ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc hạn chế đi lại nhiều nơi, ca Covid-19 mới ở Mỹ cao ngất (VNN 1/8/2021)-Ông Trump hứng 'đòn tấn công' kép (VNN 31/7/2021)-Đảo nhân tạo trong UNCLOS1982 và hoạt động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông (BVN 31/7/2021)-Trần Công Trục-Thế giới dùng hơn 4 tỷ liều vắc xin, ca tử vong giảm mạnh nhờ tiêm phòng (VNN 30/7/2021)-Từ Moscow nhìn Việt Nam, câu chuyện vaccine Sputkik và Covid tại Nga (BBC 29-7-21)-P/v Boristo Nguyễn-Trung Quốc nghĩ gì về quan hệ Việt - Mỹ (RFA 28-7-21)-Mỹ bất an vì Trung Quốc xây thêm 110 hầm chứa tên lửa (VNN 28/7/2021)-Ukraina tập trận rầm rộ cùng Mỹ và đồng minh (VNN 28/7/2021)-John McCain bị mất “tên” (TD 27/7/2021)-Hãng tin Reuters: Phó Tổng thống Mỹ có thể thăm Việt Nam vào tháng 8 (VNN 27/7/2021)-Nguỵ biện "You don't know what you are talking about": Anthony Fauci vs Rand Paul (BVN 26/7/2021)-Nguyễn Tuấn-Hiệu quả của nỗ lực Trung Quốc thao túng truyền thông ở Việt Nam ra sao? (RFA 26-7-21)-Hợp tác an ninh giữa Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ ngày càng chặt chẽ (CAND 26-7-21)-Mỹ thuyết phục Việt Nam thế nào để đưa tàu sân bay vào Đà Nẵng: Tiết lộ của ĐS Ted Osius (VOA 25-7-21)-Thủ đô Philippines chìm trong nước, hàng nghìn người rời bỏ nhà cửa (VNN 25/7/2021)-Huyền thoại Cuba (Phần 1) (Phần 2)(TD 18/7/2021)-Nguyễn Thọ-
- Trong nước: Sự minh bạch và nhân văn trong các giải pháp chống dịch mới (VNN 1/8/2021)-Giải bài toán tử vong do Covid-19 (VNN 1/8/2021)-Thủ tướng yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh giảm tối đa ca tử vong (GD 31/7/2021)-Covid-19: Việt Nam kêu gọi bệnh viện tư nhập cuộc, ca tử vong vượt mốc 1000 (RFA 31-7-21)-Lời kêu gọi của Tổng Bí thư lay động trái tim mỗi người dân (CAND 31-7-21)- Hàng ngàn người ở TP.HCM muốn về quê nhưng... (PLTP 31-7-21)- 6 lần thay đổi biện pháp chống dịch của TP HCM (VnEx 30-7-21)-57 công nhân thực hiện '3 tại chỗ' dương tính (VnEx 30-7-21)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch COVID-19 (GD 29/7/2021)-Dịch COVID-19 ở Việt Nam: Sự đối lập giữa truyền thông Nhà nước và mạng xã hội (RFA 29-7-21)-Trường Sơn-Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vắc xin ngừa Covid-19 lớn nhất (VNN 29/7/2021)-27 gương mặt thành viên Chính phủ khóa mới (VNEx 28-7-21)-cần lý lịch, không cần gương mặt!- Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (GD 28/7/2021)-GS Nguyễn Thiện Nhân đề xuất mô hình điều trị Covid-19 '4 tầng, 1 trung tâm điều phối' (VNN 28/7/2021)-COVID: Ông Đoàn Ngọc Hải nêu ca tử vong vì không được cấp cứu, y tế Tp.HCM vỡ trận? (VOA 27-7-21)-Hộ chiếu vaccine: Cơ hội đạt mục tiêu kép hay mối nguy phân cực xã hội? (TS 27-6-21)- Chủ tịch Quốc hội ra những quyết định cấp bách "mở đường" cho Chính phủ (DT 26-7-21)-TP.HCM chạy đua với thời gian, mục tiêu hàng đầu là giảm tử vong' (Zing 26-7-21)-
- Kinh tế: Giá khí đốt tăng mạnh do nguồn cung thắt chặt trên toàn cầu (KTSG 1/8/2021)- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy" (GD 31/7/2021)-Doanh nghiệp ‘3 tại chỗ’ tạm dừng sản xuất, Tiền Giang sẽ xem xét từng trường hợp (KTSG 31/7/2021)-Giảm giá điện sinh hoạt từ 10-15% trong hai tháng 8 và 9-2021 (KTSG 31/7/2021)-TPHCM: khi nhiều shipper tắt app, chuyện đi chợ của người dân càng thêm khó (KTSG 31/7/2021)-Không có đầu ra, gà lông trắng tại Tây Ninh giảm còn 7.000 đồng/kg (KTSG 31/7/2021)-Ấn Độ mong muốn thành lập 'công viên dược phẩm' 500 triệu đô la tại Việt Nam (KTSG 31/7/2021)-TPHCM sẽ phối hợp với các tỉnh đưa người dân về quê bằng máy bay, tàu hỏa (KTSG 31/7/2021)-Doanh nghiệp 'kêu cứu' đến Bộ Nông nghiệp để được tiếp tục sản xuất theo '3 tại chỗ' (KTSG 31/7/2021)-'Điên đảo' giá cả thị trường cà phê (KTSG 31/7/2021)-
- Giáo dục: Giáo sư Lê Anh Tuấn hiến kế thu hút người uy tín ngoài trường vào bộ máy quản lý (GD 1/8/2021)-Xác định trách nhiệm ở Bộ Giáo dục liên quan đến sai phạm tại Đại học Đông Đô (GD 1/8/2021)-Phải đóng tiền bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên Mai Châu bao giờ được trả? (GD 1/8/2021)-Thầy cô dạy 2 môn tích hợp mới cần chuẩn bị tâm thế, tài chính, thời gian (GD 1/8/2021)-Vụ điểm cao trượt, điểm thấp lại đậu: Quảng Bình tăng học sinh, tăng lớp (GD 1/8/2021)-Giỏi giang gì chỉ 1 tiết dạy, tổ chức hội thi giáo viên thế này mới hiệu quả (GD 1/8/2021)-Thủ khoa khối C Vĩnh Phúc được 10 điểm Sử: buồn vì nhiều bạn đã 'bỏ rơi' môn học (GD 1/8/2021)-Một trường phổ thông 5 năm liền có học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 100% (GD 1/8/2021)-Bí quyết viết bài luận, giành học bổng 6 tỷ từ Đại học Mỹ của nữ sinh Hà Nội (GD 1/8/2021)-Nghiên cứu, đề xuất xây dựng dự án Luật Học tập suốt đời (GD 31/7/2021)-
- Phản biện: Qua việc chống dịch, càng lộ rõ cách làm ngu con người (TD 1/8/2021)-Nguyễn Đình Cống-Cái giá của dối trá (TD 1/8/2021)-Lý Trần-Chống dịch kiểu này, cả nước sẽ ăn mày (TD 31/7/2021)-Trương Nhân Tuấn-Số liệu lởm khởm là tình trạng vĩnh cửu ở tất cả các quốc gia chậm tiến (TD 31/7/2021)-Phạm Thị Hoài-Một đề xuất về dập dịch ở TP.HCM (TD 31/7/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Kiến nghị với Chủ tịch thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh (TD 31/7/2021)-Hà Huy Sơn-Ông Đam phải “tha thiết đề nghị Bộ Y tế”, thì… (TD 31/7/2021)-Mai Quốc Ấn-Về việc “về quê” tự phát của người lao động từ vùng có dịch (TD 31/7/2021)-Nguyễn Quang Vinh-Về, quê nhà không nhận thì “đâm đầu vào đâu?” (TD 31/7/2021)-Cù Mai Công-Từ sai phạm của ông Trần Văn Nam: Cơ chế nào để chặn cán bộ "nhúng chàm"? (GD 31/7/2021)-Ra quyết sách thời dịch (TVN 30/7/2021)-Vũ Minh Phúc-Điều gì mới thật sự “thiết yếu”? (BVN 31/7/2021)-Mạnh Kim-Sự nguy hại của việc mất lòng tin đối với báo chí (TD 31/7/2021)-Ngô Huy Cương-Đừng có gắng kiểm soát (TD 31/7/2021)-Huy Đức-Chạy đến vô cùng (TD 31/7/2021)-Tuấn Khanh-Dân! (TD 31/7/2021)-Nguyễn Tiến Tường- Covid-19 cho biết xã hội chính trị Việt Nam không thay đổi sau hơn 30 năm (viet-studies 31-7-21)-Nguyễn Khoa-Bẻ chữ trong ‘chỉ thị’ (VnEx 30-7-21)-Đặng Hùng Võ-Trí và tình – hai thứ quên mang khi lên đường chống dịch! (TD 30/7/2021)-Trân Văn-Chống dịch như chống giặc, chống giặc như con… cá sặc! (TD 30/7/2021)-Mai Bá Kiếm-Để cán bộ sai phạm "leo cao", hậu họa rất khôn lường (GD 30/7/2021)-Hoàng Quỳnh-Tháo chạy và trở về (TD 30/7/2021)-Thái Hạo-Tin giả và “Tuyên truyền giả” (TD 30/7/2021)-Ngô Huy Cương-Hãy thương bước chân viễn xứ… (TD 29/7/2021)-Nguyễn Tiến Tường-Liệu ông Nên có… ‘nên’? (TD 29/7/2021)-Trân Văn-Sống nghĩa là cộng sinh, cộng sinh nghĩa là cộng nghiệp (TD 29/7/2021)-Trà Đóa-Cuộc chiến của những người dân (BVN 29/7/2021)-Võ Xuân Sơn-Nên ưu tiên tiêm vaccine cho ai? (BVN 29/7/2021)-Nguyễn văn Tuấn-Tình trạng khẩn cấp (BVN 29/7/2021)-Huy Đức-Đảng chỉ đạo chỗ nào là chỗ đó nát bét (TD 28/7/2021)- Song Chi-Giá cho… tự hào và vạn tuế! (TD 28/7/2021)-Trân Văn-Bốn bộ đồng tình “tẩy não” quan ngu (TD 28/7/2021)-Mai Bá Kiếm-Thực tiễn và hiệu quả là trên hết! (BVN 28/7/2021)-Lưu Trọng Văn-Ngụy biện (BVN 28/7/2021)-Thái Hạo-Cần thay đổi kịch bản chống dịch (TD 28/7/2021)-Dương Quốc Chính-Văn điểm 10 (TD 26/7/2021)-Nguyễn Thông-Sài Gòn lượng thứ (TD 26/10/2021)-Tâm Chánh-Lãnh đạo không nên bốc đồng (TD 26/7/2021)-Ngô Huy Cương-Lại ông Vũ Minh Khương – Việt Nam chả có gì mạnh khác người cả, thưa ông ! (TD 26/7/2021)-J.Nguyễn-Cần chế định chính quyền “Tuyên bố vùng dịch” (TD 25/7/2021)-Đặng Đình Mạnh-Chờ vaccine xịn (Pfizer)? (BVN 25/7/2021)-Nguyễn Tuấn-Góp ý với anh Chính (TD 24/7/2021)-Mạc Văn Trang-Bài học 14 năm chống dịch cúm gia cầm (TD 24/7/2021)-Mai Bá Kiếm-Hãy thức tỉnh khi chưa quá muộn (TD 24/7/2021)-Nguyên Tống-Thách thức Covid-19 trong 100 ngày đầu tiên của Chính phủ: ‘Gian nan làm sống dậy tài năng, hiểm nguy làm rõ lòng quả cảm’ (CafeF 24-7-21)-P/v Vũ Minh Khương-Đặng Hùng Võ: Phải định nghĩa “Sở hữu toàn dân về đất đai” trước khi sửa đổi Luật đất đai (BVN 23/7/2021)-Diễm Thi/ RFA-Chính sách chống dịch sai lầm huỷ hoại vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu (RFA 22-7-21) (BVN )-Lương Hòa Bình-
- Thư giãn: Những khóa sinh viên 'đặc biệt' nhất của ĐH Bách khoa Hà Nội (VNN 24/7/2021)-GS Tạ Quang Bửu và câu nói được con trai mang theo suốt đời quân ngũ (VNN 23/7/2021)-
Ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc toàn văn Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được đăng trên Cổng Thông tin tin điện tử Chính phủ:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19. |
Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài,
Trong thời gian qua, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội; ban hành kịp thời nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19... Các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước đã chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt như giãn cách, cách ly xã hội, "chiến lược vắc-xin", "vắc-xin và biện pháp 5K"... để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh, bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; cảm ơn cộng đồng quốc tế đã đồng hành, ủng hộ, chung tay góp sức cùng Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch; biểu dương sự vào cuộc kịp thời, tích cực của cả hệ thống chính trị đã góp phần kiềm chế, ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh; phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Hiện nay, tình hình đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan rất nhanh, gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng. Tôi yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 từ Trung ương tới cơ sở phải quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo; tập trung cao nhất công sức, thời gian, ưu tiên mọi nguồn lực; chủ động nắm chắc và dự báo, kiểm soát tốt tình hình; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh; linh hoạt, sáng tạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công việc hệ trọng này.
Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 và phải chiến thắng cho bằng được, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta!
NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố để thực hiện ngay các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Cùng dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các quận, huyện đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dự tại đầu cầu Thành ủy Hà Nội.
Thủ tướng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP |
Phát biểu mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam đã qua 100 ngày. Thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19; Thường trực Ban Bí thư đã có Điện về công tác phòng chống dịch COVID- 19, Quốc hội đã quan tâm đặc biệt, đồng hành, ủng hộ rất cao cho Chính phủ. Đặc biệt, Nghị quyết kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV đã cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ áp dụng một số giải pháp cấp bách, biện pháp đặc biệt trong phòng, chống dịch COVID-19.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các đại biểu tập trung cao độ trí tuệ, sức lực, tâm huyết, phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, đóng góp các ý kiến về các giải pháp, nhiệm vụ triển khai các nội dung Quốc hội đã quyết nghị.
Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích kỹ, làm rõ vì sao cùng một chính sách chung trên toàn quốc nhưng trong một xã thì có tổ, ấp, xóm, thôn làm tốt nhưng có tổ, ấp, xóm, thôn làm chưa tốt; trong một huyện thì có xã, phường làm tốt nhưng có xã, phương làm chưa tốt; trong một tỉnh thì có quận, huyện làm tốt nhưng có quận huyện làm chưa tốt; trên toàn quốc thì có tỉnh, thành phố làm được, có tỉnh, thành phố làm chưa được.
Hội nghị phải làm rõ những điều làm tốt và chưa tốt để cùng học tập, cùng rút kinh nghiệm.
Trong Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV khẳng định: “Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp ủy, chính quyền các địa phương, toàn quân, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, triển khai quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt nhiều chủ trương, biện pháp để kiểm soát đại dịch COVID-19, thực hiện mục tiêu kép vừa bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước mà nghị quyết của Đảng và Quốc hội đã đề ra.
Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự chủ động tham gia tích cực, trách nhiệm, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đội ngũ cán bộ ngành y tế, quân đội, công an, các tình nguyện viên… trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Để ứng phó kịp thời, có hiệu quả với diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, sớm ổn định và kiểm soát dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái “bình thường mới”, Quốc hội tán thành việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện trong thời gian qua; đồng thời, giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành, áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch”…
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã báo cáo về tình hình và kết quả các biện pháp đã triển khai phòng chống dịch bệnh COVID. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn báo cáo về tình hình dịch bệnh trên thế giới; các giải pháp ứng phó, bài học kinh nghiệm của các nước; công tác triển khai chiến lược ngoại giao vaccine của Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn trình bày về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID -19 theo Nghị quyết của Quốc hội.
Cần tiếp tục triển khai như đẩy mạnh “ngoại giao vaccine”
Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đều thống nhất cao và đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, đồng tình phải có các giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để vừa phòng chống dịch, bảo đảm đời sống người dân, nhất là tại những nơi cách ly, phong tỏa, đồng thời duy trì sản xuất kinh doanh tại những nơi an toàn, đủ điều kiện. Vừa chủ động sáng tạo thực hiện các giải pháp phù hợp tình hình, vừa tuân thủ các quy định chung của Trung ương, không để ách tắc hàng hóa, đứt gãy chuỗi cung ứng.
Lãnh đạo nhiều địa phương đều cho rằng các địa phương phải tuyên truyền mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để người dân tự giác, tích cực tham gia chống dịch, phát huy trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Bắc Giang vừa kết thúc thực hiện Chỉ thị 19, chuyển sang phòng, chống dịch trong tình hình mới, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái nhấn mạnh: Chiến thắng của Bắc Giang trước dịch bệnh là chiến thắng của lòng dân. Người dân vào cuộc, tham gia chống dịch và sau khi dịch bệnh bị đẩy lùi, sự đồng tình, ủng hộ của người dân cũng lên cao, thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế- xã hội…
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long phân tích thêm một số điểm nổi bật trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ. Dự thảo nêu rõ các biện pháp phòng, chống dịch; các nhiệm vụ về công tác y tế; các nhiệm vụ an ninh trật tự; về cung ứng và lưu thông hàng hóa, giao thông, vận tải; trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội của bộ, ngành, địa phương; bảo đảm hậu cần; tổ chức, nhân lực, kiện toàn Ban chỉ đạo chống dịch các cấp.
Theo đó, ngoài việc tiếp tục triển khai các giải pháp, nhiệm vụ hiện đang áp dụng, dự thảo giao quyền chủ động cho các địa phương áp dụng hoặc áp dụng linh hoạt các Chỉ thị 15, 16 tùy tình hình thực tế. Đồng thời, có các giải pháp chấn chỉnh để thực hiện nghiệm quy định của các Chỉ thị này, khắc phục các hạn chế như tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”.
Về công tác y tế, ngoài những việc cần tiếp tục triển khai như đẩy mạnh “ngoại giao vaccine”, tìm kiếm nguồn cung vaccine, một nội dung rất quan trọng được dự thảo Nghị quyết nhấn mạnh là giao Bộ Y tế hướng dẫn với thời hạn nhất định để áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành.
Các nhiệm vụ về an ninh trật tự về cơ bản đã có trọng các văn bản hiện hành, dự thảo Nghị quyết yêu cầu, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng cường chỉ đạo sát sao hơn để vừa kiểm soát chặt chẽ tình hình, vừa an lòng dân, an dân, không để người dân hoang mang.
Dự thảo cũng yêu cầu chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong cung ứng, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, các sản phẩm thiết yếu, nhấn mạnh yêu cầu chăm lo tốt hơn nữa sức khỏe, đời sống nhân dân. Các tổ COVID-19 phải hoạt động, phối hợp nhịp nhàng hơn với hệ thống chính trị ở cơ sở.
Dự thảo Nghị quyết đã đề cập nhiệm vụ đón người dân trở về từ các vùng dịch và tại hội nghị, các địa phương đã có nhiều góp ý, các cơ quan sẽ tiếp tục bổ sung thêm các nội dung về công tác này.
Một số biện pháp đặc thù về mặt tài chính được thiết kế để các địa phương có thể thực hiện thuận lợi. Bộ trưởng Lê Thành Long lưu ý, Chính phủ đã có Nghị quyết riêng về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế và dự kiến sẽ tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc, các địa phương lưu tâm thêm việc chỉ định thầu để mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế theo Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu.
Vừa trở về sau chuyến công tác dài ngày chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết dịch bệnh sẽ còn căng thẳng cho đến khi đạt được miễn dịch cộng đồng bằng vaccine hoặc có thuốc đặc trị. Vì vậy, các địa phương phải rất cảnh giác, luôn luôn trong tình trạng có dịch.
Nhấn mạnh công tác xét nghiệm phải có trọng tâm, trọng điểm bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu thực tế gần đây một số địa phương bắt đầu có xu hướng xét nghiệm quá thoải mái, trong khi Bộ Y tế đã hướng dẫn xét nghiệm nhanh cũng có thể làm mẫu gộp, tiết kiệm được chi phí và nguồn lực.
Do dịch đã nhiễm rất rộng, ngấm rất sâu ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, nên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần có những biện pháp đặc biệt...
Về sản xuất công nghiệp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh là phải rất an toàn. Nguyên lý của sản xuất “ba tại chỗ” là vẫn phải giữ giãn cách ở bên trong, giảm mật độ công nhân, phân ca, phân kíp để nếu có ca nhiễm thì chỉ một bộ phận nhỏ bị lây và có thể cách ly ngay tại chỗ.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: VGP |
Nỗ lực hết sức mình để thực hiện mục tiêu kép
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các ý kiến đều thống nhất đánh giá, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, đồng tình, ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp, chúng ta đã nỗ lực hết sức mình để đối phó dịch bệnh và đã đạt được một số thành tựu bước đầu, có nhiều tín hiệu tích cực, trong đó đã đẩy lùi được dịch bệnh ở nhiều địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh…
Công tác phòng chống dịch bệnh đang đi đúng hướng. Chính phủ đã tích cực, quyết liệt triển khai phòng chống dịch với mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết. Đồng thời, nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội tại những nơi an toàn về phòng chống dịch, mục tiêu cuối cùng là vì ấm no, an toàn, hạnh phúc của nhân dân.
Nhờ đó, những thành tích, kết quả đạt được rất đáng kể, rất tích cực, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội ghi nhận. Chính phủ cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, cả hệ thống chính trị cùng đồng bào, nhân dân và doanh nghiệp cả nước đã đồng hành với Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, làm tốt công tác đối ngoại, lo an sinh xã hội cho nhân dân khu vực đang bị cách ly, phong tỏa.
Chính phủ ghi nhận, biểu dương các lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an, các tổ COVID-19 cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, các tình nguyện viên… đã sát cánh cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu kép.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số địa phương ở miền Nam, miền Trung. Tình hình dịch bệnh cũng rất phức tạp trên thế giới, nhất là biến chủng Delta bùng phát mạnh, lây lan nhanh và tử vong tại nhiều nước, kể cả các quốc gia đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao.
Thủ tướng nêu rõ những hạn chế, bất cập trong công tác chống dịch thời gian qua. Trong đó, hạn chế, bất cập lớn nhất là khâu tổ chức thực hiện. Các chủ trương, đường lối, chính sách, quy trình rất nhất quán, rõ ràng, bám sát thực tiễn nhưng việc tổ chức thực hiện có nơi, có lúc chưa đạt hiệu quả, thậm chí còn trì trệ. Vẫn còn có nơi, có lúc có biểu hiện rất lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi dịch đã đi qua; mất bình tĩnh, lo sợ, hoảng hốt, lúng túng, bị động, mất kiên trì khi dịch bùng phát.
Việc chuẩn bị “4 tại chỗ” chưa tốt, đặc biệt khi dịch bùng phát mạnh mẽ, diễn biến phức tạp thì mất kiểm soát, không có khả năng đáp ứng. Một bộ phận người dân chưa nhận thức được hết về nguy cơ lây lan, phát triển của dịch, cho nên ý thức chấp hành các quy định, hướng dẫn chưa nghiêm.
Cùng với đó, một số địa phương thực hiện các Chỉ thị 15, 16 còn chưa nghiêm ngặt, có lúc chập chờn, người dân vẫn đi lại, tụ tập, giao lưu, không đeo khẩu trang, trong khi chính quyền lại chủ quan vì đã áp dụng các Chỉ thị, kiểm tra, giám sát, kỷ luật, xử lý vi phạm không nghiêm. Bên cạnh đó, dịch bệnh với biến chủng mới chưa có tiền lệ nên nhiều vấn đề chưa lường hết được.
“Dịch lây giữa người với người, nên chấp hành nghiêm việc giãn cách thì ngăn chặn ngay được sự lây lan”, Thủ tướng nhắc đi nhắc lại, nhấn mạnh nội dung này.
Dứt khoát không để khủng hoảng y tế, khủng hoảng về kinh tế - xã hội
Về các bài học kinh nghiệm rút ra, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Lãnh đạo, chỉ đạo phải thống nhất, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, bám sát thực tiễn để điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp. Chính quyền các cấp phải ban hành biện pháp nhất quán, thực hiện nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả, không chập chờn, không nửa vời, cương quyết giám sát, kiểm tra để thực hiện một cách đồng bộ từ trên xuống dưới, đặc biệt là ở cơ sở.
Hệ thống chính trị phải vào cuộc, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở để mỗi cơ sở là một pháo đài, mỗi người dân là chiến sĩ chống dịch; chấp hành nghiêm, chấp hành đúng các quy định của các cấp, tuân thủ giãn cách, “ai ở đâu ở đấy”, đồng thời rất linh hoạt để bảo đảm các điều kiện thiết yếu cho người dân. Khi tình hình đã diễn biến phức tạp, phải phân loại F0 theo tình trạng bệnh, phân tầng điều trị để tập trung lực lượng y tế cứu chữa những người bệnh nặng, giảm tối đa tử vong; không được để thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế cần thiết, đặc biệt là oxy y tế và máy thở.
Các ý kiến thống nhất nhận định, tình hình sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, phải thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, triệt để, đồng bộ các giải pháp tổng thể thì mới có thể kiểm soát được tình hình hiệu quả.
Chúng ta vẫn nhất quán mục tiêu chống dịch hiệu quả với mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, đồng thời phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước để có nguồn lực chống dịch và bảo đảm ấm no, hạnh phúc, an toàn cho người dân. Trên phạm vi cả nước trong lúc này, cần tập trung ưu tiên số 1 cho nhiệm vụ chống dịch, kiểm soát được dịch bệnh thì mới phát triển được kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, bám sát thực tiễn, tận dụng tối đa khả năng có thể để khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, những nơi an toàn có điều kiện thì mở rộng sản xuất, “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Theo Thủ tướng, kinh nghiệm vừa chống dịch, vừa sản xuất đã có tại nhiều địa phương và việc tổ chức sản xuất tốt cũng là một biện pháp cách ly nếu an toàn.
Một mục tiêu khác là dứt khoát không để khủng hoảng y tế, không để khủng hoảng kinh tế - xã hội, không để khủng hoảng truyền thông - Thủ tướng nhấn mạnh.
Phải xác định cuộc chiến trường kỳ, lâu dài
Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: Dịch bệnh COVID-19 với virus SARS-Cov-2 và các biến thể là căn bệnh thế kỷ, tạm thời chưa có thuốc điều trị, vì vậy, phải có chiến lược tiếp cận, nhiệm vụ, giải pháp mới hơn. Phải xác định cuộc chiến đấu này còn rất trường kỳ, lâu dài, vất vả, kể cả khi có vaccine cũng không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, phải chuẩn bị tâm thế, nguồn lực, biện pháp phù hợp, bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, linh hoạt, cương quyết, quyết liệt nhưng rất mềm dẻo, phù hợp với từng nơi, từng lúc. Căn cứ tình hình thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiến làm thước đo. Thủ tướng nhắc lại phòng ngừa là cơ bản, là chiến lược, cộng với vaccine và ý thức của người dân, các biện pháp công nghệ thì mới thích ứng với điều kiện chống dịch trong tình hình mới.
Các ý kiến cơ bản đồng tình với giải pháp, nhiệm vụ trong dự thảo Nghị quyết và đề xuất thêm một số nội dung, Thủ tướng đề nghị tổ biên tập, các cơ quan liên quan tiếp thu để hoàn chỉnh và nhấn mạnh thêm một số nội dung.
Trước hết, yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải quán triệt sâu sắc, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các ý kiến, chỉ đạo, kết luận, quy định, hướng dẫn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước tổ chức thực hiện, nhân dân là trung tâm, là chủ thể.
Các bộ, các ngành, các cấp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trong phạm vi được phân cấp, ủy quyền, tổ chức thực hiện thật tốt các nhiệm vụ giải pháp. Việc chống dịch là chưa có tiền lệ, phải vừa thực hiện, vừa phát hiện các điểm mới, đúc rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết, bổ sung, mở rộng, hoàn thiện dần, không cầu toàn, không nóng vội. Việc phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các địa phương đã được nêu rất rõ trong các văn bản, phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền, đúng quy định, đã làm phải cương quyết, không chập chờn, không nương tay, làm đến nơi đến chốn, làm việc nào ra việc đấy, có trọng tâm trọng điểm.
Khi thực hiện cách ly, giãn cách, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ nhưng phải đáp ứng 3 yêu cầu: Hỗ trợ tối đa người dân về lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng các yêu cầu y tế của người dân ở mọi lúc, mọi nơi; đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, chính đáng, hợp pháp của người dân.
Thủ tướng yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đang bùng phát dịch phải có giải pháp giảm tối đa ca tử vong. Phong tỏa, cách ly phải triệt để, kết hợp với các chính sách, biện pháp để kiềm chế đỉnh dịch và kém số ca mắc đi xuống. Ngoài các biện pháp chung, các địa phương này thực hiện một số biện pháp riêng, đặc thù theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế.
Thay đổi chính sách ưu tiên về vaccine
Thủ tướng nêu rõ yêu cầu thay đổi chính sách ưu tiên về vacine. Theo đó, ngoài các lực lượng tuyến đầu, tình nguyện, các tổ COVID-19 cộng đồng, người cao tuổi, những người tham gia vào các chuỗi cung ứng sản xuất, Thủ tướng tán thành với nhiều ý kiến tại cuộc họp là phải ưu tiên vaccine cho Thành phố Hồ Chí Minh. Thủ tướng kêu gọi các địa phương trên cả nước chia sẻ, ưu tiên vaccine cho Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương... Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế, các cơ quan chuyên môn tính toán cụ thể mức độ ưu tiên phù hợp với tình hình và khả năng cung ứng.
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có diễn biến xấu về dịch bệnh phải tăng cường các bệnh viện hồi sức cấp cứu với mức độ cao hơn, việc chuẩn bị và khi thực hiện phải sớm hơn, cao hơn.
Tăng cường huy động hơn nữa nguồn lực tư nhân về cơ sở y tế, khách sạn, nhà hàng, các nguồn lực của doanh nghiệp..., nhất là tại một số nơi được xem như trong tình trạng khẩn cấp; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác công tư về cơ sở vật chất y tế, mua sắm trang thiết bị…
Quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chiến lược vaccine, đặc biệt là đẩy mạnh ngoại giao vaccine, hợp tác công tư để mua được nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Tổ chức tiêm kịp thời, hiệu quả, an toàn, không để lãng phí vaccine và thời gian. Rút gọn các thủ tục về hành chính để tập trung thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ, kịp thời việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và công nhận vaccine trong nước để có thể làm chủ trong vấn đề này. Khuyến khích các đơn vị nghiên cứu, nhập khẩu, sản xuất thuốc phục vụ phòng chống dịch. Tăng cường chuyển giao công nghệ, sản xuất máy thở.
Đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao, bổ sung trình độ, kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề, năng lực cho các cán bộ y tế từ các chuyên khoa khác để tăng cường nhân lực cho công tác hồi sức cấp cứu. Động viên, bảo đảm điều kiện làm việc đầy đủ cho bác sĩ, nhân viên điều dưỡng, kỹ thuật viên để sức chiến đấu lâu dài.
Tiếp tục nghiên cứu việc hỗ trợ người lao động, người nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có khu công nghiệp nói riêng, người bị mất thu nhập nói chung trên cơ sở dữ liệu của ngành bảo hiểm.
Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện các công nghệ và hướng dẫn ứng dụng công nghệ để góp phần phòng chống dịch. Thủ tướng tiếp tục yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông theo nguyên tắc công khai, minh bạch, nhân đạo, khoa học, kịp thời, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu.
Bộ Tài chính phân bổ thêm ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu nguồn lực trên cơ sở cân đối ngân sách và tiết kiệm.
“Chúng ta chống dịch trong điều kiện của một đất nước đang phát triển với những đặc thù riêng, do đó phải cân đối nguồn lực, có các giải pháp phù hợp, huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp chung tay, chung sức, chung lòng, phát huy truyền thống văn hóa lịch sử, truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, sự cộng đồng trách nhiệm của lãnh đạo. Phải tổng hòa các biện pháp về chống dịch, an sinh xã hội, huy động nguồn lực cả về tinh thần và vật chất”, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Cùng với Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3, Nghị quyết của Quốc hội, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết thực hiện các giải pháp cấp bách về phòng chống dịch sẽ tạo sự đồng bộ, nhất quán về lãnh đạo, chỉ đạo trong cả hệ thống chính trị để các cấp, các ngành triển khai, thực hiện nhiệm vụ.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục kêu gọi sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, nhân dân và doanh nghiệp cả nước theo tinh thần “dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Các Bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo các địa phương cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất với cương vị, thẩm quyền được giao, chủ động, linh hoạt, làm hết sức mình để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Ngày 24/7, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân có bài kiến nghị dài 7 trang, tiêu đề “Phòng chống Covid-19 hiện nay: Cần thêm các giải pháp mới khi tình hình dịch đã thay đổi về chất”. (Có thể xem toàn văn bài kiến nghị tại đây)
Bài viết đã có nhiều kiến nghị vô cùng hữu ích cho công tác điều trị, phòng chống dịch Covid-19. VietNamNet xin trích dẫn một phần trong bài kiến nghị của ông, về giải pháp tổ chức lại việc điều trị bệnh nhân Covid-19.
Trước thực tế dịch Covid-19 đã thay đổi về chất và yêu cầu phải giảm tải cho hệ thống y tế của các địa phương cũng như cả nước, để ngành y tế hoạt động bền vững, chăm lo toàn diện cho sức khỏe nhân dân, chúng ta phải bổ sung một số giải pháp mới phòng chống dịch.
Từ thực tiễn của một số địa phương và kinh nghiệm các nước, tôi thấy có thể xem xét một số giải pháp mới, trong đó có tổ chức lại việc điều trị người nhiễm: chuyển từ mô hình đưa 100% người nhiễm (F0) vào các bệnh viện sang mô hình đưa khoảng 35% số người nhiễm vào bệnh viện.
Vừa qua, nhận thức của chúng ta nói chung là để phòng chống dịch, phải phát hiện kịp thời số người nhiễm mới (F0) và đưa đi cách ly, điều trị tất cả F0 ở các bệnh viện đang có hoặc bệnh viện dã chiến được xây dựng mới. Khi quy mô số người nhiễm mới mỗi ngày còn thấp, tổng số người đang được điều trị còn thấp, thì việc đưa tất cả F0 đi điều trị ở các bệnh viện là khả thi. Nhưng hiện nay tình hình đã khác hẳn và không thể tiếp tục làm như vậy.
Từ 23/1/2020 đến 13/5/2021, mỗi ngày cả nước có bình quân 7,7 người nhiễm mới. Ngày 13/5/2021 có 87 người nhiễm mới và đến 24/7/2021 đã có 9.200 người nhiễm mới, gấp 105 lần ngày 13/5/2021 và gấp 1.100 lần bình quân giai đoạn trước ngày 13/5/2021. Với tốc độ này, hơn 8.000 người nhiễm mới một ngày, nếu cứ 5 ngày chúng ta có thể xây thêm 1 bệnh viện 2.000 giường để điều trị bệnh nhân Covid-19, thì trong thời gian này số người nhiễm mới (F0) tăng thêm hơn 40.000 người, gấp 20 lần số giường bệnh mới được tạo thêm. Hệ thống y tế sẽ quá tải trầm trọng ở các địa phương có dịch nặng, không thể đưa tất cả người nhiễm Covid-19 vào các bệnh viện, cho dù có xây dựng thêm nhiều bệnh viện mới.
Hướng giải quyết mâu thuẫn này là tổ chức lại việc điều trị bệnh nhân Covid-19 phù hợp với đặc điểm bệnh học của người nhiễm Covid-19.
Theo kinh nghiệm một số nước ở Châu Âu thì:
+ Khoảng 65% số người nhiễm sẽ tự khỏi, không cần điều trị (bệnh rất nhẹ)
+ Khoảng 20% người nhiễm cần điều trị để nâng sức đề kháng, hạn chế tác dụng bất lợi của các bệnh nền và các bệnh khác của bệnh nhân Covid-19 (bệnh nhẹ)
+ Khoảng 10% người nhiễm cần điều trị chuyên sâu về Covid-19 là những người bệnh ở mức độ trung bình (bệnh trung bình)
+ Khoảng 5% người nhiễm cần điều trị tích cực, có các thiết bị đặc thù, là các bệnh nhân nặng, trong đó khoảng 2 đến 3% có thể tử vong (bệnh nặng).
Phù hợp với cơ cấu bệnh nhân Covid-19 như vậy, mà theo đánh đánh giá của một số chuyên gia y tế Việt Nam, đặc điểm bệnh học người nhiễm Covid-19 ở Việt Nam cũng tương tự, tôi kiến nghị quy trình điều trị người nhiễm Covid-19 - “Phân loại người nhiễm - 4 tầng điều trị - 1 trung tâm điều phối” ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam, Sơ đồ 1, hoạt động như sau:
- Sau khi người nhiễm được khẳng định là dương tính qua xét nghiệm thì được chuyển ngay về các bệnh viện tuyến quận huyện để theo dõi, phân loại theo 4 nhóm: Nhóm 1: Bệnh rất nhẹ (không có triệu chứng, nồng độ virus thấp, không có các bệnh khác), Nhóm 2: Bệnh nhẹ (triệu chứng không rõ ràng, nồng độ virus thấp, có các bệnh khác cần điều trị), Nhóm 3: Bệnh mức độ trung bình, có thể có bệnh khác đi kèm, Nhóm 4: Bệnh nặng và ngay sau đó được chuyển về 4 loại cơ sở sau đây:
1. Các trung tâm giám sát và hỗ trợ người nhiễm ở các quận huyện tiếp nhận các bệnh nhân rất nhẹ (Tầng 1): đây không phải là các cơ sở điều trị, chỉ có chức năng giám sát sức khỏe, nâng đỡ sức khỏe cho người nhiễm rất nhẹ, kiểm tra nồng độ virus. Nếu sau 7-10 ngày, sức khỏe người bệnh tiếp tục ổn định, nồng độ virus thấp, không có nguy cơ lây nhiễm đáng kể, thì sẽ chuyển về nhà cách ly tiếp 1 thời gian và tự theo dõi (khoảng 2-3 tuần).
Còn nếu qua kiểm tra tình hình sức khỏe xấu đi, từ bệnh rất nhẹ chuyển thành bệnh nhẹ, thì sẽ chuyển ngay đến các bệnh viện tuyến quận, huyện điều trị bệnh nhẹ. Sau 1 đến 2 tuần hầu hết số bệnh nhân rất nhẹ này sẽ được trả về gia đình, Trung tâm sẵn sàng tiếp nhận tiếp các người mắc Covid-19 thể rất nhẹ.
Bằng cách thiết lập các Trung tâm giám sát này, chúng ta sẽ tiếp nhận khoảng 65% số người nhiễm ở các quận huyện, cách ly họ với cộng đồng, không còn nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, giảm tải rất lớn cho các bệnh viện. Các trung tâm giám sát và hỗ trợ người nhiễm có thể sử dụng các cơ sở vật chất khác nhau để thực hiện nhiệm vụ của mình: các trường học, các khách sạn, kí túc xá, bệnh viện dã chiến, khu chung cư chưa bàn giao…
Tùy theo tình hình dịch ở các quận huyện mà quy mô các trung tâm này ở các quận huyện là khác nhau, song có nhiệm vụ là tiếp nhận sớm gần 2/3 số người nhiễm (F0) mới được phát hiện, không đưa về các bệnh viện. Ở nơi dịch nặng, mỗi phường, xã có thể có 1 trung tâm như vậy. Nhân lực của các trung tâm y tế phường xã là lực lượng quản lý và vận hành các trung tâm giám sát này, trong trường hợp cần thiết có thể được bổ sung từ cấp quận huyện hoặc tỉnh, thành phố.
2. Các bệnh viện quận, huyện hoặc khu vực tiếp nhận các bệnh nhân nhẹ (Tầng 2): Đây là các cơ sở điều trị đa khoa hiện nay, được hỗ trợ một số bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa nhiễm, để điều trị các bệnh nhân Covid-19 nhẹ, nhất là khi họ có bệnh nền hoặc đang phải điều trị 1 số bệnh khác. Như vậy thực chất, trọng tâm của các cơ sở này là điều trị các bệnh khác cho bệnh nhân có “bệnh nền” là nhiễm Covid-19 thể nhẹ để sau đó họ tự khỏi nhiễm Covid-19.
Khi bệnh nhân đã chuyển từ bệnh nhẹ thành rất nhẹ, họ có thể được chuyển về các trung tâm giám sát hoặc về nhà, tự cách ly tiếp, để giảm tải cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân nhẹ. Nếu bệnh nhân chuyển từ bệnh nhẹ thành trung bình, họ sẽ được chuyển sang các bệnh viện cấp tỉnh, thành phố điều trị bệnh nhân trung bình để điều trị tiếp (Sơ đồ 1). Khoảng 20% người nhiễm Covid-19 (F0) có thể được điều trị ở các bệnh viện đa khoa tuyến huyện hoặc khu vực.
3. Các bệnh viện cấp tỉnh, thành phố tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 mức trung bình (Tầng 3): đây là các bệnh viện chuyên khoa hoặc đa khoa cấp tỉnh, thành phố hoặc bệnh viện tư nhân có lực lượng y bác sĩ và thiết bị phù hợp để tiếp nhận khoảng 10% số người nhiễm (F0) là bệnh nhân thể bệnh trung bình. Tùy theo tình hình dịch ở các địa phương mà họ được tăng cường nhân lực và thiết bị để có thể đủ sức điều trị các bệnh nhân mức trung bình, nhất là kết hợp điều trị bệnh nền và bệnh khác của các bệnh nhân Covid-19.
Khi điều trị có kết quả tốt, bệnh nhân trở thành bệnh nhẹ, họ được chuyển về các bệnh viện cấp quận huyện điều trị bệnh nhân nhẹ hoặc về nhà tự cách ly một thời gian, để giảm tải cho các bệnh viện cấp tỉnh, thành phố, Sơ đồ 1. Còn nếu một số ít bệnh nhân trở thành nặng, họ sẽ được chuyển ngay về các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng của tỉnh, thành phố hoặc của trung ương đóng trên địa bàn hoặc ở cùng khu vực, Sơ đồ 1.
Sơ đồ 1: Đề xuất quy trình điều trị các F0 phù hợp với cơ cấu bệnh của người nhiễm Covid-19 “Phân loại người nhiễm, 4 tầng điều trị, một trung tâm điều phối”. |
4. Các bệnh viện cấp tỉnh, thành phố hoặc thuộc trung ương tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 nặng (Tầng 4): đây là các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, trang bị đủ các thiết bị đặc thù như: giường điều trị tích cực (ICU), máy theo dõi bệnh nhân, máy thở chức năng cao, ECMO, máy lọc máu liên tục, hệ thống oxy dòng cao, Xquang di động, siêu âm màu… để có thể điều trị các bệnh nhân nặng, chiếm khoảng 5% số người nhiễm Covid-19, nhất là khi họ có các bệnh nền và bệnh khác đồng thời. Trên cơ sở dự báo số người nhiễm mới Covid-19 trong thời gian 1-2 tháng tới ở địa phương, có thể xác định quy mô điều trị cần thiết của các bệnh viện này để chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh nhân nặng.
Mô hình điều trị người nhiễm Covid-19 “Phân loại người nhiễm - 4 tầng điều trị” đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ, kịp thời tình hình người nhiễm mới được đưa tới các Trung tâm giám sát, hỗ trợ người nhiễm và các bệnh viện điều trị bệnh nhân nhẹ, trung bình, nặng, việc chuyển người nhiễm cả hai chiều - chuyển khi nặng lên, chuyển khi bệnh nhẹ hơn, Sơ đồ 1 và luân chuyển ngang người nhiễm, giữa các trung tâm giám sát, hỗ trợ người nhiễm và các bệnh viện để tránh quá tải của các đơn vị này. Vì vậy cần có 1 Trung tâm điều phối để cả hệ thống điều trị “Phân loại người nhiễm – 4 tầng điều trị” hoạt động hiệu quả cao, tạo điều kiện cho hệ thống y tế hoạt động bền vững, chăm lo sức khỏe toàn diện cho nhân dân.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân
RA QUYẾT SÁCH THỜI DỊCH COVID-19
VŨ MINH PHÚC /TVN 30-7-2021
Đất nước đang ở giai đoạn khó khăn, có lẽ người dân cả nước đều cảm nhận được chứ không riêng TP.HCM. Chắc chắn lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo TP, ngành y đều có các chuyên gia tầm cỡ trong ban cố vấn, giúp giải quyết những vấn đề cốt lõi.Trong bài viết này, tôi đóng góp những ý kiến hết sức nhỏ, mong rằng việc ra đời những chính sách, quyết sách trong mùa dịch sẽ đạt được hiệu quả tối ưu.
Chúng ta đều biết rằng để ra một chính sách công đều phải tuân theo một trình tự khoa học. Việc đưa quyết sách trong thời dịch bệnh cũng không đi ra ngoài trình tự này.
Trình tự đơn giản nhất cũng phải qua 5 bước sau: (1) Nhận diện vấn đề, sắp xếp thứ tự ưu tiên, (2) Thiết kế/xây dựng chính sách/quyết sách hoặc nhỏ hơn là một quyết định, (3) Đánh giá, dự báo và hạn chế rủi ro (4) Thực thi chính sách/quyết sách hoặc thực hiện những quyết định, (5) Đánh giá kết quả và điều chỉnh chính sách/quyết sách.
Đo huyết áp chờ tiêm vắc xin tại TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng |
Tôi xin bàn về những vấn đề hiện nay liên quan đến dịch bệnh như là một ví dụ để chúng ta suy ngẫm về những gì mình đã làm, đang làm và sắp làm. Những vấn đề hiện nay mà chúng ta đang phải đối mặt được xếp theo thứ tự ưu tiên là:
- Số bệnh nhân tử vong do Covid-19 tăng.
- Chủng ngừa chưa đạt tỉ lệ mong muốn để bảo vệ người dân khỏi tử vong.
- Số lượng lây nhiễm chưa kiểm soát được.
- Sản xuất, vận chuyển lưu thông hàng hoá giảm mạnh.
- Đời sống của người dân lao động khó khăn.
Mỗi vấn đề cần được giải quyết theo đúng các bước mới mong đạt được hiệu quả mong muốn. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ muốn chỉ ra khía cạnh cơ sở khoa học để làm chính sách và đưa ra quyết định trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Để đưa ra những chính sách/quyết sách/quyết định (bước 2, bước quan trọng nhất), chúng ta phải chẩn đoán vấn đề của mình. Không thể đưa ra một chính sách/quyết định mà cơ sở chứng cứ khoa học chưa đầy đủ. Rất nhiều ý kiến cho rằng trời ơi đang dịch bệnh, thời gian đâu lo nghiên cứu, thống kê làm gì, không cần thiết.
Thực ra điều này sẽ dẫn tới kết quả của chính sách/quyết sách sẽ khó đoán. Chẩn đoán vấn đề sẽ phải dựa trên 3 yếu tố:
Cơ sở dữ liệu
Ví dụ chúng để đưa ra quyết định cấm shipper, taxi, ta cần có số liệu tỉ lệ mắc bệnh của shipper và tài xế taxi là bao nhiêu. Tỉ lây bệnh từ họ là bao nhiêu. Hoặc có nhiều người dân cho rằng phải cách ly tất cả F1, F0, vì họ nguy hiểm cho cộng đồng, điều này không sai, nhưng lãnh đạo ngành y tế TP.HCM cần có cơ sở để quyết định cách ly F1 và F0 không triệu chứng tại nhà.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vắc xin tại trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn sáng 30/7. Ảnh: Thanh Tùng |
Rõ ràng là dựa trên số lượng của 2 đối tượng này quá lớn, vượt mức chứa và khả năng chăm sóc của các cơ sở thu dung, nhưng thành phố nên nắm rõ mật độ người trong các khu cách ly, tỉ lệ lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Các tỉnh thành khác nếu số ca mắc thấp, mật độ và tỉ lệ lây nhiễm chéo thấp hoặc không có thì vẫn có thể cách ly F0, F1.
Tương tự, chúng ta tiến hành lockdown, là người dân tôi luôn tuân thủ, nhưng luôn trông chờ được biết 2 chỉ số quan trọng để quyết định lockdown: R0 (hệ số lây truyền - thước đo mức độ lây nhiễm của một bệnh truyền nhiễm), R(t) (hệ số lây truyền hiện tại) là bao nhiêu. Tại sao nước Anh lại dám đưa ra quyết định chấm dứt mọi biện pháp phong toả, xin phép không phê phán đúng sai, nhưng chắc chắn họ đã dựa trên rất nhiều cơ sở dữ liệu để thuyết phục.
Tính khả thi và hệ lụy
Chính sách/quyết định đưa ra có thực hiện được không, nếu áp dụng kết quả như thế nào, chi phí là bao nhiêu (tính chi phí - hiệu quả), có những hệ lụy nào theo sau (lợi ích và nguy cơ).
Ví dụ nếu ta cấm một phần shipper, tài xế taxi, điều này thực hiện hết sức dễ dàng qua một tờ công văn, nhưng hệ luỵ tiếp theo là gì? Shipper giao hàng cho người trung lưu, người giàu, họ có tiền, tài khoản ngân hàng để chi trả; còn người nghèo xếp hàng dài từ 5h sáng đi chợ, siêu thị mua thực phẩm theo ngày vì không có tiền mua số lượng lớn và không có tài khoản để đi chợ online.
Khi cấm shipper, người giàu chen chân với người nghèo, thế là lại tập trung đông người tại một chỗ, vi phạm nguyên tắc phòng chống dịch. Vậy tại sao không tìm cách để bảo vệ, huấn luyện và vận hành lực lượng này?
Cấm toàn bộ taxi đã dẫn tới hệ quả ngay trước mắt, người già, người bệnh nặng do hay không do Covid đều không biết đến cơ sở y tế bằng phương tiện gì. Người giàu có ô tô, người nghèo và trung lưu phải gọi cấp cứu 115. Nếu không là bác sĩ sẽ không biết rằng mỗi loại bệnh nặng đều có khoảng thời gian vàng để cấp cứu, qua thời gian này chắc chắn tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề, như đột quỵ, chấn thương sọ não, cột sống, gãy xương, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi…
Nếu có cơ sở dữ liệu thống kê tốt thì chắc chắn biết ngay trung tâm cấp cứu 115 không thể đảm đương nổi việc vận chuyển bệnh nhân (số lượng xe cấp cứu, số lượng tài xế, số ca vận chuyển trung bình trong 1 ngày trước khi có dịch và khi có dịch), trong khi hàng nghìn xe taxi trùm mền để đó. Chúng ta vẫn có cách tháo gỡ nếu muốn.
Việc giao cho các quận huyện thành lập các bệnh viện thu dung F0 có triệu chứng nhẹ cũng tương tự, công văn chỉ đạo thành lập sẽ rất nhanh, nhưng tính khả thi như thế nào? Chọn cơ sở nào để xây dựng, nguồn lực gồm chi phí hạch toán để xây dựng bệnh viện trên số giường là bao nhiêu, ai cung cấp tiền, tiền có hay chưa, trang thiết bị dù rất đơn giản (giường, mền, drap, …), bình oxy, máy đo huyết áp, nhiệt kế, máy đo SpO2, còn vật tư tiêu hao nữa, chạy đâu ra với số lượng lớn và một số tiền hạn hẹp.
Quan trọng nhất là nguồn nhân lực phục vụ, lấy đâu ra… rồi bệnh nhân trở nặng hệ thống vận chuyển thế nào, liên thông giữa các tầng thu dung hoạt động thế nào… Biện pháp nào để giúp đảm bảo tính khả thi?
Việc truy vết F0, cho tới nay con số ngày càng tăng, tổng chi phí là bao nhiêu, hiệu quả thế nào, có cách nào khác hiệu quả hơn, nhanh hơn, chi phí thấp hơn không. Đa phần sẽ có lời giải nếu có cơ sở dữ liệu đầy đủ.
Dự báo và hạn chế rủi ro
Rủi ro khác hệ luỵ, hệ luỵ có thể dự đoán được, rủi ro đôi khi không tiên đoán được. Ví dụ chúng ta tiêm chủng phòng bệnh, nhưng một ngày nào đó virus biến đổi gen theo một kiểu gì đó thoát khỏi miễn dịch từ các thuốc chủng ngừa, đó là rủi ro ta đoán được nhưng kiểu đột biến gen của virus thì không đoán được. Lockdown, chủng ngừa nhưng người dân không tuân thủ, không chịu đi chủng ngừa (như ở Mỹ) cũng là một rủi ro, khi đó chính sách rất tốt nhưng vẫn không đạt hiệu quả.
Vậy hạn chế rủi ro có khi được, có khi không. Chính vì vậy, một chính sách hay một quyết định sẽ luôn có hạn chế nên luôn phải được đánh giá (bước 3) và điều chỉnh liên tục (bước 5).
Nói như vậy để lãnh đạo và ngành y tế luôn có một phận hỗ trợ trong mùa dịch để làm ra chính sách/quyết sách (nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu) bên cạnh bộ phận thực hiện chính sách. Điều này giúp chúng ta luôn ở động thái sẵn sàng thay đổi, điều chỉnh và người dân cần hiểu điều này để biết tại sao có những chính sách được đưa ra và thực hiện nhưng không có được hiệu quả như mong muốn, người dân phải có trách nhiệm để góp phần hạn chế những rủi ro này.
Thực thi: Lãnh đạo trao quyền
Bước 4 là thực thi chính sách/quyết sách, điều quan trọng để thành công ở bước này chính là công việc trao quyền của lãnh đạo. Lãnh đạo trao quyền cho các cơ sở y tế, các địa phương thực hiện chính sách, nhưng phải song song với công tác chuẩn bị, thiết lập hệ thống, huấn luyện, hỗ trợ, giám sát và đánh giá.
Hiểu điều này chúng ta sẽ hiểu tại sao các bệnh viện thu dung, bệnh viện dã chiến ở tầng 1, 2, 3 cũng như y tế địa phương quản lý F1, F0 không triệu chứng tại nhà hiện nay gặp khó khăn và lúng túng, nhất là trong việc theo dõi, phát hiện và chuyển bệnh nhân trở nặng lên tầng trên.
Người Việt Nam ta có tố chất linh hoạt trong mọi tình huống, các quyết sách được đưa ra nhanh, có thể lúc đầu thực hiện lúng túng nhưng được điều chỉnh nhanh, linh hoạt để vận hành trong thực tế. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ bởi khoa học thì thành công sẽ chắc chắn hơn. Giờ đây, khoa học cứu được con người, không chỉ có khoa học cơ bản, khoa học lâm sàng mà còn cả khoa học về quản lý, tổ chức y tế.
PGS.TS Vũ Minh Phúc
NÊN ƯU TIÊN TIÊM VACCINE CHO AI?
NGUYỄN VĂN TUẤN/ BVN 29-7-2021
Đây là một câu hỏi hơi tế nhị, nhưng rất cần thiết trong tình hình nguồn vaccine hạn chế và dịch bệnh tăng nhanh như hiện nay. Việt Nam có một danh sách ưu tiên, nhưng nó phân biệt giữa quan và dân (và không phản ảnh đúng tình hình dịch bệnh). Cái note này trình bày một khung giá trị và từ đó đề nghị 4 nhóm cần được ưu tiên.
Theo báo LĐ, các giới chức Việt Nam đề ra 16 'đối tượng' được ưu tiên chích vaccine [1]. Theo qui định này, nhân viên y tế (kể cả người tham gia chống dịch), kế đến là quân đội và công an, cán bộ ngoại giao, hải quan, giáo viên, v.v. Đa số là công nhân viên, còn dân thì đứng hạng thứ 9 trở đi. Tôi không hiểu sao nhân viên ngoại giao được ưu tiên hơn người dân trên 65 tuổi.
Không biết các bạn nghĩ sao, nhưng là người đọc tôi cảm thấy hình như có sự phân biệt giữa 'quan' và dân. Danh sách này nói lên một cách rõ ràng là quan có ưu tiên cao hơn dân. Có lẽ thứ tự này hơi thất sách về mặt chánh trị, bởi vì Nhà nước vẫn hay nói quan chức là đầy tớ của dân. Nhưng đó là vấn đề chung mà Nhà nước phải suy nghĩ lại.
Vấn đề cụ thể tôi muốn nói là danh sách ưu tiên đó nó có vẻ không dựa trên một nguyên lí xã hội nào cả? (Xin nói lại rằng xác định ưu tiên hoá tiêm vaccine là một đề tài nghiên cứu khoa học). Nguyên lí xã hội mà tôi muốn nói là bình đẳng và tôn trọng. Đáng lí ra đứng trước tình hình dịch bệnh, mọi người trong xã hội phải bình đẳng; không nên phân biệt theo vai vế, quan hay dân. Bảo vệ cho dân cũng là bảo vệ cho quan, do đó, phân biệt quan dân không nên nằm trong 'phương trình' ưu tiên hoá.
1. Nguyên lí và giá trị xã hội
Vậy thì ưu tiên hoá vaccine nên theo tiêu chuẩn nào? Theo tôi là phải xác định mục tiêu mà chúng ta (xã hội) muốn đạt được trong kiển soát dịch. Mục tiêu mà tôi có đề cập hôm trước là: (1) bảo toàn hệ thống y tế; (2) giảm nguy cơ tử vong và bệnh nặng; và (3) trao quyền cho người dân quản lí nguy cơ. Tôi rất vui khi giới lãnh đạo thành phố đã nhắm đến mục tiêu 1 và 2 (theo như một tuyên bố gần đây).
Ở đây, chúng ta có thể triển khai 3 mục tiêu đó thành 4 giá trị xã hội như sau:
Thứ nhứt là bảo vệ sức khoẻ. Mục tiêu tối hậu là giảm nguy cơ tử vong, giảm gánh nặng của dịch đè lên hệ thống y tế, và bảo vệ các dịch vụ thiết yếu như y tế.
Thứ hai là bình đẳng và tôn trọng. Trong mục tiêu này, chúng ta xem lợi ích của tất cả các nhóm là như nhau. Chúng ta cung cấp vaccine cho những cá nhân và nhóm đạt tiêu chuẩn ưu tiên.
Thứ ba là công bằng. Các nhóm có nguy cơ cao bị nhiễm hay các cá nhân nghèo cần được ưu tiên trong việc tiếp cận vaccine.
Thứ tư là bảo vệ đôi bên. Mục tiêu này có nghĩa là bảo vệ những người có nguy cơ cao bị nhiễm (như nhân viên y tế và người nghèo) cũng là một cách bảo vệ những người có nguy cơ thấp trong cộng đồng.
2. Ai cần được ưu tiên?
Vấn đề kế tiếp là sau khi đã xác định giá trị chúng ta cần đạt đến, thì chúng ta phải làm gì cụ thể? Nếu Việt Nam có đủ vaccine thì chúng ta chẳng cần đặt ra vấn đề ưu tiên hoá, nhưng vì vaccine quá hạn chế nên ưu tiên hoá là điều cần thiết. Tôi đề nghị để đạt 4 giá trị trên, danh sách ưu tiên hoá như sau:
(a) Nhân viên y tế (kể cả những người tham gia chống dịch) công và tư nhân. Đây là những người có nguy cơ cao bị nhiễm vì họ tiếp xúc nhiều người có nguy cơ cao hay bệnh nhân. Bảo vệ họ đáp ứng Giá trị 1.
(b) Những người chăm sóc người bị nhiễm tại nhà, nhứt là những căn hộ nhỏ hẹp có nguy cơ lây nhiễm cao. Đây là những người cần được ưu tiên để đáp ứng Giá trị 1 và 4. Ở Việt Nam, nhà cửa thường chật hẹp, mà cách li người bị nhiễm ở điều kiện như thế sẽ dẫn lây lan cho người trong nhà. Do đó, tôi đề nghị phải ưu tiên tiêm vaccine cho những người tiếp xúc gần hay chăm sóc người đang bị nhiễm trong nhà. Đây là giải pháp đơn giản và thực tế nhứt để giải quyết vấn đề cách li tại nhà.
(c) Những người cao tuổi (chẳng hạn như 65 tuổi trở lên). Kinh nghiệm ở nước ngoài, đa số các ca nhiễm là cao tuổi, và những người này cũng thường có những bệnh đi kèm có liên quan đến Covid19. Ưu tiên vào nhóm này đáp ứng Giá trị 1 và 3. Nhiều nghiên cứu mô hình dịch tễ học [2,3] cho thấy tập trung vaccine cho nhóm này sẽ đem lại hiệu quả lớn. Nếu có số liệu từ Việt Nam chúng tôi cũng có thể giúp làm mô hình như thế một cách dễ dàng.
(d) Những người không cao tuổi nhưng làm những việc có tiếp xúc với nhiều người (như buôn bán lẻ, giáo viên, giới chức, công an, v.v.). Đây là những người có nguy cơ tương đối cao vì công việc của họ. Do đó, ưu tiên nhóm này đáp ứng Giá trị 1, 3 và 4.
Cách ưu tiên hoá trên không dựa vào yếu tố 'quan' và dân, mà lấy nguy cơ bệnh và giá trị xã hội để phân định. Quan hay dân không quan trọng; quan trọng là họ có nguy cơ cao hay thấp, và chúng ta nên tập trung vaccine vào nhóm có nguy cơ cao.
N.V.T.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
BỐN BỘ ĐỒNG TÌNH 'TẨY NÃO' QUAN NGU
MAI BÁ KIẾM/ TD 28-7-2021
Ngày 17/7/2021, Trần Lê Hữu Thọ, phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa – điển hình “quan trí thấp”, đã phạt dân vì “bánh mì không phải là lương thực”. Sở Công thương Khánh Hòa ra công văn 1 trang, hướng dẫn tên vài chục sản phẩm thiết yếu cho “quan trí thấp” hiểu!
Nhưng hàng hóa có tới 4 bộ quản lý: Tài chính quản lý giá, Công thương quản lý công nghệ phẩm, Y tế quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, Nông nghiệp quản lý chất lượng nông sản, để thống nhất cái nào thiết yếu, 4 Bộ phải bàn!
10 ngày sau Thọ “bánh mì” không hiểu, ngày 27/7/2021, Bộ Công thương ra công văn số 4481 công bố danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, kèm theo 4 bản phụ lục, dài 8 trang như sớ Táo quân.
“Sớ” gồm 105 tên sản phẩm/nhóm sản phẩm như: 5 thứ ngũ cốc, 4 loại thịt, 6 loại thủy sản, 3 loại trứng, 3 thứ mật ong – riêng mật đường thuộc nhóm 3 loại đường, 2 loại muối, 4 gia vị, 2 cà phê, 2 chè, 2 ca cao, 2 hạt tiêu, 2 hột điều, 9 loại bột – tinh bột, 11 bánh mức kẹo, 15 loại dầu thực vật, 18 loại sữa chế biến…
Trong “nhóm sữa nguyên liệu” không có “sữa mẹ”, nên các chị có con mọn cẩn thận, đừng lấy lý do “sang nhà ngoại cho con bú”!
Nhưng phụ lục 8 trang còn thiếu 3 nhóm hàng: nguyên vật liệu phục vụ sản xuất (sắt, thép, phân bón, thuốc BVTV, thức ăn CN…); nhiên liệu, năng lượng (xăng, dầu, gas, than) và hàng hóa khác phục vụ SX, sinh hoạt địa phương.
Nếu kê đủ 3 nhóm sau, phụ luc sẽ dài hơn 20 chục trang, thì “quan trí thấp” như Thọ “bánh mì” dò hết mới cho đi, chắc chắn sẽ kẹt xe dài 5 cây số.
Cho nên, ngay sau công văn 4481, Bộ Công thương “đẻ song sinh” công văn 4482, kiến nghị Thủ tướng đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê Danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông.
Đây là “Danh mục mẹo” đổi tên nhưng cùng mục tiêu, vì “danh mục cấm lưu thông” sẽ ngắn hơn “danh mục cho lưu thông” một trăm lần.
Cụ thể, “Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm sản kinh doanh” gồm 6 loại và “danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh” cũng 6 loại, tổng cộng 12 loại.
Đài Phát thanh và truyền hình quy định tốc độ đọc cho phát thanh viên (BTV) là 3 tiếng (từ)/giây = 180 tiếng (từ)/phút. Nhưng, “quan trí’ như Thọ bánh mì” còn đánh vần nên chỉ 1 tiếng/giây, suy ra đánh vần xong 12 danh mục cấm lưu thông chỉ mất 1 phút, trong khi đánh vần hết 300 “danh mục cho lưu thông” sẽ mất một giờ!
Hoan hô, Bộ Công thương thông minh, nhưng thông minh mà làm thầy thằng ngu cũng khổ lắm!
GIÁ CHO... TỰ HÀO VÀ VẠN TUẾ !
TRÂN VĂN/ TD 28-7-2021
Ông Phạm Thành Kiên – Bí thư quận 3 TP.HCM – vừa lên tiếng bác bỏ câu chuyện mà ông Đoàn Ngọc Hải (cựu Phó Chủ tịch quận 1, giờ là một trong những nhân vật được nhiều người hâm mộ vì các hoạt động thiện nguyện) chia sẻ trên facebook về việc bà Ngô Trân Châu (con gái Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, em gái Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn) qua đời tại tư gia chiều 27 tháng 7…
Theo ông Kiên thì ông Hải đã gây hiểu nhầm rằng bà Châu qua đời do COVID-19 và địa phương không hỗ trợ đưa bà đi cấp cứu. Thân nhân bà Châu cũng đã xác nhận với báo giới rằng, bà Châu không nhiễm COVID-19, bà qua đời do viêm phổi cấp. Tuy nhiên thân nhân của bà Châu khẳng định, khi bà Châu lâm vào tình trạng nguy kịch, họ đã gọi cho nhiều bệnh viện, cho y tế quận, cho y tế phường nhưng không nhận được sự trợ giúp nào cả. Đó là lý do họ nhờ ông Hải – người lái xe cấp cứu, chuyên nhận hỗ trợ người nghèo khi họ cần! Ông Hải đã đến nhưng không thể đưa bà Châu tới bệnh viện vì bà không có giấy xét nghiệm, chứng nhận… âm tính với COVID-19 (1)…
Không thể giúp gì cho bà Châu, ông Hải đã cấp báo với ông Nguyễn Văn Nên – Bí thư TP.HCM – qua… facebook. Điều đó khiến dư luận thêm rúng động về thảm họa và thảm nạn COVID-19 ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Bà Châu qua đời không phải vì COVID-19, ông Hải chỉ… nghi bà nhiễm COVID-19 và chừng đó đủ để Bí thư quận 3 cũng như hệ thống truyền thông chính thức tấn công ông Hải.
Khi tấn công, có một sự thật mà Bí thư quận 3 cũng như hệ thống truyền thông chính thức không phủ nhận nhưng cũng không thừa nhận – đó là bà Châu không được cấp cứu kịp thời. Trừ ông Hải, không có cá nhân hữu trách hay cơ quan hữu trách nào đến khi bà cần cứu!..
***
TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang như thế nào giữa đại dịch COVID-19? Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cũng như hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam không kể. Thiên hạ chỉ thấy trên mạng xã hội càng ngày càng nhiều thông tin, hình ảnh lúc thì là vài người, hoặc những đoàn người vốn ở các tỉnh từng lũ lượt bỏ xứ tha phương cầu thực, giờ, do bế tắc, tuyệt vọng đang lũ lượt dắt díu nhau về quê, có người đi bộ (2), có người đi xe đạp (3), có người đi xe hai bánh gắn máy. Được sự trợ giúp của những người hảo tâm, gần đây, một số địa phương mới bắt đầu tổ chức thuê một đoàn tàu hoặc một đoàn xe đưa họ về quê.
Tình trạng này dù kéo dài khoảng nửa tháng nhưng từ hệ thống chính trị đến hệ thống công quyền giống như đã mắc tứ chứng nan y: Đui, què, câm, điếc. Việc giãn dân – giảm bớt áp lực cho những vùng đã vật lộn với đại dịch sắp tròn hai tháng như TP.HCM, tuy có đảng lãnh đạo toàn diện song vẫn không có nhạc trưởng, hoàn toàn phụ thuộc vào… sáng kiến của các địa phương: Mở chốt, điều động cảnh sát dọn đường cho đoàn người tị nạn hồi hương đi qua tỉnh của mình. Trích quĩ để công an một số nơi phát thực phẩm, phát xăng cho những người tị nạn hồi hương tiếp tục bươn tới thêm vài chục, vài trăm, thậm chí hàng ngàn cây số, không để họ túm tụm, gục xuống trên địa bàn của mình!
***
Tháng 6 năm ngoái, khi tham gia thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc (lúc ấy là Thủ tướng) đã đem việc nhiều quốc gia đang vật lộn với dịch, nhiều dân tộc oằn mình gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng cả về nhân mạng lẫn tiềm lực kinh tế ra so với Việt Nam. Ông Phúc đem chuyện hàng vạn người Việt ở nước ngoài muốn về Việt Nam lánh dịch làm bằng chứng, rằng tình thế đang thay đổi: Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam (4)!..
Cũng với tâm thế và tư thế kiểu đó, bất chấp COVID-19 đang lây lan rất nhanh trên diện rất rộng và dân chúng đang loay hoay trước đủ thứ khó khăn cả do COVID-19 lẫn do chiến lược phòng – chống dịch thiếu viễn kiến, bất cập tạo ra, ông Trọng tuyên bố: Cả nước đang hân hoan, phấn khởi trước thành công rực rỡ của Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng và kết quả tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 (5)!
Hệ thống chính trị như thế, hệ thống công quyền như thế thì tất nhiên phải có hệ thống truyền thông và những cá nhân chia sẻ cả tâm thế lẫn tư thế ấy một cách nhiệt thành! Năm ngoái, khi Việt Nam Airlines điều động một Airbus A321 đến Vũ Hán (Trung Quốc) chở 30 người Việt về Vân Đồn (Quảng Ninh), hệ thống truyền thông chính thống và một số cá nhân, nhóm… “yêu đảng, kính bác” đã gọi đó là… “phi vụ giải cứu bay thẳng vào tâm dịch”, là… “ngạo nghễ Việt Nam” và… “chỉ có thể là Việt Nam” (6)!
Nay, lúc nhiều nơi trở thành tâm dịch, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương cùng ngậm tăm, trước những câu chuyện kiểu như: 300 công nhân cư dân đồng bằng sông Cửu Long đi làm thuê ở Đồng Nai, dắt díu nhau về quê lánh nạn bị chặn ở Long An, muốn tìm đường tá túc ở TP.HCM nhưng nơi này không cho vào, tiến thoái đều lưỡng nan (7) – càng ngày càng nhiều, không còn thấy ai, nơi nào… “giải cứu” để tiếp tục… “ngạo nghễ” dù đó rõ ràng là loại tình huống… “chỉ có ở Việt Nam”!
Nếu không có sự vào cuộc trên mọi mặt trận của toàn đảng trong cuộc chiến chống COVID-19 dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bộ Chính trị (8), chắc chắn không có những trận bão dư luận, tranh luận xem… bánh mì có phải là thực phẩm hay không, cũng không có chuyện chặn sữa, phạt vì rút tiền, không cho vận chuyển tiền, tủ lạnh, bộ sạc điện thoại,… do… không thiết yếu và Bộ Công Thương không hối hả đề nghị thay danh mục hàng hóa thiết yếu bằng danh mục hàng hóa cấm vận chuyển (8)…
Nếu đừng bơm thổi tự hào vì có hệ thống chính trị, hệ thống công quyền lãnh đạo chống dịch khiến… cả thế giới phấn khích, thán phục (9) mà quan sát diễn biến đại dịch diễn ra trên thế giới một cách cẩn thận, ngẫm nghĩ – lập kế hoạch ứng phó thật sự khoa học, có lẽ số ca nhiễm COVID-19 mới ở TP.HCM không tăng lên vài ngàn mỗi ngày. Với mức tăng đều đặn như đang thấy, bốn bệnh viện dã chiến mới thành lập với khả năng điều trị tối đa của cả bốn là 10.400 người (10) có thể nhận bệnh trong vòng mấy ngày?
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/quan-3-len-tieng-ve-thong-tin-tren-facebook-doan-ngoc-hai-20210727195516225.htm
TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
HUY ĐỨC/ BVN 29-7-2021
Thủ tướng được quyết định biện pháp đặc biệt để chống dịch
Nghị quyết này của Quốc hội mang "nội hàm" của một tuyên bố đặt quốc gia trong "tình trạng khẩn cấp".
Những gì giao cho Thủ tướng không phải QUYỀN mà là TRÁCH NHIỆM. Các di sản chống dịch dường như đã đều phá sản. Dịch như ở Sài Gòn không còn có thể chống bằng "truy vết, phong tỏa" nữa.
Nhưng, đây không phải là một nước cờ được thua chính trị, đây là tính mạng nhân dân...
Đây là thời điểm cần những quyết định đòi hỏi trung ương tập quyền. Tập quyền ở những quyết sách cùng lúc tác động trên cả nước. Chống dịch cần sự linh hoạt, sáng tạo ở cơ sở nhưng không phải là cơ hội để các nhà lãnh đạo địa phương sợ trách nhiệm đưa ra các quyết định phá vỡ tính thống nhất quốc gia.
Dịch đã ở mức không còn là cơ hội cho Chính phủ trình diễn mà đặt Chính phủ trước đòi hỏi phải đối đầu.
Đòi hỏi "kiểm soát dịch" với những trường hợp như Sài Gòn chỉ đặt Chính quyền vào khả năng cao là "mất kiểm soát".
Nên làm hết sức mình trong khả năng có thể. Nên nỗ lực giảm tỉ lệ thương vong ở những nơi gần như "vỡ trận". Không được khai thác sức chiến đấu của hệ thống y tế quốc gia tới mức có thể gây sụp đổ. Tập trung Vaccine cho "vùng đệm".
Sau khi tham vấn các nhà chuyên môn của Bộ Y tê và WHO, Thủ tướng nên sử dụng quyền "quyết định các biện pháp đặc biệt" cho sử dụng Nanocovax ở những vùng mà dịch bệnh có nguy cơ lây lan trong thời gian tới. Sài Gòn, ở các "vùng đỏ", tiêm vaccine bây giờ, dù là Pfizer, cũng là chỉ đuổi theo Covid.
Covid-19 của năm 2021 ở Việt Nam đã diễn tiến ở mức mà cách đây 3, 4 tháng chưa ai có thể hình dung. Nhận ủy quyền trong thời điểm này chắc chắn không phải là để nhận "huân chương". Chỉ có một nhà lãnh đạo bỏ qua mọi tham vọng chính trị, vì tính mạng người dân, vì một Việt Nam đứng vững, mới có thể đưa ra từng quyết định mà nhân dân chờ đợi.
H.Đ.
Nguồn: FB Truong Huy San