ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Lý do nhiều đại gia công nghệ Mỹ không muốn ông Trump tái cử (VNN 10/9/2020)-TT Donald Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình (VOA 9-9-20)-Vài suy nghĩ về nền dân chủ ở Mỹ: Cuộc chiến văn hóa (Bài 6) (BVN 9/9/2020)-Đoàn Hưng Quốc-Liên minh quân sự Việt Nam-Ấn Độ đang hình thành để đối đầu Trung Quốc trên Biển Đông? (VOA 8-9-20)-Ai sẽ là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ? (VNN 8/9/2020)-Điều ông Trump phải thể hiện để quyết định thắng bại ở bầu cử (VNN 8/9/2020)-Hội đồng Liên nghị viện ASEAN họp trực tuyến từ Việt Nam (KTSG 8/9/2020)-Bầu cử 2020: Cập nhật kết quả thăm dò của Trump và Biden (BBC 7-9-20)-Chính quyền Mỹ đã biết trước vụ khủng bố 11/9/2001? (VNN 7/9/2020)-Nhìn lại thành tích bốn năm tại nhiệm của TT Mỹ Donald Trump (TD 7/9/2020)-Vũ Ngọc Yên-Ông Trump gây sửng sốt với tuyên bố mới về Covid-19 (VNN 6/9/2020)-Thế giới 7 ngày: Ấn Độ phá kỷ lục thế giới về số ca nhiễm Covid-19 mới (VNN 5/9/2020)-Mỹ cáo buộc Trung Quốc thao túng dòng chảy sông Mekong (VNN 4/9/2020)-Ông Trump gây bão với đề nghị ‘đặc biệt’ về bầu cử (VNN 4/9/2020)-
- Trong nước: Đại hội XIII và con đường hướng tới Việt Nam hùng cường (VNN 10/9/2020)-Vụ án Đồng Tâm gây tâm lý 'sợ hãi, bất lực' trong giới trẻ Việt Nam (BBC 9-9-20)-Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật ông Trần Ngọc Căng (GD 9/9/2020)-CT Quảng Ngãi-Tóm tắt: Ngày thứ hai phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm (BVN 9/9/2020)-Vấn nạn xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản (RFA 8-9-20)-Tổng hợp xét xử vụ án Đồng Tâm ngày 7/9/2020 (BVN 8/9/2020)-Ông Nguyễn Đức Chung là 'mắt xích quan trọng' trong vụ Đồng Tâm? (BBC 8-9-20)-Đại hội 13: Hai điều ngộ nhận từ hệ tư tưởng đang cản trở cải cách thể chế (RFA 8-9-20)-Cán bộ cấp chiến lược tuyệt đối không được dính dáng đến tiêu cực (LĐ 8-9-20)-Vụ án Đồng Tâm và hai… ông Trọng, hai… đảng! (Blog VOA 7-9-20)-Người phát ngôn Bộ Công an trả lời về vụ án tại xã Đồng Tâm (VNN 6/9/2020)-Giả danh cán bộ Cục Báo chí lừa đảo chiếm đoạt tài sản (VNN 6/9/2020)-Công an Sài Gòn đến nhà ‘hỏi tội’ dân vì ký ủng hộ ‘Tuyên Bố Đồng Tâm’ (BVN 6/9/2020)-Đà Nẵng thận trọng ‘mở cửa’ trở lại sau 40 ngày cách ly xã hội (KTSG 6/9/2020)-Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng dùng thơ Tố Hữu nhắn nhủ TP HCM (BBC 6-9-20)-Liệu Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu kinh tế sau Đại Hội 13, và ai sẽ đẩy nỗ lực này? (RFA 6-9-20)-Việt Nam ở đâu trong bản đồ cường quốc tương lai? (LĐ 6-9-20)-
- Kinh tế: Nhật Bản muốn dẫn dắt cuộc đua ‘thành phố thông minh’ (KTSG 10/9/2020)-Lời tự thú của hacker Việt sau 7 năm ngồi tù ở Mỹ (VnEx 10-9-20)-iPhone xách tay có thể bị xóa sổ vào ngày 15/10 (VNN 10/9/2020)-Nghiêm túc thực hiện thu phí tự động không dừng (GD 10/9/2020)-Tiếp tục xử lý các dự án yếu kém (GD 10/9/2020)-Sớm hoàn thiện phương án quy hoạch tổng thể Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (KTSG 10/9/2020)-Hoàn thiện dự thảo Nghị định mới quy định về giao khu vực biển (KTSG 9/9/2020)-Bảo hiểm xã hội Việt Nam đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công trực tuyến (GD 9/9/2020)-Bộ Công Thương yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo (KTSG 9/9/2020)-VinFast mua trung tâm thử nghiệm xe của GM tại Úc (KTSG 9/9/2020)-Đổi đời nhờ tham gia chương trình Sinh kế Cộng đồng (KTSG 9/9/2020)-Rất ít nhân viên du lịch nhận được tiền hỗ trợ mất việc do Covid-19 (KTSG 9/9/2020)-Tăng dự trữ ngoại hối là cần thiết! (KTSG 9/9/2020)-Bệnh viện Giao thông vận tải gặp khó vì khoản nợ bảo hiểm 4,68 tỉ đồng (KTSG 9/9/2020)-Phân phối vaccine Covid-19 khó khăn vì thiếu... tủ lạnh (KTSG 9/9/2020)-'Đây là thời cơ vàng để Việt Nam có thể bứt phá trở thành một cường quốc' (Leader 9-9-20)-TP.HCM: Mỗi năm chi 70 tỉ để bảo trì hàng ngàn căn nhà tái định cư... bỏ trống (TT 9-9-20)-Tranh cãi việc nam công chức mặc áo dài đi làm (NLĐ 9-9-20)-Hết thời hàng xách tay? (NLĐ 9-9-20)-Phía sau việc doanh nghiệp 'chê' đường sắt, hàng không (PLTP 9-9-20)-P.HCM muốn địa đạo Củ Chi là di sản thế giới (VTC 9-9-20)- Đại gia đất cảng Ngô Văn Phát vừa bị bắt giam ở Hải Phòng là ai? (TP 9-9-20)-
- Giáo dục: Xuyên Mộc thi tuyển hiệu trưởng, hiệu phó chỉ cần bằng trung cấp, cao đẳng (GD 10/9/2020)-Khan hiếm sách giáo khoa lớp 6 do dịch bệnh, Nhà xuất bản Giáo dục sẽ bổ sung (GD 10/9/2020)-Nhà giáo đâu phải dân kinh doanh mà bán sách giáo khoa, sách bổ trợ (GD 10/9/2020)-Thanh Hóa: giáo viên sốc vì bị đột ngột chấm dứt hợp đồng ngay trước khai giảng (GD 10/9/2020)-Dự thảo xếp lương giảng viên đại học theo 3 hạng vẫn cào bằng (GD 10/9/2020)-Chàng trai giành huy chương vàng Olympic và ước mơ làm bác sĩ (GD 10/9/2020)-Tìm 5 hiệu sách lớn, phụ huynh Hải Phòng không mua được bộ sách giáo khoa lớp 6 (GD 10/9/2020)-Có thêm nhiều hình thức khen thưởng, đánh giá mới đối với học sinh tiểu học (GD 10/9/2020)-Mẹ chợt nhận ra sai lầm và con nói “Con yêu mẹ rất nhiều” (GD 10/9/2020)-
- Phản biện: Vụ án Đồng Tâm, đất đai hay quyền lực? (TD 10/9/2020)-J. Nguyễn-Người tài luôn hoài nghi tất cả (TVN 9-9-20)- P/v Trần Đình Thiên-Cái giá của “xã hội hóa” thiếu kiểm soát (GD 7/9/2020)-Xuân Dương-Liệu tôi có nghe nhầm? (TD 6/9/2020)-Nguyễn Đình Cống-Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện tự chủ của Đại học Tôn Đức Thắng (GD 6/8/2020)-Thùy Linh-Đã có lần tranh cử như thế (TD 5/9/2020)-Nguyễn Đình Cống-Trao đổi với Tiến sĩ Dương Văn Tú về khái niệm "giặc ngoại xâm trong khoa học"* (GD 4/9/2020)-Phạm Thanh Phong-Hình ảnh không đẹp của một số quan chức trên truyền hình (VHNA 3-9-20)-Bùi Đình Phong-Giặc ngoại xâm khoa học (TD 1/9/2020)-Dương Tú-Chuyện tặng quà đại biểu (VHNA 30-8-20)-Nguyễn Duy Xuân-
- Thư giãn: HLV Riedl và những 'thâm cung bí sử' của bóng đá Việt Nam! (TN 9-9-20)-Theo đường hầm metro vào lòng đất Sài Gòn bốn thế kỷ (NĐT 7-9-20)-Liệu tôi có nghe nhầm? (TD 6/9/2020)-Nguyễn Đình Cống- Kỳ án ấn và kiếm tại lễ thoái vị của vua Bảo Đại (BVN 5/9/2020)-CHHV-

Trong cuộc tranh luận về “thị trường mua bán bài báo khoa học” vừa qua, vài ba bài báo mà một số nhà khoa học trong nước vì những lý do nào đó có thể thông cảm được phải mang đi “bán”, trên thực tế, chỉ chiếm một phần rất nhỏ của “thị trường”.
Vấn đề phức tạp hơn và thực sự rất nghiêm trọng, là có những cai thầu nước ngoài đang đứng ra làm đầu mối thu gom hàng ngàn bài báo thượng vàng hạ cám ở khắp nơi rồi mang “bán” cho các trường đại học Việt Nam.
Thật vậy, không một nhà khoa học bình thường nào mỗi năm có thể công bố hằng trăm công trình thuộc đủ mọi lĩnh vực, cả tính toán lý thuyết lẫn thực nghiệm, từ khoa học chính trị, toán học, dược học đến khoa học vật liệu, vật lý thiên văn, khoa học máy tính.
Bài viết này liệt kê một vài gương mặt tiêu biểu trong số rất nhiều đầu nậu thuộc mạng lưới mafia khoa học nước ngoài đang hút máu các trường đại học Việt Nam.
Một số trường trong nước có thể nghĩ rằng họ là người chủ động đi “mua” bài báo, nhưng thực ra, rất có khả năng họ đang là con mồi của đám cai thầu ăn thịt này.
Nhìn theo cách này, các trường đại học Việt Nam mới chính là nạn nhân của những gã đầu nậu chuyên thu gom và mua bán bài báo. Do đó, mọi người vui lòng hạn chế chỉ trích nạn nhân.
Số tiền khổng lồ mà các trường phải chi ra để mua bài từ đám mafia khoa học nước ngoài nếu được dùng để đầu tư cho chính các nhà nghiên cứu của trường, hoặc mời các nhà khoa học chân chính trong và ngoài nước đến trường làm việc, hợp tác nghiên cứu thực chất chắc chắn sẽ mang lại giá trị to lớn hơn và ý nghĩa hơn rất nhiều cho tất cả các bên, rộng hơn là cho toàn bộ nền khoa học Việt Nam.
Hi vọng rằng cộng đồng nghiên cứu Việt Nam tạm gác lại những tranh cãi quanh vấn đề trong nước để cùng chống giặc ngoại xâm khoa học, hợp tác với nhau phân tích, điều tra, bóc tách mạng lưới mafia khoa học của những gã đầu nậu săn mồi này. Rất mong các nhà nghiên cứu đang làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau hỗ trợ đọc và đánh giá chất lượng thực sự các bài báo của đám tác giả ăn thịt này.
***
Mời các bạn tham gia group này để cùng nhau hợp tác, chia sẻ thông tin, phân tích, điều tra, bóc tách mạng lưới mafia khoa học của những gã đầu nậu săn mồi đang hút máu các trường đại học Việt Nam:
Những cai thầu săn mồi tiêu biểu đang hút máu các trường đại học Việt Nam
Người này đang làm việc tại khoa Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering), Đại học Majmaah ở Ả Rập Xê-út.
Từ 2018 đến nay, Iskander Tlili đã đăng 171 bài báo ghi địa chỉ liên hệ (affiliation) là Đại học Tôn Đức Thắng, 49 bài khác lấy affiliation là Đại học Duy Tân (Ảnh 1).
Chỉ tính riêng 8 tháng vừa qua của năm 2020, siêu nhân này đã đăng 111 bài với affiliation là Tôn Đức Thắng và 48 bài với Duy Tân (Ảnh 2).
Iskander Tlili không có tên trong danh sách nhân sự của cả Tôn Đức Thắng lẫn Duy Tân.
Các lĩnh vực mà thiên tài này đăng bài vô cùng đa dạng, nhiều lĩnh vực không hề liên quan đến ngành kỹ thuật cơ khí của anh ta [tên lĩnh vực kèm theo số bài báo bên cạnh – lưu ý rằng một bài báo có thể được xếp vào hơn một lĩnh vực]: Vật lý và thiên văn (138), Hóa học (61), Toán học (57), Kĩ thuật (55), Kĩ thuật hóa học (41), Năng lượng (30), Khoa học vật liệu (23), Khoa học máy tính (21), Khoa học môi trường (8); Hóa sinh, di truyền và sinh học phân tử (7); Khoa học xã hội (5).
Danh sách bài báo của Iskander Tlili:
– Toàn bộ
– Các bài lấy affiliation là Tôn Đức Thắng
– Các bài lấy affiliation là Duy Tân:
2. Shahaboddin Shamshirband – Ông vua bị rút bài
Theo thông tin do chính Shahaboddin Shamshirband cung cấp, ông này hiện đang có các chức danh sau:
– Nhà nghiên cứu (Faculty member) tại Đại học Malaya, Malaysia
– Nhà nghiên cứu (Academic faculty) tại Đại học Hồi giáo Chalous ở Iran
– Nghiên cứu viên sau tiến sĩ (Post Doc Research Fellow) tại Đại học Khoa học và Công nghệ Nauy:
https://www.ntnu.edu/employees/shahab.shamshirband
– Giáo sư thỉnh giảng (Adjunct Professor) tại Đại học Tôn Đức Thắng: https://www.tdtu.edu.vn/gioi-thieu/khoa-cong-nghe-thong-tin
– Cũng có nơi ông này ghi địa chỉ là Đại học Duy Tân: https://ieeexplore.ieee.org/author/37586305200
Trong thời gian từ 2017 đến nay, Shahaboddin Shamshirband đã đăng 150 bài lấy địa chỉ liên hệ là Đại học Tôn Đức Thắng (Ảnh 3), thuộc đủ mọi lĩnh vực, cụ thể là: Toán học (76), Kĩ thuật (52), Năng lượng (29), Khoa học môi trường (21), Khoa học vật liệu (21), Kĩ thuật hóa học (16), Khoa học xã hội (12); Hóa sinh, di truyền và sinh học phân tử (8); Vật lý và thiên văn (8), Khoa học nông nghiệp và sinh học (7), Hóa học (7), Khoa học trái đất và hành tinh (5), Y học (5); Kinh doanh, quản trị và kế toán (2).
Một điểm đặc biệt đáng chú ý là Shahaboddin Shamshirband đứng trong danh sách những người bị gỡ bài (retracted) nhiều nhất thế giới (Ảnh 4):
https://retractionwatch.com/the-retraction-watch-leaderboard/.
Thật vậy, theo dữ liệu từ Retraction Watch, người này đã bị nhiều tạp chí gỡ bỏ tổng cộng 46 bài báo vì những lý do chính sau đây: giả mạo quá trình bình duyệt (fake peer review), tác giả ma (false/forged authorship), nghi vấn về dữ liệu (concerns/issues about data), dữ liệu không đáng tin cậy (unreliable data), nhân bản bài báo (duplication of article), đạo văn (plagiarism of article).
Danh sách 46 bài báo của Shahaboddin Shamshirband bị các tạp chí gỡ bỏ: http://retractiondatabase.org/RetractionSearch.aspx?AspxAutoDetectCookieSupport=1#?AspxAutoDetectCookieSupport%3d1%26auth%3dShahaboddin%2bShamshirband
Những lý do khiến 46 bài báo của Shahaboddin Shamshirband bị các tạp chí gỡ bỏ giúp sáng tỏ phần nào câu hỏi làm thế nào một tác giả có thể qua mặt các tạp chí để đăng hàng trăm bài mỗi năm thuộc đủ mọi lĩnh vực khác nhau như thế. Thực ra, đây không phải chiêu trò gì mới trên thế giới: khi gửi bài cho các tạp chí, đám mafia khoa học sẽ đề xuất chuyên gia bình duyệt là người trong chính mạng lưới rất rộng của họ để tự review bài của nhau. Bằng cách này, bất kỳ tạp chí nào, dù danh tiếng nhất, cũng có thể bị đánh lừa bởi quá trình bình duyệt giả mạo.
Một lần nữa, rất mong các nhà khoa học đang làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau hỗ trợ đọc và đánh giá chất lượng thực sự các bài báo của đám tác giả săn mồi này.
– Xem thêm tin của Retraction Watch về ông vua bị rút bài này:
+ Energy researcher up to 18 retractions:
https://retractionwatch.com/2018/12/31/energy-researcher-up-to-18-retractions/
+ Elsevier to retract six more papers by computer scientist, citing duplication and fake reviews:
+ Computer scientist loses at least three papers, two for faked reviews: http://retractionwatch.com/2017/02/08/computer-scientist-loses-least-three-papers-two-faked-reviews/
– Danh sách 150 bài báo của Shahaboddin Shamshirband lấy địa chỉ là Đại học Tôn Đức Thắng:
https://www.dropbox.com/s/esc0r8cf5hl8nrc/Shamshirband%2C%20Shahaboddin%20-%20TDTU.csv?dl=0
– Danh sách 155 bài báo của Shahaboddin Shamshirband lấy địa chỉ là Đại học Malaya, Malaysia:
https://www.dropbox.com/s/w28oxgwzs6x5nsn/Shamshirband%2C%20Shahaboddin%20-%20UM.csv?dl=0
3. Kittisak Jermsittiparsert
Người này sinh năm 1985, vừa hoàn thành chương trình tiến sĩ ngành Khoa học xã hội (Social Sciences) vào năm 2017, hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Xã hội (Social Research Institute), Đại học Chulalongkorn.
Nguồn:
Website Đại học Chulalongkorn: http://www.cusri.chula.ac.th/wp-content/uploads/2019/11/Keng-CV.pdf
Trang cá nhân của Kittisak Jermsittiparsert trên
Academia.edu http://chula.academia.edu/KittisakJermsittiparsert/CurriculumVitae
Mới chỉ từ 2019 đến nay, Kittisak Jermsittiparsert đã đăng tổng cộng 327 bài báo. Trong số này, 214 bài báo ghi affiliation là Đại học Tôn Đức Thắng, bao gồm 154 bài đăng trong năm 2019 và 60 bài đăng trong 8 tháng vừa qua của năm 2020 (Ảnh 5).
Tuy có bằng tiến sĩ về khoa học xã hội, Kittisak Jermsittiparsert không chỉ đăng bài trong lĩnh vực này mà còn lấn sân sang đủ mọi lĩnh vực khác, từ tính toán lý thuyết tới thực nghiệm, cụ thể là: Nghệ thuật và nhân văn (111); Kinh doanh, quản trị và kế toán (67); Kĩ thuật (63), Khoa học máy tính (57), Năng lượng (55), Vật lý và thiên văn (37); Dược lý, độc chất và bào chế thuốc (35); Khoa học vật liệu (25), Hóa học (17), Khoa học môi trường (17), Toán học (17), Y tế (10), Kĩ thuật hóa học (4).
Danh sách bài báo của Kittisak Jermsittiparsert:
– Các bài lấy địa chỉ là Đại học Tôn Đức Thắng: https://www.dropbox.com/s/8uzwmw6q8ldyh49/Kittisak%20Jermsittiparsert%20-%20TDTU.csv?dl=0





Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét