hữu ích, tích cực.

Trong nhiều năm qua, giới quan sát phương Tây đã tìm đủ lý do để dự đoán sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Bởi lẽ, chắc chắn sự kềm xiết của một nhà nước độc đảng không thể nào phù hợp được với quyền tự do mà kinh tế hiện đại đòi hỏi. Một ngày nào đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ phải cạn kiệt, dẫn đến vỡ mộng, biểu tình. Thêm nữa, khi tầng lớp trung lưu rộng lớn cùng tăng trưởng mạnh mẽ, chắc chắn người dân sẽ đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn – đặc biệt là con cái họ đã được nếm mùi dân chủ đầu tiên khi du học ở phương Tây.

Những chẩn đoán kể trên đã sai lầm bởi Đảng Cộng sản liên tục được chấp nhận. Nhiều người dân Trung Quốc ghi nhận Đảng đã cải thiện đời sống họ. Quả thật, nhân lực của Trung Quốc đang thu hẹp lại vì tình trạng già nua của dân số, và lề lối nghỉ hưu sớm một cách vô lý, nhưng đó là những khó khăn mà mọi chính phủ phải đối mặt, cho dù là độc tài hay dân chủ. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung quốc dường như sẽ tiếp tục trong một thời gian.

Nhiều người dân Trung Quốc lại tỏ vẻ ngưỡng mộ bàn tay mạnh mẽ của Đảng Cộng sản. Họ thấy Trung Quốc đã nghiền nát covid-19, phục hồi kinh tế nhanh chóng, trong khi phương Tây vấp ngã. Họ cực kỳ hãnh diện, tự hào về quyền lực và vị thế siêu cường của Trung Quốc ở thế giới. Chủ nghĩa dân tộc do Đảng khởi xướng đang lan tràn. Truyền thông nhà nước liên hệ Đảng với Quốc gia và Văn hóa của nước Tầu. Trong khi đó guồng mày tuyên truyền châm biếm Hoa kỳ là vùng đất của bạo loạn chủng tộc và thảm sát bằng súng ống. Đảng CSTQ nghiêm khắc cảnh cáo: giải pháp thay thế chế độ độc đảng sẽ dẫn đến hỗn loạn.

Mỗi khi bất đồng chính kiến ​​nổi lên, Tập Cận Bình xử dụng công nghệ để ngăn chặn trước khi nó lan tràn. Đường phố khắp nước Tầu tràn ngập camera, được tăng cường bởi phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Các phương tiện truyền thông xã hội bị theo dõi kiểm duyệt. Các quan chức có quyền giải quyết bắt bớ mọi tầng lớp công dân vốn là nguồn nuôi nấng chế độ. Những người có tư tưởng “sai trái” có thể mất việc làm hay bị giam giữ. Cái giá của sự thành công của Đảng CSTQ nhờ đàn áp tàn bạo, thật là vô cùng khủng khiếp.

Không có bữa tiệc nào kéo dài mãi mãi

Mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Tập Cận Bình sẽ không đến từ quần chúng, mà từ chính nội bộ đảng. Bất chấp mọi nỗ lực cải sửa, đặc trưng của chế độ vẫn là chủ nghĩa bè phái, phản phúc, và tự ti ý thức hệ. Dù nhiều đối thủ bị buộc tội về âm mưu chiếm quyền đã bị bỏ tù, xử lí, nhưng chính trị Trung quốc không sáng sủa hơn nhiều thập kỷ qua, và cuộc thanh trừng bất tận của Tập để lộ rõ sự kiện hiển nhiên là đương kim lãnh đạo CSTQ vẫn còn rất nhiều kẻ thù giấu mặt hơn trước.

Thời điểm bất ổn nhất cho Tập có thể sẽ là giai đoạn kế thừa. Không ai biết nhân vật nào sẽ thay thế Tập, và quy tắc nào sẽ chi phối quá trình chuyển đổi lãnh đạo. Khi loại bỏ các giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch vào năm 2018, Tập đã báo hiệu là muốn nắm giữ quyền lực vô hạn. Nhưng điều đó chỉ làm cho công cuộc chuyển quyền tương lai thành bất ổn hơn. Mặc dù nguy cơ đối với Đảng CSTQ không nhất thiết sẽ dẫn đến những sáng lạn mà những người yêu thích tự do mong muốn, nhưng đến một lúc nào đó, ngay cả triều đại Cộng sản Trung quốc này cũng sẽ phải kết thúc.

TẬP CẬN BÌNH PHÁT BIỂU, GIỚI QUAN SÁT BÌNH LUẬN:  'THẬT KHÔI HÀI'

HẢI MẶC/ BVN 9-1-2021

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu đầy bạo lực vào ngày kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ảnh chụp màn hình báo CNN).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu đầy bạo lực vào ngày kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ảnh chụp màn hình báo CNN).

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 1/7 có bài phát biểu mang đầy sát khí nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Tập tuyên bố bất kể ai có mưu đồ “bắt nạt” Trung Quốc thì cũng sẽ bị “đập vỡ đầu” bởi 1,4 tỷ dân Trung Quốc.

Tuyên bố của ông Tập đã thu hút nhiều lời chế giễu trong cộng đồng quốc tế, theo ghi nhận của Secret China.

Bài phát biểu đầy sát khí của ông Tập Cận Bình

Tại Quảng trường Thiên An Môn hôm 1/7, ông Tập Cận Bình tuyên bố: “Tuyệt đối không cho phép bất kể thế lực ngoại lai nào bắt nạt, áp bức, nô dịch chúng ta! Ai vọng tưởng làm như vậy, chắc chắn sẽ phải chịu cảnh đầu rơi máu chảy tại Trường Thành gang thép do 1,4 tỷ nhân dân Trung Quốc dùng máu thịt tạo nên!”

Ông Tập nói thêm: “Bất kể mưu đồ nào muốn cho Đảng cộng sản Trung Quốc cùng nhân dân Trung Quốc chia rẽ, đối lập với nhau, tuyệt đối sẽ không thành công! Hơn 95 triệu đảng viên ĐCSTQ không cho phép! Hơn 1,4 tỷ nhân dân Trung Quốc cũng không cho phép!”

Bình luận của giới quan sát

‘Ông Tập đang tự trấn an bản thân’

Cựu cố vấn chính sách về Trung Quốc của Hoa Kỳ, ông Dư Mậu Xuân đã bình luận về bài phát biểu hùng hổ của ông Tập Cận Bình.

Ông Dư nói với Đài Á Châu Tự Do: “Tập Cận Bình nói lời này không có gì thuyết phục, hơn 1,3 tỷ nhân dân Trung Quốc tuyệt đối không đồng ý với loại nhìn nhận này của Tập Cận Bình, ông ta chẳng qua là tự trấn an bản thân thôi!”

Con số 1 tỷ 300 triệu dân mà ông Dư đề cập đến dường như là có ý phân định rõ ràng với số lượng gần 100 triệu đảng viên ĐCSTQ.

Số lượng đảng viên chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân số Trung Quốc, không thể đại diện cho dân tộc Trung Quốc. Nhưng khi ĐCSTQ bị chỉ trích về vấn đề nào đó, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh thường đưa tin như thể toàn bộ 1,4 tỷ dân Trung Quốc bị xúc phạm.

ĐCSTQ khác với nhân dân Trung Quốc

Ông Dư Mậu Xuân cho rằng, ông Tập Cận Bình không có bất kỳ chứng cứ nào có thể cho thấy ĐCSTQ đại biểu cho lợi ích của nhân dân Trung Quốc.

“Khi ĐCSTQ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm thành lập đảng nhằm tô son thếp vàng cho bản thân, họ đã sử dụng lượng lớn cảnh sát và bộ máy chuyên chính để duy trì ổn định dân chúng. Dưới loại tình huống này mà ông ta (Tập Cận Bình) nói 1,4 tỷ nhân dân Trung Quốc tuyệt đối không cho phép, thì thật sự không có bao nhiêu người tin”, ông Dư phát biểu.

Ông Dư chỉ rõ: “Nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa trên thực tế là một quốc hiệu hết sức không thực tế, bởi vì không có bất kỳ cơ cấu chính trị nào mà nhân dân có thể tham gia. Tập Cận Bình cũng biết ông ta không thể đại biểu nhân dân Trung Quốc. Giống như thời Giang Trạch Dân nhấn mạnh lặp đi lặp lại về ‘Ba đại biểu’, nhưng lúc đó dân chúng đều cho rằng họ không có đại biểu nào”.

‘Luận điệu của ông Tập rất khôi hài’

Nhà hoạt động dân chủ tại nước Mỹ Vương Quân Đào cũng nói rằng, luận điệu của ông Tập Cận Bình rất khôi hài.

“ĐCSTQ là khối u ác tính ký sinh trên thân nhân dân Trung Quốc”, ông Vương Quân Đào nói.

“E rằng ông ta nói đúng đó, tương quan máu thịt nói đúng ra là: Nếu như ĐCSTQ ly khai nhân dân Trung Quốc vốn cung cấp cho nó máu, thịt, nó sẽ không sống nổi một ngày. Nhưng tương quan máu thịt này tuyệt đối không có nghĩa nó đại biểu cho nhân dân Trung Quốc; không có nghĩa nó là đại biểu một bộ phận của nhân dân; nó là một khối u ác tính lớn ký sinh ở trên thân thể nhân dân Trung Quốc.”

Cư dân mạng phản đối

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc cũng lên tiếng bác bỏ tuyên bố của ông Tập Cận Bình, bất chấp tình trạng kiểm duyệt internet gắt gao của chính quyền.

Theo Secret China, không ít cư dân mạng bình luận: “Cái gì mà máu thịt xây thành Trường Thành, chẳng qua chỉ là đem nhân dân ra làm lá chắn để bảo vệ ĐCSTQ”.

“Khi không có việc gì cần thì nhân dân là rau, là cỏ với nó. Khi xảy ra chuyện thì nhân dân là Trường Thành máu thịt của nó.”

Một cư dân mạng nước ngoài cũng lên tiếng: “Chính ông ta nên tự đập vỡ đầu mình vì ông ta và Trung Quốc là những kẻ xâm lược (Biển Đông) và là kẻ bắt nạt lớn nhất”

“ĐCSTQ là cọp giấy, hễ đánh là nó quỵ xuống ngay”, một người khác bình luận.

Một cư dân mạng cho biết thông điệp bạo lực của ông Tập đã được lan tỏa rộng rãi trên Weibo, một mạng xã hội bị kiểm duyệt chặt chẽ bởi chính quyền Trung Quốc.

H.M.

Nguồn: mucnews.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét