ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Những khoảnh khắc kịch tính trong cuộc tranh luận Trump - Biden (VNN 30/9/2020)-Trung Quốc tập trận lớn ở bốn biển (VNN 29/9/2020)-Hàng triệu người dân Mỹ Latin thiếu đói giữa đại dịch (KTSG 29/9/2020)-Đọ sức mạnh Trump - Biden trong chặng đua nước rút vào Nhà Trắng (VNN 28/9/2020)-Ông Trump bị tố không nộp thuế thu nhập cả chục năm (VNN 28/9/2020)-“Tỷ phú thành đạt” Donald Trump…(TD 28/9/2020)-Song Chi-Tình huống chưa từng có: Thế giới giật mình vì ‘mắt xích’ Trung Quốc (VNN 27/9/2020)-Ca nhiễm ở Nga tăng vọt, hơn 90% người Mỹ trưởng thành dễ mắc Covid-19 (VNN 27/9/2020)-Ông Trump đề cử thẩm phán Barrett vào toà án tối cao (VNN 27/9/2020)-Bất ngờ tháng mười trong cuộc tranh cử ở Mỹ (TD 26/9/2020)-Vũ Ngọc Yên-Rơi máy bay ở Ukraina, hàng chục người chết (VNN 26/9/2020)-Cải cách kinh tế Trung Quốc đang đi thụt lùi (BVN 26/9/2020)-
- Trong nước: Sửa đổi Quy chế tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của cử tri do Quốc hội chuyển (GD 30/9/2020)-Vụ Tiến sĩ - Võ sư Phạm Đình Quý: sự thật cần minh bạch (BVN 29/9/2020)-Nguyễn Hồng Lam-Làm sao để 'quan chức, sĩ quan' VN không tẩu tán tài sản và mua hộ chiếu ngoại? (BBC 28-9-20)-Bí thư Yên Bái trải lòng về chủ trương đưa cán bộ Trung ương về địa phương (TVN 27/9/2020)-Yếu tố "hạnh phúc” là điểm nhấn trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII (VNN 26-9-20)-Cấm cá nhân mua nhà đất nước ngoài để ngăn chặn đầu tư mua quốc tịch? (TT 26-9-20)-Bà Phạm Thị Thanh Trà được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ (GD 26/9/2020)-12 Bí thư, Chủ tịch tỉnh được điều động về Trung ương trong năm 2020 (VNN 26/9/2020)-Bổ nhiệm quan chức: Việt Nam nay “hóa ra còn kém xa thời phong kiến”(BBC 25-9-20)-“Đại hội 13 sẽ không có chạy chức” tức trước đây từng có chạy chức! (RFA 25-9-20)-Viên chức hách dịch: Nếu con ông này, em anh khác... (ĐV 25-9-20)-Nghiêm túc phòng chống Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng (GD 25/9/2020)-Ông Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội (VNN 25/9/2020)-Đại hội XIII: Đổi mới mạnh mẽ công tác nhân sự (VNN 25/9/2020)-Chủ tịch Hà Nội - bước ngoặt mới trong sự nghiệp của ông Chu Ngọc Anh (VNN 25/9/2020)-Viên chức hách dịch có thể mất việc: Ai đánh giá? (ĐV 24-9-20)-
- Kinh tế: Sun World BaDen Mountain tổ chức đêm hội trăng rằm tưng bừng chưa từng có (GD 30/9/2020)-Phạt đến 200 triệu đồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (GD 30/9/2020)-6 Bộ chuẩn bị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (GD 30/9/2020)-Tập trung đông người tại vùng dịch bị phạt tới 40 triệu đồng (GD 30/9/2020)-Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa (GD 30/9/2020)-Tăng cường quản lý nhà nước về thăm dò, khai thác khoáng sản (GD 30/9/2020)-Một nửa cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ hoàn thành vào cuối năm nay (KTSG 30/9/2020)-Khách hàng số một của khách sạn 4-5 sao ở Việt Nam là ai? (KTSG 30/9/2020)-Các công ty Trung Quốc bắt đầu nhận ra 'quê nhà vẫn hơn' (KTSG 30/9/2020)-Quảng Nam: Doanh nghiệp du lịch tìm cách giữ nhân sự thời Covid-19 (KTSG 30/9/2020)-Venezuela dùng vàng để mua xăng dầu của Iran (KTSG 30/9/2020)-Quản trị doanh nghiệp bền vững: Dĩ bất biến ứng vạn biến (KTSG 29/9/2020)-Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc (KTSG 29/9/2020)-Lâm Đồng kiểm tra việc sử dụng đất của hơn 30 dự án du lịch canh nông (KTSG 29/9/2020)-Tín dụng tăng trưởng cầm chừng ở mức 5,12% trong 9 tháng (KTSG 29/9/2020)-Chín tháng, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 9 triệu lượt (KTSG 29/9/2020)-Hà Tĩnh thông qua dự án điện gió hơn 4.600 tỉ đồng (KTSG 29/9/2020)-“Đừng để trồng mà không có quả thì tội cho người dân” (GD 29/9/2020)-NXP-17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 (GD 29/9/2020)-Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 (GD 29/9/2020)-Dự án của Bitexco gây hại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (ĐV 29-9-20)-Thị trường nội địa vẫn là nơi trú ẩn của doanh nghiệp Việt (NCĐT 29-9-20)-
- Giáo dục: Ninh Bình: Phụ huynh Tiểu học Lê Hồng Phong choáng váng với 17 khoản thu (GD 30/9/2020)-Giáo viên cấp 3 Marie Curie ở Sài Gòn ép phụ huynh đóng quỹ ít nhất 350 ngàn (GD 30/9/2020)-Tiểu học thì tham khảo cái gì? (GD 30/9/2020)-Quỹ lớp mua quà cho nhà trường, phong bì cho giáo viên ngày lễ, nên chấm dứt (GD 30/9/2020)-Trường thu tiền kiểu "tiền trảm hậu tấu", Phòng Giáo dục chỉ đạo rút kinh nghiệm (GD 30/9/2020)-Đề nghị Bà Rịa – Vũng Tàu sửa công văn 8027/UBND-VP, tránh lạm thu (GD 30/9/2020)-Ấn định chỉ tiêu cao ngất là căn nguyên ngụy tạo thành tích, hủy hoại giáo dục (GD 30/9/2020)-Trường Văn Lang giải thích thông báo giảng viên dự sự kiện ngoài giờ hành chính (GD 30/9/2020)-Luật sư cho rằng, nói TDTU gây thất thoát tài sản công là quy chụp (GD 30/9/2020)-Làm thế nào để hòa nhập trong môi trường đa văn hóa? (GD 30/9/2020)-Đưa máy in 3D vào phòng lab của sinh viên kinh tế (KTSG 29/9/2020)-
- Phản biện: Khi YouTube giúp kiểm duyệt (BVN 30/9/2020)-Hiếu Bá Linh-Chuyên gia hoả hoạn Hoa Kỳ: Đề nghị mở lại cuộc điều tra vụ Đồng Tâm vì còn nhiều nghi vấn! (BVN 30/9/2020)-Giang Nguyễn-Làm sao để 'quan chức, sĩ quan' VN không tẩu tán tài sản và mua hộ chiếu ngoại? (BVN 30/9/2020)-BBC-Liệu có thể cấm cá nhân mua nhà ở nước ngoài để có quốc tịch, tẩu tán tài sản? (BVN 30/9/2020)-RFA-Xin các ngài đừng hứa hươu, hứa vượn nữa! (TD 30/9/2020)-Mạc Văn Trang-Đảng phải thế nào thì mới có những ông Cường như thế chứ! (TD 29/9/2020)-Trân Văn-“Quốc sách hàng đầu” - chủ trương, chính sách và thực hiện (kỳ 1)-"Quốc sách hàng đầu" - chủ trương, chính sách và thực hiện (kỳ 2) (GD 29/8/2020)-Xuân Dương-Việt Nam và nền Triết học đã chết (BBC 29-9-20)-Phải đối xử với võ sư tiến sỹ Phạm Đình Quý theo đúng luật pháp (BVN 29/9/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Cơ chế và nỗi sợ hãi cá nhân (BVN 29/9/2020)-Lê Học Lãnh Vân-Nỗi sợ hãi tranh cử (BVN 28/9/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Từ anh hùng tới thể chế (TD 27/9/2020)-Trịnh Hữu Long-Vụ án Đồng Tâm và tội ác chống nhân loại (BVN 27/9/2020)-Đào Tăng Dực-Khi trí thức trở thành gian thương (BVN 27/9/2020)-Chu Mộng Long-Sao không học tập các đảng chính trị ở nước bạn? (BVN 26/9/2020)-Nguyễn Huyền-BA ĐIỂM CỐT LÕI CỦA DỰ ÁN CẢI TẠO SÔNG TÔ LỊCH (BVN 26/9/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Nếu Đại hội 13 không Cải cách Điền địa - thay đổi tận gốc Luật Đất đai thì coi như vô nghĩa (BVN 26/9/2020)-Lưu Trọng Văn-Con số thất bại (TD 26/9/2020)-Tạ Duy Anh-Đất nước của tội phạm (TD 25/9/2020)-Cánh Cò/ Blog VOA-Nói thẳng cho vuông (TD 24/9/2020)-Nguyễn Đại-Loạn họp ở nước ta (TD 22/9/2020)-Nguyễn Thông-Ước mơ bị ung thư (TD 22/9/2020)-Nguyễn Đại-Cơ hội bứt phá chỉ dành cho người dám đi đầu (VNN 22-9-20)-Nguyễn Mạnh Hùng-“Phản động” rốt cuộc là gì? (BVN 22/9/2020)-
- Thư giãn: Ông lão Hà Nội 14 năm nhặt rác, tái chế thành vật hữu ích (VNN 29/9/2020)-Mấy cụ già bàn nhân sự cho đảng (TD 26/9/2020)-Mạc Văn Trang-
'PHẢN ĐỘNG' RỐT CUỘC LÀ GÌ ?
Chuyện kỳ lạ ở Việt Nam, là những người thích giữ nguyên hiện trạng lại gọi những người đòi hỏi thay đổi là “phản động”.
Minh hoạ: Lóm
Cứ sau mỗi một sự kiện chính trị xáo đông nào đó, chúng ta lại thấy những quả bom gắn nhãn “phản động” được ném dày đặc về phía một số người.
Vụ án Đồng Tâm là một điển hình như vậy. Những ai lên tiếng về sự kiện này, cho dù là yêu cầu một phiên tòa minh bạch công bằng, hoặc muốn kiểm chứng tính chân thật các cáo buộc, hay chỉ đơn giản là muốn mọi sự thật về vụ án được công khai minh bạch, đều dễ dàng được ăn quả bom thối “phản động”.
Rốt cuộc thì “phản động” là gì mà có sức công phá lớn vậy?
“Phản động” là một từ Hán - Việt, được dịch từ chữ tiếng Anh “reactionary”. Chữ này lại có gốc tiếng Pháp “réactionnaire”, là một thuật ngữ được tạo ra vào thời Cách mạng Pháp năm 1789.
“Réactionnaire” có gốc từ “reaction”, danh từ của “react”, được sinh ra từ chữ Latin “reagere” với “re” là quay lại còn “agere” là hành động.
Nghĩa đen của các từ này đều là “làm ngược lại”.
Lưu ý là “react/reaction” khi được dịch sang tiếng Việt chỉ có nghĩa hiền lành là “phản ứng”. Trong khi đó “reactionary” lại mang nghĩa ghê gớm hơn: “phản động”.
Nhìn vào nguồn gốc của nó, có thể thấy các từ phản ứng hay phản động thực chất đều là một. Nhưng nhờ gia cảnh khác nhau nên số phận hai từ này cũng một trời một vực: phản ứng càng tốt thì càng được khen, phản động càng giỏi lại càng dễ bị ăn đòn.
Từ “phản động” trong tiếng Việt có gốc Hoa là “反動”.
Chữ “động” (動) được ghép từ chữ “trọng” (重) và “lực” (力). Chữ lực là ký họa hình dáng của công cụ xới đất làm nông, nên sau được gán nghĩa “sức mạnh”. Chữ “trọng” lại được ghép từ “nhân” (人) và “đông” (東), với “đông” là tượng hình của túi đựng đồ vật. Người xách theo đồ vật mang nghĩa “sức nặng”.
Chung lại, “động” là dùng sức mạnh tác động đến vật nặng để di chuyển nó.
Vậy “phản động” đơn giản là chống lại sự chuyển động? Không hẳn vậy.
“Phản” (反) có một nguồn gốc khá ngộ nghĩnh. Nó được ghép từ hai yếu tố 厂 và 又 vốn là biểu tượng giản lược của các hình vẽ vách núi và bàn tay. Từ “phản” có nghĩa gốc là với tay, nắm lấy. Nó chính là thủy tổ của chữ “phàn” (攀) sau này, có nghĩa là leo trèo. Vì một lý do nào đó, khi “phàn” xuất hiện, “phản” mất đi nghĩa vươn cao, thay vào đó bị đẩy cho vai trò hoàn toàn ngược lại: quay về hoặc đi xuống.
Ký hoạ của chữ “phản”. Nguồn: qiyuan.chaziwang.com
Hành trình của chữ “phản” vì vậy minh họa khá sinh động ý nghĩa của chính bản thân nó.
Nguồn gốc ngữ nghĩa của từ là vậy, thế còn nguồn gốc lịch sử của nó thì sao?
Người Việt Nam dễ có ấn tượng rằng (chiếc mũ) “phản động” là đặc quyền sáng tạo của những người cộng sản. Nhưng như trên đã đề cập, khái niệm này xuất hiện từ thời Cách mạng Pháp, trước khi ông tổ của chủ nghĩa cộng sản hiện đại Karl Marx ra đời.
Cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập nên một nền cộng hòa (tuy ngắn ngủi). Vào thời ấy, “phản động” là từ được dùng để chỉ những người chống lại “cách mạng”, tức là những ai muốn đất nước quay lại chế độ quân chủ.
Kể từ đó, cặp oan gia “cách mạng – phản động” này được xem là cơ sở để định nghĩa cho nhau.
Cứ ai chống cách mạng thì là phản động. Vậy nên bạn còn có thể nghe thấy “phản cách mạng” và “phản động” được dùng lẫn lộn nhau.
Nhưng “cách mạng” là gì mới được?
Trong từ “cách mạng” (革命), chữ “cách” là hình vẽ một bộ da dê bị lột ra. “Cách” có nghĩa gốc là thay da đổi thịt. “Cách mạng” vì vậy là thay đổi số mệnh một cách triệt để, bằng cách chết đi để được tái sinh.
Nói cách khác, “cách mạng” là đập bỏ mọi thứ để làm lại. Ngay trong định nghĩa, “cách mạng” đã bao hàm yếu tố “bạo lực”.
“Phản cách mạng” vì vậy không phải lúc nào cũng là nhân vật phản diện, cũng như “cách mạng” không mặc nhiên phải là nhân vật chính diện.
Trong lịch sử không hề thiếu các cuộc “cách mạng” mà hậu quả của nó thảm khốc hơn nhiều so với thứ mà người ta muốn “đập đi làm lại”.
“Cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc những năm 1960-70 là một ví dụ. “Cải cách ruộng đất” ở miền Bắc Việt Nam những năm 1940-50 là một minh chứng khác. Dù rằng những người thực hiện dùng thuật ngữ nhẹ nhàng hơn là “cải cách”, nhưng về bản chất nó vẫn là “cách mạng” – đập đi làm lại.
Adolf Hitler cũng đã giương cao ngọn cờ “cách mạng quốc gia” để lập ra một nước Đức phát xít và gây chiến với toàn thế giới. Hậu quả thế nào ai cũng rõ.
Những người chống lại các cuộc “cách mạng” trên vào thời điểm ấy đều bị gắn mác “phản cách mạng” hay “phản động”. Giờ đây có ai dám nói họ là kẻ xấu xa?
***
Như vậy, “phản động” tự thân nó không có nghĩa xấu. Cái xấu xa nếu có chỉ là ở những người cố tình nhập nhằng mọi thứ, tự cho mình nắm giữ độc quyền chân lý, chụp mũ cho bất kỳ ai trái ý mình là người xấu, và từ đó dệt nên cái huyền thoại về “phản động”.
Những người phản động không đơn giản là những người muốn đứng yên, hay muốn quay ngược bánh xe lịch sử. Như chuyện về chữ “phản” đã được kể ở trên, họ hoàn toàn có thể là những người muốn tiến lên phía trước, vươn tới đỉnh cao mới, chỉ là không phải bằng kiểu cách mạng đang diễn ra.
Nhìn lại từ Đông sang Tây, rồi nhìn ngược từ xưa đến nay, ta có thể thấy rằng hai chữ “phản động” đã bị lạm dụng và bóp méo đến mức không còn nhận ra hình dạng nguyên thủy của nó. Chuyện đó không chỉ xảy ra ở Việt Nam.
Nhưng người Việt Nam, cùng với người Trung Quốc, lại đối diện với một tình huống tréo ngoe hiếm thấy ở những nơi khác. Đó là việc những người thích giữ nguyên hiện trạng lại hăng hái nhất trong việc chụp cái mũ “phản động” lên những người đòi hỏi sự thay đổi.
Tại những nơi này, những con người từng hô hào “làm cách mạng”, sau khi lột được bộ da của con vật khác để đắp lên bản thân, đã không còn nhận ra được chính mình.
Bi kịch của họ là giờ đây nhìn đâu cũng không còn thấy người.
L.
Nguồn: luatkhoa.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét